Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Bài báo cáo: Tính chất vật lý của môi trường nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.16 KB, 24 trang )

Môn quản lý chất lượng nước thuỷ sản nhóm 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG

   Bài báo cáo:
Tính chất vật lý của môi trường 
nước
Ánh sáng và môi trường nước
Độ trong độ đục
Nhiệt độ

   GVHD: Trần Đạt Huy 
Nhóm 2:
­ Lê Võ Kim Ngọc
­ Phan Thị Thuỳ Nguyên
1


Môn quản lý chất lượng nước thuỷ sản nhóm 2

­ Lê Thị Kim Tươi
­ Nguyễn Thị Chu Trinh
­ Phạm Văn Tới
­ Hồ Thanh Quí

2


Môn quản lý chất lượng nước thuỷ sản nhóm 2


Mục lục
1. Ánh sáng và môi trường nước................................................................................4
1.1. Phân phối năng lượng mặt trời...........................................................................4
1.2. Sự xâm nhập của ánh sáng và cột nước..............................................................4
1.3. Năng lượng nhiệt...................................................................................................5
1.3.1. Năng lượng nhiệt tích lũy trong một thủy vực................................................5
1.3.2. Tỉ trọng nước......................................................................................................6
1.4. Sự phân tầng nhiệt độ...........................................................................................7
1.4.1. Nguyên nhân và qúa trình phân tầng..............................................................7
1.4.2. Kiểu phân tầng...................................................................................................8
1.4.3. Hệ quả của sự phân tầng...................................................................................9
1.4.4. Nguyên nhân và quá trình phá vỡ phân tầng..................................................9
1.4.5. Hệ quả của sự phá vỡ phân tầng......................................................................9
1.5. Sự phân chia các vùng trong thủy vực...............................................................9
1.5.1. Theo chiều thẳng đứng....................................................................................10
1.5.1. Theo chiều ngang.............................................................................................10
1.6. Chuyển động của nước.......................................................................................11
2. Độ đục, độ trong.....................................................................................................12
2.1. Độ trong................................................................................................................12
2.2. Độ đục...................................................................................................................13
2.3. Tính chất của độ đục...........................................................................................13
3


Môn quản lý chất lượng nước thuỷ sản nhóm 2
2.4. Nguồn gốc độ đục................................................................................................13
2.5.

 Ảnh


 

hưởng

 

của

 

độ 

đục..........................................................................................14
2.6.

 Kiểm

 

soát

 



 

quản

 




 

độ 

đục.................................................................................14
3.
 
độ......................................................................................................................16
3.1.
 
Yếu
 
tố
 
nhiệt
 
độ
sản..............................................................................16

 

trong

 

Nhiệt 
thuỷ 


3.2.   Ảnh   hưởng   của   nhiệt   độ   đến   môi   trường 
nuôi....................................................16
3.3. Những ảnh hưởng của nhiệt độ và cách xử lý khi nhiệt độ thay đổi
 đột ngột trong ao nuôi 
tôm..........................................................................................18
3.4. Quản lý nhiệt độ trong ao 
nuôi.............................................................................19

4


Môn quản lý chất lượng nước thuỷ sản nhóm 2
Tài liệu tham 
khảo.........................................................................................................201. Ánh sáng 
và môi trường nước
1.1.

Phân phối năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời khi truyền qua khí quyển đến mặt đất thì năng lượng 
giảm dần do sự hấp thụ của khí quyển và vật chất trên bề mặt quả đất. Năng  
lượng mặt trời được truyền  ở  hai dạng sóng ánh sáng, ánh sáng khả  kiến và  
bất khả kiến. Sự phân bố năng lượng được trình bài qua hình.

5


Môn quản lý chất lượng nước thuỷ sản nhóm 2

1.2.


Sự xâm nhập của ánh sáng và cột nước
­ Ở một ngày trong lành, cường độ bức xạ mặt trời gia tăng từ 0 trước lúc bình 
minh và đạt cực đại vào lúc giữa trưa (14:00 – 16:00). Quá trình quang hợp của 
thực vật thủy sinh gia tăng khi cường độ bức xạ mặt trời gia tăng và sẽ  giảm 
khi cường độ bức xạ mặt trời giảm.
­ Khi chiếu tới mặt nước ánh sáng không hoàn toàn xâm nhập vào cột nước mà  
một phần bị phản xạ lại không khí, Khả năng xâm nhập của ánh sáng vào môi 
trường nước phụ thuộc vào tính phẳng lặng của mặt nước và góc tới của tia  
sáng so với mặt nước. Những tia sáng chiếu gần thẳng góc với mặt nước sẽ 
xâm nhập vào nước nhiều nhất.
­ Cường độ ánh sáng sẽ giảm khi xuyên qua cột nước vì bị phân tán và hấp thu 
bởi cột nước. Đối với nước tinh khiết, chỉ 53% cường độ  ánh sáng biến đổi  
thành nhiệt và triệt tiêu khi xuyên qua 1m nước đầu tiên của cột nước. Các tia  
sáng có bước sóng dài ( đỏ, cam) và ngắn (tím) thì bị  triệt tiêu nhanh hơn các  
tia sáng có bước sóng trung bình ( lục, lam và vàng). Nước thiên nhiên có nhiều  
tạp chất ngăn cản quá trình xâm nhập của ánh sáng vào môi trường nước.
­ Quá trình quang hợp của các thực vật thủy sinh không thể thực hiện được khi  
cường độ  ánh sáng thấp hơn 1%. Tầng nước nhận được hơn 1% cường độ 
ánh sáng được gọi là tầng ánh sáng hay tầng quang hợp ( photic layer ). Nước 
trong ao nuôi tôm, cá thường đục do thực vật phù du phát triển mạnh nên tầng  
ánh sáng của nó thường thấp. Theo Boyd (1990) thì tầng ánh sáng thường gấp 
đôi độ trong của nước đo bằng đĩa Secchi.

1.3.
6

Năng lượng nhiệt



Môn quản lý chất lượng nước thuỷ sản nhóm 2
1.3.1. Năng lượng nhiệt tích lũy trong một thủy vực
­ Nguồn nhiệt chính làm cho nước trong các thủy vực ấm lên là do năng lượng 
ánh sáng mặt trời cung cấp. Ngoài ra, còn có thể  do năng lượng sinh ra trong  
quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ và vô cơ trong nước và nền đáy của thủy 
vực, nhưng năng lượng sinh ra bởi các quá trình oxy hóa này không đáng kể so  
với năng lượng mặt trời cung cấp. Do đó, nhiệt độ  của nước thay đổi theo vị 
trí địa lí của thủy vực, theo mùa, theo thời tiết và theo ngày đêm. Sự  thay đổi 
nhiệt độ  của nước trong các thủy vực theo ngày đêm gắn liền với cường độ 
chiếu sáng của mặt trời trong ngày. Thường nhiệt độ của nước trong các thủy  
vực thấp nhất vào buổi sáng lúc 2h – 5h, cao nhất vào chiều lúc 14h – 16h và 
lúc 10h nhiệt độ cuả nước trong thủy vực gần đạt tới nhiệt độ trung bình ngày 
đêm. Biên độ dao động nhệt độ trong ngày đêm lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tính  
chất của thủy vực: các thủy vực nhỏ  và nông có biên độ  dao động nhiệt độ 
ngày đêm lớn hơn các thủy vực lớn và sâu. Sự thay đổi nhiệt độ theo ngày đêm 
ở các ao nông có thể rất đáng kể: ở tầng mặt sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm  
có thể tới 10oC, ở độ sâu 20cm là 5oC còn ở đáy ao là 2oC.
­ Trong thủy vực năng lượng nhiệt có thể bị mất đi do nước bốc hơi, phát xạ 
nhiệt, hấp thụ vào nền đáy hoặc dòng chảy ra khỏi thủy vực.

7


1.3.2. Tỉ trọng nước

Môn quản lý chất lượng nước thuỷ sản nhóm 2

­ Nước ở 4oC có tỉ trọng lớn nhất, khi nhiệt độ tăng hay giảm, mật độ phân tử 
nước bị  giảm làm nước trở  nên nhẹ  hơn. Tỉ  trọng nước  ở  các mức nhiệt độ 
khác nhau.


8


Môn quản lý chất lượng nước thuỷ sản nhóm 2
Hình 2­4. Sự thay đổi tỉ trọng nước theo nhiệt độ
1.4.

Sự phân tầng nhiệt độ

1.4.1. Nguyên nhân và qúa trình phân tầng
­  Các thủy vực tự  nhiên, đặc biệt là các thủy vực nước tĩnh, sự  phân tầng  
thường xảy ra khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa tầng mặt và tầng đáy. Do tác 
động của gió và sóng, nhiệt độ  từ  mặt nước được truyền xuống sâu 1m đến  
vài trăm mét thành 1 tầng nước có nhiệt độ  đồng nhất, tầng này gọi là tầng  
mặt. Từ  độ  sâu 200m ­ 300m, nhiệt độ  bất đầu giảm rất mạnh đến độ  sâu 
1000m. Tầng nước này gọi là tầng giữa. Nhiệt độ  có thể  giảm đi 20oC qua 
tầng nước này. Dưới tầng “thermocline”, nhiệt độ nước giảm chậm lại và ổn 
định ở vùng đáy sâu. 

­ Khi nhiệt độ nước ở tầng mặt thay đổi (giảm dần đến 4oC hoặc tăng lên đến 
4oC), lúc này tỉ trọng nước tầng mặt cao chúng sẽ chìm xuống và nước ở tầng  
dưới nhẹ hơn sẽ nổi lên gây nên hiện tượng phá vỡ phân tầng. Tùy theo từng  

9


Môn quản lý chất lượng nước thuỷ sản nhóm 2
vùng trên trái đất mà sự phân tầng và phá vỡ phân tầng diễn ra 1 lần hay nhiều  
lần trong năm.

1.4.2. Kiểu phân tầng 
­ Amictic ­ bị phủ bởi lớp băng vĩnh cửu trên bề mặt, không có hiện tượng phá 
vỡ phân tầng. 
­ Oligomictic ­ các hồ cạn ở vùng xích đạo hầu như ít xảy ra hiện tượng phân 
tầng hoặc thủy vực lạnh nước.
­ Monomictic – phân tầng và phá vỡ  phân tầng một lần trong năm vào mùa  
lạnh ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới vào mùa ấm ở vùng cực.
­ Dimictic ­ phân tầng và phá vỡ phân tầng đều đặn 2 lần trong năm ở các hồ 
vùng ôn đới vào mùa xuân và mùa thu.
­  Polymictic ­ các thủy vực cạn thường xuyên xảy ra sự  phân tầng và phá vỡ 
phân tầng ( thường xảy ra theo chu kì ngày đêm).

1.4.3. Hệ quả của sự phân tầng
10


Môn quản lý chất lượng nước thuỷ sản nhóm 2
­ Vật lí – ngăn cản quá trình hòa trộn  và trao đổi nhiệt trong cột nước.
­ Hóa học – giảm hàm lượng dinh dưỡng trên tầng mặt; ngăn cản sự  trao đổi 
vật chất trong cột nước.
­ Sinh học – giới hạn không gian của sự sống; giảm năng suất sinh học.
1.4.4. Nguyên nhân và quá trình phá vỡ phân tầng
­ Nhiệt độ thay đổi, gió/ bão. mưa to, dòng chảy, sự di chuyển của sinh vật.
1.4.5. Hệ quả của sự phá vỡ phân tầng
­  Vật lí:  Cân bằng nhiệt, xáo trộn tầng nước. và tăng sự  xâm nhập của ánh 
sáng.
­  Hóa học: xáo trộn các vật chất hòa tan hay lơ lửng, cung cấp dinh dưỡng cho 
tầng mặ, giảm oxy hòa tan và tăng hàm lượng các chất độc (NH3, CH4, H2S) ở 
tầng mặt.
­  Sinh học:  Ảnh hưởng xấu đến động vật trong thời gian phá vỡ  phân tầng, 

tăng năng suất sinh học sau khi hiện tượng phá vỡ phân tầng xảy ra.
1.5.

Sự phân chia các vùng trong thủy vực
­ Trong các thủy vực lớn tùy theo độ sâu và tùy theo khoảng cách với vùng bờ 
mà môi trường có đặc tính khác nhau. Dựa vào đặc tính vật lí của môi trường 
nước, có thể chia thủy vực thành các vùng sau:

1.5.1. Theo chiều thẳng đứng
­ Tầng mặt hay còn gọi là tầng đối lưu, đây là vùng có sự  chuyển động của 
nước theo chiều thẳng đứng.

11


Môn quản lý chất lượng nước thuỷ sản nhóm 2
­ Tầng giữa hay là tầng biến nhiệt, đây là ranh giới giữa tầng nước mặt có  
nhiệt độ  cao và tầng đáy có nhiệt độ  thấp. Vì vậy, nhiệt độ  trong tầng biến  
nhiệt giảm rất nhanh theo độ sâu.
­ Tầng dưới là tầng nước có nhiệt độ thấp và ổn định.
­ Vùng sáng được giới hạn từ  mặt nước đến độ  sâu của cường độ  ánh sáng  
1%, vùng này còn được gọi là vùng quang hợp vì thực vật phù du phát triển và 
hiện tượng quang hợp xảy ra.
­ Vùng tối được giới hạn từ  độ  sâu có cường độ  ánh sáng 1% đến đáy thủy 
vực.
­ Độ sâu cân bằng giữa quang hợp và hô hấp chính là ranh giới giữa vùng sáng  
và vùng tối.
1.5.2. Theo chiều ngang
­ Vùng trên triều: là phần đất phía trên cao hơn mức triều cực đại, bao gồm  
đất canh tác, đất tự nhiên, phủ bởi hệ thực vật hoang dại, các đầm nuôi trồng  

thủy sản. Hoạt động của con người lên tiểu vùng này rất manhc liệt nhằm cải  
tạo đất, phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
­ Vùng triều là vùng mặt nước theo chu kì, nên tập trung của các cây rừng  
ngập mặn hoặc các bãi bùn, bãi cát bằng phẳng. Đây là nơi sinh sống của các  
sinh vật thích nghi lối sống nửa nước nửa cạn.  Điện kiện sống vùng này 
tương đối khắc nghiệt nhưng do đa dạng về  môi trường sống nên sinh vật 
vùng triều rất đa dạng, đặc biệt đa dạng về kiểu gen.
­ Vùng khơi là vùng ngập mặn thường xuyên, vùng này chiếm diện tích lớn  
nhất. Khối nước và nền đáy là nơi sinh sống và phát triển của các loài sinh vật  
biển.

12


Môn quản lý chất lượng nước thuỷ sản nhóm 2

1.6.

Chuyển động của nước
­ Nguyên nhân gây chuyển động: Do nhiều nguyên nhân như  sự  chênh lệch  
nhiệt độ, độ  mặn, sóng gió thủy triều, sự  di chuyển của các thủy sinh vật,  
khối nước trong thủy vực luôn luôn chuyển động, ngay cả trong các thủy vực  
không có sự trao đổi nước. Nước chuyển động giúp cho sự  chuyển động của  
thủy sinh vật, sự khuếch tán oxy từ  không khí vào môi trường nước, sự  điều 
hòa nhiệt độ, độ  mặn, các khí hòa tan và việc phân tán các sản phẩm bài tiết 
của thủy sinh vật được thực hiện một cách dễ  dàng, tránh được hiện tương 
nhiễm bẩn hay thiếu oxy cục bộ.
­ Kiểu chuyển động của nước:   Đối lưu, dòng chảy, sóng, sự  nhiễu loạn, 
nước trồi, nước chìm.
­ Dòng nước ngọt trải trên lớp nước biển có tỉ  trọng cao hơn tạo thành nêm 

nước mặn. Nơi này cũng là nơi “ nước mặn ra ” hoặc là nơi kết tụ của các hạt  
phù sa. 

13


Môn quản lý chất lượng nước thuỷ sản nhóm 2
2. Độ đục, độ trong
2.5.

Độ trong
­ Độ  trong của nước là khả  năng ánh sáng mặt trời xuyên qua nước. Nó  có ý 
nghĩa quan trọng trong đời sống của các loài thuỷ sinh vật.
* Một số nguyên nhân dẫn đến độ trong của nước:
+ Do hiện tượng tảo tàn khi chết lắng xuống đáy gây ra các khí độc làm các 
sinh vật trong nước chết dẫn đến độ trong của nước. 
+ Do không có phù sa hoặc phù sa ít. 
*  Ảnh hưởng của độ trong quá cao:
+ Cho thấy nước nghèo dinh dưỡng, sinh vật phù du phát triển kém, hạn chế 
thành phần thức ăn tự  nhiên của cá, năng suất cá nuôi giảm. Đối với các ao  
nuôi có nước quá trong sẽ  làm cá nuôi trở  nên nhạy cảm, sợ  và bỏ  ăn, gây 
stress cho tôm, cá.
+ Ánh sáng có thể  xâm nhập sâu vào lòng nước, nhưng nếu trong lòng nước 
không có thực vật phù du thì nguồn năng lượng mặt trời sẽ bị bỏ phí và không  
có ý nghĩa gì cho sự phát triển của các sinh vật thức ăn tự nhiên khác của tôm,  
cá.
      Vì vậy cần thiết phải xác định dộ  trong của nước sao cho cân đối cả  hai  
yếu tố, vừa cần có bức xạ ánh sáng đi sâu vào vùng nước, vừa có thực vật phù 
du để sử dụng nguồn năng lượng mặt trời.
* Quản lý độ trong

­ Trong một ao nuôi cá thông thường, mật dộ thực vật phù du thường khá lớn  
(trên 2 triệu cá thể/lít), vì vậy độ trong của nước ao thường thấp chỉ 10­40cm.  
Ở các thuỷ vực tự nhiên như sông, hồ tự nhiên, hồ chứa nước nhân tạo,... mật 

14


Môn quản lý chất lượng nước thuỷ sản nhóm 2
độ  thực vật phù du thấp (dưới 1 triệu cá thể/lít), nếu nước không bị  đục bởi  
keo đất , phù sa thì độ trong thường rất lớn, có thể trên 100cm.
­ Có thể  kiểm tra độ  trong của ao nuôi bằng cách đơn giản là cho cánh tay 
xuống ao, sao cho nước ngập đến khuỷu tay và quan sát, nếu chúng ta không  
nhìn thấy bàn tay là được, hoặc sử dụng cụ đo đĩa Secchi.
­ Nếu độ  trong của nước quá cao, người nuôi cần kết hợp kiểm tra pH. Nếu  
pH thấp thì phải bón thêm vôi, kết hợp bón phân và sử dụng các loại hóa chất  
gây màu nước nhằm cung cấp chất dinh dưỡng, kích thích tảo phát triển làm 
giảm độ trong của nước ao.
2.6.

Độ đục

2.6.1. Tính chất của độ đục
­ Độ  đục là khả  năng cản những tia nắng mặt trời. Phụ thuộc vào lượng keo 
khoáng, vật chất hữu cơ  lơ  lửng, sự  phát triển của các vi tảo, sóng gió thủy 
triều và lượng nước mưa  đổ  vào thủy vực.  Ở  những thủy vực khác nhau  
nguyên nhân gây ra độ vẩn đục khác nhau. 
­  Ở  sông, độ  đục của nước là do sự  có mặt của các chất không hòa tan như 
phù sa ( kích thước khoảng 2­50 micromet ), các chất keo ( kích thước nhỏ hơn  
2 micromet) có nguồn gốc vô cơ  và hữu cơ. Do đó độ  vẩn đục thay đổi theo  
mùa rõ rệt. Mùa mưa, nước mưa chảy vào sông cuốn theo các tạp chất trên 

mặt đất nên độ đục của nước sông cao ( thường thấy sau trận mưa lớn ) và độ 
đục giảm dần theo mùa khô.
­  Ở  ao, ngoài các nguyên nhân trên gây ra độ  đục còn do vật chất hữu cơ  từ 
phân bón, thức ăn, sự phát triển của tảo.
­ Độ đục của nước có ảnh hưởng đến cường độ  chiếu sáng của mặt trời vào  
thủy vực nên có ảnh hưởng đến cường độ quang hợp của thực vật phù du. Khi  
15


Môn quản lý chất lượng nước thuỷ sản nhóm 2
độ trong thấp ( độ đục cao), lượng ánh sáng xâm nhập vào thủy vực ít – cường  
độ quang hợp của thực vật phù du giảm. Đối với cá, khi độ  trong thấp cá khó 
hô hấp cường độ  bắt mới giảm, độ  đục được đo bằng độ  hấp thụ  ánh sáng  
hoặc hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng.
2.6.2. Nguồn gốc độ đục
­ Bên ngoài: nguồn nước, nước rửa trôi, bụi phóng xạ từ không khí.
­ Bên trong: chất lơ lửng nền đáy – tạo ra do chuyển động của dòng nước và 
cá; thức ăn thừa, chất thải của tôm cá nuôi.
2.6.3. Ảnh hưởng của độ đục
­ Giảm sự xâm nhập của ánh sáng. Điều này làm giảm sự phát triển của thực 
vật nổi và thực vật bật cao, làm cho quang hợp của thực vật phù du bị  giảm 
sút nghiêm trọng – mà thực vật phù du là nhóm sinh vật quan trọng vào bậc  
nhất của một thực vật nước, nhờ  quá trình quang hợp của chúng tạo ra vật 
chất hữu cơ cho vực nước.
­ Sống trong môi trường nước đục, khả năng quan sát của tôm, cá để  đi kiếm  
mồi bị giảm. 
­ Hấp thụ và nhả chất dinh dưỡng. 
­ Ít tác động trực tiếp lên cá, nhưng nếu độ  đục quá mức có thể  gây  ảnh  
hưởng đến chức năng của mang. 
­ Nước đục do các chất humic (mùn hữu cơ) mặc dù không gây độc trực tiếp  

cho vật nuôi nhưng thường gây ra hiện tượng thiếu dinh dưỡng do nồng độ 
acid lớn.
­ Độ đục gây ra bởi các hạt đất, sét mịn là loại có hại, tuy không trực tiếp gây  
hại đời sống thuỷ  động vật nhưng nó kìm hãm tảo phát triển, gây sa lắng 
16


Môn quản lý chất lượng nước thuỷ sản nhóm 2
xuống đáy ao, gây ra sự lắng tụ phù sa trên nền đáy bao phủ  trứng cá. Nguồn 
đất sét gây đục có thể từ ngoài thâm nhập và cũng sinh ra từ nội bộ ao nuôi
2.6.4. Kiểm soát và quản lý độ đục
* Độ  đục được đo dựa trên nguyên tắc quang học – dựa trên cơ  sở  ánh sáng  
truyền qua. Có rất nhiều loại máy để đo, nhưng chủ yếu là dùng đĩa Secchi. 

­ Quản lý độ  đục từ  nguồn nước + Chứa nước đục trong ao để  lắng (ví dụ 
như ao lắng cho tôm) có thể làm giảm độ  đục. Khoanh lại nguồn nước đọng 
tránh gây xói mòn bờ ao.
­ Quản lý độ đục bên trong ao
+ Loại bỏ  hạt sét bằng muối vô cơ: Kết tủa độ  đục sét bằng các quá trình  
đông kết, trung hòa những hạt sét trao đổi ngược với các cation, hiệu quả  gia  
tăng với các cation trao đổi lớn hơn (Al3+ > Fe3+ > Ca2+ > H+, Na+)
            Keo + cation   Phức hệ keo – cation I
Ví dụ: Al2(SO4)3.12H2O + 6H2O   2AL(OH)3 + 6H2O + 3SO4 + 14H2O
+ Loại bỏ hạt sét với thực vật phù du: Thực vật phù du được sử dụng như hạt  
nhân cho sự kết đông, phân bón kích thích sự phát triển của thực vật nổi, do đó 
17


Môn quản lý chất lượng nước thuỷ sản nhóm 2
các tế bào thực vật lấy đi những hạt sét. Chú ý nên tạo sự phát triển của phiêu  

sinh vật trước khi thả cá vì cá đói sẽ khuấy động nền đáy làm đục nước.
+ Chất hữu cơ vô sinh: Vật chất hứu cơ, phân xanh phân hủy sẽ làm giàu CO 2 , 
pH giảm giúp cho quá trình kết tụ các hạt sét.
* Tăng cường độ đục cho nước
­ Biện pháp đầu tiên nghĩ đến đển làm tăng độ  đục cho nước là bón phân để 
tăng mật độ tảo. Các chất gây màu cũng có thể sử  dụng để hạn chế  độ  trong 
của   nước,   kìm   hãm   cỏ   dại   phát   triển.   sản   phẩm   có   tên   thương   mại   là  
Aquashade được sử dụng để là giảm độ truyền thấu của ánh sáng, nó có màu 
xanh da trời dùng trong thực phẩm, không gây hại cho động vật thuỷ sinh. Nó  
hạn chế  cả  cỏ  dại và tảo phát triển. Sản phẩm này cũng được dùng  ở  Úc 
nhằm chống lại các loài chim săn cá. Một số nhà nuôi trồng tìm cách sử  dụng 
đất sét để làm tăng độ đục nhưng kết quả đạt được không rõ ràng. Đưa vào ao  
các chất hữu cơ  như  cỏ, bon thêm phân hữu cơ  làm tăng độ  màu của nước,  
hạn chế độ truyền ánh sáng nhưng dễ gây ra tình trạng thiếu oxy.
* Giảm độ đục trong ao nuôi
­ Sử dụng biện pháp keo tụ là sử dụng hoá chất làm thúc đẩy các hạt keo tập  
hợp co cụm lại thành các tập hợp lớn, chất keo tụ  thông dụng là phèn nhôm 
như Al2(SO4)3 , poly nhôm clorua, các muối sắt. Các chất này khi hoà trộn vào 
nước sẽ làm cho các hạt keo nhỏ mịn cụm lại và dễ lắng.
­ Việc sử  dụng phèn nhôm hay PAC đều làm hao hụt lượng phân lân hoà tan 
trong nước.
3. Nhiệt độ
3.1.

18

Yếu tố nhiệt độ trong thuỷ sản


Môn quản lý chất lượng nước thuỷ sản nhóm 2

­ Nhiệt độ  là yếu tố  quan trọng nhất  ảnh hưởng tới nuôi trồng thuỷ  sản. Nó  
ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến các thông số  khác đặc trưng cho 
chất lượng nước. 
­ Nguồn nhiệt cung cấp chủ yếu là từ năng lượng bức xạ của mặt trời.
­ Nhiệt độ  biến động theo ngày­đêm, các mùa trong năm. Do hiện tượng đối 
lưu xảy ra mạnh vào mùa đông làm giảm bớt chênh lệch của nhiệt độ cũng 
như  hàm lượng oxy hoà tan giữ  tầng mặt và tầng đáy. Nhưng vào mùa hè  
đối với các vực nước tù đọng, không có sự  đối lưu nhiệt nên hàm lượng  
oxy hoà tan giữa tầng mặt và tầng đáy của vực nước.
­ Nhờ đặc tính lưu giữ nhiệt lớn nên sự biến động nhiệt độ của môi trường 
nước bao giờ cũng ít hơn của không khí trong cùng điều kiện.
* Ví dụ: ở hồ chứa Núi Cốc nhiệt độ không khí đo vào tháng 10 biến động 
trong khoảng 25,5­310C, trong khi đó nhiệt độ nước trong khoảng 25­280C.
3.2.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến môi trường nuôi
­ Nhiệt độ  thích hợp cho sự  phát triển của hầu hết thuỷ  sinh vật là trong 
khoảng 20­30oC. Nhiệt độ  dưới 15oC làm giảm quá trình tiêu hoá và hấp 
thụ dinh dưỡng, do đó làm cho tôm, cá giảm ăn, chậm phát triển. Đặc biệt  
có một số  loài thuỷ  sản có nguồn gốc từ  xứ  nóng như  cá rô phi, cá trê  
phi,...có thể bị chết khi nhiệt độ  xuống dưới 12 oC. Ngược lại khi nhiệt độ 
cao cũng làm cho nhiều loài thuỷ sinh vật mất cân bằng sinh lí trong cơ thể, 
gây nguy hiểm cho đời sống của chúng; hầu hết tôm, cá bị  chết ở ngưỡng 
nhiệt độ 39oC.
­ Các loài thuỷ  sản  ở  vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới sẽ  phát triển chậm  
khi nhiệt độ dưới 250C và có thể chết khi nhiệt độ thấp hơn 10 hoặc 150C. 
­ Các loài thuỷ  sản sống  ở  vùng ôn đới thì nhiệt độ  tối  ưu là khoảng 20­
280C và có thể chịu đựng tới xấp xỉ 00C.
­ Nhiệt độ  còn  ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thành thục, quá trình phát 
triển phôi của tôm, cá...vì vậy, cần phải theo dõi biến của nhiệt độ trong ao  

nuôi cá một cách đều đặn và thường xuyên để có biện pháp khắc phục kịp  

19


Môn quản lý chất lượng nước thuỷ sản nhóm 2
thời khi cần thiết (dụng cụ  để  đo nhiệt độ  thường là nhiệt kế  thuỷ  ngân  
hoặc nhiệt kế rượu).  
­ Thông thường khoảng nhiệt độ  sống được và tối  ưu cho các loài cá bé 
hoặc trứng hẹp hơn so với loài đã trưởng thành (cùng loài).
­ Sự ức chế nhiệt đối với động vật thuỷ sinh thường gây ra tổn thương về 
điều chỉnh thẩm thấu của cơ thể, vì thế  nó có tác động tương hổ  với các 
yếu tố liên quan trực tiếp tới hiện tượng thẩm thấu là do độ muối và nồng 
độ canxi trong nước. Sức chịu đựng của chúng do thay đổi nhiệt độ  sẽ  cao 
tại độ  muối tối  ưu. Canxi cũng đóng vai trò quan trọng vì nó tác động lên 
quá trình thấm ion qua màng tế bào giữa môi trường nước và cơ thể, ví dụ 
khi nồng độ  ccanxi tăng thì tôm cá có thể  chịu đựng được nhiệt độ  thấp 
hơn.
­ Nhiệt độ  cũng ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ của động vật thuỷ  sinh  
về   phương  diện bệnh truyền nhiễm.  Khả  năng  kháng  bệnh hay  nhiễm  
bệnh do yếu tố nhiệt độ của từng loài có tính đặc thù cao và thường là tốt  
nhất tại vùng nhệt độ phát triển tối ưu của chính loài đó. Ở vùng nhiệt độ 
cao hay thấp khả  năng kháng bệnh giảm. Sự  thay đổi nhiệt độ    đột ngột 
cũng tác động xấu đến khả  năng kháng bệnh ngay cả  trong vùng nhệt độ 
tối ưu.
­ Nhiệt độ cũng có thể ảnh hưởng gián tiếp theo phương thức khác: Trong  
điều kiện thiếu oxy hoà tan các động vật thuỷ sinh bị giảm khả năng kháng 
bệnh, khi nhiệt độ cao thì thường là nồng độ oxy trong nước thấp.
­ Nhiệt độ  của nước luôn tác động đến động thái của hầu hết tất cả  các 
thông số đặc trưng về chất lượng nước: Đến tốc độ và trạng thái cân bằng  

của phản  ứng hoá học, đến khả  năng hoà tan và bốc hơi của các loại khí. 
Nhiệt độ  cũng tác động lên các quá trình sinh hoá của động vật, thực vật  
thuỷ sinh và chúng tác động lại vào môi trường nước.
­ Đối với phần lớn các loài tảo, trong khoảng nhiệt độ 5 – 25oC, tốc độ tăng 
trưởng của tảo tăng 1,8 – 3 lần khi nhiệt độ  tăng 10 oC. Nhóm tảo lam khó 
phát triển trong nhiệt độ ấm nên khó cạnh tranh được với các loài tảo khác.

20


Môn quản lý chất lượng nước thuỷ sản nhóm 2
­ Sự biến động nhiệt độ theo ngày đêm, theo mùa, do đặc điểm thổ nhưỡng 
của vùng đất cát nên khi xây dựng công trình ao nuôi phải kè bạt bờ và lót  
bạt đáy ao cho nên khả  năng hấp thụ  nhiệt vào ban ngày rất lớn, do đó 
nhiệt độ nước trong ao có khả năng tăng lên rất cao > 36 0C nếu mực nước 
trong ao < 1m. Hay sự   thay đổi môi trường nuôi  ở  nhiệt độ  này sang môi 
trường nuôi  ở  nhiệt độ  khác... đó là một số  nguyên nhân  ảnh hưởng đến 
nhiệt độ thay đổi đột ngột. Tại vùng cận nhiệt độ cho phép, thuỷ động vật 
có cơ  hội sống sót nhiều hơn khi nhiệt độ  thay đổi chậm (không quá 20C/ 
ngày). Sự thay đổi chậm về nhiệt độ cho phép chúng dễ thích nghi, về thực 
chất là các quá trình trao đổi chất trong hệ enzym và màng tế  bào vẫn đạt  
được hiệu quả  khi  ở  nhiệt độ  mới. Khi nhiệt độ  thay đổi quá nhanh thì 
thuỷ động vật bị ức chế mạnh do không kịp thích nghi sinh lý. Sự thay đổi 
đột ngột nhiệt độ  (trên 0,5oC/phút trong khoảng 5oC) dẫn tới sốc nhiệt và 
có thể  chết. Vì vậy khi chuyển cá từ  nguồn nước này  sang nguồn nước 
khác cần duy trì sự  thăng giáng nhiệt độ   ở  mức thấp: Chúng có thể  chịu 
đựng được mức độ  thay đổi 0,2oC/phút miễn là tổng thể nhiệt độ thay đổi 
không quá 5oC. Tôm, cá giống khi đem thả  vào ao, hồ  thường được vận 
chuyển trong các túi hay trong thùng đựng. Khi vận chuyển bằng túi, trước 
khi thả  vào ao hồ  nên thả  cả  túi xuống nước để  cho nhiệt độ  của túi và 

nước ao hồ cân bằng lại. Khi vận chuyển giống bằng thùng, trước khi thả 
nên pha loãng dần với nước hồ để cân bằng nhiệt độ.
3.3.

Những ảnh hưởng của nhiệt độ và cách xử lý khi nhiệt độ thay đổi đột 
ngột trong ao nuôi tôm. 
­ Những ảnh hưởng của nhiệt độ đến ao nuôi tôm
+ Tôm­cá thuộc loài máu lạnh nên nhiệt độ  cơ  thể  tôm­cá thay đổi theo  
nhiệt độ môi trường.
+ Nhiệt độ  ao nuôi  ảnh hưởng tới nhiều phương diện trong đời sống của 
tôm: khả năng sinh trưởng và phát triển (hô hấp, tiêu thụ thức ăn, đồng hoá 
thức ăn..) khả năng miễn dịch của tôm đối với mầm bệnh.
+ Nhiệt độ  tối  ưu trong nuôi tôm sú 28­30oC, nhiệt độ  thích hợp cho tôm 
thẻ 25­30oC.

21


Môn quản lý chất lượng nước thuỷ sản nhóm 2
+ Tôm sú có thể  chịu được nhiệt độ  28°C nhưng tôm phát triển tương đối 
chậm, trên 30°C tôm phát triển nhanh hơn nhưng rất dễ mắc bệnh, nhất là 
bệnh MBV (Monodon baculovirus). Nhiệt độ  không nên thay đổi đột ngột, 
nhiệt độ trong ngày nếu biến động hơn 3oC ­ 5oC sẽ  làm cho tôm giảm ăn. 
Nếu nhiệt độ  thấp hơn 25oC tôm sẽ  ăn giảm hoặc ngưng ăn, tôm sẽ  lớn  
chậm hoặc không lớn.
+ Tôm thẻ phát triển nhanh nhất ở nhiệt độ 27oC
­ Cách xử lý khi nhiệt độ thay đổi đột ngột trong ao nuôi tôm
+ Luôn giữ mực nước 1.5­1.7m để ổn định nhiệt độ cho ao nuôi.
+ Tăng cường chạy quạt để giảm sự phân tầng nhiệt độ.
+ Bổ sung chất dinh dưỡng cho tôm trong những ngày nắng gắt hoặc mưa  

âm u. Bổ  sung Vitamin C,  β­glucan. nhằm tăng cường sức đề  kháng cho 
tôm.
+ Giảm 30­50% lượng thức ăn khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc nắng  
gắt, mưa âm u nhiều ngày.
+Thường xuyên theo dõi sức khỏe động vật nuôi để can thiệp kịp thời.
3.4.

Quản lý nhiệt độ trong ao nuôi
­ Trong ao nuôi thương phẩm thì khó kiểm soát cũng như điều hoà nhiệt độ 
ở mức thích hợp do các tác nhân môi trường (thời gian chiếu sáng mặt trời, 
biên độ dao động nhiệt chênh lệch theo ngày đêm, theo mùa,..). 
­ Trong kỹ  thuật nuôi giống thì yếu tố  nhiệt độ   ảnh hưởng đến khả  năng 
phát triển, thành thục và sinh sản. Vì vậy việc kiểm soát nhiệt độ   ở  từng  
giai đoạn là vô cùng quan trọng. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học 
công nghệ, chúng ta có thể  áp dụng các thiết bị  kiểm soát, điều hoà nhiệt 
độ theo nhu cầu người nuôi.
+ Ví dụ: nuôi giống trong nhà kính để  dễ  trong việc kiểm soát nhiệt, sử 
dụng các cảm biến để theo dõi nhiệt có thể liên kết với một số thiết bị làm  
tăng hoặc giảm khi nhiệt độ bị biến đổi. Mọi việc có thể tự động hoá trong 
việc kiểm soát, điều hoà nhiệt độ trong nuôi, ương giống.   

22


Môn quản lý chất lượng nước thuỷ sản nhóm 2
­ Tuy nhiên, việc chọn vị trí và thiết kế ao nuôi cũng là yếu tố liên quan đến  
sự  biến đổi nhiệt độ, cũng như  đối tượng nuôi thích hợp trong khoảng 
nhiệt độ nào.
* Ví dụ về việc quản lý nhiệt độ trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng
+ Nhiệt độ  phù hợp cho tôm là 28°C ­ 33°C. Nhiệt độ  không nên thay đổi  

đột ngột, nếu biến động quá 5°C/ngày sẽ làm cho tôm giảm ăn. Nếu nhiệt 
độ > 33°C hoặc < 25°C tôm giảm ăn từ 30 ­ 50%. Nhiệt độ thấp tôm giảm 
ăn hoặc ngưng ăn, chậm hoặc không lớn. Nhiệt độ  cao > 35°C, nhóm tảo  
lam gây hại cho tôm sẽ phát triển.
+ Để  quản lý được nhiệt độ  cần: Thiết kế  ao nuôi đủ  độ  sâu > 1 m. Thả 
nuôi đúng mùa vụ. Nên có ao chứa để xử lý khi nhiệt độ dao động quá 5°C 
trong ngày. Bổ sung Vitamin C và khoáng nhằm tăng sức đề kháng cho tôm  
khi nhiệt độ thay đổi bất thường.

23


Môn quản lý chất lượng nước thuỷ sản nhóm 2

Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình quản lý  chất  lượng  nước nuôi trồng thuỷ  sản/  Trương Quốc Phú, 
Nguyễn Lê Hoàng Yến, Huỳnh Trường Giang. 2006
2. Giáo trình thuỷ sản/ Trần Văn Vỹ.­H.: Đại học sư phạm, 2005
3. Nước nuôi thuỷ  sản chất lượng và giải pháp cải thiện chất lượng/Lê Văn Cát, 
Đỗ Thị Hồng Nhung, Ngô Ngọc Cát. 2006 
4. Thuysanvietnam.com.vn

24



×