Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đồ án tốt nghiệp: Thiết bị hỗ trợ nuôi cá tự động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.82 MB, 113 trang )

TRƯỜNG ĐH SPKT TP. HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

----o0o---TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng năm 2018

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên:
Chuyên ngành:
Hệ đào tạo:
Khóa:

Châu Nguyễn Hoang Ân
Nguyễn Luật Hoài Phong
Điện Tử Công Nghiệp – Y Sinh
Đại học chính quy
2014

MSSV: 14141010
MSSV: 14141229
Mã ngành: 41
Mã hệ:
1


Lớp:
14141DT2

I. TÊN ĐỀ TÀI: THIẾT BỊ HỖ TRỢ NUÔI CÁ TỰ ĐỘNG
II. NHIỆM VỤ
1. Các số liệu ban đầu:
- Sử dụng module ESP32S và các linh kiện cần thiết liên quan đến đề tài.
- Có thể giám sát và điều khiển hoạt động của thiết bị qua Internet.
2. Nội dung thực hiện:
 NỘI DUNG 1: Tìm hiểu giải pháp thiết kế hệ thống nuôi cá tự động.
 NỘI DUNG 2: Thiết kế, thi công mạch điều khiển sử dụng ESP32S và các
thiết bị ngoại vi.
 NỘI DUNG 3: Viết chương trình cho mạch điều khiển.
 NỘI DUNG 4: Thiết kế, thi công mô hình bể cá.
 NỘI DUNG 5: Thiết kế website hiển thị thông tin và điều khiển thiết bị.
 NỘI DUNG 6: Lắp đặt thiết bị vào mô hình bể cá và kết nối với website.
 NỘI DUNG 7: Chạy thử nghiệm hệ thống.
 NỘI DUNG 8: Cân chỉnh hệ thống.
 NỘI DUNG 9: Viết sách luận văn.
 NỘI DUNG 10: Báo cáo đề tài tốt nghiệp.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:
/ /2018
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: / /2018
V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
ThS. Trương Ngọc Anh
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

BM. ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH



TRƯỜNG ĐH SPKT TP. HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

----o0o---TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2018

LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên 1: CHÂU NGUYỄN HOÀNG ÂN
Lớp: 14141DT2C

MSSV:14141010

Họ tên sinh viên 2: NGUYỄN LUẬT HOÀI PHONG
Lớp: 14141DT2C

MSSV:14141229

Tên đề tài: THIẾT BỊ HỖ TRỢ NUÔI CÁ TỰ ĐỘNG
Tuần/ngày


Nội dung

Tuần 1
- Gặp GVHD để nghe phổ biến yêu cầu làm đồ án,
(19/03 - 25/03)
tiến hành chọn đồ án.
Tuần 2
- GVHD tiến hành xét duyệt đề tài.
(26/02 - 01/04)
Tuần 3
- Viết đề cương tóm tắt nội dung đồ án.
(02/04 - 08/04)
Tuần 4
(09/04 - 15/04)

- Tiến hành thiết kế sơ đồ khối, giải thích chức năng
các khối.
- Lựa chọn linh kiện chính cho các khối.

Tuần 5
- Thiết kế sơ đồ nguyên lý và giải thích hoạt động
(16/04 - 22/04)
của mạch.
- Lựa chọn và mua linh kiện. Kiểm tra các linh kiện.
Tuần 6
(23/04 - 29/04) - Vẽ mạch in PCB.
- Tiến hành thi công mạch.
Tuần 7
(30/04 - 06/05) - Kiểm tra mạch thi công.
Tuần 8

- Kiểm tra mạch thi công.
(07/05 - 13/05)
- Viết chương trình và thử nghiệm kiểm tra hoạt
động của mạch điều khiển.
Tuần 9
(14/05 - 20/05) - Thiết kế và thi công máy cho ăn.
Tuần 10
- Viết chương trình điều khiển.
(21/05 - 27/05)

Xác nhận
GVHD


- Thiết kế website, cơ sở dữ liệu.
Tuần 11
(28/05 - 03/06) - Chạy thử nghiệm, kiểm tra lỗi và tối ưu hệ thống.
- Thiết kế thi công máy làm lạnh và vỏ hộp mạch
điều khiển.

Tuần 12
(04/06 - 10/06) - Thiết kế website, kiểm tra kết nối giữa website với
cơ sở dữ liệu và thiết bị.
Tuần 13
- Thiết kế lắp ráp mô hình bể cá.
(11/06 - 17/06)
- Chạy thử nghiệm hệ thống và tối ưu chương trình.
Tuần 14
(18/06 - 24/06) - Viết báo cáo những nội dung đã làm.
Tuần 15

- Viết báo cáo những nội dung đã làm.
(25/06 - 01/07)
Tuần 16
- Hoàn thiện báo cáo và gởi cho GVHD để xem xét
(02/07 - 08/07)
góp ý lần cuối trước khi in và báo cáo.
Tuần 17
- Làm slide và bảo vệ đồ án tốt nghiệp.
(09/07 - 15/07)

GV HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ và tên)


LỜI CAM ĐOAN
Tôi (Chúng tôi) – Châu Nguyễn Hoàng Ân và Nguyễn Luật Hoài Phong cam
đoan đồ án tốt nghiệp là công trình nghiên cứu của bản thân tôi (chúng tôi) dưới sự
hướng dẫn của Th.S Trương Ngọc Anh.
Các kết quả công bố trong đồ án tốt nghiệp là trung thực và không sao chép
từ bất kỳ công trình nào khác.

Người thực hiện đề tài

Châu Nguyễn Hoàng Ân

Nguyễn Luật Hoài Phong


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài này, nhóm sinh viên thực hiện xin gửi lời cảm ơn

chân thành đến các Thầy/Cô trong khoa Điện - Điện Tử, trường Đại học Sư Phạm
Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh, những người đã truyền đạt cho em những kiến
thức quý báu, chỉ dẫn và định hướng cho nhóm trong quá trình học tập. Đây là
những tiền đề để nhóm có thể hoàn thành được đề tài cũng như trong sự nghiệp sau
này.
Đặc biệt, nhóm xin chân thành cảm ơn Thầy Trương Ngọc Anh đã tận tình
hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm trong suốt thời gian thực hiện Đồ
Án Tốt Nghiệp. Nhóm xin được phép gửi đến thầy lòng biết ơn và lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc nhất. Kiến thức, kinh nghiệm và cái tâm nghề nghiệp của thầy
không những đã giúp đỡ nhóm hoàn thành tốt đề tài mà còn là tấm gương để nhóm
học tập và noi theo trên con đường sau này.
Cuối cùng, mặc dù đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ đề tài đặt ra và đảm bảo
thời hạn nhưng do kiến thức còn hạn hẹp nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót, mong quý Thầy/Cô và các bạn sinh viên thông cảm. Nhóm mong nhận
được những ý kiến của Thầy/Cô và các bạn sinh viên.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
TRANG BÌA _________________________________________________________ I
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP _______________________________________ I
LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP __________________________ II
LỜI CAM ĐOAN ____________________________________________________ IV
LỜI CẢM ƠN ________________________________________________________ V
MỤC LỤC __________________________________________________________ VI
LIỆT KÊ HÌNH ______________________________________________________ IX
LIỆT KÊ BẢNG ____________________________________________________ XIII
TÓM TẮT _________________________________________________________XIV
Chương 1. TỔNG QUAN _______________________________________________ 1
1.1.


ĐẶT VẤN ĐỀ _________________________________________________ 1

1.2.

MỤC TIÊU ____________________________________________________ 2

1.3.

NỘI DUNG THỰC HIỆN ________________________________________ 2

1.4.

GIỚI HẠN ____________________________________________________ 3

1.5.

BỐ CỤC ______________________________________________________ 3

Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT __________________________________________ 5
2.1.

KỸ THUẬT NUÔI CÁ CẢNH ____________________________________ 5

2.1.1.

Tổng quan _________________________________________________ 5

2.1.2.


Nước nuôi cá cảnh ___________________________________________ 5

2.1.3.

Cách thay nước bể cá _________________________________________ 6

2.1.4.

Thức ăn cho cá ______________________________________________ 6

2.1.5.

Ánh sáng __________________________________________________ 7

2.1.6.

Nhiệt độ nước_______________________________________________ 7

2.1.7.

Oxi cho cá _________________________________________________ 7

2.2.

TỔNG QUAN VỀ WEBSITE _____________________________________ 8

2.2.1.

Các khái niệm về internet _____________________________________ 8


2.2.2.

Giới thiệu tổng quan về website ________________________________ 8

2.2.3.

Ngôn ngữ HTML ____________________________________________ 9

2.2.4.

Ngôn ngữ CSS _____________________________________________ 11


2.2.5.

Ngôn ngữ PHP _____________________________________________ 16

2.2.6.

Ngôn ngữ JavaScript ________________________________________ 17

2.2.7.

MySQL __________________________________________________ 18

2.2.8.

000webhost _______________________________________________ 20

2.3.


GIỚI THIỆU VỀ PHẦN CỨNG __________________________________ 21

2.3.1.

Cảm biến nhiệt độ DS18B20 __________________________________ 21

2.3.2.

Module thời gian thực DS1307 ________________________________ 23

2.3.3.

Module L298N _____________________________________________ 24

2.3.4.

Động cơ bước 28BYJ48-12V _________________________________ 25

2.3.5.

Sò nóng lạnh TEC1-12706 ___________________________________ 25

2.3.6.

Relay SRD12VDC __________________________________________ 26

2.3.7.

TIP41C ___________________________________________________ 27


2.3.8.

ESP32S __________________________________________________ 28

2.3.9.

Cảm biến vật cản hồng ngoại__________________________________ 30

2.3.10. Thiết bị làm nóng nước ______________________________________ 31
2.3.11. Máy lọc nước ______________________________________________ 31
2.3.12. Máy bơm oxi ______________________________________________ 32
Chương 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ __________________________________ 33
3.1.

GIỚI THIỆU __________________________________________________ 33

3.2.

TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG __________________________ 33

3.2.1.

Sơ đồ khối hệ thống _________________________________________ 33

3.2.2.

Tính toán và thiết kế mạch____________________________________ 34

3.2.3.


Sơ đồ nguyên lý toàn mạch ___________________________________ 44

Chương 4. THI CÔNG HỆ THỐNG ______________________________________ 45
4.1.

GIỚI THIỆU __________________________________________________ 45

4.2.

THI CÔNG ___________________________________________________ 45

4.2.1.

Thi công mạch in PCB _______________________________________ 45

4.2.2.

Tiến hành in và rữa mạch in __________________________________ 47

4.2.3.

Hàn linh kiện và lắp ráp các module ____________________________ 48

4.2.4.

Thiết kế hộp đựng cho mạch điều khiển _________________________ 48

4.2.5.


Thiết kế máy cho cá ăn ______________________________________ 50

4.2.6.

Thiết kế thiết bị làm lạnh nước ________________________________ 51


4.3.

THI CÔNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG _______________________________ 53

4.4.

MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG __________________________ 54

4.5.

LẬP TRÌNH HỆ THỐNG _______________________________________ 55

4.5.1.

Lưu đồ giải thuật ___________________________________________ 55

4.5.2.

Lập trình cho ESP32S _______________________________________ 56

4.6.

THIẾT KẾ WEBSITE __________________________________________ 59


4.6.1.

Tạo web server _____________________________________________ 59

4.6.2.

Thiết kế cơ sở dữ liệu _______________________________________ 62

4.6.3.

Lập trình các file xử lý dữ liệu với database ______________________ 68

4.6.4.

Thiết kế giao diện website ____________________________________ 69

4.7.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VÀ THAO TÁC _________________________ 80

4.7.1.

Tài liệu hướng dẫn __________________________________________ 80

4.7.2.

Quy trình thao tác __________________________________________ 81

Chương 5: KẾT QUẢ - NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ ________________________ 82

5.1.

KẾT QUẢ ____________________________________________________ 82

5.2.

KẾT QUẢ THỐNG KÊ _________________________________________ 82

5.3.

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ ____________________________________ 86

5.3.1.

Ưu điểm của hệ thống _______________________________________ 86

5.3.2.

Nhược điểm của hệ thống ____________________________________ 87

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN _________________________ 88
6.1.

KẾT LUẬN __________________________________________________ 88

6.2.

HƯỚNG PHÁT TRIỂN _________________________________________ 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO ______________________________________________ 90

PHỤ LỤC ___________________________________________________________ 93


LIỆT KÊ HÌNH
Hình 2. 1 Bố cục cơ bản của HTML trong web _______________________________ 9
Hình 2. 2 Hiệu ứng khi có CSS trong HTML _______________________________ 11
Hình 2. 3 Popup khi thực hiện lệnh alert() trong JavaScript ____________________ 17
Hình 2. 4 Sơ đồ chân DS18B20 __________________________________________ 22
Hình 2. 5 DS18B20 loại chống nước ______________________________________ 22
Hình 2. 6 Hình ảnh thực tế module DS1307 ________________________________ 23
Hình 2. 7 Sơ đồ chân module DS1307 _____________________________________ 23
Hình 2. 8 Module L298N _______________________________________________ 24
Hình 2. 9 Sơ đồ chân module L298N _____________________________________ 24
Hình 2. 10 Động cơ bước 28BYJ48-12V___________________________________ 25
Hình 2. 11 Sò nóng lạnh TEC1-12706 _____________________________________ 26
Hình 2. 12 Relay SRD12VDC ___________________________________________ 27
Hình 2. 13 Sơ đồ chân TIP41C __________________________________________ 27
Hình 2. 14 ESP32S ____________________________________________________ 28
Hình 2. 15 Sơ đồ chân ESP32S __________________________________________ 28
Hình 2. 16 Module cảm biến hồng ngoại ___________________________________ 30
Hình 2. 17 Sơ đồ chân module cảm biến hồng ngoại _________________________ 30
Hình 2. 18 Máy sưởi bể cá ______________________________________________ 31
Hình 2. 19 Máy lọc nước _______________________________________________ 31
Hình 2. 20 Máy bơm oxi _______________________________________________ 32
Hình 2. 21 Sơ đồ chân module cảm biến hồng ngoại _________________________ 34
Hình 2. 22 Sơ đồ nguyên lý toàn mạch ____________________________________ 44
Hình 3. 1 Sơ đồ khối hệ thống ___________________________________________ 33
Hình 3. 2 Sơ đồ chân DS18B20 __________________________________________ 34
Hình 3. 3 Sơ đồ chân module DS1307 _____________________________________ 35
Hình 3. 4 Sơ đồ chân relay SRD12VDC ___________________________________ 37

Hình 3. 5 Sơ đồ chân TIP41C ___________________________________________ 37
Hình 3. 6 Sơ đồ chân Diode _____________________________________________ 38
Hình 3. 7 Điện trở ____________________________________________________ 38
Hình 3. 8 Sơ đồ chân động cơ bước 28BYJ48-12V __________________________ 38
Hình 3. 9 Sơ đồ chân module L298N _____________________________________ 39


Hình 3. 10 Sò nóng lạnh TEC1-12706 _____________________________________ 39
Hình 3. 11 Quạt tản nhiệt _______________________________________________ 40
Hình 3. 12 Sơ đồ chân ESP32S __________________________________________ 41
Hình 3. 13 Nguồn xung ________________________________________________ 42
Hình 4. 1 Sơ đồ nguyên lý khối cảm biến __________________________________ 35
Hình 4. 2 Sơ đồ nguyên lý khối thời gian thực ______________________________ 36
Hình 4. 3 Sơ đồ nguyên lý khối điều khiển ngoại vi __________________________ 40
Hình 4. 4 Sơ đồ nguyên lý khối xử lý và kết nối internet ______________________ 42
Hình 4. 5 Sơ đồ nguyên lý khối nguồn ____________________________________ 44
Hình 4. 6 Thiết kế mạch in trên phần mềm Protues ___________________________ 45
Hình 4. 7 Sơ đồ mạch in lớp dưới ________________________________________ 46
Hình 4. 8 Sơ đồ bố trí linh kiện __________________________________________ 46
Hình 4. 9 Sơ đồ bố trí linh kiện 3D _______________________________________ 47
Hình 4. 10 Board mạch sau khi in và rữa ___________________________________ 47
Hình 4. 11 Mạch điều khiển thực tế sau khi hàn và ráp các linh kiện _____________ 48
Hình 4. 12 Khung hộp thô cho mạch điều khiển _____________________________ 49
Hình 4. 13 Thiết kế lỗ hiện jack cắm, công tắc ______________________________ 49
Hình 4. 14 Hộp đựng mạch điều khiển ____________________________________ 49
Hình 4. 15 Vỏ hộp chứa thức ăn _________________________________________ 50
Hình 4. 16 Trục xoáy đẩy thức ăn ________________________________________ 50
Hình 4. 17 Máy cho cá ăn chưa gắn cảm biến _______________________________ 51
Hình 4. 18 Máy cho cá ăn đã gắn cảm biến _________________________________ 51
Hình 4. 19 Sắp xếp bố trí linh kiện cho máy làm lạnh _________________________ 52

Hình 4. 20 Ghép quạt tản nhiệt cho máy làm lạnh ____________________________ 52
Hình 4. 21 Máy làm lạnh nước cho bể cá __________________________________ 53
Hình 4. 22 Mô hình mặt trước ___________________________________________ 53
Hình 4. 23 Mô hình mặt trên và mặt sau ___________________________________ 54
Hình 4. 24 Mô tả hoạt động của hệ thống __________________________________ 54
Hình 4. 25 Lưu đồ giải thuật chính của hệ thống _____________________________ 56
Hình 4. 26 Giao diện phần mềm ARDUINO IDE ____________________________ 56
Hình 4. 27 Cài phần mềm GIT GUI _______________________________________ 57
Hình 4. 28 Tạo website mới _____________________________________________ 60


Hình 4. 29 Kết quả sau khi tạo tên miền website mới _________________________ 60
Hình 4. 30 Thanh công cụ quản lý website trên 000webhost ___________________ 60
Hình 4. 31 Giao diện thống kê của trang web _______________________________ 61
Hình 4. 32 Điền thông tin databases mới ___________________________________ 62
Hình 4. 33 Databases mới ______________________________________________ 62
Hình 4. 34 Quản lý databases ____________________________________________ 62
Hình 4. 35 Giao diện quản lý databases ____________________________________ 63
Hình 4. 36 Tạo bảng database mới ________________________________________ 63
Hình 4. 37 Tạo các cột cho bảng database __________________________________ 63
Hình 4. 38 Kết quả thu được khi đọc dữ liệu bảng “thongtinbeca” _______________ 69
Hình 4. 39 Giao diện quản lý file website __________________________________ 69
Hình 4. 40 Thanh công cụ trong giao diện quản lý file ________________________ 70
Hình 4. 41 Giao diện trang đăng ký tài khoản _______________________________ 70
Hình 4. 42 Giao diện trang đăng nhập _____________________________________ 71
Hình 4. 43 Giao diện điều khiển đèn LED __________________________________ 72
Hình 4. 44 Giao diện điều khiển máy oxi __________________________________ 73
Hình 4. 45 Giao diện điều khiển máy lọc __________________________________ 73
Hình 4. 46 Giao diện thông tin nhiệt độ ____________________________________ 74
Hình 4. 47 Giao diện thông tin cho cá ăn ___________________________________ 74

Hình 4. 48 Thanh chức năng trong trang điều khiển. _________________________ 75
Hình 4. 49 Giao diện lịch sử thông tin gần nhất _____________________________ 76
Hình 4. 50 Giao diện lịch sử thay đổi gần nhất ______________________________ 77
Hình 4. 51 Thanh chức năng trang lịch sử thông tin __________________________ 77
Hình 4. 52 Giao diện trang khôi phục tài khoản _____________________________ 78
Hình 4. 53 Giao diện trang đổi mật khẩu ___________________________________ 79
Hình 4. 54 Công cụ Dựng Website của 000webhost __________________________ 79
Hình 4. 55 Giao diện chọn form websites __________________________________ 80
Hình 4. 56 Giao diện thiết kế web của 000webhost___________________________ 80
Hình 5. 1 Bảng lịch sử thiết bị với sự cố wifi _______________________________ 83
Hình 5. 2 Bảng lịch sử bật tắt thiết bị chế độ manual _________________________ 83
Hình 5. 3 Bảng lịch sử bật tắt thiết bị chế độ auto ____________________________ 84
Hình 5. 4 Kết quả lượng thức ăn của 4 mức cho ăn ___________________________ 84


Hình 5. 5 Kết quả thông tin khi máy làm lạnh hoạt động ______________________ 85
Hình 5. 6 Kết quả thông tin khi máy làm nóng hoạt động ______________________ 85
Hình 5. 7 Kết quả hoạt động lâu dài ______________________________________ 86


LIỆT KÊ BẢNG
Bảng 2. 1 Các thẻ khác trong HTML ______________________________________ 10
Bảng 2. 2 Các thuộc tính của CSS ________________________________________ 12
Bảng 2. 3 Một số kiểu dữ liệu trong SQL __________________________________ 18
Bảng 4. 1 Cấu trúc dữ liệu của bảng database “thongtinbeca” __________________ 64
Bảng 4. 2 Cấu trúc dữ liệu của bảng database “dieukhien1” ____________________ 65
Bảng 4. 3 Thời gian bơm oxi ở chế độ auto. ________________________________ 66
Bảng 4. 4 Thời gian bật máy lọc chế độ auto. _______________________________ 66
Bảng 4. 5 Cấu trúc dữ liệu của bảng database “mathietbi” _____________________ 66
Bảng 4. 6 Cấu trúc dữ liệu của bảng database “thongtintaikhoan” _______________ 67



TÓM TẮT
Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ hiện nay đã
làm cho cuộc sống của con người trở nên hiện đại hơn. Cùng với xu hướng phát
triển của khoa học kĩ thuật ngày càng mạnh mẽ trên toàn thế giới, thì việc áp dụng
chúng vào cuộc sống luôn mang lại nhiều lợi ích. Chúng ta phải nắm bắt và vận
dụng nó một cách có hiệu quả, nhằm góp phần vào sự phát triển nền khoa học kỹ
thuật nói chung và trong sự phát triển kỹ thuật điện tử nói riêng để ứng dụng vào
thực tiễn góp phần đưa cuộc sống con người ngày càng tốt hơn.
Bằng cách sử dụng kit ESP32S có khả năng kết nối internet, chúng ta có thể
dùng chúng để giám sát, thu thập dữ liệu và điều khiển các thiết bị khác. Các dữ liệu
thông tin và điều khiển đó được lưu trữ trên hosting giúp chúng ta có thể xem và
điều khiển các thiết bị khác thông qua các website. Có thể tác dụng tự động hóa
hoàn toàn hoặc bán tự động tùy thuộc vào người điều khiển.
Với việc áp dụng khoa học kỹ thuật thì giờ đây, người dùng có thể giám sát,
điều khiển các thiết bị hỗ trợ nuôi cá và quản lý chúng từ xa. Họ có thể tự điều
khiển tắt bật hay xem thông tin của đèn hay máy lọc, máy oxi.... ngay cả khi họ và
thiết bị cách nhau nữa vòng trái đất. Để làm được điều đó thi họ chỉ cần có internet,
thiết bị truy cập website và "THIẾT BỊ HỖ TRỢ NUÔI CÁ TỰ ĐỘNG".


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi cá cảnh là một xu thế đã có từ rất lâu đời và xuất hiện ở nhiều nơi trên


thế giới. Tại Việt Nam, việc nuôi cá cảnh được xem là một thành phần văn hóa
không thể thiếu. Theo nghiên cứu thì việc nuôi cá giúp giảm stress chiếm tỉ lệ rất
cao. Ngoài mang lại cảm giác thoải mái, thư thái đó, thì nó còn giúp cho không gian
trở nên sang trọng và đem lại phong thủy cho gia chủ.
Việc nuôi cá cảnh có những khó khăn nhất định. Một trong những khó khăn
lớn nhất đó chính là người nuôi không có thời gian chăm sóc. Để duy trì được một
bể cá thì không thể thiếu đi sự tác động thường xuyên của con người. Việc đó khiến
rất nhiều người e ngại khi quyết định nuôi một bể cá. Hoặc họ sẽ từ bỏ sau một thời
gian ngắn vì không có thời gian chăm sóc. Đây chính là vấn đề mà nhóm chúng em
đang quan tâm.
Với sự phát triển của công nghệ hiện nay thì việc ứng dụng chúng trong việc
thu thập dữ liệu, quản lí, cung cấp thông tin…là một nhu cầu tất yếu. Do đó chúng
ta phải nắm bắt và vận dụng nó một cách có hiệu quả, nhằm góp phần vào sự phát
triển nền khoa học kỹ thuật nói chung và trong sự phát triển kỹ thuật điện tử nói
riêng để ứng dụng vào thực tiễn góp phần đưa cuộc sống con người ngày càng tốt
hơn.
Để giải quyết những vấn đề trên, với sự phát triển của vi điều khiển và các vi
mạch số, nhóm chúng em đã tìm hiểu và bắt tay vào thực hiện đề tài “THIẾT BỊ
HỖ TRỢ NUÔI CÁ TỰ ĐỘNG”. Dự án chúng em đưa ra sẽ có hiệu quả hơn các
thiết bị có sẵn trên thị trường. Thiết bị này sẽ thay thế cho việc nuôi cá bằng tay
bằng chức năng tự động sẵn có. Nó sẽ giám sát những thay đổi vật lý của môi
trường nuôi và duy trì cho các điều kiện lý tưởng với những thay đổi cần thiết.
Ngoài ra, người sử dụng còn có thể nắm bắt thông tin cũng như điều chỉnh một số
thông số cho thiết bị thông qua website. Đây cũng là một trong những yếu tố khác
biệt so với các thiết bị đang có trên thị trường mà chúng em đang chú trọng và phát
triển nó.

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

1



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.2.

MỤC TIÊU

-

Hiểu được nguyên lý, cách thức kết nối của module ESP32S.

-

Hiểu và thực hiện được phương thức truyền nhận dữ liệu lên xuống website

sử dụng module ESP32S.
-

-

-

1.3.

Thiết kế được mạch ngoại vi kết nối với ESP32S.


Mạch đo nhiệt độ sử dụng DS18B20.




Mạch đo kiểm tra thức ăn sử dụng cảm biến hồng ngoại.



Mạch cho cá ăn tự động.



Mạch điều khiển máy bơm oxi, đèn và máy lọc nước.



Hệ thống tăng nhiệt độ cho nước.



Hệ thống giảm nhiệt độ cho nước.

Thiết kế được website gồm:


Trang hiển thị thông tin bể cá.



Trang điều khiển cấu hình cho bể cá.




Trang đăng nhập, đăng ký, khôi phục tài khoản cho thiết bị.



Trang chủ hiển thị các thông tin và hướng dẫn sử dụng.



Dữ liệu được kết nối và lưu trữ dữ liệu trên mysql server.



Phân biệt được tài khoản đăng nhập tương ứng với thiết bị điều khiển.



Tách biệt được dữ liệu của các tài khoản khác nhau.

Thiết kế được mô hình thực tế.


Bể nuôi cá thực tế.



Kết nối các thiết bị hỗ trợ vào bể cá thực tế.

NỘI DUNG THỰC HIỆN



NỘI DUNG 1: Tìm hiểu giải pháp thiết kế hệ thống nuôi cá tự động.



NỘI DUNG 2: Thiết kế, thi công mạch điều khiển sử dụng ESP32S và
các thiết bị ngoại vi.



NỘI DUNG 3: Viết chương trình cho mạch điều khiển.



NỘI DUNG 4: Thiết kế, thi công mô hình bể cá.



NỘI DUNG 5: Thiết kế website hiển thị thông tin và điều khiển cho hệ
thống.

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.4.




NỘI DUNG 6: Lắp đặt thiết bị vào mô hình bể cá và kết nối với website.



NỘI DUNG 7: Chạy thử nghiệm hệ thống.



NỘI DUNG 8: Cân chỉnh hệ thống.



NỘI DUNG 9: Viết sách luận văn.



NỘI DUNG 10: Báo cáo đề tài tốt nghiệp.

GIỚI HẠN


Mạch điều khiển sử dụng module wifi ESP32S.



Cảm biến nhiệt độ sử dụng DS18B20.




Thời gian thực sử dụng module DS1307.



Kiểm tra thức ăn sử dùng cảm biến hồng ngoại.



Thiết bị cho ăn dùng động cơ bước.



Kích thước bể cá 60x30x40cm (chiều dài x chiều rộng x chiều cao).



Tự động điều chỉnh nhiệt độ bằng máy gia nhiệt và làm lạnh trong giới
hạn cho phép.

1.5.



Nhiệt độ điều khiển cho cá cảnh: 25 – 33 độ C.



Điều kiện điều chỉnh thông số cho thiết bị: có internet.




Số tài khoản điều khiển cho mỗi thiết bị: 1.

BỐ CỤC
 Chương 1: Tổng Quan.
Chương này trình bày đặt vấn đề dẫn nhập lý do chọn đề tài, mục tiêu đạt
được sau khi thực hiện đề tài, các nội dung nghiên cứu và thực hiện, các giới
hạn thông số và bố cục trình bày đồ án.
 Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết.
Cơ sở lý thuyết là chương giới thiệu phần cứng, lựa chọn linh kiện thiết
bị được sử dụng và giới thiệu khái quát về chức năng, thông số kĩ thuật của
các linh kiện đó, chuẩn giao tiếp sử dụng. Từ đó, tạo cơ sở để tiến hành thi
công hệ thống thực tiễn.

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
 Chương 3: Nội Dung Thực Hiện.
Chương này trình bày sơ đồ khối của hệ thống, giải thích các khối, quy
trình hoạt động và tính toán các thông số cần thiết của hệ thống. Trình bày và
giải thích sơ đồ nguyên lí. Tiếp theo là trình bày nội dung tiến hành thi công
hệ thống, viết chương trình và thiết kế giao diện cho website.
 Chương 4: Kết Quả, Nhận Xét và Đánh Giá.
Ở chương này ta trình bày kết quả đã đạt được, nhận xét đánh giá về hệ
thống, hình ảnh thực tế và hoạt động của thiết bị. Trình bày kết quả của giao
diện website và đánh giá nhận xét kết quả hoạt động của nó.

 Chương 5: Kết Luận và Hướng Phát Triển.
Trong chương cuối này, ta trình bày những kết luận rút ra được sau quá
trình tìm hiểu và thực hiện đề tài, kết luận về khả năng hoạt động của thiết bị
trong thực tế. Qua đó đưa ra những kiến nghị và đề xuất hướng phát triển của
đề tài.

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

4


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.

KỸ THUẬT NUÔI CÁ CẢNH

2.1.1. Tổng quan
Cho đến ngày nay thì thú chơi cá cảnh đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, để có
một bể cá hoàn hảo để trong nhà không phải là điều dễ dàng, đòi hỏi chủ nhân cần
có sự hiểu biết và kinh nghiệm cần thiết. Để hạn chế mức thấp nhất độ rủi ro khi
nuôi cá, người mới nuôi cần quan tâm đến môi trường sống, chế độ ăn uống, nước
nuôi cá, kỹ thuật thả cá,... Những điều đó sẽ giúp người nuôi tự tin hơn khi bất đầu
chăm sóc bể cá của riêng mình.
2.1.2. Nước nuôi cá cảnh
Vấn đề nguồn nước để nuôi cá chính là yếu tố quan trọng hàng đầu người nuôi
cần lưu ý. Tùy thuộc vào giống cá cảnh được nuôi mà sử dụng loại nước thích hợp.
Nước nuôi cá có thể là nước ngọt, nước lợ, nước mặn. Nhưng đa số thì người nuôi
thường chọn nuôi cá nước ngọt hơn. Vì cá nước ngọt thường dễ nuôi, và nguồn

nước cũng dễ tìm hơn. Vì vậy, các nội dung tiếp theo sẽ áp dụng cho các loại cá sử
dụng nguồn nước ngọt là chủ yếu.
Hầu hết nước dùng cho bể cá hiện nay đều dùng nước sinh hoạt là nước máy.
Do vậy, cần xử lý chất Clo rồi mới dùng để nuôi cá. Nên để nước máy trong các
thau, chậu, bồn không có nắp đậy trên 24 giờ, để cho nước máy tự bốc hơi clo. Để
hiệu quả cao và nhanh chóng hơn thì có thể đặt các dụng cụ chứa nước này ở nơi
thoáng có nhiều ánh nắng và bật thêm máy xủi oxi. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng
dung dịch khử clo trong nước máy bán tại các cửa hàng cá cảnh. Nhỏ khoảng 5 giọt
cho 20 lít nước, sau 5 phút là có thể dùng để nuôi cá. Tuy nhiên nên hạn lạm dụng,
chỉ áp dụng lúc cần nước gấp, hoặc không có thời gian trữ nước đã khử clo.
Nếu dùng nước giếng nuôi cá cần chú ý nước giếng thường có PH thấp cỡ 4.5,
cũng như hàm lượng oxi ít, thậm chí 1 số vùng có nước giếng bị nhiễm phèn nặng
thì cần phải xử lý kỹ hơn. Để xử lý nước giếng nuôi cá, phải chứa nước giếng trong
các bể chứa, kết hợp xủi oxi thật mạnh để tăng hàm lượng oxi và tăng pH. Có thể
cho thêm san hô vụn vào hộp lọc để tăng độ pH.

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

5


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Cách xử lý nước giếng bị nhiễm phèn: Ngoài việc xử lý như trên cần bỏ than
hoạt tính vào bồn chứa nước. Trung bình số lượng than chiếm 1/3 thể tích bồn chứa
nước.
Nuôi cá cảnh bằng nước mưa: Nước mưa mát sẽ kích thích cá bơi lội trong
mùa hè, tuy nhiên nước mưa có độ pH thấp nên cần xử lý như nước giếng và thêm
các yếu tố khác. Tuy nhiên vì nước mưa làm cho hồ cá nhanh có tảo rêu nên bạn
hạn chế sử dụng.
2.1.3. Cách thay nước bể cá

Không nên hút nước cũ 100% và thay nước mới, ta nên hút nước cũ từ 30 –
50% và chêm nước mới vào từ từ nhẹ nhàng để cá có thể thích nghi, hạn chế tình
trạng cá bị sock nước do chênh lệch pH và nhiệt độ…
Hạn chế di chuyển cá sang hồ khác, nếu muốn di chuyển thì nên cân bằng pH
và nhiệt độ cho phù hợp để cá không bị sock cũng như stress do thay đổi môi
trường sống.
Dùng ống nhựa xiphong hoặc ống bơm nước nhựa bằng tay có bán ở các cửa
tiệm cá cảnh và dùng ống bơm tay này hút thức ăn dư thừa, cặn bã dưới đáy hồ, sau
đó cho nước mới vào.
Ngoài ra, để hạn chế việc thay nước cá thì có thể sử dụng máy lọc nước để
nước cá luôn được trong và hạn chế mất đi đặc tính nước mà cá đã quen sống. Việc
lọc nước nếu bật liên tục thì sẽ lãng phí dư thừa. Vì chỉ cần mỗi ngày lọc từ 2-8h là
đủ để duy trì nước trong hồ luôn trong.
2.1.4. Thức ăn cho cá
Nên cho cá ăn vừa đủ không nên để thức ăn dư thừa tránh làm thừa nhiều thức
ăn gây ảnh hưởng đến chất lượng nước bể cá của bạn.
Cá có tập tính thấy mồi là đớp, nên nhiều người tưởng cá còn đói nên cho ăn
nhiều sẽ làm cá bị đầy bụng mà chết. Vì thế cho ăn 2 lần/ngày. (Sáng và chiều) Nếu
lỡ để cá đói vài ngày cá không chết, nhưng cho ăn no quá cá lại rất dễ chết. Ngoài
thức ăn khô, tùy loại cá mà ta nên bổ sung thêm thức ăn tươi như cá con, cá trâm, cá
chép mồi… tùy thuộc vào giống cá đang nuôi.
Thức ăn tổng hợp là một trong những loại thức ăn mà người nuôi cá hay sử
dụng. Bởi tính tiện dụng và dễ bảo quản lâu dài hơn các loại thức ăn tươi. Có 2 loại
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

6


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
là thức ăn dạng bột và thức ăn dạng hạt. Đây là loại thức ăn thich hợp để sử dụng

cho hệ thống nuôi cá tự động.
2.1.5. Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố cần thiết cho mỗi bể cá. Ánh sáng vừa giúp trang trí cho bể
cá thêm lung linh nổi bật vừa giúp cho những loại cá phát triển các sắc tố cho
chúng.
Cần đặt hồ cá nơi tháng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, nếu để hồ cá nơi tối tăm,
không thoáng khí lâu ngày dễ làm cá phát bệnh. Tùy tình huống có thể sử dụng đèn
công suất nhỏ cho hồ cá với liều lượng khoảng vài giờ trên/Ngày (Bật ban ngày
dưới 8 tiếng, và tắt ban đêm cho cá nghỉ ngơi). Nếu bể cá đặt ngoài trời cần tạo
bóng mát, hạn chế tác động từ nắng, mưa...
Chính vì thế, ánh sáng cũng cần sự điều khiển, không thể bật liên tục cũng
không thể luôn tắt khi chăm sóc một bể cá được.
2.1.6. Nhiệt độ nước
Nhiệt độ môi trường nước là một trong những yếu tố rất quan trọng khi nuôi
cá. Nhiệt độ thích hợp cho cá cảnh thường từ 26 - 29 độ C tùy thuộc vào giống cá
được nuôi. Nếu chênh lệch vài độ thì cá sống vẫn tốt. Nếu ở khu vực Miền Nam thì
không cần quá quan tâm đến vấn đề nhiệt độ, nếu ở khu vực Miền Bắc và các tỉnh
lân cận có khí hậu lạnh thì cần quan tâm đến việc sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ
nước kết hợp với cách sử dụng cây sưởi nhiệt độ hồ cá cho phù hợp.
Nước nóng hơn bình thường thì cần xử lý hạ nhiệt. Ngược lại, nước lạnh hơn
bình thường thì cần xử lý gia nhiệt để cá không bị sốc nhiệt. Việc này sẽ dễ dàng
hơn nếu sử dụng các thiết bị điện tử.
2.1.7. Oxi cho cá
Bất kể loài vật nào dù sống trên cạn hay dưới nước hoặc trên không đều cần
oxi để tồn tại. Cá có thể ngoi lên mặt nước để lấy oxi. Nhưng nhiều loại cá thường
nhát khi được nuôi, vì thế chúng rất hạn chế ngoi lên. Thay vào đó, chúng lấy oxi
bằng cách lọc oxi có sẵn trong nước qua mang. Với những người nuôi cá thì cách
giải quyết của họ là trang bị cho bể cá những bình thổi oxi.
Việc bơm oxi cho cá thì mỗi ngày bơm khoảng vài giờ là đủ cho cá. Không
cần bật liên tục 24/24h mỗi ngày.

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

7


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2.

TỔNG QUAN VỀ WEBSITE

2.2.1. Các khái niệm về internet
Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy cập công cộng
giữa các mạng máy tính được liên kết với nhau.
TCP/IP là bộ giao thức cho phép kết nối các hệ thống mạng không đồng nhất
với nhau. Ngày nay TCP/IP được dùng rộng rãi trong mạng cục bộ cũng như mạng
toàn cầu. TCP/IP được xem như giản lược của mô hình tham chiếu OSI với 4 tầng
như sau:
-

Tầng liên kết (Datalink layer).

-

Tầng mạng (Internet layer).

-

Tầng giao vận (Transport layer).


-

Tầng ứng dụng (Application layer).

Phương thức hoạt động của bộ giao thức TCP/IP:
Khi truyền dữ liệu, quá trình tiến hành từ tầng trên xuống tầng dưới (tầng ứng
dụng truyền xuống tầng kiên kết), qua mỗi tầng dữ liệu được thêm vào thông tin
điều khiển được gọi là Header.
Khi nhận dữ liệu thì quá trình này sẽ xảy ra ngược lại. Dữ liệu được truyền từ
tầng dưới lên tầng trên (tầng liên kết truyền lên tầng ứng dụng) và qua mỗi tầng thì
phần Header tương ứng sẽ được lấy đi và khi đến tầng cuối cùng thì dữ liệu không
còn phần Header nữa.
2.2.2. Giới thiệu tổng quan về website
WEBSITE, còn gọi là trang web, là một tập hợp các trang web con, bao gồm
văn bản, hình ảnh, video, flash v.v.. WEBSITE chỉ nằm trong một tên miền hoặc tên
miền phụ lưu trữ trên các máy chủ chạy online trên đường truyền World Wide của
Internet.
Một trang web là tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy nhập dùng giao thức
HTTP hoặc HTTPS.
WEBSITE có thể được xây dựng từ các tệp tin HTML (trang mạng tĩnh) hoặc
vận hành bằng các CMS chạy trên máy chủ (trang mạng động). WEBSITE có thể
được xây dựng bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau (HTML,PHP,.NET, Java,
Ruby on Rails...).
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

8


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Một website có thể vận hành trên môi trường Word Wide, cần bắt buộc có 3

phần chính:
-

Tên miền (là tên riêng và duy nhất của website).

-

Hosting (là các máy chủ chứa các tệp tin nguồn).

-

Source code (là các tệp tin html, xhtml, ...)

Website được tương tác và hiển thị đến với người dùng thông qua các phần
mềm gọi là "Trình duyệt web" với các văn bản, hình ảnh, đoạn phim, nhạc, trò chơi
và các thông tin khác ở trên một trang web của một địa chỉ web trên mạng toàn cầu
hoặc mạng nội bộ. Bất kì đâu có internet thì ai cũng có thể truy cập website và
tương tác một cách dễ dàng.
2.2.3. Ngôn ngữ HTML
2.2.3.1.

Giới thiệu

HTML (tiếng Anh, viết tắt cho HyperText Markup Language, hay là "Ngôn
ngữ Đánh dấu Siêu văn bản") là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra để tạo nên
các trang web với các mẩu thông tin được trình bày trên World Wide Web. Cùng
với CSS và JavaScript, HTML tạo ra bộ ba nền tảng kỹ thuật cho World Wide Web.
HTML được định nghĩa như là một ứng dụng đơn giản của SGML và được sử dụng
trong các tổ chức cần đến các yêu cầu xuất bản phức tạp. HTML đã trở thành một
chuẩn Internet do tổ chức World Wide Web Consortium (W3C) duy trì. Phiên bản

chính thức mới nhất của HTML là HTML 4.01 (1999). Sau đó, các nhà phát triển đã
thay thế nó bằng XHTML. Hiện nay, HTML đang được phát triển tiếp với phiên
bản HTML5 hứa hẹn mang lại diện mạo mới cho Web.
2.2.3.2.

Bố cục cơ bản của HTML trong một trang web

Tập tin HTML được lưu với phần mở rộng là “.html”. Bố cục cơ bản của
HTML trong một trang WEB gồm có:
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<title>Tiêu đề trang web</title>
</head>
<body>

Tiêu đề trang


Văn bản


</body>
</html>

Hình 2. 1 Bố cục cơ bản của HTML trong web

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

9


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong đó:
 <!DOCTYPE ...>: Còn gọi là thẻ khai báo một tài liệu HTML. Thẻ này

xác định loại tài liệu và phiên bản HTML.
 <html> và </html>: Là cặp thẻ nằm ngoài cùng và nó có nhiệm vụ là
bao hết nội dung của trang web lại. Thẻ này là bắt buộc.
 <head> và </head>: Là phần khai báo thông tin của trang web.
 <title> và </title>: Nằm bên trong thẻ <head> và đây chính là khai báo
tiêu đề cho trang web.
 <body> và </body>: Là thành phần quan trọng nhất, nó chứa những
đoạn mã HTML để hiển thị trên website và giữ các thẻ như

,
<div>,

...

: Thẻ này đại diện cho các tiêu đề trang.

: Thẻ này đại diện cho đoạn văn.
2.2.3.3.

Các thẻ khác trong HTML

Ngoài các thẻ trong bố cục trên thì HTML còn có các loại thẻ khác như:
Bảng 2. 1 Các thẻ khác trong HTML

Thẻ

Mô tả

<div> và </div>

Được sử dụng để định nghĩa một khu vực trong tài liệu
của bạn. Khi sử dụng thẻ <div> bạn có thể nhóm các
khu vực lớn của các phần tử HTML với nhau và định
dạng chúng với CSS.

<ul> và </ ul>


Xác định danh sách không thứ tự.

<li> và </ li>

Xác định danh sách item.

<a> và </ a>

Xác định một liên kết.

<button> và </ button >

Xác định một nút nhấn.

và </ p>




Xác định một đoạn văn bản.
Thẻ ngắt dòng.
Căn chỉnh nội dung vào phần trung tâm.

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

10


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Mọi ký tự nằm giữa thẻ này sẽ được xem là thẻ
comment, trình duyệt sẽ bỏ qua, không xử lí và không
hiển thị.

<!-- và -->

<style> và </style>

Xác định kiểu dáng hiển thị.

2.2.4. Ngôn ngữ CSS
2.2.4.1.

Giới thiệu

Cascading Style Sheets (CSS) là ngôn ngữ dùng để tìm và định dạng lại các
phần tử được tạo ra bởi ngôn ngữ HTML. Sử dụng HTML để định dạng các phần tử
cho website như việc tạo ra các đoạn văn bản, các tiêu đề, bảng… và CSS sẽ giúp
các phần tử HTML thay đổi cấu trúc rất nhiều như đổi màu sắc cho trang, đổi màu
chữ, thêm hiệu ứng cho các đoạn văn bản…

Hình 2. 2 Hiệu ứng khi có CSS trong HTML

CSS có vai trò trang trí thêm cho văn bản được viết bằng HTML trở nên sinh
động và bắt mắt hơn.
CSS là một file có phần mở rông là ".css", file này có tác dụng tách riêng phần
định dạng trong thẻ <style> ra khỏi nội dung HTML. Giúp người thiết kế dễ dàng
quản lý được nội dung trong HTML, tiết kiệm được nhiều thời gian trong chỉnh sửa
đặc biệt là các dự án lớn được kết cấu từ nhiều trang HTML.
Phương thức hoạt động: CSS sẽ tìm dựa vào các vùng chọn được quy định

trong văn bản HTML. Vùng chọn này có thể là tên một thẻ HTML, tên một ID,
class hay kiểu khác. Sau đó nó sẽ áp dụng các thuộc tính lên vùng được chọn.
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

11


×