Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Cẩm Xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.46 KB, 6 trang )

TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN 
          TỔ LỊCH SỬ
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II­ MÔN LỊCH SỬ 11
NĂM HỌC 2018­ 2019
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : 6 điểm
Câu 1. Năm 1937, diễn ra sự kiện lịch sử gì có liên quan đến 3 nước Đức, Italia và Nhật Bản ?
A. Đức, Italia, Nhật Bản rút khỏi Hội quốc liên B. Đức mở rộng chiến tranh ở châu Âu.
C. Trục Béc lin, Rô ma, Tô ki ô thành lập. D. Nhật Bản xâm lược châu Á – Thái Bình Dương.
Câu 2. Trước các cuộc chiến tranh xâm lược của liên minh phát xít, Mĩ có thái độ như thế nào ?
A. Trung lập.
B. Hợp tác với Anh, Pháp chống phát xít.
C. Chủ trương đoàn kết với các nước tư bản chống phát xít.
D. Lo sợ chủ nghĩa phát xít nhưng thù ghét chủ nghĩa cộng sản.
Câu 3. Để thành lập nhà nước ‘Đại Đức’, Hít le đã sát nhập nước nào vào Đức ?
A. Áo                                       B. Tiệp Khắc.
C. Ba Lan                                D. An ba ni
Câu 4. Hội nghị Muy – nich (29/9/1938) không có sự tham gia của các nước nào?
A. Liên Xô, Tiệp Khắc.                      B. Anh, Pháp.
C. Đức, Italia.                                      D. Đức, Anh.
Câu 5. Chính sách nhượng bộ của Anh, Pháp ở Hội nghị Muy – nich đã có tác động như thế nào đến 
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 ­ 1945)?
A. Khuyến khích phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.
B. Duy trì tình thế hòa bình ở Châu Âu.
C. Hạn chế quá trình dẫn đến chiến tranh
D. Đè bẹp âm mưu mở rộng chiến tranh của phát xit.
Câu 6. Trước hành động mở rộng chiến tranh của phát xít thái độ của các nước tư bản đối với Liên Xô 
như thế nào?
A. Nhượng bộ phát xít đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô.
B. Hợp tác chặt chẽ với Liên Xô
C. Thù ghét Liên Xô.
D. Liên kết với Liên Xô.


Câu 7.Trước hành động của chủ nghĩa phát xít, Liên Xô có chủ trương gì với các nước tư bản?
A  Hợp tác .                                          B. Liên kết.
C. Đối đầu.                                           D. Nhượng bộ.
Câu 8. Vai trò của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939 ­ 1945)?
A. Là một trong ba cường quốc trụ cột, giữ vai trò quyết định tiêu diệt phát xít.
B.  Là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định tiêu diệt phát xít.
C. Vai trò quan trọng tiêu diệt phát xít.
D. Góp phần nhỏ tiêu diệt phát xít.
Câu 9. Mục đích của việc thành lập Liên minh phát xít là
A. cạnh tranh kinh tế với Mĩ, Anh, Pháp.
1


B. xâm lược Trung Quốc.
C. chống Liên Xô và gây chiến tranh chia lại thị trường thế giới.
D. giúp đỡ các nước thuộc địa về quân sự.
Câu 10. Đặc điểm nổi bật của phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở  các tỉnh miền Tây Nam Kì là
gì?
A. Phong trào đã lôi cuốn nhiều văn thân, sĩ phu tham gia.
B. Phong trào kết hợp giữa chống ngoại xâm với chống phong kiến tay sai.
C.  Phong trào sử  dụng hình thức đấu tranh phong phú. D.  Phong trào do nông dân khởi xướng và lãnh
đạo.
Câu 11. Trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là 
A. một quốc gia độc lập, có chủ quyền nhưng phụ thuộc vào nhà Thanh.
B. nước thuộc địa nửa phong kiến.
C. một quốc gia phong kiến độc lập có chủ quyền.
D. một nước quân chủ lập hiến độc lập.
Câu 12.Vào 1858, để tấn công vào Đà Nẵng, Pháp đã liên minh với quân đội nước nào?
A. Anh.
B. Hà Lan. 

C. Tây Ban Nha.
D. Bồ Đào Nha
Câu 13.Thực hiện “vườn không nhà trống” là kế sách của quân dân ta chống lại sự xâm lược 
của Pháp (1858) khi thực dân Pháp tấn công vào
A. Gia Định. 
B. Đà Nẵng.
C. Vĩnh Long.                              D.Hà Nội.
Câu 14. Với hiệp ước Nhâm Tuất (5­6­1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp đảo Côn lôn 
và ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ là
A. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa .
B. Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long.
C. Biên Hòa, Hà Tiên, Định Tường.
D. An Giang, Gia Định, Định Tường.
Câu 15.Trong phong trào kháng chiến chống Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ nửa sau thế kỷ XIX, 
ai là người được nhân dân tôn là “Bình Tây Đại nguyên soái”?
A. Phan Thanh Giản.
           B. Nguyễn Trung Trực.
C. Trương Định.

D. Nguyễn Tri Phương.

Câu 16. Vào giữa thế kỷ XIX, tình hình chính trị nước ta có đặc điểm nổi bật nào?
A. Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong giai đoạn hình thành.
B. Chế độ phong kiến Việt Nam đang ở trong giai đoạn khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng.
C. Chế độ phong kiến Việt Nam được củng cố vững chắc.
D. Một lực lượng sản xuất mới – tư bản chủ nghĩa đang hình thành trong lòng xã hội phong kiến.
Câu 17.Nội dung nào sau đây không nằm trong mục đích xâm lược Việt Nam của Pháp?
A. Nhằm biến Việt Nam thành thị trường cung cấp nguyên liệu.
B. Biến Việt Nam thành thuộc địa.
C. Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa.

D. Để khai hóa văn minh cho một dân tộc còn lạc hậu. 
Câu 18. Sắp xếp các sự kiện sau theo thứ tự thời gian:
1.
Pháp đánh Gia Định; 2. Pháp đánh vào 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ; 3. Pháp ký với triều đình nhà 
Nguyễn Hiệp ước Nhâm Tuất.
A. 1; 2; 3.
B. 3; 2; 1.
C. 1; 3; 2.
D. 2; 1; 3.
2


Câu 19. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói 
nổi tiếng của anh hùng dân tộc nào
A. Trương Định. B. Hoàng Diệu.
C. Tôn Thất Thuyết.  D.Nguyễn Trung Trực.
Câu 20. Hiệp ước nào sau đây nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp?
A. Nhâm Tuất.       B. Hác măng.        C. Giáp Tuất.       D. Pa tơ nốt.
 Câu 21. Trận đánh gây tiếng vang lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 
Bắc Kì năm 1873
A. Trận Cầu Giấy lần thứ nhất.
B. Trận Cầu Giấy lần thứ hai.
C. Trận chiến đấu ở ô Quan Chưởng.
D. Trận chiến chống Pháp ở Nam Định.
Câu 22. Theo hiệp ước Hác – măng, vùng đất nào thực dân Pháp giao cho triều đình nhà Nguyễn quản lí?
A. Bắc Kì. B. Nam Kì.  C. Trung Kì.  
D. Bắc Kì và Trung Kì 
Câu 23. Để lấy cớ kéo quân ra Bắc Kì lần thứ hai, thực dân Pháp đã
A. dựng lên vụ Duy – puy
B. vu cáo triều đình nhà Nguyễn vi phạm hiệp ước 1874

C. giở trò khiêu khích
D. gửi tối hậu thư cho triều đình nhà Nguyễn.
Câu 24. Chỉ huy quân đội triều đình trong cuộc chiến đấu chống quân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ 
nhất (1873) là 
A. Hoàng Diệu  B. Nguyễn Tri Phương    C. Trương Định  D. Nguyễn Trung Trực
Câu 25. Chỉ huy quân đội triều đình trong cuộc chiến đấu chống quân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ 
hai (1882) là
A. Hoàng Diệu.  B. Nguyễn Tri Phương.  C. Trương Định  D. Nguyễn Trung Trực
 Câu 26. Chiến thắng của quân và dân ta trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất 1873 có ý nghĩa gi?.
A. Quân Pháp rút khỏi Bắc kì, tìm cách thương lượng với triều đình..
B. Làm cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ, tìm cách thương lượng với triều đình
C. Buộc Pháp bỏ mộng xâm lược Bắc kì, xin giảng hòa
D. Phải bồi thường chiến phí và xin giảng hòa.
Câu 27. Những văn bản hiệp ước nào đánh dấu Việt Nam cơ bản trở thành thuộc địa của thực dân Pháp?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất và Hiệp ước Hác­măng.
B. Hiệp ước Hác măng và Hiệp ước Giáp Tuất.
C. Hiệp ước Giáp Tuất và Hiệp ước Nhâm Tuất.
D. Hiệp ước Pa tơ nốt và Hiệp ước Hác măng.
Câu 28. Hiệp ước 1874 được kí sau sự kiện nào?
A. Sau chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất.                          B. Pháp chiếm Gia Định.
C. Pháp đã rút quân khỏi Bắc kì.                                          D. Tướng giắc Gácnie.
Câu 29. Để lấy cớ kéo quân ra Bắc Kì lần thứ hai (1882­1883) thực dân Pháp đã
A. dựng lên vụ Duy – puy
B. vu cáo triều đình nhà Nguyễn vi phạm hiệp ước 1874
C. giở trò khiêu khích
D. gửi tối hậu thư cho triều đình nhà Nguyễn.
Câu 30. Quân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai (1882­1883) trong hoàn cảnh nước Pháp
A. chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
B. chủ nghĩa tư bản lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
3



C. bị chiến tranh Pháp­Phổ tàn phá nặng nề.
D. Pháp đã kí quy ước Thiên Tân đối với nhà Thanh.
Câu 31. Trong giai đoạn đầu (1885 – 1888), phong trào Cần vương diễn ra
A. trên phạm vi rộng lớn.   B. chủ yếu ở Bắc Kì.
C. chủ yếu ở Trung Kì.     D. chủ yếu ở Nam Kì.
Câu 32. Trong giai đoạn sau (1888 – 1896), phong trào Cần vương được sự lãnh đạo trực tiếp của 
A. tầng lớp văn thân, sĩ phu      B. triều đình
C. các thủ lĩnh nông dân.          D. các thủ lĩnh dân tộc thiểu số.
Câu 33. TônThất thuyết lấy danh nghĩa Vua Hàm Nghi xuốngchiếu Cần Vương ở đâu?
A. Kinh thành Huế.    B. Căn cứ Tân Sở(Quảng Trị)
C. Căn cứ. Bãi Sậy     D. Đồn Mang Cá
 Câu 34. Phan Đình Phùng và Cao Thắng là những thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Bãi Sậy.   B. Khởi nghĩa Hương Khê
C. Khởi nghĩa Yên Thế. D. Khởi nghĩa Ba Đình.
Câu 35. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không thuộc phong trào Cần Vương?
A. Khởi nghĩa Ba Đình      B. Khởi nghĩa Hương Khê
C. Khởi nghĩa Yên Thế       D. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
 Câu 36. Cuối thế kỉ XIX cùng với phong trào Cần Vương còn có cuộc đấu tranh tự vệ của nông dân 
và các dân tộc thiểu số tiêu biểu nhất là?
A. Phong trào chống sưu thuế ở Trung Kì. B. Phong trào Hội Kín ở Nam Kì
C. Khởi nghĩa Yên Thế.                              D. Khởi nghĩa Nam Kì. 
 Câu 37. Tính chất của phong trào Cần vương là
A. phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến.
B. phong trào nông dân tự phát.
C. phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản.
D. phong trào yêu nước xu hướng vô sản.
Câu 38. Dựa vào yếu tố nào phe chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu đã mạnh tay
 hành động?

A. Sự bạc nhược của triều đình Huế.
B. Sự ủng hộ của Vua Hàm Nghi.
C. Sự phản kháng của một số quan lại.
D. Phong trào kháng chiến của nhân dân.
Câu 39..Trong các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thếkỷ XIX đầu XX,  cuộc khởi nghĩa kéo dài
 nhất là
A.khởi nghĩa Ba Đình                                     B.khởi nghĩa Bãi Sậy
C.khởi nghĩa Hương Khê                                D.khởi nghĩa Yên Thế
 Câu 40.Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương 
A. khởi nghĩa Ba Đình.                                       B. khởi nghĩa Bãi Sậy.
C. khởi nghĩa Hương Khê.                                  D. khởi nghĩa Yên Thế.
Câu 41. Năm 1897 đánh dâu sự kiện quan trọng nào trong tiến trình xâm lược và bóc lột thuộc địa
 của thực dân Pháp ở Việt Nam?
A. Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam.
B. Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.
C. Pháp đàn áp xong phong trào Cần Vương.
D. Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Câu 42. Mục đích của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam là
4


A. bù đắp thiệt hại của Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. phục vụ nhu cầu phát triển của chủ nghĩa tư bản Pháp.
C. phục vụ nhu cầu phát triển của kinh tế Việt Nam.
D. khôi phục địa vị của Pháp trong thế giới tư bản
Câu 43. Dưới tác động của chương trình khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam 
hình thành các lực lượng mới nào?
A. Nông dân, địa chủ phong kiến, tư sản. B. Nông dân, công nhân, tiểu tư sản.
C. Công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
D. Nông nhân, tư sản, tiểu tư sản.

Câu 44. Giai cấp nào là chỗ dựa quan trọng nhất của thực dân Pháp trong quá trình thống trị nước ta?
A. nông dân.
B. công nhân.
C. tư sản.
D. địa chủ phong kiến.
Câu 45. Lực lượng đông đảo nhất trong phong trào chống Pháp ở xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX là
A. nông dân.
                     B. công nhân.
   C. tư sản.
          D. tiểu tư sản.
Câu 46. Một bộ phận nhỏ của giai cấp địa chủ phong kiến dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa 
lần thứ nhất đã phân hóa theo hướng như thế nào?
A. Giàu lên, trở thành tay sai của thực dân Pháp.
B. Bị mất ruộng đất, trở thành nông dân làm thuê.
C. Nghèo đi, bị đế quốc chèn ép, áp bức.
D. Bị phá sản hoàn toàn, trở thành công nhân làm thuê cho chủ tư bản.
Câu 47. Trong cuộc khai thác lần thứ nhất ở Việt Nam, thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống
 giao thông nhằm mục đích gì?
A. Khuếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.
B. Tạo điều kiện cho nhân dân ta đi lại thuận lợi hơn.
C. Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Việt Nam phát triển.
D. Phục vụ cho công cuộc khai thác lâu dài và mục đích quân sự.
Câu 48. Nét nổi bật nhất trong chính sách khai thác thuộc địa lần thứ  nhất của thực dân Pháp  ở  Việ
Nam 

A. chính sách cướp đoạt ruộng đất. 
B. xây dựng hệ thống giao thông phục vụ khai thác.
C. khai thác mỏ lấy nguyên liệu phục vụ công nghiệp Pháp.
D. mở mang một số cảng biển để chuyên chở hàng hóa.
Câu 49. Tính chất của xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là gì?

A. Xã hội phong kiến
          B. Xã hội tư bản chủ nghĩa.
C. Xã hội thuộc địa.
          D. Xã hội thuộc địa nửa phong kiến
Câu 50 Trước khi Pháp xâm lược xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản nào ?
A. Địa chủ phong kiến và nô lệ                      B. Địa chủ phong kiến và tư sản
C. Địa chủ phong kiến và nông dân                D. Công nhân và nông dân
PHẦN TỰ LUẬN: 4 ĐIỂM
5


Bài 21. Phong trào cần vương
Bài 22. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của Pháp

­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­

6



×