Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tỉ lệ các biến đổi phân tử KRAS, NRAS, BRAF,PIK3CA và PTEN trong carcinôm tuyến đại - trực tràng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỒNG PHONG

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ CÁC BIẾN ĐỔI PHÂN TỬ
KRAS, NRAS, BRAF, PIK3CA VÀ PTEN
TRONG CARCINÔM TUYẾN ĐẠI - TRỰC TRÀNG

Chuyên ngành: Giải phẫu bệnh và pháp y
Mã số: 62720105
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017


Công trình được hoàn thành tại:
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Huỳnh Quyết Thắng
2. TS. Hoàng Anh Vũ

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường
Họp tại ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Vào hồi:



giờ

ngày

tháng

Có thể tìm luận án tại:
1. Thư viện quốc gia Việt Nam
2. Thư viện khoa học tổng hợp TP.HCM
3. Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM

năm


1
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo GLOBOCAN 2012, ung thư đại - trực tràng (UTĐTT) là
một trong năm loại ung thư thường gặp ở cả hai giới trên toàn cầu và
đứng hàng thứ 5 trong số các nguyên nhân tử vong do ung thư.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh đột biến tăng chức năng một trong
các gen KRAS, NRAS, BRAF, PIK3CA hoặc mất biểu hiện protein
PTEN sẽ gây kháng thuốc cetuximab và panitumumab trong UTĐTT
di căn. Ngoài ra, UTĐTT có đột biến PIK3CA là một yếu tố thuận lợi
cho việc điều trị hỗ trợ bằng aspirin, giúp giảm tỉ lệ tái phát cho bệnh
nhân. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã cho thấy đột biến tăng chức
năng các gen KRAS, NRAS, BRAF, PIK3CA và mất biểu hiện PTEN
là các yếu tố tiên lượng xấu trong ung thư đại - trực tràng. Cho đến
hiện tại, chỉ có nghiên cứu của Hoàng Anh Vũ xác định đột biến

KRAS trong carcinôm tuyến đại - trực tràng dựa trên kỹ thuật giải
trình tự gen trực tiếp của Sanger, là tiêu chuẩn vàng trong xác định
đột biến gen và có thể phát hiện tất cả các đột biến mới. Chưa có
nghiên cứu nào được công bố ở Việt Nam về đặc điểm đột biến gen
NRAS, BRAF, PIK3CA và biểu hiện protein PTENtrong carcinôm
tuyến đại - trực tràng. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu
tỉ lệ các biến đổi phân tử KRAS, NRAS, BRAF,PIK3CA và PTEN
trong carcinôm tuyến đại - trực tràng” với hai mục tiêu sau:
- Khảo sát một số đặc điểm mô bệnh học, lâm sàng trong carcinôm
tuyến đại - trực tràng.
- Xác định tỉ lệ đột biến KRAS, NRAS,BRAF, PIK3CA, mất biểu hiện
protein PTEN và mối liên quan với một số đặc điểm mô bệnh học,
lâm sàng trong carcinôm tuyến đại - trực tràng.
2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
UTĐTT là loại ung thư có xuất độ mắc và tử vong cao trên thế
giới, trong đó có Việt Nam. Kết quả điều trị chưa cao khi bệnh ở giai
đoạn tiến xa. Nhưng từ khi thuốc nhắm trúng đích EGFR ra đời, kết
quả điều trị cho nhóm bệnh nhân này đã được cải thiện. Biến đổi các


2
gen KRAS, NRAS, BRAF,PIK3CA và protein PTEN đã được chứng
minh có giá trị tiên đoán đáp ứng với thuốc nhắm trúng đích EGFR,
cũng như có giá trị tiên lượng bệnh UTĐTT.
Tại Việt Nam, dữ liệu về đột biến các gen KRAS chưa nhiều và
chưa có nghiên cứu về NRAS, BRAF, PIK3CA và biểu hiện protein
PTEN trên carcinôm tuyến đại trực tràng. Đề tài nghiên cứu này góp
phần xác định tỉ lệ và kiểu đột biến 4 gen KRAS, NRAS, BRAF,
PIK3CA và tỉ lệ mất biểu hiện protein PTEN nhằm giúp ích trong
đánh giá đáp ứng điều trị nhắm trúng đích và tiên lượng cho bệnh

nhân ung thư đại - trực tràng Việt Nam.
3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ ĐÓNG GÓP MỚI
3.1 Bằng phương pháp hóa mô miễn dịch ghi nhận: tỉ lệ mất biểu
hiện protein PTEN là 14%. Có liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
tình trạng mất biểu hiện PTEN với tình trạng di căn hạch vùng và di
căn xa.
3.2 Bằng phương pháp giải trình tự gen trực tiếp của Sanger ghi
nhận:
- Tỉ lệ đột biến KRAS là 34%. Tất cả đều là đột biến điểm.
- Vị trí đột biến thường gặp nhất là codon 12 (73,7%), tiếp theo là
codon 13 (21%) và 1 trường hợp đột biến hiếm gặp ở codon 10
(5,3%).
- Có 6 loại đột biến bao gồm 5 loại đột biến thường gặp: Gly12Asp,
Gly12Ser, Gly12Val, Gly13Asp, Gly13Ser và 1 loại hiếm gặp:
Gly10Glu.
- Loại đột biến thường gặp nhất là Gly12Asp và Gly12Val (26,32%)
tiếp theo là Gly12Ser (21,05%).
- Đột biến gen BRAF: 1 trường hợp đột biến ở codon 601 là Lys601Glu
(K601E). Tỉ lệ đột biến BRAF là 2%.
- Đột biến gen PIK3CA: tỉ lệ đột biến PIK3CA là 3/50 (6%). Với các
loại đột biến là Met1055Ile, Trp1057X và Glu545Ala.
- Tỉ lệ đột biến KRAS ở trực tràng (48%) cao hơn ở đại tràng (17%).
Tỉ lệ đột biến KRAS ở nhóm pT1/2 (67%) cao hơn ở nhóm pT3/4
(27%).


3
- Tỉ lệ đột biến PIK3CA ở nhóm <50 tuổi cao hơn ≥50 tuổi.
- Có 26/50 (52%) bệnh nhân carcinôm tuyến đại - trực tràng có ít
nhất một yếu tố tiên đoán đáp ứng kém với kháng thể đơn dòng

kháng EGFR như: có đột biến KRAS; BRAF; PIK3CA; mất biểu hiện
protein PTEN.
4. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án dài 122 trang, bao gồm: đặt vấn đề - mục tiêu nghiên
cứu 3 trang, tổng quan tài liệu 37 trang, đối tượng và phương pháp
nghiên cứu 10 trang, kết quả nghiên cứu 27 trang, bàn luận 42 trang,
kết luận 2 trang và kiến nghị 1 trang. Có 192 tài liệu tham khảo với 7
tài liệu tiếng Việt, 185 tài liệu tiếng Anh. Ngoài ra còn có 30 bảng,
24 biểu đồ, 2 sơ đồ và 28 hình ảnh minh họa.

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về một số gen, protein liên quan đường truyền tín
hiệu hạ nguồn EGFR
1.1.1 Giới thiệu chung về đƣờng truyền tín hiệu EGFR
EGFR là một thành viên trong gia đình Her. Bốn đường truyền
tín hiệu chính trong tế bào được kích hoạt bởi EGFR là lộ trình
RAS/RAF/MEK/MAPK; lộ trình PI3K/PTEN/AKT; lộ trình
phospholipase C và lộ trình JAK/STAT. Bốn lộ trình tín hiệu này
dẫn đến các đáp ứng của tế bào như tăng sinh, tăng trưởng, di cư,
biệt hóa, và chết tế bào theo lập trình. Do vậy, lộ trình tín hiệu khởi
nguồn từ EGFR có vai trò quan trọng trong cơ chế sinh ung thư,
trong đó có ung thư đại - trực tràng.
1.1.2 KRAS và NRAS
Gen KRAS nằm trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể số 12, vị trí
12.1, bao gồm 46.148 cặp base với 6 exon. Nó có liên quan đến lộ
trình truyền tín hiệu MAPK và PI3K/Akt. Tính hiệu từ lộ trình
MAPK rất cần thiết để duy trì các quá trình sinh lý bình thường bao
gồm tăng sinh và biệt hóa tế bào.



4
Gen NRAS là một thành viên của gia đình gen RAS, nằm trên
nhiễm sắc thể 1 vị trí 1p13.2, gồm có bảy exons. Protein NRAS cũng
tham gia vào lộ trình RAS/RAF/MEK/MAPK tương tự như KRAS.
1.1.3 BRAF
Gen BRAF nằm trên nhánh dài của nhiễm sắc thể số 7 ở vị trí
34 (7q34), gồm 18 exon, với 190284 cặp base.Sau khi RAS gắn GTP
(RAS ở trạng thái hoạt hóa) sẽ gắn với vùng RBD trên protein
BRAFđể đưa BRAF về trạng thái hoạt hóa và thực hiện vai trò kích
hoạt các protein chức năng khác như: MEK, Cyclin D1, D2 và D3
(thúc đẩy phân bào), VEGF (sinh mạch), c-myc (mất nhạy cảm với
các tín hiệu chống tăng trưởng), b3-integrin (xâm lấn và di căn) và
mdm2 (tránh apoptosis, tiềm năng nhân lên vô hạn và sự sinh mạch).
1.1.4 PIK3CA
Gen PIK3CA nằm trên nhánh dài của nhiễm sắc thể số 3 vị trí
3q26.32, bao gồm 21 exon. Sau khi nhị trùng EGFR sẽ làm hoạt hóa
tyrosine kinase nhằm kích hoạt p85 gắn kết với PIK3CA để tạo nên
phức hợp PI3K hoạt động. PIK3CA trong PI3K có chức năng của
một kinase với vai trò chính là kích hoạt các phân tử khác ở hạ
nguồn dòng tín hiệu như PDK1/Akt. Các kinase này đến lượt chúng
lại kích hoạt hoặc ức chế các protein khác như: PKC, PKN, BRCA1,
CREB, p21, p27…, thực hiện chức năng tế bào như chuyển hóa, sinh
tồn, tăng sinh, tăng trưởng, chết tế bào theo lập trình,….
1.1.5 Protein PTEN
Protein PTEN có tên đầy đủ là Phosphatase and
tensinhomolog, được mã hóa bởi gen PTEN nằm trên nhánh dài
nhiễm sắc thể số 10 tại vị trí 10q23.31.PTEN hoạt động như một
protein phosphatase kép đặc biệt, khử gốc phosphate của các protein
đã được phosphoryl hóa như tyrosine, serine và threonine. Đồng thời
nó cũng hoạt động như một lipid phosphatase, loại bỏ gốc phosphate

ở vị trí D3 của vòng inositol của PIP3 nhằm đối kháng đường truyền
tín hiệu PI3K-Akt bởi sự khử gốc phosphate của PIP3 trở thành
PIP2. Như vậy, nó có vai trò điều hòa âm tính đường truyền tín hiệu
PI3K/Akt và qua đó điều chỉnh chu kỳ tế bào, sinh mạch và sự sinh


5
tồn tế bào. Do đặc điểm chức năng chuyên biệt như vậy nên gen
PTEN được xem như là một gen đè nén u.
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu: 50 trường hợp ung thư đại - trực tràng có
kết quả giải phẫu bệnh là carcinôm tuyến được chẩn đoán và điều trị
phẫu thuật tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ từ tháng
01/2011-12/2014.
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu: Có bệnh phẩm phẫu thuật của mô u
nguyên phát.
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân có 2 ung thư.
- Bệnh nhân có tiền sử xạ trị vùng bụng bất kể vì nguyên nhân gì.
- Bệnh nhân có tiền sử hóa trị.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.3 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: 50 trường hợp carcinôm tuyến đại
- trực tràng được chọn mẫu hàng loạt ca thỏa điều kiện chọn mẫu.
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mô tả loạt ca.
2.2.2 Cách tiến hành:
* Ghi nhận thông tin lâm sàng của các đối tượng nghiên cứu: tuổi,
giới, vị trí u.
* Bệnh phẩm phẫu thuật được cố định trong formol đệm trung tính

10%, xử lý theo qui trình thường quy, nhuộm HE, đọc kết quả và ghi
nhận thông tin giải phẫu bệnh: loại mô học, độ mô học, pT, pN, giai
đoạn TNM theo WHO 2010.
* Thực hiện nhuộm hóa mô miễn dịch với dấu ấn PTEN trên block
bệnh phẩm u vùi nến bằng máy nhuộm hóa mô miễn dịch tự động
IntelliPATH FLX của hãng Biocare. Sử dụng kháng thể đơn dòng
PTEN (clone 6H2.1) của hãng Biocare, Mỹ.Chứng dương là tế bào


6
nội mô mạch máu hoặc các tế bào sợi bình thường (nội chứng).
Chứng âm: không phủ kháng thể thứ nhất.
Đánhh giá biểu hiện protein PTEN bằng hóa mô miễn dịch:
- Âm tính: không bắt màu trong bào tương các tế bào u hoặc bắt màu
nhạt hơn tế bào mô đệm <30% tế bào u vùng xâm lấn.
- Dương tính + : >30% tế bào u bắt màu trong bào tương với cường
độ bắt màu nhạt hơn tế bào mô đệm.
- Dương tính ++: > 30% tế bào u bắt màu trong bào tương với cường
độ tương đương hoặc đậm hơn tế bào mô đệm.
Kết quả âm tính được xem là mất biểu hiện protein PTEN.
* Thực hiện giải trình tự cả 4 gen KRAS, NRAS, BRAF và PIK3CA
bằng phương pháp giải trình tự gen trực tiếp của Sanger cho tất cả 50
trường hợp tại Trung tâm Y Sinh học phân tử - Đại học Y Dược TP.
Hồ Chí Minh.

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Biểu hiện protein PTEN
Có 7/50 trường hợp (14%) mất biểu hiện protein PTEN.
Bảng 3.1-3.8: Liên quan giữa tình trạng mất biểu hiện PTEN với
đặc điểm mô bệnh học – lâm sàng

Biểu hiện PTEN
Đặc điểm
p
Mất biểu hiện Có biểu hiện
PTEN
PTEN
Tuổi
<50 tuổi, n (%)
≥50 tuổi, n (%)

3 (17)
4 (13)

15 (83)
28 (87)

0,692

Nam, n (%)
Nữ, n (%)

6 (21)
1 (5)

23 (79)
1 (5)

0,215

Giới



7
Biểu hiện PTEN
Đặc điểm

Mất biểu hiện Có biểu hiện
PTEN
PTEN

p

Vị trí u
Đại tràng, n (%)
Trực tràng,n (%)
Loại mô học
Carcinôm tuyến không chế
nhầy, n (%)
Carcinôm tuyến dạng
nhầy/tế bào nhẫn, n (%)

5 (22)
2 (7)

18 (78)
25 (93)

0,225

6 (15)

1 (10)

34 (85)
9 (90)

1.00

Độ mô học
Độ 1, n (%)
Độ 2, n (%)
Độ 3, n (%)

3 (16)
3 (17)
1 (8)

16 (84)
15 (83)
12 (92)

Độ xâm lấn (pT)
pT1/2, n (%)
pT3/4, n (%)

0 (0)
7 (17)

9 (100)
34 (83)


Di căn hạch (pN)
N0, n (%)
N1, n (%)
N2, n (%)

2 (7)
1 (11)
4 (40)

29 (93)
8 (89)
6 (60)

2 (5)
5 (71)

41 (95)
2 (29)

0,775

0,325

0,031

Giai đoạn TNM
M0,n (%)
M1,n (%)

< 0,001



8
3.2 Đặc điểm đột biến KRAS, NRAS, BRAF, PIK3CA
3.2.1 Đột biến gen KRAS
Trong 50 trường hợp, chúng tôi phát hiện 17 trường hợp có đột
biến, tỉ lệ đột biến là 34%. Tất cả trường hợp đều là đột biến điểm.
Đột biến chủ yếu xảy ra ở codon 12 chiếm 70,5%, tiếp theo là
codon 13 chiếm 17,7%, còn lại 1 trường hợp đột biến ở codon 10
(5,9%) và 1 trường hợp đột biến ở cả 2 codon 12 và 13 (5,9%).
Các kiểu đột biến KRAS có tần suất cao nhất bao gồm:
Gly12Val, Gly12Asp, Gly12Ser (Hình 3.9, 3.10, 3.11) với số lượng
lần lượt là 4, 4 và 3 trường hợp. Các trường hợp đột biến KRAS ở
codon 13 là: Gly13Asp (2 trường hợp) và Gly13Ser (1 trường hợp).
Có 2 trường hợp có đồng thời 2 đột biến điểm KRAS bao gồm: 1
trường hợp có 2 đột biến ở codon 12 là Gly12Asp và Gly12Val
(Hình 3.14); 1 trường hợp có đột biến cùng lúc ở codon 12 và codon
13 là Gly12Ser và Gly13Asp (Hình 3.15). Có 1 trường hợp đột biến
KRAS kiểu Gly10Glu (Hình 3.16) là đột biến hiếm gặp.

Hình 3.9 Đột biến KRAS kiểu Gly12Val (A11-1225).

Hình 3.10 Đột biến KRAS kiểu Gly12Asp (A11-2078II).


9

Hình 3.11 Đột biến KRAS kiểu Gly12Ser (A11-2283).

Hình 3.14 Đột biến KRAS kiểu Gly12Val - Gly12Asp (A13-1873).


Hình 3.15 Đột biến KRAS kiểu Gly12Ser - Gly13Asp (A13-5160).
3.2.2 Đột biến gen NRAS: Khảo sát NRAS trên cả exon 2 và exon 3
cho toàn bộ 50 trường hợp carcinôm tuyến đại – trực tràng. Chúng
tôi chưa ghi nhận trường hợp đột biến NRAS nào.
3.2.3 Đột biến gen BRAF
Chúng tôi chỉ ghi nhận được 1/50 trường hợp có đột biến gen
BRAFkiểu Lys601Glu (K601E) (Hình 3.17).
Đây là một đột biến điểm ít gặp ở gen BRAF. Trường hợp này là
bệnh nhân nam, 51 tuổi, u ở đại tràng sigma, loại mô học là carcinôm
tuyến không chế nhầy, độ mô học 3, giai đoạn IIIB và ba gen KRAS,
NRAS, PIK3CA không đột biến.


10

Hình 3.17 Đột biến ở codon 601: Lys601Glu (K601E) (A13-4920).
3.2.4 Đột biến gen PIK3CA
Chúng tôi ghi nhận được 3/50 trường hợp có đột biến
PIK3CA; trong đó có 2 trường hợp ở exon 20 (4%) và 1 trường hợp
đột biến ở exon 9 (2%). Với các kiểu đột biến lần lượt là Met1055Ile
(Hình 3.18), Glu545Ala (Hình 3.19) và Trp1057X.

Hình 3.18 Đột biến PIK3CA: Met1055Ile (A11-4431).

Hình 3.19 Đột biến PIK3CA: Glu545Ala (A11-5245).


11
3.2.5 Liên quan giữa đột biến KRAS và PIK3CA với đặc điểm mô bệnh

học, lâm sàng
Bảng 3.10-3.13 Liên quan giữa đột biến KRASvới đặc điểm mô
bệnh học, lâm sàng
Tình trạng đột biến KRAS
Đặc điểm
p
KRAS tự nhiên KRAS đột biến
Tuổi
<50 tuổi, n (%)
≥50 tuổi, n (%)

13 (72)
20 (62)

5 (28)
12 (38)

0,548

Nam, n (%)
Nữ, n (%)

18 (62)
15 (71)

11 (38)
6 (29)

0,557


Đại tràng, n (%)
Trực tràng,n (%)

19(83)
14 (52)

4 (17)
13 (48)

0,022

28 (68)
5 (56)

13 (32)
4 (44)

0,743

Độ 1, n (%)
Độ 2, n (%)
Độ 3, n (%)

11 (58)
13 (72)
9 (69)

8 (42)
5 (28)
4 (31)


Độ xâm lấn (pT)
pT1/2, n (%)
pT3/4, n (%)

3 (33)
30 (73)

6 (67)
11 (27)

0,047

Giai đoạn TNM
Giai đoạn I/II, n (%)
Giai đoạn III/IV,n (%)

18 (64)
15 (68)

10 (36)
7 (32)

1.00

Giới

Vị trí u

Loại mô học

Carcinôm tuyến không
chế nhầy,n (%)
Carcinôm tuyến dạng
nhầy/tế bào nhẫn, n(%)
Độ mô học

0,699


12
Bảng 3. 14, 3.15: Liên quan giữa đột biến PIK3CA với đặc điểm mô
bệnh học, lâm sàng
Tình trạng đột biến PIK3CA
Đặc điểm
p
PIK3CA tự
PIK3CA đột biến
nhiên
Tuổi
<50 tuổi, n (%)
≥50 tuổi, n (%)

15 (83)
32 (100)

3 (17)
0 (0)

0,042


Nam, n (%)
Nữ, n (%)

29 (100)
18 (86)

0 (0)
3 (14)

0,068

Đại tràng, n (%)
Trực tràng,n (%)

21 (91)
26 (96))

2 (9)
1 (4)

0,588

38 (92)
9 (100)

3 (8)
0 (0)

0,850


Độ 1, n (%)
Độ 2, n (%)
Độ 3, n (%)

17 (88)
17 (94)
13 (100)

2 (11)
1 (6)
0 (0)

Độ xâm lấn (pT)
pT1/2, n (%)
pT3/4, n (%)

9 (100)
38 (93)

0 (0)
3 (7)

0,623

Giai đoạn TNM
Giai đoạn I/II, n (%)
Giai đoạn III/IV,n (%)

26 (93)
21 (95)


2 (7)
1(5)

0,648

Giới

Vị trí u

Loại mô học
Carcinôm tuyến không
chế nhầy, n (%)
Carcinôm tuyến dạng
nhầy/tế bào nhẫn, n(%)
Độ mô học

0,460


13
3.2.6 Liên quan giữa đột biến KRAS, BRAF, PIK3CA và mất biểu
hiện protein PTEN
Qua nghiên cứu 50 trường hợp UTĐTT, đột biến ở các gen
KRAS, BFAF, PIK3CA không xãy ra đồng thời. Có 1 trường hợp vừa
đột biến KRAS vừa có mất biểu hiện PTEN. Đây là trường hợp bệnh
nhân nam 28 tuổi, u ở trực tràng, giai đoạn IVA (di căn gan), đột
biến KRAS kiểu G12V và các gen NRAS, BRAF, PIK3CA không đột
biến.
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN

4.1 Biểu hiện của protein PTEN và mối liên quan với đặc điểm
mô bệnh học, lâm sàng
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có 7/50 (14%) trường hợp
mất biểu hiện PTEN trong bào tương của tế bào u xâm nhập.Nghiên
cứu của Eklof ghi nhận tỉ lệ mất biểu hiện protein PTEN là 12,5%
khá thấp so với nghiên cứu của Naguib (30%), Loupakis (42%). Hiện
tại, ở Việt Nam chưa có cơ sở nào thực hiện nhuộm hóa mô miễn
dịch để đánh giá biểu hiện protein PTEN trong ung thư đại – trực
tràng. Mặt khác, chưa có một tiêu chuẩn quốc tế thống nhất về
phương pháp nhuộm và đánh giá kết quả hóa mô miễn dịch biểu hiện
protein PTEN trong UTĐTT. Chúng tôi nhận thấy đây là một vấn đề
cần được thống nhất và đồng thuận trong thời gian tới.
Giá trị trong tiên đoán đáp ứng với điều trị bằng kháng thể đơn
dòng kháng EGFR cho bệnh nhân ung thư đại – trực tràng di căn đã
được nhiều nghiên cứu chứng minh. Loupakis ghi nhận tỉ lệ đáp ứng
với trong nhóm mất biểu hiện PTEN chỉ 5%, trong khi tỉ lệ đáp ứng
đến 33% trong nhóm có biểu hiện PTEN. Ngoài giá trị tiên đoán đáp
ứng với điều trị nhắm trúng đích phân tử EGFR, PTEN cũng có giá
trị trong tiên lượng bệnh về tái phát tại chỗ và sống còn của bệnh
nhân UTĐTT. Qua phân tích đa biến, Colakoglu ghi nhận mất biểu
hiện PTEN là một yếu tố tiên lượng độc lập với tái phát tại chỗ.
Nghiên cứu của Loupakis cho thấy nhóm bệnh nhân mất biểu hiện


14
PTEN trong mô u có tỉ lệ sống còn không bệnh tiến triển thấp hõn có
ý nghĩa thống kê so với nhóm có biểu hiện PTEN.
4.1.1 Liên quan giữa mất biểu hiện PTEN với tuổi, giới, vị trí u,
loại mô học, độ mô học và độ xâm lấn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chưa thấy có liên quan giữa

tình trạng mất biểu hiện PTEN với tuổi, giới, vị trí u, loại mô học, độ
mô học và độ xâm lấn.Các nghiên cứu trên thế giới như Mao, Eklof
hay Sawai cũng cho thấy không có mối liên quan giữa sự mất biểu
hiện PTEN với đặc điểm với tuổi, giới, vị trí u, loại mô học, độ mô
học và độ xâm lấn.
4.1.2 Liên quan giữa mất biểu hiện PTEN với di căn hạch
Trong nghiên cứu này, tỉ lệ mô u mất biểu hiện PTEN ở nhóm
di căn hạch pN2 là cao nhất (40%), kế đến là nhóm pN1 (11%) và
thấp nhất là nhóm không có di căn hạch pN0 (7%), sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê với p = 0,031.Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
phù hợp với nghiên cứu của Sawai với tỉ lệ mất/biểu hiện kém PTEN
chiếm tỉ lệ 83% trong nhóm có di căn hạch, còn nhóm không di căn
hạch chỉ có 59% mất/biểu hiện kém PTEN (p < 0,005).
4.1.3 Liên quan giữa mất biểu hiện PTEN với di căn xa
Trong nghiên cứu này, cả 7 trường hợp có di căn xa đều là di
căn gan. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận, mô u nguyên
phát ở nhóm có di căn xa có tỉ lệ mất biểu hiện PTEN (71%) cao hơn
nhóm không có di căn xa (5%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê, p < 0,001.
Kết quả nghiên cứu của Sawai ghi nhận trong nhóm di căn gan
có 75,4% mô u nguyên phát mất/biểu hiện kém PTEN trong khi ở
nhóm không có di căn thì tỉ lệ mất/biểu hiện kém PTEN chỉ có 37%
và sự khác biệt tỉ lệ này có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Nghiên cứu
của Eklof cũng ghi nhận tỉ lệ mất biểu hiện PTEN cũng tăng theo
giai đoạn bệnh có ý nghĩa thống kê, với tỉ lệ mất biểu hiện PTEN
theo các giai đoạn lần lượt là giai đoạn I (8,7%), giai đoạn II
(17,4%), giai đoạn III (43,5%) và giai đoạn IV (30,4%), có ý nghĩa
thống kê với p = 0, 047.



15
4.2 Đặc điểm đột biến genKRAS, NRAS, BRAF, PIK3CA
4.2.1 Đột biến gen KRAS
Tỉ lệ đột biến gen KRAS
Qua nghiên cứu đột biến KRAS trên 50 trường hợp carcinôm
tuyến đại - trực tràng, chúng tôi ghi nhận tỉ lệ đột biến KRASchiếm
34%.Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu trướcvới tỉ lệ đột
biến genKRASdao động từ 30-49,4% (Bảng 4.1).
Bảng 4.1: Tỉ lệ đột biến gen KRAS trong UTĐTT
Tác giả
Nghiên cứu này
Hoàng Anh Vũ
Vaughn
Tong J. H
Zhu X.L.
Wang Q.

Năm

2016
2013
2011
2014
2012
2012

n

Tỉ lệ đột biến
KRAS (%)


50
173
2121
1506
557
244

34
35,8
49,4
44,5
40,4
37,7

Vị trí đột biến trên gen KRAS
Bảng 4.2: Phân bố vị trí đột biến KRAS theo codon
Codon 12
Codon 13
Codon khác
n (%)
n (%)
n (%)
Nghiên cứu này
14 (73,7)
4 (21)
1 (5,3)
Hoàng Anh Vũ
48 (72,7)
18 (27,3)

0 (0)
Gil Ferreira
2175 (83)
447 (17)
0 (0)
Barault
163 (82,3)
35 (17,7)
0 (0)
105 (80,8)
22 (16,9)
3 (2,3)
Lurkin
Patil
210 (77,5)
61 (22,5)
0 (0)
Trong số 19 điểm đột biến KRAS ở nghiên cứu này thì tỉ lệ đột
biến ở codon 12 là 73,7%, đột biến ở codon 13 là 21%, codon 10 là


16
5,3%. Theo bảng 4.2, đột biến KRAS ở codon 12 chiếm khoảng 7080%, đột biến ở codon 13 khoảng 15-25%, đột biến ở các codon
khác rất hiếm, chỉ khoảng dưới 8%. Kết quả này cũng tương đồng
với các tác giả khác về tỉ lệ đột biến ở codon 12 và 13. Tuy nhiên đột
biến ở codon 10 là rất hiếm, vì vậy cần phải có thêm những nghiên
cứu tiếp theo để xác định đột biến ở codon 10 có phải là đột biến phổ
biến hơn ở bệnh nhân Việt Nam so với các nước khác không.
Nghiên cứu của Amado R.G cho thấy việc sử dụng
panitumumab trên bệnh nhân carcinôm tuyến đại - trực tràng có

KRAS đột biến sẽ có hại nhiều hơn là có lợi. Ở trường hợp này thời
gian sống còn không bệnh tiến triển và sống còn toàn bộ ngắn hơn so
với liệu pháp chăm sóc nâng đỡ tích cực. Chính vì điều này mà
chúng ta phải thận trọng trong qui trình chẩn đoán xác định đột biến
gen để hạn chế tối đa tỉ lệ dương tính giả hoặc âm tính giả.
Loại đột biến trên gen KRAS
Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận 5 dạng đột biến trên
codon 12 và 13 gồm G12D, G12V, G12S, G13D, G13S với tần suất
tương đồng so với các nghiên cứu trước tại Việt Nam và trên thế
giới.Tại Việt Nam, Hoàng Anh Vũđã báo cáo 7 dạng đột biến KRAS
trên UTĐTT gồm G12D, G12V, G12S, G12A, G12C, G13D, G13S.
Các nghiên cứu ở nước ngoài ghi nhận 8 loại đột biến KRAS thường
gặp nhất là G12D, G12V, G13D, G12C, G12A, G12S, G12R và
G13S, trong đó đột biến G12D là thường gặp nhất với tỉ lệ khoảng
10-15%, tiếp theo là G12V và G13D với tỉ lệ gần 10%.
Trong các loại đột biến KRAS, thì loại đột biến G13D được
quan tâm nghiên cứu về vai trò trong tiên đoán đáp ứng với kháng
thể đơn dòng kháng EGFR và tiên lượng bệnh. De Roock khảo sát
579 bệnh nhân UTĐTT kháng hóa trị và được điều trị với cetuximab,
đã nhận thấy bệnh nhân có đột biến KRAS loại G13D có thời gian
sống còn toàn bộ và thời gian bệnh không tiến triển dài hơn so với
bệnh nhân có các đột biến KRAS khác; bệnh nhân có đột biến KRAS
G13D chỉ chăm sóc tích cực có tiên lượng xấu hơn bệnh nhân có các
loại đột biến KRAS khác. Do đột biến gen KRAS G13D khá phổ biến,


17
chỉ sau đột biến G12D và G12V nên kết quả nghiên cứu của De
Roock rất đáng lưu ý.
Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng, đột biến KRAS

cũng có giá trị về tiên lượng bệnh. Nhìn chung, tiên lượng của nhóm
KRAS tự nhiên là tốt nhất so với nhóm KRAS đột biến. Trong nhóm
KRAS đột biến thì loại và vị trí đột biến cũng có sự khác biệt về tiên
lượng. Thật vậy, Abubaker ghi nhận đột biến gen KRAS có liên quan
đến tiên lượng sống còn toàn bộ 5 năm thấp hơn, đặc biệt đột biến ở
codon 12 có tỉ lệ sống còn toàn bộ 5 năm thấp nhất (64,4%) so với
nhóm có đột biến ở codon 13 (75,8%) và nhóm không đột biến
(78,2%).
4.2.2 Đột biến gen NRAS
Giải trình tự trên exon 2 và exon 3 của 50 trường hợp UTĐTT
trong nghiên cứu nhưng chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào có
đột biến NRAS. Theo COSMIC, gen NRAS không nằm trong số 20
gen thường bị đột biến và tỉ lệ đột biến chỉ 3%. Các nghiên cứu nước
ngoài cũng ghi nhận tỉ lệ đột biến NRAS rất thấp. Có lẽ do tỉ lệ đột
biến của NRAS quá thấp và cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi là
khá nhỏ nên chưa phát hiện được đột biến NRAS trong lô nghiên cứu.
4.2.3 Đột biến gen BRAF
Qua nghiên cứu 50 trường hợp carcinôm tuyến đại - trực tràng,
chúng tôi ghi nhận 1 trường hợp đột biến BRAF kiểu đột biến
Lys601Glu (K601E), tỉ lệ đột biến là 2%.Tỉ lệ đột biến BRAF trong
UTĐTT dao động từ 0-12%. Các nghiên cứu ở Thái Lan, Đài Loan,
Trung Quốc, Nhật Bản, Israel báo cáo tỉ lệ đột biến BRAF khá thấp,
khoảng 0-7%. Ngược lại, các nghiên cứu ở Châu Âu, Mỹ báo cáo tỉ
lệ đột biến cao hơn, khoảng 8-12%.
4.2.4 Đột biến gen PIK3CA
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có 3/50 (6%) đột biến gen
PIK3CA. Trong đó có 2 trường hợp ở exon 20 (4%) và 1 trường hợp
đột biến ở exon 9 (2%). Với các kiểu đột biến lần lượt là Met1055Ile,
Trp1057X và Glu545Ala. Kiểu và tỉ lệ đột biến PIK3CA trong



18
nghiên cứu của chúng tôi khá phù hợp với các nghiên cứu trước ở
châu Á.
Bảng 4.6: Tỉ lệ đột biến PIK3CA qua các nghiên cứu
Tác giả
Quốc gia
Năm
n
Tỉ lệ
Nghiên cứu này
Việt Nam
2015
50
6
Zhu K
Trung Quốc
2014
148
9,5
Zhu Y. F
Trung Quốc
2012
60
21,6
Hồng Kông
Shen Y
2013
625
9,9

Iida S
Nhật Bản
2012
165
12
Palomba
Sardinia
2012
384
17
Saridaki
Hy Lạp
2011
112
9,8
Baldus
Đức
2010
100
21
Nosho
Mỹ
2008
590
15
Nghiên cứu của Samuels Y và Velho khảo sát tất cả 20 exon
của gen PIK3CA trong carcinôm tuyến đại – trực tràng, các tác giả
ghi nhận hầu hết đột biến gen PIK3CA trong carcinôm tuyến đại trực tràng xảy ra ở exon 9 và exon 20. Trong đó tỉ lệ đột biến ở exon
9 chiếm ưu thế so với exon 20.
Theo Bảng 4.6, ta thấy tỉ lệ đột biến PIK3CA có sự khác biệt

theo quốc gia. Mặt khác, trong cùng một quốc gia ta vẫn thấy có sự
thay đổi tỉ lệ đột biến PIK3CA mang tính chất vùng miền.
Đột biến PIK3CA là một yếu tố tiên đoán khả năng đáp ứng
kém với điều trị bằng kháng thể đơn dòng kháng EGFR. Khi nghiên
cứu chi tiết hơn, De Roock đã mô tả trong số các trường hợp KRAS
tự nhiên, thì đột biến ở exon 20 của PIK3CA mới có ý nghĩa tiên
lượng đáp ứng, sống còn không bệnh tiến triển và sống còn toàn bộ.
Còn đột biến ở exon 9 của PIK3CA không có ý nghĩa tiên đoán đáp
ứng hay tiên lượng sống còn. Các nghiên cứu của Mao C., Perrone,
Sartore-Bianchi và Yang Zu Yao cho thấy đột biến PIK3CA ở exon 9
có tỉ lệ đáp ứng tương đương với PIK3CA không đột biến và đột biến
ở exon 20 không chỉ là yếu tố yếu tố tiên đoán kém đáp ứng với
cetuximab mà còn là một yếu tố tiên lượng xấu. Ngoài ra, khi phân


19
tích về giá trị tiên lượng của đột biến PIK3CA theo từng exon cho
thấy đột biến ở exon 20 mới là yếu tố tiên lượng xấu. Cũng cần lưu ý
trong phân tích gen, có thể exon 9 bị dương tính giả do sự hiện diện
của 1 gen giả như nghiên cứu của Guedes G. J. và Sarasqueta.
Ngoài ra, Domingo ghi nhận aspirin có hiệu quả làm giảm
nguy cơ tái phát bệnh carcinôm tuyến đại - trực tràng có ý nghĩa
thống kê đối với nhóm bệnh nhân có đột biến PIK3CA so với nhóm
bệnh nhân không đột biến PIK3CA (p = .027).
4.2.5 Liên quan giữa đột biến gen KRAS với đặc điểmmô bệnh
học, lâm sàng
Nghiên cứu nàyghi nhận tỉ lệ đột biến KRAS ở trực tràng cao
hơn so hẳn so với đại tràng (48,15% và 17,39%) có ý nghĩa thống kê.
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Hoàng Anh Vũ ghi nhận không có sự
khác biệt về tỉ lệ đột biến KRAS giữa trực tràng và đại tràng (36,4%

và 35,6%).
Có nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ đột biến KRAS ở đại tràng
phải cao hơn so với đại tràng trái. Kết quả này của chúng tôi chưa
phù hợp với kết quả của các tác giả khác. Tuy nhiên, theo ghi nhận
của COSMIC thì tỉ lệ đột biến KRAS trong carcinôm tuyến ở trực
tràng là 31% cao hơn so với tỉ lệ đột biến KRAS ở đại tràng (28%).
Và trong một báo cáo vào năm 2015 của tác giả Laska R.S. nghiên
cứu trên 80 bệnh nhân ung thư trực tràng ở Ấn Độ ghi nhận một tỉ lệ
đột biến KRAS rất cao lên đến 67,5%. Như vậy, tỉ lệ đột biến KRAS ở
trực tràng cao hơn ở đại tràng có thể là một đặc điểm trên bệnh nhân
châu Á, trong đó có Việt nam.
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỉ lệ đột biến KRAS trong
nhóm pT1/2 là 66,7% cao hơn so với nhóm pT3/4 (39,4%) và sự
khác biệt tỉ lệ này có ý nghĩa thống kê với p = 0,047. Nghiên cứu của
Mao C. ghi nhận tỉ lệ đột biến KRAS ở nhóm pT3 là cao nhất
(45,9%), kế đến là nhóm pT2 (40%) và nhóm pT4 có tỉ lệ đột biến
KRAS thấp nhất (38,5%) nhưng không có ý nghĩa thống kê. Zlobec
ghi nhận nhóm bệnh nhân có pT3-4 có tỉ lệ đột biến (84,1%) cao hơn
so với nhóm pT1-2 (77,6%) nhưng cũng không có ý nghĩa thống kê.


20
Kết quả từ các nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa đột biến
KRAS với độ xâm lấn chưa rõ ràng.
Nghiên cứu này cho thấy không có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa đột biến KRAS với tuổi, giới, loại mô học, độ mô học
và giai đoạn bệnh.
Kết quả khảo sát mối liên quan giữa tình trạng đột biến KRAS
với tuổi trong các nghiên cứu trước vẫn còn chưa rõ ràng. Đã có
nhiều nghiên cứu với cỡ mẫu khá lớn như cáccác nghiên cứu của

Barault (n=576), Rosty (n=776), Roth (n=1299), Zlobec (n=404), Liu
H đều ghi nhận không có sự khác biệt về tỉ lệ đột biến KRAS theo các
nhóm tuổi. Tuy nhiên, cũng có vài nghiên cứu ghi nhận có mối liên
quan giữa đột biến KRAS và tuổi. Tác giả Watanabe,Bisht ghi nhận tỉ
lệ đột biến KRAS tăng dần theo tuổi. Ở Việt Nam, Hoàng Anh Vũ
(n=173) cũng có ghi nhận tỉ lệ đột biến KRAS ở bệnh nhân trên 40
tuổi cao hơn so với bệnh nhân dưới 40 tuổi (p<0,01). Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ đột biến KRAS ở bệnh nhân ≥ 50 tuổi
cao hơn so với bệnh nhân <50 tuổi, nhưng sự khác biệt này không có
ý nghĩa thống kê.
Các nghiên cứu trước đây trên thế giới, kể cả ở Châu Âu, Mỹ
hay Châu Á đều cho thấy tỉ lệ đột biến KRAS ở nữ nhiều hơn ở nam.
Sự khác biệt về giới tính này có thể do hormone giới tính. Ở Việt
Nam, nghiên cứu của Hoàng Anh Vũ lại có kết quả ngược lại, tỉ lệ
đột biến KRAS ở nam cao hơn so với nữ có ý nghĩa thống kê với
p<0,01. Nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận tỉ lệ đột biến KRAS
ở nam cũng cao hơn so với nữ, nhưng không có ý nghĩa thống kê.
ết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỉ lệ đột biến KRAScao
nhất ở nhóm carcinôm tuyến chế nhầy (50%), kế đến là và carcinôm
tuyến loại tế bào nhẫn (33,3%) và thấp nhất là nhóm carcinôm tuyến
không chế nhầy 13/41(31,7%), nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Tuy nhiên, khuynh hướng đột biến KRAS theo loại mô học khá phù
hợp với nhiều nghiên cứu trên thế giới. Các tác giả Rosty, Lin,
Bazanđều cho thấy là tỉ lệ đột biến KRAS cao hơn đáng kể ở loại mô


21
học carcinôm tuyến chế nhầy so với loại carcinôm tuyến không chế
nhầy.
Roth ghi nhận tỉ lệ đột biến KRAS ở độ mô học 3/4 là 20,8%,

thấp hơn đáng kể so với độ 1/2 là 38,7%. Các tác giả Patil, Lin,
Imamura cũng có kết quả tương tự.Trong nghiên cứu này, tỉ lệ đột biến
KRAS giảm nhẹ khi độ mô học tăng, với độ 1 là 36,36%; độ 2 là
34,61%; và độ 3 là 30,8%. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê.
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỉ lệ đột biến KRAScó
khuynh hướng giảm theo giai đoạn bệnh, nhưng không có ý nghĩa
thống kê.Eklof, Zhu ghi nhận tỉ lệ đột biến KRAS trong nhóm bệnh
nhân giai đoạn III, IV cao hơn so với nhóm bệnh nhân giai đoạn II, III
có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, các tác giả khác như Barault,
Watanabe, Abubakerđều không ghi nhận mối liên quan giữa giai đoạn
bệnh và đột biến KRAS. Như vậy, mối liên quan giữa đột biến KRAS
và giai đoạn bệnh còn chưa thống nhất giữa các nghiên cứu.
4.2.6. Liên quan giữa đột biến gen PIK3CA với một số đặc điểm mô
bệnh học, lâm sàng
Nghiên cứu trên 1093 bệnh nhân carcinôm tuyến đại - trực
tràng, tác giả Day, Idia ghi nhận độ tuổi trung bình của nhóm có
đột biến PIK3CA cao hơn so với nhóm không đột biến có ý nghĩa
thống kê. Nhưng theo Eklof, nhóm tuổi <70 tuổi có tỉ lệ đột biến
(2,7%) cao hơn so với nhóm tuổi ≥70 (1,9%) nhưng không có ý
nghĩa thống kê, tuy nhiên nghiên cứu này chỉ khảo sát exon 20.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận tỉ lệ đột biến PIK3CA ở
nhóm bệnh nhân < 50 tuổi cao hơn nhóm bệnh nhân ≥ 50 tuổi có ý
nghĩa thống kê (p = 0,042). Đây có thể là một đặc điểm phân tử
của bệnh nhân UTĐTT Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy không có sự khác biệt về
tỉ lệ đột biến PIK3CA theo giới tính, vị trí u, loại mô học, độ mô
học, độ xâm lấn và giai đoạn bệnh. Các nghiên cứu nươc ngoài
cũng chưa cho thấy sự khác biệt về tỉ lệ đột biến PIK3CA theo



22
giới tính, vị trí u, loại mô học, độ mô học, độ xâm lấn và giai đoạn
bệnh một cách thuyết phục.
4.2.7 Liên quan giữa các đột biến KRAS, BRAF, PIK3CA và mất
biểu hiện protein PTEN
Trong 50 trường hợp carcinôm tuyến đại - trực tràng của lô
nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận đột biến các gen KRAS, BRAF,
PIK3CA không xãy ra đồng thời. Chỉ có 1 trường hợp có đồng thời 2
biến cố là đột biến KRAS và mất biểu hiện protein PTEN. Các trường
hợp còn lại (26 trường hợp) không có sự phối hợp đồng thời các biến
cố trên . Các nghiên cứu nước ngoài ghi nhận đột biến KRAS và
BRAF loại trừ lẫn nhau và đột biến PIK3CA có thể xãy ra đồng thời
với đột biến KRAS và BRAF với tỉ lệ khá cao.
Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng sự phối hợp khảo sát cả
4 gen KRAS(exon 2, 3, 4), NRAS (exon 2,3,4), BRAF (exon 15),
PIK3CA (exon 9, 20)và tình trạng mất biểu hiện protein PTEN là cần
thiết cho sự tối ưu hóa lựa chọn điều trị cho bệnh nhân carcinôm
tuyến đại - trực tràng bằng kháng thể đơn dòng kháng EGFR như
cetuximab hay panitumumab.
Mặt khác, nhiều nghiên cứu đã ghi nhận các biến đổi phân tử
của KRAS, NRAS, BRAF, PIK3CA và tình trạng mất biểu hiện protein
PTEN còn có giá trị tiên lượng bệnh. Như vậy, việc khảo sát đột biến
các gen KRAS, NRAS, BRAF, PIK3CA và tình trạng mất biểu hiện
protein PTEN còn có giá trị giúp cho việc tiên lượng bệnh nhân về tỉ
lệ tái phát tại chỗ, sống còn không bệnh tiến triển, khả năng di căn
xa, và sống còn toàn bộ đối với bệnh nhân ung thư đại – trực tràng.
KẾT LUẬN
1. Một số đặc điểm mô bệnh học, lâm sàng:
- Tuổi trung bình của bệnh nhân là 55,4±14,8 tuổi.

- Tỷ lệ nam/nữ là 1,38/1.
- Vị trí u chủ yếu ở trực tràng (54%).
- Loại mô học thường gặp nhất là carcinôm tuyến không chế nhầy
- Độ mô học 1 chiếm tỷ lệ cao nhất


23
- Độ xâm lấn: đa số thuộc nhóm pT3/4.
- Không di căn hạch vùng chiếm tỷ lệ cao nhất (62%).
- Giai đoạn bệnh thường gặp nhất là giai đoạn II (38%) và III (32%).
2. Tỷ lệ đột biến KRAS, NRAS, BRAF, PIK3CA, mất biểu hiện
protein PTEN và mối liên quan với một số đặc điểm mô bệnh
học, lâm sàng trong carcinôm tuyến đại - trực tràng:
- Tỷ lệ mất biểu hiện protein PTEN là 14%.
- Có liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng mất biểu hiện
PTEN với tình trạng di căn hạch vùng và di căn xa.
- Tỷ lệ đột biến KRAS là 34%. Tất cả đều là đột biến điểm.
- Vị trí đột biến KRAS thường gặp nhất là codon 12 (73,7%), tiếp
theo là codon 13 (21%) và 1 trường hợp đột biến hiếm gặp ở codon
10 (5,3%).
- Có 6 loại đột biến KRAS bao gồm 5 loại đột biến thường gặp:
Gly12Asp, Gly12Ser, Gly12Val, Gly13Asp, Gly13Ser và 1 loại hiếm
gặp: Gly10Glu.
- Loại đột biến KRAS thường gặp nhất là Gly12Asp và Gly12Val
(26,32%) tiếp theo là Gly12Ser (21,05%).
- Chưa ghi nhận trường hợp đột biến NRAS nào trong 50 trường hợp
carcinôm tuyến đại - trực tràng của nghiên cứu này.
- 1 trường hợp đột biến BRAFở codon 601 là Lys601Glu (K601E).
Tỷ lệ đột biến BRAF là 2%.
- Tỷ lệ đột biến PIK3CA là 3/50 (6%). Với các loại đột biến là

Met1055Ile, Trp1057X và Glu545Ala.
- Tỷ lệ đột biến KRAS ở trực tràng (48%) cao hơn ở đại tràng (17%).
- Tỷ lệ đột biến KRAS ở nhóm pT1/2 (67%) cao hơn nhóm pT3/4
(27%).
- Chưa ghi nhận sự khác biệt về tỷ lệ đột biến KRAS theo nhóm tuổi,
giới tính, loại mô học, độ mô học, giai đoạn bệnh.
- Tỷ lệ đột biến PIK3CA ở nhóm bệnh nhân < 50 tuổi cao hơn nhóm
bệnh nhân ≥ 50 tuổi.
- Đột biến PIK3CA không có liên quan với: giới tính, loại mô học, độ
mô học, độ xâm lấn, giai đoạn bệnh.
- Có 26/50 (52%) bệnh nhân carcinôm tuyến đại - trực tràng có ít
nhất một yếu tố tiên đoán đáp ứng kém với kháng thể đơn dòng
kháng EGFR như: có đột biến KRAS; BRAF; PIK3CA; mất biểu hiện
protein PTEN.


×