Hướng dẫn làm giáo trình điện tử với Camtasia Studio
Tải về và cài đặt:
• Vào website
• Tại phần Camtasia Studio, click vào “Try”
• Điền một địa chỉ Email của bạn và click “Download” để tải về
• File có dung lượng gần 30MB
• Sau khi tải về,Chạy tập tin “camtasiaf.exe” để cài đặt.
• Name : phamnguyengiahuynh
• CD key : EABE9CACCBACC517653749233
. Cấu hình máy tính yêu cầu
Để phần mềm này chạy tốt và đem lại hiệu quả công việc cao nhất, máy tính chúng ta
cần cấu hình như sau:
• Hệ điều hành Microsoft Windows 2000/XP
• Máy tính cài Microsoft DirectX 9 trở lên
• CPU 1GHz (Nên dùng: 2.5 GHz)
• 256 MB RAM (Nên dùng: 1 GB)
• Máy tính có sound card, microphone và loa
• Ổ cứng cài đặt trống 40 MB
Thông thường,nếu muốn tạo một giáo trình điện tử hay một bài thuyết trình,chúng ta
thường nghĩ ngay đến PowerPoint. Nhưng đôi lúc, một vài hạn chế như đòi hỏi người
dùng phải am hiểu nếu muốn tạo hiệu ứng chuyển động để minh họa. Bên cạnh đó,
PowerPoint không hỗ trợ và tương thích với các phần mềm khác nên rất khó để tạo ra
một sản phẩm có thể dùng trong nhiều trường hợp khác nhau.
Camtasia Studio của TechSmith là một ứng dụng ghi hình lại mọi hoạt động trên màn
hình máy tính, được nhúng vào trong cả PowerPoint để ghi lại trình chiếu của ứng dụng
này. Ngoài ra, Camtasia Studio ghi lại cả âm thanh từ microphone và cardsound của
máy tính để từ đó các bạn có thể tạo ra một giáo trình điện tử đúng nghĩa chứ không
đơn thuần là trình chiếu. Và một điều đặc biệt khác là ứng dụng còn cho phép lưu lại
nhiều định dạng video và hoạt hình khác nhau để sử dụng cho nhiều trường hợp.Và
bây giờ,chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua các tính năng chính của Camtasia Studio.
2. Các công cụ và chức năng chính của Camtasia Studio
2.1. Ghi lại hoạt động trên máy tính
Công cụ này thật đơn giản nhưng là một công cụ ghi hình hoạt động trên máy tính cực
hay. Ghi lại hình ảnh và chuyển động của tất cả những gì bạn thấy trên màn hình máy
tính.
2.2. Hiệu chỉnh lại đoạn phim ghi được
Đoạn phim ghi được có thể bị một vài lỗi nhỏ, và với công cụ này bạn đã có thể sửa lỗi
để làm hoàn chỉnh hơn sản phẩm của mình.
2.3. Xuất đoạn phim ra một định dạng theo yêu cầu
Sau khi đã chỉnh sửa ưng ý, đây là lúc bạn chọn một định dạng để xuất ra theo yêu cầu
công việc. Dạng video thuờng hay dạng Flash, hoặc cũng thể là dạng video streaming.
2.4. Chia sẻ và trình chiếu giáo trình điện tử
Sản phẩm của bạn đã hoàn thành. Buớc cuối cùng là quyết định xem sẽ sử dụng sản
phẩm này như thế nào. Camtasia Studio hỗ trợ bạn vô số cách để đưa sản phẩm trực
tiếp đến những người bạn muốn giới thiệu (CD, DVD) hoặc gián tiếp qua Internet (web,
email).
4. Tạo một “câu hỏi hình ảnh” với Camtasia Studio
4.1. Các lựa chọn ban đầu
Khởi động Camtasia Studio. Ứng dụng sẽ huớng dẫn cho chúng ta thực hiện từng
bước.
• Chọn “Start…. recording the screen”, OK.
• Chọn vùng trên màn hình mà ứng dụng sẽ ghi lại, chọn “Entire Screen” để ghi lại
toàn bộ màn hình, Next.
• Recording Options: ngoài việc ghi lại hoạt động trên màn hình, chúng ta cũng có
thể ghi lại âm thanh và hình ảnh bên ngoài thông qua camera gắn vào máy tính.
Trong trường hợp này sẽ ghi lại âm thanh của người hướng dẫn nên chọn
“”Record Audio”. Next.
• Tiếp theo, ở phần “Audio input source” chúng ta chọn
là “Microphone audio”. Next.
• Cửa sổ kế tiếp theo Camtasia Studio cho biết các phím
tắt để mở/tắt việc thu hình, đó là F9/F10. Finish.
• Cửa sổ Camtasia Studio mở ra, chúng ta có thể click
vào nút Record để tiến hành ghi hình. Tuy nhiên, vì đã
biết các phím tắt nên chúng ta hãy Minimize cửa sổ
này xuống.
4.2. Thực hiện ghi hình
• Nhấn phím F9, khi thấy biểu tượng ở góc phải chớp tắt
đó là lúc Camtasia Studio thực hiện ghi hình.
• Thao tác trên máy tính những gì bạn cần được ghi lại,
nói vào microphone để diễn giải, v.v.
• Sau khi đã hoàn tất thì nhấn phím F10. Camtasia Studio
mở một cửa sổ Preview để chúng ta xem lại những gì
chúng ta vừa ghi được. Nếu thấy ưng ý hãy click vào
nút “Save”.
• Đặt tên và lưu tập tin Camtasia Studio.
• Sau khi lưu xong, hộp thoại “Post-Save Options” mở ra và cho chúng ta 3 lựa
chọn.
o Edit my recording: với lựa chọn này thì bước tiếp theo là chúng ta dùng
tính năng hiệu chỉnh về âm thanh và hình ảnh của đoạn phim vừa được
ghi.
o Produce…: xuất đoạn phim vừa ghi ra một định dạng hoạt hình mong
muốn.
o Create another…: bắt đầu tạo và ghi một sản phẩm mới.
• Các bạn lưu ý là nếu chúng ta có lưu giữ tập tin
gốc (*.camrec) mới được sao lưu ở trên thì việc
hiệu chỉnh hay xuất ra nhiều định dạng khác
nhau có thể thực hiện sau bằng Camtasia
Studio một cách dễ dàng.
Ở đây, chúng ta chọn “Produce..” để xuất ra một định
dạng phù hợp. OK. Production Wizard sẽ khởi động ngay sau đó.
4.3. Xuất ra định dạng hoạt hình Flash
Camtasia Studio cho phép chúng ta xuất một file thành định dạng Fash.Một loại định
dạng vừa phổ biến lại tiện lợi vì có kích thước nhỏ.
• Chúng ta chọn “SWF”. Next.
• Cửa sổ tiếp theo là những lựa chọn về định dạng hình
ảnh và âm thanh. Chúng ta nên để mặc định. Next.
• Bước tiếp theo là chúng ta chọn kích thước cho đoạn
phim và màu nền. Next.
• Và cuối cùng là chọn thư mục lưu trữ đoạn phim sẽ
xuất ra. Finish
• Và bây giờ chúng ta hãy thưởng thức sản phẩm của
mình.
Trên đây chỉ là một ví dụ nhỏ có ứng dụng Camtasia Studio để thực hiện, trong thực tế
thì sức mạnh của phần mềm này là rất lớn nếu được kết hợp với những sáng tạo của
bạn xung quanh các yếu tố âm thanh, hình ảnh và video. Bạn có thể tạo profile giới
thiệu công ty hay cá nhân, tạo bộ đĩa CD-ROM học thực hành; tạo các video streaming
học qua mạng v.v… Camtasia Studio lại tương thích mạnh với các phần mềm hoạt hình
và trình chiếu nổi tiếng khác nên nó sẽ chiếm ưu thế cao trong nhóm phần mềm này.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin tại trang web chính thức
5. Kết luận
Giờ đây, những bản luận văn hay giáo trình điện tử sẽ ko còn đơn giản và nhàm chán
nữa. Hãy để sự sáng tạo của bạn tự do cùng phần mềm Camtasia Studio. Chúc bạn
thành công và nhớ chia sẻ cùng tôi những sản phẩm tuyệt nhất của bạn nhé.
Theo www.VnEcon.com
key
name:blogtinhoc
serial:CT2WV-FZPAC-URARC-CZC9S-5E5AB