Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thực hiện tăng trưởng xanh ngành công nghiệp Việt Nam - Áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC THÍA

XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN
TĂNG TRƯỞNG XANH NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM:
ÁP DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG

Ngành: Kinh tế học
Mã số: 9310101

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội – 2019

-1-


Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Đặng Vũ Tùng
PGS.TS. Lê Anh Tuấn

Phản biện 1: GS.TS Từ Sỹ Sùa
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn
Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Anh Thu

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến


sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Vào hồi……… giờ, ngày……. tháng…… năm…….

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội
2. Thư viện Quốc gia Việt Nam

-2-


PHẦN MỞ ĐẦU
Sự cần thiết của đề tài
Để thấy sự cần thiết của đề tài, luận án xét 4 khía cạnh sau:
Thứ nhất, cơ sở pháp lý tăng trưởng xanh. Quyết định số
1393/QĐ-TTg về Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Quyết
định số 403/QĐ-TTg về việc Phê duyệt kế hoạch hành động quốc
gia về tăng trưởng xanh, Bộ Xây dựng ra Quyết định số 802/QĐBXD về Ban hành Kế hoạch hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà
kính trong công nghiệp xi măng theo hướng TTX, tiết kiệm tài
nguyên và năng lượng, bảo vệ môi trường [6].
Thứ hai, đánh giá thực hiện tăng trưởng xanh. Để đo lường,
đánh giá giám sát TTX thì cần thiết phải có công cụ đánh giá. Công
cụ đánh giá TTX ở đây là bộ tiêu chí đánh giá TTX. Việc xây dựng
bộ tiêu chí đánh giá TTX phù hợp với nội dung Quyết định số
1393/QĐ-TTg/2012, chiến lược quốc gia về TTX.
Thứ ba, phát thải của ngành công nghiệp xi măng. Các ngành
công nghiệp là những ngành sử dụng nhiều tài nguyên, năng lượng
và đóng góp lớn vào lượng phát thải khí nhà kính. Phát triển ngành
xi măng là tốt cho việc phát triển chung của quốc gia nhưng vấn đề
phát thải, suy giảm tài nguyên từ quá trình SXXM cũng cần phải
được đặt lên hàng đầu.

Thứ tư, vấn đề về quản lý các doanh nghiệp sản xuất trong
ngành xi măng. Các doanh nghiệp SXXM chưa thực sự chú trọng
đến công tác bảo vệ môi trường.
Do đó, việc “Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thực hiện tăng
trưởng xanh ngành công nghiệp Việt Nam: Áp dụng cho các doanh
nghiệp sản xuất xi măng” là thực sự cần thiết.
ii. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục đích của đề tài là xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thực hiện
TTX ngành công nghiệp xi măng Việt Nam, sau đó áp dụng cho
các doanh nghiệp SXXM để phục vụ cho đánh giá thực hiện TTX
của các doanh nghiệp trong ngành giúp phát triển ngành theo hướng
TTX.
Câu hỏi nghiên cứu: “Bộ tiêu chí cần phải có những tiêu
chí nào để có thể đánh giá toàn diện về tăng trưởng xanh cho
doanh nghiệp sản xuất xi măng?”
i.

-1-


Một số câu hỏi cụ thể:
Thế nào là TTX, mối quan hệ với phát triển bền vững?
Các chỉ số liên quan đến TTX hiện có?
Trên thế giới có những nghiên cứu xây dựng bộ chỉ như thế
nào? Các quy trình phổ biến xây dựng chỉ số liên quan đến
TTX? Hạn chế của các nghiên cứu xây dựng chỉ số đó là gì,
cần điều chỉnh như thế nào?
- Đánh giá TTX trong ngành công nghiệp bao gồm các tiêu
chí/khía cạnh nào?
- Căn cứ để xây dựng bộ tiêu chí là gì?

- Các đặc trưng doanh nghiệp SXXM?
- Phương pháp xây dựng và sử dụng bộ tiêu chí?
iii. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các lý luận về TTX, tiêu
chí/chỉ số đánh giá TTX, phương pháp/quy trình xây dựng chỉ số
đánh giá TTX cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong ngành
công nghiệp xi măng.
Về không gian, luận án tiến hành nghiên cứu ngành công
nghiệp xi măng Việt Nam từ góc độ doanh nghiệp. Phạm vi thu thập
dữ liệu gồm 3 doanh nghiệp SXXM điển hình thuộc Tổng công ty
công nghiệp xi măng Việt Nam bao gồm: Xi măng Bút Sơn, Hoàng
Mai và Hoàng Thạch.
iv. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu: (1) phương
pháp thu thập dữ liệu thứ cấp; (2) phương pháp phỏng vấn sâu bán
cấu trúc; (3) phương pháp khảo sát thông qua bản hỏi; và (4)
phương pháp phân tích tổng hợp.
v. Đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận án
- Thứ nhất, luận án xây dựng quy trình toàn diện để xây dựng bộ
tiêu chí thực hiện TTX.
- Thứ hai, luận án xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thực hiện TTX
của các doanh nghiệp SXXM lần đầu tiên ở Việt Nam và trên
thế giới.
- Thứ ba, luận án đã đo lường được kết quả bộ tiêu chí tại 3
doanh nghiệp sản xuất xi măng.
-

-2-



vi.
-

Thứ tư, luận án đưa ra một số kiến nghị và lộ trình áp dụng thực
tế bộ tiêu chí tăng trưởng xanh tại các doanh nghiệp.
Thứ năm, luận án mở ra hướng cho những nghiên cứu khác
trong tương lai ở những ngành công nghiệp khác.
Kết cấu của luận án
Luận án được phân chia làm năm chương chính gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tăng trưởng xanh.
Chương 2: Tổng quan về các chỉ số đánh giá liên quan tăng
trưởng xanh.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu của luận án.
Chương 4: Xây dựng bộ chỉ số đánh giá tăng trưởng xanh cho
ngành xi măng Việt Nam.
Chương 5: Áp dụng bộ chỉ số tăng trưởng xanh tại một số doanh
nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH
1.1. Tổng quan về tăng trưởng xanh
1.1.1. Các khái niệm chung
Phát triển bền vững là sự phát triển đảm bảo rằng đáp ứng
các nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng phát
triển của các thế hệ tương lai [36].
Tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh
tế đồng thời đảm bảo rằng các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung
cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống
của con người [2].
Mô hình kinh doanh xanh là mô hình kinh doanh khuyến
khích sự phát triển của sản phẩm dịch vụ (các hệ thống) mang lại

lợi ích về môi trường, giảm sử dụng nguồn lực và chất thải và khả
thi về mặt kinh tế [42].
Sản xuất xanh bao gồm việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực,
bảo tồn năng lượng và tài nguyên, giảm nguồn chất thải (như tối
thiểu hóa cũng như ngăn ngừa chất thải hoặc ô nhiễm), tái chế, an
toàn và sức khỏe đối với người lao động và người tiêu dùng, và
thiết kế sản phẩm xanh [59].
1.1.2. Nguồn gốc của tăng trưởng xanh

-3-


Tăng trưởng xanh là một tầm nhìn được đưa ra bởi các nhà
hoạch định chính sách trong nỗ lực để tìm ra phương thức vừa tăng
trưởng kinh tế vừa đảm bảo môi trường vẫn bền vững [60]. Tăng
trưởng xanh là khái niệm chính sách có nguồn gốc từ Khu vực Châu
Á Thái Bình Dương. Hàn Quốc và các tổ chức OECD, UNEP,
UNESCAP, KOICA, GGGI cũng là những tổ chức có vai trò quan
trọng trong sự phát triển của TTX.
1.1.3. Sự cần thiết và lợi ích của chiến lược tăng trưởng xanh
Chiến lược tăng trưởng xanh là cần thiết cả về mặt pháp lý và
thực tế. Chiến lược TTX sẽ đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế,
giảm thiểu tác động đến môi trường và hệ sinh thái; tạo điều kiện
cho hoạt động đầu tư đổi mới.
Chiến lược tăng trưởng xanh có những lợi ích ở khía cạnh:
(1) Lợi ích kinh tế thu được từ việc loại bỏ sự thiếu hiệu quả trong
việc sử dụng và quản lý vốn tự nhiên. (2) Những hoạt động kích
thích tăng trưởng, nguồn tăng trưởng và việc làm mới từ sự đổi mới
và sự xuất hiện của thị trường và các hoạt động tăng trưởng xanh
1.1.4. Mối quan hệ giữa tăng trưởng xanh với phát triển bền vững

Trọng tâm TTX hẹp hơn và tập trung vào mối quan hệ kinh
tế-môi trường nhưng có sự trùng lặp trực tiếp với các vấn đề liên
quan tới:
- Phúc lợi con người (hiện tại): chất lượng môi trường sống
- Vốn (tương lai): vốn tự nhiên
- Khía cạnh quốc tế (khác): mối quan hệ quốc tế có thể ảnh
hưởng vốn tự nhiên toàn cầu.
Có 3 khía cạnh trọng tâm mà TTX hướng tới bao gồm:
- Hiệu quả môi trường và nguồn lực
- Các phản hồi chính sách “xanh”
- Các cơ hội kinh tế trong nền kinh tế tăng trưởng xanh
Điểm khác biệt lớn nhất, các vấn đề của TTX không bao gồm
các lĩnh vực được xác định trong khung PTBV:
- Chất lượng sống (khác với chất lượng môi trường sống)
- Vốn con người, xã hội và tài chính
- Các tác động tới các nước khác (khác với vốn tự nhiên).

-4-


1.2. Chính sách và chiến lược tăng trưởng xanh
1.2.1. Nội dung chính sách tăng trưởng xanh
Nội dung của tăng trưởng xanh chủ yếu bao gồm [40]:
- Sản xuất và tiêu dùng bền vững;
- Giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Xanh hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Áp dụng các biện pháp sản xuất sạch;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững;
- Bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên;
- Cải tổ và áp dụng các công cụ kinh tế;

- Xây dựng và thực hiện các chỉ số sinh thái.
1.2.2. Các chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam
Chiến lược TTX chia thành các cấp độ sau: (1) cấp quốc gia;
(2) cấp địa phương/thành phố; (3) cấp bộ/ngành; và (4) cấp doanh
nghiệp. TTX được đặc biệt chú trọng ở các nước thuộc OECD như
Canada, Mỹ, Đức, Pháp, Nhật Bản... Các nước này đều có chiến
lược quốc gia về TTX và từ chiến lược quốc gia đó xây dựng chiến
lược cho các thành phố/bang. Ở cấp ngành có nghiên cứu TTX cho
ngành ôtô ở Nhật, TTX cho ngành Thép ở Đan Mạch; TTX cho các
tập đoàn thiết bị điện tử ở Mỹ. Các doanh nghiệp cũng triển khai
hoạt động theo hướng TTX từ các ngành trực thuộc. Ở Châu Á, Hàn
Quốc là một trong những quốc gia đi đầu về xây dựng chiến lược
TTX quốc gia [64]. Nhằm tạo điều kiện thúc đẩy TTX, chính phủ
các nước OECD đã xây dựng các cơ chế, chính sách, các quy định
nhằm hướng dẫn các ngành, doanh nghiệp triển khai TTX một cách
dễ dàng và thuận lợi; trong đó tập trung vào việc tuân thủ các quy
định về môi trưởng và xã hội.
Tại Việt Nam đã có Chiến lược TTX quốc gia, chiến lược
TTX các tỉnh. Ở cấp bộ/ngành, các bộ/ngành không xây dựng chiến
lược TTX của bộ mà ban hành kế hoạch hành động của ngành trực
thuộc bộ [11] [10] [12]. Ở cấp doanh nghiệp, các doanh nghiệp Việt
Nam cũng chưa xây dựng chiến lược TTX cho doanh nghiệp mà
chỉ có các chương trình, hành động theo kế hoạch hành động của
bộ/ngành chủ quản.

-5-


1.3. Tăng trưởng xanh trong ngành công nghiệp Việt Nam
1.3.1. Thực trạng tăng trưởng xanh các ngành công nghiệp Việt

Nam
Định hướng đến năm 2035, Công nghiệp Việt Nam phát triển
thân thiện môi trường, công nghiệp xanh [15]. Thực trạng phát triển
các ngành công nghiệp theo hướng TTX cho thấy đạt được một số
kết quả nhất định như công tác tuyên truyền với các ấn phẩm tờ rơi,
tài liệu, số tay hướng dẫn…; ban hành một số định mức tiêu hao
năng lượng; một số chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững…
Tuy nhiên, việc xây dựng các tiêu chí cụ thể đánh giá thực hiện
TTX trong các ngành công nghiệp chưa được thực hiện. Việc xây
dựng các tiêu chí đánh giá TTX là cần thiết để đánh giá việc thực
hiện TTX của ngành công nghiệp và đó là mục tiêu của luận án.
1.3.2. Thực trạng tăng trưởng xanh ngành xi măng Việt Nam
Ngành công nghiệp xi măng Việt Nam phát triển theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bền vững, đảm bảo chất lượng,
tiết kiệm nguyên liệu, và tiêu hao năng lượng thấp; bảo vệ môi
trường, cảnh quan thiên nhiên tăng cường khả năng tái chế, tái sử
dụng các chất thải công nghiệp và xử lý rác thải. Sự phát triển ngành
công nghiệp xi măng theo hướng TTX, trong tương lai sản lượng
ngành xi măng vẫn tiếp tục tăng kéo sử dụng nhiều tài nguyên và
năng lượng hơn, phát thải môi trường cao hơn…
Việc đánh giá TTX thông qua các tiêu chí đánh giá TTX đối
với các doanh nghiệp SXXM trong ngành công nghiệp xi măng là
rất cần thiết và phải được thực hiện. Để thực hiện được điều này
việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thực hiện TTX cho các doanh
nghiệp SXXM trong ngành công nghiệp xi măng là rất thiết thực.
1.4. Bàn luận về cơ sở lý luận và thực trạng tăng trưởng xanh
1.4.1. Về cơ sở lý luận tăng trưởng xanh
1.4.1.1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng xanh và phát triển bền vững
Điểm giống nhau: TTX là một phần của PTBV, phương thức
để đạt được PTBV, cùng đo lường khía cạnh kinh tế & môi trường.

Điểm khác nhau: TTX xem xét trong ngắn hạn, tương lai gần
từ 5-20 năm trong khi PTBV hướng đến tương lai dài hạn. TTX có
phạm vi hẹp hơn so với PTBV, TTX chỉ xem xét mối quan hệ giữa

-6-


2 trong 3 trụ cột của PTBV là kinh tế và môi trường. PTBV ngoài
khía cạnh kinh tế, môi trường còn xét đến khía cạnh xã hội.
1.4.1.2. Lựa chọn mô hình tăng trưởng xanh doanh nghiệp
Doanh nghiệp theo đuổi mô hình TTX tập trung vào 2 khía
cạnh kinh tế và môi trường sẽ có cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong
việc xác định mục đích chuyển đổi mô hình kinh doanh. Doanh
nghiệp theo đuổi mô hình TTX cần áp dụng viễn cảnh tổng hợp,
toàn diện trên các khía cạnh bền vững về kinh tế, môi trường và mà
không nhất thiết bắt buộc đặt các lợi ích xã hội lên mối quan tâm
hàng đầu như trong mô hình bền vững mạnh.
1.4.1.3. Mối quan hệ sản xuất bền vững, sản xuất xanh và tăng
trưởng xanh
Dựa trên khái niệm, nội dung sản xuất xanh, sản xuất bền
vững, và TTX cho thấy rằng: sản xuất xanh, sản xuất bền vững có
phạm vi trong doanh nghiệp và ngành; và TTX có phạm vi rộng
hơn ở cấp Bộ/ngành, địa phương, quốc gia.
Sản xuất xanh (SXX) và sản xuất bền vững (SXBV) có thể
giúp hệ thống sản xuất của doanh nghiệp tốt hơn, sản xuất xanh
xem xét hệ thống trong thời gian ngắn hạn trong khi sản xuất bền
vững xét trong thời gian dài hạn. SXX và SXBV đều có thể giúp
cho ngành sản xuất phát triển hướng tới TTX của ngành.
Điểm giống nhau giữa hai khái niệm này cùng là phương thức
sản xuất giúp bảo tồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên; an toàn

sức khỏe với người lao động và người tiêu dùng; và cùng nâng cao
hiệu quả nguồn lực cũng như khả thi về mặt kinh tế.
Điểm khác nhau giữa SXX và SXBV đó là SXX có đề cập
đến vấn đề tái chế, tái sử dụng trong khi SXBV không đề cập đến
vấn đề này; SXX không xét đến yếu tố cộng đồng; SXBV không
gây ô nhiễm môi trường trong khi SXX giảm thiểu nguồn chất thải
ra ngoài môi trường.
1.4.1.4. Tăng trưởng xanh trong ngành công nghiệp
“Tăng trưởng xanh cấp ngành công nghiệp là sự đạt được
hoặc duy trì tăng trưởng kinh tế của ngành về những kết quả kinh
doanh đồng thời giảm thiểu những tác động đến môi trường trong
quá trình sản xuất, đảm bảo phúc lợi của người lao động doanh
nghiệp trong ngành thông qua việc cung cấp những sản phẩm có
-7-


chất lượng; có khả năng tái chế tái sử dụng và nâng cao sự hài lòng
của các bên hữu quan”.
1.4.1.5. Tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh ngành công nghiệp
Luận án xác định các tiêu chí đo lường TTX đối với ngành
sản xuất công nghiệp bao gồm:
- (1) Năng lượng và tài nguyên
- (2) Môi trường tự nhiên
- (3) Kết quả kinh tế
- (4) Lao động
- (5) Sản phẩm
- (6) Tái chế
- (7) Chính sách doanh nghiệp
1.4.2. Về thực trạng tăng trưởng xanh
TTX cần được tập trung triển khai đồng bộ từ quốc gia tới địa

phương, bộ/ngành và các doanh nghiệp. Những nghiên cứu về TTX
ở cấp vĩ mô đang được triển khai tại Việt Nam và ở cấp độ thấp hơn
như ngành/ doanh nghiệp cũng cần được thực hiện đồng bộ.
Việc nghiên cứu các hoạt động cũng như các nhiệm vụ thực
hiện nhằm thúc đẩy TTX ở cấp ngành là quan trọng. Tuy nhiên, vấn
đề đánh giá hiện trạng TTX để biết được mức TTX của ngành cần
được ưu tiên hơn bởi vì ngành chỉ có thể đưa ra được các hoạt động,
biện pháp thúc đẩy TTX chỉ khi biết được hiện trạng của vấn đề gặp
phải. Như vậy, cần có công cụ đánh giá đó là bộ tiêu chí TTX.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ LIÊN
QUAN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG XANH
2.1 Tổng quan về chỉ số
2.1.1 Khái niệm chỉ số
Chỉ số được định nghĩa như là “biến số”, “tham số”, “đo
lường”, “đo lường thống kê”, “sự ủy nhiệm đo lường”, “một chỉ số
con” [86]. Ở cấp độ cụ thể hơn, các chỉ số được xem là các biến.
“Biến số” là đại diện cho một thuộc tính hoạt động (chất lượng, đặc
tính, thuộc tính) của một hệ thống.
2.1.2 Vai trò của chỉ số và quy trình sử dụng chỉ số
Chỉ số có thể đo lường các đầu vào, quá trình, đầu ra, và kết
quả [87].
-8-


Đối với cơ quan quản lý, chỉ số là công cụ sử dụng để đánh
giá mức tăng trưởng xanh của doanh nghiệp so với các doanh
nghiệp khác trong ngành, đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch đặt
ra của doanh nghiệp;
Đối với doanh nghiệp chỉ số có các vai trò sau [88]:
- Giáo dục doanh nghiệp về tăng trưởng xanh

- Hỗ trợ cho việc ra quyết định
- Thúc đẩy việc học hỏi của doanh nghiệp từ chỉ số và kết quả
của doanh nghiệp khác
- Công cụ để đo lường việc đạt được sản xuất bền vững/xanh
của tổ chức và các mục tiêu (so sánh chuẩn nội bộ)
- Cho phép sự so sánh giữa các doanh nghiệp về kết quả môi
trường, kinh tế của việc sản xuất (so sánh chuẩn bên ngoài).
- Công cụ để “kiểm tra chéo” sứ mệnh doanh nghiệp và báo
cáo các kết quả tới các bên liên quan.
- Công cụ khuyến khích sự tham gia các bên liên quan vào quá
trình ra quyết định.
2.1.3 Đặc tính chất lượng của chỉ số
Các đặc tính chất lượng kỳ vọng của chỉ số khi xây dựng bao
gồm [88]:
- Sự phù hợp với nhiệm vụ đánh giá
- Dữ liệu về chỉ số luôn sẵn có và chính xác.
- Các chỉ số được xây dựng nên được xác nhận lại.
- Các chỉ số cần được xây dựng thành bộ chỉ số
- Bộ chỉ số cần có số lượng vừa đủ.
- Chỉ số nên cân bằng về tính đơn giản và có ý nghĩa
- Các chỉ số bao gồm cả định tính và định lượng.
- Chỉ số cho phép so sánh sự tiến bộ của các đối tượng.
- Chỉ số nên có đánh giá mở, minh bạch thông qua công nhân,
cộng đồng và tất cả các bên liên quan khác.
2.1.4 Tiêu chuẩn lựa chọn chỉ số
Theo Tổ chức Đào tạo & tư vấn MDF Training &
Consultancy (2005), các tiêu chuẩn của chỉ số bao gồm [86]:
- Tính cụ thể (Specific):
- Tính có thể đo lường (Measurable)


-9-


-

Khả năng đạt được (Achievable): chấp nhận, phù hợp, thích
hợp, đồng ý cao
- Tính có liên quan (Relevant): tin cậy, thực tế
- Tính thời điểm (Time-bound)
Theo Veleva Vesela (2001) các tiêu chuẩn lựa chọn chỉ số
thông thường bao gồm [88]:
- Tính sẵn có dữ liệu;
- Tính đơn giản và dễ thực hiện;
- Tính có thể so sánh;
- Tính liên quan đến tầm nhìn và mục tiêu công ty;
- Tính hữu ích cho doanh nghiệp;
- Khả năng kiểm tra, xác nhận.
Ở một nghiên cứu khác, Rahdari & Rostamy đã xác định 3
tiêu chuẩn lựa chọn chỉ số sản xuất bền vững cho doanh nghiệp bao
gồm: tính tổng quát, độ tin cậy và tính sẵn có dữ liệu.
2.1.5 Phân loại chỉ số
Có hai loại chỉ số: Chỉ số trực tiếp được phát triển để xem xét
trực tiếp chủ đề nghiên cứu chỉ số trực tiếp; chỉ số gián tiếp xem xét
chủ đề nghiên cứu một cách gián tiếp [86]:
2.2 Quy trình, phương pháp, và công cụ bổ trợ xây dựng chỉ số
2.2.1 Tổng quan chung
Nghiên cứu xây dựng chỉ số PTBV, SXBV đã có ở cấp
vùng/địa phương, cấp ngành, doanh nghiệp. Ở cấp thành phố/vùng,
quy trình xây dựng chỉ số PTBV đã được đề cập đến trong các
nghiên cứu Hartmut Bossel (1999) [19] khi xây dựng chỉ số bền

vững ở cấp thành phố/vùng. Barry Dalal-Clayton & Stephen Bass
(2002) [34] xây dựng thủ tục 5 bước lựa chọn chỉ số có hiệu quả
(tính đại diện tốt, tin cậy và khả thi) và cho rằng bộ chỉ số nên được
phân chia theo thứ bậc. Tác giả Lê Trịnh Hải & Phạm Hoàng Hải
(2014) [25] sử dụng phương pháp Delphi thực hiện quan nhiều
vòng lặp để đạt được sự đồng thuận cuối cùng của các chuyên gia.
Ở cấp ngành, tác giả Nguyễn Công Quang (2016) [27] xây dựng bộ
chỉ tiêu bền vững ngành Than dựa trên phương pháp áp lực-trạng
thái-ứng phó (PSR) .Ở cấp doanh nghiệp, nghiên cứu của Rahdari
A. H & Anvary Rostamy A. A (2015) [21] xây dựng bộ chỉ số bền

-10-


vững chung cho các doanh nghiệp theo một quy trình mang tính hệ
thống và cấu trúc cao.
2.2.2 Quy trình xây dựng bộ chỉ số
Quá trình xác định chỉ số thích hợp được thực hiện qua thủ
tục sau (Hartmut Bossel, 1999) [19]:
- Bước 1: Hiểu hệ thống một cách toàn diện
- Bước 2: Xác định các chỉ số tiêu biểu
- Bước 3: Định lượng hướng đến sự thỏa mãn cơ bản:
- Bước 4: Quá trình tham gia
Rahdari A. H & Anvary Rostamy A. A (2015) thiết kế bộ chỉ
số sản xuất bền vững cấp doanh nghiệp thông qua 8 thuộc tính [19].
2.3.3 Phương pháp chuyên gia (Delphi) xây dựng bộ chỉ số
Lê Trịnh Hải & Phạm Hoàng Hải (2014) thực hiện xây dựng
bộ chỉ số đánh giá bền vững bằng phương pháp chuyên gia (Delphi)
[24]. Đây là phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, được tiến hành
theo nhiều vòng (có thể từ 2, 3 hoặc 4 vòng).

2.3.4 Các công cụ, kỹ thuật bổ trợ xây dựng chỉ số
Một số phương pháp bổ trợ được sử dụng để xây dựng chỉ số
như PAM (Process Analysis Method), MFA (Material Flow
Analysis), PSR (Pressure-State-Response) và AHP (Analytic
Hierarchy Process).
2.3 Các chỉ số đánh giá liên quan đến tăng trưởng xanh hiện có
2.3.1 Tổng quan nghiên cứu chỉ số đánh giá liên quan đến TTX
Tổng quan nghiên cứu các chỉ số đánh giá liên quan cho thấy
có 10 bộ chỉ số đánh giá điển hình liên quan đến TTX.
- Chỉ số hiệu quả nguồn lực
- Bộ chỉ số hiệu quả bền vững doanh nghiệp
- Bộ chỉ số sản xuất bền vững
- Chỉ số TTX sản phẩm xi măng
- Bộ chỉ số môi trường phát triển vùng đô thị
- PTBV năng lượng (ISED)
- Chỉ số phát triển bền vững ngành Than
- Bộ chỉ số bền vững cho các doanh nghiệp
- Chỉ số thực hiện môi trường
- Bộ chỉ số thực hiện kết quả chính (KPI)

-11-


2.4 Bàn luận các vấn đề về chỉ số và xây dựng bộ chỉ số
2.4.1 Về các nghiên cứu xây dựng chỉ số
Luận án đánh giá một số đặc điểm quy trình, phương pháp
xây dựng bộ chỉ số liên quan đến TTX như sau:
- Các nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số trong trường hợp cụ thể
chưa thực hiện hoặc không thực hiện việc đánh giá hệ thống
thông qua việc sử dụng các phương pháp để mô tả hệ thống

và quá trình cụ thể.
- Phương pháp Delphi cũng có điểm hạn chế là khó khăn trong
việc xác định chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu. Việc
tham khảo ý kiến chuyên gia chỉ có ý nghĩa ở khía cạnh kỹ
thuật hơn là ở khía cạnh vận hành và quản lý doanh nghiệp.
- Đa số các nghiên cứu xây dựng chỉ số đánh giá không chỉ rõ
phương pháp mang tính hệ thống và logic cao được sử dụng
là gì. Rahdari A. H & Anvary Rostamy A. A (2015) [21] đưa
ra một phương pháp mang tính hệ thống trong việc xây dựng
chỉ số sản xuất bền vững; tuy nhiên lại là bộ chỉ số bền vững
mang tính tổng quát chung, chưa thực hiện cho một ngành
cũng như doanh nghiệp cụ thể nào. Quy trình của Rahdari và
cộng sự có thể là tài liệu tham khảo tốt.
2.4.2 Về tiêu chuẩn lựa chọn chỉ số
Luận án tổng hợp 7 tiêu chuẩn (TC) đánh giá một chỉ số:
- Sự phù hợp: phù hợp với tầm nhìn, mục tiêu công ty và TTX
- Khả năng đo lường: tính đơn giản và dễ thực hiện
- Độ tin cậy: tính chính xác, sai số
- Tính sẵn có dữ liệu: dữ liệu có sẵn, dễ thu thập
- Tính hữu ích: hữu ích cho doanh nghiệp trong quản lý
- Chi phí đo lường
- Có thể so sánh: so sánh giữa các doanh nghiệp.
2.4.3 Hướng xây dựng quy trình của luận án
Một số quyết định tác giả rút ra từ bàn luận vấn đề nghiên cứu
sử dụng cho quy trình xây dựng bộ tiêu chí của luận án:
- Luận án kế thừa quy trình xây dựng bộ chỉ số của Rahdari A.
H & Anvary Rostamy A. A (2015) [21].

-12-



-

Quy trình xây dựng bộ tiêu chí nên xác định bộ tiêu chí sơ bộ
tác giả thiết kế, sau đó sử dụng bộ tiêu chí này khảo sát tại
các doanh nghiệp.
- Duy trì cấu trúc thứ bậc của bộ tiêu chí, sử dụng 7 tiêu chí đã
được xác định trong chương 1.
- Quy trình xây dựng chỉ số của luận án cần phân tích hệ thống
SXXM theo phương pháp PAM và MFA.
- Sử dụng 7 tiêu chuẩn đánh giá chỉ số đã được xác định (trong
mục 2.4.2) để xây dựng chỉ số TTX của luận án.
- Điều chỉnh để phù hợp với các khía cạnh đánh giá TTX đặc
thù doanh nghiệp SXXM và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Đối tượng khảo sát phỏng vấn của luận án phục vụ xây dựng
bộ tiêu chí là cán bộ vận hành, quản lý phân xưởng.
- Phương pháp Delphi và AHP cần được xem xét sử dụng phù
hợp trong luận án.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN
3.1 Phương pháp tiếp cận
3.1.1 Lựa chọn phương pháp tiếp cận
Luận án áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp
để xây dựng bộ tiêu chí dựa trên 2 nhóm phương pháp: phương
pháp thu thập dữ liệu (phương pháp thu thập) và phương pháp phân
tích dữ liệu (phương pháp phân tích) (Hình 0.1):

Hình 0.1. Lưu đồ phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Nguồn: tác giả
-13-



3.1.2 Các phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp nghiên cứu tại bàn
Việc thu thập dữ liệu thứ cấp bao gồm: xác định loại dữ liệu
thứ cấp, định vị dữ liệu thứ cấp và đánh giá các nguồn dữ liệu thứ
cấp [106]. Dựa trên mục đích xây dựng bộ tiêu chí đánh giá TTX
cho doanh nghiệp SXXM, luận án xác định các loại dữ liệu thứ cấp
bao gồm: các chỉ số đánh giá liên quan đến TTX (bao gồm cả bền
vững, hiệu quả nguồn lực…), khung TTX ngành công nghiệp Việt
Nam, các hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, hệ thống an toàn
sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18000, quy trình SXXM...
Phương pháp khảo sát bảng hỏi
Việc khảo sát được thực hiện tại các doanh nghiệp SXXM.
Khảo sát được thực hiện thông qua phiếu khảo sát được thiết kế
phục vụ cho kế hoạch khảo sát. Phiếu khảo sát được thiết kế dựa
trên bộ tiêu chí sơ bộ được phác thảo trước sao cho việc thu thập
dữ liệu được chính xác và đầy đủ nhất. Việc thiết kế phiếu khảo sát
cần đảm bảo lấy được thông tin đánh giá về các tiêu chí của TTX,
điểm số về các tiêu chuẩn của từng chỉ số (trong mỗi tiêu chí) đã
được xác định cụ thể. Các chỉ số được đánh giá thông qua các tiêu
chuẩn được xác định trước trong phiếu khảo sát tạo điều kiện thuận
lợi cho việc đánh giá và lấy dữ liệu.
Phương pháp phỏng vấn sâu
Ngoài phương pháp khảo sát bảng hỏi, phương pháp phỏng
vấn sâu được thực hiện đồng thời để bổ sung thêm dữ liệu về chỉ số
và những ý kiến đóng góp hữu ích khác. Một số điểm lưu ý của
phỏng vấn sâu là phiếu phỏng vấn sâu cần có số lượng câu hỏi vừa
phải để tránh người được hỏi không phải trả lời quá nhiều câu hỏi
mà vấn đảm bảo lấy được thông tin đầy đủ và hữu ích (thường
không quá 15 câu hỏi) và cần có công cụ hỗ trợ như sổ ghi chép,

thiết bị ghi âm để tránh bỏ sót thông tin.
Khảo sát chuyên gia
Khảo sát ý kiến chuyên gia với mục đích là để xác định trọng
số thể hiện tầm quan trọng của các khía cạnh đánh giá TTX của bộ
chỉ số. Phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia nên thiết kế theo dạng so
sánh cặp giữa các khía cạnh TTX phục vụ cho việc xác định trọng
số bằng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP).
-14-


3.1.3

Các phương pháp thu thập dữ liệu
Các phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm: phương pháp
PAM, MFA, phân tích tổng hợp & so sánh, phương pháp AHP
3.1.4 Kế hoạch khảo sát bảng hỏi, phỏng vấn sâu
Tác giả lấy mẫu khảo sát theo phương pháp mẫu thuận tiện
từ các đối tượng của 3 doanh nghiệp SXXM thuộc VICEM: Bút
Sơn, Hoàng Mai, và Hoàng Thạch. Mỗi doanh nghiệp sẽ lấy ý kiến
của 10 đối tượng đã được xác định đối với phân xưởng sản xuất là
Quản đốc/phó quản đốc hoặc kỹ sư công nghệ chính có thâm niên,
đối với phòng ban là Trưởng/phó phòng. Thời gian phỏng vấn mỗi
đối tượng khoảng 45 đến 60 phút. Cách thức khảo sát, phỏng vấn
sâu thực hiện cho từng đối tượng độc lập, và đảm bảo để đối tượng
trả lời một cách khách quan tránh kết quả lấy ý kiến bị chi phối theo
người khảo sát để kết quả phản ánh tính độc lập và khách quan.
3.2 Quy trình xây dựng bộ chỉ số đánh giá tăng trưởng xanh
cho ngành xi măng Việt Nam
Luận án đề xuất quy trình xây dựng chỉ số đánh giá TTX cho
ngành xi măng Việt Nam bao gồm các bước như sau:

- Bước 1: Xác định căn cứ lựa chọn chỉ số.
- Bước 2: Xây dựng cấu trúc của bộ tiêu chí.
- Bước 3: Sàng lọc và chuẩn hóa các chỉ số tiềm năng.
- Bước 4: Lấy ý kiến phản hồi từ doanh nghiệp SXXM.
Hình 0.2 mô tả chi tiết quá trình xây dựng bộ tiêu chí đánh
giá thực hiện TTX cho doanh nghiệp SXXM.

-15-


Hình 0.2. Quy trình xây dựng bộ tiêu chí TTX của luận án
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ THỰC
HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH CHO DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT XI MĂNG VIỆT NAM
Thực hiện xây dựng bộ tiêu chí TTX theo quy trình đề xuất
chương 3 cho kết quả bộ tiêu chí TTX bao gồm 41 chỉ số thuộc 7
khía cạnh đánh giá. Chi tiết bộ chỉ số chỉ ra trong Bảng 4.12:

-16-


Bảng 4.12. Bộ tiêu chí đánh giá thực hiện TTX doanh nghiệp SXXM
STT
1

Khía
cạnh
Sử dụng
năng
lượng

và tài
nguyên


chỉ
số
I1

Phương pháp đo

Đơn vị đo

Lượng đá vôi sử dụng để sản xuất 1 tấn clinker

T/Tclk

Lượng đất sét sử dụng để sản xuất 1 tấn clinker

T/Tclk

I13
I14

Tiêu hao Đá vôi (CaCO3)
Tiêu hao Đất sét
(Al2O3.2SiO2.2H2O)
Tiêu hao Quặng sắt (FeS2)/đất giàu
sắt
Kíp nổ


Lượng quặng sắt sử dụng để sản xuất 1 tấn clinker
Số lượng kíp nổ dùng cho 1 tấn đá vôi

T/Tclk
Cái/T.đvôi

I15

Mìn nổ

Lượng mìn nổ dùng cho 1 tấn đá vôi

Kg/T.đvôi

I16

Dây dẫn nổ

Chiều dài dây nổ dùng cho 1 tấn đá vôi

M/T.đvôi

I17

Xít than

Lượng xít than sử dùng để sản xuất 1 tấn clinker

T/Tclk


I18

Tiêu hao Than đá (C)

I19
I110
I111
I112

Clinker
Tiêu hao Phụ gia
Xỉ nhiệt điện
Tiêu hao Thạch cao (CaSO4.2H2O)

Lượng phụ gia dùng để sản xuất 1 tấn xi măng
Lượng xỉ nhiệt điện dùng để sản xuất 1 tấn clinker
Lượng thạch cao dùng để sán xuất 1 tấn xi măng

I2

Tiêu hao điện năng

Điện năng sử dụng/1 tấn xi măng

I3

Dầu DO

Dầu DO sử dụng cho các công đoạn tính trung bình 1
tấn XM


I4
I5

Dầu đốt Lò (FO)
Xăng
Bi đạn

Lượng dầu sử dụng để sản xuất 1 kg clinker
Lượng xăng dùng cho các công đoạn
Lượng bi đạn dùng cho các công đoạn nghiền

I11
I12

Chỉ số
Tiêu hao nguyên vật liệu

kcal/kgclk

-17-

T/Txm
T/Txm
T/Tclk
T/Txm
kWh
lít
Kg
kcal/kg

clinker
lít/Txm
kg/Txm


I6
I7
I8
2

Môi
trường
tự nhiên

I9

Dầu bôi trơn
Mỡ bôi trơn
Vỏ bao xi măng
Tỷ lệ % những những điểm quan
trắc môi trường đạt chuẩn

I10

Lượng chất thải rắn tạo ra

I101

Lượng chất thải rắn thông thường


I102

Lượng chất thải rắn nguy hại

I11

Lượng bụi thải ra môi trường

I12
I13

Lượng nước thải ra môi trường
Lượng khí thải tạo ra ngoài môi
trường

I131

Lượng khí CO tạo ra

I132

Lượng khí NOx tạo ra

I133

Lượng khí SOx tạo ra

I134

Phát thải CO2


I14

Ô nhiễm tiếng ồn (Tiếng ồn twong
đương Leq)

Dầu bôi trơn máy móc
Mỡ bôi trơn các thiết bị
Lượng vỏ bao trung bình cho 1 tấn xi măng
Tỷ số số điểm quan trắc đạt chuẩn trên tổng số điểm
quan trắc
Khối lượng chất thải tạo ra trước tái chế/1 tấn xi
măng
Rác thải vệ sinh công nghiệp, cành lá cây, phế thải,
phế liệu xây dựng, rác thải sinh hoạt; chất thải có
khả năng tái chế như: gạch chịu lửa, sắt thép phế
liệu, dây điện thải..
Giẻ lau dính dầu mỡ, dầu mỡ thải, chất thải y tế, hộp
mực in, bóng đèn, ắc quy, vỏ phi dính dầu, vỏ hộp
dung môi pha sơn..
Lượng bụi thải ra môi trường tại đầu ống khói KV lò
nung clinke
Lượng nước thải từ KV rửa xe và sinh hoạt CBCNV
nhà máy
Lượng CO phát thải tại điểm trong ống khói KV lò
nung clinker
Lượng NOx phát thải tại điểm trong ống khói KV lò
nung clinker
Lượng SOx phát thải tại điểm trong ống khói KV lò
nung clinker

Tổng lượng CO2 phát thải
1 tấn Clinker
1 tấn xi măng
Tiếng ồn đo được tại KV trạm nghiền sàng (KV có
độ ồn lớn nhất)

-18-

lít/Txm
kg/Txm
Cái/Txm
%

kg/tháng
kg/tháng
mg/Nm3
m3/ngày
đêm

mg/Nm3
mg/Nm3
mg/Nm3
kg
kg
kg
(dBA)


3


I141

Tiếng ồn tại khu vực trong công ty

I142

Tiếng ồn khu vực xung quanh

I143

Tiếng ồn khu vực khai thác mỏ

Kết quả
kinh tế

I16

Chi phí về an toàn-sức khỏe-môi
trường (EHS)
Tỷ lệ khách hàng khiếu nại, đòi bồi
thường/Số lượng khách hàng khiếu
nại SP&DV

I17

Thời gian nhà máy ngừng hoạt động

I18

Thời gian ốm đau & tai nạn


I19
I20

Đề xuất QEHS của người lao động
Đào tạo lao động

I21

Tỷ lệ lao động xin nghỉ việc

I22

Sự hài lòng về công việc

I23

Cải tiến đặc tính sản phẩm

I24
I25

Chủng loại sản phẩm
Sự hài lòng của khách hàng về
SP&DV

I26

Khả năng thu hồi năng lượng


I15

4

5

6

Lao
động

Sản
phẩm

Tái chế

Tiếng ồn tại các điểm cách ống khói nhà máy 500m,
1000m, 1500m, 3000m, và khu vực dân cư
Tiếng ồn tại các địa điểm trong các công đoạn sản
xuất chính: xưởng đóng bao, máy nghiền clinker,
nghiền than, lò nung, KV cảng, máy đập đá vôi, trạm
khí nén..
Tiếng ồn tại các vị trí thuộc KV khai thác mỏ
Tổng chi phí chi cho EHS (bao gồm: tiền phạt, nợ
phải trả, bồi thường công nhân, xử lý và loại bỏ chất
thải, khắc phục hậu quả)
Tỷ số lượng khách hàng khiếu nại, bồi thường/tổng
số khách hàng trong năm (chỉ tính khách hàng đại lý
& doanh nghiệp, không bao gồm KH cá nhân)
Tổng thời gian nhà mày ngừng hoạt động ngoài kế

hoạch
Tổng số ngày nghỉ làm việc công nhân viên trong
năm do ốm đau, tai nạn trong quá trình làm việc
Số lượng đề xuất về chất lượng, môi trường, sức
khỏe, an toàn
Tổng số giờ người lao động được đào tạo trong năm
Tổng số người lao động tự thôi việc/Tổng số công
nhân viên
% công nhân hài lòng về công việc (dựa trên bản
câu hỏi khảo sát)
Mức cải tiến 1-5 (mức 5 mức cao nhất)
Số lượng sản phẩm xi măng (mác xi măng) của
doanh nghiệp

(dBA)

(dBA)
(dBA)
Triệuđ

%
Giờ
Ngày

Giờ
%
%
Định tính

% khách hàng hài lòng về SP&DV


%

% năng lượng mất đi được thu hồi lại

%

-19-


I27

Khả năng tái chế nguyên vật liệu

I28

I29

Tái chế sản phẩm xi măng
Lượng xi măng thu hồi tái chế do
không đảm bảo chất lượng
Lượng xi măng tái chế do hỗ trợ
khách hàng bị ướt (không đóng rắn)
trong quá trình bảo quản của khách
hàng
Khả năng tái chế chất thải: dầu thải
tái chế

I30


Xử lý chất thải

I31

I281

I282

7

Chính
sách

Mức tái chế nguyên vật liệu 1-5

Định tính

Tính trong 1 năm

tấn

Tính trong 1 năm

tấn

Mức tái chế chất thải 1-5

Định tính
Định tính


An sinh xã hội

Mức xử lý 1-5 (5 mức cao nhất)
Tổng số tiền đầu tư & đóng góp vào địa phương
trong năm

Triệu đồng

I32

Đầu tư vào môi trường

Tổng ngân sách đầu tư vào môi trường/năm

Triệu đồng

I33

Nộp ngân sách Nhà nước

Triệu đồng

I34

Chính sách cho người lao động

I35

Sự cởi mở của tổ chức
Công ty có hệ thống quản lý môi

trường (EMS) không?
Công ty có hệ thống quản lý an toàn
& sức khỏe nghề nghiệp (OHSAS)?
Công ty có hệ thống quản lý chất
lượng?
Khả năng tham gia vào thiết kế
EMS
Đánh giá hệ thống quản lý môi
trường EMS
Khả năng xử lý vấn đề môi trường

Tổng số tiền thuế và các khoản nộp Ngân sách
% khoản mục trong chính sách lao động mà doanh
nghiệp giành cho người lao động
Khả năng của các bên liên quan tham gia vào quá
trình ra quyết định (Số chỉ số: 1-5)

I36
I37
I38
I39
I40
I41

%
Định tính
Định tính
Định tính
Định tính


Số lượng các bên tham gia vào thiết kế EMS
Số lần đánh giá EMS trong năm
Thời gian trung bình xử lý 1 vụ môi trường/năm

-20-

Lần
Giờ


CHƯƠNG 5: ÁP DỤNG BỘ CHỈ SỐ TĂNG TRƯỞNG
XANH TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI
MĂNG VIỆT NAM
5.1 Tổ chức đo lường bộ tiêu chí tăng trưởng xanh
Các dữ liệu thu thập được tại 3 DN SXXM Bút Sơn, Hoàng
Mai và Hoàng Thạch bao gồm:
- Quyết toán vật tư theo năm
- Báo cáo đánh giá môi trường
- Các chứng nhận, chứng chỉ chất lượng, sức khỏe an toàn nghề
nghiệp, hệ thống quản lý môi trường
- Báo cáo nhân sự và đào tạo
- Đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động môi trường
- Báo cáo từ bộ phận kinh doanh và bán hàng
- Những dữ liệu ghi chép tài liệu cầm tay
5.2 Kết quả đo lường bộ tiêu chí thực hiện tăng trưởng xanh
Kết quả đo lường các chỉ số đo lường được của 3 đơn vị thu
thập trong năm 2018.
5.3 Đánh giá kết quả đo lường tại các doanh nghiệp
Kết quả đo lường các chỉ số/chỉ số con của 3 đơn vị xi măng
Bút Sơn, Hoàng Mai, Hoàng Thạch cho biết 23/41 chỉ số có thể đo

lường được ngay. Mặc dù còn 18 chỉ số chưa có kết quả nhưng theo
ý kiến tại các đơn vị này cho biết 41 chỉ số trong bộ tiêu thực hiện
TTX hoàn toàn có thể đo lường được.
5.4 Phân nhóm các chỉ số hỗ trợ cho việc đánh giá tăng trưởng
xanh của ngành xi măng cho các doanh nghiệp
Để thuận lợi cho việc triển khai đo lường chỉ số TTX và so
sánh giữa các đơn vị sản xuất xi măng thì có thể phải phân tách bộ
chỉ số thành 2 nhóm chỉ số:
- Nhóm 1: các chỉ số có thể đo lường được ngay với dữ liệu sẵn
có tại doanh nghiệp, chi phí đo lường thấp.
- Nhóm 2: các chỉ số với dữ liệu không sẵn có, cần có thời gian
và chi phí thu thập dữ liệu.
5.5 Bàn luận về đo lường và áp dụng bộ tiêu chí tăng trưởng
xanh

-21-


PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
i. Kết quả đạt được
- Hệ thống hóa lại cơ sở lý thuyết trong nước và quốc tế về
TTX
- Đưa ra những đánh giá và bàn luận có tính khai phá về TTX.
- Hệ thống hóa lại quy trình xây dựng chỉ số.
- Đề xuất quy trình xây dựng bộ tiêu chí với phương pháp
nghiên cứu có tính khoa học.
- Lần đầu tiên xây dựng bộ tiêu chí TTX cho doanh nghiệp
SXXM tại Việt Nam và trên thế giới.
- Triển khai áp dụng đo lường bộ tiêu chí thực hiện TTX cho 3
doanh nghiệp xi măng Bút Sơn, Hoàng Mai, Hoàng Thạch.

ii. Những đóng góp của luận án
- Về mặt lý luận: hệ thống hóa cơ sở lý luận và đưa ra những
nhận định có tính khai phá về TTX ở cấp ngành/doanh
nghiệp. Đề xuất quy trình xây dựng bộ tiêu chí mới. Đề xuất
bộ tiêu chí đánh giá thực hiện TTX cho doanh nghiệp SXXM,
là cơ sở cho những nghiên cứu khác trong tương lai.
- Về mặt thực tiễn: luận án giúp cho cơ quan quản lý ngành
công nghiệp xi măng có được công cụ quản lý giám sát thực
hiện TTX. Luận án giúp doanh nghiệp có được công cụ đánh
giá TTX từ đó cho biết thông tin về hiện trạng TTX để doanh
nghiệp. Luận án áp dụng triển khai đo lường tại một số doanh
nghiệp. Luận án đưa ra một số kiến nghị và đề xuất đối với
các cơ quan có thẩm quyền và doanh nghiệp đưa bộ tiêu chí
vào áp dụng thực tế.
iii. Những hạn chế của luận án
- Thứ nhất, số lượng doanh nghiệp tham gia lấy ý kiến phản
hồi và đo lường xác định giá trị trung bình còn hạn chế.
- Thứ hai, luận án chưa tính điểm và xếp hạng doanh nghiệp.
Tuy vậy, luận án cũng đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
thông qua khảo sát xin ý kiến đánh giá các chuyên gia để xác
định tầm quan trọng của mỗi tiêu chí/chỉ số của bộ tiêu chí
(mục v. Hướng nghiên cứu tiếp theo).
iv. Kiến nghị và đề xuất
Lộ trình triển khai áp dụng bộ chỉ số:
-22-


- Giai đoạn 1 (2020-2021): yêu cầu áp dụng cho toàn bộ các
doanh nghiệp thuộc VICEM cho 23/41 chỉ số có thể đo lường
được ngay, kiến nghị khi tiếp tục đo lường các chỉ số còn lại

trong 41 chỉ số.
- Giai đoạn 2 (2021-2025): lên kế hoạch hỗ trợ triển khai áp
dụng cho toàn bộ doanh nghiệp thuộc VICEM báo cáo hoàn
chỉnh bộ tiêu chí. Đồng thời mở rộng lấy ý kiến chuyên gia
xác định trọng số của các tiêu chí/khía cạnh và bộ chỉ số để
xác định cách tính điểm và xếp hạng TTX cho doanh nghiệp.
- Giai đoạn 3 (2025-2030) mở rộng đánh giá áp dụng cho toàn
bộ các doanh nghiệp SXXM còn lại trong 2 khối Liên doanh
và Địa phương-Tập đoàn.
Đối với cơ quan có thẩm quyền:
- Kiến nghị: Đưa vào áp dụng bộ tiêu chí cho các doanh nghiệp
SXXM để phục vụ quản lý ngành xi măng.
- Đơn vị thực hiện: Bộ Xây dựng, cụ thể là Vụ Khoa học Công
nghệ & Môi trường phối hợp cùng Vụ Vật liệu xây dựng
trong việc quản lý các đơn vị xi măng.
- Phương hướng thực hiện:
- Thời gian thực hiện: theo lộ trình triển khai áp dụng bộ tiêu
chí.
- Kỳ vọng đạt được: kết quả bộ chỉ số của tất cả các đơn vị sản
xuất xi măng, giá trị trung bình của bộ tiêu chí TTX của tất
cả các doanh nghiệp SXXM, và có được bức tranh toàn ngành
xi măng (đối với các đơn vị SXXM) khi đánh giá xếp hạng
doanh nghiệp SXXM thực hiện TTX
Đối với các doanh nghiệp:
- Thành lập Tổ TTX của doanh nghiệp chuyên phụ trách vấn
đề tăng trưởng xanh cho doanh nghiệp
- Tổ tăng trưởng xanh chủ động tiến hành thu thập dữ liệu.
- Doanh nghiệp đề ra các giải pháp tiến liên tục để doanh
nghiệp tốt hơn.
v. Hướng nghiên cứu tiếp theo

- Chỉ ra tầm quan trọng của các tiêu chí/chỉ số
- Nghiên cứu chỉ ra mức chuẩn của những chỉ số chưa có định
mức.
-23-


×