Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.27 KB, 3 trang )

TRƯỜNG THPT YÊN HÒA
TỔ TỰ NHIÊN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN : SINH HỌC
A. NỘI DUNG ÔN TẬP
- Các cấp độ tổ chức của thế giới sống và đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống
- Các giới sinh vật
- Thành phần hóa học của tế bào.
- Cấu trúc của tế của tế bào.
- Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
B. CÂU HỎI GỢI Ý
I. Câu hỏi tự luận
1. Tính chất cơ bản để phân biệt cơ thể sống với chất vô cơ là gì? Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc
cơ bản nhất của sự sống?
2. Nêu ví dụ về đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống và khả năng tự điều chỉnh của cơ thể người?
3. Tại sao khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác trước hết người ta phải tìm kiếm xem có nước
không? Trình bày cấu trúc hóa học và vai trò của nước trong tế bào?
4. Nêu cấu trúc và chức năng của các loại cacbohidrat?
5. Mô tả cấu trúc của protein? Tại sao phải ăn protein từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau?
6. Mô tả cấu trúc hóa học và cấu trúc không gian của ADN, ARN? Tại sao cũng chỉ có 4 loại nucleotit
nhưng các sinh vật khác nhau lại có những đặc điểm và kích thước rất khác nhau?
7. Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ có lợi thế gì đối với chúng? Tại sao phải dùng các loại thuốc kháng
sinh với liều lượng khác nhau để tiêu diệt vi khuẩn?
8. Trong tế bào có 2 bào quan làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng, đó là 2 bào quan nào? Nêu cấu trúc?
9. Cấu trúc và chức năng của màng sinh chất?
10. Trong tế bào có 1 bào quan được ví như hệ thống mương máng kênh rạch trên đồng ruộng, đó là
bào quan nào? Nêu cấu trúc và chức năng của bào quan đó? Cho 2 ví dụ về loại tế bào chứa nhiều bào
quan đó?
11. Bào quan nào trong tế bào làm nhiệm vụ tổng hợp protein? Nêu cấu trúc của bào quan đó?
12. Trong cơ thể người, loại tế bào nào có lưới nội chất hạt phát triển? Loại tế bào nào có lưới nội chất
trơn phát triển?


13. Tế bào nhân sơ có gì khác với tế bào nhân thực?
14. Phân biệt: vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động? nhập bào và xuất bào?
15. Ngâm tế bào hồng cầu và tế bào thực vật vào trong dung dịch sẽ xảy ra hiện tượng gì? Giải thích?
Tại sao muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau?
16. Các dạng bài tập liên quan đến Axit nuleic: Tính chiều dài, số nuclotit, liên kết hóa trị, liên kết hidro..
II. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Đơn phân của prôtêin là
A. axít amin.
B. axít béo.
C. nuclêôtit
D. glucôzơ.
Câu 2: Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng?
A. Sắt
B. Photpho
C. Lưu huỳnh
D. Canxi
Câu 3: Cacbonhiđrat là tên gọi dùng để chỉ nhóm chất nào sau đây?
A. Đạm
B. Đường
C. Chất hữu cơ
D. Mỡ
Câu 4: Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm
1. quần xã; 2. quần thể; 3. cơ thể;
4. hệ sinh thái; 5. tế bào


Các cấp tổ chức đó theo trình tự từ nhỏ đến lớn là…
A. 5->3->2->4->1.
B. 5->2->3->1->4.
C. 5->3->2->1->4.

D. 5->2->3->4->1.
Câu 5: Điểm giống nhau của các sinh vật thuộc giới Nguyên sinh, giới thực vật và giới động vật là:
A. Tế bào cơ thể đều có nhân thực
B. Tế bào cơ thể đều có nhân sơ
C. Cơ thể đều có cấu tạo đa bào
D. Cơ thể đều có cấu tạo đơn bào
Câu 6: Cấu trúc của phân tử prôtêtin bị biến tính bởi:
A. Sự có mặt của khí CO2
B. Sự có mặt của khí oxi
C. Liên kết phân cực của các phân tử nước
D. Nhiệt độ
Câu 7: Vi khuẩn là dạng sinh vật được xếp vào giới nào sau đây?
Giới nguyên sinh
B. Giới thực vật
C. Giới khởi sinh
D. Giới động vật
Câu 8: Loại liên kết hoá học chủ yếu giữa các đơn phân trong phân tử Prôtêin là:
A. Liên kết peptit
B. Liên kết hoá trị
C. Liên kết hidrô
D. Liên kết este
Câu 9: Điểm giống nhau giữa nấm nhày với động vật nguyên sinh là:
A. Có chứa sắc tố quang hợp
B. Có cấu tạo đa bào
C. Tế bào cơ thể có nhiều nhân
D. Sống dị dưỡng
Câu 10: Chất nào dưới đây thuộc loại đường Pôlisaccarit
A. Điaccarit
B. Tinh bột
C. Hêxôzơ

D. Mantôzơ
Câu 11: Giới nguyên sinh bao gồm
A. vi sinh vật, động vật nguyên sinh.
B. tảo, nấm, động vật nguyên sinh.
C. vi sinh vật, tảo, nấm, động vật nguyên sinh .
D. tảo, nấm nhày, động vật nguyên sinh.
Câu 12: Câu có nội dung đúng trong các câu sau đây là:
A. Chỉ có động vật sống theo lối dị dưỡng
B. Chỉ có thực vật mới sống tự dưỡng quang hợp
C. Giới động vật gồm các cơ thể đa bào và cũng có cơ thể đơn bào
D. Vi khuẩn không có lối sống cộng sinh .
Câu 13: Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành:
A. Cơ thể
B. Cơ quan
C. Mô
D. Hệ cơ quan
Câu 14: Sinh vật thuộc giới nào sau đây có đặc điểm cấu tạo nhân tế bào khác hẳn với các giới còn lại?
A. Giới động vật
B. Giới nấm
C. Giới thực vật
D. Giới khởi sinh
Câu 15: Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có
A. nhiệt dung riêng cao.
B. tính phân cực
C. nhiệt bay hơi cao.
D. lực gắn kết.
Câu 16: Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là:
A. C, H, O, P.
B. C, H, O, N.
C. O, P, C, N.

D. H, O, N, P.
Câu 17: Các thành phần cấu tạo của mỗi Nuclêotit là:
A. Đường, Axit và Prôtêin
B. Đường, Bazơ nitơ và Axit
C. Axit, Prôtêin và Lipit
D. Lipit, Đường và Prôtêin
Câu 18: Thành phần nào sau đây không có trong cấu tạo của tế bào vi khuẩn?
A. Mạng lưới nội chất
B. Vỏ nhày
C. Màng sinh chất
D. Lông roi
Câu 19: Cho các thông tin sau :
1. Là đa phân tử, đơn phân là các Nucleotit
2. Chứa đường Ribozo
3. Có các liên kết Hidro
4. Có cấu trúc mạch kép
5. Chứa bazơ Uaxin
6. Có thể dùng làm khuôn mẫu tổng hợp ARN
Có bao nhiêu thông tin đúng về axit Đeoxiribonuclêic
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Câu 20: Tế bào nhân sơ mang các đặc điểm nào sau đây?
1. Cấu tạo đơn giản
2. Có màng nhân bao bọc


3. Không có hệ thống nội màng
4. Tế bào có thành là peptidoglican

5. Có chứa bào quan riboxom
6. Kích thước rất nhỏ
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3, 4, 5
B. 1, 2, 3, 5, 6
C. 1, 3, 4, 5, 6
D. 1, 2, 4, 5, 6
Câu 21: Cấu trúc nào sau đây có ở tế bào động vật:
A. Không bào
B. Ti thể
C. Lục lạp
D. Thành xenlulôzơ
Câu 22: Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa các loại đơn phân cấu trúc nên ADN là :
A. Thành phần bazơ nitơ
B. Khả năng mang thông tin di truyền
C. Kích thước phân tử
D. Khối lượng phân tử
Câu 23: Tất cả các loại tế bào nhân thực đều có các đặc điểm chung nào sau đây?
1. Có thành tế bào bao bọc bên ngoài
2. Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền
3. Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan
4. Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các khoang nhỏ
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3
B. 1, 2, 4
C. 1, 3, 4
D. 2, 3, 4
Câu 24: Một tế bào nhân tạo chứa nồng độ chất tan NaCl là 0,5M. Bỏ tế bào vào môi trường nào sau
đây để tế bào trở thành môi trường nhược trương?
A. Dung dịch NaCl 0,2M

B. Nước cất
C. Dung dịch NaCl 1M
D. Dung dịch NaCl 0,5M
Câu 25: Ở vi khuẩn, cấu trúc plasmid là :
A. Phân tử ADN nằm trong nhân tế bào có dạng vòng
B. Phân tử ADN nằm trong nhân tế bào có dạng thẳng
C. Phân tử ADN có dạng vòng nằm trong tế bào chất
D. Phân tử ADN có dạng thẳng nằm trong tế bào chất
Câu 26: Phân tử ADN có tổng số liên kết hóa trị giữa đường với axit bằng 2998 thì số lượng của các
loại Nucleotit trong ADN bằng:
A. 600
B. 1500
C. 1200
D. 3000
Câu 27: Trong nhiều trường hợp, sự vận chuyển qua màng sinh chất phải sử dụng “chất mang”. “Chất
mang” chính là các phân tử:
A. Cácbohidrat
B. Protein
C. Colesteron
D. Photpholipit
Câu 28. Một phân tử ADN có tổng số 3000 nucleotit, trong đó biết loại A ít hơn một loại nucleotit
khác là 200. Hãy xác định số nucleotit mỗi loại của phân tử ADN đó :
A. A = T = 650 ; G = X = 850
B. A = T = 1.300 ; G = X = 1.700
C. A = T = 550 ; G = X = 950
D. A = T = 850 ; G = X = 650




×