Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Xây dựng quy trình khảo sát đột biến gen ABCD1 trong bệnh loạn dưỡng chất trắng thượng thận (Adrenoleukodystrophy)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.5 KB, 5 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

XÂY DỰNG QUY TRÌNH KHẢO SÁT ĐỘT BIẾN GEN ABCD1
TRONG BỆNH LOẠN DƯỠNG CHẤT TRẮNG THƯỢNG THẬN
(ADRENOLEUKODYSTROPHY)
Nguyễn Thế Vinh*, Hoàng Anh Vũ*

TÓM TẮT
Mở đầu: Bệnh loạn dưỡng chất trắng thượng thận (LDCTTT) thuộc nhóm bệnh di truyền thoái hóa thần
kinh, với tần suât mắc bệnh trong khoảng 1/20000 đến 1/50000 trẻ. Nguyên nhân bệnh thường do bởi những đột
biến trên gen ABCD1, nằm trên nhiễm sắc thể X mã hóa cho protein ALD, một protein vận chuyển trên màng
peroxisome. Những đột biến này gây ra sự tích tụ acid béo bão hòa chuỗi rất dài ảnh hưởng đến myelin trong hệ
thần kinh trung ương, vỏ thượng thận, tế bào Leydig tinh hoàn. Sử dụng công cụ sinh học phân tử trong việc
chẩn đoán bệnh LDCTTT đưa ra những đánh giá chính xác, nhanh chóng giúp bệnh nhân nhận được chế độ điều
trị thích hợp, làm chậm quá trình bệnh và kéo dài thời gian sống.
Mục tiêu: Xây dựng được quy trình ứng dụng kỹ thuật giải trình tự khảo sát đột biến trên gen ABCD1.
Đối tượng và phương pháp: Tiến hành trên một bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng mắc LDCTTT, tách
chiết DNA từ máu bệnh nhân và thực hiện kỹ thuật giải trình tự gen, phân tích đột biến gen ABCD1.
Kết quả: Thiết kế thành công 5 cặp mồi và quy trình PCR khuếch đại 10 exon gen ABCD1. Phát hiện đột
biến dịch khung p.Q472fsX554.
Kết luận: Nghiên cứu đã hoàn thiện quy trình và ứng dụng thành công kỹ thuật giải trình tự trong chẩn
đoán đột biến gen ABCD1.
Từ khóa: loạn dưỡng chất trắng thượng thận, gen ABCD1, kỹ thuật giải trình tự.

ABSTRACT
DEVELOP A PROTOCOL FOR SCREENING ABCD1 MUTATIONS IN ADRENOLEUKODYSTROPHY
Nguyen The Vinh, Hoang Anh Vu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 1 - 2016: 376 - 380
Background: Adrenoleukodystrophy is a genetic degenerative disorder of nervous system with an incidence


estimated between 1/20000 to 1/50000 children. The cause of disease come from the mutations on ABCD1 gene
located on X chromosome, that encodes for ALD protein which is transporter protein on peroxisome membrane.
These mutations lead to the accumulation of very long chain fatty acid that affects the myelin in the central
nervous system, the adrenal cortex and the Leydig cells in the testes. Using biomolecular engineering in
adrenoleukodystrophy prognosis gives results correctly and fast, so the patient would be treated appropriately and
disease process could be slowed down.
Objective: Develop a sequencing protocol for ABCD1 mutations screening.
Method: Sequence and screen for ABCD1 mutations using DNA from blood of OI patients diagnosed
clinically.
Results: Successfully designed 5 pairs of primer and PCR protocol that amplifies 10 exons of ABCD1.
Identified a frameshift mutation p.Q472fsx55.
* Trung tâm Y sinh học Phân tử, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: CN.Nguyễn Thế Vinh
Điện thoại: 0935827668

376

Email:

Chuyên Đề Nội Khoa I


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

Conclusion: Our research has developed and applied successfully a sequencing protocol to identify
mutations of ABCD1.
Keywords: Adrenoleukodystrophy, ABCD1, sequencing.
béo chuỗi rất dài không bị phân hủy và tích tụ

ĐẶT VẤN ĐỀ
trong cơ thể. Việc tích tụ này gây độc cho tuyến
Bệnh loạn dưỡng chất trắng thượng thận
thượng thận và myelin bao quanh các dây thần
(LDCTTT),
tên
tiếng
anh
kinh ở khắp cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho rằng
Adrenoleukodystrophy, là một nhóm bệnh di
sự tích tụ acid béo chuỗi rất dài dẫn đến sự khởi
truyền thoái hóa thần kinh được mô tả lần đầu
phát đáp ứng viêm ở não, dẫn đến sự phá hủy
vào năm 1913 bởi Schilder(1). Tần suất mắc bệnh
myelin, gây ra các triệu chứng của LDCTTT(5).
LDCTTT trong khoảng 1/20000 đến 1/50000
Đột biến trên ABCD1 thường là những biến
trẻ(16). Bệnh ảnh hưởng đến tính ổn định của
đổi nhỏ gây ra đột biến sai nghĩa, vô nghĩa, mất
myelin trong não và dây thần kinh ngoại vi do
một hoặc một vài acid amin, dịch khung đọc mã,
sự khiếm khuyết quá trình beta oxi hóa chất béo
đột biến tại vùng cắt nối exon-intron(10). Phổ đột
của peroxisome. Các biểu hiện lâm sàng thường
biến ABCD1 trải dài trên khắp gen, do đó sử
gặp là rối loạn thị giác, thoái hóa thần kinh vận
dụng phương pháp giải trình tự Sanger rất thích
động và nhận thức, suy chức năng vỏ thượng
hợp cho việc tìm kiếm đột biến trên gen này.
thận… Bệnh nhân có thể nhập viện với tổn

Việc xác định sớm và tư vấn di truyền cho
thương hệ thần kinh trung ương tiến triển
các bậc cha mẹ có tiền sử gia đình mắc LDCTTT
nhanh hoặc có thể có các triệu chứng tương tự
là cần thiết, nhằm dự đoán tình trạng bệnh con
như một số rối loạn tâm thần, có thể gây chẩn
cái họ cũng như hạn chế biến chứng xảy ra nếu
đoán sai(9).
con cái họ mắc LDCTTT. Phát hiện tình trạng
Ở các bệnh nhi, LDCTTT tiến triển nhanh,
bệnh sớm nhất có thể đưa ra những biện pháp
dẫn đến tình trạng hôn mê dài hạn khoảng 2
chữa trị hợp lý giảm nguy cơ mất chức năng
năm sau khi các triệu chứng hệ thần kinh phát
tuyến thượng thận. Nếu đột biến ABCD1 ở bệnh
triển, các hình thức khác của bệnh này nhẹ hơn.
nhân có tính gia đình, phương pháp xét nghiệm
Ba phương pháp điều trị thường sử dụng cho
sinh học phân tử có thể đánh giá được nguy cơ
bệnh nhân LDCTTT: điều chỉnh chế độ ăn uống
bệnh trên người thân và họ hàng của bệnh nhân.
ít mỡ, sử dụng một số loại thuốc (Lorenzo(11),
Lovastatin(13)…), cấy ghép tế bào gốc(2).
ABCD1 nằm trên NST Xq28, và trên những
bệnh nhân LDCTTT thường phát hiện đột biến
trên gen này. ABCD1 thuộc siêu họ protein vận
chuyển bám ATP. Siêu họ này gồm các protein
màng vận chuyển nhiều loại cơ chất từ ngoài vào
trong tế bào, bao gồm nhiều loại sản phẩm biến
dưỡng, lipid, sterol và thuốc(4). ABCD1 biểu hiện

một nửa protein vận chuyển trên peroxisome(14).
Sự đột biến trên gen ABCD1 gây ra LDCTTT
ngăn cản sự hình thành protein ALD ở khoảng
75% bệnh nhân mắc hội chứng này. Ở một số
bệnh nhân khác việc tạo protein ALD vẫn xảy ra
nhưng các protein không có chức năng. Với một
ít protein ALD hoặc hoàn toàn không, các acid

Nội Tiết

Hiện nay vẫn chưa thấy có báo cáo nào tại
Việt Nam nghiên cứu về những đột biến gen
ABCD1 trong bệnh LDCTTT. Ứng dụng các
phương pháp xét nghiệm gen trong y sinh học
phân tử trong việc chẩn đoán bệnh LDCTTT,
cũng như các bệnh di truyền khác sẽ cho kết quả
chính xác, nhanh chóng. Đồng thời giúp chẩn
đoán sớm bệnh ở các bệnh nhi có biểu hiện triệu
chứng bệnh chưa rõ ràng, cũng như tiềm năng
trong các ứng dụng chẩn đoán tiền sinh.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Mẫu genomic DNA được thu nhận từ máu
bệnh nhân được chẩn đoán bệnh loạn dưỡng

377


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016


Nghiên cứu Y học

chất trắng thượng thận. Mẫu máu bệnh nhân
được đánh mã số ALD-10.

60oC : 20 giây, 72oC : 1 phút 30 giây; kế tiếp với
bước 72oC : 2 phút. Trữ sản phẩm PCR tại 4oC.

Phương pháp nghiên cứu

Kiểm tra sản phẩm PCR bằng điện di trên
thạch agarose: Trên thạch agarose 2% có nhuộm
ethium bromide và quan sát với hệ thống chụp
ảnh điện di Geldoc-ItTM (UVP, Mỹ).

Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm
Y Sinh học Phân tử - Đại học Y Dược TP.HCM.
Mẫu xét nghiệm là mẫu máu được ly trích
DNA và giải trình tự DNA toàn bộ 10 exon
gen ABCD1.

Tinh sạch sản phẩm: Trường hợp có băng
phụ xuất hiện, sản phẩm PCR mong muốn được
cắt từ gel và tinh sạch. Sản phẩm PCR trực tiếp
hoặc cắt từ gel sau đó được tinh sạch bằng
illustraTM GFXTM PCR DNA and Gel Band
Purification Kit (GE Healthcare) theo hướng dẫn
sử dụng của nhà sản xuất.


Tách chiết genomic DNA từ mẫu máu: Tiến
hành lấy 2 ml máu tĩnh mạch, cho vào ống chống
đông có EDTA, lắc đều nhẹ nhàng. Genomic
DNA được tách chiết trong vòng 24 giờ bằng bộ
kit illustra blood genomicPrep Mini Spin Kit (GE
Healthcare, Anh) theo hướng dẫn sử dụng của
nhà sản xuất.

Giải trình tự bằng phương pháp Sanger:
Sản phẩm PCR đã được tinh sạch sẽ được thực
hiện phản ứng cycle sequencing với BigDye®
Terminator v3.1 Cycle Sequencing kit
(Applied Biosystems, Mỹ) theo hai chiều xuôi
và ngược. Sản phẩm sau đó được kết tủa bằng
ethanol tuyệt đối, lạnh, với sự hỗ trợ tủa bằng
muối NH4OAC, hòa tan trong Hi-Di
formaldehyde, biến tính ở 96C trước khi làm
lạnh đột ngột ở 4oC. Trình tự DNA được đọc
bằng máy ABI 3130 Genetic Analyzer, với
POP-7 polymer và capillary 50 cm (Applied
Biosystems, Mỹ).

Thiết kế mồi cho 10 exon của gene ABCD1:
Sử dụng phần mềm CLC main workbench tải
trình tự gene ABCD1 của người từ NCBI
(NG_009022.2 ), sau đó sử dụng công cụ thiết kế
mồi sẵn có của phần mềm để thiết kế mồi PCR
cho các exon của gene ABCD1.
Thiết lập điều kiện cho PCR khuếch đại toàn
bộ chiều dài gen ABCD1: Mỗi tube PCR có thể

tích 15 l chứa các thành phần: 1,5μl PCR buffer
10X; 1,5μl dNTP 2,5mM; 0,75μl mỗi mồi xuôi và
ngược (10nM/μl), 0,1μl TaKaRa TaqTM HotStart
Polymerase (Takara, Nhật Bản), 2μl genomic
DNA (20-50ng/μl) và 8,4μl nước cất 2 lần khử
ion. Các phản ứng luôn kèm theo một chứng âm
không chứa DNA để kiểm soát ngoại nhiễm.
Chu trình luân nhiệt cho PCR được thực hiện
trên máy Mastercycler@Pro S (eppendorf, Đức).
Chu kỳ nhiệt: khởi đầu tại 98oC trong 3 phút, tiếp
theo với 40 chu kỳ lặp lại các bước 98oC : 10 giây,

Phân tích kết quả giải trình tự: Kết quả giải
trình tự sẽ được phân tích bằng phần mềm CLC
Main Workbench, so sánh với trình tự chuẩn của
ABCD1 tham khảo từ ngân hàng trình tự gene
trên website NCBI.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả thiết kế mồi được trình bày trong
bảng 1:

Bảng 1: Trình tự 11 cặp mồi sử dụng khuếch đại 10 exon gen ABCD1 và thông số
STT

378

Mồi xuôi (5’-3’)

Mồi ngược (5’-3’)


Kích thước sản Vùng exon
phẩm (bp)
khuếch đại

Tên mồi

Trình tự

Tên mồi

Trình tự

1

ABCD1_1F

aggacaggagagccaagttc

ABCD1_1R

cttagagctgcgatcctagc

1460

1

2

ABCD1_1F2


tgtggctcctgcggctgctg

ABCD1_1R

cttagagctgcgatcctagc

981

1

3

ABCD1_2F

ccttgagtttgagacctggc

ABCD1_2R

cacttctccaggcacagata

633

2

4

ABCD1_3F

gttggtttgtctgtatggtg


ABCD1_4R

ccttccttcccagacagtag

840

3,4

5

ABCD1_5F

gttcagcttgttggaagacc

ABCD1_5R

ggtgagagaccaacgtgtct

429

5

Chuyên Đề Nội Khoa I


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
STT

Mồi xuôi (5’-3’)


Mồi ngược (5’-3’)

Nghiên cứu Y học
Kích thước sản Vùng exon
phẩm (bp)
khuếch đại

Tên mồi

Trình tự

Tên mồi

Trình tự

6

ABCD1_6F

ttcagctgtggcagaatagg

ABCD1_6R

ctgcagaggcccaggaagtg

536

6


7

ABCD1_7F

atgtggacactgcctgggag

ABCD1_7R2

gcctctcccttggcctccag

293

7

8

ABCD1_7F

atgtggacactgcctgggag

ABCD1_7R

ggtcactctgctgtgtttgg

1466

7

9


ABCD1_8F

taaaccgcagggatggattg

ABCD1_9R

caggcggctgtcatcagcag

974

8,9

10

ABCD1_8F2

ctgtcgtcacagctagctca

ABCD1_9R

caggcggctgtcatcagcag

564

8,9

11

ABCD1_10F


cagcaggcggctgtcatcag

ABCD1_10R

cctccctccagagactcgag

682

10

Kết quả PCR: Để giảm chi phí nghiên cứu
cũng như tiết kiệm thời gian, thiết kế phản ứng
PCR khuếch đại các vùng trên gen ABCD1 có
mang nhiều exon nằm gần nhau theo bảng 2.

exon 5 gen ABCD1. Đột biến làm lệch khung
dịch mã, thay đổi trình tự chuỗi acid amin
protein ALD, tạo stop codon tại vị trí acid amin
số 554.

Bảng 2: Các phản ứng khuếch đại exon gen ABCD1
Cặp mồi

ABCD1_1F/1R
ABCD1_2F/2R
ABCD1_3F/5R
ABCD1_6F/7R
ABCD1_8F/10R

Genomic

Chứng âm Kích thước
DNA từ máu (nước cất 2
vùng
bệnh nhân lần khử ion) khuếch đại
(bp)
Phản ứng 1 Phản ứng 2
1460
Phản ứng 3 Phản ứng 4
633
Phản ứng 5 Phản ứng 6
1470
Phản ứng 7 Phản ứng 8
2172
Phản ứng 9 Phản ứng 10
1633

Hình 2: Kết quả giải trình tự exon 5 trên gen ABCD1
ở bệnh nhân

BÀN LUẬN
Kết quả điện di cho thấy phản ứng PCR xảy
ra tốt, các băng sản phẩm khuếch đại đặc hiệu
không có băng phụ xuất hiện, có thể kết luận các
mồi thiết kế hoạt động tốt, khuếch đại chính xác,
không tự bắt cặp tạo primer dimer. Các giếng
chứng âm âm tính cho thấy phản ứng không bị
ngoại nhiễm, thao tác và quy trình thí nghiệm
chặt chẽ, chuẩn xác.

Hình 1: Kết quả điện di sản phẩm PCR. Giếng 1, 2

(mồi ABCD1_1F/1R, 1460bp), giếng 3, 4(mồi
ABCD1_2F/2R, 633bp), giếng 5, 6(mồi ABCD1_3F/5R,
1470bp), giếng 7, 8 (mồi ABCD1_6F/7R, 2172bp), giếng 9,
10 (mồi ABCD1_8F/10R, 1633bp)
Nhận xét: kết quả điện di cho thấy giếng số
1, 3, 5, 7, 9 cho sản phẩm có kích thước mong
muốn. Các giếng chứng âm 2, 4, 6, 8, 10 không có
sản phẩm khuếch đại, chứng tỏ phản ứng PCR
thành công không xảy ra hiện tượng nhiễm chéo.

Kết quả giải trình tự
Trên 10 exon được khảo sát của gen ABCD1
ở bệnh nhân, phát hiện được đột biến đồng hợp
tử, mất 2 nucleotide (c.1415-1416delAG) trên

Nội Tiết

Gen ABCD1 có 10 exon, nhưng thiết kế 11
cặp mồi vì trên gen có một số đoạn giàu G/C
hoặc A/T có thể gây khó khăn cho việc PCR và
giải trình tự Sanger, do đó một số cặp được
thiết kế dự phòng và được kết hợp lẫn nhau
để tìm ra cặp mồi tối ưu khuếch đại vùng exon
mong muốn.
Như kết quả PCR đưa ra, mặc dù có 10
exon nhưng chỉ cần 5 phản ứng PCR đủ để
khuếch đại toàn bộ. Như vậy, so với dự tính
thiết kế mồi ban đầu, chúng tôi đã tiết kiệm tối
đa số phản ứng PCR cần thực hiện để khuếch
đại toàn bộ 10 exon gen ABCD1, giảm 50%


379


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

lượng hóa chất và công sức để thực hiện phản
ứng PCR.
Theo một số báo cáo trên thế giới phát hiện
có nhiều đoạn giả gen của gen ABCD1 trên các
vùng NST khác ( NST 2 – 2p11, NST 10 – 10p11,
NST 16 – 16p11 và NST 22- 22q11)(15). Những
đoạn giả gen mang trình tự giống các vùng exon
8, 9, 10 trên gen ABCD1 được lấy từ NCBI với
mã tương ứng với các đoạn trên NST 2, 10, 16, 22
như sau: U90288, U90289, U90290, U90291(6). Sử
dụng các trình tự này để thiết kế các mồi cho
exon 8, 9, 10 sao cho các mồi tránh khuếch đại
các vùng giả gen, làm sai kết quả chẩn đoán.
Theo kết quả giải trình tự Sanger, phát
hiện đột biến mất 2 nucleotide A, G tại vị trí
17312 và 17313, đột biến này đã được báo cáo
trên nhiều bài báo trên thế giới(3,7,12), một thống
kê trên những bệnh nhân LDCTTT tại miền
nam Trung Quốc cho thấy đột biến này xuất ở
tần suất khá cao 26%(8). Đột biến gây ra sự lệch
khung dịch mã, làm thay đổi trình tự chuỗi
acid amin của protein ALD , tạo stop codon ở

vị trí 554. Sự biến đổi này ảnh hưởng đến các
domain của protein như domain vận chuyển
acid béo chuỗi rất dài, domain ATPase làm
mất chức năng protein này.

KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã thiết lập thành công quy
trình phát hiện đột biến trên 10 exon gen
ABCD1 bằng phương pháp giải trình tự chuỗi
Sanger. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong
việc chẩn đoán sớm để đưa ra phương pháp
trị liệu thích hợp cho bệnh nhân, giảm thiểu
hậu quả xấu do bệnh gây ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Benke PJ, Reyes PF, Parker Jr JC (1981). New form of
adrenoleukodystrophy. Human genetics, 58(2):204-208.
2. Cartier N, Aubourg P (2010). Hematopoietic Stem Cell
Transplantation and Hematopoietic Stem Cell Gene Therapy in
X-Linked Adrenoleukodystrophy. Brain Pathology, 20(4):857862.
3. Chiu HC, Liang JS, Wang JS, Lu JF (2006). Mutational analyses
of Taiwanese kindred with X-linked adrenoleukodystrophy.
Pediatric neurology, 35(4):250-256.

380

4. Dean M, Hamon Y, Chimini G (2001). The human ATPbinding cassette (ABC) transporter superfamily. Journal of lipid
research, 42(7):1007-1017.
5. Dumser M, Bauer J, Lassmann H, Berger J, Forss-Petter S (2007).
Lack

of
adrenoleukodystrophy
protein
enhances
oligodendrocyte disturbance and microglia activation in mice
with combined Abcd1/Mag deficiency. Acta neuropathologica,
114(6):573-586.
6. Eichler EE, Budarf ML, Rocchi M, Deaven LL, Doggett NA,
Baldini A, Nelson DL, Mohrenweiser HW (1997).
Interchromosomal duplications of the adrenoleukodystrophy
locus: a phenomenon of pericentromeric plasticity. Human
molecular genetics, 6(7):991-1002.
7. Finsterer J, Lässer S, Stöphasius E (2013). Dementia from the
ABCD1 mutation c. 1415-1416delAG in a female carrier. Gene,
530(1):155-157.
8. Jiang MY, Cai YN, Liang CL, Peng MZ, Sheng HY, Fan LP, Lin
RZ, Jiang H, Huang Y, Liu L (2015). Clinical, biochemical,
neuroimaging and molecular findings of X-linked
Adrenoleukodystrophy patients in South China. Metabolic
brain disease, 30(6):1439-1444.
9. Kitchin W, Cohen-Cole SA, Mickel SF (1987).
Adrenoleukodystrophy: frequency of presentation as a
psychiatric disorder. Biological psychiatry, 22(11):1375-1387.
10. Ligtenberg M, Kemp S, Sarde CO, van Geel BM, Kleijer WJ,
Barth PG, Mandel JL, van Oost BA, Bolhuis PA (1995).
Spectrum of mutations in the gene encoding the
adrenoleukodystrophy protein. American journal of human
genetics, 56(1):44.
11. Moser HW, Moser AB, Hollandsworth K, Brereton NH,
Raymond GV (2007). “Lorenzo’s Oil” Therapy for X-linked

Adrenoleukodystrophy: Rationale and Current Assessment of
Efficacy. Journal of Molecular Neuroscience, 33(1):105-113.
12. Niu YF, Ni W, Wu ZY (2013). ABCD1 mutations and
phenotype distribution in Chinese patients with X-linked
adrenoleukodystrophy. Gene, 522(1):117-120.
13. Pai GS, Khan M, Barbosa E, Key LL, Craver JR, Curé JK, Betros
R, Singh I (2000). Lovastatin therapy for X-linked
adrenoleukodystrophy: clinical and biochemical observations
on 12 patients. Molecular genetics and metabolism, 69(4):312322.
14. Shani N, Valle D (1996). A Saccharomyces cerevisiae homolog
of the human adrenoleukodystrophy transporter is a
heterodimer of two half ATP-binding cassette transporters.
Proceedings of the National Academy of Sciences, 93(21):1190111906.
15. Smith KD, Kemp S, Braiterman LT, Lu JF, Wei HM, Geraghty
M, Stetten G, Bergin JS, Pevsner J, Watkins PA (1999). X-linked
adrenoleukodystrophy: genes, mutations, and phenotypes.
Neurochemical research, 24(4):521-535.
16. Takemoto Y, Suzuki Y, Tamakoshi A, Onodera O, Tsuji S,
Hashimoto T, Shimozawa N, Orii T, Kondo N P(2002).
Epidemiology of X-linked adrenoleukodystrophy in Japan.
Journal of human genetics, 47(11):0590-0593.

Ngày nhận bài báo:
Ngày phản biện nhận xét bài báo:
Ngày bài báo được đăng:

20/11/2015
30/11/2015
15/02/2016


Chuyên Đề Nội Khoa I



×