Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Lựa chọn bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc trong tập luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh nữ khối 10 trường THPT lý nhân tông bắc ninh (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.5 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

KIỀU THANH TÂM

LỰA CHỌN BÀI TẬP SỬA CHỮA SAI
LẦM THƯỜNG MẮC TRONG TẬP
LUYỆN KỸ THUẬT CHUYỀN BÓNG
CAO TAY CHO HỌC SINH NỮ
KHỐI 10 TRƯỜNG THPT
LÝ NHÂN TÔNG - BẮC NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

HÀ NỘI, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

KIỀU THANH TÂM

LỰA CHỌN BÀI TẬP SỬA CHỮA SAI
LẦM THƯỜNG MẮC TRONG TẬP
LUYỆN KỸ THUẬT CHUYỀN BÓNG
CAO TAY CHO HỌC SINH NỮ
KHỐI 10 TRƯỜNG THPT
LÝ NHÂN TÔNG - BẮC NINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành học: Giáo dục Thể chất
Cán bộ hướng dẫn



ThS. TẠ HỮU MINH

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Kiều Thanh Tâm
Sinh viên lớp K39B - GDTC Trường ĐHSP Hà Nội 2
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong đề tài là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Sinh Viên

Kiều Thanh Tâm


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐC

Đối chứng

ĐH TDTT

Đai học thể dục thể thao

GD – ĐT

Giáo dục – Đào tạo


GDTC

Giáo dục thể chất

GV

Giáo viên

HLV

Huấn luyện viên

NXB

Nhà xuất bản

s

Giây

TD

Thể dục

TDTT

Thể dục thể thao

TN


Thực nghiệm

TP

Thành phố

TW

Trung ương

THPT

Trung học phổ thông

VĐV

Vận động viên

%

Phần trăm


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................... 4
1.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về công tác GDTC trường học ........... 4
1.2. Đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi THPT....................................................... 5
1.2.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT ................................................... 5

1.2.2. Đặc điểm sinh lý của học sinh THPT .................................................. 6
1.3. Đặc điểm môn bóng chuyền....................................................................... 8
1.3.1. Đặc điểm của tập luyện và thi đấu bóng chuyền ................................ 8
1.3.2. Đặc điểm về kỹ thuật trong bóng chuyền ........................................... 9
1.3.3. Đặc điểm kỹ thuật chuyền bóng cao tay ........................................... 10
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU................... 13
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 13
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 13
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ...................................... 13
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn..................................................................... 13
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm.......................................................... 13
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm......................................................... .14
2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.................................................. .14
2.2.6. Phương pháp toán học thống kê......................................................... 14
2.3. Tổ chức nghiên cứu.................................................................................. 15
2.3.1. Thời gian nghiên cứu ......................................................................... 15
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 16
2.3.3. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 16
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................... 17
3.1. Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho
học sinh nữ khối 10 trường THPT Lý Nhân Tông - Bắc Ninh....................... 17


3.1.1. Đánh giá thực trạng phong trào TDTT ở trường THPT Lý Nhân Tông
- Bắc Ninh ....................................................................................................... 17
3.1.2. Thực trạng về cơ sở vật chất .............................................................. 17
3.1.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên ............................................................. 19
3.1.4. Thực trạng giảng dạy kỹ thuật chuyền bóng cao tay của học sinh nữ khối
10 trường THPT Lý Nhân Tông - Bắc Ninh........................................... 19
3.1.5. Thực trạng hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay của học sinh nữ

khối 10 trường THPT Lý Nhân Tông - Bắc Ninh trong tập luyện ................. 23
3.2. Lựa chọn và đánh giá hiệu quả bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc trong
tập luyện với kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh nữ khối 10 trường
THPT Lý Nhân Tông - Bắc Ninh.................................................................... 26
3.2.1. Lựa chọn bài tập................................................................................. 26
3.2.2. Lựa chọn các test để đánh giá hiệu quả kỹ thuật truyền bóng cao tay cho
học sinh nữ khối 10 trường THPT Lý Nhân Tông - Bắc Ninh ................ 30
3.2.3. Tổ chức thực nghiệm.......................................................................... 31
3.2.4. Kiểm tra đối tượng sau thực nghiệm..................................................36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 41
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG - BIỂU
Bảng
Bảng 3.1
Bảng 3.2

Nội dung
Thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường
Thực trạng đội ngũ giáo viên TDTT trường THPT Lý
Nhân Tông

Trang
18
19

Thực trạng giảng dạy kỹ thuật chuyền bóng cao tay của
Bảng 3.3


học sinh nữ khối trường THPT Lý Nhân Tông - Bắc

20

Ninh.
Những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật chuyền bóng
Bảng 3.4

cao tay cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Lý Nhân

23

Tông (n=30)
Kết quả phỏng vấn những sai lầm thường mắc trong kỹ
Bảng 3.5

thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh nữ khối 10

24

trường THPT Lý Nhân Tông
Bảng 3.6

Những sai lầm thường mắc và nguyên nhân dẫn đến
những sai lầm đó

25

Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập sửa chữa sai lầm

Bảng 3.7

thường gặp trong tập luyện kỹ thuật chuyền bóng cao
tay cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Lý Nhân

28

Tông (n=20)
Kết quả phỏng vấn giáo viên - chuyên gia về mức độ ưu
Bảng 3.8

tiên sử dụng các test đánh giá hiệu quả kỹ thuật chuyền

30

bóng cao tay (n=25)
Bảng 3.9

Đánh giá và cho điểm chạy dẻ quạt

32

Bảng 3.10

Đánh giá và cho điểm chuyền bóng vào ô

32

Kết quả kiểm tra chỉ tiêu kỹ thuật chuyền bóng cao tay
Bảng 3.11


của đối tượng nghiên cứu trước thực nghiệm
(nA = nB = 20)

33


Bảng 3.12
Bảng 3.13

Kiểm tra nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau
thực nghiệm (nA =nB = 20)
So sánh tỷ lệ mắc sai lầm của hai nhóm thực nghiệm và
đối chứng trước và sau thực nghiệm

36
37


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thể thao là một bộ văn hóa - xã hội là một mặt quan trọng không thể
thiếu được trong hệ thống xã hội chủ nghĩa (XHCN). Nó được coi là phương
tiện hữu hiệu giáo dục con người phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
Thể dục thể thao (TDTT) trong chủ nghĩa xã hội mở rộng thêm những tiền đề
và điều kiện cho sự phát triển nhân cách hài hòa và toàn diện. Kết hợp với các
mặt giáo dục khác TDTT góp phần xây dựng con người mới XHCN, đáp ứng
được yêu cầu xã hội hiện đại.
TDTT là hoạt động ngắn liền với hoạt động lao động và sản xuất của xã

hội loài người, TDTT không những đóng vai trò quan trọng trong việc phát
triển con người toàn diện mà nó còn là hoạt động liên kết giúp tất cả mọi
người, mọi dân tộc xích lại gần nhau hơn, gắn bó với nhau hơn trong bầu
không khí hoà bình hữu nghị giữa các dân tộc.
Giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ là một bộ phận cơ bản trong hệ thống
giáo dục thể chất quốc gia. Đây là một trong những vấn đề được Đảng và nhà
nước ta đặc biệt quan tâm góp phần không nhỏ cho sự phát triển của đất nước.
Thế hệ trẻ được giáo dục đào tạo là khỏe về thể chất và sảng khoái về tinh
thần, có khả năng lao động trí óc, mưu trí dũng cảm trong chiến đấu và bảo vệ
tổ quốc, bảo vệ sự nghiệp của Đảng. Việc tập luyện thể dục, bồi dưỡng sức
khỏe được Bác Hồ xác định đó là quyền lợi, là trách nhiệm, là bổn phận của
mỗi người dân yêu nước: “Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già
trẻ, ai cũng nên làm và ai cũng làm được… Dân cường thì nước thịnh. Tôi
mong đồng bào ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập” [6].
Nhận thức rõ tầm quan trọng của TDTT trong cuộc sống đổi mới và
xây dựng đất nước, sự nghiệp TDTT được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan
tâm. Bên cạnh những môn thể thao mũi nhọn phát triển và đạt thành tích cao


2

trong các cuộc thi ở khu vực và thế giới là việc khôi phục và phát triển rộng
rãi các môn thể thao khác, trong đó có Bóng chuyền nhằm hướng tới một nền
TDTT đại chúng toàn diện.
Ở Việt Nam, trong những năm qua bóng chuyền đã đạt được một số kết
quả trên cả phương diện thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao.
Môn bóng chuyền được nhiều người chơi và yêu thích, tuy nhiên để có
thể hoà nhập với đội bóng, bản thân mỗi vận động viên phải có trình độ kỹ
thuật, chiến thuật cá nhân và tư duy chiến thuật tốt. Đối tượng là học sinh,
sinh viên đến với môn bóng chuyền với số lượng và phong trào rất mạnh,

nhưng phần lớn kỹ thuật động tác chưa chuẩn, để chơi được đòi hỏi các em
phải nắm vững được kỹ thuật cơ bản cũng như rèn luyện được kỹ năng, kỹ
xảo cao. Trong thực tế giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn giáo dục thể chất
trong trường học chỉ được học những phương pháp chung. Qua quá trình quan
sát một số trường THPT nói chung và trường THPT Lý Nhân Tông - Bắc
Ninh nói riêng về môn học tự chọn bóng chuyền tôi nhận thấy đa số học sinh
nữ khối 10 khi thực hiện kỹ thuật chuyền bóng thấp tay cũng như kỹ thuật
chuyền bóng cao tay chưa thực hiện đúng yêu cầu đặt ra, nguyên nhân là kỹ
thuật cơ bản của các em sai, giáo viên chưa đưa ra được các bài tập bổ trợ để
dẫn dắt nhằm bổ trợ hoàn thiện kỹ thuật chuyền bóng thấp tay và cao tay. Vì
vậy, cần phải chỉ ra những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật chuyền bóng
cao tay và cách khắc phục để các em học sinh nữ khối 10 trường THPT Lý
Nhân Tông - Bắc Ninh luyện tập đạt hiệu quả hơn. Hiện nay, đã có rất nhiều
nhà khoa học lựa chọn bóng chuyền là hướng nghiên cứu. Song chưa có tác
giả nào đi sâu vào nghiên cứu bài tập khắc phục những sai lầm thường mắc
trong tập luyện lỹ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh nữ khối 10 trường
THPT Lý Nhân Tông - Bắc Ninh. Xuất phát từ thực tế trên đề tài tiến hành
nghiên cứu: “Lựa chọn bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc trong tập
luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh nữ khối 10 trường THPT
Lý Nhân Tông - Bắc Ninh”.


3

* Mục đích nghiên cứu: Lựa chọn được bài tập sữa chữa sai lầm
thường mắc trong tập luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh nữ
khối 10 trường THPT Lý Nhân Tông - Bắc Ninh. Qua đó nhằm nâng cao hiệu
quả trong quá trình tập luyện và thi đấu cho học sinh trường Lý Nhân Tông Bắc Ninh.
* Giả thuyết khoa học: Nếu đề tài đánh giá đúng thực trạng áp dụng
có hiệu quả các bài tập thành công thì sẽ giúp cho các em học sinh nữ khối 10

trường THPT Lý Nhân Tông - Bắc Ninh đạt thành tích cao trong tập luyện và
thi đấu các giải trong và ngoài nhà trường.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về công tác GDTC trường học
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại
điều 41 quy định: Nhà nước thống nhất quản lí sự nghiệp phát triển giáo dục
thể thao, quy định giáo dục thể chất (GDTC) bắt buộc trong trường học,
khuyến khích và giúp đỡ phát triển các hình thức thể dục tự nguyện của nhân
dân, tạo điều kiện cần thiết để không ngừng mở rộng các hoạt động thể dục
thể thao chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao.
Chỉ thị 36/CT/TW ngày 24/3/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
( khóa VII) giao trách nhiệm cho Bộ Giáo Dục - Đào tạo và Tổng cục TDTT
thường xuyên phối hợp chỉ đạo tổng kết công tác GDTC, cải tiến chương
trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đào tạo giáo viên TDTT cho
trường học các cấp, tạo những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực
hiện chế độ GDTC bắt buộc ở tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện
TDTT trở thành nếp sống hằng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên, qua đó
phát hiện và tuyển chọn được nhiều tài năng thể thao cho quốc gia.[1].
Luật giáo dục được Quốc hội khóa IX Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 2/12/1998 và pháp lệnh TDTT được Ủy ban Thường
vụ Quốc hội thông qua tháng 9/2000 quy định: “Nhà nước coi trọng TDTT
trong trường học nhằm phát triển và hoàn thiện thể chất cho tầng lớp
thanh niên nhi đồng. GDTC là nội dung giáo dục bắt buộc đối với học sinh,
sinh viên được thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến
đại học. TDTT trường học bao gồm việc tiến hành chương trình GDTC bắt

buộc và tổ chức TDTT ngoại khóa cho người học. Nhà nước khuyến khích
và tạo điều kiện cho học sinh được tập TDTT phù hợp với đặc điểm lứa tuổi
và điều kiện


5

từng nơi. GDTC là một bộ phận quan trọng để thực hiện mục tiêu giáo dục
toan diện, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài,
đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
1.2. Đặc điểm tâm- sinh lý lứa tuổi THPT
Lứa tuổi này cơ thể các em đã phát triển tương đối hoàn chỉnh. Tuy
nhiên các cơ quan và hệ cơ quan cơ thể vẫn tiếp tục phát triển nhưng tốc độ
chậm dần, chức năng sinh lý tương đối ổn định, khả năng hoạt động thể lực
của các hệ thống cơ quan cũng được cao hơn. Sự phát triển cơ thể của cả nam
và nữ có sự khác biệt rất lớn do những đặc điểm khác nhau về sinh lý. Do vậy
quá trình GDTC cho học sinh lứa tuổi này chúng ta cần căn cứ vào đặc điển
tâm sinh lý lứa tuổi và giới tính của các em.
1.2.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT
Ở lứa tuổi này các em thích tỏ ra mình là người lớn, muốn được mọi
người tôn trọng, tỏ ra mình là người hiểu biết, có khả năng phân tích tổng
hợp, các em có sự hiếu động, tinh nghịch. Các em có nhiều hoài bão nhưng lại
thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống.
Tuổi này chủ yếu hình thành thế giới quan, tự ý thức, hình thành ý
thức, hình thành tính cách và hướng về tương lai. Đó cũng là tuổi lãng mạn
mơ ước độc đáo và mong cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Về hứng thú: Các em đã có thái độ tự giác tích cực trong học tập xuất
phát từ động cơ học đứng đắn và lựa chọn nghề nghiệp sau này. Song hứng
thú học tập do nhiều động cơ khác nhau, đua với bạn bè, tự ái, hiếu danh…
cho nên khi giảng dạy giáo viên cần giúp các em xây dựng động cơ đúng đắn

để các em có được hứng thú học tập các môn học nói chung và môn GDTC
nói riêng.
Về tình cảm: Các em đã biểu lộ rõ hơn về tình cảm của bản thân với
mái trường mình gắn bó, với các thầy cô giáo đã dạy các em. Vì vậy, việc


6

giáo viên gây được thiện cảm và sự tôn trọng của các em là một trong những
thành công giúp giáo viên có nhiều thuận lợi trong quá trình giảng dạy, thúc
đẩy các em tự giác, tích cực trong học tập.
Về trí nhớ: Các em ở tuổi này hầu như không tồn tại việc ghi nhớ máy
móc, do các em đã biết cách ghi nhớ có hệ thống, đảm bảo tính logic chặt chẽ
và lĩnh hội được bản chất, vấn đề cần học tập. Vậy nên khi giảng dạy GDTC
giáo viên có thể sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với giảng giải, phân
tích chi tiết kỹ thuật động tác và vai trò, ý nghĩa cũng như cách sử dụng
phương tiện, phương pháp để các em có thể tự tập một cách độc lập trong thời
gian rảnh dỗi.
1.2.2. Đặc điểm sinh lý của học sinh THPT
* Hệ thần kinh
Hệ thần kinh tiếp tục phát triển đi đến hoàn thiện. Khả năng tư duy, khả
năng phân tích, tổng hợp và trừu tượng hóa được phát triển thuận lợi cho việc
hoàn thành các phản xạ có điều kiện, giúp các em tiếp thu và hoàn thiện kỹ
thuật động tác. Tuy nhiên đối với một số bài tập đơn điệu không hấp dẫn thì
làm cho các em nhanh chóng mệt mỏi.
Vì vậy, khi giảng dạy GDTC, giáo viên cần thay đổi nhiều hình thức
tập luyện một cách phong phú, đặc biệt tăng cường các hình thức thi đấu, trò
chơi để gây hứng thú và tạo điều kiện hoàn thành tốt các bài tập chính.
Ngoài ra do sự hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến
yên làm cho tính hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế nên giáo viên cũng

cần sử dụng bài tập thích hợp và thường xuyên quan sát phản ứng của học
sinh để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.
* Hệ vận động
Hệ xương: Bắt đầu giảm tốc độ phát triển. Tập luyện TDTT thường
xuyên liên tục làm cho bộ xương khỏe mạnh hơn, lứa tuổi này các xương nhỏ


7

như xương cổ tay, bàn tay hầu như đã hoàn thiện nên các em có thể tập luyện
một số động tác treo, chống, mang vác nặng mà không làm tổn hại hoặc
không tạo sự phát triển lệch lạc của cơ thể. Cột sống đã ổn định hình dáng
nhưng vẫn chưa được hoàn thiện, vẫn có thể bị cong vẹo nên việc tiếp tục bồi
dưỡng tư thế chính xác thông qua các bài tập như: đi, chạy, nhảy…cho các
em là cần thiết và không thể xem nhẹ.
* Hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn của các em ở lứa tuổi này đang phát triển và đi đến hoàn
thiện. Buồng tim phát triển tương đối hoàn chỉnh. Mạch đập của nữ 60-70
lần/phút, hệ thống điều hòa vận động tương đối hoàn chỉnh. Phản ứng của hệ
tuần hoàn trong vận động là tương đối rõ rệt. Trong quá trình tập luyện. giáo
viên cần chú ý thận trọng và thường xuyên kiểm tra theo dõi trạng thái sức
khỏe của học sinh.
* Hệ hô hấp
Đặc điểm sinh lý ở lứa tuổi này ảnh hưởng rõ đến chức năng hô hấp.
Trong quá trình trưởng thành của cơ thể có sự thay đổi về độ dài của chu kỳ
hô hấp, tỷ lệ thở ra - hít vào, thay đổi độ sâu và tần số hô hấp.
Hệ hô hấp có những biến đổi tương đồng: Hệ thống cơ hô hấp và thể
tích lồng ngực phát triển ngày càng hoàn thiện dẫn đến biến đổi các chỉ số
chức năng theo hướng, tần số hô hấp giảm, thông khí phổi dung tích sống,
khả năng hấp thụ oxi, nhưng chưa ổn định ở cuối giai đoạn dạy thì.

Tần số hô hấp giảm dần theo lứa tuổi, dung tích sống của trẻ em nhỏ
hơn người lớn.
Tuy nhiên, các cơ hô hấp vẫn còn yếu nên sự co giãn lồng ngực nhỏ,
chủ yếu là co giãn cơ hoành. Do vậy, trong tập luyện cần tập thở sâu và tập
trung chú ý thở bằng ngực.


8

1.3. Đặc điểm môn bóng chuyền
1.3.1. Đặc điểm của tập luyện và thi đấu bóng chuyền
Bóng chuyền là môn thể thao tập thể, VĐV được sử dụng tất cả các bộ
phận của cơ thể để đánh bóng đi trong khuôn khổ của luật bóng chuyền cho
phép.
Tính tập thể trong bóng chuyền được thể hiện ở khả năng phối hợp và
liên kết giữa các khâu chuyền một, chuyền hai và đập bóng. Các phối hợp này
phải được luân chuyển theo trình tự mà luật thi đấu cho phép, do đó VĐV
bóng chuyền phải nắm vững kỹ thuật cơ bản và phải có thời gian tập luyện lâu
dài trong đội bóng mới đạt được khả năng phối hợp hiệu quả trong thi đấu.
Tuy nhiên do môn bóng chuyền có trang thiết bị đơn giản, dễ tổ chức tập
luyện với mọi đối tượng nên bóng chuyền luôn được đông đảo quần chúng
hâm mộ tham gia tập luyện và thi đấu.
Sự điêu luyện về kỹ thuật của VĐV bóng chuyền được thể hiện thông
qua các tiêu chuẩn là:
- Sự toàn diện trong thi đấu bóng chuyền biểu hiện thông qua việc thực
hiện một loạt kỹ thuật cơ bản (đệm, chuyền, phát, đập, chắn) trong khoảng
thời gian ngắn, kỹ thuật thực dụng thi đấu đa dạng, kỹ thuật sở trường phù
hợp với điều kiện cá nhân (chuyền hai, libero, chủ công, phó công,…). Ngoài
toàn diện về kỹ thuật còn phải toàn diện về tri thức, vận dụng kỹ chiến thuật
cá nhân và tập thể, năng lực thích ứng với hoàn cảnh... Tính toàn diện này là

hướng ứng dụng của quá trình tập luyện. Trong đó đặc biệt là kỹ thuật cơ bản
trong giai đoạn huấn luyện ban đầu.
- Sự hiệu quả: Được biểu hiện thông qua kết quả cao của động tác kỹ
thuật, trên cơ sở biết tận dụng khả năng của mình trong các điều kiện cô thể
của hoạt động thi đấu.
- Sự ổn định thể hiện qua mức độ ổn định kỹ thuật trước động tác của
các nhân tố bất lợi khác nhau và luôn đạt được kết quả cao trong mọi điều
kiện hoạt động.


9

1.3.2. Đặc điểm về kỹ thuật trong bóng chuyền
Kỹ thuật chơi là tổng hợp của các động tác. Chuyên môn cần thiết cho
VĐV bóng chuyền để đạt được thành tích cao trong thi đấu. Trong mỗi giai
đoạn phát triển, kỹ thuật là phương tiện quan trọng để tiến hành thi đấu thể
thao, tạo điều kiện giải quyết các nhiệm vụ chiến thuật có thể trong các tình
huống thi đấu khác nhau. Để đạt được hiệu quả cao khi giải quyết các tình
huống chớp nhoáng xảy ra trong quá trình thi đấu VĐV bóng chuyền cần nắm
vững các loại kỹ thuật cơ bản ngay từ khi tập luyện bóng chuyền và sử dụng
chúng có hiệu quả trong thi đấu.
Bóng chuyền là môn thể thao đồng đội thi đấu đối kháng gián tiếp, vì
vậy để có thể tạo nên chiến thắng chung của đội mọi thành viên trong đội phải
có đầy đủ phẩm chất và kỹ thuật cơ bản tốt nhất.
Dựa vào đặc điểm tổ chức hoạt động thì kỹ thuật thi đấu trong bóng
chuyền được chia thành hai loại: Kỹ thuật tấn công và kỹ thuật phòng thủ.
- Kỹ thuật tấn công là tổng hợp các động tác nhằm đưa bóng sang sân
đối phương bao gồm: Phát bóng, chuyền bóng và đập bóng.
Phát bóng là chiến thuật đưa bóng vào cuộc, nó không chỉ đơn giản với
mục đích ghi điểm trực tiếp, gây khó khăn cho đối phương phòng thủ và ý đồ

tấn công của họ, tạo thuận lợi cho mình.
Chuyền hai là cầu nối giữa cầu thủ và tấn công, nó có ảnh hưởng gián
tiếp tới thắng lợi của một pha bóng, một hiệp đấu của một trận đấu. Nhiệm vụ
chính của chuyền bóng là tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho VĐV tấn công
hoàn thành đập bóng.
Đập bóng là kỹ thuật tấn công chủ yếu trong thi đấu bóng chuyền. Mục
tiêu cuối cùng của thi đấu bóng chuyền là thắng trận vì vậy phải tấn công
nhanh, mạnh, khéo léo trên cơ sở phòng thủ tốt, chuyền hai đạt trình độ kỹ
thuật điêu luyện. Muốn vậy phải sửa chữa những sai lầm mắc phải ngay từ
giai đoạn đầu thì mới nâng cao được kỹ thuật động tác.


10

- Kỹ thuật phòng thủ gồm: Chuyền bóng thấp tay và chắn bóng.
Trong đó kĩ thuật chuyền bóng thấp tay bao gồm: chuyền bóng thấp tay
bằng hai tay và chuyền bóng thấp tay bằng một tay. Kĩ thuật chuyền bóng
thấp tay bằng hai tay được ứng dụng rất phổ biến và có hiệu quả cao. Tuy
nhiên tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể mà VĐV có thể đỡ bóng từ quả
đập nhẹ hoặc đập mạnh. Đối với kĩ thuật chuyền bóng thấp tay bằng một tay
được ứng dụng trong các điều kiện bóng đến nhanh hoặc từ xa không thể thực
hiện chuyền bóng thấp tay bằng hai tay, tùy thuộc hướng bóng đến từ phía
nào mà VĐV bước sang bên đó thực hiện động tác cứu bóng.
Kĩ thuật tiếp theo cũng nằm trong nhóm kĩ thuật phòng thủ đó là chắn
bóng. Chắn bóng là hình thức phòng thủ tích cực nhất được thực hiện mang
tính đối kháng quyết liệt giữa VĐV tấn công ở trên lưới với người phòng thủ
nhằm ngăn cản hình thức tấn công của đối phương. Để chắn bóng có hiệu quả
cao việc xác định thời điểm bật nhảy là rất quan trọng, VĐV xác định thời
điểm bật nhảy phải căn cứ vào hoạt động tấn công của VĐV đập bóng.
Phòng thủ trong thi đấu bóng chuyền là hình thức phối hợp các tuyến

chắn bóng, yểm hộ và đệm bóng với mục đích vô hiệu hoá hoặc làm suy yếu
khả năng tấn công của đối phương, tạo điều kiện thuận lợi để đội mình tổ
chức phân công giành điểm.
1.3.3. Đặc điểm kỹ thuật chuyền bóng cao tay
Chuyền bóng cao tay là một kỹ thuật mà người tập chủ yếu sử dụng bàn
tay và các ngón tay để đưa bóng đến một vị trí nhất định hoặc chuyền bóng
cho đồng đội (chuyền hai) thực hiện đập bóng. Chuyền bóng cao tay có các
đặc điểm sau:
+ Khi chuyền bóng đi cùng một lúc có nhiều điểm tiếp xúc vào bóng
nhưng điểm tiếp xúc chủ yếu là ở các ngón tay.
+ Vị trí bàn tay tiếp xúc bóng khi chuyền luôn luôn ở trên mặt với độ
cao ngang trán hoặc trên đầu.


11

+ Cùng với lúc thực hiện động tác, mắt có thể quan sát được vị trí bóng,
vị trí muốn tìm đến.
+ Chuyền bóng cao tay sử dụng các bộ phận một cách linh hoạt, khéo
léo nhất cơ thể cụ thể là các ngón tay, cổ tay góp phần tạo sự chuyển động
chuẩn xác cao, linh hoạt và biến hóa các đường bóng, chuyền bóng cao tay là
kỹ thuật để tổ chức, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tấn công, ngoài ra
chuyền bóng mang tính chất tấn công có hiệu quả như bỏ nhỏ.
- Chuyền bóng cao gồm một số kỹ thuật chủ yếu sau: chuyền cao tay
bằng hai tay trước mặt, chuyền lật sau đầu, nhảy chuyền, ngã chuyền bóng
bằng một tay.
Chuyền bóng cao tay bằng hai tay là kỹ thuật cơ sở để nâng cao và phát
triển các kỹ thuật khác cùng ở mức độ phức tạp hơn, độ khó cao hơn và trong
thi đấu nhiều hơn.
Khi chuyền bóng hướng bóng đến và đi ở phía trước mặt gần như trên

một quỹ đạo chuyển động nhưng ngược chiều tính năng đường bóng đến
tương đối ổn định, độ khó không cao, tư thế chuyền bóng thuận lợi thoải mái
di động với cự ly không xa.
Kỹ thuật chuyền bóng cao tay gồm các giai đoạn:
+ Giai đoạn chuẩn bị: Sau khi xác định được ví trí rơi, cũng như đặc
tính của nó người chuyền nhanh chóng ổn định vị trí chuyền bóng, lúc này
người chuyền bóng đứng ở tư thế trung bình, hai chân rộng bằng vai, đứng
chân trước chân sau, gối hơi khuỵu, mặt hơi ngửa hướng về hướng chuyền, tư
thế thoải mái, tránh gò bó căng thẳng.
+ Giai đoạn chuyền bóng: Khi bóng tới cách trước trên trán khoảng một
thân bóng thì thực hiện động tác tiếp xúc bóng. Hai bàn tay mở rộng hơi xoay
vào nhau và hướng ra trước lên trên, hai ngón tay cái hợp với nhau gần như
một đường thẳng, cùng với các ngón trỏ tạo thành hình tam giác. Các ngón


12

tay còn lại khum tự nhiên, hai bàn tay tạo thành hình túi, điểm tiếp xúc bóng
là các phần trai tay và các mép ngoài của các ngón tay. Ngón cái có nhiệm vụ
đỡ bóng là chính, ngón trỏ và ngón giữa có tác dụng đẩy bóng đi một cách
chính xác, các ngón còn lại có chức năng giữ thăng bằng và hỗ trợ lực, ổn
định hướng chuyền bóng. Đồng thời với tay tiếp xúc bóng là động tác phối
hợp của chân. Lúc này người tập duỗi mạnh khớp gối, nâng trọng tâm cơ thể
lên cao, hai tay vươn theo thực hiện duỗi khớp khuỷu, sau đó là cổ tay, bàn
tay và cuối cùng là các ngón tay bật mạnh và đẩy bóng đi.
+ Giai đoạn kết thúc: Sau khi bóng chuyền khỏi tay, 2 tay tiếp tục vươn
theo để điều chỉnh hướng bóng bay, sau đó nhanh chóng về tư thế chuẩn bị.
Trong quá trình giảng dạy và tập luyện kỹ thuật chuyền bóng người ta
phải chú ý đến các tư thế động tác ngay từ ban đầu, tư thế chuẩn bị, vị trí của
tay, hình tay tiếp xúc bóng,… Khi đã cơ bản được tư thế và kỹ thuật chuyền

bóng tại chỗ thì sửa chữa những sai lầm thường mắc cho người tập.


13

CHƯƠNG 2
NHIỆM VỤ - PHƯƠNG PHÁP - TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích của đề tài, chúng tôi đề ra 2 nhiệm vụ cần giải
quyết: Nhiệm vu 1: Thực trạng phong trào TDTT và thực trạng giảng dạy kỹ
thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Lý Nhân
Tông - Bắc Ninh.
Nhiệm vu 2: Lựa chọn và đánh giá hiệu quả bài tập sửa chữa sai lầm thường
mắc trong tập luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh nữ khối 10
trường THPT Lý Nhân Tông - Bắc Ninh.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết hai nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau:
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu nhằm mục đích
tìm hiểu trên cơ sở để lựa chọn tổng hợp các bài tập khắc phục những sai lầm
thường mắc trong tập luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay để từ đó hoàn thiện
và nâng cao kỹ thuật cho người tập.
Tham khảo, phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến cơ sở
khoa học của kỹ thuật chuyền bóng cao tay qua tài liệu chuyên môn và một số
tài liệu khác có liên quan.
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Chúng tôi đã phỏng vấn các thầy cô giáo trong bộ môn bóng chuyền
của nhà trường để làm sáng tỏ và định hướng bước đầu trong việc lựa chọn
biện pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện kỹ thuật (thông qua phiếu phỏng vấn).

2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Là phương pháp cơ bản được sử dụng để tiến hành nghiên cứu khoa
học về giảng dạy, huấn luyện thi đấu bóng chuyền.


14

Chúng tôi tiến hành quan sát các buổi tập của các em học sinh nữ khối
10 trường THPT Lý Nhân Tông - Bắc Ninh để tìm ra những sai lầm thường
mắc trong khi thực hiện kỹ thuật chuyền bóng cao tay. Trên cơ sở đó tìm ra
những biện pháp sửa chữa.
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Chúng tôi sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu để
đánh giá và xác định những chỉ tiêu, tiêu chuẩn để xác định trình độ của các
em và hiệu quả của bài tập mà chúng tôi ứng dụng.
2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sau khi tham khảo tài liệu có liên quan đến kỹ thuật, cơ sở lý luận và
tổng kết các bài tập nhằm sửa chữa những sai lầm trong tập luyện kỹ thuật
chuyền bóng cao tay cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Lý Nhân Tông Bắc Ninh.
Dựa trên cơ sở lựa chọn các bài tập chúng tôi tiến hành thực nghiệm
cho đối tượng nghiên cứu.
Nhóm A: Nhóm thực nghiệm, tập luyện theo tiến trình đề tài xây dựng.
Nhóm B: Nhóm đối chứng, tập luyện theo chương trình cũ.
Mỗi nhóm gồm 20 nữ học sinh trường THPT Lý Nhân Tông, thời gian
thực nghiệm 6 tuần. Sau đó đánh giá kết quả thu được của quá trình.
2.2.6. Phương pháp toán học thống kê
Là phương pháp được chúng tôi sử dụng trong quá trình xử lý các số
liệu đã thu thập được của quá trình nghiên cứu.
- Số trung bình cộng:
Trong đó:


- Phương sai:

: Trị số trung bình cộng
Xi : Kết quả từng cá thể
n : Số cá thể
: Ký hiệu tổng

(

)


15

- Độ lệch chuẩn:
- Công thức so sánh giá trị trung bình (t - student):
X XB
n
t A
(nA = nB= ) (n<30)
2
1
2
n
Trong đó:
nA, nB là số lượng đối tượng quan trắc ở nhóm A và B.
2.3. Tổ chức nghiên cứu
2.3.1. Thời gian nghiên cứu
Thời gian



Nội Dung

Bắt

Kết

đầu

thúc

- Thu thập tài liệu, nghiên cứu 08/
và lựa chọn tên đề tài.
I

09/

Sản phẩm thu được
- Các tài liệu nghiên cứu

2016 2016 có liên quan và tên đề tài.

- Xây dựng đề cương nghiên

- Đề cương nghiên cứu

cứu.

khoa học.


- Bảo vệ đề cương.
- Hoàn thành tổng quan 10/
nghiên cứu của đề tài.

01/

- Tổng quan nghiên cứu

2016 2017 đề tài.

- Giải quyết nhiệm vụ 1 của
đề tài nghiên cứu:
+ Đánh giá thực trạng của đối

- Thực trạng, khả năng

tượng nghiên cứu.

ứng dụng, tính hiệu quả
thực tế kỹ thuật chuyền
bóng cao tay cho học sinh

II

nữ khối 10 trường THPT
Lý Nhân Tông – Bắc
Ninh.
+ Lựa chọn phương tện đánh


- Phương tiện đánh giá đối


giá đối tượng nghiên
cứu.

tượng
cứu

nghiên

- Giải quyết nhiệm vụ 2 của

- Ứng dụng bài tập nhằm

đề tài nghiên cứu:

sữa chữa sai lầm thường

+ Lựa chọn bài tâp nâng cao

mắc trong tập luyện kĩ

hiệu quả ứng dụng kỹ thuật

thuật chuyền bóng cao

chuyền bóng cao tay cho học

tay

trường THPT Lý Nhân

sinh nữ khối 10 trường THPT

Tông – Bắc Ninh.

Lý Nhân Tông – Băc Ninh

- Số liệu và sử lý số liệu

+ Ứng dụng tài liệu trực quan

nghiên cứu.

hình ảnh cho đối tượng
nghiên
- Viết và hoàn thiện khóa 02/
III

luận.

05/

- Hoàn thành khóa luận

2017 2017

- Tập và báo cáo hoàn thành
quá trình nghiên cứu.


2.3.2. Điạ điểm nghiên cứu
- Trường ĐHSP HN2 - Xuân Hòa - Phúc Yên - Vĩnh Phúc.
- Trường THPT Lý Nhân Tông - Bắc Ninh
2.3.3. Đối tượng nghiên cứu
- Chủ thể nghiên cứu: Bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc trong tập
luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay.
- Khách thể nghiên cứu: 40 Học sinh nữ khối 10 trường THPT Lý
Nhân Tông.


CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá thực trạng phong tràoTDTT và thực trạng giảng dạy kỹ thuật
chuyền bóng cao tay cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Lý Nhân
Tông - Bắc Ninh
3.1.1. Đánh giá thực trạng phong trào TDTT ở trường THPT Lý Nhân
Tông - Bắc Ninh
Trường THPT Lý Nhân Tông - Bắc Ninh là một trường có nhiều thành
tch về các hoạt động TDTT, tại trường có rất nhiều môn thể thao như: Bóng
chuyền, bóng đá, đá cầu, cầu lông…được rất nhiều học sinh tham gia chơi và
tập luyện. Trong đó bóng chuyền là môn thể thao được nhà trường rất
quan tâm và đa số học sinh đều ưa thích. Bóng chuyền là một trong những
môn thể thao chính thức tạii hội khỏe cấp trường và hội khỏe phù đổng cấp
Huyện - Tỉnh các trường THPT. Các em học sinh nữ trường THPT Lý Nhân
Tông - Bắc Ninh đã tham gia thi đấu nhưng chưa đem lại nhiều thành tích về
cho trường. Vì vậy, bóng chuyền là môn thể thao tự chọn và được đưa vào
trong chương trình giảng dạy của trường để duy trì và nâng cao phong trào
bóng chuyền của trường THPT Lý Nhân Tông - Bắc Ninh.
3.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vu giảng dạy và công tác phong
trào

Nhà trường đã có khu vực tập luyện riêng cho môn thể dục với các sân
tập cho các môn: Bóng chuyền, cầu lông, đá cầu…mặc dù đã được nhà
trường hết sức quan tâm đầu tư nâng cấp, song vẫn còn hạn chế về chất
lượng và số lượng.
Thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường được chúng tôi trình
bày thông qua bảng 3.1.


×