Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise resource planning – ERP) của các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới: bài học kinh nghiệm và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.16 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SỸ

ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP
(ENTERPRISE RESOURCE PLANNING – ERP) CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRÊN THẾ GIỚI: BÀI HỌC
KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CẠNH TRANH VÀ
ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG

Ngành: Kinh doanh

NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SỸ

ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP
(ENTERPRISE RESOURCE PLANNING – ERP) CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRÊN THẾ GIỚI: BÀI HỌC
KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CẠNH TRANH VÀ
ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG
Ngành: Kinh doanh


Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9340101
NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN

Người hướng dẫn khoa học:
PGS, TS Phạm Thị Hồng Yến
PGS, TS Nguyễn Văn Thoan

Hà Nội - 2019


LIST OF PUBLICATIONS
1. Nguyễn Văn Thoan và Nguyễn Thị Hồng Vân, 2015, Kinh nghiệm quản
lý website thương mại điện tử của một số doanh nghiệp trên thế giới và bài học
kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Khoa học Thương mại
số 77+78, tháng 1,2/2015
2. Nguyễn Văn Thoan và Nguyễn Thị Hồng Vân, 2015, Nghiên cứu
trường hợp FresDirect và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp bán lẻ
trực tuyến Việt Nam, Tạp chí Khoa học Thương mại số 82+83, tháng 6,7/2015
3. Nguyễn Văn Thoan và Nguyễn Thị Hồng Vân, 2017, Một số giải pháp
ứng dụng các công cụ thương mại điện tử nhằm đẩy mạnh bán lẻ trực tuyến tại
Việt Nam, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 95, tháng 6 năm 2017
4. Phạm Thị Hồng Yến và Nguyễn Thị Hồng Vân, 2017, Ứng dụng quản
trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, Tạp
chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, số 504, tháng 10 năm 2017
5. Nguyễn Thị Hồng Vân, 2018, Một số giải pháp nhằm ứng dụng các mơ
hình mới của thương mại điện tử trong lĩnh vực du lịch của Việt Nam trong bối
cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 107, tháng 8
năm 2018
6. Nguyễn Thị Hồng Vân, 2018, Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong bối

cảnh cạnh tranh và đổi mới mơ hình tăng trưởng,
Tạp chí Cơng thương, số
12, tháng 9 năm 2018
7. Nguyễn Văn Thoan và Nguyễn Thị Hồng Vân, 2018, Kinh nghiệm phát
triển Nông nghiệp thông minh tại Nhật Bản và bài học cho Việt Nam trong bối
cảnh cách mạng Cơng nghiệp 4.0, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 110, tháng 10
năm 2018
8. Nguyễn Thị Hồng Vân, 2019, Xu hướng và khả năng ứng dụng
công nghệ Blockchain trong chuỗi cung ứng hàng nông sản trong thời đại
cách mạng cơng nghiệp 4.0, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 114, tháng 2
năm 2019


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ kể từ 11/1/2015
khiến thị trường bán lẻ trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp
bán lẻ nước ngoài với lợi thế về nguồn vốn, công nghệ, và phương pháp
quản trị hiện đại tạo ra thách thức lớn đối với doanh nghiệp bán lẻ Việt
Nam. Bên cạnh đó, thị trường bán lẻ cũng đang có xu hướng phát triển các
kênh bán lẻ hiện đại, bán lẻ trực tuyến, bán lẻ đa kênh tích hợp, cửa hàng
tiện ích... tạo nên diện mạo mới của thị trường bán lẻ và gia tăng áp lực lên
các kênh bán lẻ truyền thống. Nhiều nhà bán lẻ nước ngoài, đặc biệt trong
lĩnh vực bán lẻ hiện đại, điển hình như Aeon (Nhật Bản), Lotte (Hàn
Quốc), Central Group (Thái Lan) đã và đang mở rộng hoạt động trên thị
trường Việt Nam thông qua các thương vụ mua bán - sáp nhập. Nếu khơng
có những sự thay đổi rõ rệt trong việc nâng cao hiệu quả quản lý các
nguồn lực, nhiều doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam sẽ sớm bị thất bại ngay

trên chính thị trường nội địa.
Để vượt qua những thách thức này doanh nghiệp bán lẻ cần tăng
cường áp dụng những công cụ quản lý hiện đại giúp nâng cao hiệu quả
quản lý các nguồn lực, cung cấp các báo cáo kịp thời giúp nhà lãnh đạo ra
quyết định kịp thời. Trong đó, Kế hoạch hóa nguồn lực doanh nghiệp (hay
Quản trị nguồn lực doanh nghiệp – ERP) là giải pháp công nghệ thông tin
và quản trị cho các doanh nghiệp trong tối ưu hóa hiệu quả sử dụng, khai
thác các nguồn lực của doanh nghiệp. Trên thế giới, đặc biệt tại các quốc
gia phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Đức, Nhật Bản... việc ứng dụng quản trị
nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise resource planning – ERP) tại các
doanh nghiệp bán lẻ đã trở nên phổ biến. Các doanh nghiệp hàng đầu thế
giới trong lĩnh vực bán lẻ như Walmart, Amazon, Costco đều đã triển khai
ERP và coi đây là hệ thống thơng tin đóng vai trị quyết định đến thành
cơng của việc vận hành và quản lý hoạt động bán lẻ.
Tại Việt Nam, quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP đã được nhắc
đến từ những năm 2000, tuy nhiên, việc triển khai ứng dụng ERP tại các


2

doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp bán lẻ cịn rất hạn
chế. Cụ thể, có khoảng 11% doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đã ứng dụng
ERP. Chỉ có những doanh nghiệp có quy mơ lớn, vốn lớn, số lượng hàng
bán nhiều thì mới triển khai áp dụng hệ thống ERP như SaigonCoop,
Nguyễn Kim, Trần Anh, Thế giới di động. Hơn nữa, những doanh nghiệp
bán lẻ có vốn đầu tư nước ngồi có lợi thế triển khai ứng dụng ERP từ hỗ
trợ của công ty mẹ ở nước ngoài, điều này cũng gây áp lực lớn cho các
doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng
gay gắt trên thị trường bán lẻ nội địa, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
cần có những bước chuyển mình nhanh chóng để tồn tại trên chính thị

trường nội địa trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mơ hình tăng trưởng.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm ứng dụng quản trị nguồn lực
doanh nghiệp ERP của các nhà bán lẻ trên thế giới từ đó rút ra bài học và
đề xuất các giải pháp phù hợp cho các nhà bán lẻ Việt Nam là cần thiết và
có giá trị thực tiễn. Chính vì vậy, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Ứng
dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise resource planning –
ERP) của các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới: bài học kinh nghiệm và
giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh và đổi
mới mơ hình tăng trưởng” làm đề tài tiến sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến hệ
thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP), tổng quan nghiên cứu về
ERP, quy trình triển khai dự án ERP trong doanh nghiệp, vai trò và tác
động của ERP đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các yếu tố
đảm bảo thành công (critical success factors - CSFs) của dự án ERP,
những xu hướng phát triển ERP. Tiêu biểu trong đó có:
Nghiên cứu tổng quan về ERP: Esteves và Pastor (2001), Al-Mashari
(2002), Moon (2007), Schlichter (2010) là các nghiên cứu điển hình đưa ra
những báo cáo thống kê về các nghiên cứu, bài viết đăng trên các tạp chí
chuyên ngành về ERP. Các nghiên cứu về tác động của việc triển khai


3

ERP tới hoạt động kinh doanh, tới phản ứng của thị trường đối với doanh
nghiệp: Nghiên cứu của Hayes và cộng sự (2001) về phản ứng của thị
trường khi các công ty công bố triển khai ERP.
Các nghiên cứu về triển khai ứng dụng ERP (ERP implementation)
và quy trình triển khai dự án ERP: nghiên cứu của Marnewick và cộng sự

(2005) đã đưa ra một mơ hình giải thích sự phức tạp của hệ thống ERP cho
các nhà quản lý một cách phi kỹ thuật và dễ hiểu. Nghiên cứu của này chỉ
ra hệ thống ERP không chỉ là phần mềm mà cịn bao gồm cả quy trình
kinh doanh và quản lý trong doanh nghiệp.
Các nghiên cứu về các yếu tố quyết định thành cơng (CSFs) của dự
án ERP: có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá tác động của
các yếu tố tới thành công của dự án ERP, điển hình phải kể đến nghiên cứu
của Rockart (1979) đã đưa ra phương pháp mới để đánh giá yếu tố quyết
định cơng (CSFs) vào năm 1979, sau đó phương pháp đánh giá CSFs được
sử dụng rộng rãi để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công và
thất bại của việc triển khai ERP.
Các nghiên cứu về tình huống ứng dụng ERP trong doanh nghiệp:
nghiên cứu của Gartiker (2002) phân tích tình huống ứng dụng và tác động
của hệ thống ERP trong một doanh nghiệp sản xuất dựa trên nghiên cứu
định tính đánh giá các yếu tố liên quan tới triển khai và dự án ERP tác
động lên hoạt động của tổ chức.
Các nghiên cứu về ứng dụng ERP và hệ thống thông tin trong các
doanh nghiệp bán lẻ: Nghiên cứu của Zhu và cộng sự (2010) - “What leads
to post - implementation success of ERP? An empirical study of the
Chinese retail industry” (Các yếu tố thành công của ERP - nghiên cứu
thực nghiệm tại thị trường bán lẻ của Trung Quốc), là nghiên cứu liên quan
trực tiếp tới đề tài luận án và có giá trị tham khảo đối với luận án.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về hệ thống ERP đã được một số tác giả
đề cập đến trong những năm gần đây, điển hình như sau:


4

Nghiên cứu tổng quan về quản trị nguồn lực doanh nghiệp: các cuốn

sách về hệ thống thông tin và thương mại điện tử tại Việt Nam đã đề cập
đến các vấn đề về quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP), điển hình như
Giáo trình Hệ thống thơng tin quản lý (Trần Thị Song Minh, 2012), Giáo
trình Thương mại điện tử (Trần Văn Hịe, 2010) là tài liệu có giá trị tham
khảo rất hữu ích cho luận án.
Nghiên cứu về các doanh nghiệp có ứng dụng quản trị nguồn lực
doanh nghiệp: Nghiên cứu của Nguyễn Bích Liên (2012) đề cập đến các
nhân tố ảnh hưởng chất lượng thơng tin kế tốn trong môi trường ứng
dụng hệ thống ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam.
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai hệ thống
quản trị nguồn lực doanh nghiệp: Nghiên cứu của Nguyễn Việt và Vũ
Quốc Thông (2016), Nguyễn Phước Bảo Ấn và cộng sự (2017), Dương
Thị Hải Phương (2017a, b) là các nghiên cứu thực nghiệm, sử dụng
phương pháp phân tích định lượng với các kỹ thuật EFA, PLS-SEM để
đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự hữu hiệu của doanh nghiệp trong
môi trường ứng dụng ERP, nhân tố ảnh hưởng tới việc triển khai ERP tại
các doanh nghiệp Việt Nam.
Nghiên cứu của Mai Hải An và Lê Việt Hà (2018) với tiêu đề “Giải
pháp triển khai hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP tại các
doanh nghiệp Việt Nam”, đã đề xuất giải pháp triển khai ERP nhằm nâng
cao hiệu quả quản trị kinh doanh. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính với số liệu thứ cấp của VCCI, tập trung vào các
doanh nghiệp trong ngành xây dựng.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thoan và cộng sự (2013) với nội dung
“Ứng dụng hệ thống phần mềm Quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
tại một số doanh nghiệp Việt Nam và bài học kinh nghiệm” đã phân tích
một số tình huống ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam và rút ra
bài học kinh nghiệm khi triển khai ERP. Đây là nghiên cứu khởi đầu của
Nghiên cứu sinh được tham gia, là tiền đề của hướng nghiên cứu về ERP
sau này.



5

2.3. Khoảng trống nghiên cứu
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu, có thể thấy phần lớn các nghiên
cứu về ứng dụng ERP trong doanh nghiệp đến từ các nhà khoa học
nước ngoài và về những vấn đề thực tiễn tại các quốc gia như Hoa Kỳ
và Trung Quốc. Các nghiên cứu này chủ yếu phân tích các doanh
nghiệp trong ngành sản xuất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có rất ít
nghiên cứu về doanh nghiệp bán lẻ. Về ứng dụng ERP tại các doanh
nghiệp Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu được triển khai, và chưa
có nghiên cứu nào phân tích cho các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ.
Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh nhận thấy khoảng
trống cho nghiên cứu ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ là
rất lớn, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện và cụ thể về
ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ. Do đó, nghiên cứu sinh
mong muốn đây là luận án đầu tiên nghiên cứu về kinh nghiệm ứng
dụng ERP của các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới, nghiên cứu thực
tiễn ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam, từ đó đề
xuất được các giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng ERP trong các
doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới
mơ hình tăng trưởng.
3. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích kinh nghiệm ứng dụng
ERP của các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới để từ đó rút ra bài học và đề
xuất được những giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường ứng dụng ERP tại
các doanh nghiệp Việt Nam. Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra,
luận án phải giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về quản trị nguồn lực doanh nghiệp

(ERP), ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trong các doanh
nghiệp bán lẻ và sự cần thiết phải ứng dụng quản trị nguồn lực doanh
nghiệp (ERP) trong các doanh nghiệp bán lẻ trong bối cảnh cạnh tranh và
đổi mới mơ hình tăng trưởng


6

- Nghiên cứu kinh nghiệm ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp
(ERP) trong các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới, với điển hình thành
cơng và thất bại tại một số doanh nghiệp bán lẻ tại Hoa Kỳ, Trung Quốc,
Thái Lan, và Canada.
- Đánh giá thực trạng ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp
(ERP) của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh và
đổi mới mơ hình tăng trưởng.
- Đề xuất các giải pháp cho doanh nghiệp bán lẻ và kiến nghị cho cơ
quan quản lý nhà nước để tăng cường ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp
bán lẻ tại Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mơ hình tăng
trưởng.
Nhằm thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, Nghiên cứu
sinh trả lời những câu hỏi nghiên cứu của luận án bao gồm:
- Hệ thống ERP đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp bán lẻ?
- Các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới triển khai ERP như thế nào?
- Có những bài học kinh nghiệm nào mà doanh nghiệp Việt Nam có
thể học tập?
- Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đã ứng dụng ERP như thế nào?
- Doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để tăng cường ứng dụng
ERP?
- Các cơ quan quản lý Nhà nước cần có những biện pháp nào để thúc
đẩy việc ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ?

Từ những câu hỏi nghiên cứu, sau khi tiến hành nghiên cứu tổng
quan, Nghiên cứu sinh đưa ra các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu, nội
dung cụ thể được trình bày trong chương 3 trong luận án.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là kinh nghiệm ứng dụng quản trị
nguồn lực doanh nghiệp (ERP) của các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới,
bài học và giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh
cạnh tranh và đổi mới mô hình tăng trưởng.


7

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Trong khuôn khổ của luận án tiến sỹ, phạm vi nghiên
cứu được giới hạn trong các doanh nghiệp bán lẻ kinh doanh theo chuỗi.
Cụ thể luận án phân tích kinh nghiệm ứng dụng quản trị nguồn lực doanh
nghiệp (ERP) tại một số doanh nghiệp bán lẻ kinh doanh theo chuỗi điển
hình trên thế giới bao gồm: Walmart, Amazon, Nordstrom, Wumart, MC
Group, và Target.
Trong phần phân tích về thực trạng ứng dụng quản trị nguồn lực
doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, luận án cũng
giới hạn việc nghiên cứu ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
từ năm 2000 đến 2018, tầm nhìn đến năm 2030.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng
Phương pháp nghiên cứu định tính: Luận án sử dụng các phương
pháp trong nghiên cứu định tính bao gồm: quan sát, phân tích nội dung dựa
trên dữ liệu thứ cấp và phỏng vấn sâu nhằm lấy ý kiến chuyên gia về các
vấn đề nghiên cứu (Berg, 2001; Salkind, 2009).

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Luận án sử dụng phương pháp
điều tra doanh nghiệp nhằm kiểm định mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến
việc ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam. Phương
pháp được Nghiên cứu sinh sử dụng trong nghiên cứu định lượng là kiểm
định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá nhân tố
EFA và phân tích tương quan hồi quy nhằm xác định xây dựng mơ hình và
kiểm định mơ hình ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ.
5.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Số liệu được sử dụng trong luận án bao gồm số liệu sơ cấp và thứ cấp.
Số liệu sơ cấp được thu thập từ kết quả phỏng vấn chuyên gia và điều tra
doanh nghiệp. Số liệu thứ cấp được tổng hợp từ các nguồn bài báo được
cơng bố trên các tạp chí chun ngành về thương mại điện tử, công nghệ,
kinh doanh, quản lý; các sách giáo trình, chuyên khảo về thương mại điện
tử, ERP, và cách mạng công nghiệp 4.0.


8

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu trong luận án được sử dụng bao
gồm phương pháp phân tích nội dung trong nghiên cứu định tính
(Krippendorf, 1980), và phương pháp phân tích khám phá nhân tố EFA và
phân tích hồi quy đa biến trên phần mềm SPSS 20.
5.2.1. Phương pháp phân tích nội dung
Phương pháp nghiên cứu nội dung (content analysis): kỹ thuật nhằm
“xác định theo định hướng, khám phá, và dự đoán theo ý định của nghiên
cứu” (Krippendorf, 1980). Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp khảo
sát, dự đốn hoặc suy diễn có chủ ý, đặt nội dung của dữ liệu phân tích
trong bối cảnh và phân tích có mục đích, cụ thể Nghiên cứu sinh sử dụng
kỹ thuật phân tích nội dung để phân tích các tình huống ứng dụng ERP tại
các doanh nghiệp bán lẻ nước ngồi.

Phương pháp tổng hợp, phân tích, đối chiếu và so sánh: là phương
pháp kết hợp với phương pháp phân tích nội dung để kết hợp cơ sở lý luận,
tổng quan nghiên cứu, và các kết quả thực nghiệm (Krippendorf, 1980).
Dữ liệu được sử dụng bao gồm cả dữ liệu sơ cấp (thông qua điều tra,
phỏng vấn) và dữ liệu thứ cấp (báo cáo Thương mại điện tử, báo cáo
CNTT, báo cáo của doanh nghiệp).
5.2.2. Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố
khám phá EFA và hồi quy đa biến
Nghiên cứu sinh sử dụng phần mềm SPSS 20 trong phương pháp
nghiên cứu định lượng, sử dụng các phương pháp kiểm định thang đo bằng
Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy đa biến để
kiểm định mơ hình nghiên cứu (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc,
2008).
5.2.2.1. Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha
Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp kiểm định thang đo bằng
Cronbach’s Alpha (hay “loại biến rác”) để loại các biến không phù hợp
trong mơ hình nghiên cứu định lượng vì các biến này có thể tạo ra các
nhân tố giả khi phân tích EFA (Salkind, 2009). Ý nghĩa của hệ số
Cronback’s Alpha đó là phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các


9

biến quan sát trong cùng một nhân tố, hệ số này có giá trị biến thiên trong
đoạn [0;1].
5.2.2.2. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor
Analysis) giúp đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị
hội tụ và giá trị phân biệt (Salkind, 2009). Nghiên cứu sinh sử dụng
phương pháp EFA để rút gọn tập biến quan sát thành các nhân tố có ý

nghĩa,
5.2.2.3. Phân tích hồi quy đa biến
Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến
trong SPSS để kiểm định mơ hình nghiên cứu, nhằm xác định cụ thể trọng
số của từng nhân tố độc lập tác động đến nhân tố phụ thuộc từ đó đưa ra
được phương trình hồi quy (Nguyễn, 2015). Phương pháp này cho phép
xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố độc lập lên nhân tố phụ
thuộc. Dựa vào kết quả hồi quy đa biến Nghiên cứu sinh xác định được
mức độ ảnh hưởng giữa các biến độc lập thông qua hệ số tác động đã
chuẩn hóa (Standardized Coefficients), và xây dựng mơ hình hồi quy dựa
trên hệ số chưa chuẩn hóa (Unstandardized Coefficients) (Nguyễn, 2015).
5.3. Quy trình nghiên cứu của luận án
5.3.1. Bước 1: Nghiên cứu tổng quan lý thuyết
5.3.2. Bước 2: Nghiên cứu kinh nghiệm trên thế giới và rút ra bài học
5.3.3. Bước 3: Nghiên cứu thực trạng tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt
Nam
5.3.4. Bước 4: Tổng hợp kết quả và kết luận
6. Đóng góp mới của luận án
Về mặt lý luận: thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận
về quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP), ứng dụng ERP trong các doanh
nghiệp bán lẻ trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mơ hình tăng trưởng.
Thứ hai, luận án đã xây dựng được mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến
việc ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trong các doanh
nghiệp bán lẻ.


10

Về mặt thực tiễn: thứ nhất, Luận án đã khái quát được thực trạng ứng
dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới. Thứ hai, luận án đã

tổng hợp và phân tích kinh nghiệm ứng dụng ERP tại một số doanh nghiệp
bán lẻ điển hình sử dụng khung mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc
ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trong các doanh nghiệp
bán lẻ và rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt
Nam. Thứ ba, luận án đã khái quát được thực tiễn triển khai ERP tại các
doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2018,
trước và trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mơ hình tăng trưởng tại Việt
Nam. Thứ tư, luận án đã đánh giá được mơ hình các nhân tố ảnh hưởng
đến việc ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trong các doanh
nghiệp bán lẻ tại Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mơ hình
tăng trưởng, đánh giá độ tin cậy của thang đo và kiểm định các giả thuyết.
Thứ năm, Nghiên cứu sinh đã đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc
đẩy ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam, giúp các doanh nghiệp
bán lẻ Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh đổi mới mơ
hình tăng trưởng.
7. Kết cấu luận án
Ngồi danh mục bảng, hình, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần mở
đầu và kết luận, nội dung chính của luận án bao gồm 3 chương.
Chương 1: Quản trị nguồn lực doanh nghiệp và sự cần thiết của việc
ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp của các doanh nghiệp bán
lẻ trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mơ hình tăng trưởng
Chương 2: Kinh nghiệm ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp
(ERP) tại các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới
Chương 3: Thực trạng ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp tại
các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh và đổi
mới mơ hình tăng trưởng
Chương 4: Các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường ứng dụng
quản trị nguồn lực doanh nghiệp của các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt
Nam



11

CHƯƠNG 1: QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP VÀ SỰ
CẦN THIẾT CỦA VIỆC ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC
DOANH NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRONG
BỐI CẢNH CẠNH TRANH VÀ ĐỔI MỚI MƠ HÌNH TĂNG
TRƯỞNG
1.1. Tổng quan về quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
1.1.1. Khái niệm quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
Quản trị nguồn lực doanh nghiệp hay còn được gọi là hoạch định
nguồn lực doanh nghiệp (tiếng Anh là Enterprise resource planning, viết
tắt là ERP) là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi với hai cách tiếp cận:
trên góc độ quản lý và trên góc độ kỹ thuật.
1.1.2. Các mơ hình quản trị nguồn lực doanh nghiệp
Dựa vào công cụ sử dụng trong quản trị nguồn lực doanh nghiệp,
Nghiên cứu sinh phân chia các mô hình quản trị nguồn lực doanh nghiệp
thành 3 mức độ như sau:
- Quản trị nguồn lực doanh nghiệp trên giấy tờ (paper-based
management)
- Quản trị nguồn lực doanh nghiệp trên máy tính (computer-based
management)
- Quản trị nguồn lực doanh nghiệp sử dụng phần mềm ERP
1.1.3. Lịch sử phát triển của quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
1.1.4. Phân loại phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
1.1.5. Các phương pháp triển khai dự án ERP
1.1.6. Quy trình ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
trong doanh nghiệp
1.2. Ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trong các
doanh nghiệp bán lẻ

1.2.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp bán lẻ
1.2.2. Đặc điểm của hệ thống quản trị nguồn lực trong doanh nghiệp
bán lẻ


12

- Hệ thống ERP cho doanh nghiệp bán lẻ có tính linh hoạt, có khả
năng mở rộng do đặc thù kinh doanh của ngành phân phối, bán lẻ là không
ngừng mở rộng: thêm cửa hàng, thêm sản phẩm với số lượng lớn, đa
chủng loại.
1.2.3. Lợi ích và hạn chế của việc ứng dụng ERP trong các doanh
nghiệp bán lẻ
Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP hiệu quả sẽ hỗ trợ
doanh nghiệp bán lẻ trong việc chuẩn hóa quy trình xử lý giao dịch để chia
sẻ dữ liệu và quản lý thông tin tốt hơn, đồng thời cung cấp các chỉ số đo
lường hiệu suất cho các quy trình phân tích và đưa ra quyết định.
1.2.4. Điều kiện để triển khai quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
trong các doanh nghiệp bán lẻ
Luận án tham khảo mơ hình ứng dụng công nghệ TOE (Tornatzky và
Fleischer, 1990) và lý thuyết các yếu tố quyết định thành công CSFs
(Rockhart, 1979) để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng
quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp bán lẻ.
1.1.5. Đánh giá hiệu quả ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp
(ERP) trong các doanh nghiệp bán lẻ
1.3. Bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mơ hình tăng trưởng tại Việt Nam
và sự cần thiết của việc ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ
1.3.1. Bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mơ hình tăng trưởng tại Việt
Nam
1.3.2. Sự cần thiết của việc ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp

(ERP) tại các doanh nghiệp bán lẻ trong bối cảnh cạnh tranh và đổi
mới mơ hình tăng trưởng
1.3.2.1. Ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) giúp doanh
nghiệp bán lẻ nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia vào chuỗi cung ứng
toàn cầu
1.3.2.2. Ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) giúp các doanh
nghiệp bán lẻ thích ứng với q trình đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh tế


13

1.4. Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng quản trị nguồn
lực doanh nghiệp (ERP) trong các doanh nghiệp bán lẻ
Trên cơ sở phân tích những khái niệm lý thuyết và phát hiện nghiên
cứu trước đây, luận án đưa ra mơ hình nghiên cứu đề xuất như sau:

Hình 1.7: Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Mơ hình nghiên cứu đề xuất xây dựng 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng
đến việc ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh
nghiệp bán lẻ bao gồm: Năng lực tiếp cận công nghệ của doanh nghiệp bán
lẻ, Đặc điểm tổ chức của doanh nghiệp bán lẻ, Yêu cầu của mơi trường
kinh doanh cạnh tranh và đổi mới mơ hình tăng trưởng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận án đã phân tích các vấn đề tổng quan về quản trị
nguồn lực doanh nghiệp, ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp trong
các doanh nghiệp bán lẻ, và sự cần thiết của việc ứng dụng quản trị nguồn
lực doanh nghiệp (ERP) trong các doanh nghiệp bán lẻ trong bối cảnh cạnh
tranh và đổi mới mơ hình tăng trưởng. Kế thừa các nghiên cứu ứng dụng
mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TOE), yếu tố thành công chủ chốt (CSFs),
luận án đã xây dựng mơ hình nghiên cứu đề xuất để phân tích các nhân tố

ảnh hưởng đến việc ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
trong các doanh nghiệp bán lẻ.


14

CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ NGUỒN
LỰC DOANH NGHIỆP (ERP) TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ
TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Khái quát thực trạng ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp
(ERP) tại các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới
Thị trường bán lẻ lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ, ước tính 2/3 GDP của
Hoa Kỳ đến từ ngành bán lẻ, tổng giá trị doanh thu bán lẻ tại Hoa Kỳ
năm 2016 ước đạt gần 5 nghìn tỷ đơ la, phần lớn doanh thu bán lẻ tại
Hoa Kỳ đến từ bán lẻ truyền thống, bán lẻ thương mại điện tử (B2C)
chỉ chiếm 7,1% (Laudon, 2017). Mặc dù được đánh giá là thị trường
thương mại điện tử phát triển nhất thế giới nhưng tỷ lệ này ở Châu
Âu đạt 7,5% còn tại châu Á đạt 10,2% (Turban, 2017). Các nhà bán lẻ
hàng đầu tại Hoa Kỳ cũng đạt vị trí đứng đầu trong top 10 nhà bán lẻ
lớn nhất toàn cầu với các tên tuổi phải kể đến như Wal-Mart, Costco,
Kroger, Amazon, và Walgreen.
2.1.1. Khái quát sự phát triển của các doanh nghiệp tại các thị trường
bán lẻ lớn nhất thế giới
2.1.2. Khái quát sự phát triển của các kênh bán lẻ hiện đại
2.1.2.1. Cửa hàng chuyên dụng và chuyên mơn hóa
2.1.2.2. Bán lẻ đa kênh tích hợp (Omni channel retail)
2.1.2.3. Cửa hàng bán lẻ tự động
2.1.3. Thực trạng các phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp
(ERP) cho doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới
2.2. Kinh nghiệm ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

tại một số doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới
2.2.1. Kinh nghiệm của Walmart tại Hoa Kỳ
2.2.2. Kinh nghiệm của Amazon tại Hoa Kỳ
2.2.3. Kinh nghiệm của Nordstrom tại Hoa Kỳ
2.2.4. Kinh nghiệm của Wumart tại Trung Quốc
2.2.5. Kinh nghiệm của MC Group tại Thái Lan
2.2.6. Kinh nghiệm thất bại của Target tại Canada


15

2.3. Bài học kinh nghiệm ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp
(ERP) của các doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới
2.3.1. Ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trong các
doanh nghiệp bán lẻ là rất khó khăn và đắt đỏ nhưng có thể thực hiện
được và là xu hướng tất yếu
2.3.2. Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược ứng dụng quản trị nguồn
lực doanh nghiệp (ERP) một cách rõ ràng và cụ thể
2.3.3. Ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đòi hỏi quyết
tâm cao của ban lãnh đạo doanh nghiệp
2.3.4. Doanh nghiệp bán lẻ cần đầu tư thích đáng cho ứng dụng quản
trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
2.3.5. Doanh nghiệp cần đánh giá việc ứng dụng quản trị nguồn lực
doanh nghiệp (ERP) và liên tục nâng cấp theo xu hướng của cơng nghệ
TĨM TẮT CHƯƠNG 2:
Trong chương 2 luận án đã phân tích những tình huống ứng dụng quản
trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại một số doanh nghiệp bán lẻ điển hình
trên thế giới bao gồm Walmart, Amazon, Nordstrom, Wumart, MC Group,
và Target dựa trên khung mơ hình nghiên cứu đề xuất. Từ đó luận án chỉ ra
được những bài học từ những kinh nghiệm thành công và thất bại của các

doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới. Đồng thời, thơng qua phân tích những
nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp
(ERP) tại một số doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới, nghiên cứu sinh đã
đánh giá được mức độ quan trọng của các nhân tố tới thành công và thất
bại của dự án ERP, làm tiền đề cho việc hồn thiện mơ hình nghiên cứu
trong chương 3 của luận án.


16

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC
DOANH NGHIỆP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH CẠNH TRANH VÀ ĐỔI MỚI MƠ HÌNH
TĂNG TRƯỞNG
3.1. Thực trạng doanh nghiệp và thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối
cảnh cạnh tranh và đổi mới mơ hình tăng trưởng
Trong giai đoạn 2010 đến nay, trên thị trường đã có những thay đổi
lớn theo các xu hướng phát triển kênh bán lẻ hiện đại, đặc biệt là bán lẻ
trực tuyến, bán lẻ đa kênh. Các doanh nghiệp cũng tích cực đem đến
những trải nghiệm mới cho khách hàng thông qua việc thúc đẩy các
phương thức đặt hàng mới và thanh tốn điện tử trên điện thoại thơng
minh và các thiết bị di động.
3.2. Thực trạng ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
3.2.1. Quy mô ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ
3.2.2. Các nhà cung cấp giải pháp ERP trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt
Nam
3.2.3. Thực trạng ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
tại một số doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam
3.2.3.1. Thực trạng ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
thành công tại Liên hiệp HTX Thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon

Co.op)
3.2.3.2. Thực trạng ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
thành công tại Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim
3.2.4. Đánh giá thực trạng ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ
Việt Nam
3.2.4.1. Những kết quả đạt được
3.2.4.2. Những khó khăn, bất cập và ngun nhân
3.3. Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng tới việc ứng dụng ERP tại các
doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
3.3.1. Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu


17

Dựa trên kết quả nghiên cứu tổng quan lý thuyết, kinh nghiệm trên thế
giới, và thực tiễn tại ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại
các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, nghiên cứu sinh đánh giá lại mơ hình
nghiên cứu đề xuất để có thể xây dựng mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến
việc ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.
Năng lực tiếp cận công
nghệ của DN bán lẻ
Năng lực
công nghệ
H1

Đặc điểm tổ chức của
doanh nghiệp bán lẻ
H2
Quy mô DN


Các giá trị kinh doanh của ứng dụng
ERP trong doanh nghiệp bán lẻ

H3
Chiến lược
H4

Giá trị kinh
doanh

Con người

Yêu cầu của môi trường
KD cạnh tranh và đổi mới
mơ hình tăng trưởng

ü Nâng cao hiệu quả ra quyết định
ü Nâng cao khả năng giám sát và theo
dõi các nguồn lực: hàng hóa, vật tư
ü Gia tăng khả năng mở rộng hệ thống
kinh doanh
ü Giảm chi phí quản lý và vận hành
ü Gia tăng hợp tác với nhà cung cấp

H5

Chính sách
của NN
H6
Áp lực cạnh

tranh

Hình 3.5: Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng tới việc ứng dụng ERP tại
các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
Các giả thuyết của mơ hình và cơ sở xây dựng giả thuyết:
H1: Năng lực công nghệ của doanh nghiệp ảnh hưởng thuận chiều tới
thành công của việc ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ
H2: Quy mô của doanh nghiệp ảnh hưởng thuận chiều tới thành công
của việc ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ


18

H3: Chiến lược ứng dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp ảnh
hưởng thuận chiều tới thành công của việc ứng dụng ERP trong các doanh
nghiệp bán lẻ
H4: Cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp tới dự án ERP ảnh hưởng
thuận chiều tới thành công của việc ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp
bán lẻ
H5: Chính sách của Nhà nước ảnh hưởng thuận chiều tới thành công
của việc ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ
H6: Áp lực cạnh tranh của thị trường bán lẻ ảnh hưởng thuận chiều tới
thành công của việc ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ
3.3.2. Kết quả phân tích định lượng
Nghiên cứu sinh tiến hành điều tra doanh nghiệp lần 2 với các doanh
nghiệp đã ứng dụng ERP nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu đánh giá
hoạt động ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Kết quả
nghiên cứu thu được như sau:
1) Phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha trong SPSS
Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan

tổng biến phù hợp.
2) Phân tích nhân tố khám phá EFA trong SPSS
Kết quả EFA lần 2 đạt giá trị KMO = 0,719, độ tin cậy Sig <0,5% có
giá trị thống kê, trích xuất được 6 nhóm biến quan sát tương ứng với 6
nhân tố của mơ hình nghiên cứu. Nghiên cứu sinh tiến hành phân tích hồi
quy đa biến để kiểm định mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố.
3) Phân tích hồi quy đa biến
Dựa vào kết quả phân tích EFA lần 2, các biến quan sát hội tụ thành 6
nhóm, nghiên cứu sinh tính Mean của 6 nhóm này để có được giá trị của 6
biến độc lập gồm: Năng lực công nghệ (Congnghe), Quy mô doanh nghiệp
(Quymo), Con người (Connguoi), Chiến lược (Chienluoc), Chính sách của
nhà nước (Chinhsach), Áp lực cạnh tranh (Canhtranh); đồng thời tính
Mean của nhóm yếu tố ERP1 đến ERP5 để có được giá trị của biến phụ
thuộc ERPthanhcong.


19

Nghiên cứu sinh sử dụng kết quả phân tích EFA và hồi quy đa biến
để kiểm định giả thuyết nghiên cứu thu được kết luận như: giả thuyết H1,
H3, HH4, H4 được chấp thuận, bác bỏ giả thuyết H3 và H6.
Phương trình hồi qui chưa chuẩn hóa có dạng như sau:
ERPthanhcong = 0,152*Congnghe + 0,152*Chinhsach

+

0,217*Chienluoc+ 0,394*Connguoi
Năng lực tiếp cận công
nghệ của DN bán lẻ
Năng lực

công nghệ

0,152***

Các giá trị kinh doanh của ứng dụng
ERP trong doanh nghiệp bán lẻ

Đặc điểm tổ chức của
doanh nghiệp bán lẻ
Chiến lược

0,394***

Giá trị kinh
doanh

0,217***
Con người

Yêu cầu của mơi trường
KD cạnh tranh và đổi mới
mơ hình tăng trưởng

0,152***

ü Nâng cao hiệu quả ra quyết định
ü Nâng cao khả năng giám sát và theo
dõi các nguồn lực: hàng hóa, vật tư
ü Gia tăng khả năng mở rộng hệ thống
kinh doanh

ü Giảm chi phí quản lý và vận hành
ü Gia tăng hợp tác với nhà cung cấp

Chính sách
của Nhà
nước

Hình 3.7: Kết quả kiểm định mơ hình nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu định lượng tại một số doanh nghiệp bán lẻ Việt
Nam cho thấy các yếu tố bao gồm: năng lực công nghệ, chiến lược ứng
dụng CNTT, con người (bao gồm lãnh đạo cấp cao, nhân viên, và nhân lực
dự án ERP), chính sách hỗ trợ có ảnh hưởng tới hoạt động ứng dụng quản
trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp bán lẻ.


20

TĨM TẮT CHƯƠNG 3:
Chương 3 trình bày thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp bán
lẻ Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mơ hình tăng trưởng,
thực trạng và kinh nghiệm ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp
(ERP) tại một số doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Trong chương này, luận
án cũng trình bày mơ hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và kết quả
phân tích định lượng kiểm định mơ hình nghiên cứu về ứng dụng quản trị
nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trong các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mơ hình tăng trưởng. Thơng qua
phần phân tích kết quả điều tra thực nghiệm (phỏng vấn chuyên gia và
điều tra doanh nghiệp), luận án luận giải các yếu tố quyết định việc ứng
dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp bán lẻ
đó là năng lực năng lực công nghệ, chiến lược ứng dụng CNTT, con người

(bao gồm lãnh đạo cấp cao, nhân viên, và nhân lực dự án ERP), chính sách
hỗ trợ của Nhà nước.


21

CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG
CƯỜNG ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM
4.1. Xu hướng ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp tại các
doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới
mô hình tăng trưởng
4.1.1. Xu hướng phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
4.1.2. Xu hướng phát triển ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp
(ERP)
4.1.2.1. Đẩy mạnh phát triển trên nền tảng điện toán đám mây trong quản
trị nguồn lực doanh nghiệp
4.1.2.2. Tăng cường phát triển trên nền tảng di động trong quản trị và
cung ứng, sản phẩm
4.1.2.3. Xu hướng tích hợp mạng xã hội trong các hệ thống ERP
4.1.2.4. Ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) được kết hợp
công nghệ Blockchain
4.1.3. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
trong bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mơ hình tăng trưởng
4.2. Các giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng quản trị nguồn lực
doanh nghiệp ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
4.2.1. Xây dựng chiến lược ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh
nghiệp
4.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực triển khai và vận hành hệ thống ERP
4.2.3. Thay đổi quy trình kinh doanh theo hướng hiện đại và đáp ứng

chuẩn quốc tế
4.2.4. Chuẩn hóa quy trình quản lý dự án ERP
4.2.5. Lựa chọn công nghệ phần mềm ERP phù hợp với điều kiện của
doanh nghiệp và liên tục nâng cấp theo các xu hướng mới
4.3. Một số kiến nghị
4.4.1. Đối với các cơ quan quản lý


22

Bối cạnh cạnh tranh và đổi mới mơ hình tăng trưởng trong giai đoạn tới
năm 2030 sẽ tập trung vào các xu hướng đổi mới sáng tạo và công nghệ
gắn liền với cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra trên khắp thế giới. Xu hướng
chuyển đổi sang nền kinh tế số hóa là rõ rệt, do vậy, các cơ quan quản lý
nhà nước và xây dựng luật cần phải có nhận thức đúng về yêu cầu chuyển
đổi số, hiểu rõ về CMCN 4.0, thống nhất nhận thức về việc tạo ra tài sản
số và lợi thế kinh doanh số thông qua chiếm lĩnh mặt tiền kinh doanh trong
không gian số và không gian thực.
4.4.2. Đối với các cơ sở đào tạo
Bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mơ hình tăng trưởng của nước ta đang diễn
ra gắn liền với cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 trên tồn cầu, đem đến
nhiều cơ hội và thách thức đối vơi các cơ sở đào tạo.
Việc giảng dạy nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho việc tăng
cường ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho các doanh
nghiệp bán lẻ cần được gắn liền với thực tiễn phát triển thương mại điện tử
tại thị trường Việt Nam, gắn liền với các hoạt động chuyển giao tại cơ sở,
tăng cường sử dụng các phần mềm mơ phỏng, tương tác trong giảng dạy.

TĨM TẮT CHƯƠNG 4


Chương 4 của luận án đã chỉ ra những xu hướng trong ứng dụng
quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) của các doanh nghiệp bán lẻ trong
bối cảnh cạnh tranh và đổi mới mơ hình tăng trưởng, và những cơ hội và
thách thức đối với các doanh nghiệp bán lẻ. Luận án cũng đề xuất những
giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ, những hàm ý chính sách và kiến
nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước nhằm tăng cường ứng dụng quản
trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP).


×