Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu sử dụng mô hình lớp học đảo ngược những khó khăn thách thức và khả năng ứng dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.61 KB, 8 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8D, pp. 85-92
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0258

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC
NHỮNG KHÓ KHĂN THÁCH THỨC VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG
Nguyễn Thế Dũng
Viện Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Tóm tắt. Dạy học với B-learning đang là vấn đề đang rất được quan tâm. Với B-learning
thì mô hình tổ chức lớp học trong giờ học giáp mặt sẽ như thế nào? Trong bài báo này,
chúng tôi giới thiệu một trường hợp nghiên cứu về khả năng ứng dụng lớp học đảo ngược
như là một mô hình tổ chức lớp học trong B-learning. Các khó khăn và thách thức đối với
mô hình, các kết quả thực nghiệm ban đầu của mô hình tổ chức lớp học này trong một số
môn học cho sinh viên ngành Sư phạm Kỹ thuật, Sư phạm Tin học tại trường Đại học Sư
phạm Huế cũng được đưa ra.
Từ khóa: B-learning; lớp học đảo ngược; giờ học giáp mặt; mô trường học trực tuyến; mô
hình tổ chức lớp học.

1.

Mở đầu

Dạy học B-learning, một hình thức kết hợp giữa dạy học giáp mặt (face-to-face) và dạy học
trực tuyến đang là một mô hình dạy học đang được quan tâm ở các nước đang phát triển [4, 6, 7,
11, 13] . . . Tuy vậy có nhiều vấn đề như: mô hình dạy học, phương pháp dạy học,. . . trong các
điều kiện dạy và học khác nhau sẽ như thế nào khi áp dụng hình thức B-learning?
Hơn nữa, mô hình tổ chức lớp học face-to-face của mô hình B-learning là gì? Có thể áp
dụng mô hình lớp học đảo ngược vào mô hình tổ chức lớp học trong B-learning hay không? Đây
là các câu hỏi được giải quyết trong bài báo này.


Mô hình lớp học đảo ngược là một mô hình dạy học đã và đang được rất quan tâm. Các ưu
nhược điểm của nó cũng đã được một số tác giả đề cập [2, 3, 10, 12]. . . Ngoài ra còn có một số
trang web về các khóa học trực tuyến để nâng cao năng lực về mô hình lớp học đảo ngược [8].
Các ưu điểm của lớp học đảo ngược [2]:
+ Do thời gian trên lớp phần lớn dành cho luyện tập và ôn tập, hỏi đáp kiến thức, do đó giảm
được thời gian dành cho những khái niệm mà học sinh dễ dàng nắm bắt để tập trung vào các vấn
đề khó hơn, đào sâu hơn. Vì rằng đôi khi giáo viên khó xác định chính xác khái niệm nào người
học dễ nắm bắt và khái niệm nào thì khó khăn. Nhiều khi, giảng kĩ một khái niệm cho nhóm người
học này sẽ lấy đi thời gian của các nhóm khác đã hiểu. Cách giải quyết là học sinh chỉ cần quay lại
đoạn bài giảng đã được thu video, để xem lại phần chưa hiểu.
Ngày nhận bài: 15/7/2015 Ngày nhận đăng: 01/10/2015
Liên hệ: Nguyễn Thế Dũng, e-mail:

85


Nguyễn Thế Dũng

+ Giáo viên có nhiều thời gian trên lớp hơn để tiếp cận các học sinh yếu kém.
+ Học sinh có thể thu lại hoặc xem đi xem lại đoạn video bài giảng chưa hiểu.
+ Học sinh vắng mặt sẽ không bỏ lỡ bài giảng.
+ Có được nhiều thời gian hơn cho các hoạt động học trên lớp.
+ Phụ huynh có thể phối hợp cùng giáo viên trong việc hướng dẫn học tập cho học sinh.
Một số nhược điểm của lớp học đảo ngược [2, 10]:
+ Một số trường học và người học không đủ điều kiện về khoa học công nghệ để có thể tự
học tốt ở nhà.
+ Một số người học không xem bài giảng ở nhà và đến llớp học đảo ngược, người học có thể tự lĩnh hội các kiến thức ở mức độ nhận
thức ở mức thấp như biết, hiểu trong thang đo mức độ nhận thức của Bloom [1]. Với các kiến thức
cần đạt được ở mức độ nhận thức cao hơn như vận dụng, tổng hợp đánh giá. . . người học sẽ được
tiếp thu ở giờ học giáp mặt ở lớp và qua các bài tập đánh giá sau đó. Trong khi đó ở lớp học truyền

thống diễn tiến trên lại được thực hiện ngược lại.

2.2.2. Những thách thức ở lớp học đảo ngược
Qua kinh nghiệm dạy học, theo chúng tôi lớp học đảo ngược còn có các khó khăn sau:
Rất khó để đảm bảo rằng, sinh viên đã xem bài giảng ở nhà và tham gia các bài học trực
tuyến. Do đó nếu có quá nhiều sinh viên không chuẩn bị bài tốt, giáo viên buộc phải tóm lược lại
toàn bộ bài giảng và như thế sẽ mất đi mục đích cốt yếu của lớp học đảo ngược là sinh viên phải
chuẩn bị những kiến thức ở mức nhận thức cơ bản trước để có nhiều thời gian giải quyết các vấn
đề khó hơn khi gặp giáo viên, trong khi họ chưa sẵn sàng để tiếp thu ngay cả những điều đơn giản
nhất.
Sinh viên có nền tảng kiến thức khác nhau, phong cách học tập khác nhau. . . nên nếu trong
lớp có nhiều sinh viên đến từ nhiều vùng miền (trong lớp của chúng tôi dạy có một số bạn sinh
viên người Lào, nên vốn tiếng Việt. . . của họ có phần hạn chế, cũng như sức học. . . cũng có khác
đi), khi áp dụng một phương pháp dạy học nào đi nữa cần phải quan tâm đến đặc thù của giáo dục
mỗi vùng miền, cũng như tính cách và kĩ năng của học sinh.
89


Nguyễn Thế Dũng

Để học tốt với mô hình này, sinh viên phải có động cơ tự học. Nhưng mỗi sinh viên có động
cơ học tập và mức độ tự học khác nhau.
Với khối lượng kiến thức khổng lồ và số môn học trong một năm quá nhiều thì việc học tập
theo phương pháp này là khó khả thi.
Việc kiểm tra đánh giá cần có tiêu chí rõ ràng và là đánh giá toàn diện chứ không chỉ chú
trọng đánh giá về mặt nội dung.
Việc xây dựng các test để đánh giá sinh viên trước và sau các buổi học trên lớp hay đánh giá
cuối khóa sẽ rất nặng nhọc vì các sinh viên khác nhau sẽ có các mức độ tiên quyết khác nhau, tiếp
cận bài test trong các thời điểm khác nhau. Điều này sẽ gây khó khăn không chỉ trong việc quản lí
sự công bằng chính xác của các test mà còn phải quản lí sinh viên làm sao để họ không làm thay

cho nhau.
Giáo viên, tổ bộ môn phải có một kế hoạch đồng bộ và xuyên suốt năm học vì không phải
mọi bài học đều phù hợp với bất kì một phương pháp dạy học nào.
Làm thế nào để sinh viên biết cách tự học? Sinh viên biết xác định mục đích, yêu cầu, nhiệm
vụ học tập, hoạt động học tập. . . như thế nào? vào khi nào?
Dạng bài tập ở lớp như thế nào, đủ để bao trùm yêu cầu của từng module mà chương trình
đưa ra? Nhằm đánh giá sinh viên đã hiểu đến đâu, nếu không nhiều khi giáo viên lại phải dạy lại
toàn bộ module rất mất công sức. Do đó cần đề ra chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học thật rõ
ràng.
Với phương pháp dạy học nào đi nữa, thì giáo viên cũng phải “thể chế hóa” kiến thức. Vậy
quy trình thực hiện thế nào? Thời gian dành ra để thực hiện công việc này đối với từng loại hình
kiến thức, từng môn học. . . là bao nhiêu?
Một môn học có nhất thiết phân chia thành từng bài học nhỏ như trong dạy học truyền thống
không hay phân theo từng chủ đề hay theo tuần?
Cơ chế pháp lí nào cho việc phân chia một môn học thành ra các giờ dạy học giáp mặt trên
lớp và số giờ mà sinh viên cùng với sự hỗ trợ của giáo viên làm việc online ở ngoài lớp? Hơn nữa
để thực hiện được mô hình dạy học đảo ngược giáo viên phải tốn nhiều công sức, người giáo viên
không chỉ phải giỏi về kiến thức chuyên môn mà còn phải giỏi về công nghệ và vững về phương
pháp dạy học. Trong khi đó cơ chế của phần lớn các trường Đại học ở nước ta hiện nay vẫn chưa
hỗ trợ về tính pháp lí cũng như tính toán công sức hợp lí cho giáo viên với những công việc như tổ
chức các tư liệu học tập trực tuyến, thời gian tham gia diễn đàn, hỗ trợ học tập trực tuyến . . .
Với sinh viên không có động cơ học tập đúng đắn – chỉ học để đạt được điểm số cao, với
cách kiểm tra đánh giá: thi theo kiểu tái hiện, ghi chép lại những gì có trong tài liệu. . . như thế
sinh viên chỉ chờ đợi những tiết học giáp mặt để ghi chép lại, phán đoán ra những gì là mấu chốt
và để đi thi, thì việc tổ chức lớp học đảo ngược này không khả thi. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để
tạo động cơ cho người học và kĩ thuật kiểm tra đánh giá như thế nào cho hợp lí.
Vừa qua chúng tôi đã tiến hành khảo sát về các thuận lợi và khó khăn khi triển khai mô hình
dạy học đảo ngược trên 2 nhóm sinh viên mà chúng tôi đã tiến hành giảng dạy tại Khoa Tin học –
ĐHSP Huế. Do khuôn khổ của bài báo, nên chúng tôi không thể trình bày về bộ câu hỏi, phân tích
các kết quả khảo sát. . . Các dữ liệu của cuộc khảo sát có thể tham khảo tại địa chỉ sau:

/>(xem file DHDNuoc.rar)
90


Nghiên cứu sử dụng mô hình lớp học đảo ngược những khó khăn thách thức và khả năng ứng dụng

3.

Kết luận

Lớp học đảo ngược với cụm từ “đảo ngược” ngoài ý nghĩa là đảo ngược tiến trình học tập,
còn có cả nghĩa là đổi “chỗ ngồi” của Thầy với trò trong giờ học giáp mặt (đảo ngược theo nghĩa
đen). Ưu điểm lớn nhất của cách dạy học này giúp giáo dục tinh thần dân chủ đối với người học.
Nếu đánh giá một cách toàn diện và đánh giá theo năng lực thực hiện qua sản phẩm cụ thể thì qua
thực nghiệm sơ bộ của chúng tôi, phần lớn sinh viên đã có sự tiến bộ vượt bậc.
Qua những kết quả ban đầu, theo chúng tôi lớp học đảo ngược kết hợp với các phương pháp
dạy học, quan điểm dạy học và kiểm tra đánh giá như dạy học hành động, dạy học giải quyết vấn
đề, dạy học dự án, dạy học nhóm. . . sẽ là mô hình dạy học cho B-learning.
Những thách thức đặt ra cho mô hình lớp học đảo ngược nói riêng, B-learning nói chung và
đánh giá định lượng qua thực nghiệm sư phạm cho mô hình lớp học đảo ngược của môn học Hệ
quản trị cơ sở dữ liệu Access sẽ được chúng tôi trình bày ở bài báo tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bloom, B. S. Rehage, Kenneth J.; Anderson, Lorin W.; Sosniak, Lauren A., eds., 1994.
"Bloom’s taxonomy: A forty-year retrospective". Yearbook of the National Society for the Study
of Education (Chicago: National Society for the Study of Education) 93 (2). ISSN 1744-7984,
pp.1-8.
[2] Christopher Pappas, 2013. The Flipped Classroom Guide for Teachers.
/>[3] Clyde Freeman Herreid, Nancy A. Schiller, 2013. Case Studies and the Flipped Classroom.
Journal of College Science Teaching, Vol. 42, No. 5, pp.62-66.
[4] Dias, S. B., & Diniz, J. A., 2014. Towards an Enhanced Learning Management System for

Blended Learning in Higher Education Incorporating Distinct Learners’ Profiles. Educational
Technology & Society, 17 (x), pp.307–319.
[5] Dreyfus, Stuart E.; Dreyfus, Hubert L., 2010. "A Five-Stage Model of the Mental Activities
Involved in Directed Skill Acquisition". Washington, DC: Storming Media. Retrieved June 13.
[6] Drysdale, J. S., Graham, C. R., Spring, K. J., & Halverson, L. R., 2013. An analysis of
research trends in dissertations and theses studying blended learning. The Internet and Higher
Education, 17, pp.90-100.
[7] G. R. Lotrecchiano, P. L. McDonald, Lyons, T. Long, M. Zajicek-Farber, 2013. Blended
Learning: Strengths, Challenges, and Lessons Learned in an Interprofessional Training
Program. Matern Child Health J 17:1725–1734, DOI 10.1007/s10995-012-1175-8.
[8] />[9] Kolb, D. A., 1984. Experiential Learning. London: Prentice Hall.
[10] Mahmoud Ibrahim Syam, 2014. Possibility of applying flipping classroom method
in mathematics classes in foundation program at Qatar. Proceedings of SOCIOINT14International Conference on Social Sciences and Humanities, 8-10 September - Istanbul,
Turkey.
[11] Oyeleke Oluniyi, Olagunju Oluwayemisi Elizabeth, Ayamolowo Sunday Joseph, Aribaba
Foluso Oluwagbemiga, 2014. Pedagogical and Technical Implication of Conversion from
Face-to-Face to Blended Learning. Journal of Education and Practice, Vol.5, No.30,
pp.118-127.
91


Nguyễn Thế Dũng

[12] Robert Talbert, 2012. Learning MATLAB in the Inverted Classroom. American Society for
Engineering Education.
[13] Tuncay Yigit, Arif Koyun, Asim Sinan Yuksel, Ibrahim Arda Cankaya, 2014. Evaluation
of Blended Learning Approach in Computer Engineering Education. Procedia - Social and
Behavioral Sciences, 141, pp.807-812.
ABSTRACT
Research to use flipped classroom model, the difficulties and challenges and the applicability

Teaching with b-learning is a very interesting problem. In b-learning, the organizational
model of the classroom in face-to-face class will be like? In this paper, we present a case study
on the applicability of flipped classroom as a class organization model in b-learning. The flipped
classroom can be considered as a class organization model in b-learning. The difficulties and
challenges to the model as well as the applicability of the model and some initial experimental
results for courses at Technical Pedagogy Department and Informatics Pedagogy Department of
the Hue Pedagogical University also given.
Keywords:B-learning; Flipped classroom (Inverted classroom, Reverse classroom;
face-to-face classroom (offline classroom); Learning in an online environment; class organization
model.

92



×