SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TT HUẾ
TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I MÔN GDCD LỚP 11
NĂM HỌC 2018 2019
I. Nội dung ôn tập:
Gồm bài 1,2,3,4,5,6,7
BÀI
Bài 1: Công dân với
sự phát triển kinh tế
Bài 2: Hàng hóa –
tiền tệ thị trường
Bài 3: Quy luật giá
trị trọng sản xuất và
lưu thông hàng hóa
Bài 4: Cạnh tranh
trong sản xuất và
lưu thông hàng hóa
NỘI DUNG ÔN TẬP
Trình bày được khái niệm sản xuất của cải vật chất và vai trò của sản
xuất của cải vật chất.
Trình bày được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
Giải thích được vai trò của sản xuất của cải vật chất.
Cho ý kiến của bản thân về vai trò sản xuất của cải vật chất
Trình bày được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
Vận dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất vào thực tế.
Trình bày được khái niệm phát triển kinh tế.
Giải thích được những yếu tố cấu thành sự phát triển kinh tế
Trình bày được các ý nghĩa của phát triển kinh tế.
Khả năng vận dụng tri thức trong học tập để nâng cao chất lượng lao
động của bản thân, góp phần xây dựng kinh tế đất nước.
Trình bày được khái niệm hàng hóa, giá trị và giá trị sử dụng.
Trình bày được nguồn gốc, bản chất và những chức năng cơ bản của tiền
tệ
Nêu được khái niệm thị trường và những chức năng cơ bản của thị
trường.
Giải thích được những yếu tố cấu thành nên hàng hóa
Giải thích được bản chất và những chức năng cơ bản của tiền tệ.
Phân tích được yếu tố cơ bản hình thành nên thị trường.
Vận dụng được thực tiễn vào trong nội dung bài học.
Trình bày được nội dung của quy luật giá trị.
Nêu được các tác động của quy luật giá trị.
Nêu được một số biện pháp của Nhà nước và công dân trong việc phát
huy mặt tích cực và khắc phục mặt hạn chế của quy luật giá trị.
Giải thích được một số hiện tượng kinh tế gần gũi trong cuộc sống.
Đánh giá được biểu hiện của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông
hàng hóa.
Lý giải được sự cần thiết phải cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề của
người lao động.
Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc tôn trọng quy luật giá trị
để mua được nhiều hàng và có lãi.
Trình bày được khái niệm, nguyên nhân cạnh tranh.
Tìm được ví dụ về cạnh tranh.
Lí giải nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
Rút ra được mục đích của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng
hóa.
Làm sáng tỏ về tính 2 mặt của cạnh tranh.
Biết bày tỏ quan điểm của bản thân về những biểu hiện của tính 2 mặt
1
Bài 5: Cung – cầu
trong sản xuất và
lưu thông hàng hóa
Bài 6: Công nghiệp
hóa, hiện đại hóa
đất nước
Bài 7: Thực hiện nền
kinh tế nhiều thành
phần và tăng cường
vai trò quản lý kinh tế
của nhà nước
của cạnh tranh trong đời sống.
Nhận xét được các cách giải quyết một tình huống cụ thể trong thực tế.
Ý thức được các việc làm của bản thân nhằm phát huy mặt tích cực của
cạnh tranh.
Trình bày được khái niệm cung, cầu; vận dụng quan hệ cungcầu.
Giải thích được mối quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hang
hóa
Có cách giải thích hợp lí ảnh hưởng của giá cả thị trường đến cungcầu
của một số loại hàng hóa trên thị trường.
Đánh giá về sự vận dụng quan hệ cung – cầu ở những trường hợp cụ thể.
Lựa chọn cách ứng xử phù hợp cho bản thân trong quan hệ cungcầu.
Trình bày được khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trình bày được nội dung cơ bản của CNH, HĐH ở nước ta.
Nêu được trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp CNH,HĐH đất
nước.
Giải thích được sự cần thiết phải tiến hành CNH, HĐH đất nước.
Giải thích được nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cho ý kiến của bản thân về tính tát yếu khách quan và tác dụng của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Vận dụng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong việc góp phần xây dựng
đất nước.
Trình bày được khái niệm thành phần kinh tế.
Trình bày được sự cần thiết khách quan tồn tại nền kinh tế nhiều thành
phần ở nước ta.
Kể tên được các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay và ghi nhớ được
đặc điểm cơ bản của các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay.
Phân biệt được các thành phần kinh tế hiện nay ở nước ta.
Xác định được trách nhiệm của mỗi công dân trong việc phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần ở nước ta.
Đánh giá được các thành phần kinh tế ở địa phương mà các em đang sống.
Thực hiện tham gia phát triển kinh tế gia đình, phù hợp với điều kiện của
gia đình và khả năng của bản thân.
II. Hình thức ra đề: Trắc nghiệm khách quan (40 câu = 10 điểm)
2