Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Kon Tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.73 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐINH VĂN KÝ

QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA
KHO BẠC NHÀ NƢỚC KON TUM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01

Đà Nẵng - 2019


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. LÂM CHÍ DŨNG

Phản biện 1: TS. Hoàng Dương Việt Anh
Phản biện 2: PGS.TS. Lê Huy Trọng

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học
Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 9 tháng 3 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng


- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kho bạc Nhà nước (KBNN) đang đẩy mạnh hoàn thành các
nội dung cuối cùng trong Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước
đến năm 2020 hướng đến mục tiêu xây dựng Kho bạc Nhà nước hiện
đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc, tiến
tới hình thành Kho bạc điện tử.
Để triển khai các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng
yêu cầu mới, mục tiêu mới, Kho bạc Nhà nước cần phải xây dựng và
hoàn thiện các công cụ quản lý quỹ ngân sách nhà nước (NSNN),
phù hợp với thông lệ quốc tế.
Quản lý và kiểm soát rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ KSC
NSNN của hệ thống KBNN nói chung và KBNN Kon Tum nói riêng
trong thời gian qua, chưa được thực hiện một cách có hệ thống, còn
thực hiện rời rạc theo từng nội dung cụ thể của các lĩnh vực nghiệp
vụ trong từng giai đoạn nhất định, chưa theo kịp với những thay đổi
mang tính đột phá của hoạt động nghiệp vụ KBNN, chưa hỗ trợ tốt
cho công chức KBNN trong thực thi nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN.
Vì vậy rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi NSNN qua KBNN trong
toàn hệ thống chưa được kiểm soát triệt để và có xu hướng các tồn
tại, sai sót, vi phạm vẫn bị lặp đi lặp lại, chưa khắc phục kịp thời,
triệt để. Rủi ro pháp lý đối với công chức làm nhiệm vụ Kiểm soát
chi thuộc hệ thống KBNN có chiều hướng gia tăng.
Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là các rủi ro trong hoạt
động kiểm soát chi NSNN qua KBNN nói chung và KBNN Kon
Tum nói riêng phải được quản lý, kiểm soát một cách hệ thống, khoa

học và có hiệu quả, đảm bảo chủ động trong việc nhận biết, phát hiện


2
các tồn tại, sai sót, vi phạm; quản lý và khắc phục một cách kịp thời,
triệt để góp phần nâng cao hiệu quả công tác KSC NSNN.
Việc nghiên cứu các giải pháp nhằm quản lý rủi ro trong hoạt
động kiểm soát chi NSNN qua KBNN Kon Tum là hết sức cần thiết
để KBNN Kon Tum thực hiện chuyển từ cơ chế kiểm soát toàn bộ
các khoản chi sang kiểm soát theo mức độ rủi ro.
Xuất phát từ tình hình thực tế nói trên và khoảng trống nghiên
cứu được đề cập ở phần Tổng quan tài liệu nghiên cứu, học viên đã
lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm
soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Kon Tum” cho
luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt
động QLRR trong hoạt động kiểm soát chi NSNN tại KBNN Kon
Tum, nhằm tìm hiểu những tồn tại, hạn chế; những vấn đề đặt ra cần
giải quyết trong hoạt động KSC NSNN và quản lý rủi ro hoạt động
KSC NSNN từ đó đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt
động QLRR trong hoạt động KSC NSNN hướng tới mục tiêu an
toàn, hiệu quả.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thực tiễn hoạt động QLRR trong hoạt
động KSC NSNN qua KBNN Kon Tum.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về nội dung:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý rủi ro

trong KSC NSNN qua Kho bạc Nhà nước Kon Tum.
- Về thời gian:


3
Đề tài giới hạn nghiên cứu thực trạng hoạt động QLRR trong
giai đoạn từ năm 2012 - 2018. Các khuyến nghị, đề xuất giải pháp
quản lý rủi ro trong hoạt động KSC hướng đến năm 2020 và những
năm tiếp theo.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, quy
nạp và diễn dịch, khái quát hóa, hệ thống hóa, và các phương pháp
suy luận logic khác.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp khảo sát, phỏng vấn
trực tiếp, tham vấn ý kiến được kết hợp sử dụng trong việc khảo sát thu
thập ý kiến những cán bộ KBNN trực tiêp tham gia công tác KSC và
QLRR trong kiểm soát chi NSNN.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
5.1. Về ý nghĩa khoa học
Đề tài hệ thống hóa, góp phần phát triển, bổ sung thêm cơ sở
lý luận về rủi ro và quản lý kiểm soát rủi ro; phân tích làm rõ hơn các
khía cạnh lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro, quản lý rủi ro
trong hoạt động kiểm soát chi NSNN. Đồng thời những phân tích về
thực trạng và các khuyến nghị cũng đóng góp thêm vào cơ sở dữ liệu
các nghiên cứu về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ KBNN.
5.2. Về ý nghĩa thực tiễn
Đề tài hoàn thành sẽ cung cấp một cách nhìn tổng quát nhất về
công tác KSC NSNN; QLRR trong công tác KSC NSNN qua KBNN
Kon Tum; về các lĩnh vực liên quan đến QLRR trong KSC NSNN.
Trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị góp phần hoàn thiện hoạt

động QLRR trong KSC NSNN nhằm giảm thiểu rủi ro xảy ra trong
lĩnh vực KSC NSNN qua KBNN Kon Tum. Đồng thời cũng có thể
ứng dụng tại các đơn vị KBNN khác trong hệ thống cũng có những


4
điều kiện tương tự như KBNN Kon Tum.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn bao gồm nội dung
chính sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro trong kiểm soát chi
NSNN
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro trong kiểm
soát chi NSNN qua KBNN Kon Tum
Chƣơng 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động QLRR
trong KSC NSNN qua KBNN Kon Tum
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã nghiên cứu, tham khảo
các tài liệu có liên quan bao gồm: các bài báo nghiên cứu khoa học
được công bố trên các tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, Tạp chí
Tài chính; các luận văn thạc sỹ được công bố tại Đại học Kinh tế Đà
Nẵng; các đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành - KBNN Việt Nam.
Qua đó tìm ra các khoảng trống nghiên cứu: chưa có nghiên cứu nào
nghiên cứu về QLRR trong hoạt động nghiệp vụ tại đơn vị KBNN
Kon Tum. Cũng chưa có nghiên cứu nào đặt trọng tâm vào rủi ro và
quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi NSNN qua KBNN.


5
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO
TRONG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
1.1. KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
1.1.1. Khái niệm Ngân sách nhà nƣớc
1.1.2. Chi ngân sách nhà nƣớc
a. Khái niệm và phân loại chi ngân sách nhà nước
b. Đặc điểm chi ngân sách nhà nước
1.1.3. Kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc
a. Khái niệm
Kiểm soát chi NSNN qua KBNN là việc kiểm tra, kiểm soát
và thanh toán các khoản chi NSNN như chi thường xuyên, chi đầu tư
xây dựng cơ bản, chi khác... theo quy định của các chính sách, chế
độ, định mức quy định.
b. Chủ thể thực hiện chức năng kiểm soát chi ngân sách nhà
nước
c.Vai trò của hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước
1.2. QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂM SOÁT CHI NGÂN
SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC
1.2.1. Khái quát về Rủi ro
a. Khái niệm và cách tiếp cận rủi ro
Bộ tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 31000:2011 về quản lý rủi
ro lý giải: “rủi ro là tác động của sự không chắc chắn lên các mục
tiêu và tác động này là sự sai lệch tích cực và/hoặc tiêu cực so với dự
kiến”.
b.Phân loại rủi ro


6
1.2.2. Quản lý rủi ro
a. Khái niệm quản lý rủi ro

QLRR là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn
diện, liên tục và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa
và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của
rủi ro, hoặc tối đa hóa việc khai thác các cơ hội.
b. Quy trình quản lý rủi ro
Quy trình QLRR cần đảm bảo tính hệ thống, liên tục và thống
nhất chung để từ đó nhằm tiếp cận và thực hiện phương pháp luận
đúng chuẩn mực về hiện thực hóa QLRR.
Sơ đồ QLRR bao gồm:
Xây dựng môi trường thông tin - Thiết lập bối cảnh quản
lý; Đánh giá rủi ro - Xác định rủi ro; Đánh giá rủi ro - Phân tích rủi
ro; Đánh giá và xếp thứ tự các rủi ro; Giải pháp xử lý rủi ro; Giám
sát, rà soát; Lưu trữ, cung cấp thông tin và tư vấn.
1.2.3. Rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà
nƣớc
a. Khái niệm
Rủi ro trong hoạt động KSC NSNN là nguy cơ không tuân thủ
pháp luật về NSNN, về quản lý chi NSNN và chế độ, qui trình thủ tục
KSC NSNN qua KBNN.
b. Những yếu tố phát sinh rủi ro trong hoạt động Kiểm soát
chi ngân sách nhà nước
* Những yếu tố chủ yếu phát sinh rủi ro trong hoạt động Kiểm
soát chi:
- Gian lận: là những hành vi cố ý (có chủ ý) làm sai lệch thông
tin do một hay nhiều người có chức năng thực hiện làm sai lệch thông
tin nhằm mang lại lợi ích nào đó theo chủ ý của người gian lận.


7
- Sai sót: là những lỗi hoặc sự nhầm lẫn không cố ý nhưng có

ảnh hưởng đến thông tin hoặc kết quả quản lý.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến gian lận và sai sót
Những vấn đề liên quan đến tính chính trực, năng lực của
người lãnh đạo; Những vấn đề tác động từ bên ngoài.
c. Các loại rủi ro chủ yếu trong hoạt động kiểm soát chi
ngân sách nhà nước
- Rủi ro từ môi trường:
- Rủi ro từ hoạt động (rủi ro tác nghiệp):
- Rủi ro thông tin phục vụ quá trình ra quyết định:
d. Đặc điểm rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi ngân sách
nhà nước
- Rủi ro có nguy cơ xảy ra ở mọi thời điểm, mọi khâu trong
suốt quá trình thực hiện KSC;
- Rủi ro trong KSC NSNN phần lớn là rủi ro tác nghiệp, mang
tính chủ quan do yếu tố con người;
- Rủi ro trong KSC NSNN thường xuất phát từ hành vi gian
lận và sai sót; nó có tính tiêu cực, gây ra những sự cố, tổn thất;
- Các rủi ro gây ra thiệt hại, tổn thất về tài chính nghiêm trọng
đều có nguyên nhân chủ quan từ hành vi gian lận, mức độ thiệt hại
tổn thất hoàn toàn có thể đo lường được;
- Phần lớn các rủi ro trong KSC NSNN đều xác định trước
được nguyên nhân vì vậy có thể phòng ngừa và triệt tiêu nếu thực
hiện tốt biện pháp phòng ngừa.
1.2.4. Nội dung hoạt động quản lý rủi ro trong kiểm soát
chi ngân sách nhà nƣớc
(1) Bộ máy thực hiện nhiệm vụ QLRR;
(2) Quy trình QLRR;


8

(3) Khung quản lý rủi ro;
(4) Đánh giá, cập nhật và hoàn thiện Khung quản lý rủi ro;
(5) Xây dựng bộ tiêu chí định lượng đo lường mức độ rủi ro;
(6) Quỹ dự phòng rủi ro, bù đắp tổn thất rủi ro.
1.2.5. Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động quản lý rủi ro
trong kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc
a. Các tiêu chí định tính
(1) Mức độ, chất lượng sử dụng tham chiếu Khung QLRR
trong hoạt động nghiệp vụ KSC NSNN qua KBNN;
(2) Mức độ, chất lượng sử dụng tham chiếu Khung QLRR
trong các hoạt động nghiệp vụ khác liên quan như hoạt động thanh
tra - kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN.
b. Các tiêu chí định lượng
(1) Số lượng từ chối thanh toán bao gồm: số các đơn vị không
chấp hành đúng qui định, số hồ sơ chứng từ (số món) bị từ chối, số
tiền từ chối thanh toán;
(2) Tỷ lệ sai sót, vi phạm xảy ra trên tổng số các nghiệp vụ
kiểm soát chi phát sinh;
(3) Mức giảm tỷ lệ sai sót, vi phạm so với cùng kỳ trước;
(4) Tỷ lệ các rủi ro ở mức nghiêm trọng trên tổng số các rủi
ro xảy ra và số thiệt hại, tổn thất về tài chính do các rủi ro gây ra;
(5) Tỷ lệ các rủi ro không xảy ra do đã được nhận diện và có
biện pháp phòng ngừa.
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC
1.3.1. Nhân tố thuộc về hoạt động điều hành chi


9

1.3.2. Nhân tố thuộc về cơ cấu, tổ chức bộ máy kiểm soát
chi ngân sách nhà nƣớc
1.3.3. Nhân tố thuộc về cơ chế, chính sách, quy trình
nghiệp vụ kiểm soát chi
1.3.4. Nhân tố thuộc về trình độ, năng lực,phẩm chất đạo
đức của cán bộ Kiểm soát chi và đối tƣợng đƣợc kiểm soát
1.3.5. Nhân tố thuộc về hệ thống công nghệ thông tin
KẾT LUẬN CHƢƠNG I


10
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO
TRONG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA
KHO BẠC NHÀ NƢỚC KON TUM
2.1. KHÁI QUÁT VỀ KHO BẠC NHÀ NƢỚC KON TUM
2.2.

TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN

SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC KON TUM
2.2.1. Mô hình tổ chức kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc
của Kho bạc Nhà nƣớc Kon Tum
2.2.2. Cở sở pháp lý và phƣơng thức quản lý kiểm soát chi
ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc
2.2.3. Cơ chế quản lý thanh toán chi trả các khoản chi
ngân sách nhà nƣớc
2.2.4. Quy trình luân chuyển chứng từ về kiểm soát chi
trong nội bộ Kho bạc Nhà nƣớc
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG

KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC
NHÀ NƢỚC KON TUM
2.3.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý rủi ro
KBNN Kon Tum triển khai hoạt động quản lý rủi ro trong
kiểm soát chi NSNN trên cơ sở các quyết định:
(1) Quyết định số 208/QĐ-KBNN ngày 09 tháng 04 năm
2011 về việc ban hành tạm thời Khung kiểm soát quản lý rủi ro trong
công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho
bạc Nhà nước (Quyết định 208/QĐ-KBNN).
(2) Quyết định số 665/QĐ-KBNN ngày 06 tháng 07 năm
2013 về việc ban hành Quy định tạm thời Khung kiểm soát QLRR


11
đối với hoạt động kế toán ngân sách Nhà nước áp dụng TABMIS
(Quyết định 665/QĐ-KBNN). Trong đó bao gồm QLRR đối với hoạt
động KSC thường xuyên NSNN.
(3) Quyết định số 37/QĐ-KBNN ngày 10/01/2013 của Tổng
Giám đốc KBNN. Qui định quy trình tạm thời xử lý vụ việc gây mất
an toàn tiền và tài sản trong hoạt động nghiệp vụ KBNN (Quyết định
37/QĐ-KBNN).
Ngoài ra, QLRR trong hoạt động KSC NSNN còn được thực
hiện trên cơ sở những cảnh báo, nhận diện rủi ro; những tồn tại, sai
sót trong các hoạt động nghiệp vụ được phát hiện qua công tác thanh
tra, kiểm tra, tự kiểm tra và kết quả thanh tra, kiểm toán của các cơ
quan ngoại kiểm.
2.3.2. Bộ máy thực hiện quản lý rủi ro trong hoạt động
nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nƣớc Kon Tum
KBNN Kon Tum chưa có tổ chức bộ máy độc lập thực hiện
nhiệm vụ QLRR. Hoạt động QLRR trong hoạt động KSC của KBNN

Kon Tum trong thời gian qua được thực hiện bởi chính các phòng
nghiệp vụ.
2.3.3. Xây dựng Khung kiểm soát quản lý rủi ro
Khung kiểm soát QLRR trong KSC được ban hành ban hành
tạm, nhiều nội dung của Khung kiểm soát QLRR trong các quyết
định này đã không còn phù hợp khi mà hoạt động KSC đã có những
thay đổi căn bản.
2.3.4. Thực trạng triển khai Quy trình quản lý rủi ro trong
kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc tại Kho bạc Nhà nƣớc Kon
Tum
Hiện nay Hệ thống KBNN cũng như KBNN Kon Tum chưa có
quy trình thống nhất để thực hiện QLRR trong hoạt động nghiệp vụ


12
nói chung và trong KSC NSNN nói riêng. Quy trình QLRR chưa
được thực hiện một cách hệ thống, liên tục. Việc phân tích, đánh giá,
xác định mức độ, tần suất xảy ra rủi ro của các nghiệp vụ, nhất là
việc nhận diện nguy cơ có thể xảy ra rủi ro để chủ động biện pháp
phòng tránh, giảm thiểu rủi ro, tổn thất tài chính chưa được thực hiện
thường xuyên. Dẫn đến quản lý rủi ro chưa phù hợp, hiệu quả thấp,
chưa bám sát các tiêu chí theo từng nhóm rủi ro.
Cụ thể, thực trạng các hoạt động cơ bản trong quy trình
QLRR:
- Về xây dựng môi trường thông tin, thiết lập bối cảnh quản
lý: Hệ thống KBNN chưa xây dựng được bối cảnh QLRR có tính đến
định hướng chiến lược, các mục tiêu đã xác định trong kế hoạch,
chiến lược phát triển hoạt động KSC cho từng giai đoạn; chưa tổ
chức việc phân tích, xác định các đối tượng quản lý và những rủi ro
cần được quản lý để xây dựng các tiêu chí và thước đo chuẩn cho

toàn bộ quy trình QLRR.
- Về nhận dạng và đánh giá, phân tích rủi ro: Việc nhận dạng
rủi ro trong hoạt động KSC tại KBNN Kon Tum do các phòng
nghiệp vụ, các KBNN huyện trực thuộc. Hoạt động này chưa có sự
liên tục và hệ thống, còn rời rạc do từng phòng nghiệp vụ tổng hợp
riêng lẻ chưa có bộ phận làm đầu mối chịu trách nhiệm thống kê,
tổng hợp.
Chưa có sự chủ động đánh giá, phân tích nguyên nhân và cách
thức phát sinh rủi ro.
- Về hệ thống, sắp xếp thứ tự rủi ro: KBNN Kon Tum chưa
xây dựng được hệ thống các tiêu chí chủ đạo làm cơ sở so sánh các
rủi ro đã được đánh giá nhằm lượng hóa, sắp xếp rủi ro theo các cấp
độ của rủi ro.


13
- Về xử lý rủi ro: KBNN Kon Tum chủ yếu dựa trên biện pháp
tích hợp sẵn trong Khung kiểm soát rủi ro KBNN ban hành tạm thời
tại các Quyết định số 208/QĐ-KBNN, Quyết định số 665/QĐKBNN, Quyết định số 37/QĐ-KBNN. Đối với những rủi ro được
nhận diện mới, được ghi nhận trong quá trình hoạt động KSC và
thanh tra - kiểm tra tại đơn vị; qua các báo cáo chuyên đề, tổng kết,
các văn bản cảnh báo rủi ro của KBNN, hầu như mới chỉ định danh
rủi ro, chứ chưa đưa ra giải pháp xử lý cụ thể đối với từng rủi ro.
- Về việc giám sát, theo dõi và rà soát, đánh giá lại rủi ro:
Khung kiểm soát QLRR đã được ban hành tạm thời từ những năm
2011, 2103, đến nay chưa được rà soát, nghiên cứu, đánh giá lại để
bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện và ban hành chính thức.
KBNN Kon Tum chưa có những quy định về việc báo cáo
định kỳ chuyên sâu về rủi ro trong hoạt động nghiệp v.
- Đối với việc lưu trữ, cung cấp thông tin và tư vấn về rủi ro:

Các hoạt động này hệ thống KBNN chưa có quy định để triển
khai thực hiện. Việc cung cấp thông tin và tư vấn cảnh báo rủi ro chủ
yếu từ KBNN xuống các đơn vị KBNN tỉnh và ngược lại. Chưa có
sự trao đổi thông tin, tư vấn rủi ro giữa các đơn vị KBNN các địa
phương với nhau, giữa các đơn vị KBNN với các đơn vị ngoài ngành
liên quan như cơ quan tài chính, cơ quan thanh tra, kiểm toán…
KBNN Kon Tum cũng chưa có hoạt động kết nối rủi ro một
cách chính thức với các đơn vị sử dụng NSNN.
Quy trình hoạt động kiểm soát QLRR trong KSC NSNN tại
KBNN Kon Tum thời gian qua tuy chưa được triển khai một cách
khoa học và hệ thống theo đúng chuẩn mực nhưng các hoạt động
kiểm soát QLRR vẫn đang được triển khai và từng bước hoàn thiện.
Chất lượng, hiệu quả không ngừng được nâng cao, ngày càng đáp


14
ứng tốt hơn yêu cầu quản lý.
2.3.5. Kết quả hoạt động quản lý rủi ro trong hoạt động
kiểm soát chi Ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Kon
Tum
Với những cố gắng, nỗ lực trong hoạt động KSC NSNN, kết
hợp với các hoạt động kiểm soát, cảnh báo sớm rủi ro trong thời gian
qua đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động KSC NSNN. KBNN
Kon Tum đã phát hiện và từ chối thanh toán nhiều hồ sơ chi NSNN
sai qui định, ngăn chặn nhiều hành vi gian lận trong KSC NSNN.
Hiệu quả hoạt động kiểm soát QLRR trong KSC luôn được
duy trì nhưng vẫn không ngăn chặn được hết các rủi ro cho cán bộ
KBNN. Còn bộc lộ những hạn chế về số lượng, nội dung, phương
thức, phương pháp và chưa có công cụ cảnh báo hữu hiệu cho cán bộ
cũng như các cấp quản lý.

Kết quả hoạt động kiểm soát rủi ro trong KSC NSNN qua
KBNN Kon Tum được đánh giá trên một số tiêu chí sau:
a.

Mức độ, chất lượng tham chiếu Khung kiểm soát quản

lý rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi
Đối tượng thực hiện tham chiếu trong quá trình kiểm soát chi
với mức độ thường xuyên là Phòng giao dịch, Phòng Kiểm soát chi,
Phòng KTNN, tổ kế toán, tổ Tổng hợp, hành chính tại KBNN huyện.
Các đối tượng còn lại áp dụng với mức độ không thường xuyên.
Việc tham chiếu Khung kiểm soát QLRR thời gian đầu thực
hiện thường xuyên và có chất lượng, hiệu quả, nhưng các năm sau
chất lượng tham chiếu trong khâu KSC chỉ còn ở mức trung bình.
b.

Mức độ và chất lượng tham chiếu Khung kiểm soát

quản lý rủi ro trong các hoạt động liên quan đến kiểm soát chi
Trong hoạt động thanh tra- kiểm tra nội bộ, thanh tra chuyên


15
ngành Khung kiểm soát quản lý rủi ro được sử dụng thường xuyên
như một “cẩm nang“ nghiệp vụ, được đưa vào ”sổ tay nghiệp vụ
thanh tra“ của KBNN để tham chiếu, tra cứu.
Việc tham chiếu giúp Thanh tra KBNN sớm nhận diện được
các loại rủi ro, đồng thời thông qua hoạt động kiểm soát các rủi ro
đảm bảo tăng cường được việc tuân thủ các quy trình, các yêu cầu
pháp lý trong hoạt động KSC, giúp các đơn vị KBNN tiếp tục nâng

cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ KSC NSNN.
c.Một số chỉ tiêu cụ thể về kết quả hoạt động quản lý rủi ro
trong hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước
KBNN Kon Tum đã từ chối thanh toán 3.892 số lượt các đơn
vị không chấp hành đúng qui định, số hồ sơ chứng từ (số món) bị từ
chối là 4.142 món, với số tiền từ chối thanh toán 13, 613 tỷ đồng.
Tỷ lệ sai sót, vi phạm xảy ra trên tổng số các nghiệp vụ KSC
phát sinh là rất cao, bình quân 22,8 %.
Số liệu trên cũng cho thấy hiệu quả hoạt động kiểm soát rủi
ro trong KSC, đã giúp loại bỏ phần lớn các nghiệp vụ KSC có sai sót,
vi phạm.
Mức giảm tỷ lệ sai sót, vi phạm qua các năm đều tăng, năm
sau cao hơn năm trước, mức giảm tỷ lệ sai sót vi phạm giữa các năm
bình quân là 8%.
Về tỷ lệ các rủi ro ở mức nghiêm trọng có gây ra tổn thất tài
chính đã được nhận diện cảnh báo là 87,5%
Về tỷ lệ các rủi ro ở mức nghiêm trọng trên tổng số các rủi ro
xảy ra rất nhỏ chỉ 0.43 % (18 vụ việc rủi ro/tổng 4.142 rủi ro). Tuy
vậy, các vụ việc rủi ro ở mức nghiêm trọng đã làm ảnh hưởng đến
cán bộ, công chức KBNN, trong đó 4 vụ việc gây tổn thất về tài
chính cho đơn vị sử dụng NSNN không thu hồi được.


16
Những vụ việc rủi ro nghiêm trọng trên chủ yếu xuất phát từ
phía đơn vị dự toán. Tuy nhiên, cán bộ KBNN đều bị liên đới trách
nhiệm. Uy tín của các đơn vị KBNN trên địa bàn bị ảnh hưởng
nghiêm trọng.
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO
TRONG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI

KHO BẠC NHÀ NƢỚC KON TUM TRONG THỜI GIAN QUA
2.4.1. Những mặt thành công
Kết quả hoạt động QLRR trong KSC NSNN đã góp phần thực
hiện thắng lợi mục tiêu KSC an toàn, hiệu quả. Thông qua các biện
pháp kiểm soát rủi ro, KBNN Kon Tum đã kịp thời phát hiện, ngăn
chặn các sai phạm có thể xảy ra trong hoạt động chi NSNN góp phần
bảo đảm nghiêm minh kỷ cương, kỷ luật tài chính ngân sách; NSNN
được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, đúng qui định và
hiệu quả.
2.4.2. Những hạn chế trong hoạt động quản lý rủi ro trong
kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nƣớc Kon Tum
Quản lý rủi ro trong hoạt động KSC NSNN chưa được tiếp cận
và triển khai một cách đầy đủ theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
- Về bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi ro: KBNN Kon
Tum chưa có bộ máy QLRR độc lập để thực hiện các hoạt động
QLRR.
- Về xây dựng và tham chiếu Khung kiểm soát quản lý rủi ro:
KBNN chưa xây dựng được Khung kiểm soát QLRR hoàn chỉnh và
ban hành chính thức để thống nhất thực hiện.
- Về xây dựng và triển khai thực hiện qui trình: KBNN Kon
Tum chưa có quy trình thực hiện thống nhất để thực hiện QLRR
trong hoạt động kiểm soát chi NSNN. Công tác QLRR chưa phù


17
hợp, hiệu quả thấp.
2.4.3. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế
a. Nguyên nhân bên ngoài
Thứ nhất, Tổ chức bộ máy độc lập thực hiện nhiệm vụ QLRR
trong hệ thống gặp nhiều khó khăn, chưa thực hiện được.

Thứ hai, KBNN chưa xây dựng được chiến lược QLRR phù
hợp với yêu cầu, mục tiêu của hoạt động KSC NSNN qua KBNN
hiện nay.
Chưa có cơ chế về quản lý rủi ro, xử lý rủi ro tổn thất về tài
chính để nâng cao hiệu quả hoạt động của KBNN.
Thứ ba, Do khối lượng công việc KSC trong hệ thống KBNN
rất lớn và ngày càng phức tạp, nhu cầu về nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ chưa đủ.
Thứ tư, cơ chế chính sách của nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN
thay đổi thường xuyên, liên tục, chưa đồng bộ, gây khó khăn, vướng
mắc trong quá trình thực hiện.
Thứ năm, Quy trình thống nhất đầu mối KSC đang có một số
bất cập, chưa phù hợp với quy định của Nhà nước, chưa ổn định và
đang trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện.
Thứ sáu, một số nguyên nhân xuất phát từ phía các cơ quan
quản lý, đơn vị sử dụng NSNN.
b. Nguyên nhân bên trong
Thứ nhất, KBNN Kon Tum đang trong quá trình cải cách hành
chính, hoàn thiện chức năng, tổ chức, bộ máy theo mô hình đề án
hợp nhất đầu mối kiểm soát chi. Vì vậy luân chuyển, điều động, kiện
toàn tổ chức bộ máy để có nguồn nhân lực cho bộ máy thực hiện
nhiệm vụ QLRR chưa thực hiện được.
Thứ hai, chưa có sự chỉ đạo quyết liệt, sự quan tâm, đầu tư


18
đúng mức cho công tác xây dựng chiến lược trong triển khai thực
hiện nhiệm vụ QLRR thống nhất từ tỉnh đến huyện.
Thứ ba, nhận thức về rủi ro và QLRR của đội ngũ cán bộ làm
công tác kiểm soát chi còn hạn chế. Hoạt động QLRR chưa thực sự

song hành cùng với quá trình KSC của cán bộ, công chức làm công
tác KSC.
Thứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin chưa hỗ trợ công chức
một cách toàn diện
Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra công tác kiểm soát chi
NSNN tại KBNN tỉnh và các KBNN huyện đã được triển khai, định
kỳ thường xuyên. Tuy nhiên, khối lượng kiểm tra còn ít chủ yếu
kiểm tra chọn mẫu, chất lượng công tác kiểm tra chưa đạt được hiệu
quả.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2


19
CHƢƠNG 3
KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC KON TUM
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ
3.1.1. Định hƣớng hoạt động quản lý, kiểm soát chi ngân
sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Kon Tum
3.1.2. Định hƣớng hoạt động quản lý rủi ro trong kiểm soát
chi ngân sách nhà nƣớc
Định hướng chung trong hoạt động QLRR của hệ thống
KBNN:
- Xây dựng và triển khai bộ máy và quy trình quản lý và kiểm
soát rủi ro trong hoạt động kiểm soát chi NSNN ở KBNN các cấp.
- Xây dựng các bộ công cụ cảnh báo và cảnh báo sớm rủi ro
trong hoạt động kiểm soát chi NSNN để kịp thời nhận diện, đánh giá,
kiểm soát, khắc phục và xử lý rủi ro.
- Hoàn thiện và ban hành quy trình QLRR, Khung kiểm soát

QLRR làm cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý kiểm soát rủi ro
trong hoạt động nghiệp vụ KBNN.
Mục tiêu định hướng trong hoạt động quản lý rủi ro trong KSC
NSNN KBNN Kon Tum:
- Tăng cường kiểm soát nội bộ đối với hoạt động KSC để phát
hiện kịp thời các sai phạm. Tập trung thanh tra - kiểm tra các phần
hành nghiệp vụ KSC thường xảy ra sai phạm.
- Nhận diện và cảnh báo kịp thời các rủi ro tiềm ẩn và sai
phạm xảy ra.
- Thường xuyên cập nhật những rủi ro mới được nhận diện,


20
loại bỏ những rủi ro không còn phù hợp. Nâng cao mức độ và chất
lượng, hiệu quả tham chiếu Khung kiểm soát QLRR.
3.2. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI KHO BẠC NHÀ NƢỚC KON
TUM
3.2.1. Khuyến nghị một số nội dung về hoạt động kiểm soát
chi tác động đến chất lƣợng hoạt động quản lý rủi ro
a. Tổ chức bộ máy Kiểm soát chi phù hợp trong điều kiện
thực hiện đề án thống nhất đầu mối
b. Triển khai thực hiện hiệu quả cơ chế chính sách, quy
trình kiểm soát chi
c. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo
nghiệp vụ kiểm soát chi
3.2.2. Khuyến nghị đối với hoạt động quản lý rủi ro trong
kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Kon
Tum
a. Tổ chức thực hiện hoạt động quản lý rủi ro
KBNN Kon Tum cần chủ động bố trí, giao nhiệm vụ quản lý

này cho phòng Thanh tra – kiểm tra làm đầu mối để thực hiện các
hoạt động QLRR trong đơn vị.
b. Tổ chức cập nhật, bổ sung và tham chiếu Khung kiểm
soát quản lý rủi ro
KBNN Kon Tum cần chủ động tổ chức thực hiện việc cập nhật
bổ sung thường xuyên các rủi ro đã được nhận diện.
Tăng cường chỉ đạo, quán triệt việc thực hiện tham chiếu
Khung kiểm soát QKRR của cán bộ công chức trong quá trình thực
hiện nghiệp vụ.
c. Tăng cường triển khai ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động quản lý rủi ro


21
Chủ động đẩy mạnh xây dựng các chương trình, tiện ích hỗ trợ
công tác KSC. Bên cạnh việc khai thác sử dụng hiệu quả các chương
trình ứng dụng hoạt động nghiệp vụ chung của toàn ngành hiện có.
3.3. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI KHO BẠC NHÀ NƢỚC VIỆT
NAM
3.3.1. Khuyến nghị về hoạt động kiểm soát chi ngân sách
nhà nƣớc
a. Hoàn thiện tổ chức, bộ máy kiểm soát chi ngân sách nhà
nước trong điều kiện thống nhất đầu mối
b. Hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, quy trình
kiểm soát chi
c. Về ứng công nghệ thông tin, đào tạo nghiệp vụ kiểm soát
chi
3.3.2. Khuyến nghị một số nội dung về hoạt động thanh tra
- kiểm tra Kho bạc Nhà nƣớc tác động đến hiệu quả hoạt động
quản lý rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc

a. Kiện toàn tổ chức bộ máy thanh tra - kiểm tra trong hệ
thống KBNN
b. Hoàn thiện Quy trình kiểm tra, xử lý các vụ việc gây mất
an toàn tiền và tài sản trong hệ thống KBNN
c. Đổi mới nội dung báo cáo chuyên sâu kết quả thanh tra,
kiểm tra trong hệ thống KBNN
3.3.3. Bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách, các hoạt động
quản lý về công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
Kho bạc Nhà nƣớc
KBNN cần nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật xử
phạt VPHC, Nghị định 192/2013/NĐ-CP, Thông tư 54/2014/TTBTC về các nội dung về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh


22
vực KBNN.
3.3.4. Khuyến nghị đối với hoạt động quản lý rủi ro trong
kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc
a. Xây dựng bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi ro
KBNN cần xây dựng bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý,
kiểm soát rủi ro trong toàn hệ thống. Tổ chức này là bộ máy hoạt
động độc lập, theo thứ bậc hành chính từ KBNN đến các KBNN địa
phương. Các đơn vị giúp việc và làm đầu mối là Thanh tra KBNN.
b. Xây dựng và hoàn thiện khung quản lý rủi ro trong kiểm
soát chi
KBNN cần hoàn thiện, xây dựng lại và ban hành sớm Khung
kiểm soát QLRR cho còn phù hợp với thực tiễn làm cơ sở pháp lý,
cũng như cẩm nang tham chiếu trong QLRR tại các đơn vị KBNN.
c. Xây dựng Quy trình quản lý rủi ro
Quy trình QLRR được xây dựng và thực hiện theo 04 bước cơ
bản: Nhận diện rủi ro; đánh giá/đo lường rủi ro; xây dựng các biện

pháp quản lý/ kiểm soát rủi ro; theo dõi/xử lý và báo cáo.
d. Xây dựng các công cụ cảnh báo và quỹ dự phòng rủi ro
Xây dựng và trình Bộ Tài chính, Chính phủ ban hành cơ chế
xử lý rủi ro tổn thất về tài chính trong hệ thống KBNN.
e. Tăng cường đào tạo kiến thức về quản lý rủi ro
KBNN cần xây dựng kế hoạch đào tạo kiến thức cơ bản về
QLRR, phổ biến nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của QLRR
trong cán bộ công chức KBNN.
3.4. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA
PHƢƠNG, CÁC ĐƠN VỊ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
3.4.1. Đối với chính quyền địa phƣơng
- Tham mưu, đề xuất xây dựng các văn bản hướng dẫn nghiệp


23
vụ, quy định quản lý tài chính - ngân sách, các chế độ chính sách,
định mức chi theo thẩm quyền.
- Tăng cường kiểm tra thực hiện dự toán, quyết toán ngân sách
chính quyền địa phương các cấp.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị sử
dụng NSNN nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách,
đảm bảo sử dụng NSNN hiệu quả.
3.4.2. Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc
Nâng cao năng lực quản lý tài chính, khả năng quản lý và kiểm
soát hoạt động kế toán, tài chính của đơn vị, chủ động phòng tránh
được rủi ro. Thực hiện các biện pháp đảm an toàn tiền và tài sản của
đơn vị
Việc tổ chức công tác kế toán, thanh toán, chi tiêu của đơn vị
cần quản lý chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật. tăng cường công
tác tự kiểm tra tại đơn vị và kiểm tra, phòng ngừa rủi ro từ đơn vị

chủ quản cấp trên.
Cần tích cực phối hợp với hệ thống KBNN trong việc triển
khai các dịch vụ công trực tuyến trong kiểm soát chi NSNN, triển
khai các giải pháp kỹ thuật, các công cụ cảnh báo rủi ro từ hệ thống
KBNN đối với các đơn vị sử dụng NSNN.


×