Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty cổ phần thương mại và xây dựng phú khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.63 KB, 46 trang )

1

1

TÓM LƯỢC
Dưới đây là toàn bộ kết quả của công trình nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp khóa
học của em về đề tài: “Phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty Cổ phần Thương mại
và Xây dựng Phú Khánh”. Với mục đích bổ sung và hoàn thiện lý luận về văn hóa
doanh nghiệp, phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty Cổ phần Thương mại và Xây
dựng Phú Khánh trong thời gian tới nên em đã hoàn thành khóa luận này.
Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là: Nghiên cứu lý luận về văn hóa, văn hóa
doanh nghiệp, phát triển văn hóa doanh nghiệp. Đồng thời tiến hành nghiên cứu, đánh
giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm giúp công ty có thể hoàn thiện công
tác phát triển văn hóa của mình.
Những kết quả mà khóa luận đã đạt được như sau:
Phần mở đầu: Đã nêu được tính cấp thiết của đề tài về mặt lý luận nói chung và
thực tiễn tại công ty nói riêng, xác lập và tuyên bố đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu, kết cấu các chương của khóa luận.
Chương I: Đã nêu được khái quát các khái niệm cơ bản; một số lý thuyết về văn
hóa, văn hóa doanh nghiệp, phát triển văn hóa doanh nghiệp
Chương II: Đã giới thiệu được về công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Phú
Khánh, phân tích tác động của các nhân tố môi trường bên ngoài và bên trong tới việc
phát triển văn hóa công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng Phú Khánh, đưa ra các
kết luận cuối cùng theo chiều hướng đánh giá thực trạng tại công ty.
Chương III: Đã nêu dự báo những triển vọng và quan điểm giải quyết, đưa ra các
giải pháp nhằm xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty trong thời
gian tới.


2


2

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại trường Đại Học Thương Mại em đã được học hỏi, tích
luỹ rất nhiều kiến thức không những về chuyên môn nghề nghiệp mà em còn học hỏi
được rất nhiều kỹ năng sống, và nhiều điều hiểu biết về các lĩnh vực xã hội. Để có
được những hiểu biết và kiến thức đó, đầu tiên là nhờ có sự dạy bảo nhiệt tình từ các
thầy cô giáo trong trường và đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Quản trị doanh
nghiệp. Đặc biệt trong thời gian thực tập, nhà trường và các thầy cô giáo đã tạo điều
kiện tối đa cho em để có thể hoàn thành tốt bài khóa luận của mình.
Trong thời gian tiến hành thực hiện bài khóa luận, em đã nhận được sự hướng
dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn TS Lê Tiến Đạt đã giúp em hoàn
thành tốt bài khóa luận của mình. Đồng thời, qua thời gian thực tập tại công ty CP
Thương Mại và Xây dựng Phú Khánh, em đã tích lũy được rất nhiều kiến thức về kinh
tế, xã hội, và giúp em nâng cao được sự hiểu biết về thực tế công tác quản trị tại các
công ty. Để có được điều này là nhờ sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các anh chị
quản lý, nhân viên tại công ty CP Thương Mại và Xây dựng Phú Khánh. Sự nhiệt tình
của các anh chị đã giúp em có đầy đủ các thông tin, số liệu cần thiết để hoàn thành bài
khóa luận này.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Lê Tiến Đạt, quý thầy, các
anh chị cán bộ công nhân viên trong công ty đã giúp em hoàn thành tốt bài khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Đỗ Thị Anh


3

3


MỤC LỤC


4

4

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ


5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thách thức lớn nhất đối với quản lý trong thế kỷ 21 không phải là vấn đề tài
chính hay công nghệ mà là vấn đề phát triển nguồn nhân lực, trong đó trọng tâm là giải
quyết các vấn đề như thiếu tinh thần làm việc tập thể, sự thiếu hợp tác giữa các đơn vị
chức năng, những cản trở đối với sự đổi mới từ bên trong và những hệ quả như doanh
nghiệp không có khả năng thích ứng với sự biến động của môi trường kinh doanh, bầu
không khí làm việc thiếu dân chủ, hoạt động của doanh nghiệp thiếu sự ổn định và
nhất quán… Thực chất đây là vấn đề quan hệ giữa con người với con người bên trong
tổ chức, nó bị chi phối bởi những giá trị nền tảng của tổ chức đó và tác động trực tiếp
đến hiệu suất, chất lượng và khả năng đổi mới của doanh nghiệp, kết quả là ảnh hưởng
đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để giải quyết những thách thức này, các
nhà quản trị cần phải có sự thấu hiểu những giá trị gốc rễ nằm trong mỗi doanh nghiệp,
đó chính là văn hoá doanh nghiệp.
Trong nhiều năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển
quan trọng, các doanh nghiệp Việt Nam đã dần khẳng định được vị trí của mình trên
trường quốc tế. Một trong những yếu tố tạo nên thành công đó là việc các doanh
nghiệp đã xây dựng cho mình một nét văn hóa riêng trong hoạt động kinh doanh của

công ty. Nếu như trước đây yếu tố văn hóa chưa được chú trọng trong kinh doanh, thì
hiện nay, khi xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, việc có văn hóa
kinh doanh, sẽ mang một ý nghĩa to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của hoạt động
kinh doanh. Áp dụng hiệu quả lý thuyết văn hóa doanh nghiệp đó vào thực tế, nhiều
doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong hoạt động kinh doanh.
Công ty Cổ phần Thương Mại và Xây dựng Phú Khánh cũng đã hiểu và nắm rõ
được vấn đề đó. Công ty đã quan tâm và bắt đầu xây dựng văn hóa doanh nghiệp từ
khi mới bắt đầu thành lập doanh nghiêp. Gần 5 năm thực hiện công ty đã đạt được
những thành quả nhất định về văn hóa doanh nghiêp như xây dựng được bộ quy định
ứng xử của công ty, xây dựng nếp sống văn hóa, tinh thần đoàn kết của toàn bộ nhân
viên của công ty …Bên cạnh những thành quả công ty còn rất nhiều hạn chế như các
hoạt động văn hóa mang tính chất rời rạc và không thường xuyên, chưa gây ấn tượng
với khách hàng, công chúng và ngay trong chính nội bộ cuả công ty... Do vậy việc tìm


6
hiểu đề tài “Phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty Cổ phần Thương mại và Xây
dựng Phú Khánh” là một nghiên cứu mang tính cấp thiết đối với doanh nghiệp. Việc
lựa chọn đề tài này là đề tài làm đề tài khóa luận của em cũng đã nhận được sự đồng
tình ủng hộ và tạo điều kiện giúp đỡ của ban lãnh đạo, các anh chị trong công ty.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Nền kinh tế đất nước từ sau đổi mới đã phát triển rất nhanh cùng với sự gia tăng
mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp khu vực
ngoài quốc doanh. Tuy nhiên sự phát triển mang tính nhỏ lẻ, thiếu ổn định và bền
vững, các doanh nghiệp đa số chưa định hình được bản sắc kinh doanh riêng. Đất nước
ta đang tiến bước mạnh mẽ vào hội nhập kinh tế quốc tế, mà mốc son quan trọng là
việc chính thức được kết nạp thành viên WTO vào ngày 07/11/2006. Hội nhập kinh tế
đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng rất nhiều thách thức trong môi trường cạnh tranh gay
gắt, khốc liệt hơn. Chúng ta phải làm gì, bắt đầu hành trình WTO như thế nào để hội
nhập một cách vững chắc? Trong bối cảnh toàn cầu hóa, bên cạnh sự giao thoa các

nguồn lực còn có sự giao lưu giữa các dòng văn hóa đa dạng, ảnh hưởng tới phong
cách, thái độ làm việc của doanh nghiệp. Nhu cầu của con người cũng chuyển sang
chú trọng tới mặt giá trị văn hóa. Cạnh tranh bằng công nghệ kỹ thuật trong thời đại
thế giới phẳng không còn chiếm địa vị lâu dài do tính chất khuếch tán nhanh của công
nghệ kỹ thuật. Thay vào đó là vai trò then chốt của văn hóa doanh nghiệp trong cạnh
tranh bởi lẽ khác với công nghệ kỹ thuật, văn hóa doanh nghiệp rất khó hoặc không thể
bắt chước được toàn bộ, nó sẽ tạo nên những nét riêng, sức hấp dẫn cho doanh nghiệp.
Xã hội ta cũng bắt đầu đề cập đến vấn đề văn hóa doanh nghiệp, tôn vinh văn hóa
doanh nhân với việc lấy ngày 13 tháng 10 hàng năm làm ngày Doanh nhân Việt Nam,
ngày càng xuất hiện những khóa đào tạo về văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, tất cả
những hoạt động vẫn còn mang tính hình thức cao, chưa được quan tâm đúng mức, đại
đa số doanh nghiệp vẫn chưa nhận thấy vai trò quan trọng của việc xây dựng bản sắc
văn hóa doanh nghiệp, chưa nhìn nhận văn hóa doanh nghiệp như nền tảng, động lực
phát triển của doanh nghiệp.
Đề tài “Phát triển Văn hóa doanh nghiệp trong Công ty Cổ phần Thương Mại và
Xây dựng Phú Khánh” hướng tới trả lời những vấn đề như: Văn hóa doanh nghiệp là
gì? Nội dung và ý nghĩa của văn hóa doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp. Thực
trạng văn hóa doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Thương Mại và Xây dựng Phú


7
Khánh hiện nay. Biện pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp cho Công ty Cổ phần
Thương mại và Xây dựng Phú Khánh.
3. Mục đích nghiên cứu
- Về cơ sở lý thuyết: Hệ thống hóa một số vấn đề lý thuyết cơ bản về văn hóa,
văn hóa doanh nghiệp của công ty cũng như vai trò của việc phát triển VHDN đối với
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
- Về thực trạng: Trên cơ sở phân tích các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp từ đó đánh
giá thực trạng phát triển VHDN của Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Phú
Khánh.

- Về giải pháp: Đề xuất và kiến nghị giải pháp để giải quyết vấn đề phát triển
VHDN của Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Phú Khánh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đôí tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp trong Công ty
Cổ phần Thương mại và Xây dựng Phú Khánh hiện nay.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Do khả năng và nhận thức còn nhiều điều hạn chế, em xin được giới hạn phạm vi
nghiên cứu của mình về đề tài này như sau:
+ Về nội dung: Giải quyết vấn đề phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công ty
CPTM và Xây dựng Phú Khánh
+ Về không gian thị trường: tại Công ty CPTM và Xây dựng Phú Khánh
+ Về thời gian:
- Những dữ liệu thu thập được phục vụ cho việc phân tích những vấn đề có liên
quan đến công tác phát triển văn hóa doanh nghiệp trong Công ty CPTM và Xây dựng
Phú Khánh nằm trong khoảng thời gian 2012 - 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp lí luận thực tế và thống kê,
phân tích để xử lý các số liệu thu thập được.
Bên cạnh đó có hai phương pháp chủ yếu là phương pháp thu thập số liệu và
phương pháp phân tích xử lí dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.
Cụ thể, khi nghiên cứu khảo sát, đánh giá thực trạng tại công ty sử dụng phương
pháp thu thập số liệu thứ cấp về công ty như: Kết quả hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ


8
chức, cơ cấu phân bổ nguồn lực các phòng ban….
6. Kết cấu đề tài
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về văn hóa doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ

phần Thương mại và Xây dựng Phú Khánh
Chương 3: Đề xuất và kiến nghị để giải quyết vấn đề phát triển văn hóa doanh
nghiệp tại Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Phú Khánh


9
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.1. Các khái niệm có liên quan
1.1.1. Khái niệm Văn hóa
Văn hóa là gì? Đây là một câu hỏi đã được đặt ra từ rất lâu và cũng có nhiều cách
tiếp cận nên việc cùng tồn tại nhiều khái niệm văn hóa khác nhau càng làm vấn đề
được hiểu biết một cách phong phú và toàn diện hơn. Dưới đây là một số khái niệm cơ
bản:
Theo Eduoard Heriot, một nhà văn nổi tiếng người Pháp định nghĩa về văn hóa
như sau: “Văn hóa là cái ta còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi, là cái vẫn còn
thiếu khi ta đã học tất cả”. Như vậy, văn hóa là một bản sắc của mỗi cá nhân, mỗi dân
tộc, mỗi quốc gia không ai có thể dễ dàng quên được.
Theo định nghĩa của nghĩa UNESCO: “ Văn hóa là tổng thể sống động các haotj
động sáng tạo cuả các cá nhân và các cộng đồng trong quá khứ, hiện tại qua các thể
kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thooongss
và cách thể hiện, đó là những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc ”.
Theo GS.TS Trần Ngọc Thêm: “ Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực
tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội ”
Từ đó, ta có thể thấy rằng mỗi quốc gia, mỗi xã hội, cộng đồng hay tầng lớp xã
hội đều có văn hóa riêng của mình. Văn hóa sinh ta cùng con người, có mặt trong bất
cứ hoạt động nào của con người, dù đó là hoạt động sản xuất, tinh thần, hay trong quan
hệ giao tiếp ứng xử hàng ngày của con người, với thiên nhiên.
Từ các khái niệm trên, ta có thể đưa ra khái niệm về văn hóa theo Chủ tịch Hồ
Chí Minh: “Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người tạo

ra trong lịch sử của mình trong mối quan hệ với con người, với tự nhiên và với xã
hội.”
1.1.2. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp (VHDN)
Xã hội rộng lớn có một nền văn hóa lớn. Là một bộ phận của xã hội, mỗi doanh
nghiệp cũng có một nền VHDN của riêng mình. Cũng như văn hóa, VHDN có rất
nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh nó, tất cả các khái niệm đó sẽ giúp chúng ta
hiểu hơn về VHDN một cách toàn diện và đầy đủ hơn.
Theo quan điểm của chuyên gia nghiên cứu các tổ chức Edgar Schein: “ VHDN
là tổng hợp các quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá
trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh”


10
Theo ông Georges de Saite Marie, một chuyên gia người Pháp ề doanh nghiệp
vừa và nhỏ, đã đưa ra định nghĩa như sau: “Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp cọc,
các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, điều cấm kỵ, các quan điểm triết
học, đạo đức thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp”.
Tổ chức lao động quốc tế thì định nghĩa: “Văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn
đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử
và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”.
Định nghĩa được phổ biến và chấp nhận rộng rãi nhất là đinh nghĩa của Edgar
Shein, một chuyên gia nghiên cứu các tổ chức:” Văn hóa doah nghiệp là tổng hợp các
quan niệm chung mà các thành viên trong doanh nghiệp học được trong quá trình
giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý với các môi trường xung quanh”.
Tuy nhiên, các khái niệm trên mới chỉ đề cập đến một mặt của VHDN đó là giá
trị tinh thần mà bỏ qua một mặt cũng rất quan trọng của VHDN đó là giá trị vật chất.
Vì vậy trên sơ sở kế thừa và phát huy, ta có thể hiểu đầy đủ hơn về văn hóa
doanh nghiệp: “Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng
nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá
trị, các quan niệm, tập quán và truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp

ấy chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp
trong việc theo đuổi và thực hiện mục đích”.
1.2.

Các nội dung lý luận về phát triển văn hóa doanh nghiệp
1.2.1 Các nguyên tắc phát triển văn hóa doanh nghiệp
- Phải có thời gian: Không thể nóng vội xây dựng hay thay đổi ngay lập tức, cần
có phải chuẩn bị kỹ càng.
- Lãnh đạo phải là người thay đổi đầu tiên, người định hướng và đi tiên phong
trong việc thực hiện các giá trị văn hóa của doanh nghiệp
- Phải được sự thống nhất của mọi thành viên trong doanh nghiệp: văn hóa doanh
nghiệp phản ảnh một cách sâu sắc quan điểm, hành vi… của công ty
- Văn hóa doanh nghiệp phải hướng về con người: Con người là chủ thể nền văn
hóa doanh nghiệp, con người là phương tiện tạo dựng và cũng là mục đích phát triển
văn hóa doanh nghiệp
- Văn hóa doanh nghiệp phải phù hợp với cả môi trường bên trong lẫn môi trường
bên ngoài.
1.2.2. Các yếu tố biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp
1.2.2.1. Yếu tố hữu hình.


11
- Đặc điểm kiến trúc: Bao gồm kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất của doanh
nghiệp. Việc bố trí và phân chia này tạo sự khác biệt giữa các doanh nghiệp với nhau,
giúp tăng hiệu quả làm việc của toàn bộ các thành viên trong doanh nghiệp, đồng thời
thấy được vị thế của doanh nghiệp. Nội thất được thiết kế sao cho tiện ích, dễ sử dụng,
tạo ấn tượng thoải mái với người sử dụng.
- Nghi lễ, các hoạt động tập thể của doanh nghiệp: Một số biểu trưng của VHDN
là nghi lễ. Đó là loại hình văn hóa có yếu tố chính trị hoặc tín ngưỡng, tâm linh được
cộng đồng doanh nghiệp tôn trọng, giữ gìn.

- Biểu tượng và logo: Biểu tượng là hình ảnh mà doanh nghiệp lựa chọn để đại
diện cho doanh nghiệp. Một biểu tượng dễ nhận biết là logo hay một tác phẩm sáng
tạo được thiết kế để thể hiện hình tượng về một doanh nghiệp bằng ngôn ngữ nghệ
thuật phổ thông
- Ngôn ngữ, khẩu hiệu : Những tổ chức, doanh nghiệp đã được sử dụng những
câu chữ đặc biệt, khẩu hiệu, ví von, ẩn dụ hay mọi sắc thái ngôn từ để truyền tải ý
nghĩa cụ thể đến nhân viên của mình và những người khác .
Khẩu hiệu là hình thức nhập tâm và được cả nhân viên cả khách hàng và nhiều
người khác trích dẫn .
- Đồng phục: Là sự thể hiện của tinh thần hòa đồng đoàn kết và tình chuyên nghiệp
đóng vai trò quan trọng tạo nên sức mạnh tập thể. Chỉ cần nhìn vào bộ đồng phục của một
công ty, một đơn vị nào đó, người ta có thể nhận diện ra được họ là ai, công việc của họ ra
sao, môi trường làm việc như thế nào , hoặc doanh nghiệp của bạn làm ăn phát đạt hay thua
lỗ. Đồng phục đẹp còn cho thấy trình độ văn hóa cũng như thẩm mĩ của cán bộ nhân

viên một doanh nghiệp, nó là diện mạo tạo nên ấn tượng tốt cho hình ảnh doanh
nghiệp .
- Ấn phẩm điển hình: Là những tư liệu chính thức có thể giúp thấy rõ hơn về cấu
trúc văn hóa của doanh nghiệp. Chúng có thể là bản tuyên bố sứ mệnh, báo cáo thường
niên, tài liệu giới thiệu về doanh nghiệp, sổ vàng, truyền thống, ấn phẩm định kỳ hay
đặc biệt, tài liệu quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.
1.2.2.2 Yếu tố vô hình
- Lý tưởng, sứ mệnh của doanh nghiệp: Lý tưởng của doanh nghiệp là mục đích
cao đẹp mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Lý tưởng là một yếu tố định hướng sự phát
triển của doanh nghiệp cũng như VHDN.Sứ mệnh là lý do để tổ chức tồn tại. Sứ mệnh


12
này phải cho khách hàng thấy rõ nó có tính nhân văn và chủ yếu phục vụ lợi ích và
nhu cầu của khách hàng.

- Triết lý kinh doanh và cam kết hành động: Triết lý kinh doanh là những giá trị
cốt lõi mà doanh nghiệp muốn hướng tới và đảm bảo nó được thực hiện một cách tốt
nhất. Triết lý kinh doanh còn là nét riêng của doanh nghiệp, là định hướng, là kim chỉ
nam cho mọi hành động của các thành viên trong doanh nghiệp. Thông qua triết lý
kinh doanh khách hàng có thể thấy được các giá trị văn hóa mà doanh nghiệp chú
trọng khi tiến hành sản xuất kinh doanh.
Cam kết hành động là việc doanh nghiệp sẽ làm theo những chuẩn mực những
quy định của nhà nước trong quá trình sản xuất và kinh doanh
- Giá trị, niềm tin và thái độ của các thành viên trong doanh nghiệp: Giá trị là khái
niệm phản ánh nhận thức của con người về những gì họ theo đuổi, những chuẩn mực đạo đức
mà họ cho rằng phải thực hiện. Giá trị luôn được con người tôn trọng.

Niềm tin là khái niệm đề cập đến việc mọi người cho rằng thế nào là đúng, thế
nào là sai, là “ Điểm tựa tinh thần” và tạo nên động lực của con người. Trong niềm tin
luôn chứa đựng những giá trị và triết lý đã nhận thức và là nguồn sức mạnh giúp con
người thành công.
Thái độ là chất kết dính niềm tin và giá trị thông cảm, là biểu hiện của cá nhân
đối với từng sự vật hiện tượng.
Giá trị, niềm tin hay thái độ đều được hình thành trong quá trình phát triển của
doanh nghiệp. Chúng được các thành viên chấp nhận và có ảnh hưởng sâu sắc đến việc
ra quyết định của từng người.
- Lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa: Đó là những biểu trưng về những giá
trị, triết lý được chắt lọc trong quá trình hoạt động đã được các thế hệ khác nhau của tổ chức
tôn trọng và giữ gìn, chúng được tổ chức sử dụng để thể hiện những giá trị chủ đạo và phương
châm hành động cần được kiên trì theo đuổi. Lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa là
một nhân tố cấu thành VHDN, bởi chúng có tác dụng giáo dục truyền thống, lưu truyền các
giá trị và tôn vinh các cá nhân xuất sắc, hướng doanh nghiệp đến sự phát triển bền vững, nối
tiếp giữa các thế hệ lãnh đạo.

- Các chuẩn mực và hành vi trong doanh nghiệp: Là các hành vi ứng xử của các

nhân viên trong doanh nghiệp: Cách xưng hô, nói năng, chào hỏi,...Những chuẩn mực
về đạo đức kinh doanh, những quy định, những nguyên tắc mà doanh nghiệp cần phải
tuân theo.


13
1.2.3 Cách thức phát triển văn hóa doanh nghiệp.
Nếu Văn hoá là những hệ thống chuẩn mực và giá trị mà mọi người trong một
cộng đồng người được chia sẻ thực hiện, thì Văn hóa doanh nghiệp cũng là những
chuẩn mực hay những giá trị mà những người trong công ty cùng được chia sẻ và tuân
thủ theo. Tuy vậy, một vấn đề phải được hiểu rằng, Văn hóa doanh nghiệp không có
nghĩa rằng nó phải bền vững, hay bất di bất dịch, mà nó cởi mở, luôn luôn được lĩnh
hội, trau dồi, và đôi khi bị mất đi. Tức là có một sự giao thoa về văn hoá.
Theo hai tác giả Julie Heifetz & Richard Hagberg thì quy trình phát triển văn hóa
doanh nghiệp trải qua 11 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Tìm hiểu môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược doanh
nghiệp trong tương lai.
Xem xét có yếu tố nào làm thay đổi chiến lược doanh nghiệp trong tương lai.
Bước 2: Xác định đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho thành công.
Đây là bước cơ bản nhất để xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Các giá trị cốt lõi
phải là các giá trị không phai nhòa theo thời gian và là trái tim, linh hồn của doanh
nghiệp.
Bước 3: Xây dựng tầm nhìn mà doanh nghiệp sẽ vươn tới.
Tầm nhìn chính là bức tranh lý tưởng về doanh nghiệp trong tương lai, là định
hướng để xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Có thể doanh nghiệp mà ta mong muốn xây
dựng hoàn khác biệt so với doanh nghiệp hiện mình đang có.
Bước 4: Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hoá nào cần
thay đổi.
Sự thay đổi hay xây dựng văn hoá doanh nghiệp thường bắt đầu bằng việc đánh
giá xem văn hoá hiện tại như thế nào và kết hợp với chiến lược phát triển doanh

nghiệp. Đánh giá văn hoá là một việc cực kỳ khó khăn vì văn hoá thường khó thấy và
dễ nhầm lẫn về tiêu chí đánh giá. Những ngầm định không nói ra hay không viết ra thì


14
càng khó đánh giá. Thường thì con người hoà mình trong văn hoá và không thấy được
sự tồn tại khách quan của nó.
Bước 5: Thu hẹp khoảng cách giữa nhưng gì chúng ta hiện có và những gì chúng
ta đang có.
Khi chúng ta đã xác định được một văn hoá lý tưởng cho doanh nghiệp mình và
cũng đã có sự thấu hiểu về văn hoá đang tồn tại trong doanh nghiệp mình. Lúc này sự
tập trung tiếp theo vào việc làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa những giá trị
chúng ta hiện có và những giá trị chúng ta mong muốn. Các khoảng cách này nên đánh
giá theo 4 tiêu chí: phong cách làm việc, ra quyết định, giao tiếp, đối xử.
Bước 6: Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi văn hóa.
Lãnh đạo đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho việc xây dựng văn hoá doanh
nghiệp. Họ là người đề xướng và hướng dẫn mọi thành viên trong công ty thực hiên
theo các bước để xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Đồng thời, lãnh đạo
chịu trách nhiệm xây dựng tầm nhìn, truyền bá cho nhân viên hiểu rõ ý nghĩa của văn
hóa doanh nghiệp đối với công ty, giúp họ tin tưởng giá trị của văn hóa doanh nghiệp
đem lại và cùng nhau nỗ lực để xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Bước 7: Lên kế hoạch hành động.
Khi khoảng cách đã được xác định thì việc tiếp theo là soạn thảo một kế hoạch
hành động bao gồm các mục tiêu, hoạt động, thời gian, điểm mốc và trách nhiệm cụ
thể. Cái gì là ưu tiên? Đâu là chỗ chúng ta cần tập trung nỗ lực? Cần những nguồn lực
gì? Ai chịu trách nhiệm về những công việc cụ thể? Thời hạn hoàn thành?
Bước 8: Tạo động lực cho sự thay đổi.
Phổ biến nhu cầu thay đổi, kế hoạch hành động và động viên tinh thần, tạo động
lực cho sự thay đổi. Sự thay đổi sẽ ảnh hưởng đến đời sống nhân viên. Họ cần được
biết sự thay đổi đó đem lại điều tốt đẹp cho họ. Sự động viên, khuyến khích sẽ dễ dàng

hơn khi mọi người được biết vai trò của mình là đóng góp và xây dựng tương lai
doanh nghiệp.


15
Bước 9: Khuyến khích động viên nhân viên trước những lợi ích của sự thay đổi.
Nhận biết các trở ngại và nguyên nhân từ chối thay đổi và xây dựng các chiến
lược để đối phó. Để làm cho mọi thành viên trong công ty nỗ lực làm việc hết mình là
một công việc rất khó. Vì vậy người lãnh đạo phải khuyến khích, động viên và chỉ cho
nhân viên thấy lợi ích của họ tăng lên trong quá trình thay đổi.
Bước 10: Thiết lập hệ thống khen thường phù hợp với văn hoá doanh nghiệp.
Thể chế hóa, mô hình hóa và củng cố sự thay đổi văn hóa. Các hành vi, quyết
định của lãnh đạo phải thể hiện là mẫu hình cho nhân viên noi theo và phù hợp với mô
hình văn hoá đã xây dựng. Trong giai đoạn các hành vi theo mẫu hình lý tướng cần
được khuyến khích, động viên. Hệ thống khen thưởng phải được thiết kế phù hợp với
mô hình xây dựng văn hoá doanh nghiệp.
Bước 11: Đánh giá duy trì giá trị cốt lõi.
Tiếp tục đánh giá văn hóa doanh nghiệp và thiết lập các chuẩn mực mới phù hợp
với từng công ty. Văn hoá không phải là bất biến vì vậy khi ta đã xây dựng được một
văn hoá phù hợp thì việc quan trọng là liên tục đánh giá và duy trì các giá trị tốt.
Truyền bá những giá trị đó cho nhân viên mới.
Tóm lại, phát triển văn hóa doanh nghiệp không đơn thuần là liệt kê ra các giá trị
mình mong muốn mà đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các thành viên, sự khởi xướng, cổ vũ,
động viên của lãnh đạo. Với cách hiểu đúng đắn tổng thể về văn hóa doanh nghiệp và
với mười một bước cơ bản này sẽ giúp các doanh nghiệp từng bước phát triển thành
công văn hóa cho mình.
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp
1.3.1

Các nhân tố bên ngoài

- Văn hóa dân tộc và các yếu tố môi trường văn hóa – xã hội
Văn hóa doanh nghiệp là một bộ phận của văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội. Vì
vậy, sự phản chiếu của văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội lên nền văn hóa doanh nghiệp


16
là một điều tất yếu. Mỗi cá nhân trong một nền văn hóa doanh nghiệp đều phụ thuộc
vào một nền văn hóa dân tộc cụ thể. Mức độ coi trọng tính cá nhân hay tính tập thể,
khoảng cách phân cấp xã hội, tính linh hoạt chuyển đổi giữa các tầng lớp xã hội, tính
đối lập giữa nam quyền và nữ quyền, tính thận trọng,… là những nhân tố của văn hóa
xã hội tác động mạnh mẽ đến văn hóa kinh doanh. Hoạt động kinh doanh luôn tồn tại
trong một môi trường xã hội nhất định nên nhất thiết nó phải chịu ảnh hưởng của văn
hóa xã hội. Các yếu tố của nền văn hóa xã hội như tập tục, thói quen, nghi lễ, lối sống,
tư tưởng tôn giáo, cơ cấu dân số, thu nhập của người dân, vai trò của các tổ chức kinh
tế, chính trị, xã hội,… đều tác động mạnh mẽ đến hoạt động của doanh nghiệp.
- Các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
+ Các đối tác và khách hàng

Mỗi doanh nghiệp đều có tập khách hàng nhất định. Trong quá trình giao tiếp và
trao đổi với khách hàng, các giá trị văn hóa của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng và
cần phải thay đổi cho phù hợp với khách hàng. Với các đối tác, doanh nghiệp cũng có
thể phải thay đổi một số nét văn hóa để tạo thuận lợi cho mối quan hệ giữa hai bên.
Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể học hỏi những nét văn hóa của các đối tác.
+ Các đối thủ cạnh tranh

Khi hoạt động trên thương trường doanh nghiệp sẽ gặp phải sự cạnh tranh quyết
liệt của các đối thủ. Doanh nghiệp cần có cái nhìn đúng đắn về văn hóa doanh nghiệp
của đối thủ cạnh tranh, đâu là mặt mạnh của họ thì chúng ta cần phải ghi nhận và có
thể học hỏi, áp dụng vào doanh nghiệp mình sao cho phù hợp với tình hình thực thế.
Mặt khác chúng ta cũng không ngừng củng cố, phát huy những mặt mạnh trong văn

hóa của doanh nghiệp mình để làm nên sự khác biệt trong cạnh tranh.
- Môi trường chính trị - luật pháp, các chính sách của Chính phủ.
Các yếu tố chính trị và luật pháp là yếu tố hàng đầu, có vai trò tác động chi phối
tới văn hóa kinh doanh của mỗi nước. Hoạt động sản xuất - kinh doanh của từng cá
nhân, từng tổ chức, từng doanh nghiệp trong xã hội đều phải chịu sự quy định, sự tác
động của môi trường thể chế, phải tuân thủ các nguyên tắc, thủ tục hành chính, sự
quản lý của Nhà nước về kinh tế. Do vậy, có thể nói, thể chế chính trị, thể chế kinh tế,
thể chế hành chính, thể chế văn hóa, các chính sách của Chính phủ, hệ thống pháp chế,
… là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh và qua đó ảnh
hưởng sâu sắc tới việc hình thành và phát triển văn hóa kinh doanh. Sự ổn định chính


17
trị được coi là một tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự
bình ổn của hệ thống chính trị biểu hiện qua các yếu tố pháp luật, ngoại giao, hệ thống
chính sách, v.v… sẽ tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh, tạo sự ổn định của
doanh nghiệp và tạo điều kiện cho sự phát triển văn hóa kinh doanh.
Ngoài ra, còn một số yếu tố khác như: xu hướng tiêu dùng của khách hàng, vị trí
địa lý… cũng là những yếu tố tác động không nhỏ tới việc xây dựng và phát triển của
văn hóa doanh nghiệp.
1.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
- Mô hình cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp khác nhau cũng dẫn tới việc xây dựng và phát
triển văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Vấn đề đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là xây
dựng được một cơ cấu tổ chức hợp lý, các thành viên được sắp xếp vào đúng vị trí phù
hợp với khả năng cũng như mong muốn của họ. Hệ thống các mối quan hệ giao tiếp
phải được thiết lập một cách phù hợp, từ đó mới hình thành nên các quan điểm, niềm
tin và các giá trị văn hóa.
Ngoài ra, một hệ thống cơ cấu tổ chức phù hợp còn giúp lưu giữ và phát huy
những giá trị văn hóa của doanh nghiệp, làm cho văn hóa của doanh nghiệp ngày càng

phát triển hơn.
- Phong cách lãnh đạo và hình tượng nhà lãnh đạo
Định hình và phát triển những chuẩn mực cho một doanh nghiệp, trách nghiệm
trước hết thuộc về người lãnh đạo doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo doanh nghiệp là vị nhạc
trưởng in đậm dấu ấn cá nhân và dấu ấn tập thể lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp lên
toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Người lãnh đạo doanh nghiệp phải xác định rõ
chiến lược hoạt động của doanh nghiệp trên thương trường, xác lập quy tắc ứng xử
trong đối nội và đối ngoại. Về đối nội, người lãnh đạo phải tập trung xây dựng được
quy trình hoạt động và tổ chức điểu hành, tổ chức kiểm tra các hoạt động của doanh
nghiệp. Trong đối ngoại, người lãnh đạo phải tạo dựng được uy tín, thương hiệu cho
doanh nghiệp.
- Sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp
Sứ mệnh và mục tiêu chiến lược cũng là yếu tố quyết định phương hướng phát
triển của văn hóa doanh nghiệp, đến việc hình thành một kiểu văn hóa mới hoặc làm
thay đổi cơ bản các yếu tố văn hóa đã lỗi thời. Bên cạnh đó, tính minh bạch trong


18
doanh nghiệp cũng là nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới sự phát triển văn hóa doanh
nghiệp.
- Lịch sử hình thành và truyền thồng văn hóa của doanh nghiệp
Đây là một yếu tố cốt lõi có vai trò quyết định tới sự phát triển các giá trị văn hóa
doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp có lịch sử hình thành và truyền thồng văn hóa tốt
đẹp, bền vững thì việc phát triển các yếu tố văn hóa được coi như có một điểm tựa
vững chắc hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển. Việc xây dựng và phát
huy các yếu tố văn hóa điển hình phải dựa trên tinh thần kế thừa những tinh hoa của
nền văn hóa truyền thồng của doanh nghiệp.
- Yếu tố con người
Thái độ, tinh thần làm việc và các hành vi của nhân viên có tác động không nhỏ
tới việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Nếu ban lãnh đạo được coi là

người vạch đường, định hướng cho quá trình phát triển thì nhân viên chính thức là các
đối tượng thực thi, chấp hành quyết định quá trình xây dựng và phát triển văn hóa
doanh nghiệp nhanh hay chậm, thành công hay thất bại. Chính thái độ hợp tác của
nhân viên trong công việc, tinh thần làm việc hăng say sẽ giúp quá trình xây dựng
được diễn ra nhanh chóng và quá trình phát triển được mạnh mẽ hơn.
Xét cho cùng, con người là yếu tố quyết định mọi vấn đề. Các giá trị văn hóa dù
có được xây dựng tốt nhưng không có sự tiếp thu, giữ gìn và phát huy của các thành
viên thì văn hóa của doanh nghiệp sẽ không bền vững được. Nếu các thành viên không
có ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa thì các giá trị đó sẽ bị mất dần đi.
1.3.2.2.

Đặc điểm về lao động của doanh nghiệp

Đây là yếu tố quyết định tới khả năng triển khai thực thi các quyết định. Nếu
doanh nghiệp có đội ngũ lao động trẻ chiếm tỷ trọng cao thì khả năng tiếp cận các
chính sách mới là nhanh hơn. Nếu doanh nghiệp có đội ngũ lao động có trình độ học
vấn cao thì việc triển khai thực hiện xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng trở nên dễ
dàng hơn. Nếu doanh nghiệp có giới tính nữ là nhiều hơn thì việc xây dựng và phát
triển văn hóa doanh nghiệp thường có xu hướng khai thác lợi thế nhẹ nhàng, khéo léo
của người phụ nữ, còn nam giới nhiều hơn thì thường có xu hướng mạnh mẽ, dứt
khoát, năng động.


19


20
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN
HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XẤY
DỰNG PHÚ KHÁNH.

2.1 Khái quát công ty CP Thương mại và Xây dựng Phú Khánh
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP Thương Mại và Xây
Dựng Phú Khánh
Doanh nghiệp được cấp phép hoạt động sản xuất kinh doanh ngày 15/03/2010.
Trải qua hơn 5 năm thành lập, Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Phú
Khánh trải qua rất nhiều khó khăn, thế nhưng công ty vẫn đạt được những kết quả
đáng ghi nhận.
+ Giai đoạn từ năm 2010 – 2012: Từ đầu năm 2010, hoàn thiện cơ sở vật chất,
hình thành và nâng cao trình độ cho bộ phận nhân lực phục vụ cho hoạt động của công
ty, công ty từng bước mở rộng thị trường với những hợp đồng kinh doanh, đầu tư trong
và ngoài nước.
+ Giai đoạn 2013 đến nay: Đây là giai đoạn biểu hiện sự phát triển của công ty,
các phân xưởng được mở rộng, máy móc thiết bị mới được nâng cao; chiếm lĩnh thị
trường với một số lượng sản phẩm lớn cũng như hệ thống kênh phân phối và đại lý.
 Một số thông tin về Công ty CP Thương Mại và Xây dựng Phú Khánh
Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Thương Mại và Xây Dựng Phú Khánh
Trụ sở: số 8 ngõ 107 phố Long Biên 1, Phường Ngọc Lâm, Quận Long Biên, Hà
Nội
Giám đốc: Ông Hồ Sỹ Hoàn
Điện thoại: 04.66515672 - 0985906227 Fax: 04.62570931
Email:
Mã số thuế: 0104536282
Website: />Tài khoản ngân hàng: 10522625068015 tại NH Techcombank–CN Chương
Dương Hà Nội
2.1.2. Chức năng,nhiệm vụ công ty CP Thương Mại và Xây Dựng Phú Khánh
 Chức năng:


21
+ Công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng Phú Khánh có chức năng chủ yếu tổ

chức lưu thông, kinh doanh hàng hóa là vật liệu xây dựng nhằm phục vụ mọi nhu cầu
của cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước, nhập khẩu các loại thép đặc biệt cho các
kết cấu đặc biệt và tham gia thi công các công trình kết cấu thép phức tạp như kết cấu
dầm cầu thép, cầu vòm các loại, dầm cầu trục, ống vách khoan nhồi đường kính lớn,...
+ Công ty còn hợp tác liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài
nước để mở rộng kinh doanh dưới mọi hình thức.
+ Ngoài ra còn có dịch vụ tư vấn, hỗ trợ xúc tiến đầu tư, tìm kiếm đối tác và một
số dịch vụ thương mại khác.
 Nhiệm vụ:
+ Tổ chức nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và thị trường; khai thác
nhập hàng hợp lí ở các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, bán buôn và bán lẻ
hàng hoá, giới thiệu, quảng cáo hàng hoá.
+ Tổ chức dự trữ, bảo quản tốt nhất các loại hàng hoá, bảo đảm lưu thông hàng
hoá diễn ra thường xuyên liên tục và ổn định.
+ Nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch kinh doanh và hoạt động kinh doanh có
hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tuân thủ pháp luật, nghĩa vụ với Nhà nước.
+ Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với đối tác, khách hàng, không ngừng mở rộng địa
bàn hoạt động ra phạm vi toàn miền Bắc.
2.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

GiámĐốc

P. kinh doanh

P.kếtoán- hành chính P. kỹ thuật- thiết kế

BP Tư vấn bán hàng trực tuyến

Bộ phận kho


BP. Nghiên cứu và thiết kế sản phẩm.

BP. Tư vấn mua hàng
BP. Triển khai thi công công trình
BP. Nghiên cứu, quảng cáo và phát triển thị trường

(Nguồn: Phòng kế toán-hành chính)


22
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty CP Thương mại và Xây dựng Phú Khánh
Chức năng của các phòng ban:
- Giám đốc: Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Và là
người giám sát và điều hành mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, cùng
các trưởng phòng ban quản lý dự án bằng cách vạch ra mục tiêu cụ thể, các hoạt động
chi tiết.
- P. Kế toán–hành chính: Phòng Kế toán- hành chính có nhiệm vụ hạch toán toàn
bộ quá trình kinh doanh của công ty bằng cách thu thập chứng từ, thu nhận chứng từ,
ghi chép các nghiệp vụ phát sinh, tính toán, tổng hợp phân tích để đưa ra các thông tin
dưới dạng các báo cáo kinh tế, đồng thời xây dựng và quản lý mô hình tổ chức kế
hoạch, lao động, tiền lương. Tham mưu cho giám đốc về các công tác tổ chức, quy
hoạch cán bộ, bố trí sắp xếp cơ cấu nhân viên, soạn thảo các quy chế, quy định trong
công ty, tổng hợp hoạt động, lập công tác cho giám đốc quản trị hành chính, văn thư
lưu trữ, đối ngoại pháp lý, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động kinh doanh
của công ty.
- P.Kinh doanh: Trưởng phòng kinh doanh phải chịu trách nhiệm chính về hoạt
động kinh doanh của công ty. Chịu trách nhiệm tìm kiếm nguồn hàng, giao dịch với
khách hàng, tổ chức nhận hàng, bán buôn, bán lẻ, mở rộng thị trường tiêu thụ, xây
dựng các chiến lược phát triển thị trường, kế hoạch về kinh doanh, quản lý hệ thống
kênh phân phối, các cửa hàng đại lý và chịu trách nhiệm về các hoạt động của phòng

trước ban giám đốc.
- Phòng kỹ thuật –thiết kế: Phòng kỹ thuật – hiết kế có trách nghiệm nghiên cứu
và thiết kế sản phẩm, các công trình. Đồng thời tham gia thi công các công trình nhằm
mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu cho công ty.
- Bộ phận kho: Bộ phận kho là bộ phận quan trọng có nhiệm vụ nhập nguyên vật
liệu và bảo quản, dự trữ nguyên vật liệu. Vận chuyển các nguyên vật liệu lên xe vận tải
để vận chuyển tới các địa điểm.
2.1.4. Ngành nghề kinh doanh của công ty CP Thương Mại và Xây Dựng Phú
Khánh
+ Mua bán, phân phối các loại kim khí, sắt thép xây dựng và các loại vật liệu xây
dựng khác.


23
+ Đầu tư hạ tầng, xây lắp, trang trí nội thất các công trình công nghiệp và dân
dụng, trang trí nội thất.
+ Tư vấn thiết kế, chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Mua bán máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng.
+ Vận tải hàng hóa đường bộ bằng Ôtô.
+ Kinh doanh dịch vụ du lịch.
+ Nhập khẩu các mặt hàng mà Công ty kinh doanh.


24

2.1.5 . Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Phú Khánh.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP Thương Mại và Xây Dựng Phú Khánh năm 2012, 2013, 2014
Chỉ tiêu

1.DT thuần


Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

So sánh
Năm 2013 /2012
Tăng
Tỷ lệ(%)
1.172.745.000 38,24

Năm 2014/ 2013
Tăng
Tỷ lệ(%)
450.863.000 10,6

567.481.000

28,22

111.312.000

4,32

605.264.000

57,36


339.551.000

20,45

9.785.000

10,8

20.309.000

20,24

3.066.392.00
0
2.011.207.00
0
1.055.185.00
0
90.560.000

4.239.137.00
0
2.578.688.00
0
1.660.449.00
0
100.345.000

4.690.000.00
0

2.690.000.00
0
2.000.000.00
0
120.654.000

5.Chi phí QLDN
130.630.000
6.LN thuần từ hoạt động kinh 1.015.115.00
doanh=(3)+(4)-(5)
0

160.457.000
1.600.337.00
0

156.456.000
1.964.198.00
0

29.827.000
585.222.000

22,83
57,65

(4.001.000)
363.861.000

(2,49)

22,74

7.Thu nhập khác
8.Chi phí khác
9.LN khác=(7)-(8)
10.LN trước thuế=(6)+(9)

45.830.000
2.250.000
43.580.000
1.643.917.00
0
410.979.250

0
0
0
1.964.198.00
0
491.049.500

45.830.000
2.250.000
43.580.000
628.802.000

61,94

(45.830.000)
(2.250.000)

(43.580.000)
320.281.000

(100)
(100)
(100)
19,48

11.CP thuế TNDN=(10)*0,25

0
0
0
1.015.115.00
0
253.778.750

157.200.500

61,94

80.070.250

19,48

12.LN sau thuế=(10)-(11)

761.336.250

1.232.937.75

0

1.473.148.50
0

638.042.475

83,8

240.210.750

19,48

2.Giá vốn hàng bán
3.LN gộp=(1)-(2)
4.DT hoạt động tài chính

(Nguồn Phòng kế toán - hành chính)


25
 Nhận xét:
Qua bảng 2.1 ta có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
hiện tại là tương đối tốt, thể hiện qua mức độ tăng trưởng về doanh thu năm sau so với
năm trước: năm 2013 tăng 38,24% so với năm 2012, năm 2014 tăng 10,6% so với năm
2013.
Về lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp thì năm 2013 tăng 638.042.475 triệu
đồng tương ứng tăng 83,8 % so với năm 2012, năm 2014 cũng tăng nhưng chỉ tăng
240.210.750 triệu đồng so với năm 2013 và tăng 878.253.225 triệu đồng so với năm
2012. Mặc dù doanh thu tăng trưởng nhưng kèm theo đó là biến động về giá cả thị

trường nguyên vật liệu đầu vào và kèm theo đó là chi phí hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp tăng rất cao. Nhìn chung, công ty đang có sự phát triển rất tốt, tình hình
kinh doanh khá tốt với doanh thu liên tục tăng cao.
2.2 Thực trạng công tác phát triển văn hoá doanh nghiệp tại công ty CP
Thương mại và Xây dựng Phú Khánh
2.2.1. Khái quát thực trạng của việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh
nghiệp tại công ty CP Thương mại và Xây dựng Phú Khánh
Qua thông tin tìm hiểu, có thể nhận thấy những mặt đạt được và những mặt chưa
đạt được của công ty CP Thương mại và Xây dựng Phú Khánh. Các thành công đạt
được đó là ở thái độ ứng xử với lãnh đạo, khách hàng, công ty đã vạch ra rõ ràng
đường lối, giá trị mà công ty cần phải theo đuổi, ngoài ra, các hoạt động giao lưu của
công ty cũng phát triển tương đối mạnh. Tuy nhiên, công ty đang gặp hạn chế ở quy
định của công ty, chất lượng của nhân viên về tác phong làm việc, tinh thần, thái độ
của nhân viên đối với công việc, và đặc biệt ở các yếu tố hữu hình của công ty về trang
phục, khẩu hiệu,...vẫn chưa thỏa đáng với sự phát triển của công ty.
2.2.2. Các yếu tố biểu hiện của văn hoá doanh nghiệp tại Công ty CP Thương
mại và Xây dựng Phú Khánh
2.2.2.1. Các yếu tố hữu hình
- Kiến trúc trụ sở văn phòng: Địa chỉ của công ty là số 8 ngõ 107 phố Long Biên
1, Phường Ngọc Lâm, Quận Long Biên, Hà Nội, nơi đây chỉ có một công ty vừa và
nhỏ, mật độ dân cư không lớn. Văn phòng được thiết kế và bố trí từng bộ phận từng
vị trí để thuận tiện cho công việc. Bước vào công ty là khách hàng có thể thấy ngay
logo của công ty và cách bày trí bắt mắt.


×