Tải bản đầy đủ (.pdf) (245 trang)

Luận án tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành trình độ tập luyện đối với thành tích thi đấu của vận động viên đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 245 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO        BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM VIỆT THANH

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC 
YẾU TỐ CẤU THÀNH TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN ĐỐI VỚI 
THÀNH TÍCH THI ĐẤU CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN 
ĐỘI TUYỂN ĐÁ CẦU TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC


TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO        BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM VIỆT THANH

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC 
YẾU TỐ CẤU THÀNH TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN ĐỐI VỚI 
THÀNH TÍCH THI ĐẤU CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN 
ĐỘI TUYỂN ĐÁ CẦU TỈNH ĐỒNG THÁP

Ngành: Giáo dục học
Mã số: 9140101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Nguyễn Quang Vinh


2.

GS.TS Lê Nguyệt Nga

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, 
kết quả  nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố  trong  
bất kỳ công trình nào.

Tác giả luận án

   Phạm Việt Thanh


MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


4

1.1. Sự hình thành và phát triển môn Đá cầu

4

1.1.1.

Sự hình thành và phát triển môn đá cầu ở Việt Nam

4

1.1.2.

Thành tích đã đạt được của đá cầu Việt Nam

6

1.2. Đặc điểm môn Đá cầu

6

1.2.1. Đặc điểm kỹ thuật Đá cầu

6

1.2.2. Đặc điểm thể lực môn Đá cầu

9


1.2.3. Đặc điểm thi đấu môn Đá cầu

10

1.3.

Các yếu tố cấu thành thành tích thi đấu môn Đá cầu

12

1.3.1. Yếu tố thể lực

13

1.3.2. Yếu tố kỹ thuật

21

1.3.3. Yếu tố chiến thuật

23

1.3.4. Yếu tố hình thái

25

1.3.5. Yếu tố tâm lý

27


1.3.6. Yếu tố chức năng

28

1.4.  Cơ sở lý luận về đánh giá TĐTL của VĐV đá cầu
1.4.1.

Tầm quan trọng việc  đánh giá TĐTL của VĐV đội tuyển đá 

31
31

cầu tỉnh Đồng Tháp
1.4.2. Quan điểm của các nhà khoa học về đánh giá TĐTL

33

1.4.3. Phương pháp kiểm tra, đánh giá TĐTL của VĐV đá cầu

38

1.5.  Vài nét về đá cầu Đồng Tháp

43

1.6.  Các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
1.6.1. Các công trình nghiên cứu về TĐTL ở một số môn thể thao

44

44


1.6.2. Các công trình nghiên cứu về môn Đá cầu

48
53

Chương   2:  ĐỐI   TƯỢNG,   PHƯƠNG   PHÁP   VÀ   TỔ   CHỨC   NGHIÊN 
CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

53

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

53

2.1.2. Khách thể nghiên cứu

53

Phương pháp nghiên cứu 

53

2.2.

2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu liên quan.


53

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn.

54

2.2.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm

54

2.2.4.

Phương pháp kiểm tra y­sinh học.

55

2.2.5. Phương pháp nhân trắc học

61

2.2.6. Phương pháp kiểm tra tâm lý

61

2.2.7.

Phương pháp toán học thống kê

2.3. Tổ chức nghiên cứu


61
63

2.3.1. Thời gian nghiên cứu

63

2.3.2. Địa điểm nghiên cứu

64

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

65

Xác định các tiêu chí về  thể  lực, kỹ  thuật, hình thái, tâm lý, chức 

65

năng đánh giá TĐTL của VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp.
3.1.1. Tổng hợp các tiêu chí đánh giá TĐTL của VĐV đội tuyển đá 

65

cầu tỉnh Đồng Tháp.
3.1.2. Lựa chọn các tiêu chí đánh giá TĐTL của VĐV đội tuyển đá 

71


cầu tỉnh Đồng Tháp.
3.1.3. Kết quả  phỏng vấn các tiêu chí dùng để  đánh giá TĐTL của 

72

VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp.
3.1.4. Kiểm nghiệm độ tin cậy và tính thông báo

74

3.1.

Thực trạng TĐTL VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp.

76

Nghiên cứu mức độ   ảnh hưởng của các yếu tố  thể  lực, kỹ  thuật,  

94

3.1.5.
3.2.


hình thái, tâm lý, chưc năng đối với TTTĐ của VĐV đội tuyển đá cầu  
tỉnh Đồng Tháp.
3.2.1. Mối tương quan giữa TTTĐ với từng yếu tố thể lực, kỹ thuật, 

94


hình thái, tâm lý, chức năng của VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp.
3.2.2. Xác   định   tỷ   trọng   ảnh   hưởng   của   từng   yếu   tố   thể   lực,   kỹ 

104

thuật, hình thái, tâm lý, chức năng đến TTTĐ của VĐV đội tuyển đá cầu 
tỉnh Đồng Tháp.
3.2.3. Bàn luận về  mức độ   ảnh hưởng của các yếu tố  thể  lực, kỹ 

119

thuật, hình thái, tâm lý, chức năng đối với TTTĐ của VĐV đội tuyển đá 
cầu tỉnh Đồng Tháp
3.3.

Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL cho VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh 

Đồng Tháp.
3.3.1. Xây dựng thang điểm C.

126
126

Xây dựng tiêu chuẩn phân loại các tiêu chí  đánh giá TĐTL của 

127

VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp.
3.3.3. Kiểm nghiệm tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của VĐV đội tuyển  


128

Đá cầu tỉnh Đồng Tháp.
3.3.4. Xây dựng tiêu chuẩn tổng hợp có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng 

131

của từng yếu tố đến TTTĐ.
3.3.5. Hướng dẫn cách sử  dụng tiêu chuẩn có tỷ  trọng  ảnh hưởng  

132

đánh giá TĐTL cho VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp
3.3.6. Ứng dụng tiêu chuẩn phân loại TĐTL cua
̉  VĐV  đội tuyển đá 

136

cầu tỉnh Đồng Tháp theo ty trong anh h
̉ ̣
̉
ưởng.
3.3.7. Bàn luận về xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL cho VĐV đội 

140

tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp
KẾT LUẬN ­ KIẾN NGHỊ

142


3.3.2.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐàCÔNG BỐ 
CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

CS

Công suất

DTS

Dung tích sống

HLTT

Huấn luyện thể thao

HLV

Huấn luyện viên

LVĐ

Lượng vận động


NXB

Nhà xuất bản

PCCC

Phát cầu cao chân

SW

Shapyro ­ Winki

TDTT

Thể dục thể thao

TĐTL

Trình độ tập luyện

TTTĐ

Thành tích thi đấu

TTTT

Thành tích thể thao

VĐV


Vận động viên


DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG TRONG LUẬN ÁN
cm

Centimet

g

Gram

g/l

Gram/lít

kg

Kilôgram

l/ph

Lít/phút

m

Mét

ml


Mililít

ml/ph

Mililít/phút

ml/ph/kg

Mililít/phút/ Kilôgram

mm

Milimét

mmHg

Milimét thủy ngân

ms

Miligiây

m/s

Mét/giây

s

Giây


W

watt

w/kg

Watt/kilôgram


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số

TÊN BẢNG

Trang

3.1

So sánh kết quả hai lần phỏng vấn các tiêu chí đánh giá  TĐTL 
Sau 73
của VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp

3.2

Hệ  số  tin cậy các tiêu chí đánh giá TĐTL của nam VĐV đội 
Sau 74
tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp (n=10)

3.3
3.4

3.5

Hệ  số  tin cậy các tiêu chí đánh giá TĐTL của nữ  VĐV đội 
Sau 74
tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp (n=9)
Hệ số  tương quan giữa thành tích các tiêu chí đánh giá TĐTL 
với thành tích thi đấu của VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng  Sau 75
Tháp
Tổng hợp thành tích các tiêu chí đánh giá thực trạng TĐTL 
Sau 76
VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp

3.6

Thành tích của nam VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp.

98

3.7

Thành tích của nữ VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp.

99

3.1
0

Kiểm định phân phối chuẩn Shapyro – Winki các tiêu chí dùng 
để   đánh  giá  TĐTL   của nam  VĐV  đội  tuyển  đá  cầu  Đồng  
Tháp (n=10)

Kiểm định phân phối chuẩn Shapyro – Winki các chỉ tiêu dùng 
để đánh giá TĐTL của nữ VĐV đội tuyển đá cầu Đồng Tháp 
(n=9)
Bảng điểm thành tích các tiêu chí đánh giá TĐTL của nam  vận 
động viên đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp

3.1
1

Bảng điểm thành tích các tiêu chí đánh giá TĐTL của nữ vận  
động viên đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp

Sau 
102

3.1
2

Bảng điểm trung bình các yếu tố đánh giá TĐTL của nam vận 
động viên đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp

Sau 
102

3.1
3

Bảng điểm trung bình các yếu tố đánh giá TĐTL của nữ vận 
động viên đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp


Sau 
102

3.8

3.9

Sau 
102
Sau 
102
Sau 
102


3.1
5

Hệ  số  tương quan giữa các yếu tố  đánh giá  TĐTL của vận 
động viên đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp với thành tích thi 
đấu
Mối tương quan giữa các tiêu chí đánh giá TĐTL của nam 
VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp

Sau 
104

3.1
6


Mối tương quan giữa các tiêu chí đánh giá TĐTL của nữ VĐV 
đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp

Sau 
107

3.1
7

Hệ số  tương quan giữa các yếu tố  với nhau và với thành tích 
thi đấu của nam VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp

111

3.1
8

Hệ số  tương quan giữa các yếu tố  với nhau và với thành tích 
thi đấu của nữ VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp

113

3.1
9

Ty trong anh h
̉ ̣
̉
ưởng (β) cac yêu tô đanh gia TĐTL cua VĐV
́ ́ ́ ́

́
̉
 
đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp vơi thanh tich thi đâu
́ ̀ ́
́

117

3.2
0

Bảng điểm thành tích theo khoảng giá trị  từng tiêu chí đánh 
giá TĐTL của nam VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp

Sau 
126

3.2
1

Bảng điểm thành tích theo khoảng giá trị  từng tiêu chí đánh 
giá TĐTL của nữ VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp

Sau 
126

3.2
2


Bảng điểm phân loại tổng hợp TĐTL theo từng yếu tố  của  
VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp

127

3.2
3

Bảng điểm và phân loại  TĐTL của nam vận động viên đội 
tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp

128

3.2
4

Bảng  điểm  và phân loại  TĐTL của nữ  vận  động viên  đội 
tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp

129

3.2
5

Bang điêm tông h
̉
̉
̉
ợp phân loai TĐTL cua
̣

̉  VĐV  đội tuyển đá 
cầu tỉnh Đồng Tháp theo ty trong anh h
̉ ̣
̉
ưởng

131

3.2
6

Bảng điểm và phân loại  TĐTL của nam vận động viên đội 
tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng

136

3.2
7

Bảng  điểm  và phân loại  TĐTL của nữ  vận  động viên  đội 
tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng

138

3.2
8

Bảng tính tổng hợp các tiêu chí đánh giá TĐTL nam VĐV đội 
tuyển đá cầu tỉnh Đồng tháp


Sau 
139

3.2
9

Bảng tính tổng hợp các tiêu chí đánh giá TĐTL nữ  VĐV đội 
tuyển đá cầu tỉnh Đồng tháp

Sau 
139

3.1
4

103


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số
3.1
3.2

3.3

3.4
3.5
3.6
3.7
3.8

3.9
3.1
0
3.1
1
3.1
2
3.1
3
3.1
4

TÊN BIỂU ĐỒ
So sánh mối tương quan giữa các yếu tố  đánh giá TĐTL của 
VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp với thành tích thi đấu
Tỷ  lệ  % số  lượng hệ  số  tương quan  ở  từng mức độ  của các  
tiêu chí đánh giá TĐTL cho nam VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh  
Đồng Tháp
Tỷ lệ % mức độ tương quan giữa các tiêu chí trong từng yếu tố 
đánh giá  TĐTL  của  nam VĐV   đội tuyển  đá cầu  tỉnh  Đồng 
Tháp
Tỷ  lệ  % số  lượng hệ  số  tương quan  ở  từng mức độ  của các  
tiêu chí  đánh giá TĐTL cho nữ  VĐV  đội tuyển  đá cầu tỉnh 
Đồng Tháp
Tỷ lệ % mức độ tương quan giữa các tiêu chí trong từng yếu tố 
đánh giá TĐTL của nữ VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp
Tỷ  lệ  % số  lượng hệ  số  tương quan  ở  từng mức độ  của các  
yếu tố  đánh giá TĐTL cho nam VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh  
Đồng Tháp
Tỷ  lệ  % mức độ  tương quan giữa các yếu tố  đánh giá TĐTL  

của nam VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp
Tỷ  lệ  % số  lượng hệ  số  tương quan  ở  từng mức độ  của các  
yếu  tố   đánh  giá  TĐTL  cho   nữ  VĐV   đội  tuyển   đá  cầu  tỉnh  
Đồng Tháp
Tỷ  lệ  % mức độ  tương quan giữa các yếu tố  đánh giá TĐTL  
của nữ VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp
Mức độ   ảnh hưởng của các yếu tố  đến TTTĐ của nam VĐV 
đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp.
Mức độ   ảnh hưởng của các yếu tố  đến TTTĐ của nữ  VĐV  
đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp

Trang
104
105

107

108
110
112
113
114
115
118
119

Tỷ lệ xếp loại nam VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp 

129


Tỷ lệ xếp loại nữ VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp

130

Tỷ lệ xếp loại nam VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp có 
tính đến tỷ trọng ảnh hưởng

137


3.1
5

Tỷ  lệ  xếp loại nữ  VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp có 
tính đến tỷ trọng ảnh hưởng

138


1
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài 
Đá cầu là môn thể thao đối kháng khác sân, các tình huống cầu diễn ra  
liên tục với tốc độ  nhanh. Đặc điểm của môn đá cầu thể  hiện chủ  yếu qua  
các động tác được thực hiện bằng chân, đôi khi bằng ngực và đầu nhưng các  
động tác được thực hiện bằng chân đóng vai trò chủ đạo. Các tình huống tấn 
công thường diễn ra trên lưới với nhiều động tác khó, nên thành tích thi đấu  
(TTTĐ) của môn đá cầu còn bị chi phối bởi các yếu tố  quan trọng như: Thể 
lực, kỹ ­ chiến thuật, hình thái, tâm lý, chức năng.
Trình độ  tập luyện (TĐTL) là một phức hợp gồm nhiều thành tố  y ­ 

sinh, tâm lý, kỹ  ­ chiến thuật, thể  lực, ngày càng được nâng cao nhờ   ảnh  
hưởng trực tiếp lâu dài của lượng vận động (LVĐ) tập luyện và thi đấu cũng 
như  các liệu pháp hỗ  trợ  ngoại sinh khác [37, tr 8]. Trong thể thao hiện đại, 
việc kiểm tra đánh giá TĐTL của vận động viên (VĐV) có một vị trí vô cùng 
quan trọng trong quy trình huấn luyện nhiều năm cần  phải được tiến hành 
toàn diện trên nhiều yếu tố  về  hình thái, chức năng, tâm lý, các yếu tố  về 
năng lực thể  thao của từng VĐV. Qua đó giúp huấn luyện viên (HLV) có  
được những thông tin khoa học cần thiết, nhằm xây dựng kế  hoạch huấn  
luyện phù hợp với từng VĐV, góp phần nâng cao TTTĐ.
Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về TĐTL ở nhiều môn 
thể  thao khác nhau của  các tác giả, nhưng việc nghiên cứu tỷ  trọng  ảnh 
hưởng của từng yếu tố  cấu thành TĐTL đến TTTĐ của VĐV thì chưa có 
nhiều tác giả quan tâm. Đến nay chỉ có một vài tác giả nghiên cứu về tỷ trọng  
ảnh hưởng như: Nguyễn Quang Vinh  ở  môn xe  đạp  đường trường,  Đàm 
Tuấn Khôi ở  môn cầu lông, Trịnh Toán ở  môn điền kinh. Tuy nhiên, đối với  
môn đá cầu thì chưa có tác giả nào nghiên cứu về tỷ trọng ảnh hưởng của các 
yếu tố cấu thành TĐTL đối với TTTĐ của VĐV.


2
Ở  Đồng Tháp cho đến nay chỉ  có hai công trình nghiên cứu về  tiêu 
chuẩn tuyển chọn và đánh giá TĐTL VĐV đá cầu, gồm luận văn cử nhân của 
Ngô Trần Thiên Hương và luận văn thạc sĩ  của Nguyễn Văn Vững. Tuy  
nhiên, các công trình này chưa nghiên cứu đầy đủ các yếu tố cấu thành TĐTL, 
các tiêu chí kiểm tra đánh giá cũng chưa nhiều, chưa toàn diện nên việc kiểm 
tra đánh giá trước giờ  chưa được áp dụng và chỉ  dựa trên kinh nghiệm của 
HLV là chính, dẫn đến hiệu quả  huấn luyện chưa tương xứng so với tiềm  
năng. Vì vậy, việc xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá cũng như  nghiên cứu  
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành TĐTL đến TTTĐ của VĐV đội 
tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp sẽ  giúp công tác kiểm tra đánh giá TĐTL của 

VĐV được khoa học và chính xác hơn, qua đó có được những thông tin khoa  
học làm cơ  sở  xây dựng cũng như  điều chỉnh kế hoạch huấn luyện phù hợp 
với từng VĐV, góp phần nâng cao hiệu quả  huấn luyện và TTTĐ. Với tầm  
quan trọng đó, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài:
 “Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành trình độ  
tập luyện đối với thành tích thi đấu của vận động viên đội tuyển đá cầu  
tỉnh Đồng Tháp”.
Mục đích nghiên cứu
Xác định mức độ   ảnh hưởng của các yếu tố  cấu thành TĐTL đối với  
TTTĐ của VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp. Qua đó cung cấp những 
thông tin khoa học cần thiết cho HLV, nhà chuyên môn, góp phần nâng cao 
hiệu quả tập luyện và thi đấu cho VĐV Đá cầu.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu 1: Xác định các tiêu chí về thể lực, kỹ thuật, hình thái, tâm lý, 
chức năng đánh giá TĐTL của VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp.


3
­ Tổng hợp các tiêu chí đánh giá TĐTL cho VĐV đá cầu từ các tài liệu, 
công trình nghiên cứu của các nhà khoa học.
­ Lựa chọn các tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện của VĐV đội tuyển 
đá cầu tỉnh Đồng Tháp.
­ Phỏng vấn các HLV, chuyên gia và các nhà chuyên môn. 
­ Kiểm nghiệm độ tin cậy và tính thông báo.
­ Đánh giá thực trạng trình độ tập luyện của VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh 
Đồng Tháp.
Mục tiêu 2: Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thể lực, kỹ 
thuật, hình thái, tâm lý, chức năng đối với thành tích thi đấu của VĐV đội  
tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp.
­ Mối tương quan giữa TTTĐ với từng yếu tố  thể  lực, kỹ  thuật, hình 

thái, tâm lý, chức năng của VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh Đồng Tháp.
­ Xác định tỷ trọng  ảnh hưởng của từng yếu tố thể lực, kỹ thuật, hình 
thái, tâm lý, chức năng đến thành tích thi đấu của VĐV đội tuyển đá cầu tỉnh  
Đồng Tháp.
Mục tiêu 3: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL cho VĐV đội tuyển  
đá cầu tỉnh Đồng Tháp.
­ Xây dựng thang điểm C (thang điểm 10).
­ Xây dựng tiêu chuẩn phân loại. 
­ Xây dựng tiêu chuẩn tổng hợp có tính đến tỷ  trọng  ảnh hưởng của  
từng yếu tố đến thành tích thi đấu.
­ Kiểm nghiệm tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của VĐV đội tuyển Đá cầu 
tỉnh Đồng Tháp.
Giả thuyết khoa học 
Trong thể thao hiện đại, việc xác định được các tiêu chí đánh giá TĐTL, 
đánh giá được mức  độ   ảnh hưởng của từng yếu tố   thể  lực, kỹ  thuật, hình 


4
thái, tâm lý, chức năng  đối với TTTĐ của  VĐV có một vị  trí vô cùng quan 
trọng. Đồng thời, nếu biết được mức độ   ảnh hưởng của từng yếu tố  cấu 
thành TĐTL đối với TTTĐ của VĐV cũng làm cơ sở khoa học cho HLV, nhà 
chuyên môn thực hiện công tác huấn luyện phù hợp với từng VĐV, trong từng 
giai đoạn.


5
Chương 1 
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.

1.1.1.

Sự hình thành và phát triển môn đá cầu 

Sự hình thành và phát triển môn đá cầu ở Việt Nam [55], [56], [67].

Đá cầu  ở  Việt Nam được hình thành và phát triển từ  các trò chơi dân 
gian như tâng cầu, chuyền cầu. Đá cầu có một quá trình phát triển thăng trầm 
theo lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. 
Thời Pháp thuộc, nhân dân ta sống trong cảnh cơ cực lầm than, những  
trò chơi dân gian không có điều kiện phát triển, nhưng do sự  ham thích của  
các tầng lớp nhân dân nên trò chơi Đá cầu vẫn tồn tại và lưu truyền trong dân  
gian. Trong thời kỳ  này, những trò chơi dân gian bị  thu hẹp lại nhường chỗ 
cho các môn thể thao hiện đại như: Đua xe, đua thuyền, quyền anh, bóng đá.
Từ cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ XX, môn Đá cầu  
đã từng bước được khôi phục và phát triển trở  thành một môn thể  thao dân  
tộc độc đáo nhờ rất nhiều cá nhân tâm huyết. Trong đó, phải kể tới các ông: 
Nguyễn Khắc Viện, Đỗ Chỉ.
Ngày 14/8/1985, bộ  luật đầu tiên của môn Đá cầu ra đời, mặc dù còn  
đơn giản chưa đầy đủ, xong nó đánh dấu một bước ngoặc trong lịch sử phát  
triển của Đá cầu, từ  một trò chơi dân gian trở  thành một môn thể  thao dân  
tộc. 
Bắt đầu từ  năm 1986, tổ chức giải Đá cầu đầu tiên: “Giải Đá cầu báo 
thiếu niên tiền phong lần thứ nhất” tổ chức tại Thị xã Bắc Giang. Từ đây trở 
đi, giải Đá cầu toàn quốc và khu vực hàng năm được tổ  chức luân phiên tại  
nhiều địa phương trên cả nước.
Năm 1990, Đá cầu được đưa vào là một môn thi đấu chính thức tại Đại  
hội TDTT toàn quốc lần thứ  2 tại Hà Nội. Từ  năm này, Đá cầu có hệ  thống 



6
thi đấu 2 giải lớn một năm đó là: Giải Đá cầu vô địch quốc gia và Giải Đá  
cầu vô địch trẻ và thiếu niên toàn quốc.
Năm 1992, Đá cầu được đưa vào là môn thi đấu chính thức của ngày 
hội thể thao học đường, Hội khỏe Phù Đổng lần thứ III tại Đà Nẵng.
Ngày 1/12/1993, để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của môn đá cầu,  
Tổng cục TDTT đã ban hành luật đá cầu mới gồm 6 chương 32 điều, trong 
luật đã nêu cụ  thể  những qui định về  môn thể  thao đá cầu như  sân thi đấu 
đơn (dài 13,00m, rông 5,00m), sân đôi (dài 13,00m, rộng 6,00m), chiều cao của 
lưới: Lưới cao 1,50m cho VĐV nam từ  16 tuổi trở  lên, lưới cao 1,30m cho  
VĐV nữ, VĐV nam từ  15 tuổi trở  xuống và VĐV  ở  các lứa tuổi khi đá đôi 
nam nữ. 
Năm 1999, giải Đá cầu Quốc tế  được tổ  chức tại Hà Nội, thành lập 
Liên đoàn Đá cầu thế giới ISF. Cũng trong năm 1999, Việt Nam ban hành luật  
sửa đổi bổ sung lần thứ nhất, đưa nội dung đá đội 3 người vào, tăng nội dung  
Đá cầu lên 7 nội dung. Bắt đầu áp dụng vào giải vô địch toàn quốc tại Đà  
Nẵng.
Năm 2001, tại giải vô địch quốc gia tổ  chức tại Đồng Tháp, thay quả 
cầu 201, quả  cầu do tác giả  Vạn Ngọc ­ giảng viên Đại học Mỹ  thuật Hà  
Nội làm ra, tăng kịch tính trong trận đấu.
Năm 2002, sửa đổi bổ sung luật Đá cầu lần thứ 2, làm rõ hơn 1 số điều 
trong luật. Cũng trong năm 2002, mở 2 lớp tập huấn trọng tài đầu tiên tại Từ 
Sơn (Bắc Ninh) và Đồng Tháp.
Năm 2003, Đá cầu được đưa vào Đại hội thể thao khu vực Đông Nam  
Á (Seagame) tại Vĩnh Phúc, Việt Nam giành 7/7 bộ huy chương, góp phần vào  
thành công của đoàn thể thao Việt Nam.
Năm 2006, tổ chức Giải Đá cầu vô địch đồng đội toàn quốc (đồng đội 
nam và đồng đội nữ), đưa nội dung thi đấu của Đá cầu lên 9.



7
Năm 2007, hướng tới mục tiêu phát triển môn Đá cầu trên thế giới, luật  
2007 ra đời, luật này áp dụng gần như  100% luật quốc tế. Chính thức áp  
dụng tại giải vô địch toàn quốc 2007 tại Thừa Thiên Huế.
Tháng 8/2009, đá thử nghiệm nội dung đồng đội đôi trong giải vô địch 
đồng đội tại Bắc Giang, đưa số nội dung thi đấu của môn Đá cầu lên 10.
Tháng 11/2009, Đá cầu được đưa vào thi đấu chính thức tại Đại hội thể 
thao Châu Á trong nhà AIG tổ chức tại Hà Nội.
Năm 2013 giải Vô địch đá cầu Thế giới lần thứ VII lần đầu tiên được  
Việt Nam đăng cai, tổ chức tại tỉnh Đồng Tháp.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, hiện nay phong trào tập luyện và 
thi đấu môn Đá cầu đang ngày càng phát triển rộng khắp trong cả nước. Nó là 
môn học được đưa vào chương trình học chính khóa cho học sinh, sinh viên.
1.1.2.

Thành tích đã đạt được của Đá cầu Việt Nam

Tính đến thời điểm năm 2017 thì giải Vô địch Đá cầu thế giới đã được 
tổ  chức 9 lần, lần đầu vào năm 2000 tại Hungary. Được xem là một trong 
những cái nôi của đá cầu thế giới, vì thế qua cả 9 lần tổ chức Việt Nam đều  
giành ngôi vị nhất toàn đoàn. 
Ngoài ra, đội tuyển đá cầu Việt Nam còn xếp nhất toàn đoàn tại Sea  
Games 22 tổ  chức tại Việt Nam, Sea Games 25 tại Lào, Asean Indoorgame 
2009 và Đại hội Thể thao bãi biển Chấu Á tại Đà Nẵng 2016.
1.2. Đặc điểm môn Đá cầu
1.2.1. Đặc điểm kỹ thuật đá cầu
Đá cầu là môn thể  thao đối kháng, ngăn cách bởi lưới, trong thi đấu 
VĐV được sử  dụng các bộ  phận của cơ  thể  (trừ  2 tay) để  điều khiển quả 
cầu theo luật quy định. Các tình huống diễn ra trên sân thi đấu rất đa dạng, 
phức tạp, nên VĐV phải được trang bị những kỹ thuật cơ bản nhằm đáp ứng 

các yêu cầu trong thi đấu [45, tr 15].


8
Theo Dương Hữu Thanh Tuấn và cộng sự  (1995)  thì môn đá cầu bao  
gồm hệ thống các kỹ thuật sau: 
Kỹ thuật phát cầu [65, tr 3]
Là kỹ  thuật không chỉ  dành cho vận động viên mới mà cả  cho những  
vận động viên đỉnh cao. Khi thi đấu nếu phát cầu tốt, chuẩn sẽ  giành được  
điểm trực tiếp hoặc nếu không cũng làm cho đối phương rơi vào tình thế khó  
khăn và từ đó tạo điều kiện cho mình giành điểm gián tiếp. Các bài tập phát 
cầu thường được sử  dụng trong huấn luyện kỹ thuật phát cầu: Phát cầu vào 
hai khoảng phía trên, dưới của khu vực đỡ  cầu; Phát cầu treo về  phía cuối  
sân; Phát cầu vào 4 góc của ô đỡ  phát cầu; Phát cầu có đồng đội che cầu;  
Phối hợp phát cầu giữa hai vận động viên cùng đội.
Kỹ thuật đá đùi [65, tr 11]
Là một trong những kỹ  thuật cơ  bản của đá cầu, trong đó vận động 
viên sử dụng phần diện tích mặt trên của đùi, khoảng 1/3 từ đầu gối tới háng  
để  tiếp xúc và điều khiển những đường cầu bay ngang tầm với bụng, phía  
trước cơ thể.
 Kỹ  thuật này chủ  yếu được sử  dụng trong phòng ngự  của đá đơn, đá 
đôi và được thực hiện  ở  3 dạng chính sau: Đỡ  cầu; Chuyền cầu; Tâng cầu  
nhịp một để tấn công.
Kỹ thuật đỡ ngực [65, tr 18]
Đây là kỹ  thuật  sử  dụng phần diện  tích  trước  ngực   để  khống chế 
đường cầu của đối phương đá sang  ở  tâm trên hông và dưới đầu, hoặc để 
chắn những đường cầu khi đối phương cúp cầu, vít cầu  ở  sát trên lưới. Đôi 
khi trong những tình huống bất ngờ  có thể  sử  dụng trong tấn công, song  
không nhiều và hiệu quả không cao.
Trong thi đấu, kỹ  thuật đỡ  ngực thường được sử  dụng theo các dạng 

sau: Đỡ cầu bằng ngực; Chắn cầu bằng ngực; Đánh ngực tấn công.


9
Kỹ thuật đá má trong [65, tr 25]
Là kỹ thuật dùng má trong bàn chân (phần diện tích hình tam giác mà ba  
đỉnh là ngón cái, mắt cá trong và gót chân) để tiếp xúc và điều khiển cầu, khi  
cầu rơi vào khoảng giữa của hai chân và phía dưới bụng. Trước đây khi trình 
độ  đá cầu của các vận động viên còn thấp, kỹ  thuật này được sử  dụng cả 
trong phòng thủ lẫn tấn công. Song ngày nay, do tốc độ quả cầu đi chậm hơn, 
việc thực hiện kỹ  thuật lại phức tạp, tốn sức, tính hiệu quả  không cao, nên  
kỹ  thuật này ít được sử  dụng trong thi đấu. Hơn nữa hiện nay phần lớn các  
vận động viên sử  dụng giầy da lộn trong thi đấu, do đó mà phần má trong  
không được bằng phẳng và rộng như mu bàn chân. 
 Kỹ thuật đá má trong được sử dụng chủ yếu trong phòng ngự để: Tâng  
cầu, chuyền cầu.
Kỹ thuật đá má ngoài [65, tr 30]
Là kỹ thuật dùng má ngoài để tiếp xúc. Do diện tích tiếp xúc nhỏ và khi 
đá khó tạo được góc vuông với hướng cầu bay tới, nên kỹ  thuật này ít được 
sử dụng trong phòng thủ.
Đây là kỹ  thuật được sử  dụng chủ  yếu trong tấn công nên khi huấn 
luyện, huấn luyện viên cần chú trọng đến phần này. Trong tập luyện, ở  lần 
chạm cầu thứ nhất được phép sử  dụng các kỹ  thuật đỡ  cầu bằng đùi, ngực, 
má trong, má ngoài, nhưng khi đá sang sân đối phương bắt buộc phải đá cầu 
bằng kỹ thuật đá má ngoài.
Kỹ thuật đá mu bàn chân [65, tr 34]
Là kỹ  thuật sử  dụng phần diện tích lớn  ở  mu bàn chân hoặc nếu đi 
giầy là phần diện tích mặt trên của giầy để tiếp xúc và xử lý cầu ở các vị trí 
khác nhau trên sân. Trong đá cầu, đây là kỹ thuật cơ bản nhất, phức tạp nhất,  
được sử  dụng nhiều nhất và đạt hiệu quả  cao nhất cả  trong phòng thủ  lẫn  

tấn công.


10
Trong thi đấu, tùy theo mục đích sử  dụng và tư  thế  khi đá có thể  chia 
kỹ thuật đá mu thành các dạng chính sau: Đá phát cầu, búng cầu, giật cầu, đá  
chuyền cầu, tâng cầu nhịp một để tấn công, đá tấn công bằng mu chính diện, 
bật nhảy dùng mu bàn chân đá cầu, đá móc, cúp cầu.
Kỹ thuật đánh đầu [65, tr 48]
Đây là kỹ  thuật sử  dụng phần diện tích của trán để  tiếp xúc và điều 
khiển cầu khi cầu bay  ở  độ  cao từ  trán trở  lên. Kỹ  thuật này được sử  dụng  
khá hiệu quả trong cả phòng thủ lẫn tấn công dứt điểm. 
Trong thi đấu, kỹ thuật đánh đầu giúp cho vận động viên đỡ bị tổn hao  
sức lực đối với những đường cầu cao bổng ở tầm ngang đầu. Nếu như VĐV 
không sử dụng kỹ thuật đánh đầu thì phải lùi về sau để sử dụng kỹ thuật đỡ 
ngực và như  thế  vận  động viên phải di chuyển nhiều dẫn  đến mệt mỏi 
nhanh, hơn nữa việc thực hiện kỹ thuật đánh đầu còn giúp cho vận động viên  
có thể quan sát được đối phương vì mặt luôn hướng về  phía lưới, đây chính  
là điểm hết sức thuận lợi trong thi đấu.
Kỹ thuật đá lòng bàn chân [65, tr 54]
Đây là kỹ  thuật dùng lòng bàn chân để  tiếp xúc và điều khiển cầu  ở 
khu vực gần lưới và cao khoảng 1,5m đến 1,6m. Kỹ  thuật này chỉ  sử  dụng  
trong tấn công, chủ yếu trong đá đơn, ở lần chạm cầu thứ hai và là kỹ  thuật  
khó, phức tạp nhất.
1.2.2. Đặc điểm thể lực môn Đá cầu.
Khi thi đấu đá cầu đòi hỏi VĐV phải vừa quan sát, di chuyển dùng chân 
điều khiển quả cầu theo ý muốn với những đường cầu nhanh và biến hóa nên  
đòi hỏi VĐV không chỉ có kỹ ­ chiến thuật hoàn chỉnh, mà phải có thể lực tốt. 
Vì vậy, phát triển các tố chất thể lực một cách toàn diện cho VĐV đá cầu là 
quan trọng và cần thiết.  



11
Trong tập luyện và thi đấu Đá cầu, sức nhanh là một tố chất cơ bản. Nó  
thể hiện ở những đường cầu với tốc độ nhanh biến hóa điểm rơi, nên đòi hỏi 
người tập khi vận động phải có phản xạ  tốt. Đá cầu là một môn thể  thao  
không có tính chu kỳ nên quá trình phản ứng để  phòng thủ  cũng như  khi tấn  
công là phụ thuộc vào sức nhanh của động tác. Quan trọng nhất là sức nhanh 
khi di chuyển để thực hiện được kỹ thuật động tác được kịp thời.
Đặc điểm tập luyện và thi đấu Đá cầu, là VĐV luôn phải di chuyển liên 
tục với tốc độ cao trong phạm vi diện tích sân của mình bằng các bước chạy, 
bật nhảy, cùng với việc phối hợp các động tác đá cầu hợp lý, nhanh, mạnh để 
thực hiện ý đồ  chiến thuật,… Vì vậy, sức mạnh trong thi đấu đá cầu được 
thể  hiện trong các động tác bật nhảy cúp cầu, quét cầu (đạp cầu), tạt cầu,  
đặc biệt là khi di chuyển, sức mạnh thể hiện  ở sự tham gia của nhóm cơ chi 
dưới, giúp cơ thể di chuyển đến vị trí cầu rôi một cách kịp thời. Từ đó có thể 
thấy rằng, sức mạnh được sử dụng trong thi đấu Đá cầu thường là sức mạnh  
tốc độ.
Sức bền trong thi đấu Đá cầu có những đặc trưng riêng, hoạt động tập  
luyện và thi đấu Đá cầu đòi hỏi người tập phải thường xuyên di chuyển  
nhanh, phán đoán nhanh và phải thường xuyên di chuyển liên tục để  đón đỡ 
cầu của đối phương. Ngoài ra, hoạt động thi đấu Đá cầu được đá theo hiệp, 
thời gian cho mỗi hiệp đấu là không cố định. Vì vậy, sức bền trong thi đấu đá  
cầu cũng rất quan trọng.
1.2.3. Đặc điểm thi đấu môn Đá cầu
Đá cầu là môn thể thao đối kháng khác sân, vừa mang tính cá nhân vừa 
mang tính tập thể: đá đơn, đá đôi, đá ba. Một trận thi đấu đá cầu diễn ra rất  
phức tạp và sôi nổi, với các tình huống cầu đi nhiều hướng, với tốc độ  cao 
khó lường, đòi hỏi các vận động viên phải biết phối hợp ăn ý với nhau, có khả 
năng bao quát, xử lý các tình huống hết sức nhạy cảm, chính xác và thông minh. 



12
Đồng thời phải được trang bị trình độ kỹ thuật điêu luyện, thể lực tốt, chiến 
thuật hợp lý cùng trạng thái tâm lý vững vàng mới có thể được kết quả cao.
Theo thời gian, đặc điểm thi đấu môn đá cầu có nhiều thay đổi, từ cách  
thức thực hiện kỹ thuật động tác, lối chơi, nội dung thi đấu, cấu tạo quả cầu  
cũng như luật chơi cũng thay đổi theo hướng tiến bộ. 
Đến thời điểm hiện tại, đã có 10 nội dung thi đấu môn đá cầu. Nhưng 
chung quy lại có 3 loại hình thi đấu: Thi đấu đơn, thi đấu đôi và thi đấu ba.
­ Thi đấu đơn: [45, tr16]
+ Trước năm 1986: 
Là giai đoạn phát triển tự nhiên của đá cầu, các kỹ  thuật được sử dụng 
trong thi đấu còn rất đơn giản. Bước đầu có những quy định về cách thức tổ 
chức thi đấu nhưng chỉ ở  mức cơ bản, chưa được luật hóa một cách cụ  thể. 
Lúc này chưa có sân thi đấu, địa điểm tổ chức được người chơi tự thống nhất 
nhưng thường là ngoài trời. Chưa có hệ  thống tính điểm, chỉ  dựa vào số  lần 
tâng cầu để quyết định thắng thua. Nội dung thi đấu trong giai đoạn này chưa  
phong phú, chỉ thi đấu giữa các cá nhân với nhau.
+ Sau năm 1986:
 Sau năm 1986 phong trào đá cầu đã phát triển, những quy định về  luật  
chơi đầu tiên được luật hóa và người chơi phải tuân thủ theo những quy định 
của luật, từ  đó giúp đá cầu bắt đầu hoàn thiện và phát triển. Đến thời điểm 
hiện tại, luật đá cầu đã được sửa đổi và ban hành 3 lần vào các năm 1993, 
1999 và 2007. Lúc này đã có quy định về  kích thước sân, địa điểm được tổ 
chức trong nhà thi đấu, cấu tạo quả  cầu, cách tính điểm theo luật quy định, 
hình thức tổ  chức thi đấu (cá nhân đơn nam, từ  năm 1990 mới có nữ. Trong  
giai đoạn này cũng quy định các lứa tuổi cụ thể cho từng nội dung thi đấu.
­ Thi đấu đôi: [45, tr17]
+ Trước năm 1986:



×