Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục thuế Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.1 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU .................................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ TNDN ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀIError!
Bookmark
not
defined.
1.1. Khái quát về các doanh nghiệp có vốn ĐTNN . Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp có vốn ĐTNNError!
Bookmark
not
defined.
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp có vốn ĐTNN ...... Error! Bookmark not defined.
1.1.1.2. Phân loại doanh nghiệp có vốn ĐTNN........ Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Đặc trưng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiError! Bookmark not
defined.
1.2. Quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNNError! Bookmark not
defined.
1.2.1. Sự cần thiết của hoạt động quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN
.................................................................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Nội dung quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN ...... Error!
Bookmark not defined.
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh
nghiệp có vốn ĐTNN ............................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Nhân tố chủ quan ............................................ Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Nhân tố khách quan ........................................ Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ TNDN ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI CỤC THUẾ HÀ NỘI.... Error!


Bookmark not defined.
2.1. Khái quát về Cục Thuế Hà Nội và các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn Hà
Nội ............................................................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Khái quát về Cục Thuế Hà Nội ...................... Error! Bookmark not defined.


2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa
bàn Hà Nội ................................................................ Error! Bookmark not defined.
2.2. Thực trạng Quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Cục thuế
Hà Nội....................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Đặc điểm Quản lý đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNNError! Bookmark not
defined.
2.2.2. Thực trạng quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Cục
thuế Hà Nội ............................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Cục
thuế Hà Nội. .............................................................. Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Những kết quả đạt được ................................. Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân................................. Error! Bookmark not defined.
2.3.2.1 Những hạn chế còn tồn tại ........................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế ............................ Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ TNDN ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐTNN TẠI CỤC THUẾ HÀ NỘIError! Bookmark not
defined.
3.1. Định hướng hoàn thiện quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tại Cục thuế Hà Nội ............................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Mục tiêu phát triển các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn Hà NộiError!
Bookmark not defined.
3.1.2. Định hướng hoàn thiện quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có vốn
ĐTNN tại Cục thuế Hà Nội ...................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN

tại Cục thuế Hà Nội .................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Đổi mới triệt để các hoạt động quản lý thuế. . Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Mở rộng dịch vụ tư vấn hỗ trợ Người nộp thuế và giáo dục, tuyên truyền chính
sách thuế. .................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Nâng cao hiệu quả kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm minh các vi phạm về thuế.
.................................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Áp dụng các biện pháp chống gian lận thuế qua định giá chuyển giao. ...... Error!
Bookmark not defined.


3.2.5. Chuyển đổi về cơ cấu tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ thuế tận tâm, chuyên
nghiệp và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ quản lý thuế.Error!
Bookmark
not defined.
3.3. Kiến nghị ........................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước ................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Kiến nghị với Tổng Cục Thuế ........................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ............................................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............. Error! Bookmark not defined.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế, cùng sự bùng nổ của khoa học và
công nghệ, nhu cầu về vốn đầu tư ngày càng tăng cao. Đặc biệt đối với các nước
đang phát triển thì nhu cầu này càng rõ nét.

Nhận thức được vai trò quan trọng của đầu tư nước ngoài trong việc thúc
đẩy nền kinh tế, Luật đầu tư nước ngoài được ban hành năm 1987, đánh dấu hoạt
động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Chính vì vậy để vừa tạo ra một môi trường

đầu tư thật hấp dẫn thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời đảm bảo
nguồn thu ngân sách nhà nước, yêu cầu quản lý ngày càng trở nên cấp thiết, và vấn
đề quản lý thuế là một tất yếu.
Nhận thức được tầm quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn của công tác
quản lý thuế nên tôi chọn đề tài: “Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục thuế Hà
Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
1) Hệ thống lý thuyết về quản lý thuế TNDN và làm rõ quản lý thuế TNDN
đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN. 2) Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế
TNDN đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Cục thuế Hà Nội. 3) Đề xuất hệ
thống giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường quản lý thuế TNDN đối với doanh
nghiệp có vốn ĐTNN tại Cục thuế Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp có vốn
ĐTNN.
- Phạm vi nghiên cứu: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp có vốn
ĐTNN tại Cục thuế Hà Nội giai đoạn 2007 - 2009.


4. Phương pháp nghiên cứu: Trong luận văn sử dụng các phương pháp: phương
pháp hệ thống, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh để nghiên
cứu và trình bày các vấn đề đặt ra.
5. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
1) Luận văn hệ thống hoá một số khía cạnh lý luận liên quan đến việc quản
lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN.
2) Phân tích làm rõ thực trạng quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp
có vốn ĐTNN tại Cục Thuế Hà Nội giai đoạn 2007 - 2009 từ đó rút ra những nhận
xét, đánh giá về kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của
những tồn tại đó. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị có tính khả

thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có vốn
ĐTNN tại Cục Thuế Hà Nội hiện nay và trong thời gian tới.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận văn gồm 3 chương với nội dung căn
bản:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý thuế TNDN đối với doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Chương 2: Thực trạng quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tại Cục Thuế Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục Thuế Hà Nội


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ TNDN
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1.1. Khái quát về các doanh nghiệp có vốn ĐTNN
1.1.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp có vốn ĐTNN
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp có vốn ĐTNN
1.1.1.2.Phân loại doanh nghiệp có vốn ĐTNN
1.1.2. Đặc trưng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
1.2. Quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN
1.2.1. Sự cần thiết của hoạt động quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn
ĐTNN
1.2.2. Nội dung quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế TNDN đối với các doanh
nghiệp có vốn ĐTNN
1.3.1. Nhân tố chủ quan
- Tổ chức bộ máy quản lý
- Nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý thuế

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý thuế
1.3.2. Nhân tố khách quan
- Cơ chế quản lý thuế
- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thuế
- Trình độ dân trí và ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế
- Sự hợp tác giữa các cơ quan hữu quan và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
thuế


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ TNDN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI CỤC THUẾ HÀ NỘI
2.1. Khái quát về Cục Thuế Hà Nội và các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên
địa bàn Hà Nội
2.1.1. Khái quát về Cục Thuế Hà Nội
Cục thuế Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 314/QĐ-BTC ngày
21/08/1990 của Bộ Tài Chính, là cơ quan trực thuộc Tổng Cục Thuế đặt tại TP Hà
Nội, đồng thời chịu sự lãnh đạo song trùng quản lý hành chính của Uỷ ban nhân
dân TP Hà Nội, có tài khoản và con dấu riêng. Về cơ cấu tổ chức bộ máy, Cục thuế
Hà Nội gồm 22 phòng chức năng, 29 chi cục thuế trực thuộc với tổng số cán bộ
công chức gồm 3.487 người. Trong đó khối Văn phòng cục gồm 648 người được
tổ chức thành 22 phòng và 2.839 người làm việc tại 29 Chi cục Thuế quận, huyện,
thị xã trực thuộc.
2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài trên địa bàn Hà Nội.
Luật đầu tư nước ngoài được ban hành năm 1987. Có thể coi đây chính là
dấu mốc quan trọng đánh dấu cho sự phát triển của các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài ở Việt Nam.
Số lượng doanh nghiệp ĐTNN ngày càng tăng. Tính đến 31/12/2009, Cục

thuế Hà Nội đang thực hiện quản lý đối với 2.965 doanh nghiệp, tăng gần gấp đôi
so với năm 2007, chiếm khoảng 36% số doanh nghiệp do khối văn phòng Cục thuế
quản lý.
Thu ngân sách từ doanh nghiệp có vốn ĐTNN: Nguồn thu thuế từ các doanh
nghiệp có vốn ĐTNN tại Cục Thuế Hà Nội tăng dần qua các năm. Trong đó: Năm
2007 số thu đạt 9.584 tỷ đồng, năm 2008 số thu đạt 12.704 tỷ đồng, năm 2009 số
thu đạt 13.268 tỷ đồng.


2.2. Thực trạng Quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN
tại Cục thuế Hà Nội
2.2.1. Đặc điểm Quản lý đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN
2.2.2. Thực trạng quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN
tại Cục thuế Hà Nội
* Tổ chức bộ máy quản lý: đều được tổ chức thực hiện theo bốn chức năng:
Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế, Kê khai kế toán thuế, Thu nợ và cưỡng chế
nợ thuế, Thanh tra – kiểm tra thuế.
* Quản lý kê khai – kế toán thuế, nộp thuế
* Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
* Công tác Thanh tra, kiểm tra thuế:
Thanh tra, kiểm tra là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của quản
lý thuế hiện đại nhằm phát hiện kịp thời những vi phạm của người nộp thuế (tính
không đúng số thuế phải nộp, nộp không đầy đủ, kịp thời vào NSNN) để nhắc nhở,
giáo dục, ngăn chặn và trừng phạt những trường hợp cố tình gian lận tiền thuế dưới
mọi hình thức.
Thuế TNDN truy thu sau thanh tra có xu hướng giảm ( năm 2007 là 13.599
triệu đồng nhưng đến năm 2009 con số này chỉ còn là: 9.786 triệu đồng), điều đó
chứng tỏ ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp ngày càng cao.
Những nội dung và hình thức sai phạm thường xảy ra là:
- Về đối tượng: doanh nghiệp, chi nhánh và đặc biệt là các nhà thầu nước ngoài

không kê khai, nộp thuế; kinh doanh thời gian dài, kê khai nộp thuế ít.
- Đối với doanh thu, giá tính thuế và thuế suất: Phát sinh doanh thu chưa thu
được tiền không kê khai; doanh thu phát sinh nhiều kê khai ít, doanh số phát sinh
trong năm nhưng lại không kê khai khi quyết toán; …
- Đối với chi phí: Thường hạch toán các khoản chi phí hỗ trợ tiêu thụ như
quảng cáo, khuyến mại vượt quá tỷ lệ được trích là không quá 10% tổng chi phí
hợp lệ. Hạch toán sai các khoản tiền lương, thưởng, trợ cấp, …


Đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN, việc sử dụng biện pháp chuyển giá để
trốn thuế TNDN và còn là hình thức chuyển lợi nhuận ra nước ngoài một cách bất
hợp pháp như: Chuyển giá trong doanh thu và giá vốn hàng bán, chuyển giá trong
tài sản hữu hình để góp vốn liên doanh
Nhờ đẩy mạnh công tác thanh tra xử lý các vi phạm về thuế đã góp phần răn
đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm, gian lận về thuế.
* Công tác thu nợ và cưỡng chế thuế
Cùng với kết quả đáng khích lệ của các công tác khác, công tác thu nợ và
cưỡng chế thuế cũng được thực hiện tốt. Kết quả là số nợ đọng thuế ngày càng
giảm, từ 6% tổng thu ngân sách những năm trước đó xuống còn 2% - 4% tổng thu
ngân sách trong thời gian gần đây.
* Ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý thuế
Cục thuế Hà Nội áp dụng các phần mềm quản lý thuế như: chương trình
QLT – hệ thống thông tin quản lý thuế cấp cục, chương trình TINC – hệ thống
quản lý thông tin người nộp thuế, .... Đặc biệt từ năm 2009, Cục thuế Hà Nội đã
triển khai hệ thống iHTKK – hỗ trợ kê khai thuế qua mạng.
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp có vốn
ĐTNN tại Cục thuế Hà Nội.
2.3.1. Những kết quả đạt được
 Công tác kê khai – kế toán thuế:
Những năm qua, đại đa số NNT chấp hành tốt việc kê khai, nộp thuế kịp

thời, sát số phát sinh, tỷ lệ NNT đã nộp tờ khai đúng hạn trên số NNT phải nộp tờ
khai luôn đạt trên 92%, số tờ khai sai lỗi số học, số NNT nộp chậm (hoặc không
nộp tờ khai) ngày càng giảm. Kết quả của việc thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm
tra, kiểm soát kê khai thuế, nộp thuế đã tác động tích cực đến số thuế thu được
trong kỳ.


 Công tác thanh tra, kiểm tra thuế:
- Kết quả kiểm tra: Đã kiểm tra 53.981 lượt hồ sơ khai thuế đối với doanh
nghiệp có vốn ĐTNN tại trụ sở cơ quan thuế và đã hoàn thành 510 cuộc kiểm tra tại
doanh nghiệp.
− Công chức chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh
nghiệp có vốn ĐTNN đã được tăng cường và kiện toàn.
 Công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế:
Công tác tuyên truyền được coi là nhiệm vụ trọng tâm hàng năm. Hàng
năm, Công tác hỗ trợ NNT đã được cơ quan thuế thực hiện bằng nhiều hình thức
đa dạng, phong phú, hiệu quả: Duy trì đường dây nóng để giải đáp trực tiếp các
vướng mắc cho các doanh nghiệp, cá nhân qua điện thoại (bình quân 60
cuộc/ngày); Hướng dẫn, trả lời NNT bằng văn bản (Khoảng hàng nghìn văn bản
/năm); ...
 Công tác quản lý thu nợ thuế:
Đã đôn đốc thu được 95.04% tổng số nợ phát sinh qua các kỳ kê khai của năm
2009 và 79.13% tổng số nợ của năm 2008 chuyển sang.
 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý thuế
Trong những năm qua, Cục thuế Hà Nội đã ứng dụng mạnh mẽ CNTT
trong công tác quản lý thuế, đã dần đáp ứng được công tác quản lý của ngành,
công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo: Ứng dụng quản lý thuế (QLT), Hệ
thống đăng ký thuế (Tin C, Tin CC), Hệ thống phân tích tình trạng thuế (QTT),
...
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế còn tồn tại
Thứ nhất, Về chính sách thuế: Thiếu sự minh bạch, nhất quán trong tổ chức
thực hiện.
Thứ hai, Về tổ chức thực hiện quản lý thuế chưa đồng bộ và sâu sát.


Thứ ba, ứng dụng tin học vào quản lý thuế còn chưa đáp ứng được yêu cầu
quản lý thuế.
Thứ tư, Nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý thuế chưa đáp ứng được
yêu cầu quản lý thuế hiện đại.
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
a. Nguyên nhân chủ quan
- Nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý thuế còn yếu.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế còn hạn chế.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý thuế chưa đáp ứng được
yêu cầu.
b. Nguyên nhân khách quan
- Cơ chế quản lý thuế chưa hoàn thiện.
- Hệ thống văn bản pháp luật về thuế chưa đồng bộ.
- Trình độ dân trí và ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế chưa
cao.
- Sự hợp tác giữa các cơ quan hữu quan và hợp tác quốc tế chưa chặt
chẽ.


CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ TNDN ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐTNN TẠI CỤC THUẾ HÀ NỘI
3.1. Định hướng hoàn thiện quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài tại Cục thuế Hà Nội

3.1.1. Mục tiêu phát triển các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn Hà Nội
3.1.2. Định hướng hoàn thiện quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có
vốn ĐTNN tại Cục thuế Hà Nội
Định hướng về chính sách thuế:
Thứ nhất, cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về thuế TNDN đối với
doanh nghiệp có vốn ĐTNN.
Thứ hai, sửa đổi, bổ sung đồng bộ các quy định về ưu đãi thuế, không phân
biệt doanh nghiệp trong và ngoài nước .
Thứ ba, giảm mức thuế suất thuế TNDN sao cho phù hợp với nền kinh tế của
Việt Nam, hạn chế dần các chính sách miễn giảm thuế TNDN.
Thứ tư, hạn chế những thay đổi thường xuyên trong hệ thống chính sách thuế
TNDN.
Định hướng chung về quản lý thuế :
Thứ nhất, phát hiện những bất hợp lý về chính sách thuế để đề xuất chỉnh sửa
cho phù hợp với thực tiễn nhằm đảm bảo chính sách thuế phải bao quát nguồn thu,
đảm bảo tính đồng bộ.
Thứ hai, thực hiện tuyên truyền giáo dục về thuế bằng nhiều hình thức phong
phú để nâng cao ý thức tự giác tuân thủ pháp luật của người nộp thuế;
Thứ ba, phải thấy được những vấn đề tồn tại trong cơ chế quản lý thu, bộ máy
tổ chức thu thuế để có biện pháp khắc phục.
Thứ tư, phải tạo môi trường pháp lý thông thoáng thuận lợi để thu hút đầu tư,
tăng thu cho ngân sách đồng thời có chính sách nuôi dưỡng nguồn thu.


Thứ năm, tăng cường hợp tác giữa các cơ quan thuế và bên ngoài cũng như
trong nội bộ ngành.
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có
vốn ĐTNN tại Cục thuế Hà Nội
3.2.1. Đổi mới triệt để các hoạt động quản lý thuế.
Cơ chế người nộp thuế tự tính, tự khai và tự nộp thuế áp dụng đối với các

doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội từ ngày 01/07/2007 đến nay đã được hơn 3 năm
thực hiện. Để thực hiện tốt cơ chế này đối với các doanh nghiệp nói chung và
doanh nghiệp có vốn ĐTNN nói riêng tại Cục thuế Hà Nội cần tiến hành các biện
pháp sau :
 Tăng cường sự tuân thủ tự nguyện của ĐTNT
 Phân loại các ĐTNT để thực hiện các biện pháp quản lý khác nhau
 Áp dụng kỹ thuật quản lý thuế theo rủi ro:
3.2.2. Mở rộng dịch vụ tư vấn hỗ trợ Người nộp thuế và giáo dục, tuyên truyền
chính sách thuế.
Xây dựng kho dữ liệu phục vụ công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế;
Rà soát, hoàn thiện các quy trình, quy chế tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
trong cơ chế tự tính, tự khai và tự nộp thuế; Phát triển, mở rộng hoạt động của
mạng lưới Trang thông tin điện tử (Website) của Cục thuế Hà Nội; Tiếp tục triển
khai và phổ biến rộng rãi đến người nộp thuế ba dự án lớn của Cục thuế Hà Nội:
nộp hồ sơ kê khai thuế qua mạng Internet (iHTKK), Hiện đại hoá thu NSNN và Hệ
thống Kiosk thông tin thuế; ...
3.2.3. Nâng cao hiệu quả kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm minh các vi phạm về
thuế.
- Trước tiên về quan điểm: đổi mới thanh tra, kiểm tra vừa phải dựa trên cơ
sở đổi mới quan điểm của các Luật thuế “nâng cao quyền hạn, trách nhiệm, tính
chủ động của doanh nghiệp trong việc thực hiện pháp luật thuế”, vừa phải xây


dựng được quan điểm mới “tôn trọng, tín nhiệm, khuyến khích các doanh nghiệp
làm ăn chân chính, tuân thủ nghiêm túc pháp luật thuế”.
- Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp : chuyển từ thanh tra đại trà, ngẫu nhiên
hiện nay sang thanh tra, kiểm tra theo hệ thống tiêu thức lựa chọn, đi vào chiều sâu
theo nội dung vi phạm.
- Tập trung kiểm tra, phân tích hồ sơ doanh nghiệp tại cơ quan thuế: Quyết
định thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc kiểm tra các nội

dung có vi phạm và nghi ngờ vi phạm (qua phân tích, kiểm tra bước 1 ở cơ quan
thuế).
- Hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế.
- Nâng cao trình độ của cán bộ thanh tra thuế.
3.2.4. Áp dụng các biện pháp chống gian lận thuế qua định giá chuyển giao.
Thứ nhất, là cần tăng cường khả năng thu thập và xử lý thông tin về người
nộp thuế.
Thứ hai, là cần tăng cường hợp tác quốc tế.
Thứ ba, là cần khắc phục những kẽ hở trong chính sách đầu tư nước ngoài.
Thứ tư, là cần phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực thi
trách nhiệm của mình.
3.2.5. Chuyển đổi về cơ cấu tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ thuế tận tâm,
chuyên nghiệp và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ quản lý thuế.
Số ĐTNT ngày một gia tăng, mỗi ĐTNT lại nộp nhiều loại thuế khác nhau.
Do đó, việc chuyển sang mô hình tổ chức quản lý theo chức năng sẽ có điều
kiện tập trung về những vấn đề tuân thủ của ĐTNT để có biện pháp quản lý thuế
tốt hơn.
Cùng với sự thay đổi về phương pháp quản lý thuế và sự chuyển đổi về cơ
cấu tổ chức bộ máy ngành thuế, công tác tổ chức cán bộ của cơ quan thuế cũng
được đặc biệt coi trọng như việc: Nguồn nhân lực cán bộ của cơ quan thuế được
tuyển dụng bổ sung để đáp ứng được các yêu cầu mới của công việc, các cán bộ


thuế cũ phải được đào tạo lại về cả kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng
phục vụ, …
Để thực hiện được cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế đòi hỏi phải có một
đội ngũ cán bộ thuế tinh thông về nghiệp vụ, có khả năng áp dụng công nghệ tin
học vào quản lý, có khả năng giám sát, kiểm tra chặt chẽ, xử lý kịp thời đúng đắn
các hành vi sai phạm. Do vậy, việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho
việc triển khai thực hiện quản lý thuế theo cơ chế mới là hết sức quan trọng.

3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước
- Thứ nhất là, Nghiên cứu và trưng cầu dân ý trước khi ban hành Luật
- Thứ hai là, xem xét nâng lương và đảm bảo điều kiện vật chất cho cán bộ
ngành thuế, tạo điều kiện thực hiện công tác quản lý thuế được tốt hơn.
3.3.2. Kiến nghị với Tổng Cục Thuế
- Thứ nhất là, Đổi mới công tác đào tạo cán bộ, công chức thuế
- Thứ hai là, rà soát để hoàn thiện chính sách thuế sao cho phù hợp và
thống nhất.
- Thứ ba là, Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuế


KẾT LUẬN
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan
trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trong
những năm qua, khu vực kinh tế này đã góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế, đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước, thúc đẩy xuất khẩu, tạo nhiều công ăn
việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế khu vực này còn có
nhiều phức tạp; Quản lý thuế đối với khu vực này trong những năm qua tuy đã có
nhiều kết quả tích cực nhưng còn nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết. Do đó, việc
tăng cường quản lý thuế đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nói chung
và ở Hà Nội nói riêng là vấn đề tất yếu. Luận văn đã tập trung nghiên cứu và xử lý
các vấn đề sau :
Thứ nhất là, Phân tích những vấn đề cơ bản về quản lý thuế TNDN đối với
doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Thứ hai là, Phân tích thực trạng quản lý thuế TNDN
đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Cục thuế Hà Nội từ năm 2007 đến
2009. Qua phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế của các doanh nghiệp có
vốn ĐTNN, trên cơ sở đó luận văn đã chỉ ra những mặt mạnh, những tồn tại trong
quản lý thuế đối với các loại hình doanh nghiệp này do Cục thuế Hà Nội quản lý
trong thời gian qua. Đồng thời làm rõ những nguyên nhân tồn tại đó không chỉ ở

cơ chế quản lý, trình độ và năng lực cán bộ mà còn ở tất cả các hoạt động cụ thể
của các nội dung quản lý thuế. Thứ ba là, Luận văn đã đưa ra những định hướng
nhằm tăng cường quản lý thuế. Đã phân tích và đề xuất những giải pháp cơ bản,
đồng bộ, có khả năng áp dụng trên tất cả các nội dung của quản lý thuế. Đồng thời
đã mạnh dạn đề xuất một số những kiến nghị với Nhà nước và với Tổng cục thuế.



×