Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề khóa tổng ôn lí thuyết đề số 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.56 KB, 6 trang )

Chuyên ôn luyện thi THPT Quốc gia Sinh Học – Nguyễn Thanh Quang – SĐT: 0348220042

KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2020
KHÓA TỔNG ÔN LÍ THUYẾT SINH HỌC NĂM 2020
Biên soạn đề: Nguyễn Thanh Quang
Thời gian làm bài: 30 phút, không kể thời gian phát đề.

ĐỀ TỔNG ÔN SỐ 1

(Đề thi gồm 06 trang)

“ Khóa tổng ôn lí thuyết sinh học được xây dụng nhằm hỗ trợ và bồi dưỡng lí thuyết ở dạng đếm mệnh đề nhằm
khắc phục tình trạng học rồi lại quên của các em. Anh mong rằng với bộ câu hỏi trong khóa sẽ giúp các em nắm
chắc hơn kiến thức và đạt điểm cao trong kì thi THPT Quốc gia năm 2020. Chúc các em học tốt!!!”
Câu 1: Cho các phát biểu sau:
(1) Vùng điều hòa của gen nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc.
(2) Một côdon có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin.
(3) Phân tử mARN và rARN đều có cấu trúc mạch kép.
(4) ADN có thể có cấu trúc một mạch hoặc hai mạch.
(5) Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho cho tổng hợp chuỗi polipeptit là metionin.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 2: Khi nói về vai trò cấu trúc xoắn nhiều bậc của nhiễm sắc thể, có các nội dung sau:
(1) Rút ngắn chiều dài, bảo vệ cấu trúc NST.
(2) Tạo điều kiện cho các gen nhân đôi và phiên mã.
(3) Thực hiện điều hòa hoạt động gen.
(4) Tạo điều kiện phát sinh các đột biến NST.
Số nội dung đúng là:


A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 3: Khi nói về điểm khác nhau về phiên mã ở sinh vật nhân thực so với sinh vật nhân sơ có các nội dung sau:
(1) Mỗi mARN chứa thông tin để tổng hợp một loại chuỗi polipeptit.
(2) Mỗi mARN sơ khai chứa thông tin để tổng hợp một số loại chuỗi polipeptit.
(3) Phiên mã ở sinh vật nhân thực có nhiều loại ARN polimeraza tham gia. Mỗi quá trình phiên mã tạo ra mARN,
tARN, và rARN đều có ARN polimeraza riêng xúc tác.
(4) Có hai giai đoạn là tổng hợp mARN sơ khai và mARN trưởng thành.
Số đặc điểm có nội dung đúng là:
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 4: Cho các phát biểu sau:
(1) Các loài đều có nhiều cặp NST thường và một cặp NST giới tính.
(2) NST của các loài sinh vật khác nhau không phải chỉ ở số lượng và hình thái mà chủ yếu ở các gen trên đó.
(3) Số lượng NST là đặc trưng, tuy nhiên số lượng NST nhiều hay ít không phản ánh mức độ tiến hóa của loài.
(4) Ở vi khuẩn đã có cấu trúc NST gần tương tự như ở tế bào nhân thực.
(5) NST có hình dạng, kích thước tương đối giống nhau ở các loài.
(6) Sự thu gọn cấu trúc không gian của NST thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp NST.
(7) Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền là chức năng của NST.
(8) Trên NST giới tính, chỉ có các gen quy định giới tính.
Số phát biểu có nội dung đúng là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
1

SINH HỌC OCEAN
“Hãy tôn trọng bản quyền của tác giả biên soạn – mọi hành vi chia sẻ buôn bán trái phép đều bị xử lí theo
nội quy nhóm và quy định của của pháp luật”


Chuyên ôn luyện thi THPT Quốc gia Sinh Học – Nguyễn Thanh Quang – SĐT: 0348220042
Câu 5: Khi nói về các phân tử ADN ở trong nhân của một tế bào sinh dưỡng ở sinh vật nhân thực có các nhận xét sau:
(1) Các phân tử nhân đôi độc lập và diễn ra ở các thời điểm khác nhau.
(2) Thường mang các gen phân mảnh và tồn tại theo cặp alen.
(3) Có độ dài và số lượng các loại nuleotit bằng nhau.
(4) Có cấu trúc mạch kép xoắn thẳng.
(5) Có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài.
Số nhận xét có nội dung đúng là:
A. 3.
B. 2.
C. 5.
D. 4.
Câu 6: Số nhận xét đúng về plasmit:
(1) Là vật chất di truyền dạng mạch vòng kép.
(2) Tồn tại trong tế bào chất.
(3) Mỗi tế bào vi khuẩn chỉ có một plasmit.
(4) Trên plasmit không chứa gen.
(5) Plasmit có khả năng nhân đôi độc lập với hệ gen tế bào.
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 7: Cho biết mỗi gen có hai alen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập. Cho các phép lai sau đây:
(1) AaBb × AaBb.
(2) AaBb × aabb.

(3) AaBb × AaBB.
(4) AaBb × Aabb.
(5) aaBb × aaBb.
(6) aaBb × AaBb.
(7) AaBb × AAbb.
(8) AaBb × AABb.
Tính theo lý thuyết, có bao nhiêu phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là: 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 8: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao giao
phấn với cây thân cao (P), thu được F1 gồm 901 cây thân cao và 299 cây thân thấp. Có bao nhiêu dự đoán đúng trong
số những dự đoán sau:
(1) Các cây thân cao ở P có kiểu gen khác nhau.
(2) Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên thì F2 xuất hiện kiểu gen lặn chiếm 12,5%.
(3) Cho toàn bộ cây thân cao ở F1 tự thụ phấn thì đời con thu được số cây thân thấp chiếm 1/6.
(4) Cho toàn bộ các cây thân cao ở F1 lai ngẫu nhiên với nhau thì F2 phân li theo tỉ lệ 8 thấp : 1 cao.
A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 9: Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ. Cho
F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2 là 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Có bao nhiêu phương pháp trong các phương pháp dưới đây
có thể xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ ở đời F2?
(1) Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa đỏ ở P
(2) Cho cây hoa đỏ ở F2 tự thụ phấn
(3) Lai cây hoa đỏ F2 với cây F1
(4) Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa trắng ở P
A. 1

B. 2
C. 3
D. 4
Câu 10: Ở một loài thú, màu lông được quy định bởi một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 4 alen: alen Cb quy
định lông đen, alen Cy quy định lông vàng, alen Cg quy định lông xám và alen Cw quy định lông trắng. Trong đó alen
Cb trội hoàn toàn so với các alen Cy, Cg và Cw; alen Cy trội hoàn toàn so với alen Cg và Cw; alen Cg trội hoàn toàn so
với alen Cw. Tiến hành các phép lai để tạo ra đời con. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết
luận sau đây đúng?
(1) Phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình.
(2) Phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau luôn tạo ra đời con có nhiều loại kiểu gen và nhiều loại kiểu
hình hơn phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình.
(3) Phép lai giữa cá thể lông đen với cá thể lông vàng hoặc phép lai giữa cá thể lông vàng với cá thể lông xám có
thể tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình.
(4) Có 3 phép lai (không tính phép lai thuận nghịch) giữa hai cá thể lông đen cho đời con có kiểu gen phân li theo
2
SINH HỌC OCEAN
“Hãy tôn trọng bản quyền của tác giả biên soạn – mọi hành vi chia sẻ buôn bán trái phép đều bị xử lí theo
nội quy nhóm và quy định của của pháp luật”


Chuyên ôn luyện thi THPT Quốc gia Sinh Học – Nguyễn Thanh Quang – SĐT: 0348220042
ti lệ 1 : 1 : 1 : 1.
(5) Phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau cho đời con có ít nhất 2 loại kiểu gen.
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Câu 11: Ở một loài thực vật, đem cây hoa tím thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được F1 toàn cây hoa
tím. Đem cây F1 lai phân tích thu được đời con có 4 loại kiểu hình là hoa tím, hoa trắng, hoa đỏ và hoa vàng với tỉ lệ
ngang nhau. Đem các cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Đem loại bỏ các cây hoa vàng và hoa trắng F2, sau đó cho các

cây còn lại giao phấn ngẫu nhiên với nhau thu được F3. Cho các kết luận sau:
(1) Tỉ lệ hoa trắng ở F3 là 1/81.
(2) Có 9 loại kiểu gen ở F3.
(3) Có 3 loại kiểu gen quy định hoa vàng ở loài thực vật trên.
(4) Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen không alen kiểu bổ sung.
(5) Tỉ lệ hoa tím thuần chủng trong tổng số hoa tím ở F3 là 1/6.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 12: Một quần thể có cấu trúc di truyền như sau: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1. Cho các nhận xét sau:
(1) Tần số kiểu gen dị hợp càng cao so với đồng hợp khi tần số các alen càng gần giá trị 0,5.
(2) Tần số một loại alen nào đó alen càng gần 1 bao nhiêu thì tần số kiểu gen đồng hợp càng cao hơn so với dị hợp
bấy nhiêu.
(3) Tần số kiểu gen dị hợp càng nhỏ hơn đồng hợp khi tần số một loại alen nào đó càng gần 0.
(4) Quần thể có cấu trúc di truyền đạt trạng thái cân bằng.
Số nhận xét có nội dung đúng là:
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Câu 13: Cho các phát biểu sau:
(1) Quá trình tự phối thường làm tăng tần số alen trội, làm giảm tần số alen lặn.
(2) Quá trình ngẫu phối thường làm cho quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.
(3) Các quần thể tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết thường làm tăng biến dị tổ hợp.
(4) Khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền thì có thể dựa vào tỉ lệ các kiểu hình để suy ra tần số tương đối của
các alen trong quần thể.
Trong các phát biểu trên, có mấy phát biểu đúng?
A. 3.

B. 1.
C. 4.
D. 2.
Câu 14: Khi nói về điều kiện nghiệm đúng của Định luật Hác đi -Van béc có các nội dung:
(1) Quần thể có số lượng cá thể lớn,giao phối ngẫu nhiên
(2) Quần thể có nhiều kiểu gen,mỗi gen có nhiều alen tương ứng
(3) Các kiểu gen có sức sống và độ hữu thụ như nhau
(4) Không có đột biến phát sinh hoặc nếu có thì tần số đột thuận bằng tần số đột biến nghịch
(5) Không có di - nhập gen giữa các quần thể
(6) Chọn lọc tự nhiên luôn xảy ra
Số nội dung đúng là:
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Câu 15: Cho các thông tin sau:
(1) Áp lực của chọn lọc tự nhiên là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi.
(2) Áp lực của quá trình đột biến thể hiện ở tốc độ biến đổi tần số các alen bị đột biến.
(3) Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên có vai trò tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo
hướng xác định.
(4) Mọi loại biến dị đều là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
3
SINH HỌC OCEAN
“Hãy tôn trọng bản quyền của tác giả biên soạn – mọi hành vi chia sẻ buôn bán trái phép đều bị xử lí theo
nội quy nhóm và quy định của của pháp luật”


Chuyên ôn luyện thi THPT Quốc gia Sinh Học – Nguyễn Thanh Quang – SĐT: 0348220042
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 4

B. 3.
C. 1.
D. 2.
Câu 16: Cho các ví dụ nào sau đây:
(1) Tinh trùng của vịt dời vị chết trong cơ quan sinh dục của vịt nhà do không phù hợp môi trường.
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
(3) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
(4) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
(5) Do chênh lệch về thời kì sinh trưởng và phát triển nên một số quần thể thực vật ở bãi bồi sông Vonga không
giao phấn với các quần thể thực vật ở phía bờ sông.
(6) Cừu có thể giao phối với dê, có thể thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
Có bao nhiêu ví dụ thuộc cơ chế cách li trước hợp tử?
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Câu 17: Những trường hợp nào sau đây biểu hiện mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể?
(1) Ở cá sụn Chondrichthyes, ấu thể nở ra trước ăn trứng chưa nở, ấu thể khỏe ăn ấu thể yếu.
(2) Loài cá Edriolychnus schmidti sống ở mức nước sâu, con đực thích nghi với lối sống kí sinh vào con cái.
(3) Cá ép Echeneis bám vào cá mập để được vận chuyển đi xa.
(4) Nấm cộng sinh với rễ cây thông giúp cây hấp thụ nước và muối khoáng tốt hơn.
(5) Cá vược Perca fluviatilis, khi điều kiện dinh dưỡng xấu, cá bố mẹ bắt cá con làm mồi.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 5.
Câu 18: Cho các phát biểu sau:
(1) Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) thường tỉ lệ thuận với kích thước của các các thể
(2) Khi kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, giao phối gần dễ xảy ra làm tăng tần số alen có hại trong
quần thể

(3) Khi kích thước quần thể vượt quá mức tối đa, quần thể luôn suy thoái
(4) Kích thước quần thể phụ thuộc chủ yếu vào khoảng không gian bao quanh quần thể đó đang sinh sống.
Số phát biểu đúng là:
A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 19: Một người đánh cá khai thác cá rô phi ở một hồ không rõ tình hình quần thể cá ở đây như thế nào. Số phát
biểu đúng trong các phát biểu sau đây:
(1) Nếu người đánh cá bắt được toàn cá con thì nên ngừng khai thác
(2) Nếu người đánh cá bắt được toàn cá sau thời kì sinh sản thì nên tiến hành khai thác mạnh mẽ
(3) Nếu người đánh cá bắt được toàn cá đang trong thời kì sinh sản và sau sinh sản thì nên tiến hành khai thác
(4) Nếu người đánh cá bắt được tỉ lệ cá đồng đều giữa trước, đang và sau thời kì sinh sản thì nên khai thác hợp lí
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 20: Khi quần thể đạt kích thước tối đa thì những sự kiện nào sau đây đang có khả năng xảy ra?
(1) Sự cạnh tranh diễn ra gay gắt.
(2) Mật độ cá thể cao nhất.
(3) Khả năng lây lan của dịch bệnh cao.
(4) Mức sinh sản tăng do khả năng gặp gỡ giữa đực và cái tăng.
Số phát biểu đúng là:
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.
Câu 21: Cho các kết luận sau về các nhân tố tiến hóa:
(1) Nhân tố tiến hóa là những nhân tố có khả năng làm biến đổi thành phần kiểu gen hoặc tần số alen của quần thể.
(2) Không phải nhân tố tiến hóa nào cũng có khả năng làm biến đổi tần số alen của quần thể.

(3) Không phải khi nào đột biến gen cũng có khả năng làm thay đổi tần số alen của quần thể.
(4) Không phải khi nào các yếu tố ngẫu nhiên cũng loại bỏ hoàn toàn alen lặn ra khỏi quần thể.
4
SINH HỌC OCEAN
“Hãy tôn trọng bản quyền của tác giả biên soạn – mọi hành vi chia sẻ buôn bán trái phép đều bị xử lí theo
nội quy nhóm và quy định của của pháp luật”


Chuyên ôn luyện thi THPT Quốc gia Sinh Học – Nguyễn Thanh Quang – SĐT: 0348220042
(5) Các yếu tó ngẫu nhiên có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng.
Số phát biểu đúng là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 22: Trong các phát biểu sau về tiến hóa nhỏ, có biêu nhiêu phát biểu có nội dung đúng?
(1) Quá trình tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
(2) Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn ra không ngừng dưới tác động của các
nhân tố tiến hóa.
(3) Quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa.
(4) Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện sự cách li sinh sản
của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện.
(5) Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài.
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
Câu 23: Cho các phát biểu sau:
(1) Chọn lọc tự nhiên là cơ chế duy nhất liên tục tạo nên tiến hóa thích nghi
(2) Chọn lọc tự nhiên lâu dài có thể chủ động hình thành nên những sinh vật thích nghi hoàn hảo

(3) Chọn lọc tự nhiên dẫn đến sự phân hóa trong thành đạt sinh sản của quần thể dẫn đến một số alen nhất định
được truyền lại cho thế hệ sau với một tỉ lệ lớn hơn so với tỉ lệ các alen khác
(4) Sự trao đổi di truyền giữa các quần thể có xu hướng làm giảm sự khác biệt giữa các quần thể theo thời gian
(5) Sự biến động về tần số alen gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên từ thế hệ này sang thế hệ khác có xu hướng làm
giảm biến dị di truyền
Số phương án đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 24: Trong số các xu hướng sau:
(1) Tần số các alen không đổi qua các thế hệ.
(2) Tần số các alen biến đổi qua các thế hệ.
(3) Thành phần kiểu gen biến đổi qua các thế hệ. (4) Thành phần kiểu gen không đổi qua các thế hệ.
(5) Quần thể phân hóa thành các dòng thuần.
(6) Đa dạng về kiểu gen.
(7) Các alen lặn có xu hướng được biểu hiện.
Số xu hướng xuất hiện trong quần thể tự thụ phấn và giao phối gần là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 25: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, những phát biểu nào sau đây là đúng?
(1) Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.
(2) Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới.
(3) Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới.
(4) Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở động vật.
(5) Hình thành loài bằng cách li địa lí xảy ra một cách chậm chạp, qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
(6) Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành cách li sinh sản.
A. 1.

B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 26: Khi nói về cân bằng nội môi, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nếu nhịn thở thì sẽ làm tăng nhịp tim.
(2) Nếu khiêng vật nặng thì sẽ tăng nhịp tim.
(3) Nếu tăng nhịp tim thì sẽ góp phần làm giảm độ pH máu.
(4) Hoạt động thải CO2 ở phổi góp phần làm giảm độ pH máu.
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Câu 27: Khi nói về nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nguyên tố khoáng thiết yếu có thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác
5
SINH HỌC OCEAN
“Hãy tôn trọng bản quyền của tác giả biên soạn – mọi hành vi chia sẻ buôn bán trái phép đều bị xử lí theo
nội quy nhóm và quy định của của pháp luật”


Chuyên ôn luyện thi THPT Quốc gia Sinh Học – Nguyễn Thanh Quang – SĐT: 0348220042
(2) Thiếu nguyên tố khoáng thiết yếu cây không hoàn thành được chu kì sống
(3) Nguyên tố khoáng thiết yếu trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất.
(4) Thiếu nguyên tố khoáng thiết yếu thường được biểu hiện ra thành những dấu hiệu màu sắc đặc trưng trên lá.
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Câu 28: Khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Tim co dãn tự động theo chu kì là do có hệ dẫn truyền

(2) Vận tốc máu trong hệ mạch không liên quan tới tổng tiết diện của mạch mà liên quan tới chênh lệch huyết áp
giữa hai đầu mạch
(3) Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể
(4) Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim giãn, huyết áp tâm trương ứng với lúc tim co
(5) Trong suốt chiều dài của hệ mạch thì huyết áp tăng dần
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 2.
Câu 29: Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng nói về tác dụng của việc bón phân hợp lý đối với năng suất cây
trồng và bảo vệ môi trường?
(1) Bón không đúng năng suất cây trồng thấp, hiệu quả kinh tế thấp.
(2) Bón phân vượt quá liều lượng cần thiết sẽ làm giảm năng suất, chi phí phân bón cao.
(3) Bón phân không đúng gây ô nhiễm nông sản và môi trường đe doạ sức khoẻ của con người.
(4) Bón phân càng nhiều năng suất cây trồng càng cao, hiệu quả kinh tế cao
(5) Làm tăng năng suất cây trồng và không gây ô nhiễm môi trường khi bón phân hợp lý.
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 2.
Câu 30: Khi nói về quá trình hút nước và vận chuyển nước của rễ cây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nước chỉ được vận chuyển từ tế bào lông hút vào mạch dẫn của rễ theo con thành tế bào - gian bào.
(2) Nước chủ yếu được cây hút vào theo cơ chế vận chuyển chủ động cần nhiều năng lượng.
(3) Sự vận chuyển nước thường diễn ra đồng thời với sự vận chuyển chất tan.
(4) Tất cả các phân tử nước trước khi đi vào mạch dẫn của rễ đều phải đi qua tế bào chất của tế bào nội bì.
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
------------------------ HẾT ------------------------


6
SINH HỌC OCEAN
“Hãy tôn trọng bản quyền của tác giả biên soạn – mọi hành vi chia sẻ buôn bán trái phép đều bị xử lí theo
nội quy nhóm và quy định của của pháp luật”



×