Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu: Xây dựng công cụ tin học trợ giúp công tác quản lý môi trường cho quận huyện TP. Hồ Chí Minh - trường hợp cụ thể là quận Thủ Đức và quận 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.66 KB, 21 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

BÙI TÁ LONG

XÂY DỰNG CÔNG CỤ TIN HỌC TRỢ GIÚP CÔNG TÁC QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG CHO QUẬN HUYỆN TP. HỒ CHÍ MINH – TRƯỜNG
HỢP CỤ THỂ LÀ QUẬN THỦ ĐỨC VÀ QUẬN 12

Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu

TP. HỒ CHÍ MINH, 1/2010


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TP. HỒ CHÍ MINH 2008 - 2009

Xây dựng công cụ tin học trợ giúp công tác quản lý môi trường cho quận huyện
Tp. Hồ Chí Minh – trường hợp cụ thể là quận Thủ Đức và quận 12.
Sản phẩm của đề tài đã được cài đặt tại địa chỉ: www.hcmier.edu.vn/denvim

Kính mong sự đóng góp ý kiến của Hội đồng. Những đóng góp quí báu của Hội đồng
sẽ giúp các tác giả nâng cao chất lượng tài liệu này.

Bùi Tá Long, PGS.TSKH., Chủ nhiệm
Dương Ngọc Hiếu, Th.s, Thành viên
Nguyễn Thị Thái Hòa, KS., Thành viên
Hoàng Thùy Dương, KS., Thành viên
Phạm Thị Hoàng Gia, KS.,Thành viên


Tài liệu này trình bày tóm tắt kết quả của đề tài khoa học cấp Tp. Hồ Chí Minh
do Viện Môi trường và Tài nguyên chủ trì và PGS. TSKH. Bùi Tá Long chủ nhiệm.
Các nội dung: tổng quan vấn đề nghiên cứu, phương pháp thực hiện, mô hình vận
hành của D-Envim, các chức năng chính của sản phẩm chính của đề tài. Phần kết luận
tóm lược lại các kết quả chính của đề tài và phần đề xuất.
Sản phẩm của đề tài đã được cài đặt tại địa chỉ: www.hcmier.edu.vn/denvim

Bản quyền @ 2009 - Sở Khoa học và Công nghệ Tp. HCM

ii


NỘI DUNG
1. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CHUNG CỦA ĐỀ TÀI .................................................1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8
1.9

2

NỘI DUNG CHÍNH KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI..............................5
2.1
2.2
2.3


3
4

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 2
Nội dung đề tài ........................................................................................................ 2
Giới hạn của đề tài ................................................................................................... 3
Tính kế thừa, tính mới, tính khoa học và thực tiễn của đề tài .................................. 3
Những kết quả chính của đề tài được đưa ra bảo vệ ................................................. 4
Thử nghiệm ............................................................................................................. 4
Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 4
Cấu trúc của sản phẩm được giao nộp ...................................................................... 5
Mô hình vận hành hệ thống D-Envim ...................................................................... 5
Ứng dụng D-Envim cho Tp. Hồ Chí Minh ............................................................... 9
Đánh giá tính hiệu quả của D-Envim ..................................................................... 10

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................................ 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 15

iii



1. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CHUNG CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, do tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh, mặc dù
chính quyền các cấp, các cơ quan hữu trách và nhân dân đã có nhiều cố gắng, nhưng
tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường tại TP. Hồ Chí Minh vẫn tiếp diễn ở nhiều khu
vực làm cho chất lượng môi trường trên nhiều địa bàn bị suy giảm đáng kể.

Để góp phần làm cho thành phố sạch- xanh- phát triển thân thiện với môi trường,
Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM đã có chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNHHĐH đất nước. Theo đó, mục tiêu đến năm 2010 của TP về xử lý ô nhiễm công nghiệp
là: xử lý triệt để 100% các cơ sở gây ô nhiễm môi truờng nghiêm trọng; đảm bảo 100%
các KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. Về xử lý chất
thải rắn, đảm bảo thu gom, vận chuyển và xử lý trên 95% tổng chất thải rắn thông
thường phát sinh, xử lý 100% chất thải rắn y tế nguy hại; xử lý trên 70% chất thải rắn
công nghiệp nguy hại bằng công nghệ tiên tiến. Về cải thiện chất lượng môi trường:
đảm bảo trên 40% khu vực nội thị có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn
môi trường; đảm bảo các thông số cơ bản (CO, NO2, SO2, Pb, O3) trong không khí
xung quanh tại khu vực dân cư; giải quyết cơ bản tình trạng ngập úng khu vực nội
thành. Về phát triển mảng xanh đô thị đạt tiêu chuẩn diện tích cây bình quân 6-7 m2/
người.
Những bất cập trong công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tại Tp. HCM
không chỉ đơn thuần là thiếu các văn bản pháp qui, mà ở mức độ đáng kể là do các cấp
quản lý chưa chú ý tới các phương pháp quản lý hiện đại, cụ thể là việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác quản lý môi trường còn ở mức rất khiêm tốn. Có thể thấy
điều này trên ví dụ công tác quản lý môi trường tại các quận huyện của Tp.HCM còn rất
hạn chế. Hàng năm một khối lượng rất lớn các dữ liệu liên quan tới công tác quản lý
môi trường được thu thập xử lý và không được quản lý bằng các phần mềm chuyên
nghiệp. Điều này gây ra sự khó khăn đáng kể cho việc khai thác sử dụng các số liệu quí
giá cho công tác quản lý và ra quyết định.
Để giải quyết một cách triệt để bài toán phát triển bền vững cấp Tp. HCM, cần phải
ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại, trong đó có công nghệ thông tin có lưu ý tới sự
phân cấp rạch ròi trong công tác quản lý. Hiện nay vấn đề ứng dụng CNTT trong công
tác quản lý môi trường cấp quận huyện một thành phố lớn như Tp. HCM vẫn chưa được
quan tâm đúng mức. Có thể nói, các quận huyện vẫn chưa có một công cụ hữu hiệu nào
để giúp họ trong công tác quản lý môi trường. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý môi trường cấp quận sẽ mang lại những lợi ích cụ thể như sau:
- Giúp cho đội ngũ cán bộ cấp quận làm tốt công tác báo cáo thống kê, kiểm soát

được số liệu liên quan tới môi trường của từng phường trong quận.
- Quản lý sự tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất trên địa bàn từng quận.
- Tra cứu và thực hiện các báo cáo nhanh những thay đổi hàng năm những biến
động về môi trường trên địa bàn quận.

1


- Giải phóng một khối lượng lớn công sức xử lý thủ công của cán bộ làm công tác
quản lý khi cần xử lý thông tin về môi trường trên địa bàn quận.
- Giúp cho các nhà doanh nghiệp có được thông tin môi trường trong quận một
cách nhanh chóng.
Là các quận vùng ven của Tp. HCM còn nhiều khó khăn, việc tiếp cận với công
nghệ thông tin tại quận Thủ Đức và 12 còn chậm hơn so với ở các quận huyện khác của
thành phố, thêm vào đó sự phát triển kinh tế - xã hội tại quận 12, Thủ Đức vẫn còn thấp,
ý thức của người dân về môi trường còn chưa cao nên áp lực lên môi trường đang là
mối quan tâm của các ban ngành chức năng và nhân dân, là nỗi trăn trở của các nhà
quản lý môi trường tại quận. Để giải quyết được bài toán phát triển bền vững, quận 12
và Thủ Đức rất cần ứng dụng kết quả nghiên cứu đã được thực hiện trong nhiều năm
qua. Đây cũng là mục tiêu mà đề tài này muốn hướng tới.
Từ đó tính cấp thiết của đề tài này là
- Hiện nay công tác quản lý môi trường cấp quận huyện đang đứng trước nhiều
thách thức và rất khó đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nhà nước cũng như
yêu cầu của xã hội nếu không ứng dụng công nghệ thông tin triệt để.
- Việc ứng dụng công nghệ Hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong công tác quản lý
môi trường cho cấp quận của Tp. HCM cần được chú trọng trong bối cảnh công nghệ
này đã và đang được ứng dụng có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác.
- Để từng bước hội nhập với các quận huyện khác của Tp. HCM, các quận huyện
cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng về thông tin đáp ứng được các chuẩn quốc tế và khu

vực. Các hệ thống thông tin môi trường ở đây đóng vai trò quan trọng.
- Để phù hợp với tiêu chuẩn chính phủ điện tử và Nghị định số 179/2004/QĐ-TTg
của thủ tướng ngày 6/10/2004 về “Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông
tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”, Tp. Hồ Chí
Minh cần thiết phải từng bước xây dựng các công cụ quản lý theo tiêu chuẩn hiện đại,
trong đó ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những điều kiện không thể thiếu.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý môi
trường cấp quận, huyện của thành phố Hồ Chí Minh – Lấy quận Thủ Đức và quận 12
Tp. HCM làm ví dụ nghiên cứu. Hệ thống được đặt tên là D-ENVIM (ENVironmental
Information maNagement system for Districts).

1.3 Nội dung đề tài
- Xây dựng cơ sở dữ liệu có lưu ý tới nghiệp vụ quản lý nhà nước về môi trường
cấp Quận Huyện một thành phố đô thị loại 1 như Tp. Hồ Chí Minh.
- Viết phần mềm D-ENVIM áp dụng cho quận Thủ Đức và quận 12 của thành
phố Hồ Chí Minh
- Đào tạo, chuyển giao D-ENVIM tại quận Thủ Đức và quận 12.

2


- Đánh giá tính hiệu quả áp dụng vào thực tiễn của D-ENVIM tại Tp. HCM trên
ví dụ quận Thủ Đức và quận 12.
Cơ sở pháp lý để thực hiện đề tài này là:
-

Cơ sở pháp lý để thực hiện đề tài này là Hợp đồng số 256/HĐ - SKHCN ngày
19/12/2008 giữa Sở Khoa học và Công nghệ Tp. HCM và Viện Môi trường và Tài
nguyên


1.4 Giới hạn của đề tài
Đề tài nghiên cứu này thuộc lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác quản lý môi trường. Phạm vi nghiên cứu: cấp quận huyện TP. Hồ Chí Minh.
1.5 Tính kế thừa, tính mới, tính khoa học và thực tiễn của đề tài
Tính kế thừa là một đặc trưng của hoạt động nghiên cứu khoa học, cái mới
trong nghiên cứu khoa học bao giờ cũng được tìm kiếm, được sáng tạo trên cơ sở
thừa kế có chọn lọc đối với các tri thức đã có. Đề tài này không phải là ngoại lệ. Để
tài này đã kế thừa một số nghiên cứu trước đây, đặc biệt là các công trình [2][6]
Tuy nhiên tính mới của đề tài này khác với tất cả đề tài trước (cả trong và
ngoài nước) ở các điểm sau đây:
- Đề tài nghiên cứu chuyên về quản lý môi trường cấp quận huyện bằng công nghệ
thông tin phù hợp với thực tiễn của TP. Hồ Chí Minh và xa hơn nữa là cấp huyện cho
mô hình các tỉnh.
- Đề xuất mô hình ứng dụng CNTT cho cấp quận huyện như sau: mỗi quận huyện
sẽ sử dụng phần mềm D-Envim, dữ liệu sẽ được lưu tại server của UBND quận. Sau
đó dữ liệu từ cấp quận huyện sẽ được truyền về server đặt tại Sở TNMT bằng phần
mềm DEST (phần mềm đồng bộ). Như vậy dữ liệu môi trường được khai thác ở 2
cấp là quận huyện và cấp tỉnh thành.
- Phần mềm D-Envim với thiết kế, giao diện, hệ thống báo cáo, thống kê phù hợp
với văn bản pháp lý của Việt Nam là do tập thể tác giả đưa ra, không sao chép bất kỳ
sản phẩm nào trước đó.
Tính khoa học của đề tài thể hiện ở chỗ:
- Đã xây dựng hệ thống kết nối phần mềm cấp quận huyện với nhau trong một
không gian thống nhất, dữ liệu được phân theo 2 cấp: quận huyện và tỉnh thành. Phần
mềm giúp các cấp quản lý có được thông tin cập nhật về môi trường tại địa phương
do mình quản lý. Thông tin được lưu thông và được giám sát bởi các cơ quan chức
năng.
- Đã xây dựng phương pháp thay thế phương thức quản lý giấy bằng phương thức
quản lý điện tử công nghệ số. Với kết quả này đã giúp thay đổi phương thức quản lý

môi trường từ giấy tờ sang điện tử.
- Kết hợp được các ngành khoa học khác nhau như quản lý môi trường, CNTT.
Tính thực tiễn của đề tài thể hiện ở chỗ:

3


- Đã xây dựng được một ứng dụng giúp cho công tác quản lý môi trường cấp quận
huyện hiệu quả.
- Giúp cho các doanh nghiệp tham gia công tác bảo vệ môi trường. Từ đó giáo dục
cho họ ý thức tự chấp hành qui định nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Giúp chính quyền TP. HCM có được nguồn thông tin có chất lượng cao, khách
quan về CTNH tại TP. Hồ Chí Minh.
1.6 Những kết quả chính của đề tài được đưa ra bảo vệ
Các kết quả sau đây được đưa ra bảo vệ :
-

Phần mềm D-Envim quản lý môi trường cấp quận huyện Tp. Hồ Chí Minh.

-

Hệ thống thông tin môi trường gồm các phần mềm D-Envim và DEST liên kết trong
một hệ thống thống nhất làm việc trên mạng Internet.

-

Phương pháp luận thực hiện đề tài này.

1.7 Thử nghiệm
Kết quả của đề tài đã được thử nghiệm thành công tại Công ty bia Sài Gòn, Công

ty Tân Á, Công ty Việt Úc.
1.8 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: tiến hành điều tra khảo sát thực tế để
thu thập số liệu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp phân tích hệ thống môi trường: sử dụng trong đánh giá hiện trạng
bộ máy quản lý môi trường.
Tương ứng với nội dung nghiên cứu phương pháp nghiên cứu đề tài được cụ thể
hóa như sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn ứng dụng CNTT trong quản lý môi
trường. Tập trung làm rõ mô hình triển khai cho cấp Quận Huyện trên ví dụ quận Thủ
Đức Tp. Hồ Chí Minh: với nội dung nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp điều
tra khảo sát thực tế, phương pháp phân tích tổng hợp các tài liệu. Tìm hiểu các hoạt
động thực tế liên quan đến hiện trạng hệ thống quản lý môi trường tại quận Thủ Đức,
quận 12, hiện trạng ứng dụng CNTT tại 2 quận này, cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động
quản lý môi trường ở TP. Hồ Chí Minh.
- Xây dựng lược đồ các dòng thông tin liên quan tới quản lý môi trường cấp
Quận Huyện tại Tp.HCM: với nội dung nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp
điều tra khảo sát thực tế tại Sở TNMT, Phòng Tài nguyên Môi trường quận Thủ Đức,
quận 12, … để xác định rõ mối quan hệ công tác quản lý giữa các đơn vị này. Phương
pháp chuyên gia, phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp thống kê được sử
dụng để xác định chính xác các đối tượng thông tin môi trường. Phương pháp xây dựng

4


lược đồ thông tin được áp dụng để đưa ra sơ đồ tương tác các dòng thông tin này thông
qua xác định dòng dữ liệu đầu vào, thống kê dữ liệu đầu ra, lưu trữ, phân cấp, quản lý
dữ liệu, liên kết dữ liệu, truy vấn và truy xuất các dạng báo cáo.
- Nghiên cứu các đặc điểm của quá trình đưa ra các quyết định về liên quan tới

quản lý môi trường cấp Quận Huyện tại Tp.HCM: với nội dung nghiên cứu này, tác giả
sử dụng phương pháp điều tra khảo sát giữa UBND quận Thủ Đức, quận 12, Sở TNMT,
Phòng TNMT quận Thủ Đức, quận 12 để xem quyết định liên quan tới môi trường được
ra đời như thế nào.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan tới D-ENVIM: với nội dung nghiên cứu này,
tác giả dựa vào các đề tài được thực hiện trước đây /[1] – [5]/. Sử dụng phương pháp
điều tra khảo sát thực tế và phương pháp thống kê. Trong quá trình thực hiện đề tài này,
các tác giả đã tham khảo nhiều nghiên cứu trong nước / [1] – [5]/
- Thiết kế hệ thống cho D-ENVIM bao gồm: với nội dung nghiên cứu này, tác
giả áp dụng phân tích hệ thống. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp chuyên gia,
phương pháp thống kê, phương pháp so sánh.
1.9 Cấu trúc của sản phẩm được giao nộp
Phần giao nộp sản phẩm gồm :
- Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài được đánh máy và in trên khổ giấy A4 với 177
trang đánh máy bao gồm: phần mở đầu, 3 chương mục, kết luận, phụ lục tài liệu tham
khảo gồm 13 trích dẫn.
- Báo cáo thiết kế kỹ thuật của đề tài gồm 87 trang
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm H-waste gồm 154 trang.
- Tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài gồm 17 trang.
- Chương trình D-Envim đã được cài đặt trên mạng Internet từ 4/2009 và thường
xuyên được cập nhật. Địa chỉ: www.hcmier.edu.vn/denvim. Từ tháng 8/2009 phần mềm
đã được cài đặt tại server UBND quận 12 và quận Thủ Đức Tp. HCM.

2 NỘI DUNG CHÍNH KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Mô hình vận hành hệ thống D-Envim
Hệ thống thông tin môi trường được đề xuất trong đề tài này được đặt tên là: Denvim (Environmental Information Management system for Districts). Dựa trên mục
phân tích ở trên, mô hình lý luận của D-envim được đề xuất và thể hiện trên Hình 2.1.

5



Hình 2.1. Mô hình hệ thống thông tin cấp quận huyện

Hệ thống D-envim được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau:
-Đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý môi trường ở cấp quận huyện.
-Dựa vào thực tế công tác quản lý ở quận, hệ thống hoá lại cơ sở dữ liệu cần
quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý môi trường quận theo quy định
của pháp luật.
Bên cạnh đó các yêu cầu sau được đặt ra cho hệ thống D-Envim:
- CSDL môi trường có khả năng đáp ứng các tính năng tin học hóa.
- Dòng thông tin phải phù hợp với yêu cầu thực tế quản lý môi trường ở cấp
quận.
-Xác định rõ các dòng thông tin cần quản lý cho quá trình cập nhật, truy vấn, truy
xuất.
-Có khả năng liên kết các dữ liệu bị rời rạc thành một cơ sở dữ liệu có tính thống
nhất và có tính liên kết theo thời gian.
-Dễ dàng cập nhật những biến động
Các dòng thông tin đầu vào cho hệ thống thông tin môi trường cấp quận huyện
bao gồm:
- Các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Đơn khiếu nại, tố cáo về môi trường trên địa bàn quận.
- Hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư vào địa bàn quận
- Giấy phép khai thác nước dưới đất do Sở TNMT hoặc Ủy ban nhân dân quận cấp.
- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước do Sở TNMT cấp.
- Báo cáo giám sát môi trường định kỳ của các công ty, cơ sở trên địa bàn quận.
- Kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các công ty,
cơ sở trên địa bàn quận.
- Từ các hoạt động thanh tra, kiểm tra định kỳ

6



Chi tiết của các dòng thông tin kể trên như sau:
2.1.1

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với
các đơn vị vi phạm trên địa bàn quận do Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu
UBND ban hành.
Mẫu Quyết định xử phạt tuân theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm
2002 và Nghị định của Chính phủ số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PLUBTVQH10 ngày 2 tháng 7 năm 2002.
Các hành vi vi phạm và mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường được quy định tại Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006 của
Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường.
Mẫu Quyết định xử phạt được quy định thống nhất, bao gồm các nội dung: ngày,
tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, địa chỉ,
nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm
hành chính; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm; điều, khoản của
văn bản pháp luật được áp dụng; hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung
(nếu có), các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); thời hạn, nơi thi hành quyết định
xử phạt và chữ ký của người ra quyết định xử phạt.
2.1.2

Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến môi trường.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan tới lĩnh vực môi trường là một trong những
nhiệm vụ của Phòng Tài nguyên và Môi trường. Các đơn khiếu nại, tố cáo được chuyển
đến phòng Tài nguyên và Môi trường từ các nguồn: Tổ tiếp công dân của UBND quận,

Văn phòng Hội đồng nhân dân – UBND quận, do UBND phường hoặc do các cơ quan
báo chí, truyền thông.
Thông thường đơn khiếu nại, tố cáo có chứa đầy đủ các nội dung cần biết như:
Tên, địa chỉ cá nhân, tổ chức khiếu nại, tố cáo; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân bị khiếu
nại, tố cáo; nội dung khiếu nại, tố cáo; ngày làm đơn khiếu nại, tố cáo.
2.1.3

Hồ sơ cam kết BVMT và giấy xác nhận đăng ký cam kết BVMT

Tất cả các dự án không thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường chiến lượng, báo cáo đánh giá tác động môi trường đều phải lập bản cam kết bảo
vệ môi trường. Cam kết bảo vệ môi trường đươc lập theo mẫu quy định tại thông tư số
08/2006/TT-BTNT ngày 9/8/2006 của Bộ Tài nguyên và môi trường hướng dẫn về đánh
giá môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, chứa đầy đủ các thông tin cần biết đối với
dự án.
2.1.4

Giấy phép khai thác nước dưới đất

Trừ các trường hợp không phải xin phép khai thác theo quy định của pháp luật,
các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng nước dưới đất (nước ngầm) đều phải
xin giấy phép khai thác. Theo phân cấp của UBND thành phố tại quyết định số

7


17/2006/QĐ-UBND ngày 9 tháng 02 năm 2006 của UBND thành phố, UBND quận
huyện có chức năng cấp giấy phép khai thác nước dưới đất đối với những trường hợp
khai thác từ dưới 20 m3/ngày đêm. Sở Tài nguyên và Môi trường có chức năng cấp
giấy phép khai thác đối với những trường hợp khai thác trên 20 m3/ngày đêm đến dưới

3000 m3/ngày đêm.
2.1.5

Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

Các doanh nghiệp có xả nước thải vào nguồn nước phải xin phép xả thải. Hiện
nay, giấy phép xả thải do Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Bộ Tài nguyên và Môi
trừơng (Cục Tài nguyên nước) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp. Thông
thường, giấy phép xả thải có thời hạn 1 năm và chủ giấy phép phải gia hạn nếu tiếp tục
xả thải.
2.1.6

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ của các đơn vị sản xuất trên địa bàn

Theo quy định, các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ có phải lập báo
cáo giám sát môi trường định kỳ 6 tháng/lần và nộp cho cơ quan chức năng. Mẫu báo
cáo giám sát môi trường định kỳ trên địa bàn thành phố do Sở Tài nguyên và Môi
trường thành phố ban hành khá chi tiết và đầy đủ. Đơn vị lập báo cáo còn phải đính kèm
kết quả quan trắc môi trường.
2.1.7

Kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

Phòng Tài nguyên và Môi trường không có chức năng thu phí bảo vệ môi trường
mà chỉ hỗ trợ Chi cục Bảo vệ môi trường trong hoạt động thu phí. Phòng TNMT có
chức năng hướng dẫn các đơn vị kê khai nộp phí, nhận tờ khai của đơn vị nộp phí và
chuyển chi cục Bảo vệ môi trường để ra thông báo nộp phí và chuyển thông báo nộp
phí đến đơn vị nộp phí.
Mẫu phiếu kê khai nộp phí được sử dụng là mẫu được ban hành kèm theo Thông
tư Liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC ngày 18 tháng 12 năm 2003 về việc hướng dẫn

thực hiện nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về
bảo vệ môi trường đối với nước thải.
2.1.8

Các hoạt động kiểm tra môi trường định kỳ

Hàng năm, Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 12 đều xây dựng chương trình
kiểm tra môi trường định kỳ. Thông qua kiểm tra sẽ cập nhật vào danh sách quản lý
những đơn vị hoạt động sản xuất mới, chưa nằm trong danh sách.
Trong quá trình thực hiện đề tài, các tác giả đã nghiên cứu đưa ra mô hình đồng
bộ số liệu cho D-Envim. Dữ liệu môi trường mỗi quận huyện được nhập vào D-Envim
được cài đặt cho mỗi quận huyện như được chỉ ra trong khối bên trái trên Hình 2.2.
Theo một chu kỳ thời gian (ví dụ hàng tuần vào lúc 16 giờ ngày thứ 6), nhân viên môi
trường tại quận huyện sẽ vận hành DEST để chuyển dữ liệu từ quận huyện lên Sở
TNMT. Các dữ liệu cập nhật sẽ được hệ thống đặt tại Sở TNMT tiếp nhận và sẽ được
xử lý bởi bộ phận chức năng tại Sở TNMT.

8


Hình 2.2. Mô hình DEST đồng bộ dữ liệu cấp Quận Huyện – Sở TNMT

2.2 Ứng dụng D-Envim cho Tp. Hồ Chí Minh
Phần mềm D-ENVIM phiên bản 1.0 được hoàn thành tháng 4 năm 2009. Tác giã
đã tiến hành nhập số liệu và ứng dựng thử nghiệm tại Phòng Tài nguyên và Môi trường
quận 12 và quận Thủ Đức Tp. HCM. Các nhóm thông tin được nhập vào gồm:
1.
2.
3.
4.

5.
6.
7.
8.
9.

Doanh nghiệp
Giấy phép ĐTM
Giấy phép cam kết BVMT
Giấp phép sau ĐTM
Giấy phép đề án BVMT
Giấy phép CTNH
Giấy phép nhập phế liệu
Đơn khiếu nại từ năm 2007-2009
Số doanh nghiệp vi phạm môi trường từ 2008-2009

Các báo cáo trong D-ENVIM:
− Báo cáo tổng hợp công tác quản lý môi trường:
+ Tháng
+ 6 tháng
+ Báo cáo năm
+ Báo cáo theo khoảng thời gian được lựa chọn
− Các báo cáo chuyên đề:
+ Báo cáo công tác giải quyết khiếu nại
+ Báo cáo công tác xử lý vi phạm hành chính
+ Báo cáo danh sách đơn vị nộp Báo cáo giám sát môi trường định kỳ
+ Báo cáo danh sách đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Phần mềm D-ENVIM sẽ hỗ trợ truy vấn và lập các báo cáo này theo mẫu định
dạng sẵn và có thể xuất sang file Word, giúp người sử dụng dễ dàng chỉnh sửa các nội
dung cần thiết.

Báo cáo công tác quản lý môi trường tháng

9


Nội dung báo cáo cung cấp nhanh các số liệu về các lĩnh vực: giải quyết khiếu
nại, xử lý vi phạm hành chính, cấp giấy phép môi trường, giấy phép khai thác nước dưới
đất.
Báo cáo công tác quản lý môi trường 6 tháng
Nội dung báo cáo này báo cáo kết quả công tác trong các lĩnh vực như trên
nhưng báo cáo chi tiết hơn, các số liệu trên từng lĩnh vực để giúp người đọc báo cáo có
nhận định tổng thể hơn về tình hình quản lý môi trường trên địa bàn quận.
Báo cáo công tác giải quyết khiếu nại môi trường.
Nội dung báo cáo công tác giải quyết khiếu nại gồm các nội dung: số đơn khiếu
nại, phản ảnh về ô nhiễm môi trường, nội dung khiếu nại, địa chỉ, ngành nghề hoạt động
của tổ chức, cá nhân bị khiếu nại, kết quả giải quyết.
Báo cáo công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường
Nội dung báo cáo bao gồm các nội dung: số Quyết định xử phạt vi phạm, tên, địa
chỉ của tổ chức, cá nhân bị xử phạt, mức phạt, tổng số tiền phạt đã thu được.
Tổng hợp các bao cáo truy xuất:
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các dạng báo cáo trong D-Envim

STT DẠNG BÁO CÁO

TẦN SUẤT
TRUY XUẤT

1

Báo cáo công tác quản lý môi


1 tháng/ lần

trường tháng
2

Báo công tác quản lý môi trường

6 tháng/lần

6 tháng
3

Báo công tác quản lý môi trường

năm/lần

năm
4

Báo cáo công tác giải quyết

Theo yêu cầu công

khiếu nại môi trường

tác (theo yêu cầu
lãnh đạo)

5


Báo cáo công tác xử lý vi phạm

Theo yêu cầu công

hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ tác
môi trường
2.3 Đánh giá tính hiệu quả của D-Envim
Qua thực tế thử nghiệm, có thể rút ra những ưu điểm của phần mềm D-ENVIM
như sau:

10


− D-ENVIM là một công cụ hỗ trợ công tác quản lý hữu hiệu trong điều kiện số
lượng cán bộ quản lý môi trường còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
− Giúp người dùng có được các thông tin môi trường chính xác, tin cậy do chúng
được cập nhật thường xuyên. Các cơ sở, doanh nghiệp có thể truy cập thông tin về
môi trường của mình một cách dễ dàng.
− Cơ sở dữ liệu phần mềm được xây dựng có tính hệ thống, phù hợp với điều kiện
hoạt động thực tế của các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động trên địa bàn quận
huyện. Giúp cho nhà nước quản lý doanh nghiệp.
− Phần mềm được thiết kế có tính năng lưu trữ, truy vấn, thống kê dưới nhiều góc
nhìn quản lý khác nhau nên có thể giúp cho cán bộ quản lý có thể khoanh vùng
được những bất hợp lý trong công tác thu thập, đánh giá dữ liệu của các cơ sở sản
xuất kinh doanh cung cấp.
− Phần mềm có khả năng cập nhật các thông tin được thu thập hàng tháng, hàng quý
do đó dễ dàng xác định những thay đổi trong hoạt động sản xuất của các cơ sở sản
xuất kinh doanh .
− Đây là một công cụ hỗ trợ tốt cho công tác quản lý môi trường ở Phòng Tài nguyên

và Môi trường quận, huyện, giúp nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý môi trường.
− Phần mềm được thiết kế phù hợp với nhu cầu thực tế, giúp tiết kiệm thời gian, công
sức trong các công tác thống kê, báo cáo của chuyên viên quản lý môi trường.
− Phần mềm D-ENVIM được tích hợp rất nhiều thông tin môi trường. Giao diện đẹp,
dễ sử dụng.
− Phần mềm liên kết từng quận huyện với Phòng quản lý Môi trường Sở Tài nguyên
và Môi trường. Giúp Sở nắm bắt được xem từng quận huyện có bao nhiêu doanh
nghiệp,bao nhiêu doanh nghiệp gây ô nhiễm, bao nhiêu doanh nghiệp vi phạm,...
giúp Sở chỉ đạo sát sao hơn.
Tính hiệu quả của phần mềm được thể hiện ở : tính năng lưu trữ một cách có
hệ thống các thông tin về môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn
huyện. Với bất cứ sự thay đổi nào về các số liệu, thông tin sản xuất của cơ sở đều được
cập nhật dễ dàng, thuận lợi cho việc truy vấn thông tin và quản lý môi trường trên địa
bàn huyện.
Phần mềm D-ENVIM nếu được đưa vào sử dụng cho tất cả các quận huyện sẽ
tạo ra tính thống nhất về cơ sở dữ liệu, giúp việc quản lý thông tin môi trường của các
cơ sở sản xuất kinh doanh được rõ ràng, minh bạch và hiệu quả. Từ đó, có thể có các
biện pháp để kịp thời kiểm soát, ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm.
Tiết kiệm tối đa công sức và thời gian khi truy vấn thông tin về tình hình hoạt
động sản xuất và xả thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện.
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tại Phòng tài nguyên và
môi trường trên địa bàn huyện, liên quan đến các tính năng ưu việt của phần mềm như
đã đề cập ở trên, tác giả xin được đề xuất một số ý kiến như sau:
− Phổ cập, đào tạo và chuyển giao phần mềm không những cho Phòng tài nguyên và
môi trường quận huyện sử dụng để hỗ trợ cho Phòng trong công tác quản lý môi
trường mà còn nên phổ biến rộng rãi cho các quận huyện khác để tạo ra một hệ
thống nhất trong công tác quản lý môi trường cho từng quận huyện. Mặt khác đây
cũng làm nền tảng trong tiến trình chính phủ điện tử thì ngay từ bây giờ cần thiết
phải xây dựng nền móng tin học hóa từ cấp quận, huyện.
− Cần rà soát lại những lỗ hổng, nhưng chồng chéo trong công tác quản lý môi trường

ở các cấp để từ đó phân cấp trách nhiệm trong thu thập thông tin, xử lý dữ liệu và

11


chia sẻ thông tin môi trường. Tránh tình trạng quản lý chồng chéo giữa các phòng
ban quản lý mà lại thiếu thông tin lẫn nhau.

3 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Kết luận
Trong Báo cáo này trình bày các kết quả thực hiện đề tài khoa học công nghệ cấp
thành phố Hồ Chí Minh 2008 – 2009 ” Xây dựng công cụ tin học trợ giúp công tác
quản lý môi trường cho quận huyện Tp. Hồ Chí Minh – trường hợp cụ thể là quận
Thủ Đức và quận 12”. Kết quả nổi bật của đề tài này là :
- Xây dựng thành công chương trình tin học ứng dụng D-Envim hỗ trợ công tác
quản lý môi trường cấp quận huyện cho Tp. HCM.
- Đề xuất phương pháp luận xây dựng công cụ tin học nhằm tin học hóa quá trình
nhập, xuất dữ liệu liên quan tới công tác QLMT nói chung và cấp quận huyện cho Tp.
Hồ Chí Minh nói riêng. Phương pháp được đề xuất trong đề tài này có thể áp dụng trong
nhiều đề tài tương tự.
- Phát triển công nghệ mới ứng dụng trong công tác quản lý môi trường.
Trong quá trình thực hiện đề tài này đã tiến hành một số công việc và giải quyết
được các nội dung sau đây:
Trong chương Tổng quan tài liệu đã trình bày cơ sở pháp lý liên quan tới đề tài.
Kết quả cho thấy trong thời gian 5 năm qua đã ban hành nhiều văn bản pháp lý, mở
đường cho ứng dụng CNTT trong QLMT nói chung cũng như cấp quận huyện. Đặc
biệt là thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15/7/2008 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân
dân các cấp, về môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường quận huyện cho phép xác

định sự phân cấp trong hệ thống QLMT và là nền tảng đề xuất CSDL cho phần mềm DEnvim.
Trong chương Tổng quan tài liệu đã tiến hành phân tích một số nghiên cứu trong
và ngoài nước liên quan tới đề tài. Kết quả phân tích cho thấy xây dựng công cụ tin học
trợ giúp công tác QLMT mang tính thực tiễn cao trong giai đoạn hiện nay. Các nghiên
cứu tương tự như đề tài này đã được đầu tư nghiên cứu tại nhiều nước phát triển và đã
đưa vào thực tiễn để ứng dụng thể hiện trong các công trình được trích dẫn cũng như
trên trang Web: www.epa.gov.
Trong chương Tổng quan tài liệu đã tiến hành phân tích hiện trạng ứng dụng
CNTT trong công tác QLMT cấp Quận Huyện tại Tp. HCM. Kết quả cho thấy cán bộ
chuyên môn Bộ phận tài nguyên môi trường - quản lí đô thị được đào tạo từ nhiều
chuyên ngành như kiến trúc, xây dựng, quản lí đất đai, nông nghiệp, môi trường. Về
công nghệ thông tin thì phần lớn những cán bộ này đều sử dụng thành thạo vi tính văn
phòng (word, excel, ...) và các phần mềm để vẽ như autocad, ... Chưa ứng dụng tin học

12


môi trường trong công tác QLMT và số người sử dụng tương đối thành thạo về các
công cụ tin học môi trường hầu như không có.
Trong chương Phân tích và thiết kế HTTTMT cấp quận huyện trình bày kết quả
phân tích hệ thống liên quan tới đề tài. Dựa vào mục tiêu và khảo sát thực tiễn đã đưa
ra cấu trúc hệ thống gồm: các module, mục tiêu, đầu vào – đầu ra, cơ sở pháp lý, xác
định giới hạn phạm vi và sự kết nối giữa các module. Đây cũng là nội dung quan trọng
của đề tài này.
Trong chương Phân tích và thiết kế HTTTMT cấp quận huyện đã trình bày mô
hình lý luận (Hình 2.1). Hình cho phép xác định các module tạo nên phần mềm Denvim.
Chương 3 trình bày kết quả chính của đề tài. Bộ chương trình tin học – sản phẩm
chính của đề tài này được đặt tên là D-envim (D-ENVIM (ENVironmental Information
maNagement system for Districts) - công cụ tin học hỗ trợ QLMT cấp quận huyện Tp.
Hồ Chí Minh.

Những kết quả chính của đề tài này là:
- Xây dựng mô hình tin học QLMT cấp quận huyện cho Tp. HCM.
- Hình thành cấu trúc CSDL cho công tác QLMT tập trung và thống nhất cho cấp
quận huyện Tp. HCM.
- Bước đầu xây dựng thành công phần mềm D-envim (được đóng gói) trợ giúp
cho công tác QLMT cấp quận huyện tại thành phố Hồ Chí Minh. Với giao diện thân
thiện với người dùng, D-envim là phần mềm giúp cho người sử dụng thuận tiện khi các
đối tượng môi trường được trực diện ;
- D-envim có lưu ý tới vị trí không gian của các doanh nghiệp thông qua sự kết
nối với Google Map.
- Đề xuất giao diện của D-envim cho phép người sử dụng thực hiện nhiều chức
năng quản lý khác nhau.
Trong bối cảnh hiện nay của đất nước còn đang thiếu các phần mềm môi trường
cũng như thiếu các hệ thống tự động lưu trữ và xử lý thông tin môi trường cho các cơ
quan quản lý môi trường thì với sự ra đời của D-envim là một trong số các giải pháp
được các nhà khoa học công nghệ Việt nam nghiên cứu và ra được sản phẩm. Một số
điểm mới trong đề tài này là :
- Đã xây dựng thành công chương trình tin học D-envim ho phép thực hiện các
dạng báo cáo, thống kê môi trường đa dạng, cung cấp thông tin tới nhiều nhóm đối
tượng khác nhau. Giúp cho nhiều khách hàng không thạo về CNTT có thể có được các
thông tin về CTNH chính xác, tin cậy.
- Dựa trên các văn bản pháp lý đã ban hành, đề xuất CSDL và phần mềm quản trị
CSDL phù hợp giúp cho công tác QLMT cấp quận huyện được chuẩn hóa và hệ thống
hóa.

13


- Các báo báo liên quan tới QLMT được thực hiện một cách tự động và ở nhiều
dạng khác nhau.

- Xây dựng Web chuyên về QLMT cấp quận huyện tại Tp. HCM.
- Các chức năng hỗ trợ chọn lọc thông tin. Các chức năng này giúp cho nhà quản
lý kiểm soát có hiệu quả các vấn đề môi trường liên quan tới cấp quận huyện tại Tp.
HCM.
- Với việc ứng dụng kỹ thuật GIS giúp trực diện hóa và tự động hóa cao.
Tuy nhiên đề tài này vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục và tiếp tục được
nghiên cứu sau đây:
- Vẫn còn một số lỗi khi vận hành. Nhóm tác giả sẻ tiếp tục theo dõi, quản lý để
vận hành chương trình tốt hơn.
- Việc sử dụng đòi hỏi phải có một trình độ tin học nhất định
Hướng khắc phục các tồn tại trên và nâng cấp D-envim là :
- Hoàn thiện các chức năng bắt lỗi ;
- Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ tích hợp.
Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài là:
- Xây dựng mô hình tích hợp CSDL môi trường cấp quận huyện thành hệ thống
QLMT tập trung và thống nhất cho Tp. HCM (phần mềm I-envim).
- Tích hợp hệ thống thông tin QLMT cấp quận huyện D-envim với các hệ thống
thông tin khác đã được xây dựng.
- Nghiên cứu giao diện thân thiện hơn nữa đối với người dùng.
Với thời gian 12 tháng thực hiện đề tài này nhóm tác giả tự đánh giá về kết quả
thực hiện như sau:
- Các nội dung của đề tài đã được thực hiện theo đúng tiến độ đã được Hội đồng
Khoa học thông qua.
- Thời gian đúng tiến độ.
Đề xuất
- Ứng dụng CNTT trong nghiên cứu môi trường tại Tp. HCM đã được sự quan
tâm của các cấp lãnh đạo, nhiều phần mềm đã được sử dụng. Tuy nhiên để có thể đáp
ứng được những yêu cầu của thời kỳ mới Tp. HCM cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu triển
khai các công nghệ mới. Rất nhiều nghiên cứu mang tính tiên phong của Tp.HCM hiện
đang được Tổng cục Môi trường rất quan tâm.

Hệ thống quản lý môi trường tại Tp. HCM rất cần được tin học hóa. Việc tổng
hợp, chia sẻ thông tin, làm báo cáo và ra quyết định môi trường còn gặp nhiều khó
khăn. Theo ý kiến chúng tôi, cần mau chóng có những giải pháp khắc phục tình trạng
này ví dụ như nối mạng và đưa ra giải pháp phần cứng và phần mềm tương ứng
Khuyến khích các quận huyện ứng dụng D-Envim nhằm nâng cao hiệu quả
QLMT;
Sớm ban hành văn bản pháp lý giúp sớm triển khai D-envim vào thực tế.
Để có thể tiếp nhận và khai thác D-envim có hiệu quả cần gấp rút đào tạo nguồn
nhân lực có khả năng tiếp thu tri thức mới để áp dụng trong công tác của mình. Sở
KHCN Tp. HCM hỗ trợ công tác tập huấn cán bộ sử dụng D-envim để khai thác có hiệu
quả phần mềm này.

14


Bên cạnh đó cần tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi để ứng dụng mạnh mẽ hơn
nữa công nghệ thông tin trong công tác quản lý môi trường ở Tp. HCM. Sở Tài nguyên
và Môi trường Tp. HCM cần đứng ra phối hợp với các ban ngành chức năng thống nhất
quản lý dữ liệu liên quan tới môi trường cấp quận huyện ở Tp.HCM làm cơ sở pháp lý
để làm số liệu và nhập vào phần mềm D-envim.

4 TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bùi Tá Long, 2005. Hệ thống thông tin môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Tp. HCM, 334 trang.
[2]. Bùi Tá Long, 2008. Ứng dụng CNTT trợ giúp công tác quản lý ô nhiễm môi
trường tỉnh Quảng Ngãi. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài KHCN cấp
tỉnh Quảng Ngãi, 121 trang.
[3]. Bùi Tá Long, 2008. Nghiên cứu xây dựng công cụ tin học phục vụ quản lý nhà
nước về môi trường cho khu công nghiệp tập trung – trường hợp cụ thể là Khu
công nghiệp Lê Minh Xuân. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài KHCN

cấp Tp. HCM, 158 trang.
[4]. Bùi Tá Long, 2008. Nghiên cứu xây dựng phần mềm quản lý số liệu chất thải rắn
đô thị TP. Hồ Chí Minh. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài KHCN
cấp Bộ 2007 – 2008 (Đại học Quốc gia Tp. HCM), 117 trang.
[5]. Bùi Tá Long, 2009. Xây dựng trang Web cùng với kỹ thuật phần mềm tính toán
ô nhiễm không khí trực tuyến phục vụ công tác giảng dạy sinh viên môi trường.
Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài KHCN cấp Đại học Quốc gia Tp.
HCM, 115 trang.
[6]. Bùi Tá Long, 2009. Nghiên cứu ứng dụng công cụ e-mainifest, e-card trong quản
lý chất thải nguy hại tại Tp. Hồ Chí Minh. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu
đề tài KHCN cấp Tp. HCM, 189 trang.
[7]. Bui Ta Long, Duong Ngoc Hieu, Luu Minh Tung, 2007. Developping
environmental information system using Web GIS technology of a case study in
the CanTho city, Vietnam. Proceedings of ACRS 2007, Malaysia.
[8]. Bùi Tá Long, Lê Thị Quỳnh Hà, Lưu Minh Tùng, 2004. Xây dựng phần mềm hỗ
trợ công tác giám sát chất lượng môi trường cho các tỉnh thành Việt Nam. Tạp
chí Khí tượng Thủy văn, N 12 (517), 2004, trang 10 – 19.
[9]. Hoàng Kiếm, Bùi Tá Long. Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý môi trường
tại các địa phương Việt Nam – hiện trạng và một số giải pháp. Tuyển tập Báo
cáo hội thảo lần thứ nhất “Tin học môi trường và vấn đề đào tạo nguồn nhân
lực”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. HCM, trang 1 – 17.
[10]. Nguyễn Kỳ Phùng, 2007. Nghiên cứu, xây dựng mô hình GIS quản lý môi
trường dự báo ô nhiễm phù hợp với quy mô quận, huyện TPHCM.

15


[11]. Kostas Karatzas, Gertraud Peinel, Thomas Rose. GIS-Based Dissemination of
Air Quality Information in Apnee. Computers, Environment and Urban Systems,
Volume 26, Issue 1, January 2002, Pages 39-61

[12]. Nina M. Kelly, Karin Tuxen, 2003. WebGIS for Monitoring ‘‘Sudden Oak
Death’’ Computers, Environment and Urban Systems 27 (2003), 527–547.
[13]. V. Mathiyalagana, S. Grunwaldb,K.R. Reddyb and S.A. Bloomb, 2005. A
WebGIS and geodatabase for Florida's wetlands. Computers and Electronics in
Agriculture 47 (2005) 69–75.

CÁC TÁC GIẢ THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
PGS.TSKH. Bùi Tá Long, Trưởng phòng Phòng Tin học môi
trường, Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia Tp.
Hồ Chí Minh, chủ nhiệm.

Th.s. Dương Ngọc Hiếu, Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí
Minh, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, thành viên

KS.. Nguyễn Thị Thái Hòa, Phòng Tin học môi trường, Viện
Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí
Minh, thành viên.

KS. Phạm Thị Hoàng Gia, Phòng Tin học Môi trường, Viện
Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí
Minh, thành viên.

16


KS. Hoàng Thùy Dương, Phòng Tin học Môi trường, Viện
Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí
Minh, thành viên.

17




×