Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

Luận án tiến sĩ Lịch sử: Quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập dân tộc ở Indonesia (1927 - 1965)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 203 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

PHẠM THỊ HUYỀN TRANG

QU¸ TR×NH §ÊU TRANH GIµNH Vµ
CñNG Cè §éC LËP D¢N TéC ë INDONESIA (1927 - 1965)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

PHẠM THỊ HUYỀN TRANG

QU¸ TR×NH §ÊU TRANH GIµNH Vµ
CñNG Cè §éC LËP D¢N TéC ë INDONESIA (1927 - 1965)
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 92.29.011

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đỗ Thanh Bình

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đề tài Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Những số liệu sử dụng trong luận án là trung thực. Các kết quả rút ra từ công trình
nghiên cứu chưa từng được công bố. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình
nghiên cứu này.
Tác giả

Phạm Thị Huyền Trang


LỜI CẢM ƠN
Được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các nhà khoa học, tôi đã hoàn thành
luận án. Với tình cảm chân thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình
đến GS.TS Đỗ Thanh Bình, giảng viên khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy, Cô giáo trong Khoa Lịch
sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Ban Lãnh đạo Trường Đại học Tân Trào, Lãnh
đạo Khoa KH Cơ bản cùng bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ tôi hoàn thành
công trình luận án.
Trong quá trình hoàn thành công trình luận án sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót, tôi kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của các nhà khoa học, các thầy
giáo, cô giáo và đồng nghiệp để luận án tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả


Phạm Thị Huyền Trang


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Hiệp hội các quốc gia Đông

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations

BP

Balai Pustaka

Phòng Văn học

Badan Penyelidik Usaha Persiapan

Ủy ban điều tra độc lập

Kemerdekaan Indonesia

Indonesia

DPR

Dewan Perwakilan Rakyat

Hội đồng Nhân dân


GAPI

Gaboengan Politiek Indonesia

Gerindo

Gerakan Rakjat Indonesia

Phong trào nhân dân Indonesia

GOC

Good Offices Committee

Ủy ban Tốt

HBS

Dutch High School

Trường Trung học Hà Lan

ISDA

Indies Social Democratic Association

KBS

Keimin Bunka Shidosho


BPUKI

KNIL
KNIP
MASYUMI
MIAI

Nam Á

Liên đoàn các đảng dân tộc
Indonesia

Hiệp hội Dân chủ Xã hội
Đông Ấn
Văn phòng Văn hóa Trung
ương

The Royal Netherlands East Indies

Quân đội Hoàng gia Hà Lan

Army

Đông Ấn

Komite Nasional Indonesia Pusat

Ủy ban Trung ương Quốc gia
Indonesia


Partai Majelis Syuro Muslimin

Hội đồng tư vấn của Hồi giáo

Indonesia

Indonesia

Majlis Islam Ala Indonesia

Liên đoàn các tổ chức Hồi
giáo


MPR

Majelis Permusyawaratan Rakyat

Hội đồng cố vấn Nhân dân

NEOFOS

New Emerging Forces

Lực lượng mới nổi

NU

Nahdlatul Ulama


Các nhà thần học thức tỉnh

OLDEFOS

Old Established Forces

Trật tự cũ

Parindra

Partai Indonesia Raja

Đảng Indonesia vĩ đại

Partindo

Partai Indonesia

Đảng Indonesia

PETA

Pembela Tanah Air

PI

Perhimpunan Indonesia

Hiệp hội Indonesia


PKI

Partai Komunis Indonesia

Đảng Cộng sản Indonesia

PNI

Partai Nasional Indonesia

Đảng Dân tộc Indonesia

Pendidikan Nasional Indonesia

Giáo dục Quốc gia Indonesia

Panitia Persiapan Kemerdekaan

Ủy ban trù bị độc lập

Indonesia

Indonesia

Permufakatan Perhimpunan Politikek

Hiệp hội Chính trị Nhân dân

Kebangsaan Indonesia


Indonesia

Pemerintah Revolusioner Republik

Chính phủ Cách mạng Cộng

Indonesia

hòa Indonesia

PNI - mới
(PNI baru)
PPKI
PPPKI
PRRI

Quân tình nguyện bảo vệ Tổ
quốc

Liên đoàn thương nhân Hồi

PSI

Persantuan Sarekat Islam

PSII

Partai Sarekat Islam Indonesia

Liên minh các Đảng Hồi giáo


PUSA

Persatuan Ulama - ulama Seluruh Aceh

Liên minh ulama ở Aceh

PUTERA

Pusat Tenaga Rakyat

Trung tâm sức mạnh của Nhân dân

RUSI

Republic of the United States of
Indonesia

giáo

Cộng hòa Liên bang Indonesia

SEAC

East Asia Command

Bộ chỉ huy Đông Nam Á

SI


Sarekat Islam

Hội Liên hiệp Islam giáo

Shumubu

Kantor Urusan Agama

Văn phòng công tác tôn giáo

TKR

Tentara Keamanan Rakyat

Quân đội An ninh Nhân dân


TNI
UNCI
VOC
Volksraad

Tentara Nasional Indonesia

Quân đội Quốc gia Indonesia

United Nations Commission for

Ủy ban Liên Hợp Quốc về


Indonesia

Indonesia

Vereenigde Geoctroyeerde Oost
Indische Compagnie
People's Council

Công ty Đông Ấn Hà Lan
Hội đồng nhân dân


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3
4. Các nguồn tài liệu.......................................................................................... 4
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................ 5
6. Đóng góp của luận án .................................................................................... 6
7. Bố cục luận án .............................................................................................. 7
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ........ 8
1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án ................. 8
1.1.1. Các công trình nghiên cứu khái quát về lịch sử Indonesia có liên quan
đến đề tài ........................................................................................................... 8
1.1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến quá trình đấu tranh
giành và củng cố độc lập dân tộc ở Indonesia ................................................ 14
1.2. Những vấn đề đã đƣợc nghiên cứu và chƣa đƣợc nghiên cứu........... 24
1.3. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu giải quyết ........................ 25
CHƢƠNG 2: ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở

INDONESIA (1927 - 1945) ........................................................................... 26
2.1. Những nhân tố tác động đến quá trình đấu tranh giành độc lập ở
Indonesia (1927 - 1945) ................................................................................. 26
2.1.1. Chính sách cai trị của thực dân Hà Lan, quân phiệt Nhật và những chuyển
biến trong đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa ở Indonesia thời thuộc địa.......... 26
2.1.2. Sự phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập ở Indonesia trước
năm 1927 ......................................................................................................... 35
2.1.3. Sự thành lập Đảng Dân tộc Indonesia ................................................... 42


2.1.4. Phong trào đấu tranh giành độc lập trên thế giới trong những năm
1927 - 1945 ..................................................................................................... 44
2.2. Quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Indonesia (1927 - 1945) ... 47
2.2.1. Đấu tranh giành độc lập trong những năm 1927 - 1941 ....................... 47
2.2.2. Đấu tranh giành độc lập trong những năm 1942 - 1945 ....................... 58
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 73
CHƢƠNG 3: ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN
TỘC Ở INDONESIA (1945 - 1965) ............................................................. 75
3.1. Những nhân tố mới tác động đến quá trình đấu tranh bảo vệ và củng
cố độc lập dân tộc ở Indonesia (1945 - 1965) .............................................. 75
3.1.1. Tình hình thế giới và khu vực sau Chiến tranh thế giới thứ hai ........... 75
3.1.2. Sự thay đổi của tình hình Indonesia sau Tuyên bố độc lập tháng 8/1945. 78
3.2. Đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất đất nƣớc ................ 82
3.2.1. Đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc .......................................................... 82
3.2.2. Đấu tranh thống nhất đất nước .............................................................. 87
3.3. Đấu tranh củng cố độc lập dân tộc (1950 - 1965) ................................ 88
3.3.1. Xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ............................................... 88
3.3.2. Phát triển nền kinh tế - văn hóa độc lập, tự chủ .................................... 92
3.3.3. Thi hành chính sách đối ngoại nhằm nâng cao vị thế của Indonesia
trên trường quốc tế .......................................................................................... 97

Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 106
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH GIÀNH
VÀ CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở INDONESIA (1927- 1965) ............ 108
4.1. Thành tựu và hạn chế .......................................................................... 108
4.1.1. Thành tựu ............................................................................................ 108
4.1.2. Hạn chế................................................................................................ 115


4.2. Đặc điểm ................................................................................................ 122
4.2.1. Mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với hòa hợp và thống nhất dân tộc 122
4.2.2. Hồi giáo đóng vai trò quyết định đến sự lựa chọn con đường cứu nước
ở Indonesia .................................................................................................... 126
4.2.3. Hình thức đấu tranh chính trị ôn hòa đóng vai trò chính, nhưng các hình
thức đấu tranh khác cũng hỗ trợ và góp phần đi đến thành công của cách
mạng Indonesia ............................................................................................. 130
4.2.4. Quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập ở Indonesia từ năm 1927
đến năm 1965 gắn liền với vai trò lãnh đạo của Sukarno. ............................ 133
4.2.5. Trong quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập dân tộc ở Indonesia
(1927 - 1965), PKI ngày càng mất dần vai trò lãnh đạo, PNI ngày càng thắng
thế .................................................................................................................. 140
4.2.6. Indonesia nhận được sự ủng hộ lớn lao của quốc tế: các nước tư bản
chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa và các nước Á, Phi, Mĩ Latinh ......................... 143
Tiểu kết chương 4.......................................................................................... 147
KẾT LUẬN .................................................................................................. 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA
TÁC GIẢ ...................................................................................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 152


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Indonesia - quốc đảo lớn nhất thế giới với hàng chục nghìn đảo lớn nhỏ, nằm
giữa hai lục địa: Châu Á và Châu Đại Dương, nối liền hai đại dương là Ấn Độ
Dương và Thái Bình Dương. Với vị trí chiến lược - nắm giữ các con đường giao
thông huyết mạch trên biển, ngay từ thời cổ trung đại, Indonesia đã trở thành một
trong những trung tâm giao lưu kinh tế - văn hóa của khu vực và thế giới. Trong
những thế kỷ XV - XVI, Indonesia trở thành đối tượng xâm lược của rất nhiều nước
thực dân phương Tây như: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan và Anh. Với ưu thế
vượt trội về quân sự và hàng hải, Hà Lan đã gạt bỏ các đối thủ thực dân, đặt
Indonesia dưới sự kiểm soát của mình. Trong suốt hơn 300 năm cai trị, thực dân Hà
Lan đã sử dụng nhiều chính sách hà khắc về chính trị, bóc lột về kinh tế, kìm hãm
sự phát triển văn hóa bản địa, chà đạp lên Hồi giáo… nhưng không thể khuất phục
được nhân dân Indonesia. Bằng chứng là đến mãi đầu thế kỷ XX, Hà Lan chỉ có thể
kiểm soát các vùng đất trên lãnh thổ Indonesia một cách lỏng lẻo.
Ngay từ khi Hà Lan xâm lược và đặt ách cai trị lên Indonesia, các phong trào đấu
tranh chống thực dân đã diễn ra sôi nổi, tiêu biểu như: Cuộc khởi nghĩa của
Diponegoro (1825 - 1830); Cuộc chiến tranh của nhân dân Aceh (1873 - 1903)… buộc
Hà Lan phải huy động một lực lượng quân đội lớn, cùng khối lượng vật chất chiến
tranh tốn kém mới có thể đàn áp được. Sang đầu thế kỷ XX, những biến đổi trong đời
sống kinh tế - văn hóa - xã hội, cũng như tư tưởng cải cách, canh tân đất nước của các
quốc gia châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Xiêm) đã đem đến một làn gió mới trong
phong trào dân tộc ở Indonesia. Đó là phong trào cải cách kinh tế - văn hóa, khôi phục
lại các giá trị Java cổ xưa để nâng cao tinh thần dân tộc, do tầng lớp trí thức bản địa
khởi xướng. Các phong trào đấu tranh giành độc lập theo các xu hướng vô sản và tư
sản cũng phát triển mạnh để đáp ứng với yêu cầu của lịch sử lúc bấy giờ - phải thống
nhất dân tộc để đi đến độc lập. Năm 1927, Đảng Dân tộc Indonesia ra đời, đánh dấu
quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc của Indonesia bước vào một giai đoạn phát
triển mới.



2
Trong những năm 1927 - 1941, các phong trào đấu tranh chính trị ở Indonesia
đã liên tiếp nổ ra đòi chính quyền thực dân phải công nhận độc lập. Nhưng do nhiều
nguyên nhân khác nhau, các phong trào này đều không giành được thắng lợi. Năm
1942, Nhật vào Indonesia và thực hiện chính sách cai trị kiểu quân sự, đồng thời,
Nhật cũng đưa ra “những lời hứa hẹn ngọt ngào” về việc sẽ trao trả độc lập. Trong
bối cảnh đó, các nhà lãnh đạo cách mạng, đứng đầu là Sukarno, Hatta đã khơi dậy
một phong trào đấu tranh mới, theo hướng hợp tác ôn hòa với người Nhật để chuẩn
bị cho quá trình trao trả độc lập. Khi Nhật Tuyên bố đầu hàng Đồng minh không
điều kiện (15/8/1945), các tầng lớp thanh niên sôi nổi đã thúc giục Sukarno và Hatta
phải Tuyên bố độc lập, không nhận độc lập như một món quà ban phát từ tay người
Nhật. Ngày 17/8/1945, Sukarno đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập của Indonesia, khai
sinh ra nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á.
Ngay sau khi giành được độc lập, nhân dân Indonesia lại tiếp tục tiến hành đấu
tranh chống lại cuộc tái chiếm của Hà Lan trong suốt 5 năm (1945 - 1950) và tiếp
tục chứng minh với thế giới rằng: “nước Cộng hòa Indonesia cũng không phải là
món quà từ tay người Hà Lan” [119; 1]. Trong những năm 1950 - 1965, chính phủ
Cộng hòa Indonesia đã lần lượt thực hiện các chính sách về kinh tế, chính trị, ngoại
giao… để củng cố nền độc lập dân tộc. Đây cũng là thời kỳ bản lề, là thời kỳ
Indonesia đứng trước nhiều sự lựa chọn để đi lên xã hội hiện đại. Thành tựu và hạn
chế trong 20 năm đầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc sẽ giúp Indonesia có những bước
tiến dài và vững chắc trong tương lai.
Có thể nói, quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập ở Indonesia (1927 - 1965) là
một quá trình lịch sử đặc biệt và độc đáo. Không thể tìm thấy một mô hình lý thuyết
xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa được áp dụng ở quá trình này, cũng không
thể thấy sự trùng lặp của quá trình này ở bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Mặt
khác, sau độc lập, Indonesia đã “chuyển mình” mạnh mẽ từ một quốc gia có thu
nhập thấp trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình và ngày nay là nền kinh tế
lớn thứ 16 trên thế giới. Indonesia cũng trở thành một trong những cường quốc ở

khu vực khi tham gia sáng lập ASEAN (8/8/1967) và khẳng định vị thế của mình ở


3
các diễn đàn khác nhau trên thế giới như: G771; APEC2, G203... Việc nghiên cứu về
quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập dân tộc ở Indonesia (1927 - 1965) sẽ
làm sáng tỏ bản chất cũng như những tác động của quá trình này đối với tiến trình
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn sau, đồng thời mang lại ý nghĩa khoa học và
thực tiễn sâu sắc.
Về ý nghĩa khoa học, nghiên cứu đề tài sẽ góp phần làm phong phú lý thuyết
về độc lập dân tộc, trong đó có các vấn đề về giải phóng dân tộc, bảo vệ và củng cố
độc lập dân tộc, không chỉ có giá trị khoa học đối với Indonesia, mà còn đối với các
dân tộc khác trên thế giới. Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài còn chỉ ra một con
đường, một cách thức đi tới độc lập dân tộc hoàn toàn khác biệt của Indonesia, đó là
độc lập dân tộc gắn liền với hòa hợp và thống nhất dân tộc.
Về ý nghĩa thực tiễn, nghiên cứu đề tài là cơ sở chứng minh quy luật của lịch
sử: trong đấu tranh giành và củng cố độc lập, giai cấp nào trong xã hội có con
đường, biện pháp phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, giai cấp ấy sẽ là giai cấp lãnh đạo
của dân tộc. Việc nghiên cứu đề tài còn góp phần bù lấp một khoảng trống về lịch
sử Indonesia nói chung, cũng như lịch sử quá trình đấu tranh giành và củng cố độc
lập dân tộc ở Indonesia nói riêng. Mặt khác, nghiên cứu đề tài cũng góp phần tăng
sự hiểu biết về Indonesia với vị trí là một quốc gia lớn, đông dân trong khu vực, có
mối quan hệ lâu đời với Việt Nam, làm cơ sở cho sự tăng cường quan hệ hợp tác
hữu nghị song phương và đa phương giữa hai nước trong thời kỳ hiện nay.
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề
“Quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập dân tộc ở Indonesia (1927 - 1965)”
làm đề tài cho Luận án Tiến sĩ lịch sử.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận án là làm rõ các giai đoạn phát triển và bản chất của quá trình
đấu tranh giành và củng cố độc lập dân tộc ở Indonesia (1927 - 1965), đồng thời chỉ ra

nét riêng biệt, độc đáo trong con đường đi tới độc lập dân tộc của quốc gia này.
1

Group of 77: Nhóm các nước đang phát triển
Asia-Pacific Economic Cooperation: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương
3
Group of 20: Nhóm các nền kinh tế lớn
2


4
Nhiệm vụ của luận án: Một là, phân tích những nhân tố tác động đến quá trình đấu
tranh giành và củng cố độc lập dân tộc ở Indonesia (1927 - 1965) trong từng thời kì cụ
thể; Hai là, làm rõ tiến trình vận động đấu tranh giành và củng cố độc lập dân tộc ở
Indonesia (1927 - 1965); Ba là, chỉ ra thành tựu và hạn chế cũng như những đặc điểm
của quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập dân tộc ở Indonesia (1927 - 1965).
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình đấu tranh giành và củng
cố độc lập dân tộc ở Indonesia (1927 - 1965) trên góc độ lịch sử chính trị, trong đó,
tập trung vào các nhân tố tác động, hoạt động của các đảng chính trị, các phong trào
đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang, đấu tranh trên lĩnh vực văn học… và các
biện pháp của chính phủ trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - chính trị - ngoại giao
để củng cố độc lập dân tộc ở Indonesia.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận án nghiên cứu quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập
dân tộc (1927 - 1965) ở Indonesia, trong bối cảnh khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Về phạm vi thời gian: Đề tài giới hạn từ năm 1927 đến 1965. Năm 1927 là
mốc lịch sử mang tính bước ngoặt: sự thất bại của cuộc khởi nghĩa ở Sumatra do
Đảng Cộng sản Indonesia lãnh đạo và sự ra đời của Đảng Dân tộc Indonesia với
nền tảng là hệ tư tưởng Marhaenism đã đánh dấu bước chuyển mình trong con

đường đấu tranh giành độc lập ở nước này. Đây cũng là thời kỳ chứng kiến sự
trưởng thành của ý thức dân tộc ở Indonesia khi các phong trào đấu tranh giành độc
lập đều tỏ rõ khát vọng thống nhất, hòa hợp dân tộc. Năm 1965 đánh dấu sự kết
thúc 20 năm đầu đấu tranh củng cố độc lập dân tộc dưới thời Tổng thống Sukarno
(1945 - 1965). Tuy nhiên, để đảm bảo tính hệ thống, tính toàn diện của vấn đề
nghiên cứu, cũng như làm sáng tỏ những nhân tố tác động đến quá trình đấu tranh
giành và củng cố độc lập dân tộc ở Indonesia (1927 - 1965), luận án mở rộng thời
gian nghiên cứu trước năm 1927.
4. Các nguồn tài liệu
Luận án tập trung khai thác và sử dụng những nguồn tài liệu chủ yếu sau đây:
Các nguồn tư liệu gốc bao gồm các tài liệu lưu trữ như: các văn bản về chủ
nghĩa thực dân Hà Lan (bao gồm các chính sách cai trị như: “Hệ thống trồng trọt”,


5
“Chính sách kinh tế tự do”, “Chính sách đạo đức” được lưu trữ tại Kho lưu trữ
thuộc địa của Hà Lan), các Tuyên ngôn, chương trình hành động, báo cáo Đại hội
của các tổ chức chính trị, tôn giáo ở Indonesia như: “Báo cáo cuộc họp của đảng
Sarekat Islam tổ chức vào ngày 26/1/1928 nhân kỷ niệm 10 năm tồn tại” của
H.A.Salim - nhà lãnh đạo thứ hai của tổ chức này; “Báo cáo trong cuộc họp của
Đảng dân tộc Indonesia”, ngày 27/10/1929”; “Báo cáo của Hiệp hội chính trị Nhân
dân Indonesia” tại Solo, ngày 25/12/1929”; “Báo cáo cuộc họp công khai đầu tiên
của Đảng Indonesia” ở Batavia, ngày 12/7/1931”; “Báo cáo Đại hội lần thứ 23 của
Muhammadyah” tại Jogjakarta, tháng 7/1934”; “Báo cáo về cuộc họp kín của Hiệp
hội Indonesia tổ chức tại Leiden ngày 12/6/1936”; “Báo cáo Đại hội lần thứ hai của
Đảng Indonesia vĩ đại”, tháng 12/1938”; … Các cuốn hồi ký, tự truyện, các bài phát
biểu của các nhà lãnh đạo cách mạng, các bức thư, các bài văn, bài thơ. Tiêu biểu có
thể kể đến như: “Các bức thư của một công chúa Java” của R.A.Kartini; “Cuộc tìm
kiếm sự thống nhất quốc gia”; “Hướng tới mặt trận màu da nâu” của Sukarno;
“Thoát khỏi lưu vong” của Sjahrir; Văn bản gốc Tuyên ngôn độc lập ngày

17/8/1945; Các bài phát biểu của Tổng thống Sukarno trong những năm 1959 1962 nhân kỷ niệm ngày Tuyên bố độc lập 17/8/1945; Nội dung các Hiệp định
Lingadjati, Hiệp định Renville, các nghị định thư giữa chính phủ Hà Lan và chính
phủ Indonesia trong những năm 1947 - 1949.
Các tài liệu tham khảo bao gồm: các chuyên khảo, các bài nghiên cứu, một
số website lịch sử, thư viện chính thống trên internet, các công trình chuyên khảo
về lịch sử Indonesia nói chung cũng như về quá trình đấu tranh giành và củng cố
độc lập ở Indonesia từ năm 1927 - 1965.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Về phương pháp luận
Luận án dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc, đấu tranh giải
phóng và bảo vệ độc lập dân tộc. Đồng thời, Luận án cũng tiếp cận đa chiều một số
quan điểm của các học giả nước ngoài, các học giả nghiên cứu các vấn đề về dân


6
tộc, chủ nghĩa dân tộc để phân tích các biện pháp, chính sách của chính phủ
Indonesia trong giai đoạn củng cố độc lập (1945 - 1965).
5.2. Về phương pháp nghiên cứu
Phương pháp Lịch sử là phương pháp chính để làm rõ tiến trình vận động của
cuộc đấu tranh giành và củng cố độc lập dân tộc ở Indonesia. Các tư liệu được sưu
tầm, chọn lọc, phân tích, đối chiếu… để tạo dựng nên bức tranh toàn diện, khách
quan về quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập dân tộc ở Indonesia (1927 1965). Đồng thời, quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập dân tộc ở Indonesia
(1927 - 1965) cũng được đặt trong mối quan hệ đồng đại và lịch đại với phong trào
đấu tranh giành và củng cố độc lập dân tộc trong khu vực Đông Nam Á và trên thế
giới trong thế kỷ XX để làm rõ một số điểm tương đồng và khác biệt. Luận án cũng
sử dụng phương pháp Logic để luận giải các vấn đề thông qua sự kiện lịch sử một
cách chặt chẽ và có liên kết. Đồng thời, phương pháp chính trị học được vận dụng
nghiên cứu để làm rõ vai trò của các lãnh tụ, các đảng phái chính trị trong quá trình
đấu tranh củng cố độc lập dân tộc. Ngoài ra, các phương pháp phân tích, tổng hợp,

so sánh… cũng được vận dụng để rút ra những nhận xét trong quá trình nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận án
- Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên dưới góc nhìn của một nhà nghiên
cứu Việt Nam về quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập dân tộc ở Indonesia
từ năm 1927 đến năm 1965.
- Luận án làm rõ tiến trình vận động theo các giai đoạn lịch sử khác nhau để
thấy rõ sự thay đổi phức tạp, từ chia rẽ đến thống nhất, từ mâu thuẫn đến hòa hợp
dân tộc của quá trình này.
- Trên cơ sở phân tích quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập dân tộc ở
Indonesia (1927 - 1965), luận án làm rõ đặc điểm, cũng như những thành tựu và hạn
chế của quá trình này.
- Bổ sung nguồn tư liệu và là tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu
về quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập dân tộc ở Indonesia nói riêng cũng như
lịch sử phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á nói chung.


7

7. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án
được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
Chương 2: Đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Indonesia (1927 - 1945)
Chương 3: Đấu tranh bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc ở Indonesia
(1945 - 1965)
Chương 4: Một số nhận xét về quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập
dân tộc ở Indonesia (1927 - 1945).


8

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập dân tộc ở Indonesia từ năm 1927
đến năm 1965 là một nội dung quan trọng trong lịch sử phong trào giải phóng dân
tộc trên thế giới nói chung và lịch sử Indonesia nói riêng. Kể từ khi Indonesia
Tuyên bố độc lập (17/8/1945) đến nay, các học giả, các chính trị gia quan tâm đến
lịch sử nước này đã cho ra đời khá nhiều các công trình nghiên cứu có giá trị. Trong
đó, các vấn đề liên quan đến đề tài cũng được phản ánh ở một mức độ nhất định. Có
thể chia thành hai nhóm nghiên cứu như sau:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu khái quát về lịch sử Indonesia có liên
quan đến đề tài
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam
Việc nghiên cứu về lịch sử Indonesia theo cách tiếp cận khu vực bắt đầu được
các học giả Việt Nam nghiên cứu trong khoảng 20 năm trở lại đây. Có thể kể đến
các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới
thứ hai đến nay (1945 - 1996), của tác giả Trần Thị Vinh, (NXB Giáo dục, Hà Nội, năm
1995); Lịch sử Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay (1945 - 1999), của
hai tác giả Lê Văn Anh, Nguyễn Văn Tận (NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 2005); Lịch
sử Đông Nam Á, của nhóm tác giả Lương Ninh, Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Vinh
(NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 2005); Đông Nam Á Lịch sử từ nguyên thủy đến ngày
nay, của nhóm tác giả Lương Ninh, Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Vinh, (NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, năm 2015). Bên cạnh việc giới thiệu một cách khái quát về lịch
sử các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Indonesia từ khi hình thành các quốc gia
đầu tiên cho đến ngày nay, các tác giả cũng tập trung đi sâu vào các mốc lịch sử
quan trọng như: sự xâm lược và ách cai trị của chủ nghĩa thực dân, các phong trào
đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân để giành độc lập dân tộc, quá trình đi đến độc
lập và các chính sách, biện pháp để củng cố độc lập của mỗi nước, từ đó, phác họa
những nét chung, những nét tương đồng, tạo nên lịch sử khu vực.



9
Công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam mang tính khái quát về lịch sử
Indonesia theo cách tiếp cận quốc gia riêng biệt là cuốn Lược sử Indonesia, của tác
giả Võ Văn Nhung, (NXB Sử học, Hà Nội, năm 1962). Trong đó, tác giả đã đề cập
tương đối đầy đủ các giai đoạn trong tiến trình lịch sử Indonesia từ khi hình thành
các quốc gia cổ đại đến trước năm 1957, tức là mốc đánh dấu kết thúc thời kỳ Dân
chủ tự do (1950 - 1957) dưới “trật tự cũ” của Tổng thống Sukarno. Phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc chống ách đô hộ của thực dân Hà Lan, quá trình xâm lược
và chiếm đóng của Nhật, quá trình đấu tranh bảo vệ và củng cố độc lập được tác giả
nêu một cách khái quát từ trang 74 đến trang 133 của cuốn sách. Tuy nhiên, tác giả
không đề cập đến Tuyên bố độc lập ở Indonesia ngày 17/8/1945 và một chuỗi các
sự kiện vô cùng quan trọng đối với quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập ở
Indonesia trong tháng 8/1945.
Trong những năm 1970 - 1980, do ảnh hưởng của cuộc Chiến tranh lạnh, đặc
biệt là vấn đề Campuchia, nên mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Indonesia
bị gián đoạn. Vì vậy, hầu như trong thời kỳ này hầu như không có bất cứ một công
trình nghiên cứu nào về lịch sử Indonesia. Phải đến năm 1991, sau khi vấn đề
Campuchia được giải quyết, xu hướng đối đầu chuyển sang đối thoại, đồng thời,
yêu cầu của xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa cũng trở nên cấp thiết, thì mối
quan hệ giữa Việt Nam và Indonesia cũng thay đổi theo hướng hợp tác song phương
và đa phương. Các công trình nghiên cứu về lịch sử Indonesia trong thời kỳ này đề
cập đến quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập ở Indonesia có thể kể đến như:
cuốn Lịch sử Indonesia từ thế kỷ XV - XVI đến những năm 1950, của tác giả Huỳnh
Văn Tòng (Viện đào tạo mở rộng, Bộ giáo dục và đào tạo, Tp Hồ Chí Minh, năm
1992); cuốn Indonesia - Những chặng đường lịch sử, của tác giả Ngô Văn Doanh,
(NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1995). Các tác giả đều trình bày về các giai
đoạn phát triển của lịch sử Indonesia, đồng thời, liệt kê các sự kiện theo chiều dài
của lịch sử và không đi sâu vào phân tích tỉ mỉ. Vì vậy, bức tranh về lịch sử
Indonesia, trong đó có quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập của Indonesia

được phục dựng lại một cách khái quát.


10

1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu của các học giả Indonesia
Đối với người Indonesia, việc tìm hiểu lịch sử chung của quần đảo tương đối
khó khăn bởi khoảng cách về mặt địa lý giữa các đảo, cũng như sự phân tán trong
phân bố cư dân. Vì vậy, đa số các công trình nghiên cứu đều tập trung về lịch sử
Java - nơi đông dân cư, có lịch sử lâu đời, cũng như là một trong những trung tâm
của quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập dân tộc.
Năm 1979, Mochtar Lubis cho ra đời cuốn Indonesia - Land under the
rainbow (Indonesia - Đất nước dưới cầu vồng), (NXB Đại học Oxford, chi nhánh ở
Mĩ). Đây là cuốn sách đầu tiên viết về lịch sử Indonesia, dưới nhãn quan của chính
người Indonesia, được viết bằng tiếng Hà Lan, về sau, cuốn sách được xuất bản
bằng tiếng Anh. Mochtar Lubis cũng khẳng định rằng, để giữ được tính khách quan
trong suốt quá trình nghiên cứu của mình, ông đã phải liên tục đấu tranh tư tưởng
trước những nguồn tài liệu dồi dào và phong phú của người Hà Lan về lịch sử
Indonesia trước khi người phương Tây xuất hiện trên quần đảo. Mặc dù bản thân
ông là một nhà văn, và cuốn sách cũng không phải là một tác phẩm học thuật về lịch
sử, tuy nhiên, thông qua nội dung của cuốn sách, lịch sử Indonesia đã được tái hiện
lại tương đối đầy đủ, mà theo ông, đó là “một cỗ máy thời gian” giúp những người
Indonesia có thể tìm ra bản sắc của mình sau khi đọc xong. Trong mục 8 - “Con tàu
của thế kỷ XX”, tác giả đã dành 46 trang để trình bày về quá trình đấu tranh giành
và củng cố độc lập ở Indonesia từ đầu thế kỷ XX đến năm 1966. Với lối viết thiên
về kể chuyện, tác giả không tập trung vào liệt kê hay phân tích các sự kiện một cách
tỉ mỉ, mà chủ yếu đánh giá các sự kiện lịch sử thông qua các đoạn văn ngắn gọn, thể
hiện cách nhìn của cá nhân tác giả. Vì vậy, cuốn sách là công trình nghiên cứu
tương đối mạch lạc, dễ hiểu, dễ tiếp cận với nhiều tầng lớp trong xã hội và là một
tài liệu tham khảo hữu ích đối với luận án.

Từ năm 1992 đến năm 2008, các học giả Indonesia đã lần lượt cho ra đời công
trình nghiên cứu về lịch sử nước này trong Bộ sách 6 tập: Sejarah nasional
Indonesia (Lịch sử quốc gia Indonesia) của hai tác giả M. D. Poesponegoro và N.
Notosusanto, NXB Balai Pustaka, Jakarta, Indonesia. Thông qua 6 tập sách, toàn bộ


11
bức tranh về lịch sử Indonesia theo chiều dọc đã được phản ánh rất rõ qua từng tập
sách: Tập I, giới thiệu khái quát về những dấu vết đầu tiên của con người tiền sử,
những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của quần đảo; Tập
II, trình bày về sự ra đời của các quốc gia cổ đại đầu tiên trên quần đảo và ảnh
hưởng của Hinđu giáo tới đời sống văn hóa của cư dân; Tập III, trình bày về quá
trình du nhập của đạo Hồi và sự phát triển thịnh vượng của các vương quốc Hồi
giáo; Tập IV, dành trọn vẹn để trình bày về quá trình xâm nhập, thống trị của các
quốc gia phương Tây (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan) và sự sụp đổ của các
vương quốc Hồi giáo. Các tác giả cũng khái quát lại các phong trào đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân từ cuối thế kỷ XVIII đến những năm đầu thế kỷ XX;
Tập V, tiếp tục trình bày về cuộc đấu tranh giành độc lập trong thời đại mới, khi
Đảng Quốc gia Indonesia ra đời và đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo dân tộc. Đến cuối
năm 1941, Nhật Bản hất cẳng Hà Lan để độc chiếm Indonesia, thiết lập một chế
độ cai trị kiểu quân phiệt lên quần đảo; Tập VI, trình bày về thời kỳ chiếm đóng
của Nhật Bản và quá trình thành lập nước cộng hòa Indonesia cũng như tình hình
kinh tế, chính trị, xã hội ở Indonesia trong những năm đầu độc lập cho đến thời kỳ
“trật tự mới” của Tổng thống Suharto.
Lịch sử Indonesia cũng được trình bày khái quát trong cuốn Sejarah nasional
Indonesia: Masa prasejarah sampai masa proklamasi kemerdekaan (Lịch sử
Indonesia: Từ thời tiền sử đến Tuyên bố độc lập), của tác giả M. J. A Anshori (xuất
bản tại Mitra Aksara Panaitan, Jakarta, Indonesia, năm 2010). Trong chương V “Thời kỳ thuộc địa” và chương VI - “Phong trào dân tộc”, tác giả đã trình bày khái
quát về quá trình xâm lược và đặt ách đô hộ của Hà Lan với Indonesia, trong đó
nhấn mạnh đến chính sách cai trị về mặt kinh tế, và giáo dục mà cụ thể là sự độc

quyền của tư bản Hà Lan đối với các loại cây trồng, gia vị, thuộc sở hữu của
Indonesia và “chính sách đạo đức”. Đồng thời, tác giả cũng khẳng định “chính sách
đạo đức” mặc dù để lại nhiều hệ quả tiêu cực, nhưng cũng làm thức tỉnh ý thức dân
tộc của người Indonesia, đặc biệt là giới trí thức nước này, làm dấy lên phong trào
dân tộc trong những năm đầu thế kỷ XX để đòi độc lập cho Indonesia. Tác giả
không đi sâu vào trình bày các sự kiện theo tuần tự thời gian, mà chỉ tập trung


12
vào giới thiệu các tổ chức chính trị cũng như hoạt động của các nhà lãnh đạo
cách mạng có vai trò nổi bật trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Cuốn sách cũng cung cấp một hệ thống kênh hình minh họa khá phong phú về
các nhân vật và sự kiện trong tiến trình lịch sử của Indonesia, là tài liệu tham
khảo hữu ích cho Luận án.
1.1.1.3. Các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài
Việc nghiên cứu về lịch sử Indonesia được các học giả phương Tây quan tâm
khá nhiều ở cả góc độ khu vực và góc độ quốc gia. Tuy nhiên, thời kỳ từ sau chiến
tranh thế giới thứ hai (1945) đến những năm 80 của thế kỷ XX là thời kỳ mà hầu hết
các quốc gia Đông Nam Á vẫn còn tiến hành đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân
tộc, cũng như tìm những hướng đi cho riêng mình trong quá trình củng cố độc lập.
Ở hầu hết các nước Đông Nam Á, tâm lý hướng nội, căm ghét phương Tây vẫn còn
tồn tại, nên việc các nhà nghiên cứu phương Tây tiếp cận để nghiên cứu về lịch sử
khu vực cũng như lịch sử của từng quốc gia là điều không mấy dễ dàng. Do vậy, ở
thời kỳ này chỉ có một vài công trình nghiên cứu về lịch sử Indonesia của các học
giả người Úc, Mĩ, được công bố như: Indonesia, của tác giả J.D. Legge, (xuất bản
bởi Pretice - Hall, New Jersey, năm 1964); A history of modern Southeast Asia:
Colonialism, Nationalism, and decolonization (Lịch sử Đông Nam Á hiện đại:
Chủ nghĩa thực dân, Chủ nghĩa dân tộc và phi thực dân hóa), của tác giả J. Bastin,
(xuất bản bởi Prentice - Hall, Englewood Cliffs, New Jersay, năm 1968); Cả hai
tác giả J. Bastin và J.D. Legge đều ít quan tâm đến niên đại của các sự kiện, mà

chỉ tập trung vào trình bày theo các chủ đề mang tính luận giải về những đặc điểm
trong lịch sử Indonesia: sự thống nhất trong đa dạng, ảnh hưởng của văn hóa
Hinđu giáo, Hồi giáo, ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân phương Tây đến phong
trào đấu tranh giành và củng cố độc lập ở Indonesia. Sự phong phú trong cách thể
hiện tư duy nghiên cứu đã cung cấp cho người đọc cái nhìn khái quát về lịch sử
Indonesia cũng như quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập ở Indonesia.
Năm 1981, M. C. Ricklefs cho ra đời công trình nghiên cứu khá chi tiết, cụ thể
về lịch sử Indonesia từ thế kỷ XIV đến thời kỳ “trật tự mới” của Tổng thống
Suharto. Đó là cuốn A history of modern Indonesia, 1200 to the present (Lịch sử


13
Indonesia hiện đại: Từ năm 1200 đến nay), NXB Đại học Indiana, Bloomington.
Cuốn sách đã được tái bản lần thứ hai vào năm 1993 và lần thứ ba vào năm 2001,
theo đó, các sự kiện lịch sử được bổ sung thêm cho đến hết năm 1999. Với sự tổng
hợp và nghiên cứu nghiêm túc, tỉ mỉ các công trình đi trước, đây là một cuốn sách
có giá trị rất lớn về mặt khoa học. Quá trình xâm lược và ách thống trị của thực dân,
cũng như quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập ở Indonesia được tác giả đề
cập đến trong chương II, chương III, chương IV, chương V và chương VI của cuốn
sách. Tác giả cũng lý giải rõ lý do tại sao trong quá trình nghiên cứu, ông lại tập
trung vào lịch sử Java nhiều nhất và ông cũng cho rằng điều đó là xứng đáng, khi
Java luôn ở vị trí trung tâm của quần đảo, có dân số bằng nửa dân số Indonesia và
được các nhà nghiên cứu quan tâm chú ý từ rất sớm. Tuy nhiên, không gian của
việc nghiên cứu về quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập ở Indonesia phải là
cả quần đảo, việc nghiên cứu nghiêng quá nhiều về Java sẽ không đem lại một sự
hiểu biết toàn diện về quá trình này.
Năm 1983, D.R. Sardesai cho ra đời cuốn Southeast Asia: past and present
(Đông Nam Á: Quá khứ và hiện tại) (NXB Vikas, New Delhi), trong đó cung cấp một
sự cắt nghĩa cân bằng và dễ đọc về lịch sử khu vực, trong đó có Indonesia từ thời tiền
sử đến những năm 60 của thế kỷ XX. Trong đó, khi trình bày về thời kỳ các quốc gia

phương Tây xâm lược và đặt ách thống trị lên các quốc gia Đông Nam Á, D.R.
Sardesai tránh đánh giá quá cao những ảnh hưởng của thời kỳ này mà chỉ chú trọng
vào quá trình đấu tranh giành độc lập, bảo vệ độc lập dân tộc và các con đường phát
triển kinh tế - xã hội của các nước Đông Nam Á, trong đó có Indonesia. Với quan điểm
thuần châu Á, với cách tiếp cận cả theo chủ đề và theo thời gian, cuốn sách cung cấp
tương đối đầy đủ những hiểu biết về chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa dân tộc, các vấn đề
trong từng quốc gia và quan hệ giữa Đông Nam Á với các nước khác trên thế giới.
Cuốn sách đã trải qua 7 lần tái bản và bổ sung, lần gần đây nhất là năm 2013.
Công trình nghiên cứu được ví như một cuốn bách khoa toàn thư về lịch sử
Đông Nam Á là cuốn Lịch sử Đông Nam Á, của tác giả D.G. Hall, (NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, năm 1997). Thông qua ba phần đầu tiên của cuốn sách, tác giả


14
người Anh đã phác họa một bức tranh khá rõ nét về lịch sử ra đời, phát triển của các
quốc gia cổ đại trên quần đảo, quá trình bị thực dân phương Tây xâm lược và thiết
lập chế độ cai trị thuộc địa ở Indonesia trong sự tương đồng với các quốc gia khác ở
khu vực. Ở phần thứ tư, tác giả tập trung nghiên cứu về các phong trào đấu tranh
giành độc lập ở Indonesia và các nước Đông Nam Á khác. Với sự tham khảo từ
nhiều nguồn tư liệu phong phú, bao gồm cả tư liệu lưu trữ lẫn tư liệu văn bia, sử
dụng cả phương pháp nghiên cứu điền dã, Lịch sử Đông Nam Á là một công trình
nghiên cứu nghiêm túc và có giá trị.
Sang đầu thế kỷ XXI, khi xu thế toàn cầu hóa ngày càng nổi trội, nhu cầu nghiên
cứu, tìm hiểu về các quốc gia đã thôi thúc sự ra đời của nhiều công trình nghiên cứu về
Indonesia ở cả góc độ quốc gia và khu vực, trong đó, các tác giả đều có đề cập đến quá
trình đấu tranh giành và củng cố độc lập ở Indonesia. Tiêu biểu như: Cuốn Lịch sử
Đông Nam Á hiện đại của tác giả Clive J. Christie (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
năm 2000); Cuốn A Short History of Indonesia (Lược sử Indonesia), của tác giả C.
Brown (xuất bản bởi Allen & Unwin, Australia, năm 2004); Cuốn Lịch sử phát triển
Đông Nam Á, của tác giả Marry Somers Heidhues (NXB Văn hóa Thông tin, Tp Hồ

Chí Minh, năm 2007); Cuốn The idea of Indonesia: A history (Lịch sử tư tưởng của
Indonesia), của tác giả R. Elson, NXB Đại học Cambridge, London.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về lịch sử Indonesia ở cả cách tiếp cận
khu vực và quốc gia đều bước đầu đề cập đến quá trình xâm lược và ách thống trị
của thực dân, cũng như quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập ở Indonesia
(1927 - 1965) ở mức độ khái quát. Đây đều là những công trình hữu ích, có liên
quan gián tiếp đến đề tài luận án và đều là những gợi mở hết sức quý báu cho tác
giả luận án.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến quá trình đấu
tranh giành và củng cố độc lập dân tộc ở Indonesia
1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam
Trong những năm trở lại đây, việc nghiên cứu về các sự kiện nổi bật trong quá
trình đấu tranh giành và củng cố độc lập ở Indonesia đã được các học giả Việt Nam
rất quan tâm, chú trọng. Có thể kể đến các công trình tiêu biểu như:


15
Cuốn Indonesia đấu tranh vì độc lập tự do (1942 - 1950), của tác giả Nguyễn
Văn Hồng, (tài liệu tham khảo nội bộ của Trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội, năm
1991) nghiên cứu về quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc ở
Indonesia từ khi Nhật chiếm đóng nước này, đến hết năm 1950, khi Hà Lan phải
công nhận độc lập chủ quyền của Indonesia tại Hội nghị Bàn tròn La Hay. Cuốn
sách được bố cục làm ba chương: Chương 1, tác giả đi sâu vào quá trình xâm lược
và các chính sách cai trị của Nhật Bản trong những năm 1942 - 1945, trong đó nhấn
mạnh về cách chính sách kinh tế - quân sự, là nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu
tranh vũ trang chống Nhật của nhân dân Indonesia; Chương 2, tác giả trình bày về
sự ra đời của Tuyên ngôn độc lập tháng 8/1945 và cuộc chiến đấu của nhân dân
Indonesia để bảo vệ nền Cộng hòa trong những năm 1945 - 1950; Chương 3, tác giả
đi sâu vào phân tích một số đặc trưng của quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc
lập dân tộc ở Indonesia thời kỳ này, trong đó nhấn mạnh đến chính sách đấu tranh

ôn hòa của Sukarno, vai trò của Mĩ trong mối quan hệ Indonesia - Hà Lan, vai trò
của nông dân trong cách mạng.
Cuốn Con đường cứu nước trong đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước
châu Á, của tác giả Đỗ Thanh Bình (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1999) là
một chuyên khảo rất hữu ích cho luận án. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả
không trình bày về lịch sử Indonesia mà đi sâu vào phân tích quá trình hình thành
con đường giải phóng dân tộc của nhân dân Indonesia trong những năm 1927 1945. Đó là con đường do giai cấp tư sản lãnh đạo, con đường thống nhất các lực
lượng trong xã hội, là con đường riêng của chủ nghĩa dân tộc Indonesia. Tác giả
cũng dành một phần để lý giải nguyên nhân vì sao con đường đấu tranh giành độc
lập dân tộc theo khuynh hướng vô sản ở Indonesia lại thất bại, từ đó, đặt Indonesia
và Việt Nam trong sự so sánh để làm rõ tính phù hợp của con đường đấu tranh
giành độc lập với hoàn cảnh lịch sử của mỗi dân tộc.
Tuyên bố độc lập của Indonesia ngày 17/8/1945 cũng là một sự kiện tiêu biểu,
được rất nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến trong các công trình của mình. Trong đó
phải kể đến các công trình: “Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh chống phát xít Nhật


×