Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến tác dụng xuyên của đầu đạn xuyên thép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (747.43 KB, 32 trang )

BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

NGUYỄN QUANG DŨNG

 
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG 
CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN TÁC DỤNG XUYÊN
 CỦA ĐẦU ĐẠN XUYÊN THÉP
  
Chuyên ngành: Cơ kỹ thuật
Mã số: 9 52 01 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KỸ THUẬT

HÀ NỘI – NĂM 2019


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ ­ BỘ QUỐC PHÒNG

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS Trần Bá Tấn
     2. PGS.TS Trần Đình Thành

Phản biện 1: PGS.TS Phan Bùi Khôi
Phản biện 2: PGS.TS Phạm Thế Phiệt
Phản biện 3: TS Phan Bá Bình
Luận án được bảo vệ  trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học 
viện
theo quyết định số ………./……….., ngày ….. tháng ….. năm 2019


của Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự, họp tại: Học viện Kỹ 
thuật Quân sự vào hồi: ……..giờ…….. ngày…..tháng….. năm 2019

Có thể tìm hiểu luận án tại:
­ Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự
­ Thư viện Quốc gia


CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.

  Nguyễn Quang  Dũng,   Trần  Đình  Thành,   Trần  Bá  Tấn,  

Nguyễn   Hữu   Công   (2016),   Nghiên   cứu   tương   tác   của   đầu   đạn  
12,7mm xuyên cháy với bản thép đồng nhất, Hội nghị  KH&CN  
toàn quốc về Cơ khí – Động lực 2016, tập 1 tháng 10/2016, tr 260­
264.

2.

Nguyễn Quang Dũng, Vũ Đăng Quản (2017), Nghiên cứu 

sự hội tụ trong mô phỏng tương tác của đầu đạn 7,62mm với bản  
thép, Tạp chí Cơ khí Việt nam, số 5 năm 2017, tr 31­35.
3. Nguyễn Quang Dũng, Đỗ Văn Minh (2017), Nghiên cứu sự 
va đập của trụ độ cứng cao vào vật chắn tuyệt đối cứng, Tạp chí 
Cơ khí Việt nam, số 5 năm 2017, tr 48­52.
4. Nguyễn Quang Dũng (2017), Mô phỏng quá trình tương tác 
của đầu đạn cỡ 7,62mm với bản thép có độ dày khác nhau, Tạp chí  

khoa học công nghệ Xây dựng, tâp 11 số 4 07­2017, tr 37­41.
5. Nguyễn Quang Dũng, Trần Bá Tấn, Trần Đình Thành, Đào 
Mạnh   Hùng   (2017),   Ứng   dụng   phần   mềm   ANSYS   AUTODYN  
nghiên cứu quan hệ  giữa vận tốc chạm của đầu đạn súng với độ 
dày xuyên thủng tới hạn tấm thép đồng nhất, Tạp chí Khoa học và 
Kỹ thuật ­ số 187 (12/2017) – Học viện KTQS , tr 31­ 38.
6. Đỗ   Văn   Minh,   Nguyễn   Quang   Dũng,   Trần   Đình   Thành, 
Đào Việt Dũng, Nghiên cứu quá trình tương tác của đầu đạn súng 
với tấm giáp sợi polyme trên cơ  sở   ứng dụng phần mềm ANSYS  
AUTODYN, Tạp chí Khoa học và Kỹ  thuật ­ số  179 (10/2016) –  
Học viện KTQS , tr 162­ 171.



5
MỞ ĐẦU
1.

Lý do lựa chọn đề tài luận án
Để  thực hiện mục tiêu hiện đại hóa, nâng cao năng lực tác 
chiến đảm bảo hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc thì  
hiện đại hóa vũ khí, trang bị là nhu cầu tất yếu.
Hiện nay, trang bị  phòng hộ  cho người lính, bảo vệ  cho xe 
tăng có bước phát triển vượt bậc như  các loại áo giáp, xe chiến  
đấu  bộ  binh thế   hệ  mới  có khối   lượng  giảm  nhưng khả  năng  
chống đạn tốt hơn, giáp bảo vệ  xe tăng chủ  động, thụ  động…. 
Song song với sự  phát triển của phương tiện bảo vệ  là sự  phát  
triển của những hệ thống vũ khí với các loại đầu đạn có khả năng 
xuyên lớn hơn. 
Với thực tế này, muốn hiện đại hóa vũ khí, trang bị đáp ứng  

nhiệm vụ của Quân đội trong tình hình mới thì việc trang bị các hệ 
thống vũ khí có uy lực xuyên lớn và các trang bị phòng hộ, bảo vệ 
tiên tiến là một trong những nội dung cấp thiết. Tuy nhiên, những 
vũ khí, trang bị như thế thường khó mua hoặc có giá thành rất cao. 
Vì vậy, yêu cầu nền công nghiệp quốc phòng trong nước từng 
bước tự  chủ  nghiên cứu, thiết kế, chế  tạo  được các sản phẩm 
này. Nhiệm vụ  đó đã được đặt ra từ  nhiều năm và ngày càng trở 
nên cấp bách.
Để giải quyết tốt được nhiệm vụ trên cần phải nghiên cứu,  
tính toán định lượng các yếu tố ảnh hưởng tới tác dụng xuyên của 
đầu đạn xuyên làm cơ  sở định hướng, đề  xuất hay đánh giá trong 
thiết kế chế tạo các mẫu vũ khí, trang bị phòng hộ mong muốn….  
Các vấn đề  này được thực hiện công phu, lâu dài và liên tục phát  
triển ở các nước tiên tiến với kết quả thể hiện là các vũ khí, trang  


6
bị  với  ưu thế  vượt trội, nhưng do  đặc thù bí mật quân sự  nên  
chúng ta không có khả năng tiếp cận nhiều.
Mặt khác, những nghiên cứu, tìm hiểu trong nước về  các 
vấn đề  này còn hạn chế, chủ  yếu chỉ   ở  mức định tính, tính  ứng  
dụng thấp, khó đáp ứng nhiệm vụ đặt ra.
Từ những lý do như vậy, việc lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu  
ảnh hưởng của một số  yếu tố  đến tác dụng xuyên của đầu  
đạn xuyên thép”  có tính cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực 
tiễn góp phần giải quyết nhiệm vụ đặt ra.
2. Mục đích nghiên cứu của luận án 
Nghiên cứu  ảnh hưởng của một số  yếu tố   đến tác dụng 
xuyên của đầu đạn xuyên thép, làm cơ  sở  khoa học phục vụ  cho  
thiết kế, sản xuất hay đánh giá các mẫu đạn xuyên mới, các trang  

bị phòng hộ mới…đáp ứng các yêu cầu của Quân đội. 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ đầu đạn – mục tiêu,  
trong   đó   tập   trung   vào   đầu   đạn   có   lõi   xuyên   bằng   thép   cứng, 
trường hợp cụ  thể  đầu đạn xuyên lõi thép cứng cỡ  7,62 mm do  
Nhà máy Z113 sản xuất, mục tiêu có dạng tấm phẳng bằng thép. 
Phạm vi nghiên cứu 
Nghiên cứu trạng thái và chuyển động (ứng suất, biến dạng, 
vận tốc, gia tốc,…) của vật liệu đầu đạn và mục tiêu trong quá  
trình va xuyên;  ảnh hưởng của các yếu tố  kết cấu, vật liệu mục  
tiêu và điều kiện va chạm tới tác dụng xuyên của đầu đạn.
4. Nội dung và cấu trúc luận án
Luận án gồm có phần mở đầu, 04 chương chính và phần kết 
luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả, các tài liệu 


7
tham khảo và phụ lục.
Chương 1. Tổng quan về  quá trình va xuyên của đầu đạn 
vào mục tiêu 
Chương 2. Xây dựng mô hình toán học mô tả  quá trình va  
xuyên của đầu đạn vào mục tiêu. 
Chương 3. Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố đến tác 
dụng xuyên của đầu đạn xuyên thép.
Chương 4.  Thử nghiệm tác dụng xuyên của đầu đạn vào mục  
tiêu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp giữa phương pháp lý thuyết và thực nghiệm.
­   Phương   pháp   lý   thuyết:   sử   dụng   lý   thuyết   cơ   học   môi  

trường liên tục, lý thuyết đàn hồi, lý thuyết dẻo và các nghiên cứu  
về  tính chất vật liệu đầu đạn, mục tiêu trong quá trình va xuyên  
để  xây dựng mô hình toán học mô tả  chuyển động và trạng thái 
vật liệu đầu đạn và mục tiêu trong quá trình va xuyên. Ứng dụng  
phần mềm ANSYS AUTODYN giải mô hình toán học đã xây dựng 
để  khảo sát  ảnh hưởng của các yếu tố  đến tác dụng xuyên của  
đầu đạn.
­   Phương   pháp   thực   nghiệm:   sử   dụng   các   kết   quả   thực 
nghiệm đã được công bố  kết hợp với các kết quả  nhận được khi 
thử nghiệm tại trường bắn để  kiểm chứng, đánh giá kết quả  tính 
toán mô phỏng. 
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học của luận án
­ Làm rõ hơn cơ sở khoa học về tương tác giữa đầu đạn và  
mục tiêu, xây dựng mô hình toán học mô tả quá trình va xuyên của 
đầu đạn vào mục tiêu có kể  đến tính tăng bền của vật liệu vật  


8
liệu khi chịu tải trọng tốc độ  cao,  ứng dụng phần mềm ANSYS  
AUTODYN giải mô hình toán học được xây dựng làm sáng tỏ quá 
trình va xuyên của đầu đạn vào mục tiêu thông qua các kết quả mô  
phỏng số; 
­ Phương pháp và quy trình giải bài toán va xuyên của  đầu 
đạn vào mục tiêu nghiên cứu trong luận án để tính toán định lượng 
ảnh hưởng của các yếu tố đến tác dụng xuyên làm cơ sở khoa học 
khi  lựa chọn phương  án  thiết kế  các trang bị  phòng hộ  hay các 
mẫu đạn xuyên đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Ý nghĩa thực tiễn của luận án
 


­ Kết  quả   khảo  sát  các  yếu tố   ảnh  hưởng  đến tác  dụng 

xuyên của đầu đạn xuyên lõi thép cứng cỡ  7,62 mm và kết quả 
thực nghiệm khẳng định khả  năng  ứng dụng phương pháp tính 
toán trong nghiên cứu bài toán va xuyên giữa đầu đạn vào mục  
tiêu; 
­ Các kết quả khảo sát số cùng với các kết quả thực nghiệm 
góp phần đánh giá đầy đủ, chính xác uy lực và khả  năng sử  dụng  
hiệu quả của đạn xuyên lõi thép cứng cỡ 7,62 mm, mẫu đạn mới  
trong trang bị của Quân đội;
­ Các dữ  liệu vật liệu phù hợp với vật liệu đầu đạn xuyên 
lõi thép cứng cỡ 7,62mm và mục tiêu tấm thép do luận án xác định  
được dùng mô phỏng các bài toán trong luận án nói riêng, đồng  
thời phương pháp xác định dữ  liệu vật liệu do luận án đề  xuất có 
thể  được sử  dụng cho các vật liệu khác trong điều kiện chịu tải  
trọng tương tự;
­   Hệ   số   đặc   trưng   độ   cứng   vật   cản  K  trong   công   thức 
Giacốp­Đơ­Mar cho trường hợp đầu đạn xuyên  lõi thép cứng cỡ 
7,62 mm va xuyên vào mục tiêu tấm thép độ cứng thấp do luận án 


9
đề   xuất   được   sử   dụng   khi   tính   toán   tác   dụng   va   xuyên   bằng 
phương pháp kỹ thuật.


10
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH VA XUYÊN
CỦA ĐẦU ĐẠN VÀO MỤC TIÊU

Trong chương này LA đã nghiên cứu tổng quan các nội dung: 
1.1. Khái quát về sự va xuyên của đầu đạn vào mục tiêu
Phần này trình bày khái quát về đầu đạn, mục tiêu; các hiện  
tượng vật lý xảy ra trong quá trình va xuyên khi vận tốc va chạm  
lớn; các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình va xuyên của đầu đạn vào 
mục tiêu và các dạng phá hủy. 
Khi nghiên cứu quá trình va xuyên của đầu đạn  xuyên có 
lõi xuyên thép cứng vào mục tiêu,  xảy ra với vận t ốc ch ạm c ỡ 
vài trăm m/s đến 1000 m/s. Đối với phần l ớn các kim loại, hợp  
kim và các vật liệu khác, trong khoảng v ận t ốc ch ạm này, vật  
liệu đầu đạn và mục tiêu thể hiện chủ yếu tính đàn hồi – dẻo – 
nhớt và đặc biệt là sự tăng giới hạn đàn hồi, giới hạn chảy, gi ới  
hạn bền khi tăng tốc độ biến dạng. 
1.2. Tổng quan về  các công trình nghiên cứu  ảnh hưởng của  
các yếu tố đến tác dụng xuyên
Nghiên cứu vấn đề  này được thực hiện bằng các phương  
pháp thực nghiệm và lý thuyết.
Các   công   trình   nghiên   cứu   theo   phương   pháp   thực  
nghiệm
Một số  công trình thực nghiệm: công thức Giacốp­Đơ­Mar, 
công thức Lambert và Johnac... Mỗi công thức được xây dựng từ 
kết quả  của một số lượng thực nghiệm đủ  lớn với các dạng đầu  
đạn và mục tiêu nhất định, kể đến một số yếu tố ảnh hưởng đến  
tham số tác dụng xuyên. Các yếu tố ảnh hưởng khó xác định được 
kể đến qua các hệ số thực nghiệm.
Các công trình nghiên cứu theo phương pháp lý thuyết


11
Qua một số kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây có 

thể  nhận xét: khi nghiên cứu  ảnh hưởng của các yếu tố  đến tác 
dụng xuyên của đạn xuyên, các tác giả  đều  ứng dụng các phần  
mềm để  thực hiện khảo sát số  quá trình va xuyên, đánh giá định  
lượng  ảnh hưởng của yếu tố cụ  thể  đến tác dụng xuyên. Sau đó 
sử dụng các kết quả thử nghiệm để kiểm chứng, đánh giá các kết  
quả tính toán.
1.3.   Những   tồn   tại   của   vấn   đề   nghiên   cứu   và   hướng   giải  
quyết
1.3.1. Những tồn tại của vấn đề nghiên cứu
­ Đối với các công trình theo phương pháp thực nghiệm:
+ Hạn chế  của các công thức thực nghiệm là phạm vi sử 
dụng hẹp (thường có phạm vi áp dụng giống với điều kiện thử 
nghiệm khi xây dựng công thức), việc lựa chọn giá trị  hệ  số thực 
nghiệm để  có kết quả  chính xác trong các trường hợp cụ  thể  rất 
khó. 
+ Ngoài ra, mỗi công thức thực nghiệm không thể phản ánh 
đầy đủ  thông tin, sáng tỏ  quá trình va xuyên nên khó khăn trong  
đánh giá toàn diện một mẫu đạn hay trang bị mới hoặc định hướng  
hiệu quả cho công tác thiết kế, chế tạo đạn và các trang bị  chống  
đạn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; 
­ Đối với các công trình nghiên cứu lý thuyết:
+ Các vật liệu cụ  thể  của đầu đạn và mục tiêu phải có dữ 
liệu vật liệu (bao gồm mô hình vật liệu và các tham số vật liệu cụ 
thể) chính xác. Các công trình nghiên cứu trên thế  giới thường sử 
dụng các dữ liệu vật liệu do phần mềm cung cấp hoặc tiến hành 
thử  nghiệm xác định dữ  liệu vật liệu. Khó khăn cho nghiên cứu 
trong nước là các đối tượng đầu đạn hay trang bị thiết kế chế tạo  


12

trong nước thiếu dữ  liệu vật liệu cần phải được nghiên cứu xác 
định;
+ Mặt khác, vì đặc thù bí mật quân sự nên việc công bố, khả 
năng tiếp cận các kết quả nghiên cứu rất hạn chế. 
+ Các công trình đều  ứng dụng phần mềm để  nghiên cứu 
ảnh hưởng của các yếu tố  đến tác dụng xuyên trong trường hợp  
va xuyên cụ thể nhưng không thể hiện mô hình toán học quá trình  
va xuyên, không thể  hiện thuật toán giải nên khả  năng khai thác  
phục vụ thiết kế các mẫu đạn xuyên hay trang bị chống đạn mới  
trong nước không đạt được hiệu quả cao;
1.3.2. Hướng nghiên cứu giải quyết các vấn đề tồn tại
Phương pháp lý thuyết được lựa chọn để  nghiên cứu  ảnh  
hưởng của các yếu tố đến tác dụng xuyên của đầu đạn xuyên. 
Để  khắc phục hạn chế  của các công trình nghiên cứu hiện  
nay, luận án đưa ra hướng giải quyết:
­ Nghiên cứu phương pháp xác định dữ liệu vật liệu phù hợp 
các vật liệu sử dụng trong đầu đạn, mục tiêu trong nước;
­ Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết cơ học môi trường liên tục, 
lý thuyết đàn hồi, lý thuyết dẻo kết hợp với mô hình vật liệu đầu  
đạn, mục tiêu trong quá trình va xuyên để  xây dựng mô hình toán 
học mô tả chuyển động và trạng thái vật liệu đầu đạn và mục tiêu  
trong quá trình va xuyên, xác định rõ các điều kiện đầu, điều kiện biên 
của bài toán;
­ Nghiên cứu thuật toán giải bằng phương pháp PTHH trên 
phần mềm ANSYS AUTODYN để  giải mô hình toán học được 
xây dựng, xác định chuyển động và trạng thái vật liệu đầu đạn và  
mục tiêu trong quá trình va xuyên từ đó định lượng ảnh hưởng của 
các yếu tố đến tác dụng xuyên;



13
­ Tổ chức thử nghiệm với điều kiện như tính toán mô phỏng 
trên phần mềm để kiểm chứng, đánh giá kết quả tính toán.
Mục tiêu của luận án:
Luận án xác định được trạng thái và chuyển động của vật  
liệu đầu đạn, mục tiêu trong quá trình va xuyên; khảo sát, tính toán  
định lượng  ảnh hưởng của các yếu tố tính chất vật liệu, kết cấu  
mục tiêu, vận tốc chạm và góc chạm đến tác dụng xuyên của đầu 
đạn xuyên lõi thép cứng cỡ 7,62 mm xuyên vào mục tiêu tấm thép.
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH TOÁN HỌC MÔ TẢ 
QUÁ TRÌNH VA XUYÊN CỦA ĐẦU ĐẠN VÀO MỤC TIÊU
Chương 2 xây dựng mô hình toán học  mô tả  quá trình va 
xuyên của đầu đạn vào mục tiêu kể đến tính tăng bền của vật liệu 
khi chịu tải trọng tốc độ cao.
Xây dựng mô hình toán học mô tả  quá trình va xuyên của 
đầu đạn xuyên lõi thép cứng cỡ  7,62 mm do Nhà máy Z113 sản  
xuất (kết cấu gồm vỏ đầu đạn, áo chì, lõi xuyên thép cứng) xuyên 
vào mục tiêu tấm thép với góc chạm  .

Hình 2.3. Mô hình vật lý thời điểm đầu đạn chạm mục 
tiêu
Các giả thiết:
­ Vận tốc chạm của đầu đạn v0 trong khoảng từ  200 ÷ 1000 


14
m/s;
­ Bỏ qua tác dụng của trọng lực;
­ Coi quá trình va xuyên là quá trình đoạn nhiệt;
­ Bỏ  qua  ảnh hưởng của chuyển động quay, chuyển động 

trương động và chuyển động tiến động của đầu đạn;
­ Coi rằng phương của vec tơ vận tốc chuyển động tịnh tiến  
của đầu đạn trùng với trục đối xứng của đầu đạn;
­ Các vật liệu mục tiêu và đầu đạn là các kim loại có độ bền 
cao, với vận tốc va chạm  v0  xem như  quá trình tương tác biến 
dạng lớn (có xảy ra phá hủy), các kim loại cả đầu đạn và mục tiêu  
có tính chất đàn hồi dẻo lý tưởng.
Để  mô tả chuyển động vật liệu đầu đạn và mục tiêu, chọn  
hệ  tọa độ  vuông góc Đề  các gắn với trái đất (hệ  qui chiếu quán 
tính), điểm gốc tọa độ  là điểm O của mục tiêu, điểm mà sự  va 
chạm bắt đầu (hình 2.3). Chọn gốc thời gian tại thời điểm đầu 
đạn bắt đầu va chạm vào mục tiêu.
Sử  dụng lý thuyết cơ  học môi trường liên tục cùng với lý 
thuyết chảy dẻo, xây dựng được hệ phương trình mô tả trạng thái 
và chuyển động của từng môi trường vật liệu đầu đạn và mục tiêu  
trong quá trình va xuyên.
Mỗi môi trường vật liệu của đầu đạn và mục tiêu trong quá 
trình va xuyên được mô tả  bởi hệ  phương trình (2.24) (viết dưới  
dạng chỉ  số), trong đó vật liệu thép như  mục tiêu, lõi xuyên, vỏ 
đầu đạn sử dụng mô hình tăng bền  Johnson – Cook, vật liệu chì sử 
dụng mô hình tăng bền của Steinberg Guinan.
Trong hệ tọa độ Đề các đã chọn, hệ phương trình (2.24) của  
mỗi môi trường là hệ kín gồm 38 phương trình, 38 ẩn.


15
Thỏa mãn các điều kiện đầu và điều kiện biên tương  ứng,  
hệ  phương trình (2.24) cho mỗi vật liệu xác định được nghiệm 
duy nhất trạng thái và chuyển động của vật liệu đầu đạn và mục  
tiêu trong quá trình va xuyên.

Do sự  phức tạp của hệ  phương trình (2.24) phải sử  dụng 
các phương pháp tính toán chuyên dụng – các phương pháp số của  
cơ học môi trường liên tục. 


16
Theo tài liệu [8], [9], để  mô phỏng bài toán va xuyên đầu 
đạn vào mục tiêu hay nói cách khác là giải hệ phương trình mô tả 
quá   trình  va  xuyên  đầu  đạn  vào  mục  tiêu  thì   hiệu  quả   nhất   là 
phương pháp giải Explicit Dynamic.
Ứng dụng phương pháp giải Explicit Dynamic, thực hiện rời  
rạc hóa không gian và thời gian để giải mô hình toán học được xây 
dựng. Explicit Dynamic rời rạc hóa không gian bằng phương pháp  
PTHH và rời rạc hóa thời gian sử dụng phương pháp tính sai phân  
trung tâm.
Trong chương 2, luận án đã khai thác phần mềm ANSYS 
AUTODYN (phương pháp giải Explicit Dynamic) mô phỏng quá 
trình va xuyên đầu đạn mũi dạng bán cầu vào mục tiêu bề dày hữu  
hạn, nhận được chuyển động và trạng thái vật liệu đầu đạn, mục 
tiêu trong quá trình va xuyên. Kết quả nhận được phù hợp với kết  
quả   thử   nghiệm   và   lý   thuyết   trong   tài   liệu  [22],   [3].   Điều   này 
chứng   minh   cho   khả   năng   khai   thác   phần   mềm  ANSYS 
AUTODYN để  giải hệ  phương trình mô tả quá trình va xuyên của 
đầu đạn xuyên vào mục tiêu.
CHƯƠNG 3. KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ 
YẾU TỐ ĐẾN TÁC DỤNG XUYÊN CỦA ĐẦU ĐẠN XUYÊN
Đạn xuyên cỡ 7,62x39mm (K56) đầu lõi thép [phụ lục 1] là 
mẫu đạn xuyên thép mới đưa vào trang bị. Chương này khảo sát 
ảnh hưởng của các yếu tố  tính chất vật liệu mục tiêu, kết cấu  
mục tiêu, vận tốc chạm, góc chạm đến tác dụng xuyên từ đó đánh  

giá mẫu đạn mới trong trang bị này.  
Để  khai   thác   phần   mềm   ANSYS   AUTODYN     mô   phỏng 
khảo sát  ảnh hưởng của một số  yếu tố  đến tác dụng xuyên của 


17
đạn xuyên cỡ  7,62x39mm (K56) đầu lõi thép thực hiện các nội  
dung bao gồm:
3.1.1. Mô hình hình học đầu đạn
Xây dựng mô hình hình học đầu đạn xuyên 7,62x39mm đầu 
lõi thép từ bản vẽ sản phẩm do Viện Vũ khí/TCCNQP thiết kế.

 

Hình 3.2. Mô hình hình học của đầu đạn
3.1.2. Xác định mô hình vật liệu các thành phần đầu đạn
Vì các vật liệu của đầu đạn khảo sát chưa có trong cơ sở dữ 
liệu phần mềm, luận án sẽ  bổ  sung hoàn thiện các cơ  sở dữ  liệu  
này để kết quả khảo sát chính xác, đồng thời tổ chức thử nghiệm 
đánh giá khả năng sử dụng các dữ liệu bổ sung này.
Bổ  sung cơ  sở  dữ  liệu: trong các vật liệu sẵn có của thư 
viện phần mềm, lựa chọn vật liệu có thành phần hóa học gần  
đúng nhất với thành phần hóa học vật liệu thực, sau đó căn cứ vào  
các tham số  đã xác định của vật liệu thực để  hiệu chỉnh lại các 
tham số vật liệu thư viện. Kết quả các tham số vật liệu được bổ 
sung,
Bảng 3.3.Tham số vật liệu vỏ đầu đạn (Johnson ­ Cook)
Tham số
A
B

C
n
m
Giá trị
495,56
389,37
0,022
0,36
1
Bảng 3.4. Tham số vật liệu lõi xuyên (Johnson –Cook)


18
Tham số
Giá trị

A
2280,61

B
706,8

C
0,012

n
0,18

m
1


Bảng 3.5. Tham số vật liệu áo chì (mô hình Steinberg Guinan)
Tham số 
n
dG/dT
d/dP
Giá trị
8MPa
100MPa
0,52
­9.976.106 0,0009304
3.1.3. Xây dựng mô hình phần tử hữu hạn đầu đạn
Do mô hình hình học đầu đạn phức tạp, luận án sử  dụng 
thuật toán chia lưới trong ứng dụng tạo thành các phần tử tứ diện.  
Tham số quan trọng nhất phải xác định khi xây dựng mô hình phần  
tử  là kích thước phần tử. Theo tài liệu [42] và công trình đã công 
bố của tác giả luận án [2] xác định được kích thước phần tử tối ưu 
trong các khảo sát này cho đầu đạn là 0,4 ÷ 0,5 mm trong mô hình  
3D (hình 3.4). Với mô hình phần tử  xác định của đầu đạn, mỗi 
phần 

tử 

hình 

thành 

có 
phương trình hàm dạng tương ứng. 


Hình 3.4. Mô hình phần tử hữu hạn của đầu đạn
Trong chương 3 đã tiến hành khảo sát một số nội dung và có 
kết quả tương ứng:
3.2. Ảnh hưởng của bề dày mục tiêu đến tác dụng xuyên của đầu  
đạn Vật   liệu   mục   tiêu   là   thép   tấm   đồng   nhất   CT3,   kích   thước 


19
500x500 mm, với các bề dày khác nhau, được chế  tạo tại Nhà máy 
Z113 và kiểm tra cơ tính [phụ lục 2].
Bảng 3.7. Tham số vật liệu mục tiêu (Johnson – Cook)
Tham số
A
B
C
n
Giá trị
313,6
246,4
0,022
0,36

m
1

Thực hiện mô phỏng số quá trình va xuyên của đầu đạn vào  
mục tiêu tấm thép trong đó: góc chạm 0 0; vận tốc chạm 716,8 m/s;  
bỏ   qua   chuyển   động   quay,   chuyển   động   trương   động,   chuyển 
động tiến động và trọng lượng của đầu đạn; bỏ  qua áp suất khí  
quyển; điều kiện biên các mặt bên mục tiêu cố định. Bề  dày mục 

tiêu tăng dần từ 2 ÷ 21mm (gia số tăng 1mm).

Hình 3.5. Mô hình toàn phần (a) và đối xứng (b) tại thời điểm
 đầu đạn bắt đầu chạm vào mục tiêu
Kết quả  nhận được: biểu đồ  quan hệ  vận tốc còn lại của  
đầu đạn sau khi xuyên qua tấm thép với bề  dày tấm thép CT3  
trong điều kiện va chạm không đổi (hình 3.8).


20
Hình 3.8. Biểu đồ quan hệ vận tốc còn lại của đầu đạn
sau khi xuyên qua tấm thép với bề dày tấm thép
3.3. Ảnh hưởng của kết cấu mục tiêu đến tác dụng xuyên của đầu  
đạn
3.3.1. Ảnh hưởng của kết cấu ghép lớp
Luận án khảo sát  ảnh hưởng của việc thay thế  một tấm  
thép mục tiêu bằng hai tấm mỏng (bề  dày mỗi tấm bằng 1/2 bề 
dày tấm ban đầu và đặt ở các khoảng cách khác nhau) đến vận tốc 
còn lại của đầu đạn sau khi xuyên. 

Mục tiêu gồm hai tấm thép 

như  nhau đồng nhất CT3, thành phần hóa học vật liệu (bảng 3.7)  
kích thước 500x500 mm, bề dày thay đổi lần lượt được đặt cách 
nhau 2 mm, d, 2d,3d, 4d (d – đường kính đầu đạn). Kết quả  nhận 
được: biểu đồ quan hệ vận tốc còn lại của đầu đạn sau khi xuyên  
với các mục tiêu kết cấu khác nhau trong điều kiện va chạm không  

đổi (hình 3.12).
Hình 3.12. Biểu đồ quan hệ vận tốc còn lại của đầu đạn

sau khi xuyên với các mục tiêu kết cấu khác nhau


21
3.3.2. Ảnh hưởng của sự tăng cứng bề mặt mục tiêu
Luận án khảo sát  ảnh hưởng của sự  tôi cứng bề  mặt tấm 
thép đến vận tốc còn lại của đầu đạn sau khi xuyên, mục tiêu là  
các tấm thép đồng nhất CT3, kích thước 500x500 mm, bề dày thay  
đổi lần lượt được tôi cứng bề  mặt đến các độ  cứng bằng (1,5; 2;  
2,5) lần độ cứng bản thép ban đầu (130 HB) và bề dày thấm tôi 5  
mm. Kết quả  nhận được: biểu đồ  quan hệ  vận tốc còn lại của  
đầu đạn sau khi xuyên với các mục tiêu độ  cứng khác nhau trong  
điều kiện va chạm không đổi (hình 3.15).

Hình 3.15. Biểu đồ quan hệ vận tốc còn lại của đầu đạn 
sau khi xuyên với các mục tiêu độ cứng khác nhau
3.4.  Ảnh hưởng của tính chất vật liệu mục tiêu đến tác dụng  
xuyên của đầu đạn
Luận án khảo sát quá trình va xuyên của đầu đạn xuyên lõi  
thép cứng cỡ 7,62 mm vào các tấm mục tiêu thép CT3 và Kevlar để 
so sánh khả năng chống đạn của hai vật liệu này. Qua k ết quả mô 
phỏng thấy được:  ưu thế  của vật liệu Kevlar so với thép CT3 là 
cùng khả năng chống được đạn thì tấm Kevlar có khối lượng nhỏ 
hơn nhiều, thuận lợi cho trang bị phòng hộ cá nhân.


22
3.5. Ảnh hưởng điều kiện va chạm đến tác dụng xuyên của đầu 
đạn
3.5.1. Ảnh hưởng của vận tốc chạm

Khảo sát  ảnh hưởng của vận tốc chạm của đầu đạn khi va  
xuyên vào mục tiêu bản thép CT3 đến bề dày tới hạn của tấm thép  
(bề  dày lớn nhất mà đầu đạn có thể  xuyên thủng với vận tốc 
chạm xác định). Kết quả nhận được: biểu đồ quan hệ bề dày tới 
hạn của tấm thép CT­3 với vận tốc chạm của đầu đạn trong điều  
kiện va chạm không đổi (hình 3.19).

Hình 3.19. Biểu đồ quan hệ bề dày tới hạn của tấm thép
với vận tốc chạm của đầu đạn
Từ  kết quả  mô phỏng, đề  xuất hệ  số  K trong công thức  
Giacốp­Đơ­Mar cho trường hợp va xuyên của đầu đạn xuyên lõi  
thép cứng cỡ  7,62 mm vào mục tiêu tấm thép độ  cứng thấp, với  
khoảng vận tốc chạm  600  ÷ 700 m/s, hệ  số  K  được lựa  chọn 
Kmptrung bình = 1401, với khoảng vận tốc chạm 300 ÷ 500 m/s, 
hệ số K được lựa chọn Kmptrung bình = 1140.
3.5.2. Ảnh hưởng của góc chạm


23
Luận án khảo sát ảnh hưởng của góc chạm đến vận tốc còn  
lại của đầu đạn sau khi xuyên qua tấm thép, xác định góc chạm  
xảy ra hiện tượng trượt.  Kết quả  nhận được: biểu đồ  quan hệ 
vận   tốc 

còn 

lại   của 

đầu 


đạn   với 

góc 

chạm 
(hình 
3.22).

Hình 3.22. Biểu đồ quan hệ vận tốc còn lại của đầu đạn 
sau khi xuyên thủng bản thép với góc chạm
CHƯƠNG 4. THỬ NGHIỆM TÁC DỤNG XUYÊN
CỦA ĐẦU ĐẠN XUYÊN VÀO MỤC TIÊU
Thử  nghiệm tác dụng xuyên của đầu đạn vào mục tiêu  ở 
một   số   trường   hợp   như   trong   điều   kiện   tính   toán   mô   phỏng  
chương 3 để  kiểm chứng đánh giá độ  chính xác, khả  năng tin cậy 
sử  dụng các kết quả  tính toán cũng như  mức độ  phù hợp của sự 
lựa chọn các dữ  liệu vật liệu. Nội dung thử  nghiệm  được thực  
hiện tại Nhà máy Z113/ TCCNQP. Qua phân tích cơ sở kỹ thuật và 
điều kiện thực tế tại nhà máy Z113 thực hiện thử nghiệm các nội 


24
dung: bắn xác định đặc điểm vết xuyên, vận tốc chạm mục tiêu và 
vận tốc còn lại của đầu đạn sau khi xuyên thủng mục tiêu theo các 
bề  dày mục tiêu khác nhau; bắn xác định vận tốc tới hạn xuyên 
thủng mục tiêu với bề  dày cho trước; bắn xác định đặc điểm vết 
xuyên, vận tốc chạm và vận tốc còn lại sau khi xuyên thủng mục 
tiêu với các góc chạm khác nhau.
Kết quả so sánh giữa thử nghiệm và kết quả mô phỏng:
4.4.1. So sánh  ảnh hưởng của bề  dày mục tiêu đến tác dụng 

xuyên thử nghiệm và tính toán mô phỏng 
Bảng 4.7. So sánh kết quả thử nghiệm và mô phỏng vận tốc còn 
lại của đầu đạn sau khi xuyên theo bề dày mục tiêu


25

Bề dày của
mục tiêu, 
(mm)

5
10
12

Vận tốc còn 
lại của đầu 
đạn
sau khi xuyên 
qua mục tiêu, 
(m/s)
Thử nghiệm
(giá trị trung 
bình)
671,3
531,8
478,52

Sai lệch (%)


Mô phỏng
654
517
425

2,57
2,78
11,18

4.4.2. So sánh  ảnh hưởng của góc chạm đến tác dụng xuyên 
thử nghiệm và tính toán mô phỏng 
Bảng 4.8. So sánh kết quả thử nghiệm và mô phỏng vận tốc còn 
lại của đầu đạn sau khi xuyên theo góc chạm
Vận tốc còn 
lại của đầu 
đạn
Sai lệch (%)
Bề dày của
sau khi xuyên 
mục tiêu 
qua mục tiêu, 
8mm
(m/s)
Thử nghiệm
(giá trị trung 
Mô phỏng
bình)
Mục tiêu thẳng 
616,7
546

đứng
Mục tiêu nghiêng 
với trục nòng súng 
551,9
528
1100

11,46
4,33

4.4.3. So sánh giá trị  vận tốc tới hạn xuyên thủng   bản thép 
thử nghiệm và tính toán mô phỏng 


×