Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Bài tiểu luận: Quan điểm của sinh viên về hôn nhân đồng giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.4 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

K40­LỚP40­NHÓM 17



Môn: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Đề tài:
Giảng viên: Th.S TRẦN THỊ MINH ĐỨC
Thực hiện:  Nhóm 17: HÌNH SỰ
Phan Ngọc Khánh Quỳnh
Trần Quang Thân
Trần Thanh Trúc
Lý Tú Quỳnh
Lê Minh Nhật


H

ôn nhân đồng giới đang là một vấn đề  được tranh luận rất sôi nổi trên 
thế giới hiện nay. Hiện tại, tính đến thời điểm này, có hơn 15 quốc gia 
trên thế  giới đã công nhận việc kết hôn giữa những người đồng giới.  
Tại thời điểm này ở Việt Nam, các nhà làm luật, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã  
hội, bác sĩ, luật sư… đang lên tiếng tranh luận và đưa ra những ý kiến để ủng hộ 
việc công nhận kết hôn đồng giới trong Luật hôn nhân và gia đình. Nhưng liệu 
việc quá vội vàng công nhận việc kết hôn đồng giới đã là một giải pháp an toàn và  
tốt nhất cho vấn đề tại thời điểm hiện tại hay chưa?
Theo chúng tôi, chúng ta không nên vội vàng công nhận kết hôn đồng giới 
trong Luật. Chúng ta nên xem xét và nghiên cứu vấn đề  hôn nhân đồng giới một  


cách tổng thể, dưới nhiều góc độ  khác nhau rồi mới quyết định công nhận hôn 
nhân đồng giới ở một thời điểm thích hợp trong tương lai xa. Việc công nhận kết 
hôn đồng giới trong Luật vội vàng sẽ khiến chúng ta không thể lường trước được  
những hậu quả phát sinh và kéo theo của nó, cũng như những tác động tiêu cực mà  
nó mang lại cho các thế hệ tương lai.
Với bài tiểu luận này, chúng tôi hy vọng sẽ mang đến cho người đọc một số 
kiến thức về hôn nhân đồng giới và quan điểm của sinh viên ngày nay về vấn đề 
pháp lý này.


LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
PHẦN KẾT LUẬN



Giáo trình Pháp luật đại cương, TP.HCM, Khoa luật­ trường Đại học Kinh 
tế Thành phố Hồ Chí Minh



Luật Hôn nhân và gia đình nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam



Sách "Lớn lên trong một gia đình đồng tính nữ: Tác động với sự phát triển 
trẻ em"  của 2 tiến sĩ Fiona Tasker và Susan Golombok




Các nghiên cứu về hôn nhân đồng giới của :Trung tâm nghiên cứu Pew, các 
cơ quan BVA, CSA, IFOP, WHO, PGS­TS Nguyễn Viết Tiến, Ủy ban 
Nghiên cứu Gia đình (FRC), Nhà tâm lý Enrique Rojas, Học giả Stanley 
Kurtz



Dự thảo Online của Chính Phủ



Báo điện tử Vn­express




Báo điện tử  Kênh 14



Báo điện tử  Zing.vn



Báo điện tử  VietCatholic News



Báo điện tử  Thanh niên Online




Website 123doc.vn­ Eva.vn­tieuluanhndg.com



VOV.vn (Đài tiếng nói Việt Nam)



Isee.vn ­Hội thảo quan điểm xã hội về hôn nhân đồng giới



RFA.org (Đài Á Châu tự do) ­ Hôn nhân đồng giới: ý kiến giới trẻ 




Chương I :Định nghĩa về đồng tính luyến ái và hôn nhân đồng 
giới.
I.1: Định nghĩa về đồng tính luyến ái
­ Đồng tính luyến ái: được nói một cách khiếm nhã là Pê­đê (từ tiếng Pháp pédé,  
hay Gay (từ tiếng Anh, thường dùng cho phái nam) và Lesbian (dùng cho phái nữ), là 
việc yêu đương hay mối quan hệ tình dục giữa những người đồng giới tính với nhau.  
Khái niệm này khác với khái niệm ái nam ái nữ, bán nam bán nữ, hay giới tính thứ ba.  
Đồng tính luyến ái không phải là một giới tính, mà là một trong những thiên hướng 
tính dục (sexual orientation).
­ Người đồng tính cũng như những người bình thường khác về mặt thể chất, tinh 
thần, chỉ  khác về  xu hướng tình dục. Nhiều nhà khoa học cũng cho rằng, thực tế 

không phải chỉ có hai giới như chúng ta vẫn thường biết, mà là ba giới.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng phải thừa nhận ngoài những người đồng tính “tự 
nhiên”, còn có không ít trường hợp đồng tính do sự lệch lạc về quan hệ tình dục. Đó là  
những bạn trẻ có cuộc sống ăn chơi trác táng và có những quan niệm lệch lạc về tình  
dục đồng giới do ảnh hưởng văn hoá phẩm phẩm đồi trụy, không lành mạnh.

I.2: Định nghĩa về hôn nhân đồng giới.
Hôn nhân đồng giới hay hôn nhân đồng tính là hôn nhân của hai người có cùng 
giới tính sinh học hoặc giới tính xã hội được chấp nhận về mặt luật pháp hay xã hội. 

Chương II: Hôn nhân đồng giới trong quan điểm của pháp luật
II.1: Hôn nhân đồng giới trong quan điểm của pháp luật Việt Nam
Ở  Việt Nam, Về  hôn nhân đồng giới, luật Hôn nhân & Gia đình năm 2000 quy 
định cấm kết hôn đồng giới, và vì cấm nên đi kèm sẽ  có chế  tài, xử  phạt. Nay, theo  
luật mới, từ 1­1­2015, Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn  
giữa những người cùng giới tính” nhưng quy định cụ  thể  “ không thừa nhận hôn 
nhân giữa những người cùng giới tính­ Khoản 2 Điều 8”. Như  vậy những người  
đồng giới tính vẫn có thể  kết hôn tuy nhiên sẽ  không được pháp luật bảo vệ  khi có 
5


tranh chấp xảy ra. Đây cũng được coi là một bước tiến trong việc nhìn nhận hôn nhân  
giữa những người cùng giới tính của nhà nước ta trong tình hình xã hội hiện nay.
Ngoài ra, luật HNGĐ năm 2014 chính thức cho phép mang thai hộ  vì hình thức  
nhân đạo. Như  vậy các cặp đồng tính nữ  có thể  nuôi con do chính mình sinh ra mà 
không cần phải nhận con nuôi như  trước. Đối với đồng tính nam, Nhà nước ta chưa  
chấp nhận việc nam đồng tính có thể lấy tinh trùng của mình kết hợp với noãn (trong  
ngân hàng hoặc người hiến tặng vô danh) để nhờ người phụ nữ khác mang thai hộ.

II.2: Hôn nhân đồng giới trong quan điểm của pháp luật các nước 

khác
Những nước hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

1. Hà Lan

Năm 
hợp 
pháp 
hóa 
HNĐG
2001

2. Bỉ

2003

3. Tây Ban Nha

2005

4. Canada

2005

5. Nam Phi

2006

6. Na Uy


2009

7. Thụy Điển

2009

Nước

6


8. Bồ Đào Nha

2010

9. Iceland

2010

10. Argentina

2010

11. Đan Mạch

2012

12. Uruguay

2013


13. New Zealand

2014

14. Pháp

2014

15.   Mỹ,   Mexico   và   Brazil 
(chỉ   có   một   số   bang   cho  2014
phép các cặp đồng tính kết 
hôn)

7


Chương III. Quan điểm của sinh viên về hôn nhân đồng giới.
III.1: Quan điểm của sinh viên ở một số quốc gia về hôn nhân đồng 
giới
Kết quả khảo sát ý kiến của giới trẻ một số nước khác trên thế giới về hôn nhân  
đồng giới của Trung tâm Nghiên cứu PEW1 của Hoa Kỳ.
Dựa trên kết quả  khảo sát này ta có thể  thấy 
phần   lớn   giới   trẻ   trên   thế   giới   hiện   nay   có 
thiên   hướng   ủng   hộ   về   vấn   đề   đồng   tính. 
Nhóm tuổi 18­29 tuổi  ở  khắp các nước đa số 
ủng hộ  về  vấn đề  này hơn  ở  các nhóm khác.  
Qua bảng khảo sát, ta cũng thấy thực trạng vấn 
đề   này   được   ủng   hộ   nhiều  hơn   ở   các   nước 
phương Tây với hơn 50% ở các nhóm tuổi. Cụ 

thể,   nếu   các   nước   phương   Tây   như   Canada 
(87%), Pháp (81%), Tây Ban Nha (90%),… thì 
so với các nước phương Đông thì con số  này 
khá   chênh   lệch   ví   dụ   như   Indonesia   (4%), 
Malaysia (7%), … Con số này cũng là điều dễ 
hiểu vì ở các nước phương Đông quan niệm về 
phong tục tập quán thường khắc khe  hơn so 
với các nước phương Tây.

III.2: Quan điểm của sinh viên Việt 
Nam về hôn nhân đồng giới .
III.2.1: Kết quả khảo sát ý kiến 
sinh viên về hôn nhân đồng giới.
Tại Việt Nam thời gian qua, nhu cầu công 
nhận   mối   quan   hệ   đồng   giới   từ   cộng   đồng 

1

1:Trung tâm nghiên cứu Pew là một cố vấn Mỹ không đảng phái có trụ sở tại Washington, DC ,  
cung cấp thông tin về các vấn đề xã hội , dư luận và các xu hướng nhân khẩu học ảnh hưởng tại Hoa  
Kỳ  và trên thế  giới. Nó tiến hành bỏ phiếu công cộng ý kiến  , nghiên cứu nhân khẩu học, phân tích  
nội dung phương tiện truyền thông , nghiên cứu và thực nghiệm khoa học xã hội khác . Nó không mất  
vị trí chính sách rõ ràng . Đó là một công ty con của Pew Charitable Trusts .

8


người đồng tính là có thật và ngày càng cao. Đặc biệt là sự  ủng hộ  của các bạn sinh  
viên cho sự hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ngày càng tăng lên và dần chiếm đa số.  
Dưới   đây   là   kết   quả   khảo   sát   ý   kiến   của   sinh   viên   được   đăng   trên   báo   điện   tử 

Vnexpress:

Dựa vào bảng khảo sát, ta có thể dễ dàng nhận thấy sự tăng đều của sự tán 
thành hôn nhân đồng tính từ 48% đến 66% trong khoảng thời gian 14 năm. 
Đồng thời, lượng ý kiến đồng ý cũng giảm nhanh từ 50% xuống còn 38%. Và 
lượng ý kiến trung lập cũng ít đi, thậm chí có khi là 0%.

III.2.2: Phân tích kết quả khảo sát 
a) Thành phần ủng hộ hôn nhân đồng giới (chiếm hơn 60%) có các quan 
điểm như sau:
­Thứ  nhất, hôn nhân là sự  xác lập quyền và nghĩa vụ  vợ  chồng của những  
người yêu nhau, mong muốn quan hệ  trên được hợp thức hóa và được xã hội công  
nhận. Đó cũng là ý nghĩa đầu tiên và quan trọng nhất của việc kết hôn. Mục đích sinh  
con, duy trì nòi giống chỉ  là điều mà xã hội mong muốn khi một quan hệ  hôn nhân 
được xác lập, nhưng đó không phải là nghĩa vụ bắt buộc với các bên khi kết hôn. Bên  
cạnh đó, không có một căn cứ  khoa học nào cho rằng, việc không thể  sinh con giữa 
những người đồng giới kết hôn vốn chỉ  chiếm một số  lượng ít trong xã hội, nên đó 
không phải là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự  thoái hóa, tuyệt  
diệt giống nòi của nhân loại.  

9


­ Thứ  hai, quan điểm cho rằng kết hôn đồng giới sẽ   ảnh hưởng đến quyền và 
lợi ích hợp pháp của trẻ em là thiếu cơ sở. Quyền lợi của trẻ em chịu  ảnh hưởng từ 
các mối liên hệ  đa chiều, phức hợp trong xã hội chứ  không chỉ  từ  quan hệ  hôn nhân  
đồng tính. Tại sao pháp luật không cấm người nhiễm HIV kết hôn . Nếu vậy, cũng  
nên đối xử công bằng với người đồng tính và không nên sử dụng lý do này để khước  
từ quyền kết hôn của họ.
­ Thứ ba, lý do cho rằng hôn nhân đồng giới không phù hợp chuẩn mực đạo đức  

xã hội cũng không thực sự  thuyết phục. Khi nhiều người chưa có nhận thức đầy đủ 
về nguồn gốc của đồng tính thì sự kỳ thị là điều tất yếu. Không ít người trong xã hội  
dễ dàng chấp nhận và đã tin rằng hầu hết những người đồng tính là do bị bạn bè rủ rê 
để thử nghiệm các lối sống mới, chạy theo những thói ăn chơi đua đòi. Do đó, xã hội 
thiếu sự cảm thông đối với tình trạng đồng tính. Cũng chính vì quan niệm rằng đồng  
tính là do  ảnh hưởng từ  lối sống, sinh hoạt của những người đồng tính trước đó nên 
cộng đồng đã bỏ mặc và xa lánh người đồng tính để tránh khỏi bị “lây lan”.
­ Thứ  tư, ai cũng có quyền kết hôn với người mình yêu thương. Theo khảo sát  
vào tháng 6 năm 2012 của Vnexpress, với câu hỏi “Là người đồng tính, nếu được Luật  
cho kết hôn thì bạn sẽ làm gì?”, trong số 1.299  người đồng tính có 856 người chiếm 
65.9% sẽ  công khai cưới người tôi yêu, 296 người chiếm 22.8% sẽ  chỉ  đăng ký kết  
hôn ngay lập tức. Những người đồng tính đã chịu quá nhiều đã kích, kì thị của gia đình 
và xã hội. Vì vậy, việc chấp nhân hạnh phúc của họ  thể  hiện nhân quyền và sự  văn  
minh, tiến bộ của xã hội này. 

10


Qua đó, ta có thể nhận thấy sự phần nào đó sự thoáng hơn trong quan điểm của 
sinh viên Việt Nam. Các bạn ấy có thể bị ảnh hưởng từ tư tưởng, văn hóa của 
phương Tây. Hơn nữa, trong thời đại hiện nay, những người đồng tính không ngần 
ngại trong việc thể hiện giới tính của mình nên những người đồng tính cũng không hề 
xa lạ với họ, có thể đó là những người bạn đồng trang lứa, những người anh, người 
chị,... Vì thế, phần lớn các bạn sinh viên cho rằng nên hợp pháp hóa hôn nhân đồng 
giới.
b) Thành phần phản đối hôn nhân đồng giới (chiếm gần 40%) có các quan 
điểm như sau:
Xét về các nguyên nhân “Vì sao các bạn không  ủng hộ hôn nhân đồng tính?” thì 
có các nguyên nhân sau:
­ Hôn nhân đồng tính được cho khó hòa hợp và dễ đổ vỡ.

­ Hôn nhân đồng tính gây khó khăn ở vấn đề con cái, không có vai trò duy trì nòi  
giống một trong những chức năng chủ yếu của hôn nhân.
­ Trẻ  em được nuôi dưỡng bởi các cặp đôi đồng tính dễ  bị  tổn thương tâm lí.  
Gây hậu quả cho các thế hệ sau
­ Đi ngược với quy luật tự nhiên, không phù hợp với đa số  dân số  trong xã hội. 
Xét trên ý nghĩa sinh học, vai trò quan trọng nhất của mỗi loài là phải tạo ra được con  
cái, hôn nhân đồng giới không cho phép họ có con nên trái với quy luật tự nhiên.
­ Kết hôn đồng tính là sự  lệch lạc về  lối sống, đạo đức  ở  nhiều mức độ  khác 
nhau.
­ Các thành phần không đồng tình cho rằng “Đồng tính là một căn bệnh tâm thần  
làm lệch lạc suy nghĩ và hành vi, dẫn đến xu hướng tình dục cũng bị  tác động”. Một  
số thành phần khác thì cho rằng vấn đề đồng tính lan nhanh đó là do trào lưu.
Có lẽ, những người  ủng hộ  nghĩ rằng những lý do này mang tính kì thị  và bảo 
thủ  nhưng không thể nói là sai hoàn toàn. Đây cũng là suy nghĩ chiếm đa số trong  xã  
hội.

Chương IV: Nhận thức đúng đắn về hôn nhân đồng giới
IV.1: Những mặt tích cực của việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới
Thứ nhất, những người đồng giới có thể cảm thấy hạnh phúc về đời sống tinh  
thần của mình, năng suất lao động của họ sẽ được nâng cao. Họ không cảm thấy mặt  
11


cảm với xã hội khi giới tính của họ  được xã hội chấp nhận. Một điều mà có thể 
những người xung quanh có thể  cảm nhận được về  người đồng tính là họ  rất sáng  
tạo, nhạy cảm và siêng năng. 
Thứ  hai, khi được sống với nhau chính thức thì những tệ  nạn hay vụ  án liên  
quan đến giới tính có thể  sẽ  giảm xuống. Khi con người không cảm thấy hạnh phúc  
họ sẽ có những suy nghĩ tiêu cực như  sa vào nghiện ngập để  quên đi bản thân không  
bình thường, tự tử vì xã hội không chấp nhận họ, kì thị họ… 

Thứ ba, theo báo cáo khoa học từ tổ chức WHO của Liên hợp quốc, khoảng 3%  
dân số có thiên hướng đồng tính, con số này ở Việt Nam gần 3 triệu người, 3 triệu so  
với 90 triệu dân không phải đáng lo ngại. Trong khi đó chúng ta đang ra sức hạn chế 
sinh sản thì thiết nghĩ hôn nhân đồng giới là một 
biện pháp hạn chế  sinh sản rất tự  nhiên theo quy 
luật của vũ trụ  “tương sinh, tương khắc” cho nên 
việc cấm đoán này đang đi nghịch với tự nhiên.
Thứ  tư,  những người  đồng  tính  đang  chung 
sống với nhau như vợ chồng và đang khẳng định lại 
giới   tính   thật   sự   của   mình   trong   xã   hội.   Những 
trường hợp sống chung như vậy Nhà nước có quản 
lý được không? Chắc chắn là không. Vì vậy, hôn 
nhân đồng giới sẽ cho chúng ta sự quản lý chặt chẽ, 
dễ kiểm soát hơn.
Thứ năm, hiện tại  ở châu Á chưa có quốc gia nào cho phép hôn nhân đồng giới  
hay kết hợp dân sự  đồng giới nào cả. Vậy, tại sao Việt Nam không là người tiên 
phong mà là người theo sau? Thế giới vẫn đang nghĩ Việt Nam là một quốc gia bảo  
thủ  trong các mối quan hệ  tuy nước ta đã mở  cửa nhiều năm nay. Việc đạo luật này 
được thông qua sẽ là đòn bẩy đưa tên tuổi của Việt Nam đến gần với thế giới hơn vì 
được cho là quốc gia thân thiện không có sự kì thị về giới tính. Rất có thể sẽ có nhiều 
người đến Việt Nam nhập tịch để có thể kết hôn đồng giới, đây cũng là một điều hay  
khi những người này sẽ góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam.
Thứ sáu, hầu hết người đồng tính gặp phải sự định kiến và kỳ  thị  của gia đình  
và bạn bè. Trong số 1.800 người tham gia trả lời, 20% đã nói rằng vì việc họ đồng tính  
mà đã mất bạn, 15% bị gia đình la mắng, 6,5% mất việc, 4,5% bị đánh và 4,1% bị đuổi 
ra khỏi nhà. Ngoài ra, họ  còn có thể  bị  bạo lực thể xác, bạo lực tâm lý, bạo lực tình  
dục và các hình thức ép người đồng tính đi chữa bệnh tâm thần. Vì thế  PGS­TS  
Nguyễn Viết Tiến cho rằng vấn đề kết hôn giữa những người đồng tính là một vấn 
đề  thực tế  hiện nay. Việc quy định cho phép kết hôn hay không cần phải được tiến  
12



hành điều tra, phân tích, đánh giá, cân nhắc để có đủ cơ sở khoa học khi đưa vào Luật  
Hôn nhân ­ Gia đình sửa đổi.
Chính vì thế, Bộ Y tế đề  xuất cho phép kết hôn đồng tính vì nó là quyền được  
sống thực với gì mình có ­ đó là quyền con người.
Những người ủng hộ cho rằng việc công nhận hôn nhân đồng tính là thể hiện sự 
bình đẳng giữa con người, rằng pháp luật không nên ngăn cản việc kết hôn của con 
người nếu họ  thực sự  muốn vậy. Ngược lại, nhiều người phản đối hôn nhân đồng  
tính bởi lo ngại những hệ lụy mà nó gây ra cho xã hội.

IV.1: Những mặt tiêu cực của việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới
Ủy  ban Nghiên cứu Gia  đình (FRC)  đã 
mô tả các hậu quả mà xã hội sẽ gánh phải khi 
cho phép kết hôn đồng giới, bao gồm cả việc 
suy giảm tỉ lệ kết hôn, gia tăng tỉ lệ ly dị và đe 
dọa sự  chung thủy trong tình yêu. Hãy cùng 
điểm qua kết quả:
Thứ   nhất:   “Tỉ   lệ   kết   hôn   dị   tính   sẽ 
giảm”
“Ở Massachusetts, tính đến hết năm 2006, chỉ có 52% các cặp đôi đồng tính sống 
chung với nhau bận tâm đến việc kết hôn trong khi con số  này  ở  các cặp dị  tính là  
91%. Ở Hà Lan, tình hình còn tệ hơn với chỉ 12% các cặp đồng tính. Vì vậy, cho phép  
hôn nhân đồng giới sẽ  cho xã hội thấy rằng hôn nhân chỉ  là một ‘sự  lựa chon’ chứ 
không phải là điều cần thiết. Do đó, sẽ có ngày càng ít người muốn kết hôn.”
Thứ hai: “Hôn nhân đồng giới dễ đổ vỡ ”
“Ngay cả  một nhà tâm lý đồng tính cũng thừa nhận rằng “quan hệ của các cặp 
đôi đồng tính dễ tan vỡ hơn các cặp đôi dị tính”. Một nghiên cứu tương tự của Hà Lan  
cũng cho thấy rằng một mối quan hệ đồng tính nam chỉ kéo dài trung bình 1 năm rưỡi. 
Vì vậy, sẽ có rất ít các cặp đôi đồng tính muốn một sự kết đôi trọn đời.”

 “Đối với những người đồng tính thì việc có nhiều bạn tình là chuyện dễ  thấy.  
Một nghiên cứu  ở  Hà Lan cho thấy rằng những trung bình một người đồng tính nam 
có 8 bạn tình hoặc người yêu mỗi năm. Nếu hành vi này được chấp thuận bởi hôn 
nhân đồng tính thì định nghĩa ‘chung thủy’ sẽ được xem xét ra sao?”
Thứ  ba: “Ngày càng ít trẻ  em được nuôi dưỡng bởi cả  cha lẫn mẹ.   Trẻ  em 
được nuôi dưỡng bởi các cặp đôi đồng tính dễ bị tổn thương tâm lí.”
13


“Một số nhà khoa học đã chứng minh rằng những đứa trẻ phát triển tốt nhất khi  
được nuôi bởi chính cha mẹ ruột. Việc cho phép hôn nhân đồng giới sẽ tạo ra các gia  
đình khuyết đi vai trò của người mẹ  hoặc người cha. Học giả   Stanley Kurtz  nhấn 
mạnh hành động này sẽ  phá hủy tính chất và sự  truyền thống của một gia đình đúng  
nghĩa.” 
Nhà tâm lý Enrique Rojas cho biết: ”Theo các nghiên cứu từ  Hoa Kỳ, Canada, 
và New Zealand,  70­80%  số  đứa trẻ  được nuôi bởi người đồng tính sẽ  phát triển  
những khuynh hướng đồng tính tương tự. “Những cặp đôi đồng tính nữ  có xu hướng 
muốn nuôi dưỡng những đứa trẻ  nhiều hơn các cặp đồng tính nam. Vì thế, hôn nhân 
đồng giới sẽ khiến đứa trẻ lớn lên thiếu đi sự dạy dỗ của cha và từ  đó sẽ  sinh ra các 
vấn nạn như: gia tăng tỉ lệ phạm tội và có thai ở tuổi vị thành niên, …”
. Trong cuốn sách "Lớn lên trong một gia đình đồng tính nữ: Tác động với sự  
phát triển trẻ  em", 2 tiến sĩ Fiona Tasker và Susan Golombok, quan sát thấy rằng 
25% những thanh niên được nuôi bởi các bà mẹ  đồng tính cũng đã tham gia vào một  
mối quan hệ đồng tính, so với xấp xỉ 0% ở những thanh niên được nuôi bởi các bà mẹ 
bình thường.

Thứ tư: “Tỉ lệ sinh sẽ giảm sút nghiêm trọng”
“Hôn nhân đồng giới không đảm bảo chức năng sinh sản, duy trì nòi giống và do  
đó nó khuyến khích xã hội sẽ ‘học hỏi’ theo. Có một bằng chứng cho thấy có mối liên  
quan giữa hôn nhân đồng giới và tỉ  lệ  sinh  ở  Mỹ và các quốc gia trên thế  giới. Trong 

khi một số người vẫn giữ nỗi lo sợ về sự ‘bùng nổ dân số’ thì các nhà nhân khẩu học  
đang rất e ngại trước tỉ lệ sinh thấp có thể gây nguy hại cho sự phát triển xã hội.”
Nhà nghiên cứu Dana Mack cho rằng: "Hôn nhân không nên được mở  rộng cho  
các cặp đồng tính bởi quan hệ  đồng tính không thể  giúp sinh sản. Hôn nhân là cách  
thức của nhân loại mà mục đích cốt lõi là để đoàn kết các thành phần sinh học, xã hội  

14


và pháp lý của cha mẹ vào cam kết lâu dài. Hôn nhân nói với một đứa trẻ rằng: một  
người đàn ông và một người phụ nữ sẽ ở đó để yêu thương và dạy dỗ bạn”
Thứ năm: “Vấn đề sức khỏe”
Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận: các cặp đồng tính có tỷ  lệ  mắc các chứng rối 
loạn tâm lý cao hơn nhiều so với thông thường, tỷ  lệ  chia tay cao của họ  cũng lớn 
hơn. 
Ví dụ, nghiên cứu tại California (Mỹ) vào năm 2009 cho thấy các cặp đôi đồng 
tính có tỷ  lệ  mắc các  chứng rối loạn tâm thần, nghiện ma túy, nghiện rượu và  
lạm dụng thuốc an thần, lây nhiễm HIV  cao hơn khoảng 2­2,5 lần so với mức  
trung bình.

K

hông ai trên Thế Giới này có quyền ngăn cản tình yêu của người khác kể cả tình yêu 
của những người đồng giới. Họ  có quyền yêu và cưới người họ  yêu thương nhưng  
hôn nhân của họ lại không được pháp luật thừa nhận. Mặc dù hơn 60% các bạn sinh  
viên đều lên tiếng ủng hộ nhưng xã hội lại không chấp nhận họ. Có lẽ  giới trẻ ngày  
nay nhất là là các bạn sinh viên cần có vốn hiểu biết nhiều hơn về hôn nhân đồng giới 
và suy nghĩ thật chu đáo trước khi đưa ra ý kiến của mình. Rõ ràng, hôn nhân đồng  
giới cũng có những mặt tích cực nhưng hậu quả của nó vẫn nhiều hơn.  Không chấp 
nhận   hôn   nhân   đồng   giới   không   phải   không   tôn   trọng  nhân   quyền,   lại   càng 

không phải là tư  tưởng của những con người bảo thủ.  Thử  hỏi nếu người thân 
trong gia đình bạn yêu và có ý định kết hôn với một người đồng giới thì bố mẹ, ông bà  
của bạn sẽ phản  ứng ra sao? Còn bạn sẽ cảm nhận như  thế nào? Bạn sẽ giơ  hai tay 
ủng hộ họ chăng?
Rõ ràng, hôn nhân đồng giới hoàn toàn không phù hợp với một đất nước nơi gia  
đình là nền tảng của xã hội, một đất nước có nền văn hóa mang đậm nét Á Đông như 
15


Việt Nam ta. Luật Hôn nhân và Gia đình của nước Viêt Nam đã có một bước tiến lớn  
chuyển từ cấm thành không thừa nhận hôn nhân đồng giới nghĩa là đã cho phép họ tổ 
chức tiệc cưới, cho phép họ khẳng định tình yêu của mình trước xã hội. Điều đó thể 
hiện tính nhân văn trong luật pháp nước nhà.
 Và chúng tôi, những người thực hiện bài tiểu luận này cho rằng: luật Hôn  
nhân và Gia đình không nên tiến xa hơn nữa mà chỉ nên dừng lại ở mức độ không  
thừa nhân đồng giới mà thôi!

 

16


17



×