Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

So sánh kết quả khám lâm sàng và chụp cộng hưởng từ động trong chẩn đoán sa tạng chậu nặng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.86 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

SO SÁNH KẾT QUẢ KHÁM LÂM SÀNG VÀ CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ ĐỘNG
TRONG CHẨN ĐOÁN SA TẠNG CHẬU NẶNG
Huỳnh Đoàn Phương Mai*, Nguyễn Văn Ân*, Phạm Hữu Đoàn*, Võ Trọng Thanh Phong*,
Lê Nguyễn Minh Hoàng*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả khám lâm sàng bằng hệ thống POPQ và chụp cộng hưởng từ động trong chẩn
đoán sa tạng chậu mức độ nặng ở phụ nữ.
Phương pháp nghiên cứu: Chọn mẫu gồm những bệnh nhân sa tạng chậu mức độ nặng có chỉ định nội soi
cố định sàn chậu vào mỏm nhô được chẩn đoán bằng khám lâm sàng đánh giá theo hệ thống POPQ. Bệnh nhân
được chụp cộng hưởng từ động khảo sát vùng đáy chậu trước phẫu thuật. Đường mu cụt được sử dụng làm mốc
để đánh giá mức độ sa trên MRI. Phân tích mối tương quan giữa kết quả khám lâm sàng và MRI.
Kết quả: Nghiên cứu gồm 18 bệnh nhân sa tạng chậu mức độ nặng chẩn đoán bằng khám lâm sàng được
chụp cộng hưởng từ vùng đáy chậu. Tất cả các trường hợp sa ngăn trước đều chẩn đoán chính xác bằng khám
lâm sàng. Có 3 TH (16,7%) lâm sàng chẩn đoán quá mức sa ngăn giữa và 10 TH (55,6%) lâm sàng chẩn đoán
quá mức sa ngăn sau. Sự tương đồng trong chẩn đoán sa ngăn giữa là 83,3% và sa ngăn sau là 44,4% khi so
sánh giữa khám lâm sàng và chụp cộng hưởng từ.
Kết luận: Chụp cộng hưởng từ động khảo sát vùng đáy chậu nên được thực hiện giúp chọn lựa phương
pháp điều trị sa tạng chậu thích hợp hơn cho từng bệnh nhân, đặc biệt với sa ngăn giữa và ngăn sau.
Từ khóa: Sa tạng chậu; Hệ thống POPQ; Cộng hưởng từ động.

ABSTRACT
COMPARE CLINICAL EXAMINATION AND DYNAMIC MAGNETIC RESONANCE IMAGING IN
DIAGNOSISOF SEVERE PELVIC ORGAN PROLAPSE
Huynh Doan Phuong Mai, Nguyen Van An, Pham Huu Doan,Vo Trong Thanh Phong,
Le Nguyen Minh Hoang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 428 - 434
Objective: To estimate the role of clinical examination with POP Quantification and dynamic magnetic


resonance imaging (dynamic MRI) in the evaluation of severe pelvic organ prolapse in women.
Method: Clinical examinations with POP Quantification and dynamic magnetic resonance imaging were
performed on women who have severe pelvic organ prolapse with planning of laparoscopic sacrocolpopexy. A
preoperative dynamic MRI assessment was performed. The pubococcygeal line was the reference level used for
prolapse grading. We analysed the correlation by three compartments of clinical and MRI grading of prolapse.
Result: 18 cases of severe pelvic organ prolapse were collected. Clinical evaluation of anterior compartment
in all patients was quite similar compared with MRI results. 3 cases (16.7%) were clinically over diagnosed in
apical compartment, and it was 10 (55.6%) in posterior compartment. The agreement in apical compartment was
83.3%in comparison with MRI findings and it was 44.4% in posterior compartment.
Conclusion: Dynamic MRI plays a larger role in the preoperative planning of pelvic organ prolapse with
each patient, especially with apical and posterior compartments.
Key words: Pelvic organ prolapse; POP-Q system; Dynamic MRI.
* Đơn vị Niệu Nữ – Niệu Động Học - Bàng Quang Thần Kinh, Khoa Niệu A, BV Bình Dân TPHCM
Tác giả liên lạc: BS Huỳnh Đoàn Phương Mai, ĐT: 01663522187 Email: maihuynh005@.yahoo.com.vn

428

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sa tạng chậu là bệnh lý thường gặp ở phụ
nữ, không nguy hiểm tính mạng nhưng ảnh
hưởng lớn đến chất lượng sống của bệnh nhân
vì nó có thể gây triệu chứng trên nhiều hệ cơ
quan khác nhau. Trong túi sa có thể chứa bàng
quang, tử cung, ruột non, mạc nối, đại tràng, trực
tràng … Theo Hội tự chủ quốc tế (ICS), dựa vào
khám lâm sàng bằng Hệ thống định lượng sa

tạng chậu (POPQ) có thể giúp chẩn đoán và
phân độ tình trạng sa của cả ba ngăn đáy chậu.
Tuy nhiên theo thống kê trong số 10% phụ nữ ở
Hoa Kỳ mắc sa tạng chậu tiến triển nghiêm
trọng cần phải phẫu thuật, chỉ có một ít trong số
các bệnh nhân đó có thể được hưởng lợi sau
phẫu thuật nhưng một phần ba các trường hợp
cần phẫu thuật lại mỗi năm(8). Điều quan trọng
nhất trong đánh giá trước mổ là xác định đúng
những cấu trúc nâng đỡ vùng chậu nào bị suy
yếu, xác định chính xác có bao nhiêu tạng bị sa
để chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp cho
từng bệnh nhân.
Gần đây, phương pháp chụp cộng hưởng từ
động (MRI defecography) khảo sát vùng đáy
chậu ra đời giúp chẩn đoán các tổn thương giải
phẫu khi sàn chậu bị suy yếu. Phương tiện chẩn
đoán này được kỳ vọng giúp cải thiện tỷ lệ điều
trị thành công bệnh lý sa tạng chậu. Tuy nhiên
chi phí chụp MRI tương đối cao, việc chụp MRI
thường quy để chẩn đoán sa tạng chậu làm tăng
gánh nặng về y tế. Vì thế chúng tôi thực hiện đề
tài này để so sánh kết quả khám lâm sàng theo
hệ thống POPQ và kết quả chụp MRI trong việc
chẩn đoán và phân độ của từng ngăn sa.

ĐỐITƯỢNG–PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đây là nghiên cứu mô tả hàng loạt các
trường hợp sa tạng chậu đến khám tại đơn vị
Niệu Nữ, bệnh viện Bình Dân. Hiện nay tại

đơn vị của chúng tôi, tất cả các bệnh nhân sa
tạng chậu đều được khám âm đạo để chẩn
đoán và phân độ dựa theo hệ thống POPQ.
Trong khoảng thời gian từ tháng 08/2013 đến
tháng 05/2015 chúng tôi ghi nhận có 18 bệnh

Nghiên cứu Y học

nhân được chỉ định chụp MRI động sàn chậu
để chẩn đoán trước mổ. Tất cả 18 bệnh nhân
này đều được chụp MRI tại bệnh viện Đại Học
Y Dược theo cùng một quy trình và tiêu chuẩn
đánh giá chung.
Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu và so
sánh kết quả chẩn đoán trước mổ giữa khám lâm
sàng theo hệ thống thống POPQ và hình ảnh ghi
nhận trên MRI động sàn chậu, sử dụng chương
trình SPSS 16.0. Mức độ thống nhất giữa kết quả
khám lâm sàng và chụp MRI được tính bằng trị
số thống kê kappa (K). Trị số K biến động từ -1
(không thống nhất) qua 0 (thống nhất do ngẫu
nhiên mà thôi) đến +1 (thống nhất hoàn toàn).
0 - 0,2: thống nhất nhẹ
0,2 - 0,4: thống nhất vừa
0,4 - 0,6: thống nhất trung bình
0,6 - 0,8: thống nhất nhiều
0,8 – 1: thống nhất hoàn toàn

Tiêu chuẩn phân độ sa tạng chậu bằng hệ
thống POPQ(3)

Độ 0: không có sa tạng chậu
Aa, Ba, Ap, Bp đều ở vị trí -3
C, D nằm trong khoảng từ tvl đến (tvl-2)
Độ1: điểm thấp nhất < -1cm
Độ 2: điểm thấp nhất> -1cm nhưng < 1cm
Độ 3: điểm thấp nhất > 1cm nhưng < (tvl-2)
Độ 4: điểm thấp nhất > (tvl-2)

Kỹ thuật chụp MRI
- Bệnh nhân được thông trực tràng 2-3 lần để
sạch phân trong trực tràng.
- Hướng dẫn, tập luyện cho bệnh nhân các
thao tác thót- rặn- làm nghiệm pháp Valsalva và
đánh giá khả năng hợp tác tốt bằng cách đặt tay
khám độ căng của thành bụng. Bệnh nhân đi
tiểu trước lúc chụp khoảng 15 phút để làm trống
bàng quang.
- Dùng sonde Folley 26FR để bơm gel siêu
âm vào trực tràng tạo cảm giác mắc đại tiện
(lượng gel bơm vào có thể từ 120 – 250mL) và ít

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016

429


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016


gel vào âm đạo ở các bệnh nhân đã có gia đình.
- Đặt bệnh nhân nằm ngửa, lót tả giấy dưới
mông, kê cao đầu và lưng (tư thế Fowler) cho
tương đối phù hợp tư thế sinh lý khi đại tiện. Sử
dụng máy cộng hưởng từ kín AVENTO 1.5T với
cuộn thu tín hiệu bụng quấn ngang vùng chậu.
-Các chuỗi xung T2 HASTE hay TRUFISP
ghi hình động sàn chậu ở mặt cắt ngang, dọc và
dọc giữa qua các thì nghỉ, thót và rặn (hay làm
nghiệm pháp Valsalva).

Tiêu chuẩn chẩn đoán sa tạng chậu trên
MRI
Tiêu chuẩn chẩn đoán sa tạng chậu trên MRI
vẫn còn nhiều tranh cãi giữa các tác giả do
nghiên cứu đánh giá trên người bình thường với
cỡ mẫu quá nhỏ chưa đại diện được cho dân số.
Chúng tôi đã chọn theo cách số đông tác giả sử
dụng, lấy đường mu cụt làm mốc cho chẩn
đoán(5). Đường mu cụt là đường thẳng xác định
trên MRI nối bờ dưới khớp mu đến khớp của hai
xương cụt cuối cùng.
Trong đề tài này chúng tôi phân độ sa tạng
chậu dựa trên MRI ở thì rặn tối đa theo tác giả
Boyadzhyan(1)
Độ 1: điểm thấp nhất nằm dưới đường mu
cụt 0 – 3 cm

Độ 3: điểm thấp nhất nằm dưới đường mu
cụt > 6 cm


KẾT QUẢ
Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành phân
tích trên 18 bệnh nhân sa tạng chậu có độ tuổi
trung bình 62,54 tuổi (nhỏ nhất 53 tuổi, lớn nhất
79 tuổi). Tất cả 18 trường hợp đều đã mãn kinh,
trong đó có 2 trường hợp sa tái phát sau phẫu
thuật đặt mảnh ghép nâng thành trước âm đạo
treo xuyên lỗ bịt. Có 11 trường hợp đã cắt tử
cung, trong đó 8 trường hợp cắt tử cung vì sa tử
cung. Tất cả 18 trường hợp này đều đến khám
với lý do phát hiện khối sa lớn vùng âm hộ.
Khám lâm sàng ghi nhận 18 trường hợp đều
có sa cả 3 ngăn từ độ 2 trở lên (bảng 1)
Bảng 1: Phân độ sa tạng chậu dựa trên khám lâm
sàng
Độ 2
Độ 3
Độ 4
Ngăn trước (Ba)
0
10 (55,56%) 8 (44,44%)
Ngăn giữa (C, D)
0
7 (38,89%) 11 (61,11%)
Ngăn sau (Bp) 2/18 (11,11%)
10/18
6/18
(55,56%)
(33,33%)


Kết quả chụp MRI cho thấy thành phần chứa
trong các ngăn sa trong mẫu nghiên cứu của
chúng tôi rất đa dạng bao gồm: bàng quang, tử
cung, ruột non, mạc treo, mạc nối, đại tràng, trực
tràng với các mức độ sa khác nhau (bảng 2)

Độ 2: điểm thấp nhất nằm dưới đường mu
cụt 3- 6 cm
Bảng 2: Phân độ sa tạng chậu dựa trên MRI
Ngăn trước
Ngăn giữa

Sa bàng quang
Sa tử cung
Sa ruột non
Sa mạc nối
Sa đại tràng
Sa trực tràng

Ngăn sau

Độ 0
0
0
8/18 (44,45%)
4/18 (22,22%)
15/18 (83,33%)
11/18 (61,11%)


Độ 1
Độ 2
Độ 3
4/18 (22,22%) 6/18 (33,33%) 8/18 (44,45%)
1/7 (14,28%)
6/7(85,72%)
0
3/18 (16,67%) 5/18 (27,78%)
2 (11,11%)
3/18 (16,67%) 8/18 (44,44%) 3/18 (16,67%)
2/18 (11,11%) 1/18 (5,56%)
0
6/18 (33,33%) 1/18 (5,56%)
0

Bảng 3: So sánh kết quả khám lâm sàng và MRI trong chẩn đoán sa ngăn trước
Sa ngăn trước
MRI

430

Độ 0
Độ 1
Độ 2
Độ 3

Độ 0-1
0
0
0

0

Khám lâm sàng
Độ 2
Độ 3
0
0
0
4/18 (22,22%)
0
7/18 (38,89%)
0
1/18 (5,56%)

Độ 4
0
0
0
6/18 (33,33%)

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Theo bảng 3 cho thấy khám lâm sàng có độ
nhạy và độ đặc hiệu là 100% so với MRI để chẩn
đoán sa ngăn trước, nhưng khám lâm sàng có xu
hướng chẩn đoán sa ngăn trước với mức độ
nặng hơn so với MRI. Mức độ thống nhất giữa
khám lâm sàng và chụp MRI trong chẩn đoán sa

ngăn trước (chỉ số Kappa) là 0,63.
Bảng 4: So sánh kết quả khám lâm sàng và MRI
trong chẩn đoán sa ngăn giữa
Sa ngăn
giữa
MRI Độ 0
Độ 1
Độ 2
Độ 3

Độ 0-1
0
0
0
0

Độ 2
0
0
0
0

Khám lâm sàng
Độ 3
Độ 4
1/18 (5,56%)
0
0
0
9/18 (50%) 3/18 (16,67%)

0
5/18 (27,78%)

Theo bảng 4, mức độ thống nhất giữa khám
lâm sàng và chụp MRI trong chẩn đoán sa ngăn
giữa (chỉ số Kappa) là 0,55. Tuy nhiên khám lâm
sàng không chẩn đoán được thành phần và mức
độ của các cơ quan chứa trong túi sa.
Bảng 5: So sánh kết quả khám lâm sàng và MRI
trong chẩn đoán sa ngăn sau
Sa ngăn sau
MRI

Độ 0

Độ 0-1
0

Độ 1

0

Độ 2

0

Độ 3

0


Khám lâm sàng
Độ 2
Độ 3
0
6/18
(33,33%)
1/18
3/18
(5,56%) (16,67%)
0
1/18
(5,56%)
0
0

Độ 4
3/18
(16,67%)
3/18
(16,67%)
1/18
(5,56%)
0

Theo bảng 5 mức độ thống nhất giữa khám
lâm sàng và chụp MRI trong chẩn đoán sa ngăn
sau (chỉ số Kappa) là 0,19. Trong 18 TH (trường
hợp) sa tạng chậu nặng trong mẫu nghiên cứu
của chúng tôi chỉ có 9 TH có túi sa trực tràng
hoặc đại tràng trên MRI (50%), trong đó túi sa độ

1 (dưới 3 cm) chiếm 38,89%.

BÀN LUẬN
Chúng tôi tiến hành bàn luận dựa trên kết
quả thu được từ 18 TH sa tạng chậu nặng được
khám lâm sàng đánh giá theo hệ thống POPQ và
chụp MRI động sàn chậu.

Nghiên cứu Y học

Sự thống nhất giữa kết quả khám lâm sàng
và chụp MRI trong chẩn đoán sa ngăn trước
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
có mức độ thống nhất nhiều giữa khám lâm sàng
bằng hệ thống POPQ và chụp MRI để chẩn đoán
sa bàng quang trong các TH sa tạng chậu nặng
(K= 0,6). Kết quả này trong nghiên cứu của Inas
là 0,42(6). Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi cả
18 TH trước mổ đều được chẩn đoán sa ngăn
trước mức độ nặng trên lâm sàng (10 TH sa độ 3
và 8 TH sa độ 4). Tuy nhiên kết quả chụp MRI
cho thấy chỉ có 14 TH sa bàng quang độ 2,3 và 4
TH sa độ 1. Kết quả đánh giá sa ngăn trước bằng
điểm Ba của hệ thống POPQ trong mẫu nghiên
cứu của chúng tôi thường có xu hướng chẩn
đoán sa ngăn trước với mức độ nặng hơn so với
chụp MRI. Vì mẫu nghiên cứu của chúng tôi đa
số là những TH đã cắt tử cung, túi sa có chứa rất
nhiều cơ quan. Tình trạng chen chúc của các
tạng trong túi sa làm cho các mốc giải phẫu trở

nên không rõ ràng(7). Chúng tôi nhận thấynhững
TH túi sa có chứa ruột và mạc nối sa xuống cùng
với bàng quang thường dẫn đến khám lâm sàng
chẩn đoán sa ngăn trước với mức độ cao hơn do
nhầm lẫn với sa ngăn giữa. Điều này sẽ dẫn đến
bỏ sót thương tổn ngăn giữa nếu không dựa vào
MRI.Thành công của phẫu thuật sa tạng chậu
liên quan đến việc sửa chữa đúng các thương
tổn. Nếu chỉ tập trung vào sa ngăn trước có thể
dẫn đến bỏ sót sa ruột non, sa tử cung và sa trực
tràng đi kèm. Ngoài ra, phục hồi giải phẫu bình
thường vùng đáy chậu giúp áp lực ổ bụng được
truyền đến niệu đạo gần giúp cải thiện tình
trạng tiểu không kiểm soát mới xuất hiện sau
phẫu thuật(7).

Sự thống nhất giữa kết quả khám lâm sàng
và chụp MRI trong chẩn đoán sangăn giữa
Trong nghiên cứu của chúng tôi, mức độ
thống nhất giữa khám lâm sàng và chụp MRI
trong chẩn đoán sa ngăn giữa là mức độ trung
bình, Kappa = 0,55. Chỉ số này trong kết quả
trong nghiên cứu của Inas là 0,139, thống nhất
nhẹ(6). Sa tử cung và sa mỏm cắt âm đạo được

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016

431



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

xếp vào nhóm sa ngăn giữa. Trong trường hợp
sa nặng, toàn bộ tử cung ra ngoài cùng với thành
thành âm đạo tạo thành một túi chứa những cơ
quan khác. Điều này gây khó khăn cho việc chẩn
đoán các tạng sa kèm theo. Sa tử cung độ 4 có thể
đi kèm theo thận và niệu quản ứ nước. Sa mỏm
cắt âm đạo thường kết hợp với sa các cơ quan
khác (ruột non, mạc treo, mạc nối cùng với phúc
mạc) nên rất khó nhận biết bằng khám lâm sàng,
chẩn đoán tốt nhất cần dựa vào MRI(4). Hình ảnh
MRI cho thấy trong 11 TH sa mỏm cắt âm đạo
của chúng tôi có 7 TH sa ruột non (63,6%), 9 TH
sa mạc nối (81,8%). Trong 7 TH sa tử cung có 3
TH kèm sa ruột non (42,8%), 5 TH kèm sa mạc
nối (71,4%). Chỉ có 1 TH (9%) sa mỏm cắt nhưng
túi sa chỉ có chứa bàng quang không kèm theo
ruột và mạc nối. Vì thế trong TH sa mỏm cắt âm
đạo nếu chỉ nâng thành trước âm đạo bằng
mảnh ghép rất dễ thất bại do bỏ sót tổn thương
ngăn giữa.

Sự thống nhất giữa kết quả khám lâm sàng
và chụp MRI trong chẩn đoán sa ngăn sau
Cơ chế chính gây ra sa ngăn sau là do tổn
thương của mạc trước trực tràng (fascia
prerectal) hoặc mạc trực tràng bên (fascia

paraectal) cũng như vách trực tràng âm đạo
(rectovaginal septum) dẫn đến đại tràng và
trực tràng bị đẩy vào âm đạo qua vách này và
sa ra ngoài. Sa trực tràng thể nhẹ chỉ có thể
phát hiện trên MRI vì thường khó nhận biết
khi khám lâm sàng(2). Trong nghiên cứu của
chúng tôi, mức độ thống nhất giữa khám lâm
sàng và chụp MRI trong chẩn đoán sa ngăn
sau là 0,19, thống nhất nhẹ. Kết quả trong
nghiên cứu của Inas là 0,52, thống nhất trung
bình(6). Túi sa thành trước trực tràng có thể gây
ra rối loạn tống xuất phân nếu không được
điều trị. Trong nghiên cứu của Đỗ Đình Công
và cộng sự trên 274 TH có rối loạn tống xuất
phân, chụp MRI ghi nhận 78,1% có túi sa
thành trước trực tràng và kích thước túi >2cm
chiếm đa số(3). Trong mẫu nghiên cứu của
chúng tôi, trong 18 bệnh nhân đến khám bệnh
vì có khối sa lớn vùng âm hộ có 9 TH sa đại

432

tràng hoặc trực tràng (50%), túi sa nhỏ nhất có
kích thước 19mm, túi sa lớn nhất có kích thước
37mm. Trong 18 TH của chúng tôi chỉ có 2 TH
có triệu chứng rối loạn tống xuất phân trên
lâm sàng.

KẾT LUẬN
Trong các nghiên cứu gần đây với mục tiêu

tìm ra xét nghiệm tốt nhất để chẩn đoán sa tạng
chậu, kết quả kết luận hình ảnh MRI và khám
lâm sàng có thế mạnh độc đáo riêng và bổ sung
cho nhau. Mặc dù, MRI đang được chứng minh
là một công cụ chẩn đoán rất hữu ích, đặc biệt
trong việc chọn phương pháp phẫu thuật nhưng
chụp MRI động sàn chậu vẫn chưa được xem là
cần thiết đối với tất cả các bệnh nhân sa tạng
chậu. Chụp MRI được khuyến cáo thực hiện đối
với những trường hợp đã phẫu thuật điều trị sa
tạng chậu trước đó bị thất bại và đối với những
bệnh nhân khám lâm sàng phát hiện sa nhiều
ngăn, phức tạp(4). Chẩn đoán chính xác các bất
thường cùng tồn tại liên quan đến tất cả các
thành phần của sàn chậu là việc làm rất cần thiết
trước khi chọn lựa phương pháp điều trị giúp
giảm rủi ro thất bại của phẫu thuật, sa tái phát,
và giảm tỷ lệ bệnh nhân cần phẫu thuật lại. Giới
hạn lớn nhất của đề tài này là phân tích dựa trên
nghiên cứu quan sát mô tả trên số lượng bệnh
nhân tương đôi ít, chủ yếu là sa tạng chậu mức
độ nặng nên số liệu chúng tôi đưa ra chỉ là nhận
xét bước đầu về mối tương quan giữa kết quả
khám lâm sàng bằng hệ thống POPQ và chụp
cộng hưởng từ động sàn chậu trong chẩn đoán
bệnh lý sa tạng chậu. Chúng tôi hy vọng trong
thời gian tới sẽ có những nghiên cứu sâu hơn về
vấn đề này với cỡ mẫu lớn hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

2.

3.

Boyadzhyan L, Raman SS, Raz S (2008), Role of static and
dynamic MR imaging in surgical pelvic floor dysfunction.
Radiographics; 28(4):pp. 949–67.
Bump RC, Mattiasson A, Bo K, Brubaker LP, De- lancey JO,
Klarskov P, Shull BL and Smith AR (1996) The
standardization of terminology of female pel- vic organ
prolapse and pelvic floor dysfunction. Ameri- can Journal of
Obstetrics & Gynecology, 175, pp.10-17.
Đỗ Đình Công, Võ Tấn Đức, Nguyễn Thị Thùy Linh (2011),
Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ động sàn chậutrên bệnh

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

4.

5.

6.

nhân nữ rối loạn tống phân tuổi từ 30-60, Y Học TP. Hồ Chí
Minh, Tập 15, Phụ bản của Số 4, tr. 87-93

Ebtesam Moustafa Kamal, Fatma M. Abdel Rahman (2013),
Role of MR imaging in surgical planning and prediction of
successful surgical repair of pelvic organ prolapse, Middle
East Fertility Society Journal, 18, pp 196–201
Gupta S, Sharma JB, Hari S, Kumar S, Roy KK, Singh N (2012),
Study of dynamic magnetic resonance Imaging in the
diagnosis of pelvic organ prolapse. Arch Gynecol Obstet; 286:
pp. 953–8.
Inas A. Azab, Mohamad A. Nasef, Ahmad M. Ibrahim (2014),
Dynamic magnetic resonance imaging; reliability of
assessment and correlation with clinical findings of pelvic

7.

8.

Nghiên cứu Y học

organ prolapse The Egyptian Journal of Radiology and
Nuclear Medicin, 45, pp. 1003–1010.
Maglinte DD, Kelvin FM, Fitzgerald K (2009), Association of
compartment defects in pelvic floor dysfunction. AJR Am J
Roentgenol; pp. 172:439.
Olsen AL, Smith VJ, Bergstrom JO, Collins JC, Clark AL
(2007), Epidemiology of surgically managed pelvic organ
prolapse and urinary incontinence, Obstet Gynecol; 89: pp.
501–506.

Ngày nhận bài báo:


22/11/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:
Ngày bài báo được đăng:

22/12/2015
22/02/2016

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016

433



×