Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu nghịch lưu hòa lưới điện mặt trời công suất nhỏ hơn 500W

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.07 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
---------------------------------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ - TRUYỀN THÔNG
ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU NGHỊCH LƯU HÒA LƯỚI
ĐIỆN MẶT TRỜI CÔNG SUẤT NHỎ HƠN 500W

GVHD: TS. QUÁCH THANH HẢI
SVTH: Lê Cao Ngọc Phúc
16341019
Bùi Thành Đạt
16341008

Tp. Hồ Chí Minh - 1/2018


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
---------------------------------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ - TRUYỀN THÔNG
ĐỀ TÀI:



NGHIÊN CỨU NGHỊCH LƯU HÒA LƯỚI
ĐIỆN MẶT TRỜI CÔNG SUẤT NHỎ HƠN 500W

GVHD: TS. QUÁCH THANH HẢI
SVTH: Lê Cao Ngọc Phúc
16341019
Bùi Thành Đạt
16341008

Tp. Hồ Chí Minh - 1/2018
i


TRƯỜNG ĐH.SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
Tp.HCM, ngày 15 tháng 1 năm 2018

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên:
Chuyên ngành:
Hệ đào tạo:
Khóa:

Lê Cao Ngọc Phúc
Bùi Thành Đạt
Kỹ thuật Điện - Điện tử
Đại học chính quy

2016

MSSV:16341019
MSSV:16341008
Mã ngành: 41
Mã hệ:
3
Lớp:
163410A

I. TÊN ĐỀ TÀI: “NGHIÊN CỨU NGHỊCH LƯU HÒA LƯỚI ĐIỆN MẶT TRỜI
CÔNG SUẤT NHỎ HƠN 500W”.
II. NHIỆM VỤ
1. Các số liệu ban đầu:
Các tài liệu và thông số cần thiết về bộ nghịch lưu, điều chế PWM, mạch DC-DC
và nguyên lý đồng bộ lưới điện…
2. Nội dung thực hiện:
Nội dung 1: Phân tích Bộ nghịch lưu 1 pha PWM sử dụng bán dẫn công suất
Nội dung 2: Nghiên cứu bộ biến đổi điện áp một chiều.
Nội dung 3: Thiết kế mạch nghịch lưu 1 pha.
Nội dung 4: Thiết kế bộ tăng áp DC/DC.
Nội dung 5: Lập trình điều khiển.
Nội dung 6: Chạy thử nghiệm, đánh giá kết quả và khắc phục sự cố.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

10/10/2017

IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:

15/1/2018


V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

TS. QUÁCH THANH HẢI

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

BM. ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

ii


TRƯỜNG ĐH. SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP - Y SINH
Tp.HCM, ngày 15 tháng 1 năm 2018

LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên 1: Bùi Thành Đạt
Lớp:
163410A
MSSV: 16341008
Họ tên sinh viên 2: Lê Cao Ngọc Phúc
Lớp:
163410A
MSSV: 16341019
Tên đề tài: Nghiên Cứu Nghịch Lưu Hòa Lưới Điện Mặt Trời Công Suất Nhỏ Hơn
500W.
Tuần/ngày

1, 2 & 3

Xác nhận
GVHD

Nội dung
Tìm và đọc hiểu các tài liệu liên quan:
Tài liệu điện tử công suất (linh kiện bán dẫn,
nguyên lí mạch boots điện áp, nghịch lưu 1 pha)

4, 5 & 6

Mô phỏng mạch boots điện áp đơn giản.
Tìm hiểu tạo xung PWM.

7 &8

Thiết kế sơ đồ nguyên lí mạch boots DC-DC.
Thiết kế sơ đồ nguyên lí nghịch lưu cầu 1 pha.
Lập trình mô phỏng.

9 & 10

Thiết kế sơ đồ nguyên lí cho các khối cần thiết
(mạch nguồn ±15VDC, hồi tiếp…)
Tìm hiểu mạch kích và cách ly.
Thi công board mạch, kết nối linh kiện và các
khối lại với nhau.
Tìm hiểu Card điều khiển DSP TMS320F28335.


10 & 11

12 & 13

Chạy thử nghiệm hệ thống.
Kiểm tra sai sót.
Viết báo cáo.

14 & 15

Chạy hệ thống lấy kết quả thực nghiệm.
Viết báo cáo.
Bảo vệ đồ án

GV HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ và tên)
iii


LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng
dẫn của TS. Quách Thanh Hải. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận nêu trong đề
tài là trung thực và không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức
nào. Việc tham khảo tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham
khảo đúng theo yêu cầu.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 01 năm 2018
Người thực hiện đề tài
Bùi Thành Đạt

Lê Cao Ngọc Phúc


iv


LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Quách Thanh Hải – Các Thầy, Cô bộ môn Điện
Tử Công Nghiệp, Phòng thí nghiệm D405 đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tạo điều
kiện để nhóm chúng em hoàn thành tốt đề tài.
Do kiến thức còn hạn chế nên có nhiều thiếu sót, trong quá trình nghiên cứu đề tài được
Thầy chỉ dạy những chỗ thiếu sót, chia sẻ kinh nghiệm của mình khi nhóm gặp vấn đề trong
thực nghiệm. Em xin cảm ơn thầy.
Em xin gửi lời chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Điện – Điện – Tử đã hỗ trợ
phòng thí nghiệm Điện tử công suất D405 tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành đề tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn cùng lớp 163410A đã chia sẽ trao đổi kiến thức
cũng như kinh nghiệm quý báu trong thời gian thực hiện đề tài.
Trong quá trính nghiên cứu và thực hiện đồ án, vì thời gian và trình độ có giới hạn nên
không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, nhóm hy vọng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp
quý báu từ thầy cô, bạn bè và những người quan tâm để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện đề tài
LÊ CAO NGỌC PHÚC

BÙI THÀNH ĐẠT

v


MỤC LỤC
Trang bìa ........................................................................................................................ i

Nhiệm vụ đồ án .............................................................................................................. ii
Lịch trình ....................................................................................................................... iii
Cam đoan ...................................................................................................................... iv
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... v
Mục lục .......................................................................................................................... vi
Liệt kê hình vẽ............................................................................................................... vii
Liệt kê bảng vẽ ............................................................................................................ viii
Tóm tắt ......................................................................................................................... ix
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .................................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU ......................................................................................................... 3
1.3 NỘI DỤNG THỰC HIỆN .................................................................................. 3
1.4 GIỚI HẠN .......................................................................................................... 4
1.5 BỐ CỤC ............................................................................................................. 4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 5
2.1 NGUYÊN TẮC NGHỊCH LƯU MỘT PHA ..................................................... 5
2.1.1 Sơ đồ nửa cầu dùng nguồn đôi .................................................................... 5
2.1.2 Sơ đồ nửa cầu .............................................................................................. 6
2.1.3 Sơ đồ đẩy kéo bộ phận nghịch lưu áp ......................................................... 8
2.2 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ XUNG PWM ..................................................... 8
2.2.1 Mô tả kĩ thuật PWM .................................................................................... 8
2.3 TẠO XUNG PWM DỰA TRÊN PHẦN MỀM ............................................... 11
2.4 BIẾN ĐỒI DC-DC TĂNG ÁP ......................................................................... 12
2.4.1 Nguyên lý hoạt động ................................................................................. 12
2.5 NGUYÊN LÝ ĐỒNG BỘ LƯỚI ..................................................................... 14
vi


2.6 GIỚI THIỆU PHẦN CỨNG ............................................................................ 14
2.6.1 Pin năng lượng mặt trời ............................................................................. 14

2.6.2 Các linh kiện phục vụ nghịch lưu ............................................................. 15
2.6.3 Mạch kích .................................................................................................. 17
2.6.4 Card DSP 320F28335- Thiết bị xử lý trung tâm ....................................... 19
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ. .......................................................... 22
3.1 GIỚI THIỆU ..................................................................................................... 22
3.2 TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ..................................................... 22
3.2.1 Thiết kế sơ đồ khối hệ thống ..................................................................... 22
3.2.2 Tính toán và thiết kế mạch ........................................................................ 23
3.3 KẾT NỐI PHẦN CỨNG .................................................................................. 41
CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG ................................................................. 42
4.1 THI CÔNG HỆ THỐNG ................................................................................. 42
4.2 GIÁ ĐỠ PIN MẶT TRỜI ................................................................................. 43
4.3 THI CÔNG CÁC KHỐI MẠCH ĐIỆN ........................................................... 43
4.3.1 Mạch nguồn ±15VDC .............................................................................. 44
4.3.2 Mạch nguồn 5VDC ................................................................................... 45
4.3.3 Mạch kích .................................................................................................. 46
4.3.4 Mạch đo ..................................................................................................... 48
4.3.5 Mạch boost điện áp từ pin mặt trời ........................................................... 50
4.3.6 Mạch nghịch lưu cầu ................................................................................. 52
4.4 LẬP TRÌNH PHẦN MỀM ............................................................................... 53
4.4.1 Mạch boost điện áp DC-DC ...................................................................... 53
4.4.2 Mạch nghịch lưu cầu ................................................................................. 56
4.4.3 Lập trình tạo tín hiệu đồng bộ ................................................................... 60
4.5 KẾT NỐI CÁC KHỐI CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHẦN CỨNG ....................... 62
4.6 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ................................................................................ 63
4.6.1 Tạo file CCS và nạp code cho vi điều khiển ............................................. 63
4.6.2 Quy trình thao tác chạy hệ thống .............................................................. 65
CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ_NHẬN XÉT_ĐÁNH GIÁ ............................................ 66
5.1 NGUYÊN TẮC MÔ PHỎNG VÀ THỰC NGHIỆM ..................................... 66
vi



5.2 ĐIỀU KIỆN MÔ PHỎNG VÀ THỰC NGHIỆM ............................................ 66
5.3 KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ THỰC NGHIỆM PIN MẶT TRỜI ................... 66
5.4 KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ THỰC NGHIỆM MẠCH BOOST DC-DC ...... 67
5.5 KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ THỰC NGHIỆM MẠCH NGHỊCH LƯU CẦU ..
................................................................................................................................ 76
5.6 MÔ PHỎNG VÀ THỰC NGHIỆM GIẢI THUẬT TẠO ĐIỆN ÁP ............... 82
5.7 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 84
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN. ...................................... 85
6.1 KẾT LUẬN. ..................................................................................................... 85
6.1.1 Các vấn đề đã thực hiện được. .................................................................. 85
6.1.2 Các vấn đề chưa thực hiện được. .............................................................. 85
6.1.1 Nguyên nhân. ............................................................................................ 85
6.2 CÁC KẾT LUẬN KHOA HỌC RÚT RA ....................................................... 86
6.3 HƯỚNG PHÁT TRIỂN ................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 89
PHỤ LỤC…… ........................................................................................................... 90

vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình

Trang

Hình 2.1 Sơ đồ nguyên lý mạch nửa cầu dùng nguồn đôi................................................ 5
Hình 2.2 Sơ đồ nguyên lí mạch cầu.................................................................................. 6
Hình 2.3 Sơ đồ đẩy kéo bộ nghịch lưu áp ........................................................................ 8

Hình 2.4 Mạch điều chế PWM ......................................................................................... 9
Hình 2.5 Điện áp điều khiển (Vsin), điện áp sóng mang và điện áp trên tải với cấu hình
nghịch lưu nửa cầu............................................................................................................. 10
Hình 2.6 Sơ đồ nguyên lý tạo xung PWM trong PSIM.................................................. 11
Hình 2.7 Dạng sóng PWM ngõ ra .................................................................................. 11
Hình 2.8 Mạch tăng áp DC-DC ...................................................................................... 12
Hình 2.9 Mạch ở trạng thái Switch S đóng .................................................................... 12
Hình 2.10 Mạch ở trạng thái Switch S mở ....................................................................... 13
Hình 2.11 Mô hình hòa lưới từ pin mặt trời ...................................................................... 14
Hình 2.12 BJT, MOSFET và IGBT.................................................................................. 15
Hình 2.13 Cấu trúc của IGBT........................................................................................... 16
Hình 2.14 Hình ảnh thực tế và ký hiệu IGBT FGA25N120 ............................................ 17
Hình 2.15 Card DSP TMS320F28335.............................................................................. 19
Hình 2.16 Giao diện khởi động Code Composer Studio .................................................. 19
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11
Hình 3.12
Hình 3.13
Hình 3.14
Hình 3.15
Hình 3.16

Hình 3.17
Hình 3.18
Hình 3.19

Sơ đồ khối hệ thống ......................................................................................... 23
Sơ đồ nguyên lý mạch nghịch lưu áp cầu 1 pha .............................................. 24
Sơ đồ khối mạch kích ...................................................................................... 27
Phần mạch lái cho IGBT nhánh trên ............................................................... 27
Chiều dòng điện khi ghép nối quang OK1 dẫn ............................................... 28
Chiều dòng điện khi ghép nối quang OK2 dẫn ............................................... 29
Sơ đồ nguyên lí mạch DeadTime .................................................................... 30
Sơ đồ nguyên lí mạch kích .............................................................................. 31
Sơ đồ nguyên lý nguồn 5VDC ........................................................................ 32
Sơ đồ nguyên lý mạch nguồn ± 15VDC.......................................................... 33
Mạch DC-DC tăng áp ...................................................................................... 34
Mạch hoạt động khi Switch mở ....................................................................... 34
Mạch hoạt động khi Switch đóng .................................................................... 35
Mạch lọc LC .................................................................................................... 36
Giá trị THD ở ngõ ra nghịch lưu ..................................................................... 37
Dạng sóng điện áp hồi tiếp mong muốn .......................................................... 37
Sơ đồ nguyên lý mạch hồi tiếp pin mặt trời. ................................................... 38
Sơ đồ nguyên lý mạch hồi tiếp điện áp DC-DC .............................................. 39
Sơ đồ nguyên lý mạch cảm biến điện áp lưới T1,T2 ...................................... 40
vii


Hình 3.20 Sơ đồ phần cứng hệ thống ............................................................................... 41
Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 4.3

Hình 4.4
Hình 4.5
Hình 4.6
Hình 4.7
Hình 4.8
Hình 4.9
Hình 4.10
Hình 4.11
Hình 4.12
Hình 4.13
Hình 4.14
Hình 4.15
Hình 4.16
Hình 4.17
Hình 4.18
Hình 4.19
Hình 4.20
Hình 4.21
Hình 4.22
Hình 4.23
Hình 4.24

Pin mặt trời cung cấp nguồn cho thực nghiệm ................................................ 43
Hình mạch nguồn ±15VDC thực tế ................................................................. 45
Hình mạch nguồn 5VDC ................................................................................. 46
Mạch kích ........................................................................................................ 47
Mạch hồi tiếp áp pin mặt trời .......................................................................... 48
Mạch hồi tiếp điện áp DC-DC boost ............................................................... 49
Mạch hồi tiếp áp từ máy biến áp AC ............................................................... 50
Kết nối các linh kiện mạch boost DC-DC ....................................................... 51

Mạch nghịch lưu cầu ....................................................................................... 52
Sơ đồ nguyên lí mạch boost DC-DC ............................................................... 53
Lưu đồ giải thuật mạch boost DC-DC tự ổn định áp ra .................................. 54
Kết quả mô phỏng mạch boost DC-DC........................................................... 55
Sơ đồ nguyên lí mạch nghịch lưu cầu ............................................................. 56
Thông số cài đặt cho PWM nghịch lưu ........................................................... 56
Kết nối bộ PWM, mạch kích và cực cổng các IGBT (a), sóng mang (b) ....... 57
Dạng sóng Vsin và dạng sóng điện áp Ut.......................................................... 57
Lưu đồ giải thuật nghịch lưu ........................................................................... 59
Mô phỏng mạch nghịch lưu cầu ...................................................................... 59
Dạng xung PWM và điện áp ra nghịch lưu trên mô phỏng ............................. 60
Lưu đồ điều khiển đồng bộ .............................................................................. 61
Sơ đồ nguyên lí mô phỏng đồng bộ................................................................. 62
Sơ đồ nguyên lý mô phỏng hệ thống ............................................................... 62
Phần cứng toàn bộ hệ thống ............................................................................ 62
Sơ đồ thực hiện chạy hệ thống ........................................................................ 65

Hình 5.1 Hình mô phỏng tự ổn định áp ra trên Psim ở mức 250VDC ........................... 67
Hình 5.2 Thực nghiệm giải thuật ổn định điện áp so với đặt 1 hằng số chỉ số điều chế
khi ánh sáng không thay đổi .............................................................................................. 67
Hình 5.3 Thực nghiệm giải thuật ổn định điện áp so với đặt 1 hằng số chỉ số điều chế
khi ánh sáng thay đổi ......................................................................................................... 68
Hình 5.4 Dạng xung kích của mạch boost DC-DC khi thây đổi độ sáng ở mức điện áp
đặt 150VDC ....................................................................................................................... 70
Hình 5.5 Dạng xung kích của mạch boost DC-DC khi thây đổi độ sáng ở mức điện áp
đặt 160VDC ....................................................................................................................... 71
Hình 5.6 Dạng xung kích của mạch boost DC-DC khi thây đổi độ sáng ở mức điện áp
đặt 180VDC ....................................................................................................................... 72
Hình 5.7 Dạng xung kích của mạch boost DC-DC khi thây đổi độ sáng ở mức điện áp
đặt 200VDC ....................................................................................................................... 73

vii


Hình 5.8 Dạng xung kích của mạch boost DC-DC khi thây đổi độ sáng ở mức điện áp
đặt 220VDC ....................................................................................................................... 74
Hình 5.9 Dạng xung kích của mạch boost DC-DC khi thay đổi độ sáng ở mức điện áp
đặt 250VDC ....................................................................................................................... 75
Hình 5.10 Dạng xung kích trên 4 IGBT bộ nghịch lưu khi mô phỏng điện áp DC-DC .. 76
Hình 5.11 Dạng sóng điện áp ra và sóng Sine nghịch lưu mô phỏng ở điện áp DC-DC . 77
Hình 5.12 Dạng điện áp Ut , THD và sóng Sin ở điện áp DC boost 150VDC ................ 78
Hình 5.13 Dạng điện áp Ut, THD và sóng Sin ở điện áp DC boost 175VDC ................. 79
Hình 5.14 Dạng điện áp Ut, THD và sóng Sin ở điện áp DC boost 200VDC ................. 80
Hình 5.15 Dạng điện áp Ut, THD và sóng Sin ở điện áp DC boost 250VDC ................. 81
Hình 5.16 Mô phỏng khả năng bám của điện áp nghịch lưu với lưới .............................. 82
Hình 5.17 Dạng sóng Sin đồng bộ khi có nối tải ra sau máy biến áp .............................. 83
Hình 5.18 Dạng sóng Sin đồng bộ khi không nối tải ra sau máy biến áp ........................ 83

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2. 1

Bảng trạng thái nghịch lưu nửa cầu ........................................................7

Bảng 2. 2


Bảng trạng thái nghịch lưu cầu ............................................................... 8

Bảng 2. 3

Bảng thông số pin mặt trời sử dụng ......................................................17

Bảng 2. 4

Một số thông số của FGA25N120ANTD .............................................20

Bảng 3. 1

Thông số cơ bản của IGBT FGA25N120 .............................................26

Bảng 3. 2

Khảo sát tổng dòng điện tiêu thụ nguồn 5V..........................................32

Bảng 4.1: Linh kiện sử dụng cho mạch nguồn ±15VDC ........................................... 44
Bảng 4.2: Linh kiện sử dụng cho mạch nguồn 5VDC ............................................... 45
Bảng 4.3: Linh kiện sử dụng trong mạch kích ........................................................... 46
Bảng 4.4: Linh kiện sử dụng mạch hồi tiếp pin mặt trời ............................................ 48
Bảng 4.5: Linh kiện sử dụng trong mạch hồi tiếp điện áp DC-DC boost .................. 48
Bảng 4.6: Linh kiện sử dụng trong mạch hồi tiếp áp từ máy biến áp AC .................. 49
Bảng 4.7: Linh kiện sử dụng cho mạch boost DC-DC ............................................... 50

viii



TÓM TẮT
Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài nghịch lưu hòa lưới năng lượng
mặt trời, cùng với việc nắm bắt xu thế của việc tái tạo năng lượng sạch hiện nay nhóm đã
thực hiện đề tài nhằm mục đích thực nghiệm các lý thuyết đã được học.
Đề tài “Nghiên cứu nghịch lưu hòa lưới điện mặt trời công suất nhỏ hơn 500W” là
sự tìm hiểu chuyên sâu về bộ nghịch lưu 1 pha PWM, bộ biến đổi điện áp một chiều và
giải thuật ổn định điện áp.
Với ý tưởng thêm bộ biến đổi điện áp một chiều (DC-DC) để tăng điện áp đưa
vào nghịch lưu, nhằm tránh việc mắc nối tiếp nhiều tấm pin đồng thời tăng công suất
của hệ thống, vì yếu tố tài chính và điều kiện thi công chưa cho phép, nên đề tài này chỉ
dừng lại ở việc sử dụng 2 tấm pin năng lượng mặt trời (công suất lý tưởng 50W/tấm) để
làm thí nghiệm cho hệ thống. Để minh chứng cho giải thuật ổn định điện áp ngõ ra mạch
tăng áp DC-DC, chúng em điều chỉnh cường độ ánh sáng giảm dần nhưng vẫn đạt được
mức điện áp ổn định. Điện áp ngõ ra đảm bảo tính ổn định ở tần số 50 Hz và điện áp
220V xoay chiều, với cường độ ánh sáng có thể giảm trong phạm vi cho phép là 30%.
Hơn nữa, chất lượng điện áp ngõ ra cũng đảm bảo dạng sin chuẩn với THD nhỏ hơn 8%
phù hợp với các yêu cầu đồng bộ lưới của Nhà nước.

ix


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong tiến trình phát triển của loài người, việc sử dụng năng lượng là đánh

dấu một cột mốc rất quan trong. Từ đó đến nay, loài người sử dụng năng lượng

ngày càng nhiều, nhiều nhất trong vài thế kỷ gần đây. Trong cơ cấu năng lượng hiện
nay, chiếm phần chủ yếu là năng lượng tàn dư sinh học: than đá, dầu mỏ, khí tự
nhiên. Kế đến là năng lượng nước thủy điện, năng lượng hạt nhân, năng lượng sinh
khối, năng lượng mặt trời, năng lượng gió chỉ chiếm một phần khiêm tốn. Xã hội
loài người không phát triển nếu không có năng lượng.
Ngày nay, năng lượng tàn dư sinh học, năng lượng không tái sinh, ngày càng
cạn kiệt, giá dầu mỏ tăng từng ngày, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế xã hội và
môi trường sống. Tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế là nhiệm vụ cấp bách của
các nhà khoa học, kinh tế, các chính trị gia... và mỗi người trong chúng ta. Nguồn
năng lượng thay thế đó phải sạch, thân thiện với môi trường, chi phí thấp, không
cạn kiệt (tái sinh) và dễ sử dụng.
Từ lâu, loài người đã mơ ước sử dụng năng lượng mặt trời. Nguồn năng lượng
hầu như là vô tận, đáp ứng hầu hết các tiêu chí trên. Nhiều công trình nghiên cứu đã
được thực hiện, để chứng tỏ rằng năng lượng mặt trời không chỉ có là năng lượng
của tương lai mà còn có thể ứng dụng vào hiện tại.
Trong những năm gần đây Việt Nam quan tâm đầu tư cho các nghiên cứu khai
thác sử dụng nguồn năng lượng mặt trời, ứng dụng các công nghệ tiên tiến để cung
cấp điện phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, nguồn năng lượng
mặt trời được coi là một giải pháp có tính chiến lược không chỉ cấp điện cho vùng
chưa có điện lưới mà còn là nguồn bổ sung quang trọng cho hệ thống năng lượng
quốc gia, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.
Ngày 11/4/2017 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 11/2017/QĐTTg: cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Như thế,
nghịch lưu và hòa lưới năng lượng mặt trời sự kết hợp hoàn hảo cho việc phát triển
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
khoa học- kỹ thuật cũng như giải quyết các vần đề khó khăn về vùng sâu vùng xa

của Việt Nam.
Trong những năm vừa qua có khá nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Ví
dụ như đề tài “Hệ Thống Điện Mặt Trời Phục Vụ Hộ Gia Đình” của 2 tác giả
Hà Đạo Biên và Nguyễn Công Trường; Các công bố khoa học “Phương Pháp Mới
Hòa Nguồn Năng Lượng Mặt Trời Vào Lưới Điện Phân Phối” của 2 tác giả
Trương Việt Anh và Nguyễn Bá Thuận trên tạp chí Phát Triển Khoa Học & Công
Nghệ, Đại Học Quốc Gia TPHCM số 13 năm 2010, và “Reduction Of Switching
Loss In Grid-Connected Inverters Using A Variable Switching Cycle” trên tạp
chí International Journal of Electrical Engineering & Technology (IJEET) số 6, năm
2015 của các tác giả Tran Quang-Tho, Le Thanh-Lam, và Truong Viet-Anh ...
Trong đề tài “Hệ Thống Điện Mặt Trời Phục Vụ Hộ Gia Đình”, của 2 tác
giả Hà Đạo Biên và Nguyễn Công Trường, các tác giả đã chọn cách thực hiện
nghịch lưu trực tiếp điện áp từ pin năng lượng mặt trời (không có ắc quy) rồi
tăng áp lên 220VAC qua máy biến áp. Ưu điểm của đề tài là loại bỏ được ắc
quy từ đó tiết kiệm chi phí và nâng cao tuổi thọ hệ thống. Hạn chế của giải
pháp này là hiệu suất thấp, khó đạt điểm làm việc cực đại (MPPT) của tấm
pin. Kết quả là điện áp ở ngõ ra tấm pin sẽ bị suy giảm nhanh khi tăng tải từ
đó dẫn đến làm giảm công suất nghịch lưu.
Với công bố khoa học “Phương Pháp Mới Hòa Nguồn Năng Lượng Mặt
Trời Vào Lưới Điện Phân Phối” của các tác giả Trương Việt Anh và Nguyễn Bá
Thuận. Các tác giả cũng thực hiện nghịch lưu trực tiếp điện áp từ pin mặt trời qua
điện áp AC sau đó qua máy biến áp ổn định điện áp rồi hòa vào lưới điện. Mục tiêu
của đề tài là nghiên cứu về các giải thuật điều khiển bộ nghịch lưu kết nối lưới AC.
Hạn chế của nghiên cứu này là phải sử dụng nguồn DC có biên độ lớn. Do đó phải
mắc nối tiếp các tấm pin với nhau nên tổng trở trong của nguồn tăng theo dẫn đến
sụt áp trên nguồn lớn hiệu suất giảm. Công bố này chỉ thực hiện mô phỏng trên lý
thuyết và chưa được kiểm chứng qua thực nghiệm.
Trong công bố khoa học “Reduction Of Switching Loss In Grid-Connected
Inverters Using A Variable Switching Cycle” Các tác giả Tran Quang Tho, Le
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH


2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
Thanh Lam, và Truong Viet Anh sử dụng cách tiếp cận thay đổi tần số sóng mang
để giảm số chuyển mạch ở dòng điện hoăc điện áp lớn (để giảm tổn hao) và tăng
chuyển mạch ở dòng điện nhỏ (để giảm THD). Trong công bố này các tác giả đã
thực hiện mô phỏng, tuy nhiên việc thực nghiệm trên mô hình thật rất khó khăn do
khó có thể điều chỉnh được tần số sóng mang của các bộ PWM.
Để hệ thống điện mặt trời thực sự là thân thiện với môi trường, giảm chi phí,
tăng tuổi thọ của hệ thống thì cần phải loại bỏ các bộ ắc quy dùng để trữ điện ra khỏi
hệ thống chính vì thế nhóm chúng em đề xuất đề tài “Nguyên Cứu Nghịch Lưu Hòa
Lưới Điện Mặt Trời Công Suất Dưới 500W”. Do điện năng phát ra từ hệ thống điện
mặt trời là dạng DC nên điện áp và công suất ngõ ra phụ thuộc vào sự thay đổi của
bức xạ mặt trời. Do đó điện áp và công suất ngõ ra không ổn định. Vì vậy, trong
nghiên cứu này, nhóm đề xuất thực hiện cải tiến bằng cách đưa thêm bộ biến đổi
điện áp một chiều (DC-DC) để tăng điện áp đưa vào nghịch lưu nhằm tránh phải
mắc nối tiếp nhiều tấm pin đồng thời tăng hiệu suất của hệ thống.
Bên cạnh đó nhóm cũng thực hiện nghiên cứu về đồng bộ lưới phân phối
(220VAC). Điều này có thể áp dụng vào mỗi hộ gia đình góp phần giảm chi phí
điện của hộ gia đình và giảm chi phí của nhà nước trong việc đầu tư nguồn phát
điện phục vụ phát triển đất nước.

1.2

MỤC TIÊU

- Tìm hiểu về Card DSP TMS320F28335.
- Tìm hiểu nghịch lưu dòng DC thành AC.

- Nghiên cứu cách biến đổi điện áp một chiều.
- Nghiên cứu và tìm hiểu đồng bộ lưới.

1.3

NỘI DUNG THỰC HIỆN

- Nội dung 1: Phân tích bộ nghịch lưu 1 pha PWM sử dụng bán dẫn công suất.
- Nội dung 2: Nghiên cứu bộ biến đổi điện áp một chiều.
- Nội dung 3: Thiết kế mạch nghịch lưu 1 pha.
- Nội dung 4: Thiết kế bộ tăng áp DC-DC.
- Nội dung 5: Lập trình điều khiển.
- Nội dung 6: Chạy thử nghiệm, đánh giá kết quả và khắc phục sự cố.
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
- Nội dung 7: Viết báo cáo đồ án.
- Nội dung 8: Báo cáo đề tài tốt nghiệp.

1.4

GIỚI HẠN

- Chỉ áp dụng với công suất nhỏ, với tấm pin có công suất dưới 500W.
- Chỉ áp dụng với thông số lưới điện phân phối ở Việt Nam.
- Áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá theo TCVN.
- Chưa đóng vào lưới điện, chỉ đưa ra điện áp đồng bộ với điện áp lưới điện.


1.5

BỐ CỤC
Chương 1: Tổng Quan.
Chương này trình bày đặt vấn đề dẫn nhập lý do chọn đề tài, mục tiêu, nội

dung nghiên cứu, các giới hạn thông số và bố cục đồ án.
Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết.
Chương này trình bày những lý luận về lý thuyết mạch, những nguyên lý cơ
bản của mạch nghịch lưu, để từ đó kết nối chúng lại và xây dựng thành hệ thống.
Chương 3: Tính Toán Và Thiết Kế.
Chương này trình bày phần thiết kế mạch, tính toán các giá trị, thông số linh
kiện, biến áp …
Chương 4: Thi Công Hệ Thống.
Chương này trình bày sơ đồ nguyên lí và hình ảnh thực tế các phần của hệ
thống.
Chương 5: Kết Quả, Nhận Xét và Đánh Giá.
Chương này so sánh giữa kết quả mô phỏng và kết quả thực nghiệm.
Chương 6: Kết Luận và Hướng Phát Triển.
Chương này đánh giá về các kết quả khoa học đạt được và các mặt hạn chế
của đề tài.

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

4


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT


Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1

NGUYÊN TẮC NGHỊCH LƯU MỘT PHA
Thiết bị nghịch lưu là thiết bị có khả năng chuyển đổi dòng điện một chiều ra

dòng điện xoay chiều, có tần số có thể thay đổi được. Việc phân loại nghịch lưu có
thể dựa vào sơ đồ hoặc theo quá trình điện tử.
Theo sơ đồ thì có nghịch lưu một pha và nghịch lưu ba pha, theo quá trình
điện tử xảy ra thì có nghịch lưu áp, nghịch lưu dòng, nghịch lưu cộng hưởng.
Ở đây do đề tài nghiên cứu nghịch lưu 1 pha từ nguồn áp một chiều, nên đối
tượng chính trong chương cơ sở lý thuyết là các hệ thống nghịch lưu áp một pha.
Nghịch lưu áp một pha có thể được thực hiện bằng các sơ đồ nghịch lưu nửa cầu, sơ
đồ cầu, sơ đồ kiểu đẩy kéo [4].

2.1.1 Sơ đồ nửa cầu dùng nguồn đôi

Hình 2.1. Sơ đồ nguyên lý mạch nửa cầu dùng nguồn đôi
Sơ đồ nghịch lưu nửa cầu dùng nguồn đôi được trình bày ở hình (2.1). Các
khóa công suất S1, S2 có chức năng đóng ngắt để tạo sự thay đổi dòng điện và điện
áp trên tải. Khi hai tiếp điểm này thay phiên nhau đóng ngắt, thì điện áp và dòng
điện qua tải sẽ có sự thay đổi. Để không bị ngắn mạch thì các khóa S1 và S2 không
được trùng dẫn và để đảm bảo dòng liên tục qua tải thì tại 1 thời điểm có ít nhất một
khóa dẫn. Tức là nếu gọi TSi là trạng thái khóa thứ i (i là 1 hoặc 2) thì:
𝐓𝐒𝟏 + 𝐓𝐒𝟐 = 𝟏

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

(2.1)


5


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khi S1 dẫn, S2 không dẫn, dòng điện It từ B qua A. Điện áp trên tải Ut = U.
Ngược lại, khi S2 dẫn, S1 không dẫn, dòng điện It từ A qua B. Điện áp trên tải
Ut = -U. Do đó điện áp trên tải được xác định theo trạng thái các khóa như ở bảng
(2.1).
Bảng 2.1. Bảng trạng thái nghịch lưu nửa cầu
TS1

TS2

Ut

0

1

-U

1

0

U

Một cách tổng quát điện áp trên tải được xác định theo trạng thái khóa như
sau:
𝐔𝐭 = 𝐓𝐒𝟏 . 𝐔 − 𝐓𝐒𝟐 . 𝐔


(2.2)

𝐔𝐭 = [𝐓𝐒𝟏 + (𝐓𝐒𝟏 − 𝟏)]. 𝐔

(2.3)

𝐔𝐭 = (𝟐. 𝐓𝐒𝟏 − 𝟏). 𝐔

(2.4)

Hay:

Từ (2.1) và (2.4) cho thấy trạng thái kích 2 khóa là đảo của nhau và điện áp
ra phụ thuộc trạng thái kích của các khóa và được xác định qua cách điều chế.

2.1.2 Sơ đồ cầu
Sơ đồ nghịch lưu nửa cầu cho thấy tại 1 thời điểm chỉ có 1 trong 2 nguồn tác
dụng. Vì thế hiệu suất nghịch lưu là khá thấp (<50%). Một trong các cách để nâng
cao hiệu suất là thực hiện nghịch lưu theo sơ đồ cầu hình (2.2).

Hình 2.2. Sơ đồ nguyên lí mạch cầu

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

6


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
So với sơ đồ nửa cầu số khóa công suất tăng gấp đôi, do đó điện áp rơi (tổng

trên các khóa) tại mỗi thời điểm cũng tăng tương ứng. Phần mạch chính của sơ đồ
cầu là 4 khóa công suất (S1 đến S4) được mắc thành 2 nhánh. Nhánh trái gồm S1 và
S4 và nhánh phải gồm S2 và S3. Các khóa trong 1 nhánh không được cùng dẫn để
đảm bảo không ngắn mạch nguồn U. Do đó, nếu gọi TSi là trạng thái khóa thứ i (i là
1, 2, 3 hoặc 4) thì:
𝐓𝐒𝟏 + 𝐓𝐒𝟒 = 𝟏 và 𝐓𝐒𝟐 + 𝐓𝐒𝟑 = 𝟏

(2.5)

Do đó điện áp trên tải sẽ phụ thuộc trạng thái các khóa công suất và có giá trị
như ở bảng (2.2):
Bảng 2.2. Bảng trạng thái nghịch lưu cầu
TS1
TS2
Ut
0

0

0

0

1

-U

1

0


U

1

1

0

Như vậy so với sơ đồ nửa cầu thì điện áp trên tải của sơ đồ cầu có thể có nhiều
mức hơn (3 mức [-U, 0, U]) nên độ méo hài tổng (THD) khi sử dụng sơ đồ này sẽ
nhỏ hơn.
Từ bảng (2.2) có thể xác định điện áp trên tải theo trạng thái các khóa như sau:
𝐔𝐭 = (𝐓𝐒𝟏 − 𝐓𝐒𝟐 ). 𝐔

(2.6)

Nếu thực hiện điều chế với TS2 = 1-TS1 (khóa S1 là đảo của khóa S2) thì công
thức (2.6) trở lại như (2.4) có nghĩa là chúng ta không tận dụng được mức 0 để giảm
THD. Do đó khi xây dựng giải thuật điều khiển với nghịch lưu cầu chúng ta sẽ thực
hiện điều chế riêng biệt với 2 tín hiệu này. Điều này có nghĩa là ta sẽ sử dụng 2 bộ
PWM riêng biệt. Để giảm số khóa công suất người ta còn giới thiệu thêm sơ đồ
nghịch lưu áp kiểu đẩy kéo hình (2.3).

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

7


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT


2.1.3 Sơ đồ đẩy kéo bộ nghịch lưu áp
Để sử dụng mạch nghịch lưu kiểu đẩy kéo người ta sử dụng biến áp có sơ cấp
có điểm giữa như hình (2.3).

Hình 2.3. Sơ đồ đẩy kéo bộ nghịch lưu áp
Tuy nhiên do ảnh hưởng hỗ cảm của các cuộn dây của máy biến áp và đặc tính
từ trễ nên điện áp trên tải sẽ bị méo dạng khá nhiều và làm tăng THD. Do đó sơ đồ
này thường chỉ áp dụng với nghịch lưu mà điện áp trên tải có dạng xung vuông hoặc
tam giác ( không sin ).

2.2

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ XUNG PWM
Trong phần trước đã trình bày thì điện áp thì điện áp ra trên tải của nghịch lưu

được quyết định bởi trạng thái các khóa công suất trong sơ đồ. Việc xác định các
trạng thái kích của các khóa được thực hiện bằng một mạch điện phần cứng hoặc
chương trình phần mềm mà ta gọi là kỹ thuật (phương pháp) điều chế.

2.2.1 Mô tả kĩ thuật PWM
Phương pháp điều chế xung PWM (Pulse Width Modulation) là phương pháp
điều chế dựa trên sự thay đổi độ rộng của chuỗi xung vuông kích các khóa công
suất (TSi), dẫn đến sự thay đổi điện áp ra theo (2.4) và (2.5). Khi thực hiện bằng
phần cứng, mạch điều chế PWM sẽ có cấu tạo như hình (2.4).

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

8



CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

a)

b)

Hình 2.4. Mạch điều chế PWM (a) Cách tạo xung PWM và (b) Xung PWM
được mô phỏng trong PSIM
Như vậy điều chế PWM nhằm tạo xung kích Vpwm bằng cách so sánh điện áp
điều khiển (Vsin) và điện áp sóng mang dạng xung răng cưa hoặc tam giác (Vsaw),
tần số xung tam giác phải rất lớn so với tần số sóng điều khiển. Do đó, trong 1 chu
kỳ sóng tam giác (TS) điện áp sóng điều khiển gần như không thay đổi biên độ hình
(2.4b). Với mỗi biên độ điện áp điều khiển Vsin, ta sẽ xác định được xung kích Vpwm
với độ rộng xung ton theo điện áp điều khiển như (2.7).
𝐭 𝐨𝐧 =

𝐕𝐬𝐢𝐧
𝐕𝐬𝐚𝐰,𝐏𝐏

. 𝐓𝐒

(2.7)

Trong đó Vsin là biên độ sóng Vsin trong chu kỳ đang xét, Vsaw,PP là biên độ
đỉnh đỉnh của sóng mang tam giác và TS là chu kỳ của nó. Với sóng mang tam giác
như hình 2.4b thì Vsaw,PP =2 do đó (2.7) được viết lại:
𝐭 𝐨𝐧 =

𝐕𝐬𝐢𝐧

. 𝐓𝐒
𝟐

(2.8)

Nếu chúng ta cấp xung Vpwm cho các cực G của IGBT trong cấu hình bán cầu
hoặc cầu thì điện áp ra trên tải sẽ thay đổi theo ton. Tức là điện áp trên tải của các sơ
đồ sẽ thay đổi theo Vsin. Do đó nếu chọn điện áp điều khiển dạng sin thì chúng ta sẽ
thu được điện áp trên tải sẽ có thành phần hài bậc 1 như điện áp điều khiển dạng
sin. Và đây chính là nguyên tắc để chúng ta tạo ra nghịch lưu sin PWM.

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

9


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Hình 2.5. Điện áp điều khiển (Vsin), điện áp sóng mang và điện áp trên tải với
cấu hình nghịch lưu nửa cầu
PWM được ứng dụng nhiều trong điều khiển từ các bộ biến đổi AC/AC,
DC/DC đến các bộ chỉnh lưu và nghịch lưu. Ngày nay điều chế PWM chính là cốt
lõi của điện tử công suất. Có 2 phương pháp điều chế xung PWM là:
- Điều chế PWM bằng phần cứng: Là phương pháp so sánh, sử dụng trực tiếp từ
các IC dao động tạo xung vuông như: 555, LM556...
- Điều chế PWM bằng phần mềm: ưu điểm của việc sử dụng phần mềm là độ
chính xác cao về tần số PWM cũng như đơn giản hóa về mạch nguyên lý.
Xung PWM tạo ra dựa trên xung của CPU nguồn. Có khá nhiều phần mềm và
chip điều khiển để thực hiện công việc này, như: chip 8051, vi điều khiển họ
16F, hay Card DSP TMS320F28335…

Vì vậy, nhóm chọn phương pháp điều chế xung PWM bằng phần mềm và sử
dụng vi điều khiển DSP TMS320F28335. Card DSP TMS320F28335 tích hợp
nhiều ngõ ra GPIO, ADC thích hợp cho đề tài và được hổ trợ chuyển đổi code từ
phần mềm PSIM.

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

10


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3

TẠO XUNG PWM DỰA TRÊN PHẦN MỀM PSIM, CCS VÀ

CARD DSP TMS320F28335
Vẽ sơ đồ và sử dụng các khối hỗ trợ trong PSIM.

a)

b)

Hình 2.6. Sơ đồ nguyên lý tạo xung PWM trong PSIM (a) Xung PWM điều
khiển cho IGBT và (b) Điều chỉnh thông số trong khối 1-ph PWM
Trong khối 1-ph PWM hình (2.6.b), ta có thể cài đặt các thông số cho dạng
sóng ngõ ra như: tần số, biên độ đỉnh của xung tam giác, GPIO ngõ ra…
Kết quả mô phỏng của việc so sánh xung răng cưa và hàm sin, ta được chuỗi
xung vuông có độ rộng thay đổi hình (2.7).


Hình 2.7. Dạng sóng PWM ngõ ra
Tạo chương trình biên dịch để nạp vào Card DSP 320F28335.
Khi có được đoạn chương trình trên, ta sử dụng trình biên dịch CCS (Code
Composer Studio) để nạp vào Card DSP TMS320F28335 là có thể tạo ra xung
PWM như yêu cầu đặt ra.

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

11


×