ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN GDCD LỚP 6
Câu 1:
a. Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Lấy 2 VD về tôn trọng kỉ luật?
Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ
chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc, chấp hành mọi sự phân công của tập thể như lớp học, cơ
quan, doanh nghiệp.
Ví dụ tôn trọng kỉ luật:
Thực hiện đúng nội qui nhà trường (Đi học đúng giờ, ngồi học không nói chuyện
riêng...)
Tôn trọng nơi công cộng giữ trật tự nơi công cộng, đổ rác đúng nơi qui định...).
b. Có ý kiến cho rằng: Kỉ luật làm cho con người bị gò bó, mất tự do.
Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
Trả lời:
Không tán thành ý kiến đó.
Giải thích: Kỉ luật không làm cho con người mất tự do vì khi con người biết tôn trọng kỉ
luật thì sẽ tự nguyện, tự giác chấp hành những qui định chung, không bị ai ép buộc nên
không cảm thấy gò bó, trái lại cảm thấy vui vẻ, thanh thản.
Câu 2:
a. Thế nào là mục đích học tập của học sinh?
Học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt. Trở
thành con người chân chính có đủ khả năng lao đồng để tự lập nghiệp và góp phần xây
dựng quê hương đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
b. Mục đích học tập đúng đắn có ý nghĩa gì đối với học sinh?
Giúp con người luôn biết cố gắng, có nghị lực vượt qua khó khăn gian khổ
Vươn lên trong học tập và đạt kết quả tốt, thành công trong cuộc đời
c. Mục đích học tập của em là gì? Em cần làm gì để thực hiện mục đích đó?
Biết lập kế hoạch rèn luyện trong học tập.
Phải có ý chí, nghị lực, tự giác, sáng tạo trong học tập.
Phải tu dưỡng đạo đức, học tập tốt.
Tích cực tham gia các hoạt động của trường, của lớp.
Câu 3:
a. Thế nào là sống chan hòa với mọi người?
Sống chan hòa là sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người và sẵn sang cùng tham gia vào các
hoạt động chung có ích
b. Vì sao phải sống chan hòa với mọi người?
Đối với bản thân: được mọi người quý mến, giúp đỡ.
Đối với xã hội: Góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
c. Nêu 4 việc làm thể hiện sống chan hòa với mọi người và 4 việc làm thể hiện chưa biết
sống chan hòa với mọi người?
Tham gia các hoạt động của lớp, của trường.
Chia sẻ niềm vui nỗi buồn với bạn bè.
Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.
Luôn vui vẻ với mọi người..
Không chơi với các bạn trong lớp
Sống tách biệt, khép kín với mọi người.
Không thâm gia các hoạt động của lớp.
Cộc cằn thô lỗ với mọi người.
Câu 4: Tình huống:
Trong một lần đi chơi ở công viên, Lan nói với Nga rằng: “Tớ rất yêu thiên nhiên,
bọn mình vào bồn hoa hái một ít mang về nhà cắm để đưa thiên nhiên vào nhà cho đẹp
đi”.
Câu hỏi:
a. Em có nhận xét gì về bạn Lan?
b. Nếu là Nga trong tình huống trên em sẽ khuyên bạn điều gì?
Trả lời:
a. Lan chưa biết bảo vệ thiên nhiên.
Vì: Hành động đó không phải đưa thiên nhiên vào cho đẹp mà hái hoa ở công viên sẽ phá
hoại cảnh quan thiên nhiên.
b. Em sẽ khuyên bạn không nên hái hoa ở công viên để giữ cho cảnh quan trong công
viên thêm đẹp.
Câu 5:
a. Thế nào là yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên?
Yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên là sống gần gũi, gắn bó với thiên nhiên; tôn trọng
và bảo vệ thiên nhiên, không làm những điều có hại cho thiên nhiên, biết khai thác từ
thiên nhiên những gì có lợi cho con người và khắc phục, hạn chế những tác hại do thiên
nhiên gây ra.
VD: Bảo vệ rừng, ngăn chặn hành vi phá rừng; trồng chăm sóc cây xanh, không xả rác
bừa bãi.
b. Biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên:
Trồng và chăm sóc cây xanh.
Khai thác rừng có kế hoạch, kết hợp giữa khai thác và trồng rừng
Bảo vệ các loài động vật, không đánh bắt các loại hải sản bằng phương pháp hủ diệt
(bom, mìn, điện...)
Chúc các em ôn tập tốt và đạt điểm cao!