Tải bản đầy đủ (.pdf) (236 trang)

Luận án tiến sĩ Nghệ thuật: Thẩm mỹ trong không gian nội thất nhà ở truyền thống vùng Châu thổ Bắc Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.4 MB, 236 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
----------------------------------------

Phạm Thị Ngân

THẨM MỸ TRONG KHÔNG GIAN NỘI THẤT
NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
----------------------------------------

Phạm Thị Ngân

THẨM MỸ TRONG KHÔNG GIAN NỘI THẤT
NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật
Mã số: 9210101



LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. Nguyễn Văn Đỉnh

Hà Nội - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Thẩm mỹ trong không gian nội thất nhà ở
truyền thống vùng Châu thổ Bắc Bộ“ là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
trích dẫn, số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2019
Tác giả luận án

Phạm Thị Ngân


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. … iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH TRONG LUẬN ÁN ......................................... ..iv
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
KHÁI QUÁT NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT VÙNG CTBB 14

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 14
1.2. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 36
1.3. Khái quát về nhà ở truyền thống của người Việt vùng CTBB trong những giai
đoạn lịch sử .. ...................................................................................................... …..46
Tiểu kết .................................................................................................................... 60
Chƣơng 2: ĐẶC TRƢNG THẨM MỸ TRONG KHÔNG GIAN NỘI THẤT
NOTT CỦA NGƢỜI VIỆT VÙNG CTBB .....................................................................64
2.1. Những đặc điểm cơ bản của nhà ở truyền thống ……..…………… ..................... 64
2.2. Những biểu hiện về công năng và hình thức của nhà ở truyền thống................... 66
2.3. Nhận diện đặc trưng thẩm mỹ trong không gian nội thất NOTT ...................... 77
2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến đặc trưng thẩm mỹ nội thất NOTT ................... 106
Tiểu kết .............................................................................................................. .....118
Chƣơng 3: PHÁT HUY GIÁ TRỊ THẨM MỸ CỦA NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG
TRONG XÂY DỰNG NHÀ Ở NÔNG THÔN HIỆN NAY .............................. 123
3.1. Định hướng phát huy giá trị thẩm mỹ của nhà ở truyền thống trong thiết kế và
xây dựng nhà ở nông thôn mới ............................................................................... 123
3.2. Một số kết luận và vấn đề bảo tồn, chuyển tải những giá trị đặc trưng thẩm mỹ
trong không gian nội thất NOTT ............................................................................. 140
Tiểu kết .................................................................................................................... 155
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 157
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ........ 161
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 162
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 172


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CTBB


:

Châu thổ Bắc Bộ

H.

:

Hình

KTS

:

Kiến trúc sư

NCS

:

Nghiên cứu sinh

NONT

:

Nhà ở nông thôn

NOTT


Nhà ở truyền thống

NTNO

Nội thất nhà ở

Nxb

:

Nhà xuất bản

PL

:

Phụ lục

T.

:

Tập

Tp.

:

Thành phố


Tr.

:

Trang

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH TRONG LUẬN ÁN
Bảng 1: Bảng kích thước phù hợp với nhân trắc học người Việt .............................. 133
Bảng 2: Thống kê sự biến đổi về các thành tố thẩm mỹ không gian nội thất nhà ở
của người Việt vùng CTBB .................................................................................. ..142
H.1. Các dạng bố cục mặt bằng tổng thể của nhà ở truyền thống............................. 55
H.2. Nhà 1 gian 2 chái……………………………………………………………… .56
H.3. Nhà 3 gian ......................................................................................................... 56
H.4. Nhà 3 gian 2 chái. ............................................................................................... 56
H.5. Nhà 5 gian. ......................................................................................................... 56
H.6. Nhà 5 gian 2 chái. ............................................................................................... 56
H.7. Nhà ở nội tự ngoại khách. ................................................................................. 57
H.8. Nhà ở tiếp khách - thờ cúng. ............................................................................. 57
H.9. Nhà ở tiền tế hậu tự. .......................................................................................... 58
H.10. Nhà ở tiền khách hậu tự. ................................................................................. 58
H.11. Vì kèo nhà lều, nhà tạm . ................................................................................. 59

H.12. Vì kèo ba cột.................................................................................................... 59
H.13. Vì quá giang - kèo cầu..................................................................................... 59
H.14. Vì kèo cầu - cánh ác .......................................................................................... 60
H.15. Vì kèo suốt - giá chiêng ..................................................................................... 60
H.16. Vì trước kèo - sau bẩy ....................................................................................... 61
H.17. Vì kẻ truyền - giá chiêng .................................................................................. 61


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi dân tộc, do những đặc thù tự nhiên địa lý, đặc biệt là quá trình ứng xử,
thích nghi với môi trường trong lịch sử tồn tại, phát triển của mình đã hun đúc nên
truyền thống văn hóa riêng mang những giá trị bền vững mà ta hay gọi là bản sắc
dân tộc. Bản sắc dân tộc chính là cái cốt lõi, cái tinh túy của tính dân tộc thể hiện ở
mỗi lĩnh vực cụ thể của đời sống, là bằng chứng về bản lĩnh sáng tạo của mỗi dân
tộc, là những kinh nghiệm ứng xử thông minh, khôn khéo, có hiệu quả trong quá
trình tồn tại và phát triển lâu dài, phân biệt rõ dân tộc này với dân tộc khác, thời kỳ
này với thời kỳ khác.
Trong từng thời kỳ, các yếu tố văn hóa giàu bản sắc đó được gìn giữ phát
triển và được thể hiện trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật của cuộc sống như: hội họa,
điêu khắc, âm nhạc, sân khấu…và những giá trị nghệ thuật tiềm ẩn trong các công
trình kiến trúc truyền thống cũng góp một phần quan trọng trong việc biểu hiện bản
sắc văn hóa mỗi dân tộc.
Xu thế toàn cầu hóa hiện nay là một quy luật khách quan, tất yếu cho sự phát
triển của các nước trên thế giới. Quá trình toàn cầu hóa đã và đang tác động nhiều
chiều đến văn hóa xã hội của từng quốc gia, quá trình này cũng đồng thời tạo ra hai
xu hướng mâu thuẫn: một mặt phát triển giao lưu văn hóa, giới thiệu những giá trị
tốt đẹp của văn hóa mỗi dân tộc ra thế giới, tiếp thu những giá trị tinh hoa của các

nền văn hóa khác, mặt khác cũng tạo ra nguy cơ đồng nhất văn hóa, đánh mất bản
sắc dân tộc.
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung này. Hiện thực của ngành
kiến trúc - nội thất Việt Nam đương đại là sự song hành của hai xu hướng: một là
học tập và ứng dụng các xu hướng kiến trúc - nội thất đương đại thế giới vào điều
kiện nước ta, hai là xu hướng của sự kết hợp hài hòa giữa tính hiện đại và tính
truyền thống trong kiến trúc - nội thất. Xu hướng thứ nhất là một xu hướng phản
ánh yêu cầu của thời đại và là con đường phát triển tất yếu trong tương lai. Trong
khi đó, xu hướng thứ hai là xu hướng khẳng định bản sắc dân tộc đảm bảo cho sự


2

tồn tại và phát triển của văn hóa dân tộc. Tuy nhiên trong thực tế, xu hướng thứ hai
về mặt lý luận gặp sự lúng túng, về thực tiễn vẫn chỉ là sự tìm tòi và chưa hình
thành hướng phát triển thích hợp. Hậu quả của xu hướng này dẫn đến những biểu
hiện của “chủ nghĩa hình thức”, đó là sự coi nhẹ các yêu cầu sử dụng, sự phô trương
hợm hĩnh về hình thức, là “nạn” mô phỏng hoặc nhại lại các phong cách và các kiểu
dáng truyền thống một cách tùy tiện.
Đã có một thời người ta quan niệm một cách đơn giản và thiển cận rằng bản
sắc dân tộc trong kiến trúc Việt Nam là chỉ cần xuất hiện các thành phần, chi tiết mô
phỏng của kiến trúc cổ như: mái ngói dốc, đầu dao, con tiện, các bờ nóc,... và bản
sắc dân tộc trong không gian nội thất là trang trí theo các đề tài như tứ linh, tứ quý,
bát bửu… Có ý kiến khác cho rằng bản sắc dân tộc trong nội thất không nhất thiết
phải là một đặc trưng nào đó thuộc hình thức bên ngoài của một kiến trúc, ngược lại
nó là những nội dung súc tích và sâu sắc, được thể hiện một cách kín đáo, tế nhị, ở
một vài khía cạnh nào đó như: tổ chức mặt bằng, tổ chức không gian, hoặc đôi khi
chỉ hiện diện ở một dạng tiềm ẩn trong quan niệm, trong tinh thần thích ứng.
Nếu như trong lĩnh vực nghệ thuật, mỹ thuật luôn là nghệ thuật đi tiên phong
trong các trào lưu, trong việc khẳng định xu hướng thời đại, cũng như trong việc gìn

giữ và phát huy yếu tố văn hóa bản sắc dân tộc thì trong lĩnh vực kiến trúc – nội
thất, yếu tố nào là yếu tố chính, yếu tố nào là yếu tố tiên phong trong việc giữ gìn
bản sắc và tạo ra giá trị nghệ thuật cho các công trình kiến trúc - nội thất? Hướng đi
nào là hướng đi đúng để giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc của kiến trúc - nội thất
Việt nam trong giai đoạn hiện nay? Cách làm nào là đúng xu thế và phù hợp trong
hoàn cảnh và điều kiện ở nước ta hiện nay? Trả lời các câu hỏi này chính là mục
đích của luận án.
Vùng châu thổ Bắc Bộ (CTBB) là vùng đất lịch sử lâu đời của người Việt,
nơi khai sinh của các vương triều Đại Việt, đồng thời cũng là quê hương của các
nền văn hóa lâu đời, đây là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh Việt từ buổi ban
đầu và hiện tại cũng là vùng văn hóa bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống hơn cả.
Trong tư cách ấy, văn hóa vùng CTBB có những nét đặc trưng chung của văn hóa


3

Việt, nhưng lại có những nét riêng của vùng này, việc nghiên cứu các giá trị nghệ
thuật trong kiến trúc cũng như nội thất của nhà ở truyền thống (NOTT) người Việt
vùng CTBB có thể cho ta một cái nhìn toàn diện hơn về kiến trúc - nội thất truyền
thống Việt nam, giúp định hướng tốt hơn cho kiến trúc - nội thất hiện đại.
Cho đến thời điểm hiện tại, qua tổng hợp tài liệu cho thấy đã có nhiều công
trình nghiên cứu công bố dưới dạng sách, luận văn, luận án, bài viết khoa học...
tương đối phong phú, đa dạng, đề cập đến nhiều vấn đề, nhiều góc cạnh liên quan
đến kiến trúc truyền thống Việt Nam nói chung, NOTT người Việt nói riêng, các
nghiên cứu này là nguồn tham khảo rất tốt cho những ai quan tâm đến kiến trúc
truyền thống và NOTT Việt Nam. Tuy nhiên, điểm chung ở hầu hết các nghiên cứu
này là tập trung nhiều vào góc độ kiến trúc, phản ánh mối quan hệ giữa con người
với thiên nhiên, mối quan hệ giữa văn hoá với kiến trúc trong quá trình phát triển
của người Việt... mà chưa có những nghiên cứu đi sâu vào không gian nội thất,
nghiên cứu về tổ chức không gian, về mối quan hệ giữa kiến trúc bên ngoài và

không gian bên trong, nghiên cứu về các yếu tố thẩm mỹ nội thất... của các kiến trúc
truyền thống này.
NOTT của người Việt ngoài việc phục vụ cho nhu cầu sinh tồn, qua các giá
trị thẩm mỹ tiềm ẩn cũng đồng thời thể hiện được quan niệm sống, quan niệm thẩm
mỹ của người Việt, “văn hóa nhà ở” vùng CTBB do đó được các nhà nghiên cứu
nhận định là một trong những đặc trưng nổi trội của nền văn hóa Bắc Bộ.
Xuất phát từ những lý do ấy, luận án “Thẩm mỹ trong không gian nội thất
nhà ở truyền thống vùng châu thổ Bắc Bộ” tập trung nghiên cứu nhằm tìm hiểu,
xác định và hệ thống hóa những giá trị nghệ thuật tiêu biểu trong không gian nội
thất NOTT vùng CTBB, phân tích và đánh giá những thành công đạt được lẫn
những điều chưa được của việc ứng dụng các yếu tố này trong các công trình kiến
trúc - nội thất Việt Nam hiện nay. Không chỉ dừng lại ở đó, đề tài luận án còn mong
muốn tìm hiểu những biến đổi về mặt thẩm mỹ trong NOTT của người Việt - khu
vực CTBB - qua các thời kỳ lịch sử, nhất là trong thời kỳ đất nước mở cửa và hội
nhập, qua đó khắc họa được bức tranh toàn diện hơn về kiến trúc - nội thất nhà ở


4

truyền thống Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại, hướng tới việc định hướng tốt hơn
cho loại hình kiến trúc nội thất này ở Việt Nam - đặc biệt là ở khu vực nông thôn
CTBB trong bối cảnh đương đại.
Đây là một công việc có tính cấp bách giúp chúng ta nhận ra những bài học
từ thực tế làm cơ sở lý luận cho hướng đi của kiến trúc - nội thất Việt Nam hôm nay
và trong tương lai, đáp ứng xu hướng tất yếu của thời đại trong kiến trúc - nội thất
là: kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Nếu khai triển thành công, có thể
coi đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu chuyên biệt về các giá trị thẩm
mỹ trong không gian nội thất nhà ở truyền thống vùng CTBB dưới góc độ nhìn từ
mối quan hệ tổng thể giữa kiến trúc và nội thất.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu
- Xác định, nhận diện và hệ thống hóa những yếu tố thẩm mỹ đặc trưng của
không gian nội thất NOTT của người Việt ở nông thôn CTBB trong mối quan hệ
với các điều kiện địa lý - nhân văn, lịch sử và văn hóa truyền thống của người Việt
ở vùng này.
- Xác định những yếu tố ảnh hưởng, những yếu tố bất biến và khả biến trong
thẩm mỹ của không gian nội thất nhà ở nông thôn CTBB từ truyền thống đến hiện
đại, từ đó đưa ra quan điểm định hướng nhằm bảo tồn, phát huy giá trị thẩm mỹ cốt
lõi và tích cực vào trong thiết kế, xây dựng nhà ở ở vùng nông thôn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Lựa chọn những lý thuyết làm cơ sở lý luận và phương pháp luận cho đề tài.
- Nghiên cứu tổng quan NOTT của người Việt ở nông thôn CTBB qua những
giai đoạn lịch sử.
- Nghiên cứu các đặc trưng thẩm mỹ trong không gian nội thất NOTT của
người Việt ở nông thôn CTBB.
- Nghiên cứu những yếu tố tác động đến kiến trúc - nội thất NOTT vùng
CTBB (khí hậu, vật liệu, kỹ thuật xây dựng, văn hóa - xã hội...).
- Nghiên cứu những biến đổi của thẩm mỹ trong không gian nội thất NOTT


5

của người Việt ở nông thôn CTBB.
- Nghiên cứu các giải pháp chuyển tải những đặc trưng thẩm mỹ cốt lõi, tích
cực vào thiết kế nhà ở vùng nông thôn CTBB hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các yếu tố thẩm mỹ trong không gian
nội thất NOTT của người Việt ở CTBB.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt không gian: phạm vi nghiên cứu của luận án là NOTT vùng CTBB.
Xét về phạm vi vùng này có nhiều ý kiến khác nhau nhưng các ý kiến đều cho rằng
vùng CTBB là lưu vực của ba hệ thống sông lớn: sông Hồng, sông Thái Bình và sông
Mã. Như vậy thì có thể xác định vùng CTBB bao gồm các tỉnh: Nam Định, Hà Nam,
Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội, Hải Phòng và một phần đồng
bằng của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Ninh Bình... Do giới hạn về thời
gian, khả năng tiếp cận và hiện trạng nhà ở truyền thống còn tìm thấy tại một số tỉnh
nêu trên có nhiều điểm tương đồng, vì vậy luận án tập trung khảo sát chi tiết NOTT
vùng nông thôn tại các địa điểm tiêu biểu có mật độ nhà truyền thống cao như sau:
+ Xã Thanh Thủy, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
+ Xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
+ Xã Thụy Phú, huyện Phú Xuyên, Tp. Hà Nội.
+ Xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Tp. Hà Nội
Tuy nhiên, để tìm hiểu sự biến đổi thẩm mỹ trong không gian nội thất NOTT
của người Việt ở CTBB qua thời gian, luận án đã mở rộng phạm vi khảo sát ra cả
khu vực nhà ở hiện đại của cư dân các tỉnh này.
- Về mặt thời gian: qua khảo sát thì các kiểu nhà ở có kết cấu cột kèo của
người Việt ở CTBB (loại nhà phổ biến trong các nhà ở truyền thống) được tìm thấy
có niên đại lâu nhất vào khoảng những năm cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19 và liên
tục phát triển cho đến ngày nay. Chính vì vậy, phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian


6

của luận án là những nhà ở truyền thống còn lưu giữ được của người Việt ở CTBB
vào khoảng những năm 1800 cho đến nay.
3.3. Đối tượng khảo sát
- NOTT của người Việt tại vùng CTBB, cụ thể là ở những địa phương NCS
tiến hành nghiên cứu điền dã.
- Các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố về NOTT của

người Việt nói chung và NOTT vùng CTBB nói riêng của các nhà nghiên cứu đi
trước.
- Tiêu chí lựa chọn đối tượng khảo sát
*Giá trị kiến trúc nghệ thuật: Để đảm bảo các yếu tố kiến trúc-nghệ thuật có
giá trị trong nghiên cứu, các đối tượng khảo sát (NOTT) phải đảm bảo về mặt kiến
trúc: là loại nhà có khuôn viên riêng biệt, bố cục tổng thể và các hạng mục chính
không bị thay đổi nhiều, phải còn giữ được những đặc trưng cơ bản của nhà truyền
thống (hay có thay đổi nhưng về mặt cảm quan có thể nhận diện được các yếu tố
nguyên thủy), kết cấu dạng cột kèo gỗ, về mặt hình thức còn lưu giữ được các chi
tiết trang trí, vật liệu hoàn thiện hay các đồ đạc nội thất truyền thống.
*Giá trị niên đại: Theo giới hạn về mặt thời gian như trên đã đề cập, các kiểu
nhà ở có kết cấu cột kèo của người Việt ở CTBB được tìm thấy có niên đại lâu nhất
vào khoảng những năm cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19, để đảm bảo có một cái nhìn
tương đối tổng quát sự phát triển về mặt thời gian, các đối tượng khảo sát được
chọn lựa có thời gian hình thành khác nhau được chia làm 3 giai đoạn: trước 1954,
1954-1986 và từ 1986 đến nay.
*Loại hình: Nhằm thu thập các yếu tố để phân biệt loại hình, các đối tượng
được khảo sát cần phong phú về qui mô, cấu trúc và tổ chức không gian kiến trúc,
kết cấu bộ vì kèo…
*Phân bố: Các khu vực khảo sát (theo 4 địa điểm tiêu biểu nêu trên) phân bố
tương đối đồng đều trên các vùng ở châu thổ Bắc bộ.


7

4. Hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Hướng tiếp cận
Khác với đa số các công trình nghiên cứu trước đây về đề tài này thường chọn
phương pháp tiếp cận cụ thể, riêng biệt của từng chuyên ngành đơn lẻ như kiến trúc,
mỹ thuật, dân tộc học, xã hội học... luận án “Thẩm mỹ trong không gian nội thất

nhà ở truyền thống vùng châu thổ Bắc Bộ” tiếp cận đề tài trên quan điểm của
phương pháp liên ngành. Xuất phát từ việc nhận diện đối tượng như là một hiện
tượng xã hội tổng thể, luận án sẽ lý giải các vấn đề nghiên cứu từ nhiều góc độ khác
nhau như: mỹ học, triết học, văn hóa học, văn hóa dân gian (folklore) và các chuyên
ngành nghệ thuật như kiến trúc, lịch sử mỹ thuật, nghệ thuật học... nhằm giải quyết
mục đích nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chính của luận án bao gồm:
- Phương pháp cấu trúc: Do số lượng đối tượng khảo sát nhiều và phạm vi
thời gian của nhóm đối tượng khảo sát tương đối lớn, việc lựa chọn phương pháp
nghiên cứu sao cho hiệu quả là rất quan trọng. Các nghiên cứu trước đây về đề tài
dạng này thường chọn phương pháp nghiên cứu trường hợp hay phương pháp nghiên
cứu lịch đại (còn gọi là phương pháp so sánh lịch sử theo thời gian hay so sánh lịch
sử “theo đường thẳng”).
Đối với phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp này có ưu điểm
là kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra giải pháp thực tiễn hay bài học rút ra cho chính đối
tượng khảo sát, nhưng hạn chế là kết quả có tính khái quát không cao. Với phương
pháp nghiên cứu lịch đại, cụ thể trong trường hợp luận án, vì đối tượng khảo sát
không đầy đủ và rất phân tán, do đó việc chia nhóm đối tượng khảo sát thành từng
giai đoạn để nghiên cứu không có nhiều ý nghĩa bằng việc nghiên cứu một cách
tổng quát qua thời gian, tìm ra mối quan hệ giữa các thành phần của chúng.
Chính vì thế, luận án lựa chọn phương pháp cấu trúc, cụ thể là phương pháp
đồng đại (còn gọi là phương pháp so sánh lịch sử theo không gian hay so sánh lịch
sử “theo đường ngang”) là phương pháp nghiên cứu chính. Phương pháp này so


8

sánh các sự kiện, hiện tượng lịch sử xảy ra trong cùng một giai đoạn nhưng ở những
không gian khác nhau, từ đó cho thấy sự giống, khác nhau, làm rõ mối liên hệ, tác

động lẫn nhau giữa chúng. Qua đó, người nghiên cứu nắm bắt được cái riêng, cái
chung, thấy được tính đặc thù, tính phổ biến, tính hệ thống của sự kiện, hiện tượng,
quá trình lịch sử cụ thể, để tìm ra những đặc trưng có tính cách “xuyên lịch sử”
(theo cách nói của nhà nhân học Pháp, Claude Levi Strauss).
- Phương pháp điều tra điền dã và phương pháp định lượng: do vấn đề
nghiên cứu của đề tài còn mới mẻ, số liệu thu thập qua các tài liệu đã công bố về
lĩnh vực này còn thiếu nhiều nên luận án áp dụng phương pháp điều tra điền dã
nhằm thu thập dữ liệu và sẽ phân tích định lượng dựa vào những số liệu sơ cấp do
quá trình điều tra thu thập được.
- Phương pháp phân tích văn bản: việc nghiên cứu, thu thập và hệ thống lại
các dữ liệu của luận án còn được củng cố thêm thông qua việc tiếp cận với các công
trình nghiên cứu đã công bố ở nhiều hình thức khác nhau: sách, các bài báo, tạp chí,
các tài liệu dạng bản thảo đánh máy, các tài liệu thư tịch gồm chính sử, hương ước,
sắc phong, văn bia... đang được lưu giữ tại một số địa phương, các viện nghiên cứu
và thư viện của các cơ quan chuyên ngành.
- Phương pháp quan sát, phỏng vấn: trong khi nghiên cứu thực địa, NCS đã
kết hợp sử dụng các phương pháp khác như quan sát, phỏng vấn, nhằm phân tích
tìm hiểu thực trạng môi trường vật chất và xã hội của khu vực khảo sát cũng như thị
hiếu thẩm mỹ của các gia chủ. Một số nội dung được quan tâm khảo sát liên quan
đến nhà truyền thống là: nguồn gốc, diễn biến kiến trúc; thực trạng NOTT hiện nay
(góc độ vật chất, góc độ sử dụng); các giá trị thẩm mỹ trong không gian nội thất;
quan điểm và các góp ý về việc ứng dụng giá trị thẩm mỹ truyền thống trong thiết
kế nội thất hiện nay…
* Mẫu điều tra
Như trên đã nói, do giới hạn về thời gian, khả năng tiếp cận và hiện trạng nhà
ở truyền thống tại một số khu vực khảo sát có nhiều điểm tương đồng nên luận án
tập trung khảo sát tại các địa điểm tiêu biểu có mật độ nhà truyền thống cao


9


(phương pháp điều tra chọn mẫu) ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hải dương.
Luận án sử dụng một bảng hỏi (dành cho các hộ gia đình) gồm nhiều chỉ báo
về kết cấu nhà ở, các thành tố của nội thất kết hợp với những chỉ báo về chủ thể
thẩm mỹ (xem Mẫu bảng hỏi, PL2, tr.191). Tổng số phiếu điều tra thu được là 182
phiếu, được phân bố đều tại 04 địa điểm.
* Tổng quan về các địa điểm khảo sát
1) Xã Thanh Thủy, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương
Là một xã thuộc địa bàn huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Xã Thanh Thủy
nằm ngay sát thị trấn của huyện Thanh Hà. Xã có diện tích 5,33 km², dân số năm
1999 là 5.029 người, mật độ dân số đạt 944 người/km². Hiện trạng xã có cơ sở hạ
tầng tương đối tốt (hầu hết các con đường đến các thôn đều đã được bê tông hóa, có
đường quốc lộ số 5 về huyện lỵ và đi qua xã), xã nổi tiếng với nghề trồng vải và có
một chợ bán vải riêng, đời sống kinh tế của người dân dựa vào cây vải là chính và
khá hơn những xã chủ yếu dựa vào trồng lúa. Theo quan sát, nhà ở của người dân ở
đây hiện nay bao gồm hai dạng nhà xen lẫn: nhà ngói 3- 5 gian truyền thống và nhà
xây hai tầng kiểu mới, diện tích khu đất ở trung bình từ 200m- 300m2/hộ, có vườn
cây và chuồng trại nhỏ. Có thể thấy hình thức nhà ở của người dân ở đây đang trong
quá trình biến đổi nhanh do tác động của đô thị hóa.
2) Xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Xã Tam Sơn là một xã nằm ngay huyện lỵ huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Xã
Tam Sơn bao gồm 4 làng là Dương Sơn, Tam Sơn, Thọ Trai và Phúc Tinh với tổng
diện tích là 848,12 ha, dân số là 10.998 người (tính đến 31/12/2006). Tam Sơn là
một vùng đất có truyền thống văn hóa rất lâu đời. Thời Tiền Lê và thời Lý, Tam
Sơn có nhiều mối quan hệ mật thiết với nhà Lý - Vương triều mở đầu cho lịch sử
Đại Việt rực rỡ của dân tộc. Dấu tích nổi bật nhất của mối quan hệ mật thiết đó
chính là ngôi chùa làng mang tên Cảm Ứng (hay còn gọi là Cảm Ứng Thánh tự).
Tam Sơn còn nổi tiếng là đất khoa bảng, nơi sản sinh ra nhiều nhân tài xứ Kinh
Bắc. Hiện trạng hệ thống đường giao thông liên xã, liên thôn được đầu tư xây dựng
khá hoàn chỉnh, thuận tiện cho việc giao thương, đảm bảo giao thông đi lại, phục vụ



10

đời sống sinh hoạt, sản xuất và phát triển kinh tế. Về góc độ nhà ở, cũng như một số
địa phương khác ở khu vực này, ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa nhanh, nhà ở
người dân cũng có tình trạng đan xen giữa nhưng nhà truyền thống và nhưng nhà
xây dựng mới với nhiều hình thức khác nhau.
3) Xã Thụy Phú, huyện Phú Xuyên, Tp. Hà Nội
Xã Thụy Phú nằm ở phía Đông Bắc huyện Phú Xuyên, phía Đông giáp với
sông Hồng và huyện Khoái Châu (Hưng Yên), phía Bắc giáp Văn Nhân, phía Tây
giáp với Nam Phong, phía Nam giáp với xã Hồng Thái. Tổng diện tích đất tự nhiên
của xã Thụy Phú là 319,75 ha, bao gồm 3 thôn: Thụy Phú, Cát Bi và Đại Gia. Toàn
xã có tổng số hộ dân là 858 hộ và số khẩu là 3.212 nhân khẩu. Về truyền thống, tôn
giáo phổ biến ở Thụy Phú là Phật giáo với một di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia
là cụm di tích đình Cát Bi - Chùa Phổ Am đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp
hạng di tích lịch sử vào năm 1993.
Theo quan sát của NCS, đây là một xã thuần nông, chưa chịu nhiều tác động
của quá trình đô thị hóa nên về kiến trúc NOTT còn giữ được nguyên vẹn, chưa có
nhiều đổi thay như ở các vùng bị quá trình đô thị hóa tác động.
4) Xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Tp. Hà Nội
Xã Đường Lâm vốn là một làng cổ, hiện thuộc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà
Nội. Đường Lâm cách trung tâm thị xã khoảng 4,5km về phía Tây, phía Bắc giáp
huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc), phía Đông giáp phường Phú Thịnh, phía Nam
giáp xã Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây), phía Tây giáp xã Cam Thượng (huyện Ba Vì).
Với diện tích đất tự nhiên là 7,87 km2, tuy được gọi là làng cổ nhưng thực ra
Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn
Sơn Tây, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam
Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với
phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi. Đầu thế

kỷ 19, Đường Lâm là nơi đặt lỵ sở của trấn Sơn Tây.
Về cơ bản, Đường Lâm vẫn là một xã sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên với
các điều kiện thuận lợi như: xã có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đi qua,


11

hệ thống điện, đường đi của xã đã được đầu tư kinh phí xây dựng, và đặc biệt là có
di sản làng cổ ở Đường Lâm đã vinh dự được công nhận là di tích cấp quốc gia năm
2005, xã Đường Lâm đang có nhiều cơ hội để phát triển thương mại và du lịch
trong tương lai. Trong quá trình đi khảo sát, điền dã, NCS đã đến vùng đất của làng
Mông Phụ, xã Đường Lâm. Đây là một địa danh nổi tiếng về kiến trúc NOTT mà
cho đến nay vẫn còn được lưu giữ khá tốt, thậm chí một số ngôi nhà còn bảo tồn
được gần như nguyên vẹn.
* Xử lý số liệu
Sau khi tổng hợp phiếu điều tra, kết quả đã được xử lý và chạy số liệu theo
chương trình SPSS (16.0)
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Nếu như trong lĩnh vực nghệ thuật, mỹ thuật luôn là nghệ thuật đi tiên
phong trong các trào lưu, trong việc khẳng định xu hướng thời đại, cũng như trong
việc gìn giữ và phát huy yếu tố văn hóa bản sắc dân tộc thì trong lĩnh vực kiến trúc
– nội thất, yếu tố nào là yếu tố chính? yếu tố nào là yếu tố tiên phong trong việc tạo
ra bản sắc, tạo ra giá trị nghệ thuật thẩm mỹ cho các công trình?
- Cách làm nào là đúng xu thế và phù hợp để giữ gìn và phát huy bản sắc dân
tộc của kiến trúc - nội thất Việt nam trong hoàn cảnh và điều kiện ở nước ta hiện
nay?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
1) Kiến trúc nói chung và thẩm mỹ không gian nội thất nói riêng đối với
NOTT của người Việt ở CTBB chịu tác động của địa lý, khí hậu cũng như truyền

thống văn hóa của vùng này.
2) Những giá trị và đặc trưng thẩm mỹ tiêu biểu ở nội thất các công trình
kiến trúc công cộng như đình, đền, chùa... và trong kiến trúc nhà ở truyền thống
(bao gồm nhà ở của tầng lớp quan lại, địa chủ và nhà của nông dân) ở CTBB có mối
quan hệ biện chứng theo luận điểm khoa học cho rằng: kiến trúc truyền thống ở Việt
Nam không có sự nối dòng về niên đại mà chỉ nối dòng về ý thức xây dựng. Nói


12

cách khác, quan niệm thẩm mỹ truyền thống của mọi tầng lớp người Việt ở vùng
CTBB có sự tương đồng theo thời gian.
3) Trong quá trình đô thị hóa, xã hội Việt Nam hiện nay đã biến đổi toàn diện
và điều này có tác động mạnh mẽ đến kiến trúc nhà ở cũng như các không gian nội
thất nhà ở, nhiều giá trị đặc trưng thẩm mỹ của kiến trúc và nội thất NOTT cũng đã
biến đổi theo, chúng dường như chỉ còn tồn tại trong ý thức, trong quan niệm thẩm
mỹ của người Việt. Đây có thể chính là những giá trị thẩm mỹ cốt lõi, những “hằng
số” thẩm mỹ cần được lưu giữ và chuyển tải vào trong nội thất nhà ở hiện đại của
người Việt, một cách để hiển thị bản sắc văn hóa và bảo tồn các bản sắc này.
6. Đóng góp của luận án
6.1. Đóng góp về mặt lý luận
Cho đến thời điểm hiện tại, qua tổng hợp tư liệu cho thấy đã có nhiều công
trình nghiên cứu về đề tài NOTT, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu này tập trung
vào góc độ kiến trúc, về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, mối quan hệ
giữa văn hoá với kiến trúc... mà chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về không
gian bên trong (không gian nội thất), về tổ chức không gian, về mối quan hệ giữa
kiến trúc bên ngoài và không gian bên trong, về các yếu tố thẩm mỹ nội thất... của
các kiến trúc truyền thống này. Do đó đề tài “Thẩm mỹ trong không gian nội thất
nhà ở truyền thống của người Việt vùng châu thổ Bắc Bộ” hoàn toàn là một đề tài
mới, vấn đề nghiên cứu của đề tài chưa trở thành đối tượng nghiên cứu cụ thể,

chuyên biệt của bất cứ công trình khoa học nào.
Ở góc độ lý luận, kết quả nghiên cứu của luận án là những đóng góp ở
phương diện phương pháp luận và cách tiếp cận liên ngành, là các cơ sở khoa học,
là những nguyên lý, nguyên tắc mở đầu để có thể ứng dụng trong việc nghiên cứu
tiếp tục chủ đề này.
Như ta đã biết, nhu cầu phát triển xã hội tất yếu kéo theo sự phát triển về
kiến trúc nội thất nói chung và việc nghiên cứu lý luận về kiến trúc nội thất nói
riêng cũng gia tăng theo. Cũng như các khoa học khác, sau một thời gian dài đi sâu
phân tích, chia tách, thời gian gần đây các khoa học đang có xu hướng tích hợp và


13

xuất hiện hàng loạt các khoa học liên ngành. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài,
thẩm mỹ không gian nội thất NOTT cũng được nghiên cứu dưới góc độ liên ngành.
Kết quả luận án còn đóng góp thêm vào kho dữ liệu tham khảo về chủ đề
NOTT và các chủ đề khác có liên quan. Những quan điểm của luận án đưa ra có thể
được dùng để tham chiếu, so sánh, nhận định các kết quả ứng dụng thẩm mỹ truyền
thống trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc nội thất nhà ở hiện nay.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, bối cảnh đô thị hóa nhanh ở nước ta hiện nay,
nhiều lĩnh vực trong xã hội có sự biến đổi trong đó bao gồm cả lĩnh vực kiến trúc nội thất. Nhiều giá trị, nhiều quan niệm thẩm mỹ truyền thống lâu đời trong xã hội
Việt Nam cũng thay đổi theo, thay vào đó là sự suy tôn các giá trị thẩm mỹ ngoại
lai, phô trương hợm hĩnh về hình thức. Việc nghiên cứu, xác định lại các giá trị này
từ đó đưa ra các giải pháp nhằm truyền tải các chúng vào việc thiết kế kiến trúc nội
thất hiện đại là việc làm thực tế, cần thiết và cấp bách.
Kết quả của luận án sẽ góp phần vào việc thể hiện và gìn giữ những giá trị
truyền thống mang bản sắc dân tộc trong bối cảnh đương đại.
7. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu (13 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo (10

trang) và Phụ lục (59 trang), nội dung của luận án được kết cấu thành 3 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, Cơ sở lý luận và khái quát nhà
ở truyền thống của người Việt vùng châu thổ Bắc Bộ (50 trang).
Chƣơng 2: Đặc trưng thẩm mỹ trong không gian nội thất nhà ở truyền thống
của người Việt vùng châu thổ Bắc Bộ (59 trang).
Chƣơng 3: Phát huy giá trị của nhà ở truyền thống trong xây dựng nhà ở
nông thôn hiện nay (34 trang).


14

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ KHÁI QUÁT NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT
VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu của đề tài
1.1.1. Những công trình đề cập đến loại hình kiến trúc truyền thống ở
vùng châu thổ Bắc Bộ
Phải nói rằng Kiến trúc truyền thống Việt Nam nói chung, NOTT Việt Nam nói
riêng không phải là một đề tài mới, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trước đây đã đề
cập đến vấn đề này, những công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến là:
Năm 1972, tác giả Nguyễn Bá Lăng công bố công trình Kiến trúc Phật Giáo
Việt Nam. Với vốn hiểu biết sâu rộng của một kiến trúc sư - nhà nghiên cứu,
Nguyễn Bá Lăng đã đi vào mô tả hết sức chi tiết những cấu kiện kiến trúc trong các
công trình kiến trúc truyền thống của dân tộc như đình, chùa và một số di tích khác
trong từng thời điểm lịch sử. Và điều quan trọng là, tác giả coi đây chính là vốn
kiến thức quý báu và dồi dào để khai thác, ứng dụng trong các công trình kiến trúc
đương thời trong đó có loại hình nhà ở.
Năm 1982, nhóm các tác giả Phạm Văn Đồng, Bế Viết Đẳng, Nguyễn Văn
Huy... đã công bố công trình Góp phần nghiên cứu bản lĩnh bản sắc các dân tộc ở

Việt Nam [63]. Đây có thể coi là một sự trình bày, phản ánh khá rõ nét những
nghiên cứu về sự phát triển dân tộc Việt Nam từ các khía cạnh văn hoá, lãnh thổ,
tộc người trong quan hệ với phạm trù quốc gia cho đến các vấn đề về nhân chủng
học, dân tộc học các dân tộc ít người và giao lưu văn hoá Việt - Chàm. Đặc biệt,
trong công trình này có một phần khảo cứu về những đặc điểm của truyền thống
kiến trúc cổ Việt Nam, trong đó bao gồm cả loại hình NOTT như một sự đồng hành
cùng với lịch sử phát triển của dân tộc. Có thể nhận thấy, đây là công trình nghiên
cứu theo phương pháp tiếp cận của ngành dân tộc học trong đó chủ yếu sử dụng


15

phương pháp rất đặc trưng của chuyên ngành này là phương pháp mô tả chân thực
và chi tiết.
Năm 1986, công trình Kiến trúc Việt Nam của tác giả Ngô Huy Quỳnh [69]
được ra mắt như một tổng quan về nền kiến trúc Việt Nam mà một bộ phận trong đó
là kiến trúc nhà ở theo phân kỳ lịch sử: từ kiến trúc cổ, kiến trúc đến cuối thế kỷ 18,
kiến trúc dưới triều Nguyễn, kiến trúc Việt Nam dưới thời bị thực dân Pháp xâm
lược, kiến trúc sau Cách mạng tháng Tám ở miền Bắc, kiến trúc ở miền Nam Việt
Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến ngày giải phóng. Từ bức tranh tổng
quan ấy, tác giả đã nêu lên những nhận xét, đánh giá và đề xuất trong việc xây dựng
một nền kiến trúc Việt Nam mới có sự kết hợp giữa yếu tố hiện đại với yếu tố
truyền thống.
Năm 1987, tác giả Nguyễn Tất Thành, trong bài viết “Tìm hiểu tính dân tộc
trong kiến trúc hiện đại” [70] đã trình bày một kết luận quan trọng: một trong những
đặc trưng của tính dân tộc trong kiến trúc hiện đại chính là sự gắn bó hữu cơ và hài
hòa của mối quan hệ con người - kiến trúc - thiên nhiên. Điều này có thể thấy được
thể hiện rất rõ trong các ngôi nhà ở truyền thống của người Việt. Từ đặc trưng ấy,
tác giả đã đi đến một số gợi ý trong việc quy hoạch, tổ chức không gian trung gian
để tạo dựng được những công trình mang đậm tính dân tộc trong nền kiến trúc hiện

đại.
Năm 1991, Kiến trúc cổ Việt Nam [48] của tác giả Vũ Tam Lang được xem
như là một trong những công trình đầu tiên quan tâm đến lược trình phát triển nền
kiến trúc cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Trong công trình này, ông đã phân chia
kiến trúc cổ Việt Nam gồm có 5 loại hình là: Kiến trúc quân sự - quốc phòng; Kiến
trúc cung điện - dinh thự; Kiến trúc tôn gíao tín ngưỡng (chùa, đền, văn miếu,
lăng/mộ, đình làng, tháp Chăm); Kiến trúc dân gian (nhà ở dân gian, kiến trúc công
cộng dân gian: cầu, cổng làng, quán điếm); Kiến trúc vườn cảnh. Nhà ở dân gian
cùng các loại hình khác đã được tác giả đi vào khảo cứu ở nhiều khía cạnh: từ hoàn
cảnh sản sinh, các loại hình, vật liệu, phương thức xây dựng, nghệ thuật trang trí,
điêu khắc cho đến nghệ thuật bố cục tạo hình, màu sắc đã được các thế hệ tiền nhân


16

sáng tạo và vận dụng trong các công trình kiến trúc cổ dân gian Việt Nam. Trên cơ
sở đó, tác giả đã đi đến khái quát những đặc trưng cơ bản của nền kiến trúc truyền
thống Việt Nam.
Trong năm này, công trình Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Hồng [51]
của tác giả Vũ Tự Lập và nhóm tác giả biên soạn cũng đã đề cập tới ngôi nhà ở
truyền thống của cư dân đồng bằng sông Hồng trong tổng thể khảo cứu về đời sống
văn hóa vật chất và tinh thần của dân cư nơi đây dưới cách tiếp cận địa văn hóa (địa
lý tự nhiên và địa lý kinh tế - xã hội). Đó là dấu ấn vật chất được sản sinh từ môi
trường địa lý tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng với
chủ thể sáng tạo là các cư dân nông nghiệp lúa nước. Những mái nhà ấy chính là
một trong những giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của cư dân đồng bằng sông
Hồng, và những giá trị này luôn có tầm quan trọng như là tiền đề/nền tảng để xây
dựng một nền văn hóa mới phù hợp với thời đại công nghiệp hóa và đô thị hóa quy
mô toàn cầu trên cơ sở kế thừa và giữ gìn tinh hoa văn hóa truyền thống.
Năm 1994, nhóm tác giả Nguyễn Cao Luyện, Tạ Mĩ Duật, Ngô Huy Quỳnh...

ra mắt công trình nghiên cứu Bàn về vấn đề dân tộc và hiện đại trong kiến trúc Việt
Nam [53]. Cuốn sách là sự tập hợp một số bài viết, công trình nghiên cứu của các
kiến trúc sư và nhà nghiên cứu văn hóa nghệ thuật có cùng mục tiêu phấn đấu xây
dựng một nền kiến trúc hiện đại mang bản sắc dân tộc, giữ được nét truyền thống
(tính dân tộc) trong xu hướng phát triển và hội nhập của kiến trúc thế giới. Các
nghiên cứu trong công trình này mặc dù được tiếp cận có thể từ góc độ hẹp của
chuyên ngành kiến trúc hoặc theo hướng tiếp cận liên ngành văn hóa - kiến trúc
song đều xoay quanh chủ đề bàn về vấn đề dân tộc và hiện đại trong kiến trúc xét từ
nhiều khía cạnh như: đặc điểm của kiến trúc Việt Nam; quan niệm về kiến trúc dân
tộc hay biểu hiện của tính dân tộc trong nền kiến trúc cổ Việt Nam; liên hệ với những
đặc điểm của kiến trúc Việt Nam hiện đại để xác định những yếu tố dân tộc và yếu tố
hiện đại trong kiến trúc cũng như nhận định, đánh giá về xu hướng dân tộc ở các
công trình kiến trúc hiện đại Việt Nam và trong đó thì nhà ở cũng là một loại hình cần
được quan tâm. Sau cùng, các tác giả đều đi đến sự thống nhất khi cho rằng: văn hóa


17

nói chung và kiến trúc nói riêng không nằm ngoài xu hướng chung của thời đại đó
là sự giao lưu, tiếp cận những tinh hoa của thế giới trong hoàn cảnh cụ thể của Việt
Nam và giữ gìn được bản sắc văn hóa vốn có thể hiện được tri thức, tâm hồn, làm
phong phú thêm cái riêng của nền kiến trúc Việt Nam.
Năm 1999, tác giả Nguyễn Bá Đang công bố bài viết “Bản sắc kiến trúc Việt
Nam” [21]. Từ góc nhìn chuyên môn của một kiến trúc sư, ông đã tập trung phân
tích đặc điểm cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến nền kiến trúc Việt Nam qua
từng thời kỳ: giai đoạn trước thế kỷ 19, giai đoạn từ 1945 đến 1980, giai đoạn 1980
đến nay. Từ những phân tích này, tác giả bài viết cho rằng kiến trúc truyền thống trong đó có sự hiện diện của những nếp nhà truyền thống ở giai đoạn trước thế kỷ
19 được xem là cơ sở của bản sắc kiến trúc dân tộc Việt Nam. Sau cùng, tương tự
như một số công trình đi trước, tác giả đã đề xuất một vài kiến nghị về việc xây
dựng nền kiến trúc hiện đại phục vụ cho đời sống đương đại theo tiêu chí giữ gìn và

phát huy bản sắc dân tộc.
Cũng bàn về vấn đề bản sắc trong kiến trúc, năm 2000 tác giả Hoàng Hải có
bài viết “Lý thuyết và thực tiễn trong nghiên cứu và ứng dụng bản sắc dân tộc trong
kiến trúc Việt Nam” [27] với việc đưa ra một số nhận định về bản sắc dân tộc của
kiến trúc, theo tác giả, đây là vấn đề thực sự cần thiết phải nghiên cứu để có cơ sở
khoa học ứng dụng vào thực tiễn nhằm xây dựng và giữ gìn tính dân tộc của nền
kiến trúc Việt Nam khi xây dựng các công trình như nhà ở hay công trình phục vụ
đời sống cộng đồng, tránh những sai lầm, lệch lạc đáng tiếc.
Năm 2002, tác giả Nguyễn Đình Toàn trong công trình Kiến trúc Việt Nam
qua các triều đại [92] có nhắc tới loại hình NOTT khi nghiên cứu về lịch sử kiến
trúc theo sự phân kỳ các giai đoạn lịch sử. Tác giả đã phân loại các loại hình kiến
trúc và đặt vấn đề nghiên cứu các di tích gắn với các triều đại sinh ra nó. Theo đó, ở
mỗi thời kỳ lịch sử đều có các loại hình kiến trúc được xây dựng, tôn tạo cũng như
biến đổi phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội lúc đương thời. Giá trị nhân
văn của lịch sử mỗi thời đại sẽ được biểu hiện trên những giá trị văn hóa vật thể thời
kỳ ấy, mà kiến trúc (trong đó có kiến trúc nhà ở) không nằm ngoài phạm trù đó.


18

Năm 2003, tác giả Nguyễn Thị Hoà đã bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ lịch
sử Các loại hình di tích kiến trúc trong khu phố cổ Hà Nội (thế kỷ XIX) [31] trong
đó tập trung nghiên cứu, khảo sát nhiều loại hình di tích kiến trúc truyền thống
trong khu phố cổ với sự thích ứng của các loại hình di tích đó trong môi trường đô
thị ở thời điểm thế kỷ XIX. Trong số các loại hình di tích ở khu phố cổ Hà Nội được
công trình này tập hợp, thống kê, phân loại, khảo tả và nhận xét, có cả loại hình di
tích cư trú là NOTT. Là một luận án thuộc chuyên ngành Khảo cổ học, tác giả đã
lựa chọn sử dụng phương pháp khảo cổ truyền thống như điều tra điền dã, phân
loại, khảo tả điển hình, đo vẽ, chụp ảnh, dập hoa văn… để triển khai giải quyết các
vấn đề nghiên cứu.

Năm 2004, Traditional Vietnamese architecture của nhóm tác giả Nguyễn
Bá Đang, Nguyễn Vũ Phương, Tạ Hoàng Vân - một công trình được xuất bản bằng
tiếng Anh đã đi vào tìm hiểu các nhân tố hình thành cùng đặc trưng của một số kiểu
kiến trúc Việt Nam truyền thống như đình, chùa, tháp, đền, cung điện, lăng mộ và
đặc biệt là kiến trúc phố cổ với sự tồn tại và hiện diện của những ngôi nhà cổ trong
quá trình phát triển lâu dài của lịch sử dân tộc. Một trong những nhận định quan
trọng xuyên suốt của nhóm tác giả ở công trình nghiên cứu về kiến trúc truyền
thống Việt Nam này là: các kiến trúc truyền thống Việt Nam - trong đó có NOTT
với những nét đặc trưng riêng mang tính bền vững được thể hiện ở bố cục không
gian kiến trúc, trong việc sử dụng vật liệu để tạo nên công trình kiến trúc với trình
độ khoa học kỹ thuật và tư duy thẩm mỹ... đã trở thành những công trình tiêu biểu
mang dấu ấn của thời đại, phản ánh các đặc thù về kinh tế, chính trị, xã hội… của
dân tộc theo từng giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội.
Cũng trong năm này, tác giả Tôn Thành Chi đã có bài viết “Màu sắc trong di
sản kiến trúc cổ Việt Nam” [12]. Từ việc tìm hiểu về ý nghĩa, cách dùng màu sắc
trong nghệ thuật trang trí ở các công trình kiến trúc cổ Việt Nam, tác giả đã hướng
tới mục đích nghiên cứu chính của công trình này là bàn về kỹ thuật chế tác các
màu sắc phù hợp để sử dụng, phục vụ trong công tác trùng tu, tôn tạo di tích cũng


19

như tầm quan trọng của công tác nghiên cứu phục hồi màu sắc cho các công trình
kiến trúc cổ như đình, đền, chùa, nhà cửa...
Năm 2005, tác giả Nguyễn Thị Tuấn Tú có bài viết “Vài suy nghĩ về công
tác bảo tồn di tích ở Hà Tây: Qua việc thực hiện dự án điều tra cơ bản di tích kiến
trúc cổ truyền của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ” [98]. Đây là công trình được
nghiên cứu dưới góc độ tiếp cận của chuyên ngành bảo tồn bảo tàng. Tác giả đã bày
tỏ suy nghĩ về một số bất cập còn tồn tại trong công tác bảo tồn di tích khi dựa trên
kết quả khảo sát các di tích kiến trúc truyền thống (bao gồm cả NOTT) của 11 trong

tổng số 14 huyện của tỉnh Hà Tây cũ như: vấn đề kinh phí và sử dụng kinh phí đầu
tư cho tu bổ di tích, công tác quản lý hoạt động bảo tồn di tích. Trên cơ sở thực
trạng đó, tác giả đã đề xuất một số ý kiến đóng góp để việc bảo tồn, tu bổ di tích Hà
Tây được tốt hơn.
Năm 2006, tác giả Nguyễn Thanh Tùng công bố bài viết Phát huy bản sắc
văn hoá địa phương qua khai thác kiến trúc truyền thống, trong đó nhà ở truyền
thống của một số dân tộc có được tác giả điểm tới trong tổng thể nghiên cứu khảo
sát về kiến trúc truyền thống tiêu biểu ở các địa phương. Tác giả nhận định, Việt
Nam là một quốc gia đa dân tộc - gồm 54 dân tộc, bên cạnh kiến trúc truyền thống
của dân tộc Kinh được nhìn nhận là tiêu biểu cho cả nước và cho các đô thị Việt
Nam, đặc biệt là các đô thị vùng đồng bằng miền biển thì kiến trúc dân gian của các
dân tộc khác ở Việt Nam cũng thể hiện bản sắc riêng của từng địa phương như:
Kiến trúc Chàm với các tháp Chàm - di tích của nền văn hóa Chăm Pa chịu ảnh
hưởng của nền văn hóa cổ trung đại Ấn Độ tiêu biểu của miền Trung đất nước; Kiến
trúc Khơ Me tiêu biểu của miền Đông Nam Bộ; Kiến trúc đồng bào các dân tộc Tây
nguyên tiêu biểu cho khu vực miền Nam Trung Bộ; Kiến trúc Mường tiêu biểu cho
vùng Hòa Bình; Kiến trúc Thái vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ và Kiến trúc đồng bào
Tày Nùng tiêu biểu cho vùng Đông Bắc… Những đặc điểm trong kiến trúc truyền
thống ở các địa phương chính là một biểu hiện rõ nét về bản sắc văn hóa vùng miền,
và là một bộ phận quan trọng góp phần tạo nên tổng thể bản sắc văn hóa của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam.


×