Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Vai trò của chụp X-quang đường mật qua túi mật trong phẫu thuật nội soi cắt túi mật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.26 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

VAI TRÒ CỦA CHỤP X-QUANG ĐƯỜNG MẬT QUA TÚI MẬT
TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TÚI MẬT
Lê Kim Long*, Võ Đại Dũng*, Đặng Thanh Long*, Lê Nguyên Khôi*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Chụp X quang đường mật (XQĐM) trong mổ là một kỹ thuật cần thiết thường được sử
dụng trong phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt túi mật để phát hiện những bệnh lý của đường mật. Chụp XQĐM
qua túi mật trong PTNS cắt túi mật là một kỹ thuật đơn giản, an toàn, tỷ lệ thành công cao nhưng chưa được
sử dụng rộng rãi trên lâm sàng.
Phương pháp: Mô tả loạt ca. Tại bệnh viện Trưng Vương từ 01/2015 đến 02/2016 tiến hành chụp XQĐM
qua túi mật trong PTNS cắt túi mật cho 31 trường hợp thoả tiêu chuẩn chọn mẫu.
Kết quả: Tại bệnh viện Trưng Vương từ 01/2015 đến 02/2016, 31 trường hợp được chụp XQĐM qua túi
mật trong PTNS cắt túi mật, thành công ở 28/31 TH (90,3%), 6 trường hợp (27,3%) phát hiện sỏi OMC. Thời
gian thực hiện trung bình là 6,9 ± 3,1 phút. Chất lượng hình ảnh thu được tốt. Không ghi nhận tai biến biến
chứng liên quan đến kỹ thuật.
Kết luận: Chụp XQĐM qua túi mật trong PTNS cắt túi mật có thể được lựa chọn thực hiện trên lâm sàng
bên cạnh những kỹ thuật khảo sát đường mật trong mổ khác để khảo sát giải phẫu cây đường mật, phát hiện sỏi
OMC kèm theo hay tổn thương đường mật nếu có .
Từ khoá: Chụp XQĐM trong mổ qua túi mật, phẫu thuật nội soi cắt túi mật.

ABSTRACT
THE ROLE OF CHOLECYSTOCHOLANGIOGRAPHY IN LAPAROSCOPIC CHOLECYSTECTOMY
Le Kim Long, Vo Đai Dung, Dang Thanh Long, Le Nguyen Khoi
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 301 - 308
Purpose: Intraoperative cholangiography (IOC) is an essential technique to identify common bile duct
pathology, especially in laparoscopic cholecystectomy (LC). Cholecystocholangiography (cholangiography
through the gallbladder) is a simple and safe technique with high success rate but it has not been widely


performed in clinical practice.
Methods: A prospective descriptive study on 31 cases that had cholangiography through gallbladder in LC
from January 2015 to February 2016 at Trung Vuong hospital.
Results: From January 2015 to February 2016 at Trung Vuong hospital, 31 cholecystocholangiographies
were performed in LC. The success rate was 90.3% (28/31 cases) and in 6 cases with common bile duct stones
were detected. The average time of the procedure was 6.9 ± 3.1 minutes. The cholangiogram quality was good
and there was no procedure related complication.
Conclusions: Cholecystocholangiography is a simple and feasible technique. Therefore, this technique may
be recommended as an alternative method for intra-operative investigation of the bile duct.
Keywords: Laparoscopic cholecystectomy, Intraoperative cholangiography through gallbladder.
kỹ thuật chụp XQĐM trong mổ cắt túi mật do tỷ
ĐẶT VẤN ĐỀ
lệ cao sót sỏi ống mật chủ sau mổ. Cho đến nay,
Vào năm 1931, Mirizzi(8) lần đầu tiên mô tả
* Bộ môn Ngoại Tổng quát,Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: BS. Lê Kim Long
ĐT: 0838683007 Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016

301


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

với sự ứng dụng rộng rãi phẫu thuật nội soi
(PTNS) trong cắt túi mật thì kỹ thuật này vẫn
được sử dụng nhiều nhất để khảo sát đường

mật trong mổ, không những để phát hiện sỏi
ống mật chủ mà còn giúp phòng ngừa và phát
hiện tổn thương đường mật trong phẫu thuật
cắt túi mật.
Kỹ thuật chụp XQĐM trong mổ có thể thực
hiện qua ống túi mật hoặc qua túi mật. Hiện nay,
ở Việt Nam, hầu hết phẫu thuật viên (PTV) đều
thực hiện kỹ thuật này qua ống túi mật với tỷ lệ
thành công cao(6, 7, 10) và hình ảnh XQĐM rõ ràng.
Tuy nhiên, XQĐM qua ống túi mật vẫn có một số
hạn chế như: kỹ thuật thực hiện khó đòi hỏi
PTV có kinh nghiệm (do phải mở ống túi mật
để đặt catheter và thường phải luồn vào ống
mật chủ) và có một tỷ lệ nhỏ có thể mở nhầm
vào đường mật chính. Trong khi đó, kỹ thuật
XQĐM qua túi mật thực hiện đơn giản hơn và
khó gây tổn thương đường mật chính nhưng lại
chưa được thực hiện phổ biến.
Trên thế giới, các tác giả Fox, Moont,
Young(1, 14, 9) cũng đã báo cáo tỷ lệ thành công cao
khi chụp XQĐM qua túi mật trong mổ là từ 81 –
90%. Gần đây, tại Thái Lan, tác giả Wisit
Kasetsermwiriya(13) đã thực hiện nghiên cứu thử
nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng
(RCT) giữa nhóm chụp XQĐM qua ống túi mật
và nhóm chụp qua túi mật, kết quả tỷ lệ thành
công giữa nhóm chụp qua ống túi mật và qua túi
mật lần lượt là 100% (43/43) và 90,7% (39/43), (p
= 0,12). Điều này cho thấy XQĐM qua TM là kỹ
thuật có thể ứng dụng trên lâm sàng.

Vì vậy, chúng tôi thực hiên nghiên cứu này
nhằm: mô tả tỷ lệ thành công, đo lường thời
gian thực hiện, khảo sát chất lượng hình ảnh,
tìm hiểu nguyên nhân thất bại, khảo sát vai trò
và mô tả tỷ lệ tai biến – biến chứng của kỹ thuật
chụp XQĐM qua túi mật trong PTNS cắt túi mật.

ĐỐITƯỢNG–PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng
Tất cả bệnh nhân được PTNS cắt túi mật tại
BV. Trưng Vương TP.HCM trong thời gian từ

302

tháng 1/2015 đến tháng 2/2016 có kèm một
trong những yếu tố sau:
Có bệnh sử vàng da và/hoặc viêm tuỵ cấp
trong vòng 6 tháng
Tăng billirubin toàn phần trên 10% giới hạn
trên
Dãn đường mật chính phát hiện trên hình
ảnh học hoặc trong khi mổ
ERCP trước phẫu thuật không chắc chắn lấy
hết sỏi
Cấu trúc giải phẫu đường mật trong mổ
không rõ ràng

Tiêu chuẩn loại trừ
Viêm túi mật cấp
Những trường hợp nghi ngờ ung thư túi

mật
Phụ nữ đang mang thai
Suy chức năng thận

Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế: Mô tả loạt ca

Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện

Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được thu thập và xử lý bằng
phần mềm SPSS 20.

Kỹ thuật thực hiện
Sau khi đã phẫu tích được ống túi mật (hay
cấu trúc mà PTV nghĩ là ống túi mật), chúng tôi
thực hiện kỹ thuật chụp XQĐM qua túi mật
như sau:
Bước 1: Dùng clamp kẹp kiểm tra sỏi trong
ống túi mật, nếu có, sẽ đẩy sỏi vào túi mật.
Bước 2: Dùng bộ kim catheter (Secalon,
Ohmeda) 17G (1.6mm) chọc xuyên thành bụng
(vị trí sát bờ dưới sườn phải) vào đáy túi mật
hoặc thân túi mật và hút một phần dịch mật.
Bước 3: Dùng clamp kẹp ống túi mật tại vị
trí gần sát phễu túi mật.
Bước 4: Bơm khoảng 30-50ml chất cản

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
quang Xenetic (Iobitriol (300mgIod/ml)) pha
với Natriclorua 0.9% với tỷ lệ 1:1 vào túi mật
cho đến khi túi mật bắt đầu căng (nhưng
không quá căng vì dễ làm phễu túi mật gập
góc với ống túi mật gây cản trở thuốc cản
quang vào đường mật).
Bước 5: Thả từ từ clamp kẹp ống túi mật để
chất cản quang di chuyển qua ống túi mật vào
đường mật chính và hình ảnh XQĐM được
quan sát bằng máy x-quang C-arm.

Nghiên cứu Y học

III. Chất cản quang làm hiện hình ống mật
chủ cho đến cơ vòng Oddi. Không hiện hình
ống gan chung và hai ống gan (P) và (T)
IV. Chất cản quang lấp đầy ống mật chủ,
xuống tá tràng. ở phía trên hiện hình được ống
gan chung, hai ống gan (P) và (T). Không hiện
hình đường mật trong gan.
V. Hầu như hiện hình được toàn bộ cây
đường mật
Khi thực hiện kỹ thuật, nếu quá 15 phút mà
chưa hiện hình được ống mật chủ, chúng tôi
cho là thất bại và chuyển sang chụp XQĐM qua
ống túi mật.
Thời gian thực hiện được tính như sau:

Bắt đầu:
Lúc chọc kim vào túi mật (trường hợp
không có dẫn lưu túi mật ra da trước đó)
Hoặc lúc bơm chất cản quang vào túi mật
qua ống dẫn lưu túi mật ra da trước đó.
Kết thúc: Khi đạt được tiêu chuẩn “thành
công” hay “thất bại” đã nêu ở trên.

KẾT QUẢ

Hình 1. Kỹ thuật chụp XQĐM trong mổ qua ống
TM và qua TM
Tất cả quá trình phẫu thuật, cũng như thực
hiện kỹ thuật, hình ảnh trên màn hình tăng sáng
đều được thu hình trực tiếp có thời gian hiển thị
và lưu lại.
Kết quả chụp thành công được chúng tôi
định nghĩa như sau: hiện hình túi mật, ống túi
mật, ống mật chủ và tá tràng hoặc thấy được
hình ảnh nguyên nhân gây tắc ống mật chủ.
Chúng tôi đánh giá chất lượng hình ảnh thu
được dựa theo bảng phân loại của Pietrafitta(11)
gồm 5 mức độ như sau:
I. Chất cản quang chỉ hiện hình túi mật và
một phần ống túi mật
II. Chất cản quang hiện hình ống túi mạt
cho đến chỗ hợp lưu với ống gan chung

Từ tháng 01/2015 đến tháng 03/2016, tại
BV.Trưng Vương có 31 trường hợp (TH) được

PTNS cắt túi mật có chụp XQĐM qua túi mật.
Tuổi trung bình là 54,4±16,8 với nữ 58,1% và
nam 49,1%. Tỉ lệ nam : nữ là 1:1,18.

Tỷ lệ thành công
Bảng 1: Tỷ lệ thành công
Kết quả
Thành công
Thất bại
TỔNG

Số TH
28
3
31

Tỷ lệ %
90,3
9,7
100

3 trường hợp thất bại sau 15 phút không
hiện hình OMC được chuyển sang chụp XQĐM
qua ống túi mật. Nguyên nhân thất bại được
trình bày trong bảng 2.
Bảng 2: Nguyên nhân thất bại
Nguyên nhân
Sỏi kẹt cổ TM
Ống TM xơ hẹp


Số TH
2
1

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016

Tỷ lệ %
66,7
33,3

303


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học
Thời gian thực hiện

Thời gian thực hiện trung bình của 31
trường hợp là 6,9 ± 3,1 phút.

có tai biến hay biến chứng trong và sau mổ liên
quan với kỹ thuật chụp XQĐM qua túi mật.

BÀN LUẬN

Chỉ định chụp XQĐM trong mổ

Tỷ lệ thành công


Bảng 3: Chỉ định chụp XQĐM trong mổ

Trước đây, khi chưa có máy x-quang C-arm
kèm màn hình tăng sáng, XQĐM sử dụng máy
chụp x-quang tại bàn mổ và phim. Do đó, việc
xác định thời điểm chất cản quang vào đường
mật để chụp phim khó thực hiện và vì vậy chụp
qua túi mật rất khó thành công. Vì vậy, trước
đây kỹ thuật chụp XQĐM trong mổ qua ống túi
mật được sử dụng rộng rãi hơn.

Chỉ định
Số TH Tỷ lệ %
Viêm tuỵ cấp trước đó
12
38,7
Tăng billirubin
3
9,7
Đường mật giãn trên hình ảnh học trước mổ 9
29,1
Giải phẫu đường mật trong mổ không rõ
7
22,6
TỔNG
31
100

Chất lượng hình ảnh
Bảng 4: Chất lượng hình ảnh theo phân độ của

Pietrafitta
Chất lượng
Mức I
Mức II
Mức III
Mức IV
Mức V
TỔNG

Số TH
3
0
0
22
6
31

Tỷ lệ %
9,7
0
0
71,0
19,3
100

Bảng 4 cho thấy chất lượng phim chụp
XQĐM qua túi mật đầy đủ, rõ là 90,3%.

Kết quả của phim XQĐM chụp thành công
Bảng 5: Kết quả hình ảnh XQĐM

Hình ảnh XQĐM
Đường mật bình thường
Bất thường về giải phẫu
Tổn thương đường mật
Sỏi OMC
TỔNG

Số TH
22
0
0
6
28

Tỷ lệ %
72,7
0
0
27,3
100

Trong những phim chụp thành công, tỷ lệ
đường mật bình thường là 72,7%, phát hiện
sỏi OMC là 27,3%, ngoài ra trong lô nghiên
cứu không ghi nhận trường hợp nào có tổn
thương đường mật hay bất thường về giải
phẫu đường mật.

Ngày nay, với máy x-quang C-arm và màn
hình tăng sáng, ta có thể dễ dàng quan sát sự di

chuyển của chất cản quang trong đường mật
nên chụp XQĐM qua túi mật không còn gặp
nhiều khó khăn. Mặt khác, gần đây trên thế
giới, cũng có nhiều tác giả đã báo cáo tỷ lệ thành
công khi chụp XQĐM qua túi mật khá cao từ 81
đến 90%(1,14,9,13). Trong nghiên cứu của chúng tôi,
tỷ lệ thành công cũng tương đương với các tác
giả trên là 90,3%.

Nguyên nhân thất bại
Chúng tôi có 3 trường hợp thất bại và được
chuyển sang chụp XQĐM qua ống túi mật thành
công. Sau mổ, khi xẻ túi mật kiểm tra, chúng tôi
ghi nhận 2 trường hợp có sỏi kẹt tại cổ túi mật
và 1 trường hợp ống túi mật viêm xơ gây hẹp
đoạn đầu ống túi mật (Hình 2).
Tác giả Wisit Kasetsermwiriya(13) cũng mô tả
43 trường hợp chụp XQĐM qua túi mật, có 4
trường hợp thất bại, 3 trong số đó nguyên nhân
là do sỏi kẹt trong ống túi mật, trường hợp còn
lại liên quan đên tình trạng viêm gây chít hẹp
ống túi mật.

Tai biến – Biến chứng
Chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào

304

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

Hình 2. 2 trường hợp chụp XQĐM qua túi mật thất bại nguyên nhân do sỏi kẹt lỗ đổ từ phễu vào ống túi mật –
Mô xung quanh viêm chít hẹp (mũi tên trắng)

Thời gian thực hiện
Theo các báo cáo trên thế giới, thời gian
chụp XQĐM qua túi mật khoảng 5 – 10 phút.
Thời gian thực hiện trung bình của chúng tôi là
6,9 ± 3,1 phút, cũng tương đồng với các nghiên
cứu trên.
Thời gian thực hiện nhanh nhất là 3 phút, có
thể do trường hợp này đã được dẫn lưu túi mật
trước đó nên giảm được thời gian đâm kim vào
túi mật.
Có 3 trường hợp thực hiện kéo dài hơn 15
phút và cả 3 trường hợp này đều thất bại như
đã nêu trên. Từ đó, chúng tôi chọn mốc thời
gian 15 phút để kết luận là thất bại và chuyển
sang kỹ thuật chụp qua ống túi mật.

Chất lượng hình ảnh
Trong chụp XQĐM qua ống túi mật, sau
khi luồn được catheter vào ống túi mật thì
chất cản quang sẽ được bơm trực tiếp vào
đường mật và dễ dàng lấp đầy đường mật.
Không giống trong chụp qua túi mật, chất cản

quang phải gián tiếp qua ống túi mật để vào
đường mật nên để thuốc cản quang lấp đầy
đường mật sẽ khó hơn, nhất là đối với các
nhánh tận của đường mật trong gan.

Một phim x-quang đường mật trong mổ cần
phải cho thấy được rõ ràng đường mật ngoài
gan, phải phát hiện được sỏi trong OMC và tổn
thương đường mật ngoài gan nếu có. Như vậy,
để đạt được các tiêu chí kể trên, thì các phim xquang đường mật chỉ cần đạt được từ mức độ
IV trở lên theo phân độ về chất lượng x-quang
đường mật trong mổ của Pietrafitta(11).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, hầu hết các
phim đạt được ở mức IV, như vậy là có thể
dùng cho các mục đích của việc chụp x-quang
đường mật trong mổ. Có 3 phim chỉ đạt mức độ
I, tức là không thể hiện hình được đến OMC, và
cả 3 trường hợp này cũng chính là 3 trường hợp
thất bại.
Có 6 trường hợp phim x-quang hiện hình
đầy đủ cây đường mật trong gan và đều hiện
hình rất sớm khi thuốc vừa ra khỏi ống túi mật.
Cả 6 trường hợp này có đặc điểm chung là phát
hiện có sỏi OMC kèm theo. Như vậy, chúng tôi
cho rằng những trường hợp chụp x-quang
đường mật qua túi mật thì việc hiện hình
đường mật trong gan rõ và sớm là một yếu tố
nghĩ có sỏi OMC kèm theo.

Vai trò XQĐM qua túi mật trong PTNS cắt

túi mật
Theo y văn, chụp XQĐM trong mổ có vai

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016

305


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

trò phát hiện sỏi OMC âm thầm không xác định
được trước mổ, bên cạnh đó XQĐM còn có thể
giúp phòng ngừa và phát hiện tổn thương
đường mật chính bằng cách hiện hình giải phẫu
đường mật trong một số trường hợp phẫu tích
tam giác gan mật gặp khó khăn(12, 3).

phẫu tích dễ dàng và thành công tam giác gan
mật.

Trong 28 trường hợp thành công, XQĐM
qua túi mật giúp phát hiện 6 trường hợp có sỏi
OMC (Hình 3), tỷ lệ 27,3%. Các trường hợp còn
lại không phát hiện sỏi OMC được chúng tôi
theo dõi sau mổ 2 tuần -1 tháng và tất cả đều
không ghi nhận biến chứng hay bằng chứng
liên quan đến sót sỏi OMC.
Không có trường hợp tổn thương đường

mật nào được ghi nhận trong nghiên cứu của
chúng tôi, một phần có thể do mẫu của chúng
tôi chưa đủ lớn, mặt khác tiêu chuẩn chọn mẫu
của chúng tôi đã loại trừ các trường hợp viêm
túi mật cấp – những trường hợp này khi phẫu
tích sẽ khó khăn hơn do mô viêm phù nề.

Hình 4. Một trường hợp chụp x-quang đường mật
qua túi mật trong mổ do không xác định được cấu
trúc giải phẫu đường mật. Khi chụp thấy ống túi mật
dãn to và sỏi kẹt ở ngã ba ống túi mật và ống gan
chung

Tai biến – Biến chứng

Hình 3. Một trường hợp chụp XQĐM qua túi mật
phát hiện hình ảnh khuyết thuốc ở đoạn cuối OMC
nghi sỏi – Sau mở OMC lấy được một viên sỏi ở
OMC.
Chúng tôi có 7 trường hợp được chỉ định
XQĐM do có khó khăn trong việc nhận định
cấu trúc giải phẫu (Hình 4) và cả 7 trường hợp
trên, chụp XQĐM qua túi mật đã xác định rõ giải
phẫu ống túi mật và đường mật chính giúp PTV

306

Các tai biến có thể gặp trong quá trình thực
hiện kỹ thuật XQĐM bao gồm: chảy máu hoặc
xì mật tại nơi đâm kim, tổn thương đường mật.

Trong nghiên cứu của chúng tôi không ghi
nhận trường hợp nào có chảy máu tại nơi đâm
kim mà phải cần can thiệp cầm máu. Xì mật tại
nơi đâm kim lượng rất ít không đáng kể. Trong
chụp XQĐM qua ống túi mật, tai biến làm tổn
thương đường mật vẫn có thể xảy ra do trong
một số trường hợp phẫu thuật viên nghĩ OMC
là ống túi mật và xẻ OMC để chụp XQĐM.
Trong chụp XQĐM qua túi mật, vị trí chọc kim
là đáy túi mật, nên tổn thương đường mật do kỹ
thuật gây ra hầu như không xảy ra. Trong
nghiên cứu của chúng tôi cũng không ghi nhận
trường hợp nào tổn thương đường mật chính
do kỹ thuật gây ra.
Biến chứng liên quan đến chụp XQĐM gồm
viêm phúc mạc sau mổ, viêm tuỵ cấp và sót sỏi
OMC. Các bệnh nhân trong nghiên cứu của
chúng tôi được theo dõi từ 2 tuần đến 1 tháng

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
sau mổ, không ghi nhận trường hợp nào có biến
chứng xảy ra. Qua đó có thể thấy chụp XQĐM
qua túi mật là một kỹ thuật an toàn, các tác giả
khác(14,3,9,2,13) cũng có nhận xét tương tự.
Bàn luận về giả thuyết khả năng đẩy sỏi từ
túi mật vào OMC trong quá trình chụp XQĐM
qua túi mật

Một trong những nguyên nhân khiến các
PTV không sử dụng kỹ thuật chụp XQĐM qua
túi mật trong mổ là do lo sợ đẩy sỏi từ túi mật
vào OMC trong quá trình thực hiện kỹ thuật.
Tuy nhiên giả thuyết này chưa được nghiên cứu
nào chứng minh với số liệu cụ thể. Mặt khác,
chúng tôi cho rằng việc chụp XQĐM qua túi
mật làm đẩy sỏi từ túi mật xuống OMC khả
năng xảy ra rất thấp vì những lý do sau.
Kuster(4) cho rằng tỷ trọng của chất cản
quang là lớn hơn rất nhiều so với dịch mật và
sỏi túi mật do vậy khi bơm chất cản quang vào
túi mật thì dịch mật và sỏi sẽ nổi lên nằm ở đáy
túi mật. Chúng tôi(5) cũng đã làm một nghiên
cứu về tỷ trọng của sỏi túi mật so với dung dịch
Iobitriol (300mgIod/ml) và nhận thấy 87.8% sỏi
túi mật nổi trong dung dịch chất cản quang
Iobitriol (300mgIod/ml) nguyên chất.

Nghiên cứu Y học

tác giả khác trên thế giới (4, 2, 13) khi thực hiện kỹ
thuật chụp XQĐM qua túi mật cũng cho rằng
khả năng đẩy sỏi xuống OMC là rất thấp hoặc
họ không nhận thấy có trường hợp nào sót sỏi
sau mổ cũng như các trường hợp chụp phát
hiện sỏi OMC thì viên sỏi lấy ra cũng có kích
thước lớn hơn nhiều so với đường kính của ống
túi mật.


KẾT LUẬN
Chụp XQĐM qua túi mật trong PTNS cắt túi
mật là một kỹ thuật đơn giản, tỷ lệ thành công
khá cao, dễ thực hiện với thời gian ngắn và an
toàn. Trong một số trường hợp khó phẫu tích
ống túi mật thì đây là giải pháp cứu cánh để
hiện hình được đường mật. Kỹ thuật này có thể
được chọn lựa trên lâm sàng bên cạnh những
kỹ thuật khác để khảo sát đường mật trong mổ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.

Thứ hai, về mặt kỹ thuật chúng tôi hạn chế
tối đa các động tác làm tăng áp lực trong túi mật
khi thực hiện kỹ thuật chụp XQĐM qua túi mật
như: không bơm chất cản quang vào túi mật
quá căng, trong quá trình bơm dùng dụng cụ
kẹp ống túi mật lại và chỉ mở dụng cụ cho chất
cản quang tự lan xuống đường mật khi đã bơm
xong chất cản quang vào túi mật. Như vậy so
với việc cầm nắm túi mật trong quá trình phẫu
thuật cắt túi mật thì những động tác trong kỹ
thuật của chúng tôi không làm tăng thêm nguy
cơ đẩy sỏi xuống OMC.

4.


Cuối cùng, để tránh những trường hợp âm
tính giả trong việc phát hiện sỏi OMC, tất cả
bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi được
theo dõi trong thời gian hậu phẫu tại bệnh viện
cũng như 01 tháng sau phẫu thuật và không có
trường hợp nào phát hiện có sót sỏi OMC. Các

10.

5.

6.

7.

8.
9.

11.

Fox AD et al (1996),"Peroperative Cholangiography Through
the Gallbladder (Cholecystocholangiography) During
Laparoscopic Cholecystectomy", Surgical Laparoscopy
Endoscopy & Percutaneous Techniques. 6(1):22-25.
Kösal E (2001), “Cholecystocholangiography during
laparoscopic cholecystectomy”, Surg Today 31:877-880.
Kuster GGR, Gilroy S and Graefen M (1993),"Intraoperative
cholangiography for laparoscopic cholecystectomy", Surg
Gynecol Obstet, 411-417.

Kuster GGR, Gilroy SBC (1995), “Intraoperative TransGallbladder cholangiography intended to delineate bile duct
anatomy”, Journal of laparoendoscopic surgery. 5(6):377-384.
Lê Kim Long (2015), “Khảo sát tỷ trọng của sỏi túi mật tại
BV. Trưng Vương từ tháng 03/2015 đến tháng 08/2015”, Y
Học TP. Hồ Chí Minh phụ bản tập 19(5), tr.101-107.
Lê Quan Anh Tuấn, Nguyễn Hoàng Bắc. (2001), “Chụp hình
đường mật trong mổ cắt TM nội soi”, Số đặc biệt hội nghị
khoa học công nghệ tuổi trẻ lần thứ 17 Trường Đại học Y
Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, tr.226.
Lương Công Chánh (2004), “Nghiên cứu chụp X quang
đường mật trong mổ cắt TM nội soi”, Luận văn cao học
HVQY Hà Nội.
Mirizzi PL. (1937)," Operative cholangiography", Surg
Gynecol Obstet,702-710.
Moont M (1995), "Cholecystocholangiography", Surgical
Endoscopy. 9(5):544-545.
Nguyễn Cường Thịnh (2008), “Chụp đường mật trong mổ
cắt TM nội soi”, Số đặc biệt chuyên đề ngoại tổng quát hội
nghị ngoại khoa và phẫu thuật nội soi toàn quốc năm 2008,
tr.16.
Pietrabissa A, Di Candio G, Giulianotti PC, Shimi SM,
Cuschieri A, Mosca F.(1995) “Comparative evaluation of
contact ultrasonography and transcystic cholangiography
during laparoscopic cholecystectomy: a prospective
study”.Arch Surg.130(10): 1110-1114.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016

307



Nghiên cứu Y học
12.

13.

14.

308

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Polat FR et al (2000),"The Importance of Intraoperative
Cholangiography during Laparoscopic Cholecystectomy",
Journal of the Society of Laparoendoscopic Surgeons.
4(2):103-107.
Wisit Kasetsermwiriya et al (2014), "A Randomized
Controlled Trial Comparing Intraoperative Cholangiography
by
Cystic
Duct
Cholangiography
and
Cholecystocholangiography
During
Laparoscopic
Cholecystectomy", Vajira Medical Journal. 58(1):1-7.
Young
C,
Moont

M
(1998),
"Routine
cholecystocholangiography: a viable alternative during

laparoscopic cholecystectomy", Aust N Z J Surg. 68(6):425427.

Ngày nhận bài báo:

15/03/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

01/04/2016

Ngày bài báo được đăng:

15/04/2016

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016



×