Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phát triển du lịch trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.21 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------------------------

NGUYỄN QUANG LÂM

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số : 60.31.01.05

Đà Nẵng - Năm 2018


Cơng trình được hồn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Bảo

Phản biện 1: GS.TS. Trương Bá Thanh
Phản biện 2: PGS.TS. Hồng Hữu Hịa

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng
vào ngày 11 tháng 8 năm 2018.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng.
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành nhu cầu
quan trọng của mọi người. Tiềm năng và thế mạnh du lịch Hoà Vang
được thể hiện rõ qua sức hấp dẫn của núi rừng, ao hồ, sông suối, gắn với
hệ sinh thái rừng mang lại vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ. Hòa Vang được coi
là vùng quê giàu bản sắc văn hóa, hệ thống di tích lịch sử và ẩm thực
truyền thống phong phú.
Xuất phát từ tiềm năng thực tế mà thiên nhiên ban tặng cho vùng
đất này, cùng với di tích lịch sử, lễ hội văn hóa truyền thống cịn giữ
gìn đến ngày nay, với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, hạ tầng giao
thơng, thêm vào đó tác giả là người bản địa, am hiểu một phần về
vùng đất này và rất tâm huyết đưa lý thuyết vào thực tiễn. Với những
lý do đó, tác giả chọn đề tài “Phát triển du lịch trên địa bàn huyện
Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” làm đề tài luận văn nghiên cứu tốt
nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Trên cơ sở lý luận về du lịch, phân tích thực trạng phát triển du
lịch trên địa bàn huyện Hòa Vang, đề ra giải pháp phát triển ngành du
lịch huyện giai đoạn từ nay đến năm 2020 chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng tăng dần tỷ trọng du lịch - dịch vụ trong GDP, đến năm
2030 du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch, luận văn
đánh giá, phân tích thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện



2
Hịa Vang. Trong đó nêu bật những kết quả đạt được, nguyên nhân
chính của những hạn chế, yếu kém; từ đó đề ra các giải pháp cụ thể
nhằm phát triển du lịch trên địa bàn huyện từ nay đến năm 2020 tiếp
tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại - dịch vụ
55%, công nghiệp 33%, nông nghiệp 12%, tổng giá trị sản xuất tăng
bình quân 11-12%/năm và tầm nhìn 2030.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển du
lịch.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chủ yếu
liên quan đến phát triển du lịch huyện Hịa Vang.
- Khơng gian: Trên địa bàn huyện Hịa Vang.
- Thời gian: Đánh giá thực trạng giai đoạn từ năm 2013 đến
2017, các giải pháp được đề xuất có ý nghĩa từ nay đến năm 2020,
tầm nhìn đến 2030.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp bao gồm
Báo cáo tổng kết năm 2017 của Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng; báo
cáo tổng kết năm 2017 của huyện Hòa Vang; nghị quyết, quyết định,
đề án, đề cương, kế hoạch, các văn bản liên quan của UBNDthành
phố Đà Nẵng. Các thông tin khác được thu thập từ các văn bản quy
phạm pháp luật, internet, báo chí, tạp chí chuyên ngành du lịch.
4.2. Phương pháp phân tích


3

- Phương pháp tổng hợp lý thuyết: phân tích lý thuyết thành
những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo thời gian để
nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý
thuyết từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho nghiên
cứu.
- Phương pháp thống kê mô tả: thu thập tài liệu, phân tích, tổng
hợp, đối chiếu; So sánh các chỉ tiêu, dữ liệu ở các thời điểm, thời kỳ
khác nhau.
- Phương pháp so sánh: dùng để so sánh đối chiếu làm rõ sự khác
biệt hay những đặc trưng riêng của đối tượng nghiên cứu, từ đó giúp
cho các đối tượng quan tâm có căn cứ đề ra quyết định lựa chọn.
- Phương pháp chuyên gia: Lựa chọn chuyên gia có chuyên môn,
kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch thuận lợi cho công tác điều tra
như lãnh đạo, các bộ phận chuyên mơn thuộc Sở Du lịch, huyện Hịa
Vang và các chun gia khác.
- Phương pháp kế thừa: tổng hợp và kế thừa có chọn lọc những
kết quả nghiên cứu của một số tác giả có cơng trình nghiên cứu liên
quan đến phát triển du lịch huyện Hòa Vang.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phát triển du lịch
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch tại huyện Hòa Vang
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch huyện Hòa Vang
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Các bài viết, luận văn thạc sỹ đã nghiên cứu về phát triển du lịch
tại các địa phương khác nhau, ở góc độ khác nhau với những phương
pháp khác nhau. Trên cơ sở lý luận về phát triển du lịch, tác giả đánh



4
giá thực trạng du lịch trên địa bàn, phân tích những tồn tại, hạn chế,
nguyên nhân của những tồn tại và đề xuất những giải pháp nhằm định
hướng phát triển du lịch cho địa phương, khu du lịch trong thời gian
đến. Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu với những thời hạn khác nhau, khai
thác những tiềm năng, lợi thế khác nhau. Các quy định từ Trung
ương đến địa phương ban hành thời gian qua là cơ sở triển khai công
tác đầu tư du lịch. Nhưng đến nay với nhiều lý do khác nhau, từ chủ
quan như thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, chưa nghiên cứu kỷ về lĩnh
vực này, không dám mạo hiểm đến khách quan như cơ chế chính
sách chưa cụ thể, rõ ràng, từ lý thuyến đến thực tiễn vẫn là khoảng
cách, nhà quản lý còn nhũng nhiễu chưa tâm huyết, thời gian xin chủ
trương, đất đai kéo dài, phức tạp làm cho nhà đầu tư chưa thật sự
mặn mà đầu tư.
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH
1.1.1. Một số khái niệm
- Du lịch
- Khách du lịch
- Tài nguyên du lịch
- Sản phẩm du lịch
- Khái niệm về phát triển du lịch
1.1.2. Đặc điểm ngành du lịch
- Tính nhạy cảm
- Tính thời vụ
- Tính tổng hợp
- Tính đa ngành, tính liên vùng



5
1.1.3. Ý nghĩa của phát triển du lịch đối với kinh tế - xã hội
- Ngành du lịch phát triển sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất kinh
doanh các ngành khác cùng phát triển.
- Du lịch còn là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất trong
nền kinh tế, đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể
- Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nhất là lao
động địa phương, đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
- Du lịch quốc tế phát triển còn thúc đẩy quan hệ quốc tế phát
triển.
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH
1.2.1. Gia tăng quy mơ du lịch
- Gia tăng giá trị kinh doanh ngành du lịch
Gia tăng quy mô du lịch được biểu hiện qua tổng giá trị kinh
doanh ngành du lịch có được năm sau cao hơn năm trước.
- Gia tăng các nguồn lực phục vụ du lịch
+ Gia tăng nguồn nhân lực làm du lịch:
+ Gia tăng nguồn lực tài chính:
+ Gia tăng nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật
- Gia tăng đơn vị kinh doanh du lịch
Gia tăng quy mô cơ sở kinh doanh du lịch tức là số lượng cơ sở
kinh doanh du lịch tăng lên qua thời gian nhất định, năm sau cao hơn
năm trước.
1.2.2. Phát triển mới sản phẩm, loại hình du lịch
1.2.3. Mở rộng mạng lƣới du lịch
Mở rộng mạng lưới du lịch là tăng các thành viên của mạng lưới,
củng cố mạng lưới hiện có, gia tăng chiếm lĩnh thị phần, thực chất là
mở rộng địa bàn hoạt động.



6
Mục tiêu cuối cùng việc mở rộng mạng lưới du lịch nhằm khai
thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế du lịch đem lại lợi ích kinh tế, xã hội
cho doanh nghiệp, địa phương, quốc gia đó.
1.2.4. Bảo tồn, tơn tạo tài nguyên du lịch và bảo vệ môi
trƣờng
- Bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch
- Bảo vệ môi trường: Nội dung bảo vệ môi trường du lịch được
quy định tại Luật Du lịch 2017, tuy nhiên để quy định đi vào thực
tiễn thì các cơ quan từ trung ương đến địa phương cần triển khai
đồng bộ, phù hợp với thực tế địa phương.
1.2.5. Gia tăng kết quả kinh tế - xã hội từ du lịch
- Tăng cơ hội việc làm
- Tăng thu nhập cho người lao động
- Nâng cao nhận thức về du lịch, ý thức bảo vệ môi trường
- Mang lại lợi ích về mặt tinh thần cho người dân địa phương.
1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.3.1. Nhóm nhân tố tự nhiên
- Vị trí địa lý
- Địa hình
- Thủy văn
- Sinh vật
- Khí hậu
1.3.2. Nhóm nhân tố xã hội
- Tài nguyên du lịch nhân văn
- Mơi trường chính trị, xã hội
1.3.3. Nhóm nhân tố kinh tế
- Trình độ phát triển kinh tế

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội


7
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1


8
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN HÒA
VANG GIAI ĐOAN 2013 ĐẾN 2017
2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ
HỘI CỦA HUYỆN ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU
LỊCH
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
- Vị trí địa lý
- Địa hình
- Khí hậu thủy văn
- Tài ngun thiên nhiên
2.1.2. Đặc điểm xã hội
- Dân số, mật độ dân số
- Lao động
- Truyền thống văn hóa xã hội
- Dân trí
- Tài nguyên du lịch nhân văn
2.1.3. Đặc điểm kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế
- Cơ cấu kinh tế
- Kết cấu hạ tầng
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN HÒA

VANG GIAI ĐOẠN 2013 -2017
2.2.1. Thực trạng về quy mô du lịch
Lượt khách và doanh thu du lịch huyện Hòa Vang giai đoạn
2013-2017


9
Tốc độ
tăng
STT Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

trường
BQ 10132017 (%)

Tổng
1

Lượt 1.028.794 1.260.165 1.545.076 1.830.110 2.189.214

20,8

Lượt

297.273

382.270


932.755

33,1

Lượt

731.521

877.895 1.038.567 1.159.192 1.256.459

14,5

Tỷ đ

1.946

khách
Khách
a

quốc tế
Khách

b

nội địa
Tổng thu

2


2.468

506.508

670.919

3.204

4.021

4.876

25,8

DL

Qua bảng số liệu trên cho thấy tốc độ phát triển du lịch huyện
Hòa Vang tăng mạnh trong những năm gần đây, năm 2013 với 1 triệu
lượt khách, đến năm 2017 đạt 2,1 triệu lượt, tăng hơn hai lần so với
năm 2013 với tốc độ trung bình giai đoạn 2013-2017 là 20,8%. Trong
đó khách quốc tế tăng mạnh qua các năm với tốc độ đáng kể 33,1%,
từ 28,9% năm 2013 tăng lên 42,6% năm 2017 và gấp hơn hai lần so
với khách nội địa. Với tốc độ này cho thấy quy mô du lịch huyện
ngày càng mở rộng và phát triển với tốc độ nhanh, nhà đầu tư đã chú
trọng việc thu hút khách
2.2.2. Thực trạng về sản phẩm, dịch vụ du lịch
a. Loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng là thế mạnh của Hòa Vang. Hiện
tại, đã có một số cơng ty khai thác các địa điểm có tiềm năng về du

lịch sinh thái trên địa bàn huyện và đã kinh doanh hiệu quả như: Khu


10
du lịch Bà Nà Hills, Khu du lịch Suối Hoa, Khu du lịch Ngầm Đơi,
Khu du lịch Hịa Phú Thành, Khu du lịch Suối khống Phước Nhơn,
Cơng viên Suối khống nóng Núi Thần Tài…
b. Du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng
Đây là loại hình đưa du khách đến thăm các làng quê của huyện
Hòa Vang như làng cổ Phong Nam, làng sinh thái Cẩm Nê, du lịch
cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống người Cơ tu tại 02
thơn Tà Lang và Giàn Bí...
c. Sản phẩm phục vụ du lịch
- Hiện nay, sản phẩm du lịch phục vụ cho mục đích vui chơi
giải trí tập trung tại các khu du lịch như: trược thác tại Hoà Phú
Thành; tắm khống nóng, tắm bùn tại Suối khống Phước Nhơn, Suối
khống Núi Thần Tài; câu cá giải trí, cởi ngựa và một số trò chơi dân
gian khác tại Suối Hoa. Riêng khu du lịch Bà Nà Hills đã vươn lên
tầm thế giới và trở thành một trong những điểm tham quan vui chơi
giải trí nổi tiếng của cả nước.
- Huyện Hịa Vang nổi tiếng với nhiều làng nghề thủ cơng
truyền thống, một số sản phẩm có thương hiệu từ bao đời nay và vẫn
còn tiếp tục phát triển, hoạt động cho đến bây giờ như: Bánh tráng
Túy Loan, bánh khô mè Quang Châu, Mỳ Quảng, rượu cần Phú Túc,
Bánh tráng và mỳ Túy Loan, Bánh khô mè Quang Châu, Rượu cần
Phú Túc.
2.2.3. Thực trạng về mạng lƣới du lịch
Hòa Vang là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tiềm năng
du lịch lớn cả về tự nhiên lẫn nhân văn, cùng với cơ sở hạ tầng phục
vụ du lịch ngày càng phát triển tạo nên thế mạnh đặc trưng của

huyện. Trong những năm gần đây, Đảng bộ và chính quyền từ thành
phố đến huyện đã có sự quan tâm đầu tư phát triển ngành du lịch trở


11
thành ngành kinh tế mũi nhọn.
- Một số điểm du lịch tiềm năng, nhưng mới khai thác tự phát:
+ Hồ Hịa Trung
+ Khe lớn
+ Hồ Hóc Khế (có tên gọi là Hói Khế)
+ Hồ Trước Đơng
+ Vùng đồng bào dân tộc Cơtu Hòa Bắc
+ Làng cổ Phong Nam
- Các tuyến tiềm năng
+ Tuyến thủy nội địa cảng sông Hàn - Cẩm Lệ - sông Yên - Túy
Loan - Thái Lai.
+ Tuyến du lịch kết hợp thuỷ nội địa và sinh thái nhà vườn: sông
Hàn - Cẩm Lệ - sông Yên - Đập Para An Trạch - Khu sản xuất rau
sạch Hoà Khương - Bia Văn chỉ La Châu
+ Tuyến du lịch đường bộ viếng mộ ông Nguyễn Bá Thanh tham quan đình Bồ Bản - chùa Hưng Quang - Nhà thờ Tin lành Phú
Hịa - đình Túy Loan - thơn Thái Lai - dừng chân ăn mỳ Túy Loan
2.2.4. Thực trạng về công tác bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du
lịch và bảo vệ môi trƣờng
a. Bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch
Hiện nay trên địa bàn huyện Hòa Vang có 27 di tích được xếp
hạng, trong đó có 06 di tích cấp Quốc gia và 21 di tích cấp Thành
phố, ngồi ra cịn nhiều di tích chưa được xếp hạng mà chủ yếu là do
nhân dân tự đóng góp để trùng tu, tơn tạo nhằm bảo vệ giá trị lịch sử
của nó. Các di tích phân bố ở 09 xã trên địa bàn huyện (02 xã khơng
có di tích là Hịa Ninh và Hịa Bắc).

b. Cơng tác bảo vệ môi trường
- Song song công tác bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch, công tác


12
bảo vệ môi trường không kém phần quan trọng đối với nhà quản lý,
chính quyền địa phương mà trực tiếp là Ủy ban nhân dân huyện Hịa
Vang, sau đó là các Hiệp hội, đồn thể, cơng ty lữ hành, doanh
nghiệp kinh doanh du lịch, người dân địa phương và chính du khách
tham quan du lịch.
- Thực trạng công tác bảo vệ môi trường tại các điểm, khu du lịch
trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều bất cập. Để đầu tư mở rộng quy mô
phát triển du lịch chủ đầu tư phải phá rừng, phá núi, điều chỉnh dịng
chảy của sơng suối… tuy được cấp giấy phép nhưng rõ ràng sẽ tác
động đến môi trường tự nhiên là không thể tránh khỏi. Một số đơn vị
kinh doanh chú trọng lợi nhuận hơn là môi trường, người dân chưa
được tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.
- Hầu hết các khu du lịch khi đều ký hợp đồng với Xí nghiệp Mơi
trường Hịa Vang, đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần Môi trường đô
thị Đà Nẵng để thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Tổng lượng
rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện được thu gom 65 tấn/ngày, tỷ lệ
thu gom khoảng 85-90%. Rác tại các khu du lịch được phân thành 02
loại cơ bản là rác sinh hoạt với đơn giá dịch vụ 265.000 đồng/m3 và
rác nguy hại 01 triệu đồng/tháng với khối lượng đến 100kg/tháng,
trên 100kg thu thêm 10.000 đồng/kg. Những nơi được khai thác du
lịch tự phát như Hồ Hòa Trung, Suối Lớn, đầu nguồn Sơng Cu Đê…
thì mơi trường ở đó không được thu gom, nguy cơ ngày càng ô
nhiễm.
2.2.5. Thực trạng kết quả kinh tế - xã hội thu đƣợc từ du lịch
- Tăng doanh thu

Tổng doanh thu du lịch huyện Hòa Vang giai đoạn 2013-2017
ĐVT: tỷ đồng


13
Tốc độ
Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

tăng BQ

2013

2014

2015

2016

2017


20132017 (%)

Tổng
doanh thu

1.946

2.468

3.204

4.021

4.876

25,8

du lịch
(Nguồn: Phòng Quản lý Cơ sở lưu trú - Sở Du lịch TP. Đà Nẵng)

Doanh thu du lịch trên là doanh thu trực tiếp chưa bao gồm
doanh thu giám tiếp thu được từ du lịch như quà lưu niệm, dịch
vụ ăn uống, lưu trú của người dân… qua bảng số liệu cho thấy
rõ kết quả doanh thu du lịch tăng mạnh qua 5 năm, năm 2017
doanh thu đạt 4.876 tỷ đồng gấp hơn 2,5 lần so với 2013, tốc độ
tăng bình quân giai đoạn 2013-2017 đạt 25,8% cao hơn tốc độ
tăng lượt khách 20,8%, điều này cho thấy công tác đầu tư được
chú trọng, chất lượng sản phẩm du lịch được nâng lên, đem lại
hiệu quả rõ rệt.
- Tăng cơ hội việc làm, nhất là người bản địa có tay nghề cao.

Lao động có việc làm huyện Hòa Vang từ năm 2013-2017
Năm

2013

2014

2015

2016

2017

1. Lao động có việc

70.108

71.620

73.126

73.352

74.466

1,5

1,4

1,5


1,4

1,5

làm (người)
2. Tỷ lệ thiếu việc
làm (%)
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hịa Vang)
- Góp phần tăng thu nhập cho người lao động trên địa bàn.
Thu nhập bình quân đầu người huyện Hòa Vang giai đoạn 2013 2017


14
ĐVT: triệu đồng
Năm
Thu nhập BQ
đầu người

2013

2014

2015

2016

2017

20,86


24,68

27,25

31,10

35,5

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hịa Vang)
- Ngồi lợi ích hữu hình, khi du lịch phát triển mang lại lợi ích về mặt
tinh thần cho cộng đồng dân cư.
- Nâng cao nhận thức về du lịch, ý thức bảo vệ môi trương
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN
HỊA VANG
2.3.1. Thành cơng
- Trong những năm qua hoạt động phát triển ngành du lịch đã có
sự chuyển biến mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào sự phát triển,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của huyện.
- Quy mô du lịch được mở rộng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch
không ngừng được đầu tư nâng cấp
- Công tác quy hoạch, đầu tư cho du lịch được quan tâm.
- Giải quyết công ăn việc làm cho người làm động, đặc biệt là lao
động tại địa phương. Trình độ lao động trong ngành du lịch dần được
nâng cao, tạo điều kiện thu hút lao động cũng như giáo dục đào tạo
ngành du lịch. Nâng tầm tư duy về du lịch cho nhà đầu tư, người dân.
Góp phần bảo vệ, tơn tạo tài nguyên du lịch.
2.3.2. Những mặt hạn chế
- Chưa xây dựng được quy hoạ


ển du lị

ế quả

- Công tác quản lý nhà nước về du lịch chưa theo kịp tốc độ và
xu hướng phát triển chung.


15
- Lực lượng lao động trong ngành du lịch còn ít, mang tính thời
vụ.
- Các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng chưa theo kịp
với nhu cầu phát triển kinh tế du lịch trong tình hình mới.
- Ngành du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, đặc
biệt tiềm năng du lịch sinh thái được thiên nhiên ban tặng trên mãnh
đất này.
- Công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch huyện Hịa Vang
ra nước ngồi vẫn cịn hạn chế, cịn trơng cậy vào thành phố và các
doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề tiếp cận nguồn vốn,
đất đai để đầu tư phát triển du lịch.
2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế
- Nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền, ban ngành, đoàn thể
và một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân về du lịch chưa thật đầy
đủ.
- Các chính sách khuyến khích phát triển du lịch và thu hút đầu
tư chưa thực sự hấp dẫn.
- Cho đến nay tài nguyên du lịch cả tự nhiên và nhân văn chưa
được đánh giá, phân loại và xếp hạng quản lý khai thác một cách bền
vững, hiệu quả.

-

ạn chế cả về số lượng,

chất lượng.
- Nguồn vốn đầu tư cho du lịch tuy đã tăng nhưng còn hạn chế.
- Nhà đầu tư e ngại chính sách và thủ tục hành chính nhiêu khê,
kéo dài.
- Công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch Hòa Vang chưa
được chú trọng đúng mức.


16
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
HUYỆN HÒA VANG
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Bối cảnh phát triển du lịch quốc tế
- Khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và toàn diện, toàn cầu
hóa là một xu thế khách quan, lơi cuốn các nước, vừa thúc đẩy hợp
tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau, vừa là
thách thức vừa là cơ hội cho ngành du lịch.
- Quan hệ ngoại giao quốc tế của Việt Nam đang mở ra cơ hội
thu hút đầu tư vốn và công nghệ đầu tư du lịch. Các nền kinh tế lớn,
các tổ chức quốc tế đang tích cực hỗ trợ Việt Nam trong quá trình
chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, trong đó dịng đầu tư
cho phát triển du lịch ngày một tăng.
3.1.2. Bối cảnh phát triển du lịch huyện Hòa Vang
- Hòa Vang cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 25km về phía

Tây, diện tích tự nhiên lớn 734,89 km2, địa hình đa dạng, tài nguyên
thiên nhiên, tài nguyên du lịch phong phú, với nhiều di tích lịch sử,
làng nghề truyền thống, sản phẩm đặc trưng là điều kiện thuận lợi
phát triển du lịch.
- Hạ tầng giao thông phát triển tương đối thuận lợi.
- Ưu tiên đầu tư phát triển du lịch sinh thái kết hợp văn hóa lịch
sử.
- Nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực du lịch của huyện tuy
đã cải thiện mạnh mẽ trong những năm gần đây, tuy nhiên chỉ tập
trung một số khu du lịch cao cấp, nên từ công tác tuyển dụng đến đào
tạo, đào tạo lại cần quan tâm đúng mức.


17
- Cơ chế, chính sách tuy đã được thành phố quan tâm xây dựng
cơ chế thuận lợi đẩy mạnh phát triển kinh tế cho huyện.
3.1.3. Quan điểm, mục tiêu, định hƣớng phát triển du lịch
huyện Hòa Vang
a. Quan điểm
- Khai thác nguồn tài nguyên du lịch.
- Phát triển du lịch theo hướng tạo ra sản phẩm chất lượng cao,
đặc trưng vùng miền khơng những hướng đến khách trong nước mà
cịn chú trọng thu hút khách quốc tế; đầu tư du lịch phát triển theo
hướng bền vững và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.
b. Mục tiêu
- Mục tiêu tổng quát
+ Kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư khai thác có hiệu quả
các tiềm năng, thế mạnh du lịch của huyện.
+ Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ.
+ Nâng cao chất lượng nguồn lao động.

- Mục tiêu cụ thể
+ Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hòa Vang theo
hướng thương mại - dịch vụ 55%, công nghiệp 33%, nông nghiệp
12%, tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 11-12%/năm.
+ Thống kê, đánh giá, khoanh vùng những điểm có lợi thế tự
nhiên và các điểm, địa phương có tiềm năng du lịch hiện còn.
+ Cung cấp cơ sở dữ liệu về tiềm năng, cơ sở khoa học, bảo đảm
yêu cầu sử dụng đất và dịch vụ phụ trợ cho việc đầu tư vào các tour,
điểm, khu du lịch trên địa bàn huyện.
+ Xây dựng hệ thống các quan điểm, mục tiêu và các định
hướng, chỉ tiêu phát triển cho lĩnh vực du lịch đến năm 2020, tầm


18
nhìn 2030 phù hợp với điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội, an ninh
quốc phịng và mơi trường.
+ Đề ra các giải pháp cụ thể để phát triển du lịch làm cơ sở để lập
các quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư phát triển du lịch.
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa; tăng nguồn thu ngân sách huyện, đến năm
2020 hàng năm giải quyết việc làm từ 1.500 đến 2.000 lao động.
c. Định hướng phát triển du lịch huyện Hòa Vang đến năm
2030
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hòa Vang lần thứ XVI
nhiệm kỳ 2015 - 2020 nhấn mạnh yếu tố phát triển kinh tế trên lĩnh
vực du lịch, chú trọng phát triển du lịch sinh thái, làng quê, di tích.
- Đến năm 2030, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của
huyện.
- Phải có quy hoạch đất đai cẩn thận với tầm nhìn xa và gắn với
tồn cục, tổng thể Đà Nẵng; vẫn tiếp tục chức năng là huyện của một

thành phố du lịch hiện đại.
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN HÒA
VANG
3.2.1. Giải pháp gia tăng quy mô du lịch
- Triển khai hướng dẫn thi hành Luật Du lịch (sửa đổi) năm 2017
đến cán bộ, người lao động, doanh nghiệp du lịch; xây dựng chính
sách ưu đãi, đột phá phát triển du lịch huyện.
- Kêu gọi các nhà đầu tư chiến lượt.
- Quy hoạch đầu tư phát triển du lịch, ưu tiên đầu tư kết cấu hạ
tầng đến các khu điểm du lịch.
- Ban hành chính sách phù hợp về thuế sử dụng đất, tiền thuê đất
đối với các dự án du lịch.


19
- Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa du lịch, phát triển du lịch cộng
đồng.
- Huy động vốn cho đầu tư phát triển du lịch.
- Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng đường bộ, nhất là các tuyến
đường đến các điểm, khu du lịch trên địa bàn huyện.
3.2.2. Giải pháp phát triển mới sản phẩm, loại hình du lịch
- Định hướng phát triển sản phẩm du lịch của Hòa Vang cần tạo
ra sự khác biệt so với các điểm đến khác, thoát khỏi xu hướng du lịch
đại chúng của những thập kỷ cuối thế kỷ 20.
- Với xu hướng khách du lịch “ít thời gian, nhiều tiền”.
- Cần nắm bắt cơ hội để phát triển du lịch xanh khi xu hướng du
lịch này ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn cầu.
- Phát triển các sản phẩm du lịch mới có tiềm năng như du lịch
dịch vụ, du lịch cộng đồng Cơtu Hòa Bắc, du lịch mạo hiểm khám
phá rừng, suối, du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, du lịch nhà

vườn, du lịch golf, du lịch vui chơi giải trí, tổ chức sự kiện, trình diễn
nghệ thuật, đặc biệt nghiên cứu hình thành vườn bách thảo.
Tổ chức các cuộc thi sáng tạo sản phẩm du lịch, ưu tiên phát triển
sản phẩm du lịch là thế mạnh, đặc thù của huyện.
3.2.3. Giải pháp mở rộng mạng lƣới du lịch
- Cơ cấu lại ngành du lịch, đảm bảo tính chuyên nghiệp, hiện đại
và phát triển bền vững theo quy luật của kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế.
- Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch.
- Huyện Hòa Vang cần chủ động triển khai làm tốt công tác quy
hoạch phát triển du lịch, tránh chồng chéo.
- Tạo liên kết tốt giữa chính quyền địa phương và các cơng ty du
lịch.


20
- Tiếp tục khảo sát, đánh giá các khu, điểm du lịch, kêu gọi đầu
tư.
- Thí điểm giao tư nhân quản lý vận hành một số điểm, khu du
lịch mục tiêu nâng cao hiệu quả khai thác, kinh doanh du lịch.
3.2.4. Giải pháp bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch và bảo vệ
môi trƣờng
- Giải pháp bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch
+ Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương.
+ Tập trung thống kê, nghiên cứu, rà sốt tất cả các di tích trên
địa bàn, từ đó phân loại, xác định thứ tự ưu tiên trong đầu tư.
+ Mở rộng mối quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ, khai thác
di sản để tranh thủ sự trợ giúp về vật chất và tinh thần.
+ Thực hiện có hiệu quả cơng tác tun truyền, giáo dục.
+ Áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất vào lĩnh

vực bảo tồn, tơn tạo di tích.
+ Tăng cường đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và các
thuyết minh viên.
+ Quy hoạch phát triển du lịch cần có sự tham gia của các chuyên
gia đầu ngành.
+ Nghiên cứu cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ
máy quản lý di sản văn hoá hiện nay.
- Giải pháp bảo vệ môi trường
Nâng cao ý thức người dân, khách du lịch bảo vệ môi trường,
tăng cường áp dụng chế tài đối với hành vi phá hoại mơi trường,
khơng có ý thức bảo vệ mơi trường. Xã hội hóa thu gom rác thải như
kêu gọi, vận động các doanh nghiệp trên địa bàn huyện thực hiện đầu
tư phương tiện, trang thiết bị thu gom vận chuyển rác thải, đến bãi
rác tập trung của thành phố để xử lý theo đúng quy trình.


21
3.2.5. Giải pháp gia tăng kết quả kinh tế - xã hội thu đƣợc từ
du lịch
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác tài nguyên du lịch
một cách bền vững theo đúng quy hoạch.
- Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư các chương
trình đào tạo nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển du
lịch.
- Mở các lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ, đào tạo hướng dẫn
viên du lịch cho người dân địa phương.
- Khuyến khích, kêu gọi người dân tham gia bảo vệ tài nguyên du lịch,
bảo vệ môi trường.
- Ưu tiên vốn đầu tư hạ tầng du lịch, các công trình phúc xã hội lợi cho
địa phương, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi, cải thiện cuộc sống người dân,

như xây dựng trường học, trạm y tế, đường giao thông, điện, nước, cơng viên,
khu vui chơi, thể thao, cơng trình cơng cộng…
3.2.6. Nhóm giải pháp khác
- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về du lịch
+ Kịp thời thực hiện công tác quy hoạch nhân sự ngành du lịch
để thuận lợi trong công tác quản lý, điều hành.
+ Tăng cường cải cách hành chính theo cơ chế một cửa có sự
giám sát tại mỗi cơ quan, đơn vị, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
+ Thường xuyên hoặc định kỳ phổ biến, hướng dẫn pháp luật về
du lịch cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.
+ Công tác kiểm tra giám sát nhằm phát hiện, xử lý những vi
phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch.
+ Có quy định cụ thể việc bình ổn giá, đặc biệt trong các đợt cao
điểm đối với các dịch vụ ăn uống, lưu trú, vận chuyển...
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ


22
sở du lịch hoạt động trái quy định.
- Đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch: Phổ biến, quán
triệt, tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật về du lịch; xây
dựng và triển khai chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng, đổi
mới tư duy về phát triển du lịch; Lồng ghép kiến thức du lịch vào
một số bài học, ngoại khóa...
- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.
Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất trong phát triển du lịch.
Vì vậy, cần tăng cường đào tạo để xây dựng được đội ngũ lao động
chất lượng cao có phẩm chất đạo đức, trình độ và kỹ năng nghiệp vụ
giỏi, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của ngành du lịch huyện
trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và kế hoạch đến năm 2030.

3.3. KIẾN NGHỊ
3.3.1. Đối với Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan
- Trên cơ sở Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ
Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tiếp
tục triển khai chỉ đạo các giải pháp cụ thể tạo môi trường thuận lợi
cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch, cải cách mạnh thủ
tục hành chính một cách thiết thực, hiệu quả, xây dựng môi trường
cạnh tranh lành mạnh.
- Cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển ngành du lịch, hỗ trợ các
hãng hàng không mở các tuyến bay mới, xây dựng chính sách kêu
gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch, phân bổ vốn trùng tu, bảo tơn, tơn tạo
các di tích lịch sử, văn hóa của địa phương, có chính sách về đất đai,
thuế, phí phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Miễn giảm thuế đối với hoạt động du lịch và thu nhập của nông
dân, giảm thuế thu nhập đối với doanh nghiệp và người dân kinh
doanh trong ngành du lịch.


23
3.3.2. Đối với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Đà Nẵng
- Đề nghị UBND thành phố ban hành cơ chế, chính sách đặc thù
cho huyện Hịa Vang phát triển kinh tế - xã hội, tăng mức phân cấp
cho huyện quyết định đầu tư các cơng trình từ vốn ngân sách dưới 10
tỷ đồng thay cho mức dưới 5 tỷ đồng như hiện nay.
- Chỉ đạo Sở Du lịch phối hợp huyện Hòa Vang xây dựng và
triển khai đề án cơ cấu lại ngành du lịch của huyện. Hoàn thành Đề án
xây dụng cơ chế chính sách ưu đãi đột phá thí điểm áp dụng cho Cụm du
lịch trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam).
- Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát
triển du lịch như giao đất, giao rừng công khai, công bằng, rút ngắn

thời gian xử lý hồ sơ, xử lý nghiêm những cán bộ nhũng nhiễu, đạo
đức kém.
- Ưu tiên kinh phí đầu tư hạ tầng cho du lịch, chính sách về đất,
thuế, phí, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường.
- Đề nghị UBND thành phố chỉ đạo các ngành chuyên môn phối
hợp với huyện bảo tồn từ một đến hai làng cổ để lưu giữ truyền thống
và phục vụ phát triển du lịch (Thái Lai, Phong Nam và các địa điểm
khác có tiềm năng).
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
KẾT LUẬN
Phát triển du lịch có vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội của huyện trong những năm qua. Trong thời gian đến, với
định hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, cũng
như góp phần phát triển Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch của khu
vực miền Trung và Tây Ngun, địi hỏi phải có một hướng phát
triển bền vững cho ngành du lịch huyện. Đề tài “Phát triển du lịch


×