Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.63 KB, 9 trang )

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC
      TỔ: SỬ­ĐỊA­GDCD­TD­QP
                     ­­­­­­­­­
                  ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I ­  MÔN GDCD 12
HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2019 ­ 2020
I. Cấu trúc đề kiểm tra
Trắc nghiệm: 100% (40 câu)
II. Nội dung ôn tập
Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật
1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý
Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội.
a.i.1.
Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
a.i.2.
Bình đẳng trong lao động
a.i.3.
Bình đẳng trong kinh doanh
Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
1. Bình đẳng giữa các dân tộc
2. Bình đẳng giữa các tôn giáo
Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (phần 1a, b)
III. Một số câu hỏi trắc nghiệm
BÀI 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT
Câu 1. Khoản 1, Điều 16 ­ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ  nghĩa Việt Nam (2013)  
quy định: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật". Điều này có nghĩa là?
A. Mọi công dân được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ ngang nhau trước pháp luật
B. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính....đều không bị  phân biệt đối xử 
về việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp  
luật"
C. Mọi CD đều có thể căn cứ vào PL để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình


D. Mọi công dân đều được hưởng quyền và đồng thời có nghĩa vụ tôn trọng quyền hợp pháp 
của người khác
Câu 2: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý nghĩa là?
A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về  pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu 
trách nhiệm pháp lý.
Câu 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật là?
A. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể 
mà họ tham gia.
D. Công dân không bị  phân biệt đối xử  trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ  và chịu 
trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. 
Câu 4: Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân  
trước pháp luật thể hiện qua việc?
Trang 1


A. Quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và Luật, tạo điều kiện bảo đảm cho  
công dân thực hiện.
B. Tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.
C. Không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
D. Đưa các chuẩn mực đạo đức phổ  biến vào pháp luật, quy định thành các hành vi của cá  
nhân, tổ chức
Câu 5. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ nghĩa là?
A. Bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội 
B. Mọi người luôn được đối xử như nhau trong việc làm nghĩa vụ
C.  Mọi người luôn được đối xử như nhau trong việc hưởng quyền

D. Mọi người thực hiện quyền như nhau và làm nghĩa vụ tùy theo điều kiện
Câu 6. Công dân bình đẳng trước pháp luật có nghĩa?
A. Công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo… được đối xử ngang nhau về quyền, nghĩa vụ 
và trách nhiệm pháp lý trước pháp luật
B. Ưu tiên về quyền cho đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước
C. Công dân được đối xử tùy theo dân tộc, tôn giáo
D. Người có trình độ cao được hưởng quyền nhiều hơn
Câu 7. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí nghĩa là?
A. Bất kì công dân nào vi phạm đều bị xử lí
B. Bất kì công dân nào VPPL đều phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi vi phạm của mình 
và bị xử lí theo quy định của pháp luật
C. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà xử lí
D. Ở bất kì địa vị, tuổi tác nào đều bị xử lí như nhau
Câu 8. Thế nào là bình đẳng trươc phap luât?
́
́
̣
A. Mọi người được đối xử như nhau
B. Mọi người được phân chia lợi ích bằng nhau
C. Mọi người được hưởng lợi ngang nhau trong công việc
D. Mọi người được đối xử ngang nhau về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý 
 BÀI 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA 
ĐỜI SỐNG XàHỘI
Câu 1: Việc anh A tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của vợ mình là chị B thể hiện?
A. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân
B. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản
C. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ chăm sóc lẫn nhau
D. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ giúp nhau cùng phát triển
Câu 2. Việc làm nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ 
nhân thân?

A. Anh A bàn bạc với vợ về việc xây dựng nhà ở
B. Anh A tạo điều kiện cho vợ mình đi học đại học
C. Anh A bàn bạc với vợ về việc phân chia thừa kế cho con
D. Anh A bàn bạc với vợ về việc cho người thân vay tiền
Câu 3: Pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc 
sở hữu tài sản chung?
A. Người chồng là trụ cột gia đình nên do người chồng quyết định
B. Người chồng phải tham khảo ý kiến của người vợ trước khi quyết đinh.
C. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau
D. Vợ, chồng có sự bàn bạc song ý kiến của người chồng là quyết định

Trang 2


Câu 4. Trong quan hệ tài sản, đối với tài sản riêng của vợ hoặc chồng pháp luật nước ta 
quy định?
A. Mọi tài sản riêng thuộc người nào thì người ấy có quyền sở hữu, bên còn lại không có 
quyền can thiệp
B. Giữa hai vợ chồng không thể tồn tại tài sản riêng, vì mọi tài sản đều là của cải chung của 
gia đình
C. Vợ và chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận và quyết định đối với mọi tài sản vì điều đó thể hiện 
sự tiến bộ trong chế độ hôn nhân của nước ta hiện nay.
D. Tài sản riêng thuộc người nào thì người ấy có quyền sở hữu, trừ  khi tài sản đó được đưa 
vào sử dụng chung mà lợi tức của nó là nguồn sống duy nhất của gia đình.
Câu 5. Hành vi nào sau đây thể hiện việc không tôn trọng quyền bình đẳng giữa cha mẹ 
và con
A. Tạo điều kiện để tất cả các con đều được đến trường
B. Phân chia tài sản cho con đẻ nhiều hơn con nuôi
C. Không phân biệt đối xử giữa con trai và con gái
D. Định hướng lựa chọn nghề nghiệp cho các con

Câu 6.  Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động theo quy định của pháp luật nghĩa là?
A. Mọi công dân đều được nhà nước và xã hội sắp xếp, bố trí công việc phù hợp;
B. Mọi công dân đều có quyền được hưởng chế độ lao động theo mong muốn của mình
C. Mọi công dân đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp phù hợp mà 
không bị phân biệt, đối sử
D. Mọi công dân đểu phải được hưởng chế độ ưu đãi như nhau khi làm việc
Câu 7. Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo các nguyên tắc?
A. Tự do, dân chủ, tiến bộ
B.Tự do, tự nguyện, bình đẳng
C. Tự chủ, độc lập, tôn trọng
D. Trung thực, trách nhiêm, công bằng
Câu 8. Việc làm nào sau đây là vi phạm quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động 
nữ?
A. Không sử dụng lao động nữ vào công việc nặng nhọc, có ảnh hưởng xấu đến chức năng 
sinh đẻ và nuôi con.
B. Được hưởng điều kiện làm việc, tiền công như nhau
C. Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ khen thưởng như nhau
D. Phân biệt về độ tuổi khi tuyển dụng
Câu 9: Quyền bình đẳng của công dân trong kinh doanh được hiểu là?
A. Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn loại hình kinh doanh theo mong muốn và điều 
kiện của mình
B. Mọi công dân đều có quyền kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm
C. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành nghề, địa 
điểm, hình thức kinh doanh đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đều bình đẳng theo quy định 
của pháp luật
D. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng trong việc tiếp cận với nguồn vốn
Câu 10. Để thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình anh A có thể?
A. Mở cửa hàng kinh doanh theo sở thích và điều kiện của mình
B. Tự do đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều 
kiện theo quy định của pháp luật

C. Kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào, bằng bất kì loại hình doanh nghiệp nào mà mình muốn
D. Tự do lựa chọn địa điểm kinh doanh theo nhu cầu của mình
Câu 11. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng là?
A. Có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình

Trang 3


B. Bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch 
hóa gia đình
C. Có nghĩa vụ như nhau trong việc nuôi dạy, giáo dục con
D. Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản
Câu 12. Pháp luật nước ta quy định quyền bình đẳng trong hôn nhân nhằm mục đích?
A. Giữ bản chất tốt đẹp của hôn nhân và gia đình Việt Nam
B. Phát huy truyền thống của dân tộc về tình nghĩa vợ ­ chồng
C. Tạo cơ sở để vợ ­ chồng củng cố tình yêu, đảm bảo sự bền vững của hạnh phúc gia đình
D. Khắc phục những tư tưởng phong kiến lạc hậu, trọng nam khinh nữ
Câu 16. Quyền bình đẳng của công dân trong lao động thể hiện ở?
A. Tự do lựa chọn nghề nghiệp
B. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động, giao kết hợp đồng lao động và bình đẳng giữa 
lao động nam và lao động nữ
C. Tự do tìm kiếm việc làm phù hợp
D. Tư do, tự nguyện kí kết hợp đồng lao động
Câu 17.  Bình đẳng trong kinh doanh là?
A. Mọi tổ chức, cá nhân khi kinh doanh đều phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo luật 
định
B. Mọi tổ chức, cá nhân khi kinh doanh đều phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế
C. Mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia vào các quan hệ kinh tế có quyền tự do lựa chọn ngành 
nghề, địa điểm và hình thức tổ chức trong kinh doanh
D. Mọi tổ chức, cá nhân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật

Câu 18. Biểu hiện nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong hôn nhân?
A. Vợ là người chăm sóc con và làm công việc nội trợ
B. Người chồng quyết định các chuyện lớn trong nhà
C. Cùng bàn bạc biện pháp kế hoạch hóa gia đình
D. Người chồng là người quản lý tài sản trong gia đình
Câu 19. Mục đích giao kết hợp đồng lao động?
A. Xác định công việc mà  người lao động phải làm
B. Tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ người lao động
C. Bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động
D. Xác lập quyền của người sử dụng lao động
BÀI 5 : QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO
Câu 1. Việc làm nào sau đây vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Nơi thờ tự của các tôn giáo hợp pháp được nhà nước và pháp luật bảo hộ
B. Người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về 
hành vi vi phạm pháp luật của mình
C. Lợi dụng truyền giáo để thực hiện mưu đồ chính trị
D. Công dân theo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật
Câu 2. Mục đích của việc công nhận quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Làm cho các dân tộc bình đẳng, cùng phát triển
B. Thúc đẩy tình đoàn kết, gắn bó keo sơn, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
C. Làm lành mạnh công tác tôn giáo ở nước ta
D. Tạo điều kiện để phát triển kinh tế đất nước
Câu 3. Việc làm nào sau đây vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Chỉ dạy nghề cho con em người dân tộc Kinh
B. Mở các trường phổ thông dân tộc nội trú
Trang 4


C. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật
D. Cộng điểm thi trong các kỳ thi cho học sinh là người dân tộc thiểu số

Câu 4. Theo pháp luật Việt Nam, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là?
A. Các dân tộc trên đất nước ta đều được đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế như nhau
B. Các dân tộc trên đất nước ta đều được nhà nước bảo hộ về nét văn hoá riêng của từng dân 
tộc
C. Các dân tộc trên đất nước ta đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật, được tạo 
điều kiện để phát triển
D. Các dân tộc trên đất nước ta đều có quyền có tiếng nói, chữ viết riêng
Câu 5. Ở nước ta, nguyên tắc nào sau đây là nguyên tắc hàng đầu trong việc tạo điều 
kiện để khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc trên các lĩnh 
vực khác nhau? 
A. Tương trợ
B. Hợp tác
B. Tự chủ
D. Bình đẳng
Câu 6. Các dân tộc trên đất nước ta đều có đại biểu của mình trong các cơ quan nhà 
nước. Điều này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực?
A. Chính trị B. Kinh tế
C. Văn hoá
D. Quản lý nhà nước và xã hội
Câu 7. Các phong tục, tập quán tốt đẹp của từng dân tộc được bảo tồn, gìn giữ và phát 
huy. Điều này thể hiện quyền bình đẳng của các dân tộc trên lĩnh vực?
A. Kinh tế
B. Văn hoá
C. Chính trị
D. Giáo dục
BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
Câu 1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân nghĩa là?
A. Mọi người đều có quyền bắt người phạm tội quả tang
B. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án
C. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện 

Kiểm Sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang
D. Không ai, dù ở bất kỳ cương vị nào được tự ý bắt, giam, giữ người
Câu 2. Trường hợp nào sau đây việc thực hiện kham xet chô 
́
́
̃ở cua ng
̉
ươi khac là không vi 
̀
́
phạm pháp luật?
A. Nghi ngờ chỗ ở của người đó có chứa chấp tội phạm
B. Nghi ngờ ngươi đo co hanh vi vi pham phap lu
̀ ́ ́ ̀
̣
́ ật
C. Nghi ngờ chỗ ở có chứa tài liệu, tang vật của vụ án
D. Khi có người phạm tội đang lẫn trốn tại chỗ ở đó
Câu 3. Trường hợp nào sau đây được quyền bắt người?
A. Nghi ngờ người đó trộm cắp tài sản
B. Phát hiện người đang thực hiện hành vi trộm tài sản
C. Phát hiện người không có giấy Chứng minh thư nhân dân
D. Phát hiện người lạ mặt đi vào khu dân cư
Câu 4. Do nghi ngờ A lấy xe đạp của con trai mình nên ông T đã bắt nhốt A lại trong nhà 
mình để truy hỏi. Hành vi này của ông T xâm phạm trực tiếp đến quyền  tự do nào của 
công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể B. Quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khở
C. Quyền được bảo đảm bí mật đời tư
D. Quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm
Câu 5. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm 

nghĩa là?
A. Không ai được xâm phạm đến bí mật đời tư của người khác
B. Không ai được khám xét chỗ ở của người khác
C. Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác
D. Không ai được tự tiện bắt người
Trang 5


Câu 6. Vì ghen ghét chị B, nên chị A đã tung tin đồn xấu về chị B lên mạng internet. Hành 
vi này của chị A xâm phạm đến quyền nào của chị A?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
C. Quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm   D. Quyền được đảm bảo bí mật đời tư
Câu 7. Khi nhìn thấy người bị truy nã đang lẫn trốn trong một căn nhà vắng; em chọn 
cách ứng xử nào sau đây?
A. Lập tức hô hoán thật lớn để gọi người khác đến bắt
B. Im lặng, lặng lẽ tránh xa để tránh nguy hiểm đến mình
C. Lờ đi, coi như không biết để tránh phiền phức
D. Giữ bí mật, không làm kinh động đến đối tượng, tìm cách báo cho cơ quan công an
Câu 8. Khi thấy bạn A đang xem trộm thư của một bạn trong lớp em sẽ chọn cách ứng 
xử nào sau đây?
A. Cùng A xem cho thoả trí tò mò
B. Khuyên A không nên xem nữa và nên xin lỗi chủ nhân của bức thư
C. Coi như không biết vì không liên quan đến mình
D. Cùng A xem và rủ thêm các bạn khác cùng xem cho vui vẻ
Câu 9. Quyền tự do ngôn luận là?
A. Quyền phát biểu ý kiến của công dân trong cuộc họp Tổ dân phố
B. Quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, 
văn hóa, xã hội của đất nước
C. Quyền tự do phát ngôn theo ý thích chủ quan với mọi vấn đề của đất nước

D. Quyền của học sinh được phát biểu ý kiến trong lớp học
Câu 10. Trường hợp nào sau đây không được khám xét chỗ ở của công dân?
A. Nghi ngờ chỗ ở có chứa chấp tội phạm, công cụ, phương tiện gây án, tài liệu liên quan đến 
vụ án
B. Khi cần bắt khẩn cấp người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lân tránh, ti
̉
ến hành 
theo trình tự, thủ tục do luật định
C. Có căn cứ khẳng định chỗ ở có công cụ, phương tiện gây án, tài liệu liên quan đến vụ án, 
tiến hành theo trình tự, thủ tục do luật định
D. Khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền
Câu 11. Khi một học sinh viết bài về học tập gửi đăng báo Hoa học trò, học sinh đó đã 
thực hiện quyền nào của công dân?
A. Quyền học tập
B. Quyền tự do ngôn luận
C. Quyền thông tin
D. Quyền dân chủ
Câu 12. Xác định nơi nào sau đây là chỗ ở của công dân?
A. Căn hộ thuộc quyền sử dụng của công dân trong khu tập thể cơ quan
B. Phòng giam tội phạm
C. Nhà chờ xe buýt D. Nhà công cộng trong công viên
Câu 13. Do nghi ngờ con ông A đã lấy cắp chiếc xe máy của mình nên ông B cùng con đã 
tự ý vào nhà ông A để khám xét; hành vi của ông B và con mình đã vi phạm?
A. Quyền được bảo vệ bí mật đời tư 
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể 
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
D. Quyền hưởng chế độ an sinh xã hội
Câu 14. Trường hợp nào sau đây được khám xét chỗ ở của công dân theo trình tự, thủ 
tục quy định?
A. Khi nghi ngờ ở đó có chưa tài liệu, phương tiện của vụ án

B. Khi có người lạ mặt đến ở tại đó
C. Khi có người phạm tội đang lẩn trốn ở đó
D. Khi chỗ ở lâu ngày đó không có người ở
Câu 15. Để đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở pháp luật một mặt nghiêm 
cấm hành vi tự ý vào chỗ ở của người khác, mặt khác quy định?
Trang 6


A. Cán bộ, công chức nhà nước được phép khám chỗ ở của công dân khi thi hành nhiệm vụ
B. Thủ trưởng cơ quan điều tra được phép khám chỗ ở của công dân để phục vụ điều tra
C. Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định mới được khám xét chỗ ở theo trình tự, thủ 
tục nhất định.
D. Tổ trưởng tổ dân phố được khám chỗ ở của công dân trong tổ dân phố đó
Câu 1: Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?
A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội. B. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.
C. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
D. Bị nghi ngờ phạm tội.
Câu 2: Chủ thể của hợp đồng lao động là ai?
A. Người lao động và đại diện của người lao động.B. Người lao động và người sử dụng lao 
động.
C. Đại diện người sử dụng lao động.
D. Các doanh nghiệp Nhà nước và tư 
nhân.
Câu 3: Chị A và chị B cùng đăng kí làm đại lí bán hàng cho doanh nghiệp tư nhân Z. Biết hồ sơ 
của chị A đầy đủ, đúng quy định, chị B rất lo lắng vì mình thiếu một số chứng chỉ quan trọng. Do  
có tình cảm riêng nên Giám đốc chỉ phê duyệt hồ sơ của chị B. Trong trường hợp này, chị A đã vi 
phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Công vụ.
B. Lao động.
C. Kinh doanh.

D. Hành chính.
Câu 4: Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động được thể hiện trong
A. quy trình quản lí nhân sự.
B. cơ hội tìm kiếm việc làm.
C. quy chế chi tiêu nội bộ.
D. nội dung hợp đồng lao động.
Câu 5: Tự  ý bắt, giam, giữ người vì những lí do không chính đáng là hành vi vi phạm quyền  
nào dưới đây của công dân?
A. Tôn trọng đời sống riêng tư.
B. Bảo đảm an toàn sức khỏe.
C. Đảm bảo cuộc sống tự do.
D. Bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 6: Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về
A. tính mạng, sức khoẻ của công dân.
B. danh dự, nhân phẩm của công dân.
C. thân thể của công dân.
D. chỗ ở của công dân.
Câu 7: Phát hiện A đang bẻ khóa để lấy trộm xe máy, công an viên B xông vào bắt giữ rồi đưa  
người và tang vật về trụ sở Công an phường. Vì A kháng cự quyết liệt, anh B đã buông lời nhục  
mạ và đánh gãy tay. Trong trường hợp này, anh B không vi phạm quyền nào dưới đây của công  
dân? 
A. Bất khả xâm phạm về tính mạng.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Được bảo hộ về sức khỏe.
D. Được bảo hộ về nhân phẩm.
Câu 8: Ngày 10/3 âm lịch hàng năm diễn ra lễ  giỗ tổ Hùng Vương tại khu di tích lịch sử  văn 
hóa Đền Hùng ­ tỉnh Phú Thọ, đây là hoạt động
A. tôn giáo.
B. bảo hộ cơ sở tín ngưỡng.
C. tín ngưỡng.

D. bảo hộ cơ sở tôn giáo.
Câu 9: Quyền nào dưới đây không thuộc quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính 
trị?
A. Quyền thảo luận, góp ý kiến.
B. Quyền bầu cử, ứng cử.
C. Quyền kiến nghị với Nhà nước.
D. Quyền hưởng an toàn xã hội.
Câu 10:  Vì vợ  bị  vô sinh, Giám đốc X đã ngoại tình với cô V để  mong có con nối dõi tông  
đường. Khi biết mình có thai, cô V ép Giám đốc phải sa thải chị M trợ lí đương nhiệm và kí 
quyết định cho cô vào vị  trí đó. Được M kể  lại, vợ giám đốc ghen tuông đã buộc chồng đuổi  

Trang 7


việc cô V. Nể  vợ, ông X đành chấp nhận. Trong trường hợp này, ai đã vi phạm quyền bình  
đẳng trong lao động?
A. Vợ chồng Giám đốc X và chị M.
B. Vợ chồng Giám đốc X và cô V.
C. Vợ chồng Giám đốc.
D. Giám đốc X và cô V.
Câu 11: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình không bao gồm quan hệ nào dưới đây?
A. Nhân thân.
B. Tài sản riêng.
C. Tài sản chung.
D. Xã hội.
Câu 12: “Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết và đại đoàn kết toàn dân tộc” là nội  
dung thuộc
A. ý nghĩa quyền bình đẳng dân tộc.
B. nội dung quyền bình đẳng dân tộc.
C. khái niệm quyền bình đẳng dân tộc. D. chính sách của nhà nước về bình đẳng dân tộc.

Câu 13: Vừa qua chị  X (người dân tộc Khơ me) được Nhà nước hỗ  trợ  tiền để  mở  lớp dạy  
nhưng điêu múa truyên thông cho con em đ
̃
̣
̀
́
ồng bào dân tộc mình. Nêu la ng
́ ̀ ười dân tôc Kh
̣
ơ me,  
em se l
̃ ựa chon cach 
̣
́ ưng x
́ ử nao sau đây cho phu h
̀
̀ ợp?
A. Tuy theo y ng
̀
́ ười khac đê quyêt đinh.
́ ̉
́ ̣
B. Ung hô, đông tinh v
̉
̣
̀ ̀ ơi viêc nay.
́ ̣
̀
C. Tham gia nhưng yêu câu đ
̀ ược tra công.

̉
D. Không quan tâm đên.
́
Câu 14: Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự  chủ  đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp 
luật là nội dung thuộc quyền nào sau đây?
A. Quyền bình đẳng trong kinh doanh.
B. Quyền bình đẳng trong sản xuất.
C. Quyền bình đẳng trong mua bán.
D. Quyền bình đẳng trong lao động.
Câu 15: Công dân thuộc các dân tộc đều được tham gia thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của 
cả nước thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào?
A. kinh tế.
B. chính trị.
C. văn hóa.
D. xã hội.
Câu 16: Bình đẳng về văn hóa có nghĩa là các dân tộc trong một quốc gia đều có quyền
A. dùng tiếng nói, chữ viết riêng.
B. thực hiện chính sách tương trợ.
C. thay đổi cơ chế quản lí.
D. tham gia quản lí xã hội.
Câu 17: Khi có đủ  điều kiện theo quy định của pháp luật, mọi công dân đều được thành lập 
doanh nghiệp là nội dung quyền bình đẳng trong lĩnh vực
A. dân sự.
B. công vụ.
C. việc làm.
D. kinh doanh.
Câu 18: Nôi dung nao sau đây sai v
̣
̀
ới quy đinh vê quyên băt ng

̣
̀
̀ ́ ười cua phap luât?
̉
́
̣
A. Công dân được băt ng
́ ươi đang bi truy na
̀
̣
̃
B. Công dân được băt ng
́ ười khi nghi ngơ ng
̀ ười đo pham tôi nghiêm trong
́ ̣
̣
̣
C. Công dân được băt ng
́ ươi đang th
̀
ực hiên tôi pham
̣
̣
̣
D. Công dân được băt ng
́ ươi đa th
̀ ̃ ực hiên tôi pham va đang bi đuôi băt
̣
̣
̣

̀
̣
̉ ́
Câu 19: Đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về
A. chỗ ở của công dân.
B. thân thể của công dân.
C. tính mạng, sức khoẻ của công dân.
D. danh dự, nhân phẩm của công dân.
Câu 20: Mục đích của Nhà nước trong thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc nhằm khắc 
phục?
A. Trình độ phát triển quá thấp của một số dân tộc.
B. Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa các dân tộc.
C. Sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc.
D. Sự phân hóa giàu nghèo giữa các dân tộc.
Câu 21: Cơ quan nào dưới đây không có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam?
A. Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
B. Tòa án nhân dân các cấp.
C. Ủy ban nhân dân.
D. Cơ quan điều tra các cấp.

Trang 8


Câu 22: Hôn nhân được bắt đầu bằng một sự kiện pháp lí nào?
A. Lễ cưới.
B. Thành hôn.
C. Gia đình.

D. Kết hôn.


Câu 23: Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động được thể hiện rõ nhất qua
A. chế độ làm việc.
B. tiền lương.
C. hợp đồng lao động.
D. điều kiện lao động.
Câu 24: Anh B đề nghị bổ sung vào bản hợp đồng lao động giữa anh và công ti X nội dung: 
Công việc, thời gian, điều kiện làm việc nhưng giám đốc công ti trả lời: "Anh chỉ cẩn quan tâm 
đến mức lương còn anh làm việc gì, ở đâu, điều kiện như thế nào là ở chúng tôi". Câu trả lời 
của giám đốc công ti đã vi phạm nội dung nào dưới đây?
A. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
B. Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
C. Công dân bình đẳng trong tìm kiếm việc làm.
D. Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
Câu 25: Việc làm nào sau đây xâm phạm đến danh dự của người khác?
A. Phê bình người khác trong cuộc họp
B. Nói xấu người khác.
C. Bố mẹ phê bình con cái khi con cái mắc lỗi.D. Khống chế và bắt tên trộm khi hắn lẻn vào 
nhà.
Câu 26: Việc vi phạm đến quyền được bảo đảm an toàn về  tính mạng và sức khỏe của công 
dân được thể hiện qua việc làm trái pháp luật nào sau đây?
A. Khám xét nhà khi không có lệnh.
B. Bắt, giam, giữ người trái pháp luật.
C. Đánh người gây thương tích.
D. Tự tiện bóc mở thư tín, điện tín của người khác.
Câu 27: Doa nat gây căng thăng lam ng
̣
̣
̉
̀
ươi khac phai t

̀
́
̉ ự tử la hanh vi xâm pham đên
̀ ̀
̣
́
A. tinh mang cua ng
́
̣
̉
ươi khac
̀
́
B. sưc khoe cua ng
́
̉
̉
ươi khac
̀
́
C. danh dự cua ng
̉
ươi khac
̀
́
D. nhân phâm cua ng
̉
̉
ươi khac
̀

́
Câu 28: Không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát thì  
không ai bị bắt, trừ trường hợp
A. phạm tội quả tang.
B. nghi ngờ gây án.
C. bao che người phạm tội.
D. không tố giác tội phạm.
Giáo viên bộ môn

Nguyễn Thị Thủy

Trang 9



×