Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Thái Nguyên đối với người lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.75 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC

INH T V QUẢN TRỊ

INH DO NH

BÙI THỊ THU HƢƠNG

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦ DO NH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ V VỪ
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN ĐỐI VỚI NGƢỜI L O ĐỘNG

CHUYÊN NG NH: QUẢN LÝ

INH T

MÃ SỐ: 9340410

TÓM TẮT LUẬN ÁN TI N SĨ QUẢN LÝ

THÁI NGUYÊN, 2018
1

INH T


Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh
doanh Thái Nguyên


Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trần Quang Huy
2. TS. Phạm Quốc Chính
Phản biện 1: ........................................................................................................
Phản biện 2: ........................................................................................................
Phản biện 3: ........................................................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Thái Nguyên
họp tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên

Vào hồi..................giờ.........ngày...........tháng...........năm...........

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Trung tâm học liệu, Đại học Thái Nguyên
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên

2


D NH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUÁ Đ N LUẬN ÁN

- Bùi Thị Thu Hương, Lưu Thị Phương Thảo, Bùi Thị Hồng Hạnh (2016),
“Đánh giá mức độ ảnh hưởng của thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên đối với người lao động tới sự hài lòng
công việc”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 482 - Tháng 11 năm
2016, tr. 12-14.
- Bùi Thị Thu Hương (2016), “Khảo lược lý thuyết về trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp đối với người lao động”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 160 (15),
tr. 187-192.
- Bùi Thị Thu Hương (2018), “Thực trạng trách nhiệm xã hội của doanh

nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên đối với người lao động”, Tạp chí
Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 519 - Tháng 6 năm 2018, tr. 68-70.

3


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THI T CỦ ĐỀ T I
Công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên đang trên đà phát triển, nhiều doanh
nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa (Small and Medium Industrial Enterprises – SMIEs)
chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô, địa bàn hoạt động
và ngành nghề kinh doanh, chỉ quan tâm tới lợi nhuận mà bỏ quên trách nhiệm của
mình đối với các bên liên quan, đặc biệt là với NLĐ - một nhân tố đầu vào trực tiếp
tạo ra của cải vật chất cho doanh nghiệp và xã hội, đóng vai trò quan trọng trong sự
thành công của doanh nghiệp. Việc gia tăng mạnh mẽ, thiếu cân nhắc, thiếu tính
toán kỹ lưỡng trong các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản đã đặt ra
nhiều vấn đề cho NLĐ không chỉ từ phương diện đạo đức, từ thiện mà còn cả về
phương diện pháp lý và phương diện kinh tế. Một số biểu hiện rõ nét đang tồn tại
trong SMIEs tại tỉnh Thái Nguyên như tạo việc làm cho NLĐ không đồng đều giữa
SMIEs, NLĐ luôn phải làm việc tăng ca, quá sức; thời gian nghỉ ngơi không đảm
bảo; phụ cấp chi trả cho NLĐ không thỏa đáng; trang bị bảo hộ lao động cho NLĐ
chưa được thực hiện triệt để, SMIEs đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế
(BHYT) cho NLĐ chưa tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật, môi trường làm
việc bị ô nhiễm dẫn đến tỷ lệ NLĐ bị mắc bệnh nghề nghiệp trong SMIEs chiếm
cao. Chính những điều này đe dọa đến sự phát triển bền vững của SMIEs tỉnh Thái
Nguyên và sự phát triển bền vững của xã hội, tạo ra các rào cản xây dựng và cải
thiện các tiêu chuẩn xã hội.
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
công nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Thái Nguyên đối với người lao động” đã được
lựa chọn nghiên cứu với mong muốn góp phần nâng cao CSR đối với NLĐ của các

SMIEs tại tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu CSR của SMIEs trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đối với NLĐ, từ
đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện CSR của SMIEs trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên, góp phần nâng cao sự hài lòng công việc của người lao động
trong doanh nghiệp.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về CSR của SMIEs đối với
NLĐ.
- Phân tích, đánh giá được thực trạng việc thực hiện CSR của SMIEs ở tỉnh
Thái Nguyên đối với NLĐ trong thời gian qua và phân tích mức độ ảnh hưởng của
1


thực hiện CSR đối với NLĐ tới sự hài lòng công việc của NLĐ trong các SMIEs
tỉnh Thái Nguyên
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện CSR của
SMIEs tại tỉnh Thái Nguyên đối với NLĐ đến năm 2025.
3. ĐỐI TƢỢNG V PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là việc thực hiện CSR của SMIEs ở tỉnh
Thái Nguyên đối với NLĐ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về nội dung
- CSR có nhiều nội dung khác nhau như CSR trong vấn đề bảo vệ môi
trường, CSR đối với người tiêu dùng, CSR đối với cộng đồng, CSR đối với người
lao động... Trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, tác giả tập trung phân tích
việc thực hiện CSR của SMIEs tỉnh Thái Nguyên đối với NLĐ thông qua việc xây
dựng kế hoạch thực hiện, tổ chức triển khai thực hiện, nội dung triển khai thực hiện

và đánh giá triển khai thực hiện.
- Luận án nghiên cứu, đánh giá và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của CSR đối
với NLĐ tới sự hài lòng công việc của NLĐ trong các SMIEs tỉnh Thái Nguyên.
3.2.2 Về không gian
Luận án thực hiện nghiên cứu tại các SMIEs hiện đang hoạt động trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên.
3.2.3 Về thời gian
- Số liệu thứ cấp: Luận án thu thập số liệu thứ cấp về tình hình thực hiện
CSR của các SMIEs tại tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2014 – 2016.
- Số liệu sơ cấp: Luận án thu thập số liệu sơ cấp về tình hình thực hiện CSR
của các SMIEs tại tỉnh Thái Nguyên trong năm 2016. Các giải pháp được nghiên
cứu và đề xuất đến năm 2025.
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦ LUẬN ÁN
Thứ nhất, Luận án góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn những cơ sở lý luận
và thực tiễn về CSR đối với NLĐ, xây dựng được khái niệm CSR đối với NLĐ ở
các SMIEs, xây dựng được hệ thống tiêu chí và khung CSR đối với NLĐ của
SMIEs tỉnh Thái Nguyên.
Thứ hai, kết quả khảo sát với quy mô mẫu là 231 nhà quản lý (NQL) và 394
NLĐ trong các SMIEs tỉnh Thái Nguyên đã cho thấy mô hình nghiên cứu tác giả đề
xuất là phù hợp. Các giả thuyết đề ra đều được chấp nhận, theo đó, tất cả các trách
2


nhiệm của SMIEs đối với NLĐ (kinh tế, pháp lý, đạo đức, từ thiện) đều có tác động
cùng chiều đến sự hài lòng công việc của NLĐ.
Thứ ba, kết quả khảo sát cho thấy hiện nay các SMIEs tỉnh Thái Nguyên
chưa thực sự làm tốt trách nhiệm kinh tế và trách nhiệm pháp lý đối với NLĐ.
Thứ tư, kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy thực hiện trách nhiệm kinh tế
đối với NLĐ sẽ có ảnh hưởng mạnh nhất tới sự hài lòng công việc của NLĐ trong
các SMIEs tỉnh Thái Nguyên, tiếp đến là trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức

và trách nhiệm từ thiện có ảnh hưởng ít nhất.
Thứ năm, nội dung thực hiện CSR được xây dựng trong luận án sẽ cung cấp
thêm cơ sở để các doanh nghiệp có thể đối chiếu với việc thực hiện CSR của doanh
nghiệp đối với NLĐ, kết hợp với việc tham khảo các nhóm giải pháp được trình bày
trong luận án để có thể nâng cao việc thực hiện CSR của doanh nghiệp đối với
NLĐ, từ đó nâng cao được sự hài lòng công việc cho NLĐ.
Thứ sáu, kết quả nghiên cứu còn là cơ sở để các cơ quan quản lý hoạch định
chính sách có liên quan đến phát triển SMIEs ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng và Việt
Nam nói chung.
5. BỐ CỤC LUẬN ÁN
Chương 1: Tổng quan về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao
động
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp công
nghiệp nhỏ và vừa đối với người lao động
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp công nghiệp
nhỏ và vừa tại tỉnh Thái Nguyên đối với người lao động
Chương 5: Một số giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
công nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Thái Nguyên đối với người lao động.

3


CHƢƠNG 1
TỔNG QU N VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦ DO NH NGHIỆP
ĐỐI VỚI NGƢỜI L O ĐỘNG
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦ
NGHIỆP ĐỐI VỚI NGƢỜI L O ĐỘNG
1.1.1. Nghiên cứu ở nƣớc ngoài


DO NH

1.1.1.1. Những nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với
người lao động
1.1.1.2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
đối với người lao động tới sự hài lòng công việc của người lao động
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nƣớc
1.1.2.1. Những nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với
người lao động
1.1.2.2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
đối với người lao động tới sự hài lòng công việc của người lao động
1.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ
T QUẢ CỦ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC
V ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
1.2.1. Những thành công
1.2.2. Hạn chế
- Ở nước ngoài cũng như trong nước, các công trình nghiên cứu về CSR đối
với NLĐ có tương đối nhiều nhưng chỉ tập trung và đi sâu dưới góc độ lý thuyết.
Xét về góc độ thực tiễn thì cũng đã có một số công trình nghiên cứu việc thực hiện
CSR đối với NLĐ tại các doanh nghiệp, nhưng lại chưa thấy có nghiên cứu nào như
vậy tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên, Việt Nam.
- Việc thực hiện CSR đối với NLĐ được bàn luận dưới nhiều góc độ khác
nhau tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào xây dựng thang đo nhằm đánh
giá ảnh hưởng của CSR đối với NLĐ tới sự hài lòng công việc của NLĐ trong các
SMIEs tỉnh Thái Nguyên. Đây cũng chính là “khoảng trống” trong nghiên cứu.
- Đã có nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp; phương
pháp thống kê, mô tả, phương pháp hiện đại (EFA, sử dụng hàm hồi quy) để đánh
giá mối quan hệ giữa CSR đối với NLĐ và sự hài lòng công việc của NLĐ, nhưng
lại chưa thấy có ở nghiên cứu nào tại Thái Nguyên.


1


- Ở Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng, ngành công nghiệp đang
trở thành là ngành mũi nhọn. Với tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp nhanh như
vậy thì thực trạng CSR của SMIEs tỉnh Thái Nguyên đối với NLĐ hiện nay đang
diễn ra như thế nào thì chưa được bàn luận tới.
1.2.3. Định hƣớng nghiên cứu
Trong luận án, tác giả sẽ tập trung làm rõ những vấn đề sau: Lựa chọn khung
lý thuyết; Xây dựng các tiêu chí đánh giá CSR của SMIEs đối với NLĐ trên cơ sở
khung lý thuyết đã được lựa chọn; Đánh giá tình hình thực hiện CSR của SMIEs
tỉnh Thái Nguyên đối với NLĐ thông qua các tiêu chí đánh giá đã được lựa chọn;
Đánh giá ảnh hưởng của thực hiện CSR đối với NLĐ tới sự hài lòng công việc của
NLĐ trong SMIEs; Đề xuất giải pháp nâng cao CSR của SMIEs đối với NLĐ để từ
đó phát triển bền vững SMIEs.
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN V THỰC TIỄN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦ
DO NH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ V VỪ
ĐỐI VỚI NGƢỜI L O ĐỘNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa
2.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa
a. Khái niệm doanh nghiệp công nghiệp
Có thể hiểu, doanh nghiệp công nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài
sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp
luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
bao gồm khai thác, chế biến và dịch vụ sửa chữa.
b. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký

kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 100 tỷ đồng hoặc
số lao động trung bình hằng năm không quá 300 người.
c. Khái niệm doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa, trước hết là một bộ phận cấu thành
của hệ thống doanh nghiệp, là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh
doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 100 tỷ đồng hoặc số lao
động trung bình hằng năm không quá 300 người nhằm mục đích thực hiện các hoạt
động kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp bao gồm khai thác, chế biến và dịch vụ
sửa chữa.
2


2.1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa
2.1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa
2.1.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với ngƣời lao động
2.1.2.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động
CSR của doanh nghiệp đối với NLĐ là sự cam kết của doanh nghiệp đối với
NLĐ về các mặt kinh tế, pháp luật, đạo đức, từ thiện thông qua các trách nhiệm nội
tại nhằm nâng cao chất lượng đời sống cho NLĐ theo cách có lợi cho cả doanh
nghiệp và NLĐ của họ.
2.1.2.2. Vai trò của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với
người lao động
- Lợi ích cho người lao động
- Lợi ích cho doanh nghiệp
2.1.2.3. Nội dung thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người
lao động
a. Xây dựng kế hoạch thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người
lao động
- Xác định nhu cầu thực hiện CSR đối với NLĐ
- Xây dựng các công cụ thực hiện CSR đối với NLĐ

- Hoạch định ngân sách
b. Tổ chức triển khai thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người
lao động
- Tổ chức bộ máy thực hiện CSR đối với NLĐ
- Tổ chức truyền thông nội bộ về thực hiện CSR đối với NLĐ
- Tổ chức đào tạo nhân lực thực hiện CSR đối với NLĐ
c. Nội dung triển khai trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động
Dựa vào mô hình kim tự tháp của Carroll (1991) [50], nội dung triển khai
CSR của doanh nghiệp đối với NLĐ bao gồm:
- Trách nhiệm kinh tế: Một số tiêu chí được dùng để phản ánh trách nhiệm
kinh tế của SMIEs đối với NLĐ bao gồm:
+ Tạo việc làm cho NLĐ
+ Doanh nghiệp duy trì, phát triển kinh doanh
+ Doanh nghiệp hoạt động luôn tạo ra lợi nhuận để trích quỹ cho NLĐ
+ Quỹ lương, thưởng và phúc lợi được chi trả phù hợp cho NLĐ
- Trách nhiệm pháp lý: Trách nhiệm pháp lý đối với NLĐ trong doanh
nghiệp bao gồm một số nội dung chính sau:
+ Thực hiện ký kết hợp đồng lao động
3


+ Đảm bảo thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi theo đúng pháp luật
+ Đảm bảo trang bị bảo hộ lao động
+ Đảm bảo cho NLĐ được khám sức khỏe định kỳ
+ Đóng BHXH, BHYT cho NLĐ theo đúng quy định của pháp luật
+ Lao động trẻ em, lao động bắt buộc và phân biệt đối xử
+ NLĐ được tham gia tổ chức công đoàn, đoàn thể
- Trách nhiệm đạo đức: Một số biểu hiện của việc thực hiện trách nhiệm đạo
đức đối với NLĐ trong doanh nghiệp như sau:
+ Đào tạo, phát triển, nâng cao trình độ cho NLD

+ Tạo quan hệ lao động lành mạnh giữa NQL và NLĐ
+ Tôn trọng quyền riêng tư của NLĐ
+ Bảo mật NLĐ báo cáo hành vi sai trái tại nơi làm việc
- Trách nhiệm từ thiện: Một số biểu hiện của việc thực hiện trách nhiệm từ
thiện đối với NLĐ trong doanh nghiệp như sau:
+ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính, dịch vụ xã hội cho NLĐ
+ Phát triển nhân cách, đạo đức của NLĐ
+ Khuyến khích NLĐ tham gia đóng góp từ thiện
d. Đánh giá thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động
Các tiêu chí đo lường bao gồm các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính.
Các chỉ tiêu tài chính được đo lường thông qua hiệu quả hoạt động, chi phí tiết kiệm
từ việc thực hiện CSR đối với NLĐ. Các chỉ tiêu đo lường phi tài chính như mức độ
thực hiện CSR, sự hài lòng của NLĐ, sự cam kết của NLĐ. Việc đo lường kết quả
thực hiện CSR đối với NLĐ giúp đơn giản hóa quá trình ra quyết định và giảm thiểu
rủi ro trong quá trình thực hiện và triển khai CSR đối với NLĐ.
2.1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp đối với người lao động
a. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài
- Môi trường kinh tế - chính trị
- Môi trường pháp luật
- Sự quản lý của các cơ quan có thẩm quyền
- Các tổ chức xã hội dân sự
- Vai trò dư luận xã hội và báo chí
b. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong
- Chiến lược, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Đội ngũ quản lý, lãnh đạo
4



- Bản thân NLĐ
- Tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦ

DO NH

NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ V VỪ ĐỐI VỚI NGƢỜI L O ĐỘNG
2.2.1. inh nghiệm quốc tế
2.2.1.1. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và
vừa đối với ngƣời lao động ở tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc
2.2.1.2. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa
đối với người lao động ở thành phố Tokyo - Nhật Bản
2.2.2. inh nghiệm ở Việt Nam
2.2.2.1. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa
đối với người lao động ở tỉnh Bắc Ninh
2.2.2.2. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa
đối với người lao động ở tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.3. Bài học kinh nghiệm thực hiện trách nhiệm xã hội đối với ngƣời lao động
cho doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
- Cần có hỗ trợ ban đầu tạo động lực cho SMIEs thực hiện CSR đối với
NLĐ.
- SMIEs cần đầu tư thời gian và một khoản ngân sách.
- Các SMIEs cần phải thực hiện đầy đủ cả 4 trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo
đức, từ thiện đối với NLĐ, cụ thể:
+ Linh hoạt trong cơ chế trả lương và quan tâm tới những vấn đề an sinh xã
hội như BHXH, BHYT, an toàn lao động và các phúc lợi khác cho NLĐ.
+ Cần phải thiết kế thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, thời gian làm
thêm hợp pháp và hợp lý cho NLĐ.
+ Nghiêm cấm phân biệt đối xử giữa những NLĐ trong việc bổ nhiệm, giao
trọng trách cho người tài; không phân biệt loại hình đào tạo, lý lịch cá nhân hay dân

tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch trong quá trình tuyển dụng. Bởi có như vậy mới
tạo dựng được môi trường lao động lành mạnh, công bằng, bình đẳng.
+ Các chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp đào tạo NLĐ cần được
triển khai cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp tạo
cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cho NLĐ.
+ Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho NLĐ nhằm giúp nâng cao đời sống
văn hóa tinh thần cho NLĐ.

5


CHƢƠNG 3
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Vai trò của việc thực hiện CSR đối với NLĐ trong các SMIEs là gì?
- Có những tiêu chí nào dùng để đánh giá việc các SMIEs thực hiện CSR đối
với NLĐ?
- Tình hình thực hiện CSR của SMIEs tỉnh Thái Nguyên đối với NLĐ hiện
nay như thế nào?
- Mức độ ảnh hưởng của việc thực hiện CSR đối với NLĐ tới sự hài lòng
công việc của NLĐ trong các SMIEs tỉnh Thái Nguyên ra sao?
- Những hạn chế nào còn tồn tại trong việc thực hiện CSR của SMIEs tỉnh
Thái Nguyên đối với NLĐ và nguyên nhân của những hạn chế đó là gì?
- Cần thực hiện những giải pháp nào để nâng cao việc thực hiện CSR của
SMIEs tỉnh Thái Nguyên đối với NLĐ?
3.2. CÁCH TI P CẬN V KHUNG PHÂN TÍCH
3.2.1. Cách tiếp cận
3.2.1.1. Tiếp cận hệ thống
3.2.1.2. Tiếp cận theo loại hình doanh nghiệp
3.2.1.3. Tiếp cận có sự tham gia

3.2.2. Khung phân tích
3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin
3.3.1.1. Dữ liệu thứ cấp
- Từ các tài liệu, công trình nghiên cứu, luận án, luận văn, bài báo khoa học,
hội thảo, kỷ yếu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài của luận án.
- Thông tin được công bố chính thức như các Nghị định của Chính phủ, các
Bộ luật, tài liệu do các sở, ban ngành tỉnh Thái Nguyên ban hành.
- Số liệu do các SMIEs trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cung cấp.
- Ngoài ra, tác giả còn thu thập số liệu thông qua một số website chính thống.
3.3.1.2. Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập theo phương pháp phỏng vấn chuyên gia và
điều tra khảo sát, cụ thể như sau:
a. Phỏng vấn chuyên gia
b. Điều tra khảo sát
3.3.2. Tổng hợp, xử lý dữ liệu
3.3.3. Phân tích dữ liệu
6


3.3.3.1. Đối với dữ liệu thứ cấp
3.3.3.2. Đối với dữ liệu sơ cấp
3.4. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU
- Các chỉ tiêu phản ánh xây dựng kế hoạch thực hiện CSR đối với NLĐ như
số doanh nghiệp và tỷ lệ doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện CSR đối với NLĐ; số
doanh nghiệp và tỷ lệ doanh nghiệp đang áp dụng Bộ tiêu chuẩn về CSR đối với
NLĐ; số doanh nghiệp và tỷ lệ doanh nghiệp có hoạch định ngân sách thực hiện
CSR đối với NLĐ.
- Các chỉ tiêu phản ánh tổ chức triển khai thực hiện CSR đối với NLĐ như số
doanh nghiệp và tỷ lệ doanh nghiệp thiết lập bộ phận phụ trách thực hiện CSR đối

với NLĐ; số doanh nghiệp và tỷ lệ doanh nghiệp có truyền thông nội bộ thực hiện
CSR đối với NLĐ; số doanh nghiệp và tỷ lệ doanh nghiệp có tổ chức đào tạo nhân
lực thực hiện CSR đối với NLĐ.
- Các chỉ tiêu phản ánh nội dung triển khai thực hiện: Các chỉ tiêu phản ánh
trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức, từ thiện của doanh nghiệp đối với NLĐ:
- Các chỉ tiêu phản ánh đánh giá thực hiện CSR đối với NLĐ
CHƢƠNG 4
T QUẢ NGHIÊN CỨU
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦ DO NH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
NHỎ V VỪA TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN ĐỐI VỚI NGƢỜI L O ĐỘNG
4.1. HÁI QUÁT VỀ DO NH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ V VỪ
TỈNH THÁI NGUYÊN
4.1.1. Đặc điểm chung địa bàn nghiên cứu
4.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý
b. Địa hình, khí hậu
c. Tài nguyên thiên nhiên
4.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a. Dân số và lao động
b. Cơ cấu kinh tế
4.1.2. Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
4.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
4.1.2.2. Số lượng doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
a. Số lượng doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp
b. Số lượng doanh nghiệp theo địa bàn hoạt động

7


4.1.2.3. Lực lượng lao động trong doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

a. Quy mô lao động
b. Theo loại hình doanh nghiệp
b. Địa bàn hoạt động
c. Trình độ lao động
4.1.2.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp
nhỏ và vừa
4.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦ

DO NH

NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ V VỪ TỈNH THÁI NGUYÊN ĐỐI VỚI
NGƢỜI L O ĐỘNG
4.2.1. Tình hình thực hiện tại doanh nghiệp
4.2.1.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện
Các SMIEs trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên áp dụng các Bộ tiêu chuẩn phổ
biến trên thế giới còn hạn chế nhưng cũng có một số SMIEs đã xây dựng và công
bố các tiêu chuẩn CSR đối với NLĐ nội bộ cho phù hợp với doanh nghiệp của họ.
Điều này chứng tỏ các SMIEs cũng rất quan tâm tới việc thực hiện CSR đối với
NLĐ.
4.2.1.2. Tổ chức triển khai thực hiện
Để thực hiện tốt và hiệu quả việc thực hiện CSR đối với NLĐ, các SMIEs
của tỉnh cũng đã tổ chức một số hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức và
hướng dẫn thực hiện pháp luật về CSR đối với NLĐ thông qua các hội nghị, hội
thảo. Đây là phương pháp phổ biến, được tiến hành với nhiều đơn vị tham dự. Bên
cạnh đó phương pháp tuyên truyền qua báo đài, truyền thanh, truyền hình cũng
được sử dụng mặc dù số lượng chưa nhiều.
4.2.1.3. Nội dung triển khai
Trách nhiệm đầu tiên mà các SMIEs phải thực hiện đối với NLĐ là giải
quyết việc làm. Theo thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, riêng các
SMIEs trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên đã tạo việc làm cho gần 2,1 nghìn lao

động, Thị xã Phổ Yên tạo việc làm cho gần 1 nghìn lao động, Huyện Đồng Hỷ cũng
tạo việc làm cho gần 1 nghìn lao động. Để có được kết quả như vậy, các SMIEs tỉnh
Thái Nguyên đã liên tục tuyển dụng lao động thông qua nhiều kênh khác nhau.
Ngoài việc giải quyết việc làm cho NLĐ, năm 2014, các SMIEs tỉnh Thái
Nguyên tạo việc làm ổn định, thường xuyên cho 6.740 lao động, đến năm 2015, số
lao động có việc làm ổn định, thường xuyên tăng lên đến 7.792 lao động (tăng
115,6%) và đến năm 2016, số lao động này tăng lên đến 8.959 lao động (tăng
115%).
8


Bên cạnh đó, thu nhập bình quân của lao động trong các SMIEs tỉnh Thái
Nguyên cũng có những cải thiện đáng kể, từ 3,7 triệu đồng/tháng năm 2014 đến
năm 2015, thu nhập bình quân của lao động tăng lên là 4,1 triệu đồng/tháng (tăng
110,8%) và năm 2016 tăng lên là 4,5 triệu đồng/tháng (tăng 109,7%).
Các SMIEs trong giai đoạn 2014 – 2016 đang kinh doanh có lãi, tạo ra được
lợi nhuận. Phần lợi nhuận sau thuế đó được các SMIEs trích lập các quỹ nhằm cải
thiện và nâng cao đời sống cho NLĐ như quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng. Đây có
thể coi là những con số đáng được đánh giá cao đối với các SMIEs tỉnh Thái
Nguyên trong việc thực hiện trách nhiệm kinh tế đối với NLĐ.
Mặc dù có sự giảm số vụ tai nạn nhưng con số này vẫn còn khá cao. Năm
2016 có tất cả là 87 vụ tai nạn lao động xảy ra, trong đó tập trung nhiều nhất là ở
các CT TNHH (35 vụ tai nạn) và CTCP (20 vụ tại nạn), doanh nghiệp xảy ra ít vụ
tai nạn lao động nhất là DNTN (7 vụ tai nạn). Số người bị thương do tai nạn lao
động trong giai đoạn 2014 - 2016 cũng có xu hướng giảm dần, đến năm 2016 chỉ
còn 69 người. Nhưng số người chết do tai nạn lao động lại có sự gia tăng, năm 2016
có những 11 người tử vong. Điều này thể hiện các SMIEs đang thực sự thiếu trách
nhiệm đối với NLĐ trong việc trang bị bảo hộ lao động.
4.2.1.4. Đánh giá triển khai thực hiện
Theo nguyên tắc, việc áp dụng các tiêu chuẩn đối với việc thực hiện CSR đối

với NLĐ tại các SMIEs tỉnh Thái Nguyên phải được thực hiện một cách nghiêm
túc, có chuẩn mực vì thông thường mỗi giai đoạn đều có giám sát viên của cơ quan
Đăng kiểm, Sở lao động Thương binh – Xã hội tỉnh Thái Nguyên, chi cục quản lý
thuộc các huyện/thị/xã giám sát và theo dõi. Tuy nhiên, việc giám sát các SMIEs
lại chiếu lệ, không được thực hiện thường xuyên, liên tục vì vậy việc thực hiện CSR
đối với NLĐ vẫn chưa thực sự triệt để.
4.2.2. Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp công nghiệp
nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên đối với ngƣời lao động qua đánh giá của đối
tƣợng điều tra
4.2.2.1. Mô tả mẫu khảo sát NQL và NLĐ
4.2.2.2. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra
a. Xây dựng kế hoạch thực hiện
a1. Xác định nhu cầu
Kết quả điều tra khảo sát NQL trong các SMIEs tỉnh Thái Nguyên cho thấy,
chỉ có 30,7% ý kiến cho rằng doanh nghiệp của họ có nhu cầu thực hiện CSR đối
với NLĐ, đặc biệt là tập trung ở các DNCVNN (100%) và CTCP (61,8%). Điều này

9


cho thấy, nhu cầu áp dụng và thực hiện CSR đối với NLĐ trong mỗi loại hình
doanh nghiệp là không giống nhau.
a2. Xây dựng các công cụ
Có 56,2 % ý kiến của các NQL cho rằng SMIEs của họ áp dụng Bộ tiêu
chuẩn SA 8000, 25,7% ý kiến cho rằng họ áp dụng Bộ tiêu chuẩn do doanh nghiệp
tự xây dựng nội bộ, chỉ có 8,6% ý kiến cho rằng doanh nghiệp của họ áp dụng Bộ
tiêu chuẩn WRAP và 8,6% áp dụng Bộ tiêu chuẩn OHSAS 18001. Như vậy, các
SMIEs trên địa bàn nghiên cứu đang áp dụng rất phổ biến Bộ tiêu chuẩn SA 8000.
a3. Hoạch định ngân sách
Hiện nay, đa số các NQL (56,3% ý kiến) cho rằng SMIEs tỉnh Thái Nguyên

không có nhiều ngân sách để chi cho việc thực hiện CSR đối với NLĐ. Việc chi
ngân sách này phụ thuộc lớn vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp phát triển và tăng trưởng ổn định, các doanh nghiệp sẽ có điều
kiện thực hiện CSR đối với NLĐ hơn. Bên cạnh đó, tình trạng có nhiều ngân sách
nhưng lại không chi để thực hiện CSR đối với NLĐ cũng xảy ra ở nhiều doanh
nghiệp, điển hình như CT TNHH (53,1%).
b. Tổ chức triển khai thực hiện
b1. Tổ chức bộ máy thực hiện
Hầu hết các NQL trong SMIEs tỉnh Thái Nguyên chưa thực sự quan tâm đến
việc thiết lập một bộ phận chuyên trách thực hiện CSR đối với NLĐ. Có đến 82,7%
ý kiến của NQL trong các doanh nghiệp khảo sát trả lời rằng tại đơn vị của họ
không có bộ phận chuyên trách thực hiện CSR đối với NLĐ, chiếm tỷ lệ cao là các
DNTN (91,9%), CTCP (82,4%), CT TNHH (79,6%) với lý do chủ yếu là họ không
muốn một bộ máy quản lý cồng kềnh, chồng chéo nhiệm vụ, doanh nghiệp của họ
có quy mô nhỏ và vừa nên không cần thiết lập, thêm vào đó là họ cũng không có
nhiều kinh phí để chi trả thêm cho hoạt động này.
b2. Tổ chức truyền thông nội bộ
Việc truyền thông nội bộ có ý nghĩa rất lớn, quyết định đến sự thành công
của việc thực hiện CSR đối với NLĐ. Tuy nhiên công việc này chưa được thực sự
chú trọng tại các SMIEs tỉnh Thái Nguyên.
b3. Tổ chức đào tạo nhân lực
Qua khảo sát, đa số các NQL (98,3%) trong SMIEs tỉnh Thái Nguyên cho
rằng doanh nghiệp của họ không tổ chức đào tạo nhân lực thực hiện CSR đối với
NLĐ. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc thực hiện CSR đối với NLĐ, các bên
tham gia thực hiện CSR đối với NLĐ rất khó hình dung họ sẽ phải làm gì, làm như
thế nào và bắt đầu từ đâu.
10


c. Nội dung triển khai thực hiện

c1. Trách nhiệm kinh tế
- Về tiêu chí tạo việc làm
Đối với các DNTN và CT TNHH vẫn xảy ra tình trạng việc làm của NLĐ ít
thường xuyên, ổn định, tuy nhiên tỷ trọng chiếm nhỏ, dưới 10% ý kiến đánh giá.
- Về tiêu chí trích lập quỹ
Mặc dù các SMIEs tỉnh Thái Nguyên đang làm ăn có lãi, nhưng chưa thực
hiện phân phối thỏa đáng vào việc trích lập các quỹ nhằm cải thiện và nâng cao đời
sống cho NLĐ.
- Về tiêu chí trả lương, thưởng, phụ cấp
Các DNCVNN đang thực hiện trách nhiệm chi trả lương tốt hơn các loại
hình doanh nghiệp khác. Qua điều tra khảo sát, trong các SMIEs tỉnh Thái Nguyên
chỉ hỗ trợ ba loại phụ cấp chính cho NLĐ là phụ cấp ăn, phụ cấp chức vụ và phụ
cấp độc hại, nguy hiểm, tuy nhiên mức độ thực hiện hỗ trợ các phụ cấp này trong
từng loại hình SMIEs lại khác nhau.
c2. Trách nhiệm pháp lý
- Về tiêu chí ký kết HĐLĐ
5,6% NLĐ cho rằng họ không có hợp đồng lao động khi làm việc tại doanh
nghiệp, chủ yếu là DNTN. NLĐ không có hợp đồng lao động ràng buộc, lại thiếu
am hiểu pháp luật lao động sẽ có nguy cơ bị mất quyền lợi là rất cao. Đây là một
dấu hiệu cho thấy các DNTN chưa thực sự làm tốt trách nhiệm pháp lý của mình
đối với NLĐ.
- Về tiêu chí thời gian lao động
Thời gian làm việc trung bình của NLĐ trong các SMIEs tỉnh Thái Nguyên
là 9,2 giờ/ngày, đó là quãng thời gian khá dài, dài hơn so với quy định của Bộ luật
Lao động Việt Nam. Nhưng có tới 73,1% NLĐ tại các doanh nghiệp này lại đều cho
rằng thời gian làm việc của họ như vậy là hợp lý.
- Về tiêu chí trang bị bảo hộ lao động
Chỉ có DNCVNN và CTCP đang thực hiện tốt trách nhiệm trang bị bảo hộ
lao động trong doanh nghiệp. Các loại hình doanh nghiệp khác cần phải có giải
pháp để nâng cao trách nhiệm hơn nữa.

- Về tiêu chí khám sức khỏe định kỳ
Trong các doanh nghiệp tổ chức thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ,
đa phần các ý kiến cho rằng họ được khám sức khỏe định kỳ một năm một lần
(32,5% ý kiến). Chỉ có duy nhất DNCVNN là thực hiện 100% khám sức khỏe định
kỳ 6 tháng một lần cho NLĐ. Với thực trạng như vậy, vấn đề khám sức khỏe định
11


kỳ, bảo vệ sức khỏe cho NLĐ đang trở nên bức thiết và đáng báo động, các SMIEs
tỉnh Thái Nguyên cần phải đưa ra những giải pháp thiết thực.
- Về vấn đề lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, phân biệt đối xử trong việc
làm
Qua khảo sát cho thấy, 15% số SMIEs trên địa bàn tỉnh có sử dụng lao động
trẻ em, tuy nhiên 100% ý kiến đều cho rằng doanh nghiệp của họ có đăng ký sử
dụng lao động trẻ em với Sở lao động – Thương binh và Xã hội và 100% ý kiến cho
rằng doanh nghiệp của họ có chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về tuyển dụng
lao động trẻ em.
Hiện nay tình trạng cưỡng bức lao động vẫn còn xảy ra tại các SMIEs nhưng
không nhiều, chiếm tỷ lệ 14,5% ý kiến đánh giá, số còn lại đều khẳng định là chưa
bao giờ xảy ra tình trạng này. Đây sẽ là hồi chuông cảnh báo về dấu hiệu của việc
thiếu CSR đối với NLĐ, đặc biệt là ở các DNTN.
Tình hình bình đẳng giới trong các SMIEs tỉnh Thái Nguyên vẫn tồn tại
nhiều bất cập. Phần lớn việc làm chính của lao động nữ tập trung ở công việc của
công nhân, thợ thủ công, lao động giản đơn (40,1%). Lao động nữ giữ vị trí cao
trong doanh nghiệp như lãnh đạo đảng, chính quyền, đoàn thể, chủ doanh nghiệp
chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (8,7%).
- Về tiêu chí đóng BHXH, BHYT
Qua điều tra, còn nhiều doanh nghiệp vẫn làm trái quy định của ngành
BHXH, BHYT (chiếm 66% ý kiến), biểu hiện nhiều nhất là khi đăng ký mức đóng
BHXH, BHYT cho NLĐ vẫn thấp dưới mức lương tối thiểu nhằm làm giảm chi phí

cho doanh nghiệp (46,7% ý kiến). Những doanh nghiệp tham gia BHXH, BHYT
với mức đóng cao thì lại là những doanh nghiệp chỉ đóng BHXH, BHYT cho một
số đối tượng chủ chốt (24,6%). Nhiều doanh nghiệp cũng không thông báo cho
NLĐ của mình biết mức tham gia BHXH, BHYT (15,8%).
- Về tiêu chí tham gia TCCĐCS
Chỉ có 68,5% doanh nghiệp có TCCĐCS và có tới 31,5% doanh nghiệp
không có TCCĐCS, tỷ lệ này cao nhất ở DNTN (73,6%), các loại hình doanh
nghiệp khác có tỷ lệ thấp.
c3. Trách nhiệm đạo đức
- Về tiêu chí ban hành chính sách đào tạo
Các SMIEs mới chỉ dừng lại ở việc đào tạo NLĐ kỹ thuật sản xuất, an toàn
lao động, chứ chưa có nhiều doanh nghiệp quan tâm đào tạo cho NLĐ về pháp luật
lao động.
- Về tiêu chí tạo quan hệ lành mạnh
12


Các SMIEs tỉnh Thái Nguyên đã phần nào làm tốt trách nhiệm tạo mối quan
hệ lành mạnh giữa NQL và NLĐ. Hai bên hợp tác một cách tích cực cả về thái độ,
tinh thần và hành động. Có 59,7% ý kiến đánh giá cho rằng hợp tác giữa NLĐ và
lãnh đạo trong các SMIEs ở mức độ tốt.
- Về tiêu chí tôn trọng quyền riêng tư cá nhân
Các SMIEs tỉnh Thái Nguyên đang thực hiện khá tốt trách nhiệm đạo đức
của mình đối với NLĐ trong vấn đề tôn trọng quyền riêng tư của NLĐ.
- Về tiêu chí bảo mật NLĐ báo cáo hành vi sai trái
100% ý kiến cho rằng trong doanh nghiệp không xảy ra tình trạng trả thù đối
tượng báo cáo hành vi sai trái tại nơi làm việc. Đây là những việc làm rất đáng
khích lệ của doanh nghiệp, cần phát huy để doanh nghiệp có thể thực hiện tốt trách
nhiệm đạo đức của mình đối với NLĐ.
c4. Trách nhiệm từ thiện

- Về tiêu chí cung cấp dịch vụ tài chính, dịch vụ xã hội
Qua điều tra, có tới 76% ý kiến cho rằng SMIEs có cung cấp dịch vụ tài
chính, dịch vụ xã hội cho NLĐ. Các dịch vụ cung cấp cho NLĐ trong các doanh
nghiệp cũng tương đối phong phú và đa dạng, chủ yếu là chương trình tập luyện thể
thao (chiếm tỷ lệ 67,6% ), giải trí và chương trình hỗ trợ hoạt động đoàn thể (chiếm
tỷ lệ 65,6%).
- Về tiêu chí phát triển nhân cách đạo đức
Qua điều tra khảo sát, Các SMIEs tỉnh Thái Nguyên chưa thực sự làm tốt
trách nhiệm phát triển nhân cách, đạo đức cho NLĐ, cần phải có những giải pháp
nhằm khắc phục tình trạng này.
- Về tiêu chí khuyến khích NLĐ tham gia hoạt động cộng đồng
Kết quả điều tra cho thấy, 87,5% ý kiến cho rằng doanh nghiệp có khuyến
khích họ tham gia hoạt động cộng đồng, tỷ lệ này cao ở các CTCp, CT TNHH. Phần
lớn hoạt động hỗ trợ từ thiện của các SMIEs tỉnh Thái Nguyên hiện nay tập trung
vào các hoạt động hảo tâm, hỗ trợ hoàn cảnh khó khăn (73%), cứu trợ thiên tai
(51%), xóa đói giảm nghèo (47%). Các hình thức hỗ trợ tương đối đa dạng, có thể
là tiền mặt, hiện vật, thời gian tình nguyện trong đó quyên góp tiền chiếm đến
79,5%.
d. Đánh giá triển khai thực hiện
- Đánh giá thông qua hiệu quả áp dụng bộ tiêu chuẩn
Các NQL trong SMIEs tỉnh Thái Nguyên đều nhận định rằng việc áp dụng
Bộ tiêu chuẩn quốc tế bước đầu hiệu quả chưa cao, đa phần đều đánh giá việc áp
dụng Bộ tiêu chuẩn OHSAS 18001 và WRAP hiệu quả thấp (trên 60% ý kiến). Đối
13


với Bộ tiêu chuẩn do doanh nghiệp tự xây dựng nội bộ thì được các NQL đánh giá
hiệu quả áp dụng cao hơn các Bộ tiêu chuẩn quốc tế với 32,2% ý kiến đánh giá hiệu
quả cao. Điều này cho thấy, việc xây dựng Bộ tiêu chuẩn thực hiện CSR đối với
NLĐ phù hợp với doanh nghiệp thì khi áp dụng sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.

- Đánh giá thông qua mức độ thực hiện
Qua Bảng 4.40, có tới 51,1% NQL trả lời rằng doanh nghiệp của họ đã thực
hiện một phần trách nhiệm, 20,8% cho rằng doanh nghiệp đã lên kế hoạch để thực
hiện. Tuy nhiên, số ý kiến cho rằng doanh nghiệp của họ đã thực hiện đầy đủ lại
chiếm tỷ trọng nhỏ (2,6%) và vẫn còn 18,6 % cho rằng doanh nghiệp chưa nhận
thức được CSR đối với NLĐ.
- Đánh giá thông qua sự hài lòng của người lao động
+ Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
+ Phân tích hồi quy tuyến tính
Ta có phương trình hồi quy như sau:
Y = 0.224 + 0.366X1 + 0.270X2 + 0.253X3 + 0.171X4 (*)
Phương trình hồi quy tuyến tính trên giúp ta rút ra kết luận từ mẫu nghiên
cứu, sự hài lòng công việc của NLĐ phụ thuộc 4 yếu tố CSR doanh nghiệp đối với
NLĐ, đó là trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và trách
nhiệm từ thiện. Do tất cả các biến độc lập đều được đo lường bằng thang đo mức độ
Likert (cùng một đơn vị tính) nên từ phương trình hồi quy này ta cũng thấy được
mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đối với sự hài lòng công việc. Trong đó, trách
nhiệm kinh tế có ảnh hưởng mạnh nhất, tiếp đến là trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm
đạo đức và trách nhiệm từ thiện có ảnh hưởng thấp nhất.
+ Kiểm định các giả thuyết của mô hình
Giả thuyết H1: Trách nhiệm kinh tế của các SMIEs có quan hệ thuận chiều
với sự hài lòng công việc của NLĐ
Giả thuyết H2: Trách nhiệm pháp lý của các SMIEs có quan hệ thuận chiều
với sự hài lòng công việc của NLĐ
Giả thuyết H3: Trách nhiệm đạo đức của các SMIEs có quan hệ thuận chiều
với sự hài lòng công việc của NLĐ
Giả thuyết 4: Trách nhiệm từ thiện của các SMIEs có quan hệ thuận chiều
với sự hài lòng công việc của NLĐ
4.3. CÁC Y U TỐ ẢNH HƢỞNG Đ N THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ
HỘI CỦ DO NH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ V VỪ TỈNH THÁI

NGUYÊN ĐỐI VỚI NGƢỜI L O ĐỘNG
4.3.1. Các yếu tố thuộc môi trƣờng bên ngoài
14


4.3.1.1. Môi trường kinh tế - chính trị
4.3.1.2. Môi trường pháp luật
4.3.1.3. Sự quản lý của các cơ quan có thẩm quyền
4.3.1.4. Các tổ chức xã hội dân sự
4.3.1.5. Vai trò dư luận xã hội và báo chí
4.3.2. Các yếu tố thuộc môi trƣờng bên trong
4.3.2.1. Chiến lược, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp
4.3.2.2. Tình hình tài chính của doanh nghiệp
4.3.2.4. Bản thân NLĐ
4.3.2.5. Tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp
4.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦ

DO NH

NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ V VỪ TỈNH THÁI NGUYÊN ĐỐI VỚI
NGƢỜI L O ĐỘNG
4.5.1. Những kết quả đã đạt đƣợc
- Về xây dựng kế hoạch: Các NQL trong các SMIEs đều biết tới CSR và
nhận thức được tầm quan trọng của thực hiện CSR đối với NLĐ, từ việc xây dựng
kế hoạch thực hiện, tổ chức triển khai thực hiện, nội dung triển khai cho đến đánh
giá, kiểm tra việc triển khai thực hiện CSR đối với NLĐ. Đa phần các SMIEs đều
có cam kết của lãnh đạo về việc thực hiện CSR đối với NLĐ. Thêm vào đó, các
doanh nghiệp này luôn nỗ lực để có thể đạt được chứng chỉ hay giấy chứng nhận
của những Bộ tiêu chuẩn quản lý CSR đối với NLĐ được quốc tế công nhận mà chủ
yếu là Bộ tiêu chuẩn SA 8000.

- Về tổ chức triển khai: Một số SMIEs đã nhận thức được tầm quan trọng của
truyền thông nội bộ về CSR đối với NLĐ. Các hình thức truyền thông được sử dụng
đa phần là hội nghị phổ biến, tập huấn, báo chí, truyền thanh về các nội dung như
thời gian làm việc, môi trường làm việc, an toàn lao động, chương trình đào tạo và
phát triển cho NLĐ, các chương trình tình nguyện, cứu trợ.
- Về nội dung triển khai: Trong các trách nhiệm mà SMIEs tỉnh Thái Nguyên
cần thực hiện đối với NLĐ, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện đang được
các doanh nghiệp thực hiện tốt nhất. Điều này cho thấy, các SMIEs tỉnh Thái
Nguyên đã luôn quan tâm, xây dựng và đặt những chuẩn mực, giá trị đạo đức, tiêu
chuẩn về văn hóa để mọi người đều tuân thủ khi làm việc lên hàng đầu, làm kim chỉ
nam cho mọi hoạt động trong doanh nghiệp.
- Về đánh giá triển khai: Kết quả nghiên cứu chỉ ra việc áp dụng Bộ tiêu
chuẩn do doanh nghiệp tự xây dựng nội bộ thì được đánh giá có hiệu quả cao hơn
15


việc áp dụng các Bộ tiêu chuẩn quốc tế. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra việc thực
hiện các CSR của SMIEs tỉnh Thái Nguyên đối với NLĐ đều có tác động cùng
chiều tới sự hài lòng công việc của NLĐ. Trong đó trách nhiệm kinh tế có mức độ
ảnh hưởng mạnh nhất, sau đó đến trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và cuối
cùng là trách nhiệm từ thiện.
4.5.2. Những mặt hạn chế còn tồn tại
- Về xây dựng kế hoạch: Công tác xây dựng kế hoạch thực hiện CSR đối với
NLĐ đã được các NQL quan tâm, kế hoạch thực hiện đã được đề ra nhưng chưa chi
tiết, cụ thể, chưa dựa vào nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp để xây dựng. Bên
cạnh đó, nhiều doanh nghiệp không xây dựng khung thực hiện và kế hoạch hành
động cũng như quy trình thực hiện CSR đối với NLĐ. Ngoài ra các SMIEs hiện nay
không có nhiều ngân sách để chi cho việc thực hiện CSR đối với NLĐ.
- Về tổ chức triển khai: Nhiều doanh nghiệp cũng không có bộ phận chuyên
trách đảm nhiệm quản lý và thực hiện CSR đối với NLĐ. Thậm chí các doanh

nghiệp không tổ chức đào tạo nhân lực thực hiện CSR đối với NLĐ.
- Về nội dung triển khai: Trong việc thực hiện CSR đối với NLĐ, chỉ có các
DNCVNN và các CTCP đang thực hiện tốt CSR đối với NLĐ, còn các CT TNHH
và DNTN chưa thực sự đầu tư và chú trọng tới việc thực hiện CSR đối với NLĐ.
- Về đánh giá triển khai: Hiệu quả áp dụng các Bộ tiêu chuẩn thực hiện CSR
đối với NLĐ trong thời gian qua vẫn còn tương đối thấp. Đa số các NQL cho rằng
doanh nghiệp của họ có diễn ra hoạt động kiểm tra thực hiện CSR đối với NLĐ
định kỳ 6 tháng một lần hoặc 1 năm một lần. Nhưng trên thực tế, hoạt động này
chưa được thực hiện rõ ràng, vẫn còn chiếu lệ, không được thường xuyên, định kỳ
nên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần giải quyết để có thể nâng cao thực hiện CSR
của doanh nghiệp đối với NLĐ. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều SMIEs tỉnh
Thái Nguyên trong thời gian vừa qua còn thiếu trách nhiệm kinh tế và trách nhiệm
pháp lý đối với NLĐ. Trong khi đó mức độ ảnh hưởng của trách nhiệm kinh tế và
trách nhiệm pháp lý tới sự hài lòng công việc của NLĐ là lớn nhất.
4.5.3. Nguyên nhân của hạn chế
- Do quy mô của các doanh nghiệp nghiên cứu là nhỏ và vừa. Vì vậy, các
doanh nghiệp này với nguồn lực tài chính hạn hẹp nên đa phần là thiếu kinh phí để
thực hiện CSR đối với NLĐ, họ khó có thể lắp đặt ngay các trang thiết bị an toàn
lao động hiện đại, đảm bảo vệ sinh lao động, dây truyền xử lý chất thải công
nghiệp.

16


- NLĐ trong các doanh nghiệp nghiên cứu có trình độ học vấn thấp, chiếm đa
số là trung cấp và cao đẳng nghề. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc nhận thức cũng
như đánh giá thực hiện CSR của SMIEs tỉnh Thái Nguyên đối với NLĐ.
- Việc thực hiện CSR của SMIEs tỉnh Thái Nguyên đối với NLĐ thường
không được thực hiện một cách nhất quán và thường xuyên.
- Hiệu lực của pháp luật còn thấp, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước

trong thực thi pháp luật rất mờ nhạt.
- Các SMIEs tỉnh Thái Nguyên còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận
thông tin về pháp luật, Bộ quy tắc ứng xử.
- Quan điểm, cơ chế chính sách của Nhà nước, của ngành về thực hiện CSR
của doanh nghiệp đối với NLĐ cũng chưa được xác định cụ thể.
CHƢƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG C O TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦ DO NH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ V VỪ TỈNH THÁI
NGUYÊN ĐỐI VỚI NGƢỜI L O ĐỘNG
5.1. BỐI CẢNH TRONG V NGO I NƢỚC ẢNH HƢỞNG TỚI VIỆC
THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦ DO NH NGHIỆP CÔNG
NGHIỆP NHỎ V VỪ TỈNH THÁI NGUYÊN ĐỐI VỚI NGƢỜI L O
ĐỘNG
5.2. QU N ĐIỂM NÂNG C O TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦ DO NH
NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ V VỪ TỈNH THÁI NGUYÊN ĐỐI VỚI
NGƢỜI L O ĐỘNG
Quan điểm 1: Nhà nước đảm bảo tạo môi trường pháp lý cho các SMIEs
thực hiện CSR đối với NLĐ.
Quan điểm 2: Cần phải có sự kết hợp đồng bộ ở các cấp quản lý, các ngành
và trong chính từng doanh nghiệp trong việc nâng cao CSR của SMIEs đối với
NLĐ.
Quan điểm 3: Bản thân các SMIEs tỉnh Thái Nguyên cần nhận thức được vai
trò và tầm quan trọng của nâng cao CSR của doanh nghiệp đối với NLĐ trong việc
điều hành và quản lý doanh nghiệp.
Quan điểm 4: Bản thân NLĐ phải có hiểu biết và thái độ tích cực, hợp tác
với doanh nghiệp trong nâng cao CSR của doanh nghiệp đối với NLĐ.
Quan điểm 5: Tỉnh Thái Nguyên cần có những chính sách hỗ trợ nhằm nâng
cao CSR của SMIEs đối với NLĐ.

17



5.3. GIẢI PHÁP NÂNG C O TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦ
NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ V
NGƢỜI L O ĐỘNG

VỪ

DO NH

TỈNH THÁI NGUYÊN ĐỐI VỚI

5.3.1. Thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng Bộ tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp đối với ngƣời lao động
Trước hết doanh nghiệp cần thu thập đầy đủ thông tin để lựa chọn thực hiện
Bộ tiêu chuẩn nào phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình. Có thể lựa chọn một
trong ba Bộ tiêu chuẩn SA 8000, WRAP, OHSAS 18001 để áp dụng. Sau đó, các
doanh nghiệp xây dựng lộ trình áp dụng Bộ tiêu chuẩn một cách chi tiết, cụ thể,
đồng thời phải có những cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp về việc áp dụng các Bộ
tiêu chuẩn CSR đối với NLĐ này
5.3.2.Thiết lập bộ phận chuyên trách thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp đối với ngƣời lao động
Đối với doanh nghiệp áp dụng Bộ tiêu chuẩn CSR đối với NLĐ, bộ phận này
sẽ tiến hành xây dựng lộ trình áp dụng Bộ tiêu chuẩn. Còn đối với doanh nghiệp
không áp dụng Bộ tiêu chuẩn về CSR đối với NLĐ, bộ phận chuyên trách sẽ xây
dựng khung thực hiện CSR của doanh nghiệp đối với NLĐ. Cùng với giám đốc
doanh nghiệp, bộ phận chuyên trách có nhiệm vụ xác định được khung thực hiện
CSR đối với NLĐ phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
5.3.3. Tăng cƣờng bồi dƣỡng và đào tạo nhân lực thực hiện trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp đối với ngƣời lao động

Đầu tư cho công tác đào tạo Ban lãnh đạo của doanh nghiệp một cách bài
bản và có lộ trình về CSR đối với NLĐ như xác định đối tượng là các tổng giám
đốc, giám đốc, phó giám đốc phụ trách; thời gian khóa học có thể từ 1- 3 ngày, một
năm nên mở một lần; mời giảng viên có kinh nghiệm nhiều năm về CSR, kinh phí
đào tạo, hình thức đào tạo… nhằm giúp Ban lãnh đạo có thể hiểu rõ về CSR đối với
NLĐ và cách thức cơ bản thực hiện được CSR đối với NLĐ.
5.3.4. Giải pháp nâng cao thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp công
nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên đối với ngƣời lao động
5.3.4.1. Nâng cao trách nhiệm kinh tế đối với người lao động
*) Hoàn thiện cơ chế trả lương cho NLĐ
Mức lương chi trả cho NLĐ cần phải được dựa trên sự thỏa thuận bình đẳng
giữa NLĐ và chủ doanh nghiệp, không được trái với các quy định của pháp luật
hiện hành và được thể hiện rõ trong hợp đồng lao động. Đặc biệt, cần phải có những
18


cam kết về thời điểm chi trả, cách thức chi trả để NLĐ được nắm rõ. Phải xây dựng
và đăng ký thang, bảng lương đầy đủ về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
tỉnh. Khi xây dựng thang, bảng lương, chủ doanh nghiệp cần tham khảo ý kiến của
TCCĐCS và công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
*) Cần phải trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho NLĐ
Để hướng tới sự phát triển ổn định và bền vững, đồng thời thực hiện tốt trách
nhiệm đối với NLĐ về mặt kinh tế, các SMIEs tỉnh Thái Nguyên nên trích một phần
lợi nhuận sau thuế làm các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi với tỷ lệ trích tối đa là
5% (tỷ lệ này được xác định dựa vào tình hình thực tế kinh doanh của từng năm để
quyết định).
5.3.4.2. Nâng cao trách nhiệm pháp lý đối với người lao động
*) Chăm sóc sức khỏe cho NLĐ
Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ. Định kỳ 6
tháng một lần kiểm tra tổng thể sức khỏe cho NLĐ, nếu phát hiện ra có triệu chứng

về bệnh nghề nghiệp thì phải có kế hoạch điều trị và chuyển công tác khác phù hợp
với điều kiện sức khỏe. Phải coi đây là một điều khoản bắt buộc trong Luật doanh
nghiệp, nhất là đối với loại hình doanh nghiệp công nghiệp.
*) Tăng cường công tác bảo hộ lao động
Doanh nghiệp cần ban hành các văn bản quy định về xử phạt hành chính, vi
phạm pháp luật bảo hộ lao động như việc mua sắm các thiết bị chưa đảm bảo chất
lượng, NLĐ coi nhẹ vấn đề bảo hộ lao động, NLĐ không tham gia tập huấn an toàn
lao động. Đầu tư mua sắm các trang bị bảo hộ lao động cho NLĐ phù hợp với từng
công việc, ngành nghề.
5.3.4.3. Nâng cao trách nhiệm đạo đức đối với người lao động
Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn đánh giá mức độ lành mạnh của quan
hệ lao động trong các doanh nghiệp này là rất cần thiết. Hệ thống các tiêu chuẩn
đánh giá quan hệ lao động có thể được thực hiện thí điểm ở một nhóm doanh
nghiệp, sau đó các tiêu chuẩn này sẽ được chỉnh sửa cho phù hợp với đặc điểm
riêng của loại hình SMIEs và áp dụng trên toàn địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
5.3.4.4. Nâng cao trách nhiệm từ thiện đối với người lao động
*) Hoàn thiện và phát triển nhân cách, đạo đức của NLĐ
Bên cạnh việc phát huy những giá trị truyền thống, cần khắc phục những tiêu
cực đang tồn tại trong mỗi NLĐ của SMIEs như hạn chế do thói quen cũ để lại và
19


×