Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đề cương ôn thi khảo sát môn Ngữ văn 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Chu Văn An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.9 KB, 2 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KHỐI 12
Môn: Ngữ văn
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
1.Về kiến thức:
Ở cấp độ này, đề bài yêu cầu học sinh phát hiện, kể tên, chỉ rõ các yếu tố
thuộc kiến thức về Tiếng Việt và Làm văn như sau:
- Nhận diện từ loại/ loại từ: danh - động - tính từ, từ láy, từ ghép, từ tượng
thanh, thán từ, quan hệ từ, tình thái từ...
- Nhận diện các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, liệt kê,
điệp (điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu), chơi chữ, phóng đại, nói giảm - nói
tránh...
- Nhận diện các phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thao tác lập
luận, phương thức trần thuật
- Nhận diện các phương pháp lập luận, các phép liên kết
2. Về các cấp độ đọc - hiểu:
Dạng bài đọc - hiểu được chia thành 3 cấp độ - nhận biết, thông hiểu và vận
dụng
2.1.Dạng bài ở cấp độ nhận biết:
- Yêu cầu kể tên các nội dung kiến thức trên.
- Sửa các lỗi sai trong văn bản: sai về phong cách, về phương tiện liên kết,
lỗi dùng từ...
- Các dấu hiệu hình thức đặc biệt: nhịp điệu, vần, thể thơ (đối với văn bản
thơ); dấu câu...
2.2. Dạng bài ở cấp độ thông hiểu
- Phân tích, chỉ ra giá trị, tác dụng của các nội dung kiến thức trên.
Ví dụ: Phân tích được ý nghĩa và tác dụng của cách ngắt nhịp trong câu thơ?
- Dạng bài liên quan tới nội dung văn bản: chỉ ra nội dung chính, tóm tắt nội
dung, đặt tên nhan đề khái quát được nội dung văn bản, chỉ ra được chủ đề chính
của văn bản...
- Trả lời được các câu hỏi Vì sao? Tại sao? Những luận điểm mà người viết
đưa ra? Chỉ ra mục đích của người viết....


- Chỉ ra thông điệp, ý nghĩa từ văn bản.
- So sánh nội dung, ý nghĩa văn bản với một văn bản tương đương.
2.3. Dạng bài ở cấp độ vận dụng:
Viết đoạn văn với dung lượng giới hạn cho trướng, bao gồm những nội dung
cơ bản như sau:
- Viết đoạn văn về một chủ đề cụ thể dựa vào nội dung của văn bản cho
trước.
- Chứng minh một vấn đề trong đoạn trích dựa vào kinh nghiệm của bản
thân.
Bình luận, đánh giá, đưa ra quan điểm cá nhân và liên hệ bản thân về một vấn
đề sẵn có.
- Đề xuất ý kiến để giải quyết một vấn đề được đặt ra từ văn bản cho trước.
- Liên hệ, mở rộng, so sánh để phân tích đoạn văn bản cho trước.


3. Các loại văn bản ngữ liệu trong dạng bài đọc-hiểu
3.1. Văn bản nghệ thuật (thơ, văn xuôi)
3.2. Văn bản nhật dụng
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
1. Về kĩ năng: HS cần có các kĩ năng sau
- Kĩ năng tạo lập đoạn văn
- Kĩ năng tạo lập bài văn
1.2. Để tạo lập được đoạn văn, HS cần :
- Xác định câu chủ đề
- Liên kết các câu trong đoạn văn về mặt hình thức và nội dung
- Đảm bảo hệ thống ý rõ ràng đối với kiểu bài nghị luận xã hội
2.2. Để tạo lập được bài văn, HS cần :
- Xác định vấn đề trọng tâm cần làm sáng tỏ theo yêu cầu của đề bài
- Xác định hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng
- Kĩ năng giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh… được kết hợp sử dụng

nhuần nhuyễn
- Sự sáng tạo trong bài viết
2.Về mặt kiến thức : HS cần nắm kĩ các kiến thức sau
- Kiến thức trọng tâm : các tác giả, tác phẩm văn học trong sách Ngữ văn 12
cơ bản (NXBGD)
- Kiến thức bổ trợ : các tác giả, tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ
văn THPT
*Lưu ý:
HS định hướng ôn tập theo sát hướng ra đề minh hoạ của Bộ Giáo dục &
Đào tạo. Đối với các kiểu bài đọc – hiểu, đề sẽ tránh ra những câu hỏi mang tính
chất tái hiện kiến thức máy móc (xác định phương thức biểu đạt, phong cách ngôn
ngữ, thao tác lập luận...) Đối với kiểu bài nghị luận văn học, HS cần chú ý đến các
chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm văn học.



×