Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khảo sát giải phẫu bình thường và các biến thể của động mạch thận ở người trưởng thành bằng X quang cắt lớp điện toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.05 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT GIẢI PHẪU BÌNH THƯỜNG VÀ CÁC BIẾN THỂ  
CỦA ĐỘNG MẠCH THẬN Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH  
BẰNG X QUANG CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN 
Nguyễn Phan Ngọc Thảo*, Nguyễn Văn Ân**, Đặng Đình Hoan**, Hồ Thế Lâm Hải****, 
 Võ Tấn Đức ***, Trần Minh Hoàng***. 

TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Hiểu rõ các biến thể giải phẫu của mạch máu thận rất quan trọng, nhất là trước khi tiến hành 
ghép thận, cắt thận bán phần, phẫu thuật mở, tái tạo mạch máu cho động mạch thận bị hẹp hoặc phình động 
mạch chủ bụng. Trong những năm gần đây, chụp mạch bằng X quang cắt lớp điện toán nhiều dãy đầu dò đã trở 
thành phương tiện chẩn đoán hình ảnh chủ yếu để khảo sát mạch máu thận và đầy thách thức với kĩ thuật chụp 
mạch qui ước. Đây là phương tiện khảo sát không xâm lấn, nhanh chóng và cung cấp những hình ảnh chính xác, 
chi tiết về giải phẫu và các biến thể của động mạch thận. Khảo sát số lượng mạch máu, kích thước, nguyên ủy 
của động mạch thận rất thuận lợi khi chụp mạch bằng X quang cắt lớp điện toán. 
Mục đích: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là khảo sát giải phẫu và các biến thể thường gặp của động 
mạch thận ở người Việt Nam trưởng thành. 
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành tại khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh bệnh viện Bình Dân, 
thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 9/2012 đến tháng 12/ 2012, với 164 bệnh nhân được chụp X quang cắt lớp 
điện toán bụng có tiêm thuốc cản quang. Bệnh nhân có bất thường bẩm sinh thận, hẹp động mạch thận hoặc đã 
phẫu thuật thận sẽ bị loại khỏi nghiên cứu.  
Kết  quả: Nguyên ủy của động mạch thận chính đa số xuất phát từ ngang mức L1 trở lên, tỉ lệ bên phải 
(57,9%), bên trái (49,4%). Đường kính động mạch thận chính bên phải (5,04 ± 0,52 mm), bên trái (5,22 ± 0,83 
mm). Chiều dài của động mạch thận chính bên phải (38,26 ± 11 mm), bên trái (30,49 ± 9,75 mm). Động mạch 
thận đơn chiếm tỉ lệ 78% trong dân số. Các biến thể động mạch thận: tỉ lệ đa động mạch thận là 22%, chia nhánh 
sớm của động mạch thận chính là 9,8%. Tỉ lệ động mạch thận phụ bên phải (15,2%), bên trái (27,4%) và chia 
nhánh sớm của động mạch thận chính bên phải (3,8%), bên trái (15,8%). Nếu đường kính động mạch thận chính 
là 4,15 mm thì khả năng xuất hiện động mạch thận phụ có độ nhạy (33,3%), độ đặc hiệu (98%), giá trị tiên đoán 


dương (82,8%), giá trị tiên đoán âm (84%). Nếu đường kính động mạch thận chính là 4,85 mm thì khả năng 
xuất hiện động mạch thận phụ có độ nhạy (83,3%), độ đặc hiệu (77,3%), giá trị tiên đoán dương (50,8%), giá trị 
tiên đoán âm (94,3%). 
Kết luận: Nguyên ủy của động mạch thận ngang thân sống L1 chiếm đa số. Động mạch thận phụ xuất hiện 
trong dân số chiếm tỉ lệ khá cao. Nghiên cứu này khảo sát những động mạch thận bình thường dựa trên chẩn 
đoán hình ảnh không xâm lấn. 
Từ khóa: động mạch thận, chụp mạch bằng X quang cắt lớp điện toán 

* BV Củ Chi TPHCM  
** BV Bình Dân TPHCM   
*** Khoa Chẩn đoán hình ảnh BV ĐH Y Dược TPHCM   
**** Khoa Chẩn đoán hình ảnh BV Chợ Rẫy TPHCM 
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Phan Ngọc Thảo  
ĐT: 0908497569;  

Chẩn Đoán Hình Ảnh 

Email:  

251


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

ABSTRACT 
MDCT ANGIOGRAPHY OF RENAL ARTERIES: NORMAL ANATOMY AND VARIANTS. 
Nguyen Phan Ngoc Thao, Nguyen Van An, Dang Dinh Hoan, Ho The Lam Hai, Vo Tan Đuc , 
Tran Minh Hoang* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 251 ‐ 257 

Background: Knowledge of the variations in renal vascular anatomy is important before laparoscopic donor 
or  partial  nephrectomy  and  vascular  reconstruction  for  renal  artery  stenosis  or  abdominal  aortic  aneurysm. 
Recently,  multidetector  computed  tomographic  (MDCT)  angiography  has  become  a  principal  imaging 
investigation for assessment of the renal vasculature and has challenged the role of conventional angiography. It 
is  an  excellent  imaging  technique  because  it  is  a  fast  and  non‐invasive  tool  that  provides  highly  accurate  and 
detailed  evaluation  of  normal  renal  arterial  anatomy  and  variants.  The  number,  size  and  course  of  the  renal 
arteries are easily identified by MDCT angiography.  
Purpose:  The  purpose  of  this  pictorial  essay  is  to  illustrate  MDCT  angiography  of  normal  anatomy  and 
common variants of the renal arteries of the Vietnamese adults. 
Materials  and  Methods:  This  is  a  descriptive  cross‐sectional  study  conducted  at  the  Radiology 
Department of Binh Dan hospital, Ho Chi Minh City. From September 2012 to December 2012, 164 patients 
who presented at Binh Dan hospital for abdominal CT examinations with various indications were included to 
this study. Patients with a congenital renal abnormality, stenosis in the renal artery, or a history of any renal 
surgery were excluded. 
Results: The main renal arteries which originated from the aorta at L1 level were found 57.9 % on right side 
and 49.4 % on the left side the patients. The mean diameters of main renal artery were 5.04 ± 0.52 mm on the 
right‐ hand and 5.22 ± 0.83 mm on the left‐ hand. The mean length of the right‐hand renal arteries was calculated 
as 38.26 ± 11 mm and the left‐hand as 30.49 ± 9.75 mm. 
A  single  renal  arteries  were  presented  in  both  kidneys  in  78%  of  the  patients.  Renal  artery  variations 
included multiple arteries in 22%, and early division in 9.8% of the cases. Additional renal arteries on the right 
side were found in 15.2% and on the left side in 27.4% of the cases. Early branching arteries were presented in 
3,6% of right kidneys and 15.8% of left kidneys. A cut‐off value of 4.15 mm for the diameter of (mRA) to predict 
the presence of the accessory renal artery (aRAs) led to the sensitivity, specificity, positive and negative predictive 
values of 33.3 %, 98 %, 82.8 % and 84 %, respectively. A cut‐off value of 4.85 mm for the diameter of mRA to 
predict the presence of the aRAs led to the sensitivity, specificity, positive and negative predictive values of 83.3 
%, 77.3 %, 50.8 % and 94.3 %, respectively. 
Conclusion:  Renal  arteries  originated  from  the  first  lumbar  vertebral  levels  in  most  patients.  Additional 
renal arteries were quite frequent. These results should be kept in mind when a non‐invasive diagnostic search is 
performed for normally renal artery. 
Key words: renal artery, Multidetector Computed Tomography Angiography. 

thận trên thế giới trong những năm gần đây nên 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
có  nhiều  nghiên  cứu  về  những  bất  thường  hay 
Việc hiểu rõ các biến thể giải phẫu của động 
gặp  nhất  của  động  mạch  thận  ghép  như  nhiều 
mạch thận rất quan trọng, nhất là trước khi tiến 
động mạch thận, động mạch thận quá nhỏ hoặc 
hành ghép thận, cắt thận bán phần, phẫu thuật 
quá  ngắn…  Vì  vậy,  việc  khảo  sát  động  mạch 
mở, điều trị can thiệp do hẹp hoặc phình động 
thận  ở  người  cho  và  nhận  thận  trước  khi  tiến 
mạch chủ bụng nhằm hạn chế các tai biến trong 
hành phẫu thuật là rất quan trọng. Những năm 
phẫu thuật niệu khoa có thể xảy ra do biến thể 
gần  đây,  sự  phát  triển  vượt  bậc  về  chẩn  đoán 
của động mạch thận. Bên cạnh đó, cùng với xu 
hình  ảnh  đã  hỗ  trợ  đắc  lực  cho  lâm  sàng;  đặc 
hướng phát triển vượt bậc của phẫu thuật ghép 

252

Chuyên Đề Ngoại Khoa 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
biệt là X quang cắt lớp điện toán với thế hệ máy 
nhiều  dãy  đầu  dò  đã  phát  triển  vượt  bậc  nên 
việc  khảo  sát  tất  cả  các  mạch  máu  trong  cơ  thể 
rất  dễ  dàng,  an  toàn  và  máy  đã  được  trang  bị 
rộng khắp mọi miền đất nước. Mặc  khác,  chụp 

mạch  bằng  X  quang  cắt  lớp  điện  toán  có  độ 
chính xác gần giống như chụp mạch số hóa xóa 
nền theo nhiều nghiên cứu(5,8,13). 
Do  vậy  mục  đích  chính  của  đề  tài  này  là 
nghiên  cứu  hình  ảnh  giải  phẫu  và  các  biến  thể 
của  động  mạch  thận  ở  người  Việt  Nam  trưởng 
thành  từ  18  đến  50  tuổi  bằng  X  quang  cắt  lớp 
điện toán, với các mục tiêu sau: 
Khảo  sát  giải  phẫu:  nguyên  ủy,  kích  thước 
của  động  mạch  thận  chính  trên  người  trưởng 
thành  bình  thường  trên  X  quang  cắt  lớp  điện 
toán. 
Khảo sát tỉ lệ xuất hiện các biến thể của động 
mạch thận. 
Khảo  sát  mối  tương  quan  giữa  độ  lớn  của 
đường  kính  động  mạch  thận  chính  với  sự  xuất 
hiện của động mạch thận phụ. 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 
Mô tả cắt ngang. 

Đối tượng nghiên cứu 
Bệnh nhân từ 18 tuổi đến 50 tuổi đến khám 
tại  bệnh  viện  Bình  Dân  có  chụp  CT  bụng  tiêm 
thuốc cản quang từ tháng 09/2012 đến 12/2012. 

Mẫu 
Lấy mẫu theo cách thuận tiện và ngẫu nhiên, 
phù hợp tiêu chuẩn chọn bệnh, n = 164.  


Tiêu chuẩn loại trừ 
Bệnh  nhân  từ  18  ‐  50  tuổi  có  bệnh  lý  thận 
mắc  phải:  u  hệ  niệu,  u  sau  phúc  mạc  hoặc  đã 
phẫu  thuật  vùng  sau  phúc  mạc,  cao  huyết  áp 
do hẹp động mạch thận, không đủ hai thận hai 
bên vùng hố  thận,  dị  tật  bẩm  sinh  thận.  Hình 
ảnh  CT  bụng:  xơ  vữa  đóng  vôi  gây  hẹp  lòng 
mạch,  túi  phình,  dị  dạng  động  mạch  thận.  Bể 
thận, niệu quản dãn to hoặc biến dạng do bất 
kỳ nguyên nhân. 

Chẩn Đoán Hình Ảnh 

Nghiên cứu Y học

Phương tiện, kĩ thuật nghiên cứu 
Máy CT 64 lát cắt hiệu Phillip tại bệnh viện 
Bình  Dân.  Nhập  dữ  liệu  gốc  của  đối  tượng  đã 
lấy  từ  máy  CT64  Philip  vào  máy  chủ 
(Workstation)  của  máy  CT64  GE,  sau  đó  dùng 
phần mềm phân tích động mạch thận có sẵn của 
máy  GE  để  đo  chiều  dài,  đường  kính  của  các 
động  mạch  thận.  Đường  kính  động  mạch  thận 
được  đo  tại  vị  trí  cách  nơi  xuất  phát  từ  10mm 
đến  15mm,  nơi  mà  độ  rộng  của  động  mạch 
tương đối đồng nhất(8). Nếu mỗi thận chỉ có một 
động  mạch  thì  đây  là  động  mạch  thận  chính. 
Nếu  mỗi  thận  có  nhiều  động  mạch  thận  thì 
đường kính động mạch nào lớn nhất được xem 

động mạch thận chính(8). Động mạch thận chính 
chia  nhánh  sớm,  là  khoảng  cách  từ  động  mạch 
chủ bụng đến chỗ chia động mạch vào rốn thận 
dưới 20 mm(8,9).  

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 
Nguyên ủy, kích thước của ĐM thận chính 
Bảng 1. So sánh nguyên ủy ĐM thận chính 
Nguyên ủy của
ĐM thận

Chúng tôi (%)

Özkan(5) (%)

L1

Phải
57,9

Trái
49,4

Phải
55

Trái
51

L1/L2

L2
L2/3

23,2
17,7
1,2

23,2
25,6
1,8

23
20
2

22
24
3

Như  vậy,  theo  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  vị 
trí  xuất  phát  của  động  mạch  thận  chính  từ  bờ 
dưới thân sống L1 trở lên chiếm đa số; tương tự 
với kết quả của Özkan và y văn.  
Bảng 2. So sánh các kích thước ĐM thận chính với 
các tác giả  
Tác giả
Chúng tôi
Võ Văn Hải(14)
Trịnh Xuân
Đàn(11)

Lê Văn
Cường(4)
Saldarriaga(10)

ĐM thận (P) (mm)
ĐKTB
CDTB
5,04
38,26
4,9
42,7
5,2
39,5

ĐM thận (T) (mm)
ĐKTB
CDTB
5,22
30,49
4,8
34,5
5,1
28,9

4,34

55

4,2


48,36

4.93

*

4,8

*

* Tác giả không đề cập 

Theo  khảo  sát  của  chúng  tôi,  đường  kính 
động mạch thận phải nhỏ hơn đường kính động 

253


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

mạch thận trái nhưng chiều dài động mạch thận 
phải  dài  hơn  đường  kính  động  mạch  thận  trái, 
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). 
Tuy  nhiên,  đường  kính  động  mạch  thận 
chính của chúng tôi lớn hơn tác giả Võ Văn Hải, 
có thể do vị trí đo và khác biệt lớn nhất là chúng 
tôi  khảo  sát  động  mạch  thận  trên  người  sống 
bằng  X  quang  cắt  lớp  điện  toán  còn  tác  giả  đo 

trên  xác  ướp  formol.  Chúng  tôi  đo  đường  kính 
động mạch thận chính cách vị trí xuất phát từ 10 
‐  15mm  hoặc  ngay  trước  chỗ  chia  nhánh  nếu 
động  mạch  thận  chính  chia  nhánh  sớm,  theo 
cách đo của tác giả Ramadan(8), riêng tác giả Võ 
Văn  Hải(14)  đo  đường  kính  động  mạch  thận  tại 
chỗ  xuất  phát  và  ngay  trước  chỗ  chia  nhánh. 
Theo cách đo của tác giả Võ Văn Hải rất hay vì 
có thể tìm sự khác biệt đường kính động mạch 
thận  giữa  hai  vị  trí  đo  nhưng  vì  thời  gian  tiến 
hành  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  bị  giới  hạn  về 
thời gian nên chúng tôi không theo cách đo trên. 
Theo các nghiên cứu của tác giả trong nước, 
đặc biệt của tác giả Lê Văn Cường(4), chúng ta dễ 
dàng nhận thấy rằng các chỉ số trong nghiên cứu 
nhỏ hơn nhiều so với tất cả các nghiên cứu khác. 
Điều này có  thể  do  nghiên  cứu  được  tiến  hành 
trên xác ướp formol, thời gian ngâm xác lâu nên 
có sự thay đổi đáng kể về độ căng bề mặt, thành 
mạch co lại khá rõ và đương nhiên có sự chênh 
lệch với người bình thường. 

Biến thể động mạch thận 
Chúng tôi khảo sát biến thể động mạch thận 
ở người trưởng thành không có dị tật bẩm sinh 
về thận bao gồm: động mạch thận phụ và động 
mạch thận chính chia nhánh sớm.  
Nhằm  thuận  lợi  cho  việc  lấy  thận  để  cấy 
ghép,  các  nhà  lâm  sàng  cần  quan  tâm  đến  số 
lượng  động  mạch  thận  cung  cấp  máu  cho  toàn 

bộ thận bao gồm động mạch thận chính và động 
mạch  cực  thận,  vì  nó  quyết  định  cho  phương 
pháp tái tạo mạch máu trước ghép(12). Nhiều tác 
giả  cho  rằng  sự  phân  nhánh  “sớm”  của  động 
mạch  thận  chính,  đặc  biệt  là  dưới  10  mm  thì 
động mạch thận chính sẽ bị chít hẹp sau khi quả 
thận này được ghép(6),(7),(9). 

254

Bảng 3. Tóm tắt tỉ lệ biến thể ĐM thận của tác giả 
trong và ngoài nước. 
Tác giả

Số quả
thận

Chúng tôi
Võ Văn Hải(14)
Trịnh Xuân Đàn (11)
Raman(9)
Piyaporn(7)
Ramadan(8)
Saldarriaga(10)
Özkan(5)
Holden(2)

328
224
108

252
130
334
390
855
200

Tỉ lệ biến thể ĐM thận (%)
1 ĐM
≥ 2 ĐM Chia sớm
78
22
9,8
76,2
23,8
*
65,8
34,2
*
81
19
18
76,9
23,1
17,6
77,2
22,8
*
74,9
25,1

8,4
76
24
14,5
77
23
12

*Tác giả không đề cập 

Chúng tôi nhận thấy rằng, sự xuất hiện động 
mạch thận phụ có tỉ lệ dao động từ 19% đến 34% 
trong các nghiên cứu trong và ngoài nước, điều 
này phù hợp với y văn, Khamanarong(3) về tỉ lệ 
xuất  hiện  của  động  mạch  thận  phụ:  Châu  Phi 
(37,1%),  Ấn  Độ  (17,4%),  da  trắng  (35,3%)  và  da 
màu (18,5%).  
Vào  năm  2012,  Piyaporn(7)  đã  khảo  sát  130 
quả thận của người Thái Lan bằng CTA và tỉ lệ 
động  mạch  thận  phụ  23,1%  và  tác  giả  Özkan(5) 
đã  nghiên  cứu  trên  855  bệnh  nhân  được  chụp 
mạch máu thận số hóa xóa nền (DSA) và đã báo 
cáo tỉ lệ này là 24%. Khảo sát  trên  dân  tộc  Việt 
Nam, kết quả của chúng tôi là 22%, tương tự với 
Võ  Văn  Hải(14)  nhưng  thấp  hơn  Trịnh  Xuân 
Đàn(11), điều này có thể lý giải do khác biệt về cỡ 
mẫu nghiên cứu; có thể số lượng chọn mẫu của 
chúng tôi là phù hợp về mặt thống kê. 
Trên cùng mẫu nghiên cứu này, chúng tôi có 
tỉ lệ chia nhánh sớm của động mạch thận chính 

là  9,8%,  tương  đương  nghiên  cứu  của  tác  giả 
Saldarriaga(10), nhưng kết quả của chúng tôi thấp 
hơn  đa  số  các  tác  giả  khác:  Holden(2),  Özkan(5), 
Piyaporn(7), Raman(9). Điều này có thể  giải  thích 
là do sự khác biệt về chủng tộc. 
Bảng 4. So sánh biến thể của ĐM thận (P)&(T) của 
các tác giả. 
Tác giả

Dạng biến thể ĐM thận (%)

Chuyên Đề Ngoại Khoa 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 

Chúng tôi
Võ VH(14)
Trịnh XĐ (11)
Raman(9)
Piyaporn(7)
Özkan(5)
Holden(2)

Thận phải
1 ĐM ≥ 2 ĐM Chia
sớm
84,8
15,2
3,6

86,1
13,9
*
68,5
31,5
*
84
16
15
81,5
18,5
12,8
83
17
16
68
32
10

Thận trái
1 ĐM ≥ 2 ĐM Chia
sớm
71,1 28,6 15,8
83,5 16,5
*
63
37
*
78
22

21
72,3 27,7 22,4
86
14
13
86
14
14

*Tác giả không đề cập. 

Theo  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  tỉ  lệ  đa 
động  mạch  thận  bên  phải  (15,2%),  bên  trái 
(28,6%),  hoàn  toàn  tương  tự  với  tác  giả 
Raman(9),  Piyaporn(7)  về  tỉ  lệ  đa  động  mạch 
thận bên phải và trái. Tuy nhiên, tỉ lệ trên vẫn 
có  khác  biệt  so  với  một  số  nghiên  cứu  nhưng 
điều  này  chỉ  có  thể  giải  thích  do  khác  biệt  cỡ 
mẫu nghiên cứu và chủng tộc. 
Chúng  tôi  khảo  sát  thấy  tỉ  lệ  chia  sớm  của 
động mạch thận chính bên phải (3,6%), thấp hơn 
nhiều  lần  so  với  tác  giả  Raman(9),  Piyaporn(7), 
Özkan(5),  Holden(2);  và  tỉ  lệ  chia  sớm  của  động 
mạch  thận  chính  bên  trái  (15,8%)  tương  tự  với 
nghiên  cứu  của  Özkan(5),  Holden(2)  và  thấp  hơn 
Raman(9), Piyaporn(7). Những khác biệt ở trên có 
thể  do  khác  nhau  về  chủng  tộc,  số  lượng  mẫu 
nghiên  cứu,  hoặc  do  phương  tiện  nghiên  cứu 
khác  nhau  như:  xác  ướp  formol,  chụp  mạch 
bằng X quang cắt lớp điện toán hay X quang số 

hóa xóa nền... 

Khảo sát mối tương quan giữa độ  lớn  của 
đường kính động mạch thận chính  với sự 
xuất hiện của động mạch thận phụ. 
Khảo sát có hoặc không có một động mạch 
thận phụ hỗ trợ rất nhiều trong thực hành lâm 
sàng  thường  qui  và  hướng  dẫn  những  thủ 

Nghiên cứu Y học

thuật  can  thiệp,  đặc  biệt  là  trước  phẫu  thuật 
đối với phẫu trường nhỏ như  nội soi hoặc cắt 
thận  nội  soi  sau  phúc  mạc,  quyết  định  kế 
hoạch  phẫu  thuật  hệ  niệu  đơn  giản  hơn  và 
tránh những bất ngờ có thể xảy ra quanh vùng 
phẫu thuật(6). Biến chứng chảy máu trong phẫu 
thuật  do  động  mạch  thận  phụ  và  việc  bỏ  sót 
một  động  mạch  thận  phụ  có  thể  gây  ra  nhồi 
máu  ở  thận  ghép  hoặc  gây  cao  huyết  áp  ở 
người  nhận.  Bên  cạnh  đó,  chụp  mạch  thận 
bằng X quang cắt lớp điện toán trước khi phẫu 
thuật,  tình  cờ  phát  hiện  động  mạch  thận  phụ 
bị hẹp gây ra tình trạng cao huyết áp cho bệnh 
nhân  nhưng  huyết  động  học  của  động  mạch 
thận chính trên siêu âm lại bình thường(13).  
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ động 
mạch  thận  phụ  là  22%,  tương  đương  với  các 
kết  quả  nghiên  cứu  trên  nhiều  phương  pháp 
khảo sát như: trên xác ướp của tác giả Võ Văn 

Hải(14) (23,8%), chụp động mạch số hóa xóa nền 
của  Özkan(5)  (24%)  và  chụp  động  mạch  thận 
bằng  CTA  trong  các  nghiên  cứu  của 
Ramadan(8)  (22,8%),  Piyaporn(7)  (23,1%), 
Holden(2)  (23%).  Do  đó,  chúng  tôi  nhận  thấy 
rằng kết quả chụp mạch bằng X quang cắt lớp 
điện toán gần giống với chụp mạch số hóa xóa 
nền  phù  hợp  với  nhiều  nghiên  cứu  trên  thế 
giới (9,13). 
Chúng  tôi  nhận  thấy  rằng,  đường  kính 
động  mạch  thận  chính  nhỏ  hơn  khi  có  động 
mạch  thận  phụ,  tương  đồng  với  báo  cáo  của 
Ramadan(8) và Aytac(1), đã đặt ra câu hỏi là tại 
các điểm cắt của đường kính động mạch thận 
chính có thể quyết định sự xuất hiện của động 
mạch thận phụ hay không?  

Bảng 5. So sánh độ nhạy và độ đặc hiệu của chúng tôi với tác giả Ramadan(8) và Aytac (1) 
Điểm cắt
(mm)
4,85
4,65
4,15

Chúng tôi
83,3
45,8
33,3

Độ nhạy (%)

Ramadan
54
48
26

Aytac
93
80
53,3

Chúng tôi
77,3
94,5
98

Độ đặc hiệu (%)
Ramadan
87
91
99

Aytac
64,6
80,5
98,8

Nếu  tại  điểm  cắt  đường  kính  của  động 

thấp nhất (33,3%), độ đặc hiệu cao nhất (98%), 


mạch  thận  chính  là  d=  4,15  mm  thì  độ  nhạy 

giá trị tiên đoán  dương  (82,8%),  tiên  đoán  âm 

Chẩn Đoán Hình Ảnh 

255


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

(84%),  điều  này  cho  thấy  rằng  khả  năng  xuất 
hiện của động mạch thận phụ với độ chính xác 
là  82,8%  khi  đường  kính  động  mạch  thận 
chính ≤ 4,15 mm và không có động mạch thận 
phụ với  độ  chính  xác  là  84  %  khi  đường  kính 
động mạch thận chính ≥ 4,15 mm. 
Bảng 7. So sánh giá trị tiên đoán dương, tiên đoán 
âm của chúng tôi với tác giả Ramadan(8) 
Điểm cắt
(mm)
4,85
4,65
4,15

Giá trị tiên đoán
Giá trị tiên đoán âm
dương

Chúng tôi Ramadan Chúng tôi Ramadan
50,8
58
94,3
85
70,2
64
86,1
84
82,8
90
84
80

Điểm cắt tốt nhất giữa các nhóm bệnh nhân 
sử dụng DSA& MDCT(1), những nghiên cứu đã 
cho thấy rằng khả năng có một động mạch thận 
phụ cao khi đường kính động mạch thận chính 
≤  4,15  mm,  thông  tin  này  rất  quan  trọng  trong 
nghiên  cứu  của  chúng  tôi  và  các  tác  giả 
Ramadan(8)  và  Aytac(1)  nhằm  hỗ  trợ  cho  thực 
hành lâm sàng. 
Nghiên  cứu  của  chúng  tôi  không  phối  hợp 
nhiều phương tiện khảo sát hình ảnh khác như 
chụp mạch số hóa xóa nền, cộng hưởng từ, tuy 
nhiên X quang cắt lớp điện toán nhiều dãy đầu 
thu thu nhận dữ liệu đẳng trường nên cho hình 
ảnh gần giống với tình trạng thực.  Theo  y  văn, 
độ chính xác của MDCT gần bằng với DSA và tỉ 
lệ xuất hiện động mạch thận phụ tương tự nhiều 

nghiên cứu(1,8). Những thông tin thu được về có 
hoặc  không  có  động  mạch  thận  phụ  sử  dụng 
gián tiếp mô tả ở trên không thể loại trừ yêu cầu 
quy  tắc  chụp  mạch  bằng  X  quang  cắt  lớp  điện 
toán  hoặc  cộng  hưởng  từ  để  đánh  giá  động 
mạch trước khi phẫu thuật.  

KẾT LUẬN 
Qua  khảo  sát  164  cặp  thận  ở  người  trưởng 
thành  Việt  Nam,  tương  ứng  với  328  quả  thận 
của 79 nam (48,1%), 85 nữ (51,9%), có độ tuổi từ 
18 đến 50, chúng tôi đưa ra kết luận sau: 
Nguyên ủy của động mạch thận chính đa số 
xuất  phát  từ  ngang  mức  thân  sống  L1  trở  lên 

256

chiếm tỉ lệ cao nhất, bên phải là 57,9 %, bên trái 
là  49,4%.  Chiều  dài  của  động  mạch  thận  chính 
bên phải (38,26 ± 11 mm)  luôn  luôn  dài  hơn  so 
với bên trái (30,49 ± 9,75 mm). Đường kính của 
động mạch thận chính bên phải (5,04 ± 0,52 mm) 
nhỏ hơn so với bên trái (5,22 ± 0,83 mm).  
Các  biến  thể  động  mạch  thận:  tỉ  lệ  chia 
nhánh  sớm  của  động  mạch  thận  chính  là  9,8%, 
bên  trái  (15,8%)  và  bên  phải  (3,8%);  tỉ  lệ  xuất 
hiện  động  mạch  thận  phụ  là  22%,  bên  trái 
(27,4%) và bên phải (15,2%). 
Nếu đường kính động mạch thận chính là 
4,15  mm  thì  khả  năng  xuất  hiện  động  mạch 

thận phụ có độ đặc hiệu cao nhất (98%) và giá 
trị  tiên  đoán  dương  cao  nhất  (82,8%),  giá  trị 
tiên đoán âm cũng khá cao (84%). Nếu đường 
kính động mạch thận chính là 4,85 mm thì khả 
năng  xuất  hiện  động  mạch  thận  phụ  có  độ 
nhạy cao nhất (83,3%), độ đặc hiệu (77,3%) và 
giá  trị  tiên  đoán  dương  (50,8%),  giá  trị  tiên 
đoán âm cao nhất (94,3 %). 

KIẾN NGHỊ 
Với  kết  quả  nghiên  cứu  này,  bước  đầu  đã 
cho  ra  được  những  chỉ  số  về  kích  thước  động 
mạch thận. Theo số lượng chọn mẫu của chúng 
tôi có lẽ đã đạt về mặt ý nghĩa thống kê so với 
nhiều tác giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, số 
lượng mẫu  vẫn  còn  hạn  chế  so  với  dân  số  Việt 
Nam.  Vì  thế,  để  có  thể  áp  dụng  cho  toàn  thể 
người  Việt  Nam  ta  cần  có  những  bước  nghiên 
cứu  tiếp  theo:  mở  rộng  mẫu  nghiên  cứu,  chọn 
mẫu  ngẫu  nhiên  theo  cụm  để  mang  tính  đại 
diện hơn và cần kết hợp với các chỉ số chiều cao, 
cân  nặng  của  đối  tượng  nghiên  cứu  để  tìm  sự 
tương quan giữa các yếu  tố  này  với  kích  thước 
động mạch thận. 
Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ khảo sát 
biến  thể  động  mạch  thận,  chúng  tôi  đề  nghị 
nghiên  cứu  mới  khảo  sát  biến  thể  tĩnh  mạch 
thận  và  nghiên  cứu  về  động  mạch  thận  trên 
người  có  các  dị  tật  bẩm  sinh  thận:  như  thận 
móng ngựa, thận đơn độc, thận lạc chỗ… 


TÀI LIỆU THAM KHẢO 

Chuyên Đề Ngoại Khoa 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
1.

2.

3.
4.
5.

6.
7.

8.

9.

Aytac SK, and et al (2003), ʺCorrelation Between the Diameter 
of  the  Main  Renal  Artery  and  the  Presence  of  an  Accessory 
Renal Arteryʺ, J. Ultrasound Med., (17), p. 433‐439. 
Holden A, Dukes P, and et al (2005), ʺAssessment of 100 live 
potential  renal  donors  for  laparoscopic  nephrectomy  with 
multi‐detector row helical CTʺ, Radiographics, p. 973‐ 980. 
Khamanarong K, Utraravichien A, and et al (2004), ʺAnatomy 
of renal arterial supplyʺ, Clin. Anat., (17), p. 34‐336. 

Lê  Văn  Cường  (1991),  Các  dạng  và  dị  dạng  của  động  mạch  ở 
người Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ Y học, , tr. 123‐ 127. 
Özkan U, Tercan F, and et al (2006), ʺRenal artery origins and 
variations:  angiographic  evaluation  of  855  consecutive 
patientsʺ, Diagn Interv Radiol, (12), p. 183‐186. 
Pierce  M  (2013),  ʺCT  angiography  of  living  renal 
transplantation donorsʺ, Radiology, (16), p. 1‐ 7. 
Piyaporn  A,  and  et  al  (2012),  ʺRenal  vascular  variants  in 
living  related  renal  donors:  evaluation  with  CT 
angiographyʺ, J Med Assoc Thai, (7), p. 941‐948. 
Ramadan  SU,  Gökharman  D,  and  et  al  (2010),  ʺCan  renal 
dimensions  and  the  main  renal  artery  diameter  indicate  the 
presence of an accessory renal artery?  A  64  slice  CT  studyʺ, 
Diagnostic and Interventional Radiology, (17), p. 266‐ 271. 
Raman SS, Schulam PG, and et al (2007), ʺSurgically relevant 
normal and variant renal parenchymal and vascular anatomy 
in  preoperative  16‐MDCT  evaluation  of  potential 
laparoscopic renal donorsʺ, AJR, (188), p. 105‐114. 
 

Chẩn Đoán Hình Ảnh 

10.

Nghiên cứu Y học

Saldarriaga B, and et al (2008), ʺMorphological expression of 
the  renal  artery.  A  direct  anatomical  study  in  a  Colombian 
half‐caste populationʺ, Int. J. Morphol, (26), p. 31‐38. 
Trịnh  Xuân  Đàn  (1999),  Nghiên  cứu  giải  phẫu  hệ  thống  bể  đài 

thận  và  mạch  máu,  thần  kinh  thận  của  người  Việt  Nam  trưởng 
thành, Luận án tiến sĩ Y học, tr. 39‐ 76.  
Nguyễn  Trường  Giang,  Hoàng  Mạnh  An,  Lê  Trung  Hải 
(2012), ʺNhận xét một số bất thường về mạch máu thận ghép 
qua 98 trường hợp tại Bệnh viện 103 QĐNDʺ, Y học thực hành 
TP. Hồ Chí Minh, 16, tr. 17‐ 19.  
Urban BA, Fishman EK, and et al (2001), ʺThree‐ dimensional 
volume‐ rendered  CT  angiography  of  the  renal  arteries  and 
veins:  normal  anatomy,  variants,  and  clinical  applicationsʺ, 
Radiographics, (21), p. 373‐386.  
Võ Văn Hải (2012), Đặc điểm giải phẫu động mạch thận ở người 
bình thường và người có bệnh lý khúc nối bể thận niệu quản, Luận 
án Tiến Sĩ y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.  

11.

12.

13.

14.

 
Ngày nhận bài báo:  

 

 

22/11/2013 


Ngày phản biện nhận xét bài báo:  

25/11/2013 

Ngày bài báo được đăng :  

05/01/2014 

 

 

257



×