Tải bản đầy đủ (.pdf) (184 trang)

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu phương tiện rào đón trong văn bản khoa học tiếng Việt và tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 184 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------------------

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

ĐỐI CHIẾU PHƢƠNG TIỆN RÀO ĐÓN
TRONG VĂN BẢN KHOA HỌC TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------------------

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

ĐỐI CHIẾU PHƢƠNG TIỆN RÀO ĐÓN
TRONG VĂN BẢN KHOA HỌC TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

Ngành:

N

n n ữ ọc


Mã số:

9 22 20 24

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ T ị T an Hƣơn

HÀ NỘI - 2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đíc và n iệm vụ nghiên cứu ................................................................. 3
2.1 Mục đíc n

iên cứu ..................................................................................... 3

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
3. Đối tƣợng, phạm vi và tƣ liệu nghiên cứu ..................................................... 4
4. P ƣơn p áp n
5. Nhữn đón

iên cứu................................................................................ 5

óp mới của luận án .................................................................. 8

6. Cấu trúc của luận án ....................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

LUẬN CỦA LUẬN ÁN ..................................................................................... 11
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................ 11
1.2 Cơ sở lý thuyết liên quan đến luận án ....................................................... 20
1.2.1 Một số vấn đề lý luận liên quan đến rào đón ............................................. 20
1.2.2 Nghiên cứu phương tiện rào đón trên bình diện kết học ........................... 46
1.2.3 Nghiên cứu phương tiện rào đón trên bình diện dụng học ........................ 47
1.2.4 Thể loại văn bản và văn bản khoa học....................................................... 61
1.3 P ƣơn p áp so sán đối chiếu.................................................................. 65
CHƢƠNG 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM KẾT HỌC CỦA PHƢƠNG TIỆN
RÀO ĐÓN TRONG VĂN BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI TIẾNG VIỆT VÀ
TIẾNG ANH ...................................................................................................... 72
2.1 Các p ƣơn tiện rào đón là từ ngữ tron các văn bản khoa học tiếng
Việt và tiếng Anh ............................................................................................... 72
2.1.1 Phương tiện rào đón là danh từ ................................................................. 72
2.1.2 Phương tiện rào đón là đại từ .................................................................... 78
2.1.3 Phương tiện rào đón là lượng từ................................................................ 82


2.1.4 Phương tiện rào đón là tính từ ................................................................... 84
2.1.5 Phương tiện rào đón là trạng từ ............................................................... 90
2.1.6 Phương tiện rào đón là động từ ................................................................ 98
2.2 Các p ƣơn tiện rào đón là mện đề và câu tron các văn bản khoa học
tiếng Việt và tiếng Anh.................................................................................... 110
2.2.1 Phương tiện rào đón là cụm từ ................................................................ 110
2.2.2 Phương tiện rào đón là mệnh đề và cấu trúc câu .................................... 113
2.3 Nhữn tƣơn đồng và khác biệt về đặc điểm kết học của các p ƣơn
tiện rào đón tron văn bản khoa học tiếng Việt và tiếng Anh .................... 117
2.3.1 Những điểm tương đồng ........................................................................... 118
2.3.2 Những điểm khác biệt............................................................................... 119
CHƢƠNG 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM DỤNG HỌC CỦA PHƢƠNG TIỆN

RÀO ĐÓN TRONG VĂN BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI TIẾNG VIỆT VÀ
VĂN BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI TIẾNG ANH .......................................... 122
3.1 Ứng dụng khung lý thuyết của Hyland (1996) và Yu (2009) để phân tích
PTRĐ tron VBKHXHTV và VBKHXHTA ................................................ 123
3.1.1 Rào đón chú trọng nội dung trong các văn bản khoa học xã hội tiếng Việt
và tiếng Anh ....................................................................................................... 124
3.1.1.1 Rào đón chú trọng tính chính xác của thông tin ................................... 125
3.1.1.2 Rào đón chú trọng tác giả ..................................................................... 131
3.1.2 Rào đón chú trọng độc giả trong các văn bản khoa học tiếng Việt và tiếng
Anh..................................................................................................................... 135
3.3 Ứng dụn k un đán

iá để p ân tíc PTRĐ tron VBKHXHTV và

VBKHXHTA.................................................................................................... 139
3.3.1 Phạm trù thang độ thể hiện qua thành phần rào đón trong văn bản khoa
học xã hội tiếng Việt và tiếng Anh .................................................................... 139
3.3.2 Phạm trù thỏa hiệp thể hiện qua thành phần rào đón trong văn bản khoa
học xã hội tiếng Việt và tiếng Anh .................................................................... 146


3.3.3 Hiện thực hóa mở rộng bằng các thành phần rào đón trong các văn bản
khoa học xã hội tiếng Anh ................................................................................. 151
3.4 Nhữn tƣơn đồng và khác biệt về đặc điểm dụng học của p ƣơn tiện
rào đón tron văn bản khoa học xã hội tiếng Việt và tiếng Anh ................ 153
3.4.1 Những điểm tương đồng ........................................................................... 153
3.4.2 Những điểm khác biệt............................................................................... 154
3.5 Nhữn tƣơn đồng và khác biệt về đặc điểm dụng học của các p ƣơn
tiện rào đón tron văn bản khoa học xã hội tiếng Việt và tiếng Anh......... 154
3.5.1 Những điểm tương đồng ........................................................................... 154

3.5.2 Những điểm khác biệt............................................................................... 155
Tiểu kết ............................................................................................................. 157
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 158


DANH

ỤC C C CHỮ C I VIẾT TẮT

SFL (Systemic Functional Linguistics): Ngôn ngữ học chức năng hệ thống
PTRĐ: Phương tiện rào đón
KĐG: Khung đánh giá
VBKH: Văn bản khoa học
VBKHXHTA: Văn bản khoa học xã hội tiếng Anh
VBKHXHTV: Văn bản khoa học xã hội tiếng Việt
NNHSSĐ: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu


DANH

ỤC C C BẢNG

2.1 Mục đích nghiên cứu................................................................................................3
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................................3
3.1 Ứng dụng khung lý thuyết của Hyland (1996) và Yu (2009) để phân tích PTRĐ trong
VBKHXHTV và VBKHXHTA ............................................................................................... 123
3.2 Ứng dụng khung đánh giá để phân tích PTRĐ trong VBKHXHTV và VBKHXHTA139
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 160
4.1 Tài liệu tiếng Việt ................................................................................................ 160
4.2 Tài liệu tiếng Anh ................................................................................................ 165

Bảng 1.1: Tóm tắt các hướng phát triển chính của khái niệm rào đón..........................27
Bảng 1.2: Tóm tắt các hướng phân loại rào đón theo từ vựng, chiến lược và chức năng ....35
Bảng 2.1: Tần suất xuất hiện và mật độ xuất hiện của nhóm danh từ là PTRĐ trong
VBKHXHTV và VBKHXHTA ....................................................................................72
Bảng 2.2: Tần suất xuất hiện của các nhóm danh từ là PTRĐ trong VBKHXHTA và
VBKHXHTV .................................................................................................................74
Bảng 2.3: Tần suất xuất hiện và mật độ xuất hiện của nhóm đại từ trong VBKHXHTV
và VBKHXHTA ............................................................................................................79
Bảng 2.4: Tần suất xuất hiện và mật độ xuất hiện của nhóm lượng từ trong
VBKHXHTV và VBKHXHTA ....................................................................................82
Bảng 2.5: Tần suất xuất hiện và mật độ xuất hiện của nhóm tính từ tình thái trong
VBKHXHTV và VBKHXHTA ....................................................................................84
Bảng 2.6: Tần suất xuất hiện và mật độ xuất hiện của các nhóm tính từ là PTRĐ trong
VBKHXHTA và VBKHXHTV ....................................................................................86
Bảng 2.7: Tần suất xuất hiện và mật độ xuất hiện của nhóm trạng từ trong
VBKHXHTV và VBKHXHTA ....................................................................................90
Bảng 2.8: Tần suất xuất hiện của các nhóm trạng từ là PTRĐ trong VBKHXHTV và
VBKHXHTA .................................................................................................................91
Bảng 2.9: Tần suất xuất hiện của các trạng từ chỉ mức độ xuất hiện nhiều trong các
VBKHXHTV .................................................................................................................92


Bảng 2.10: Tần suất xuất hiện và độ đậm đặc của động từ tình thái trong VBKHXHTV
và VBKHXHTA ............................................................................................................99
Bảng 2.11: Tần suất xuất hiện của các động từ tình thái là PTRĐ trong VBKHXHTA ...99
Bảng 2.12: Tần suất xuất hiện của các động từ tình thái là PTRĐ trong VBKHXHTV 104
Bảng 2.13: Tần suất xuất hiện và độ đậm đặc của các động từ thực mang nghĩa tình
thái là PTRĐ trong VBKHXHTA và VBKHXHTV .................................................. 107
Bảng 2.14: Tần suất xuất hiện của một số động từ thực mang nghĩa tình thái là PTRĐ
trong VBKHXHTV .................................................................................................... 109

Bảng 2.15: Tần suất xuất hiện của nhóm cụm từ là PTRĐ trong VBKHXHTA và
VBKHXHTV .............................................................................................................. 110
Bảng 2.16: Tần suất xuất hiện của PTRĐ là mệnh đề và cấu trúc câu trong
VBKHXHTV và VBKHXHTA ................................................................................. 113
Bảng 2.17: Tần suất xuất hiện của các PTRĐ là mệnh đề và cấu trúc câu trong
VBKHXHTA và VBKHXHTV ................................................................................. 116
Bảng 2.18: Tần suất xuất hiện và độ đậm đặc của các đơn vị từ vựng, phi từ vựng là
PTRĐ trong VBNKXHTA và VBKHXHTV ............................................................. 117
Bảng 3.1: Tần suất xuất hiện và độ đậm đặc các phương tiện rào đón thực hiện các
chức năng trong VBKHXHTV và VBKHXHTA ...................................................... 123
Bảng 3.2 Tần suất xuất hiện và độ đậm đặc của các PTRĐ hiện thực hóa Thang độ
trong VBKHXHTV và VBKHXHTA ........................................................................ 140
Bảng 3.3: Tần suất xuất hiện của của các PTRĐ hiện thực hóa phạm trù thang độ trong
VBKHXTV và VBKHXHTA .................................................................................... 141
Bảng 3.4: Tần suất xuất hiện của của các PTRĐ hiện thực hóa qualification (số lượng)
trong các VBKHXHTA .............................................................................................. 145
Bảng 3.5: Tần suất xuất hiện và độ đậm đặc của các PTRĐ hiện thực hóa tuyến dị ngữ
trong VBKHXHTV và VBKHXHTA ........................................................................ 146
Bảng 3.6: Tần suất xuất hiện và độ đậm đặc của các PTRĐ hiện thực hóa tuyến dị ngữ
trong VBKHXHTA .................................................................................................... 148


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trước đây người ta luôn cho rằng, để tạo tính chính xác cho văn bản, văn
phong khoa học chỉ sử dụng ngôn ngữ khách quan, không ngôi và loại bỏ các
yếu tố mang quan điểm cá nhân. Tuy nhiên, sau này, các nhà khoa học đã khẳng
định trong các văn bản khoa học (VBKH) luôn có mối quan hệ giao tiếp giữa tác
giả và người đọc, đặc biệt là luôn tồn tại những quan điểm, suy nghĩ của cá nhân
tác giả. Theo Stubbs: “Tất cả các câu đều chuyển tải một quan điểm” [178,1].

Như vậy, để một VBKH trở nên hiệu quả, chuyên nghiệp đồng thời dễ dàng
được người đọc tiếp nhận cần có hai yếu tố: yếu tố thứ nhất là những số liệu
chính xác, lập luận chặt chẽ; thứ hai là những yếu tố tương tác giúp bổ sung
thông tin trong văn bản và dự báo quan điểm của tác giả cho người đọc. Thành
phần góp phần tích cực cho yếu tố thứ hai này chính là phương tiện rào đón
(PTRĐ). Theo điểm của Crismore và Farnsworth “…việc sử dụng rào đón trong
quan nghiên cứu khoa học chứng tỏ sự chuyên nghiệp của tác giả, đánh dấu sự
thận trọng của họ khi làm khoa học và viết về khoa học” [100, 121]. Vậy lí do vì
sao sự xuất hiện của rào đón lại chứng tỏ được sự chuyên nghiệp của tác giả?
Đầu tiên, PTRĐ giúp các nhà khoa học trình bày các kiến thức, thông tin
một cách đầy đủ, chính xác và khách quan nhất đồng thời vẫn thể hiện được thái
độ thận trọng và khiêm tốn của mình. Chính vì lẽ đó, thay vì tuyệt đối hoá các
diễn đạt, ví dụ: “A dẫn đến/ làm cho/ gây nên…” các tác giả có xu hướng lựa
chọn cách thay thế: “A có thể dẫn đến/ làm cho/ gây nên...”
Lý do thứ hai tác động đến việc sử dụng PTRĐ của các nhà khoa học
chính là mong muốn bảo vệ thể diện khi lường trước được khả năng có những ý
kiến trái chiều xung quanh các tuyên bố khoa học của mình. Khi đó, PTRĐ sẽ
giúp các tác giả tránh được trách nhiệm cá nhân đối với các tuyên bố khoa học,
hạn chế các thiệt hại có thể xảy ra đối với các cam kết phát ngôn; đồng thời góp
phần giúp tác giả tránh được những phản ứng tiêu cực của người đọc.
1


Một nguyên nhân nữa là nhờ có mối quan hệ chặt chẽ với các chiến lược
bảo vệ phát ngôn, PTRĐ sẽ giúp giảm lực ngôn trung của phát ngôn, góp phần
xây dựng mối quan hệ giữa người viết và người đọc; qua đó góp phần giải quyết
nhu cầu tôn trọng và hợp tác trong việc thuyết phục và đạt được sự đồng thuận
của người đọc.
Như vậy, việc sử dụng PTRĐ trong VBKH chứng tỏ thái độ khiêm tốn,
nhu cầu làm hài lòng sự kì vọng của cộng đồng về thông tin và kiến thức cung

cấp trong VBKH của tác giả; nhờ vậy góp phần củng cố vị thế của mình cũng
như góp phần xây dựng mối quan hệ giữa người viết – người đọc.
Mặt khác, từ những năm 1980, khi lần đầu tiên được tác giả M.A.K
Halliday giới thiệu, khái niệm Ngữ học chức năng hệ thống (Systemic
Functional Linguistics - SFL) đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu. Đây là lý thuyết được tác giả Halliday phát triển dựa trên các thành
tựu của ngôn ngữ học châu u như Saussure, Hjelmslev, Firth và Malinowski và
các nhà ngôn ngữ thuộc trường phái Praha. Trong đó, SFL xây dựng một hệ
thống nền để phân tích ngôn ngữ dựa trên chức năng thực tiễn, đại diện và chức
năng giao tiếp của ngôn ngữ. Trong tiếng Việt, cũng đã có một số nhà nghiên
cứu quan tâm vấn đề này như Cao Xuân Hạo [32], Nguyễn Văn Hiệp [41],
Hoàng Văn Vân [69], Nguyễn Thị Quy [60]…
Việc áp dụng SFL vào nghiên cứu ngôn ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh
ngày càng được các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ đặc biệt quan tâm và đạt được
những kết quả đáng ghi nhận đối với sự phát triển ngôn ngữ học nói chung và
ngôn ngữ học ứng dụng nói riêng. Tuy nhiên lĩnh vực đi sâu vào nghiên cứu
PTRĐ dưới quan điểm SFL, cụ thể hơn ở đây là dựa trên siêu chức na ng liên
nhân của SFL qua la ng kính của Khung đánh giá (Appraisal Framework - AF)
để có cái nhìn r hơn về PTRĐ trong VBKH tiếng Việt và tiếng Anh … chưa
được quan tâm thoả đáng; đặc biệt trong thời điểm nhu cầu của xã hội, của
người học nhất là trong xu thế hội nhập ở lĩnh vực khoa học ngày càng tăng và
đòi hỏi cao.
2


Nghiên cứu về đối chiếu PTRĐ trong văn bản khoa học xã hội
(VBKHXH) tiếng Việt và tiếng Anh dưới góc nhìn của SFL là một đề tài mới
mang tính cần thiết. Chúng tôi mong muốn sẽ góp thêm được một cái nhìn toàn
diện và sâu hơn về vấn đề, để làm sáng tỏ hơn vai trò, bản chất của rào đón.
Đề tài của chúng tôi là "Đối chiếu phương tiện rào đón trong văn bản

khoa học tiếng Việt và tiếng Anh” nhưng ở nghiên cứu này, chúng tôi xin giới
hạn đối tượng nghiên cứu của luận án là PTRĐ trong văn bản khoa học xã hội
(VBKHXH) tiếng Việt và tiếng Anh bởi lẽ do hạn chế về dung lượng cũng như
thời lượng thực hiện nghiên cứu. Đồng thời, theo một khảo sát nhanh, chúng tôi
rút ra được nhận xét rằng trong lĩnh vực khoa học xã hội có diễn ra sự trao đổi
tư tưởng, mang tính chủ quan của người viết – người đọc nhiều hơn khi so với
các văn bản khoa học tự nhiên.
2. Mục đíc và n iệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu những điểm tương đồng và
khác biệt về các đặc điểm kết học và dụng học của các PTRĐ được sử dụng
trong VBKHXH tiếng Việt và tiếng Anh; với hy vọng những kết quả nghiên cứu
của đề tài sẽ góp phần phát triển cách sử dụng PTRĐ trong VBKHXH trong
tiếng Việt và tiếng Anh cho người Việt.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã nêu, đề tài xác định những nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về PTRĐ trong VBKHXH tiếng Việt và
tiếng Anh.
- Xây dựng khung lý thuyết để nghiên cứu PTRĐ trong VBKHXH tiếng Việt và
tiếng Anh từ góc độ kết học và dụng học.
- Miêu tả và đối chiếu các PTRĐ trong VBKHXH tiếng Việt và tiếng Anh từ
góc độ kết học và dụng học.
3


3. Đối tƣợng, phạm vi và tƣ liệu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là PTRĐ trong văn bản khoa học xã hội
tiếng Việt (VBKHXHTV) và văn bản khoa học xã hội tiếng Anh
(VBKHXHTA). Do VBKHXH có phạm vi rất rộng nên chúng tôi giới hạn phạm

vi khảo sát là các bài báo thuộc ngành xã hội học và được đăng trên hai tạp chí:
Sociology được xuất bản bởi Hiệp hội Xã hội học Anh quốc (British
Sociological Association) và Xã hội học của Viện khoa học xã hội Việt Nam.
Sở dĩ chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài là các bài báo
thuộc ngành xã hội học vì đây là một ngành khoa học cơ bản nghiên cứu các
phương diện của xã hội loài người (cấu trúc xã hội, các quy tắc chính trị, pháp
lý…), tôn giáo, hành vi, cũng như sự biến đổi xã hội theo thời gian, sự giống và
khác nhau giữa các nhóm xã hội cụ thể cũng như xã hội nói chung… Đồng thời
đây cũng là một ngành khoa học xã hội liên ngành quan trọng; có độ phủ lớn, có
sự bao quát và giao cắt với các ngành khoa học xã hội khác như chính trị, kinh
tế, thống kê, pháp luật…
Các nghiên cứu thuộc ngành này chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra
thực nghiệm (dựa trên quan sát), sử dụng phân tích thống kê để tìm ra mối quan
hệ nhân quả và xu hướng của nó, quan sát những xu hướng liên quan đến các giả
thuyết xã hội đa dạng. Chính vì thế các tác giả có nhiều cơ hội để bộc lộ các
quan điểm, suy nghĩ và ý kiến của bản thân với các vấn đề, về thế giới cũng như
kì vọng nhận được những sự tương tác từ phía người đọc.
Mặt khác, việc lựa chọn hai tạp chí Sociology được xuất bản bởi Hiệp
hội Xã hội học Anh quốc (British Sociological Association) và Xã hội học
của Viện khoa học xã hội Việt Nam là bởi đây là những tạp chí uy tín hàng
đầu của hai nước, có hàm lượng khoa học cao và được cộng đồng khoa học
công nhận rộng rãi.
Cụ thể ngữ liệu khảo sát bao gồm 55 VBKHXHTA trích xuất của các số
liên tục từ năm 2014 đến 2017 (xấp xỉ 406.783 chữ) trong tạp chí Sociology và
4


71 VBKHXHTV của các số liên tục từ năm 2012 – 2016 (xấp xỉ 407.838 chữ)
trong tạp chí Xã hội học. Những bài báo được lựa chọn đều tuân thủ nguyên tắc
có hình thức, cấu trúc giống nhau, gồm 3 phần chính: Mở đầu, Nội dung (có

phần tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, kết quả
nghiên cứu) và Kết luận. Lí do chúng tôi chọn 71 VBKHXHTV trong khi chỉ có
55 VBKHXHTA vì các VBKHXHTV thường ngắn hơn các VBKHXHTA, điều
quan trọng là hai khối ngữ liệu có độ dài tương đương (đều xấp xỉ 407.000 từ).
4. P ƣơn p áp n

iên cứu

4.1 Phương pháp nghiên cứu
Luận án đã sử dụng những phương pháp và thủ pháp nghiên cứu chính
sau đây:
- Phương pháp phân tích văn bản: đây là phương pháp được sử dụng trong
nghiên cứu này để nhận diện các biểu thức rào đón, tìm hiểu ngữ nghĩa và chức
năng của chúng.
- Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được sử dụng khi miêu tả các đặc
điểm kết học, nghĩa học và dụng học của các PTRĐ trong các VBKHXHTV và
VBKHXHTA.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: Phương pháp này được sử dụng nhằm chỉ ra
các tương đồng và khác biệt về các đặc điểm kết học và dụng học của PTRĐ
trong các VBKHXHTV và VBKHXHTA.
- Thủ pháp thống kê - phân loại: Sau khi thu thập được dữ liệu, chúng tôi tiến
hành thống kê các câu có chứa PTRĐ trên các ngữ liệu nghiên cứu. Sau đó
chúng tôi phân loại dữ liệu thành các nhóm đối tượng phù hợp với từng mục nội
dung nghiên cứu. Mọi nhận định, đánh giá định tính đều được củng cố bởi các
kết quả thống kê định lượng.
Những phương pháp, thủ pháp trên được sử dụng phối hợp, hỗ trợ lẫn
nhau trong quá trình thực hiện đề tài nhằm tiến hành một cách có khoa học và
hiệu quả nhất.
5



4.2. Các bước tiến hành phân tích dữ liệu
Mục đích chính của nghiên cứu này là đối chiếu các PTRĐ trong các
VBKHXHTV và VBKHXHTA về mặt kết học, nghĩa học và dụng học để tìm ra
những điểm tương đồng và khác biệt. Trước khi tiến hành đối chiếu, cần nhận
diện và phân loại các thành tố ngôn ngữ đóng vai trò là PTRĐ trong hai loại văn
bản khoa học xã hội tiếng Việt và tiếng Anh.
Để đạt được các mục đích trên, việc phân tích và tổng hợp dữ liệu sẽ được trải
qua các bước như sau:

Theo đó, bước đầu tiên là nhận diện và phân loại PTRĐ trong
VBKHXHTV và VBKHXHTA. Ở bước này, để thực hiện được mục đích tìm
kiếm các PTRĐ tự động bằng phần mềm, chúng tôi tiến hành xây dựng một
bảng tổng hợp danh sách các PTRĐ có thể xuất hiện trong các VBKH dựa trên
những nguồn tham khảo khác nhau từ những nghiên cứu trước đây và nhập danh
sách đó vào phần mềm Concordance - WordSmith Tools 5.0. Sau đó, chúng tôi
bắt đầu tìm kiếm và khảo sát tần suất xuất hiện của các thành tố đóng vai trò
PTRĐ theo các nhóm dựa trên bảng phân loại PTRĐ đã được lựa chọn và xây
dựng. Sở dĩ chúng tôi sử dụng phần mềm Concordance - WordSmith Tools 5.0
vì phần mềm này bên cạnh tính năng đếm tần suất xuất hiện của một đối tượng
nghiên cứu còn cho phép trích xuất cả văn cảnh xuất hiện của thành tố là PTRĐ
trong văn bản. Khi trích xuất được câu/ đoạn đó trong văn bản, chúng tôi sẽ tiến
hành sàng lọc để xác định xem đây có phải là PTRĐ hay không và phân loại
6


chính xác được thành tố này thuộc nhóm nào để thực hiện tiếp được các bước
nghiên cứu, đánh giá đặc điểm kết học và dụng học tiếp về sau.
Dưới đây là hình ảnh thể hiện quá trình nhận diện PTRĐ trong văn cảnh
của phần mềm Concordance - WordSmith Tools 5.0. Bản tổng hợp các từ là

PTRĐ trong văn cảnh chi tiết này thực sự rất hiệu quả cho quá trình phân tích
tiếp theo của chúng tôi.
Nhận diện PTRĐ tron

văn cảnh sử dụng phần mềm Concordance -

WordSmith Tools 5.0

Bước tiếp theo là thống kê và đánh giá. Ở đây, chúng tôi sử dụng phương
pháp phân tích định lượng để khảo sát tần suất xuất hiện của các PTRĐ khác
nhau xuất hiện trong mỗi loại văn bản và tiếp tục tiến hành xác định phần trăm,
tỷ lệ của mỗi loại PTRĐ để từ đó đưa ra những kết luận cho nghiên cứu.
Để đo độ đậm đặc của mỗi PTRĐ, chúng tôi sử dụng công thức của Hyland
(1998) như sau:
R = Tần suất PTRĐ X 1000
Tổng số chữ
Ở bước thứ ba tiếp theo, sau khi tất cả các PTRĐ đã được nhận diện và
phân loại theo từng nhóm cụ thể trong từng văn cảnh, chúng tôi tiến hành phân
tích đặc điểm nghĩa học theo khung đánh giá của tác giả Martin & White [161]
7


thuộc lý thuyết chức năng hệ thống (SFL) và đặc điểm dụng học theo hai cách
tiếp cận: mô hình đa dạng của Hyland [140] về chức năng PTRĐ và mô hình
chiến lược rào đón của Yu [192].
5. Nhữn đón

óp mới của luận án

Luận án có những đóng góp chính sau đây:

5.1 Đóng góp về mặt lí luận
- Góp phần làm sáng tỏ những đặc điểm kết học và dụng học của PTRĐ trong
VBKHXHTV và VBKHXHTA.
- Chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm kết học và dụng học
của PTRĐ trong VBKHXHTV và VBKHXHTA.
- Chứng minh tính khả thi của việc áp dụng lý thuyết đánh giá của Ngôn ngữ
học chức năng hệ thống vào nghiên cứu ngữ nghĩa của các PTRĐ.
5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể được tham khảo để tiếp tục
nghiên cứu về rào đón trong các VBKH tự nhiên trong tiếng Việt và tiếng Anh,
giúp cho các nhà nghiên cứu trong việc soạn thảo văn bản; trở thành tài liệu
tham khảo để dạy và học VBKHXHTV và VBKHXHTA.
6. Nhữn đón

óp về mặt khoa học của luận án

Trước hết, luận án có thể coi là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam
về đối chiếu phương tiện rào đón trong văn bản khoa học xã hội tiếng Việt và văn
bản khoa học xã hội tiếng Anh.
Nghiên cứu đã xây dựng được tổng quan tình hình nghiên cứu về phương
tiện rào đón; xây dựng khung lý thuyết để nghiên cứu thực hiện miêu tả và đối
chiếu phương tiện rào đón trong văn bản khoa học xã hội tiếng Việt và tiếng
Anh từ góc độ kết học và dụng học. Từ đó, chúng tôi đưa ra một số nhận định
đối chiếu sự tương đồng và khác biệt về các đặc điểm kết học và dụng học của
các phương tiện rào được sử dụng trong văn bản khoa học xã hội tiếng Việt và
tiếng Anh.
8


Chúng tôi hy vọng rằng những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần

phát triển cách sử dụng phương tiện rào đón trong văn bản khoa học xã hội tiếng
Việt và đặc biệt trở thành tài liệu hữu ích cho các tác giả Việt Nam có thể tham
khảo khi tham gia viết bài đăng trên các tạp chí nước ngoài.
Những nghiên cứu trên đây cũng chỉ là những nghiên cứu ban đầu, chúng
tôi hy vọng trong thời gian tới luận án này sẽ tiếp tục được nghiên cứu mở rộng
và sâu hơn trong các công trình nghiên cứu tiếp theo.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài Phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận án được cấu trúc
thành ba chương.
C ƣơn 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN CỦA LUẬN ÁN
Chương này gồm hai phần chính. Phần thứ nhất nêu tổng quan tình hình
nghiên cứu các phương tiện rào đón trong văn bản khoa học tiếng Việt và tiếng
Anh. Phần thứ hai trình bày một số cơ sở lí thuyết tạo nền tảng cho việc triển
khai các nội dung nghiên cứu, bao gồm một số vấn đề lý luận liên quan đến rào
đón, ngôn ngữ học chức năng và lý thuyết đánh giá, thể loại văn bản và văn bản
khoa học, phương pháp so sánh đối chiếu.
C ƣơn 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM KẾT HỌC CỦA PHƢƠNG TIỆN
RÀO ĐÓN TRONG VĂN BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI TIẾNG VIỆT VÀ
TIẾNG ANH
Chương này trình bày kết quả miêu tả và đối chiếu các đặc điểm kết học
của phương tiện rào đón trong văn bản khoa học xã hội tiếng Việt và tiếng Anh.
Các phương tiện rào đón được phân thành ba loại chính:
- PTRĐ là từ
- PTRĐ là cụm từ
- PTRĐ là mệnh đề và cấu trúc câu

9



C ƣơn 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM DỤNG HỌC CỦA PHƢƠNG TIỆN
RÀO ĐÓN TRONG VĂN BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI TIẾNG VIỆT VÀ
TIẾNG ANH
Chương này trình bày kết quả miêu tả và đối chiếu các đặc điểm dụng học
của các PTRĐ trong văn bản khoa học xã hội tiếng Việt và tiếng Anh.
Dựa vào sự kết hợp của bộ khung lý thuyết của tác giả Hyland (1998) và Yu
(2004) PTRĐ được xem xét và phân tích để làm rõ chức năng dụng học. Ngoài
ra trong chương này, dựa vào khung lý thuyết của đánh giá, các PTRĐ được
xem xét ở phạm trù thái độ, phạm trù thang độ và phạm trù thỏa hiệp để làm
sáng r

hơn chức năng dụng học của PTRĐ trong VBKHXHTV và

VBKHXHTA.

10


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN CỦA LUẬN ÁN

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu phương tiện rào đón trong văn bản khoa học
tiếng Anh
Trong nhiều năm gần đây, PTRĐ trở thành một chủ đề thu hút được nhiều
quan tâm của các nhà ngôn ngữ học dưới nhiều góc độ khác nhau. Lịch sử hình
thành và phát triển của PTRĐ ở cấp độ vĩ mô theo tóm tắt của Yu [192] gồm các
hướng nghiên cứu chính như sau: ngữ dụng học và dụng học xã hội.
Ở mảng ngôn ngữ học các nghiên cứu của Lakoff [147], Fraser [117]
Brown & Levision [87] đã đi sâu vào nghiên cứu Rào đón hiệu chỉnh cho từ

hoặc cụm từ trong nội dung mệnh đề/ phát ngôn
Ở mảng ngữ dụng học, các nghiên cứu của Hübler [136], Skelton [175],
Vande Kopple [184], Hyland [137], Markkanen, R, Steffensen, M. S., & Crismore,
A. [152], tập trung vào xem xét việc Rào đón hiệu chỉnh giá trị sự thật của mệnh

đề và thái độ của người viết đối với nội dung phát ngôn.
Ở mảng dụng học xã hội, Meyers [163], Salager – Meyer [172], Hyland
[140], Clemen [96], Markkanen, R., & Schröder, H. [153] đã nghiên cứu mối quan
hệ liên nhân và các mối quan hệ xã hội giữa tác giả và người đọc.
Theo tư liệu nghiên cứu, điểm qua các công trình nghiên cứu về rào đón trên thế
giới, có thể phân thành hai hướng chính: nghiên cứu rào đón trong hội thoại tự
nhiên và nghiên cứu rào đón trong các văn bản/ ngôn bản mang tính khoa học.
Ở nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tập trung đi sâu vào phân tích các nghiên
cứu dựa trên ngữ liệu là VBKH. Theo đó, các nghiên cứu về rào đón liên quan
đến văn bản khoa học viết thường được phân nhóm theo ngữ liệu nghiên cứu.
Tiêu biểu có thể kể đến một số nghiên cứu trong các thể loại văn bản ở các lĩnh
vực sau: kinh tế (Pindi and Bloor [167]; Channell [92]), sinh học (Fahnestock
11


[112]; Hyland [140], [141]), y học (Salager-Meyer [171], [172], [173]; AdamsSmith [75]; ElMalik & Nesi [109]; Martin-Martin [162]), di truyền phân tử
(Myers [163]), khoa học báo chí (Zuck & Zuck [194], Elena Yury Bashanova
[108]), khoa học môi trường (Bonyadi, A., Gholami, J., & Nasiri, S. [84]), văn
phong chính trị (Clark R & R Ivanic [95]), các văn bản nhân quyền trong ngôn
ngữ học ứng dụng và các bài báo về phương pháp giảng dạy tiếng Anh (Ignacio
and Diana [142]; Salager-Meyer, F. [173]; Hu & Cao [134], Abdollahzadeh
[74])…
Tác giả Hyland, K. [137] thực hiện nghiên cứu về PTRĐ trong VBKH
viết và đưa ra được những tổng hợp hệ thống về PTRĐ tuy nhiên nghiên cứu
này của tác giả mới dừng lại ở việc khảo sát ngữ liệu gồm những văn bản tiếng

Anh là sách giáo khoa, bài báo khoa học, luận văn/ luận án từ mười bộ môn
khoa học tự nhiên: vật lý, năng lượng hạt nhân, khoa học máy tính, cơ khí, kỹ
thuật điện tử, kỹ thuật hóa học; để từ đó đưa ra nhận xét cho việc sử dụng PTRĐ
trong VBKH tự nhiên.
Các nghiên cứu nhắm đến đối tượng đơn vị ngôn ngữ cụ thể như động từ
khiếm khuyết (Hanania, E., & Akhtar, K. [131]; Butler [89]), các biểu thức ước
lượng chỉ số lượng (imprecise numeric expressions) (Dubois [105]; Channell
[92]), PTRĐ trong sách giáo khoa (Myers [163]; Holmes [132]; Hyland [137]).
Các nghiên cứu thực hiện trên một phần của VBKH như nghiên cứu của
Bruce, I. (2008). Nghiên cứu này khảo sát các cấu trúc tri nhận nhưng mới dừng
lại ở việc khảo cứu trong phần Phương pháp của các VBKH.
Trong một nhánh nghiên cứu khác, các nhà khoa học đã tập trung phân loại,
đếm tần suất xuất hiện và làm rõ chức năng của PTRĐ trong sự so sánh đối
chiếu các VBKH ở những ngôn ngữ khác nhau.
Đầu tiên có thể kể đến nghiên cứu so sánh việc sử dụng PTRĐ trong 12
VBKH tiếng Anh và 12 VBKH của tiếng Ba Tư của tác giả Falahati [115].
Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra rằng tần suất xuất hiện của PTRĐ trong
12


các VBKH tiếng Anh cao hơn 61.3% khi so với các VBKH tiếng Ba Tư. Bên
cạnh đó, tác giả Atai, M. R., & Sadr, L. [78] cũng thực hiện nghiên cứu dựa trên
108 VBKH ngôn ngữ ứng dụng của các tác giả người Anh và người Iran. Theo
đó, tác giả tập trung nghiên cứu chiến lược ngôn ngữ được các tác giả của mỗi
ngôn ngữ sử dụng để thực hiện mục đích rào đón. Người Iran bản ngữ sử dụng
rất ít chiến lược rào đón để hiện thực mục đích mập mờ bất định và các từ bộc lộ
các mức độ cam kết vào giá trị sự thật của mệnh đề phát ngôn.
Năm 2007, tác giả Abdollahzadeh, E. [74] tập trung nghiên cứu việc sử
dụng thành tố siêu diễn ngôn này trong 52 bài xã luận của tiếng Anh và tiếng Ba
Tư (26 bài của mỗi ngôn ngữ). Kết quả cho thấy, các biên tập viên tiếng Anh sử

dụng khá nhiều các từ thể hiện các mức độ chắc chắn và các từ nhận xét, phê
bình. Trong khi đó, số lượng các từ chỉ mức độ chắc chắn được các biên tập viên
tiếng Ba Tư lại nhiều hơn đáng kể. Tác giả cũng đưa ra lý giải của kết quả này là
do những ảnh hướng của xu hướng văn hóa của cộng đồng trong nỗ lực đưa ra
những lời thuyết phục của hai ngôn ngữ.
Jalilifar (2011) khảo sát tần suất xuất hiện của PTRĐ và trợ từ (booster)
trong phần Thảo luận của 90 bài báo Ngôn ngữ học ứng dụng và Tâm lý học của
ba nhóm tác giả: tác giả người Anh, tác giả người Iran viết tiếng Anh và nhóm
tác giả người Iran viết tiếng Ba Tư (tiếng Batư là một phương ngữ của người
Iran). Kết quả cho thấy sự khác biệt đáng kể về tần suất xuất hiện, loại và chức
năng của các PTRĐ này trong các văn bản. Tác giả Jalilifar kết luận rằng, sự khác
nhau này có thể xuất phát từ việc thiếu nhận thức về các quy tắc sử dụng ngôn
ngữ tiếng Anh học thuật của các tác giả Iran và thiếu bộ khung hướng dẫn chuẩn
về quy tắc sử dụng ngôn ngữ học xã hội của các nhà nghiên cứu người Iran.
Tác giả Kreutz [146] so sánh việc sử dụng PTRĐ trong các văn bản viết
tiếng Anh và tiếng Đức và rút ra nhận xét rằng, trong các VBKH tiếng Anh, vị
trí của tác giả được nhận định r ràng hơn khi so với các văn bản tiếng Đức.
Trong các văn bản tiếng Anh có xuất hiện ít các cấu trúc bị động và sử dụng
13


nhiều cấu trúc rào đón chú trọng độc giả hơn (sử dụng nhiều các cấu trúc dùng
đại từ we/ us để đồng sở chỉ cả người đọc lẫn người viết, qua đó xây dựng được
tính thống nhất giữa người viết và độc giả của mình). Tác giả cũng nhấn mạnh
rằng, PTRĐ thực hiện những mục đích ngôn ngữ khác nhau trong tiếng Anh và
tiếng Đức. VBKH tiếng Anh thiên về chú trọng người đọc, đề cao sự hợp tác và
giảm thiểu những tranh luận. Trái lại, văn phong tiếng Đức lại thiên về chú
trọng người viết bằng việc đưa ra nhiều lời khẳng định khẳng định từ phía chủ
quan tác giả và tạo khoảng cách giữa người viết – người đọc. Theo tác giả
Kreutz, trong khi các VBKH tiếng Đức tập trung thể hiện quan điểm, trình bày

kiến thức (Wissensdarstellung) và dấu ấn tác giả trong lĩnh vực thì mục đích
chính của các văn bản tiếng Anh lại thúc đẩy tính hiệu quả của các giao tiếp
giữa các học giả. Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt trong cấu trúc tương tác
giữa tác giả và người đọc cần lưu ý: các VBKH tiếng Đức có khuynh hướng
tách rời tác giả khỏi chủ đề để nhấn mạnh các tuyên bố tác giả đưa ra. Người
đọc được cho là bị thuyết phục đơn thuần bởi các số liệu, dữ kiện khách quan (vì
một luận cứ chỉ đòi hỏi sự tham gia của tác giả nếu nội dung thiếu tính thuyết
phục). Ngược lại, các tác giả tiếng Anh trên thực tế lại cố gắng mở rộng sự
tương tác giữa người đọc và người viết với mục đích tạo điều kiện cho việc trao
đổi giữa người đọc và tác giả về chủ đề, từ đó đó thúc đẩy thảo luận thêm.
Luukka, M. & R. Markkanen [153] trong nghiên cứu “Phi cá nhân hóa như

một dạng thức của PTRĐ” đã rút ra kết luận rằng: có rất ít sự khác biệt giữa hai
loại văn bản tiếng Anh và tiếng Phần Lan; sự khác biệt lớn nhất giữa hai loại
văn bản này là ở chỗ, văn phong trong các VBKH tiếng Anh thiên về cá thể hóa
cá nhân tác giả hơn (ví dụ: các văn bản này có chứa nhiều tham chiếu về bản
thân tác giả).
Xuất hiện trong nghiên cứu của Vassileva [189], ba loại văn bản của hai
ngôn ngữ: tiếng Anh và tiếng Bungari được đưa ra để so sánh: văn bản được viết
bởi các tác giả tiếng Anh, văn bản tiếng Anh được viết bởi các tác giả Bulgaria,
14


văn bản tiếng Bulgaria của các tác giả Bulgaria. Kết quả nghiên cho thấy PTRĐ
có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong các văn bản được viết bởi các tác giả
người Anh, ít nhất trong các văn bản tiếng Anh được viết bởi tác giả người
Bulgaria.
Tác giả Yang [194] khi tiến hành khảo sát tần suất xuất hiện của PTRĐ
trong các VBKH ngành khoa học vật chất của tiếng Anh và Trung Quốc đã rút
ra nhận xét rằng: các tác giả người Trung Quốc có xu hướng trình bày vấn đề

trực tiếp vì kết quả nghiên cứu ghi nhận sự xuất hiện vượt trội của các thành
phần ước lượng, mặt khác, tần suất xuất hiện của thành phần che chắn lại thấp
hơn hẳn.
Tác giả Winardi [193] cũng tiến hành khảo cứu và so sánh dạng thức, tần
suất xuất hiện của PTRĐ trong các văn bản ngôn ngữ tiếng Anh (được viết bởi
các tác giả Mỹ) và tiếng Trung Quốc. Nghiên cứu của ông chỉ ra sự khác biệt
khá rõ giữa hai loại văn bản: trong khi các tác giả người Mỹ sử dụng nhiều các
PTRĐ là các cụm tính từ, cụm trạng từ, mệnh đề danh ngữ, mệnh đề giới thiệu
hơn các tác giả Trung Quốc. Mặt khác, các tác giả Trung Quốc lại sử dụng nhiều
các động từ khiếm khuyết, động từ tình thái và các PTRĐ ước lượng hơn
Một nghiên cứu so sánh đối chiếu liên ngôn ngữ khác về PTRĐ có thể kể
đến là nghiên cứu của tác giả Winardi [193], Hu, G. & Cao, F.[135]. Trong
nghiên cứu đó, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu 649 bản tóm tắt khoa học các
bài báo tiếng Anh và tiếng Trung Quốc và rút ra kết quả là lượng PTRĐ được
các tác giả khoa học sử dụng trong tiếng Anh nhiều hơn hẳn khi so sánh với các
văn bản cùng loại trong tiếng Trung Quốc.
Tác giả Tatis và Rowland tiến hành so sánh việc sử dụng ngôn ngữ mơ hồ
trong diễn ngôn toán học của tiếng Hy Lạp và tiếng Anh. Trong nghiên cứu này,
hai nhà khoa học đã đưa ra nhận xét rằng mặc dù trong cả hai ngôn ngữ các tác
giả đều muốn sử dụng ngôn ngữ mơ hồ để bảo vệ thể diện cho người nghe,
nhưng các tác giả người Hy Lạp lại có xu hướng muốn “đe dọa thể diện người
đọc để bảo vệ thể diện cho chính mình” [182, 257].
15


Trong nghiên cứu được thực hiện năm 2007, tác giả Duenas [107] đã
khảo sát tần suất xuất hiện và phân tích chức năng của PTRĐ trong VBKH tiếng
Anh và tiếng Tây Ban Nha để từ đó đưa ra những nhận định so sánh, đối chiếu.
Một nghiên cứu khác cũng lựa chọn tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha được thực
hiện bởi tác giả Martín-Martín P. [164]. Nghiên cứu này cũng tập trung làm khảo

sát tần suất xuất hiện và chức năng của chiến lược rào đón được sử dụng trong
VBKH thể loại tâm lý, y học lâm sàng. Tác giả đã đưa ra kết luận rằng, dù có
những điểm tương đồng trong việc phân bố PTRĐ ở các phần của bài báo và
những chiến lược bất định giống nhau được sử dụng trong cả hai loại văn bản,
nhưng trong VBKH tâm lý, y học lâm sàng của Anh lại chứa nhiều PTRĐ bảo
vệ thể diện tác giả hơn. Tác giả cũng nhận định nguyên nhân của điều này
không phải do yếu tố quốc gia mà do quy tắc văn phạm làm ảnh hưởng phong
cách viết ở mỗi ngôn ngữ.
Một nghiên cứu được tác giả ElMalik, A.T. & Nesi, H. [109] thực hiện dựa
trên việc khảo sát 20 bài báo y học của hai nhóm tác giả người Sudan và người
Anh đã đưa ra nhận xét rằng, trong nhóm văn bản của các tác giả Anh có xuất
hiện nhiều các PTRĐ hơn so với nhóm VBKH cùng loại của các tác giả Sudan.
Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Salager-Meyer [172].
Có thể nói, các công trình này đều đã đi sâu phân tích cách sử dụng, tần suất và
chức năng của các PTRĐ và đưa ra được kết luận để khẳng định vai trò quan
trọng của PTRĐ trong VBKH.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu phương tiện rào đón trong văn bản khoa học
tiếng Việt
Trước đây những yếu tố ngôn ngữ có chức năng rào đón thường được các
nhà ngôn ngữ học Việt Nam gộp chung vào thành phần tình thái của phát ngôn.
Đây là thành phần thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với nội dung
thông báo của phát ngôn, hoặc đối với hoàn cảnh phát ngôn hay với hiện thực.
Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Hoàng Tuệ [68, 24]: “ ác từ thư ng gọi là
16


trạng từ hay phó từ và ngữ tương đương v i phó từ trạng từ như: có
như ch c ch n theo t i

h nh


được xem là phương tiện từ vựng biểu th thành

phần tình thái nhưng kh ng g n v i v ngữ mà ở ngoài cấu trúc của v ngữ”. Tác
giả Cao Xuân Hạo [32, 51] cũng cho rằng

ình thái của c u có thể được biểu

th bằng khởi ngữ ngữ đoạn mở đầu c u như có l tất nhiên...” Chính vì thế,
có thể nói, “Ngữ pháp học iệt ngữ chưa quan t m đến việc nghiên cứu các rào
đón. iệc gộp chung các yếu tố rào đón vào phạm trù tình thái” đ xoá m
mất ranh gi i và những chức năng cực kì thú v của chúng những chức năng
mang đậm màu s c văn hoá dân tộc riêng của từng ng n ngữ.” Đỗ Hữu Châu
[13, 273]
Tuy nhiên sau này, yếu tố rào đón ngày càng nhận được nhiều sự quan
tâm, bàn luận của các tác giả từ góc độ Ngữ dụng học. Có thể kể đến nghiên cứu
“Dụng học Việt ngữ” của tác giả Nguyễn Thiện Giáp [26]. Trong đó tác giả cho
rằng, để đảm bảo nguyên tắc lịch sự và nguyên tắc cộng tác trong hội thoại,
người nói đã sử dụng rào đón để đưa ra tín hiệu về khả năng vi phạm nguyên tắc
hợp tác. Hay nói cách khác, những lời rào đón này giống như những bằng chứng
cho phép người nói vi phạm một nguyên tắc nào đó; đây cũng là tín hiệu để
người nghe điều chỉnh phát ngôn hồi đáp của mình. Tác giả đã phân loại yếu tố
rào đón trong tiếng Việt trên cơ sở các phương châm hội thoại như rào đón
phương ch m về chất (ví dụ: Nếu tôi không nhầm thì, tôi nhớ không r nhưng,
theo như tôi biết, tôi không dám chắc, nghe đồn, hình như, có lẽ...), rào đón
phương ch m về lượng (Tôi không được phép tiết lộ, thiên cơ bất khả lộ, như
anh đã biết, tôi không muốn làm phiền anh với những chi tiết vụn vặt...), rào
đón phương ch m quan yếu (Tôi không biết điều này có quan trọng không, tôi
muốn nói thêm là...) và rào đón phương ch m cách thức (Tôi xin mở ngoặc đơn
là...). Trong tác phẩm Ngữ pháp tiếng Việt, tác giả Diệp Quang Ban [3, 204] cho

rằng, khi phân tích dụng học của phát ngôn, các biểu thức tình thái chỉ độ tin cậy
( h ng l

hình như ch c là... và tình thái chỉ ý kiến (Nói trộm bóng nói của
17


×