Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đặc điểm về triệu chứng, mức độ than phiền và độ hài lòng của nam giới có triệu chứng đường tiết niệu dưới (LUTS) tại BVĐHYD TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.72 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

ĐẶC ĐIỂM VỀ TRIỆU CHỨNG, MỨC ĐỘ THAN PHIỀN
VÀ ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NAM GIỚI CÓ TRIỆU CHỨNG
ĐƯỜNG TIẾT NIỆU DƯỚI (LUTS) TẠI BVĐHYD TPHCM
Huỳnh Đắc Nhất*, Trần Lê Linh Phương*

TÓM TẮT
Mở đầu: Lấy bệnh nhân (BN) làm trung tâm đã trở thành một khía cạnh quan trọng trong việc điều trị các
triệu chứng đường tiết niệu dưới (LUTS). Trong thực hành lâm sàng hàng ngày, điều quan trọng là phải xác
định các triệu chứng phổ biến và khó chịu cho BN, để đánh giá sự hiểu biết bệnh, hành vi tìm kiếm chăm sóc sức
khỏe và mức độ hài lòng với điều trị hiện nay.
Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ, mức độ than phiền và hài lòng trong điều trị các triệu chứng đường tiết niệu dưới
bao gồm: tiểu chậm, tiểu đêm, tiểu gấp và tiểu rỉ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên các BN nam trên 18 tuổi, đến
khám lần đầu vì các triệu chứng đường tiết niệu dưới tồn tại ít nhất 1 tháng. Sau khi đã được sàng lọc, các BN
đồng ý tham gia nghiên cứu tự đọc và điền vào bảng câu hỏi được soạn sẵn từ 01/03/2015 đến 31/08/2015 tại
phòng khám Tiết niệu Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.
Kết quả: Có 99 BN từ 18 – 86 tuổi. Chủ yếu là độ tuổi từ 76- 85 tuổi, chiếm khoảng 20%, chủ yếu chưa có
cắt tuyến tiền liệt ngã niệu đạo (TURP). BN đang làm việc chiếm 55%, người về hưu chiếm 25%. Tỉ lệ các triệu
chứng lần lượt là tiểu đêm 75%, tiểu gấp 47%, tiểu chậm 44%, tiểu rỉ 30%. Các triệu chứng thường đi kèm
nhau, tiểu đêm là triệu chứng đi kèm hằng định. Triệu chứng khó chịu nhất là tiểu đêm với 47% gây phiền
phức, tiếp theo lần lượt là tiểu gấp 37%, tiểu chậm 27%, tiểu rỉ 24%. Trước khi đến khám, 38% BN đã được
khám và điều trị trước đây nhưng chưa hài lòng và mong muốn được điều trị tiếp theo. 48% BN nghĩ rằng tiểu
đêm là do tuyến tiền liệt. 18 % BN dùng các loại thảo dược và thực phẩm chức năng để điều trị tiểu đêm. Các
BN đã cắt tuyến tiền liệt ngã niệu đạo chỉ cải thiện triệu chứng tiểu chậm, các triệu chứng khác vẫn còn nổi bật.
Kết luận: BN đến khám vì LUTS thường có các triệu chứng kết hợp, không chỉ ở những BN lớn tuổi. Tiểu
đêm là triệu chứng phổ biến nhất, và là triệu chứng than phiền nhất. Các BN đã được điều trị thường chưa hài
lòng và mong muốn được điều trị tiếp tục. Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy cần giáo dục BN hiểu được


nguyên nhân của các triệu chứng đường Tiết niệu dưới.
Từ khóa: LUTS, TURP, tiểu đêm, tiểu gấp, tiểu chậm, tiểu rỉ.

ABSTRACT
SYMPTOM PREVALENCE, BOTHER AND TREATMENT SATISFACTION IN MEN WITH LOWER
URINARY TRACT SYMPTOMS IN UNIVERSITY MEDICAL CENTER AT HCM CITY: A CROSSSECTIONAL SURVEY
Tran Le Linh Phuong, Huynh Dac Nhat
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 101 - 104
Introduction: Patient-centered care has become an important aspect of the management of lower urinary
tract symptoms (LUTS). In implementing this approach in daily clinical practice, it is important to identify
symptoms common and bothersome to patients, to assess their disease understanding, healthcare-seeking
* Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: ThS BS. Huỳnh Đắc Nhất

ĐT: 0972533678.

Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016

101


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

behaviors and level of satisfaction with current treatment.
Objective: The overall objective of the survey is to systematically examine patient’s perspectives on LUTS:
urgency, nocturia, slow stream and post-micturition dribble and their treatments.

Method: A cross-sectional survey involving adult men seeking consultation at urology clinics because of
LUTS in University Medical Center 1 will be conducted using convenience sampling from 01/03/2015 to
31/08/2015.
Result: There are 99 patients from 18-86 years old. Mostly aged 76- 85 years old, accounting for about
20%, mainly without TURP. Patients have jobs accounted for 55%, 25% retirees. The percentage of symptoms:
nocturia, urgency, slow stream and post-micturition dribble are 75%, 47%, 44%, 30%, respectively.
Oftentimes, symptoms coexisted and were accompanied with nocturia. The degree of bother from their
symptoms: 47% for nocturia, which is the most discomfortable, 37% for urgency, 27% for slow stream, and
24% for post-micturition dribble. Prior to our examination, 38% of patients were examined and treated before
but not satisfied and looking forward to the next treatment. There are 60% of patients thought that nocturia is
due to prostate. There are 18% of patients using herbal remedies and dietary supplements for the treatment of
nocturia. The patients who received TURP improve only slow stream profile, other symptoms are still
outstanding.
Conclusion: Patients who sought urologist care for LUTS often presented with multiple symptoms, not
only in the older patients. Nocturia emerged as the most common and bothersome symptom amongst the four
core symptoms studied. Most patients were pre-treated but were not entirely satisfied with previous treatment.
The survey results also highlighted the need for more patient education on the causes of their LUTS.
Key words: LUTS, TURP, nocturia, urgency, slow stream and post-micturition dribble.
Công cụ tiêu chuẩn như thang điểm quốc tế về
MỞ ĐẦU
triệu chứng tuyến tiền liệt (IPSS) đánh giá mức
Lấy bệnh nhân làm trung tâm đã trở thành
độ nghiêm trọng của LUTS, mà không phản
một khía cạnh quan trọng của việc quản lý các
ánh bận tâm chủ quan của bệnh nhân.
triệu chứng đường tiết niệu dưới (LUTS)(11).
Sự hài lòng điều trị và các kết quả tự đánh
Trong thực hành lâm sàng hàng ngày, điều
giá khác của bệnh nhân đang ngày càng được
quan trọng là phải xác định các triệu chứng phổ

công nhận là biện pháp quan trọng để đánh giá
biến và khó chịu cho bệnh nhân, để đánh giá sự
hiệu quả của chăm sóc y tế ngoài các công cụ đo
hiểu biết bệnh, hành vi tìm kiếm chăm sóc sức
lường lâm sàng(10). Các biện pháp này cho phép
khỏe và mức độ hài lòng với điều trị hiện nay.
các nhà cung cấp chăm sóc y tế đánh giá chất
LUTS là một tình trạng phổ biến của nam
lượng chăm sóc của họ khi đặt mình vào các
giới lớn tuổi. Theo Asian Survey of Aging Males
ước muốn và yêu cầu của bệnh nhân.
báo cáo LUTS có ở 36-60% ở nam giới độ tuổi từ
Mục tiêu
50 năm trở lên mức độ trung bình và nặng(8).
Mục tiêu chính
Các nghiên cứu dịch tễ học trước khác phần lớn
tập trung vào các quốc gia cụ thể hoặc các nhóm
Xác định tỉ lệ của 4 triệu chứng đường tiết
nhỏ bệnh nhân(4,5,6,7,9,12). Các nghiên cứu quy mô
niệu dưới bao gồm tiểu gấp, tiểu đêm, tiểu
lớn trên toàn khu vực Đông Nam Á điều tra tần
chậm, tiểu rỉ trong các bệnh nhân đến khám vì
số của triệu chứng cá nhân ở các bệnh nhân đi
LUTS.
khám rất ít.
Mục tiêu phụ
LUTS đã vươn xa ảnh hưởng đến cuộc sống
Đánh giá mức độ phiền phức, các hình thức
hàng ngày của bệnh nhân và mối quan hệ(2,3).
điều trị trước khi đến khám và mức độ hài lòng.


102

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Sự phân bố tuổi của 4 triệu chứng.
Xác định triệu chứng nào là khó chịu nhất.
Xác định mức độ cải thiện của 4 triệu chứng
sau khi cắt tuyến tiền liệt.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Cắt ngang mô tả các bệnh nhân mới liên
tiếp hoàn thành các tiêu chí dưới đây. Tiêu
chuẩn chọn mẫu: (1) nam giới, tuổi trên 18, đến
khám lần đầu tiên, và (2) có triệu chứng đường
tiểu dưới (LUTS) ít nhất một tháng.
LUTS, theo báo cáo tiêu chuẩn hóa của hội
tiểu tiện tự chủ(1) được định nghĩa bao gồm
tăng tần suất đi tiểu ban ngày, tiểu đêm, tiểu
gấp, tiểu không tự chủ, tiểu chậm hay yếu,
tiểu ngập ngừng, tiểu gián đoạn, tiểu rặn, tiểu
rỉ cuối dòng, tiểu không hết và rỉ nước tiểu
sau khi tiểu xong.
Tiêu chuẩn loại trừ là: (1) đặt ống thông niệu
đạo ngắt quãng hay liên tục, (2) ung thư tuyến
tiền liệt hay tiêu hóa, (3) chấn thương tủy sống,
(4) niệu đạo hẹp, (5) LUTS do các nguyên nhân
khác, chẳng hạn như nghi ngờ nhiễm trùng

hoặc viêm bàng quang hoặc viêm tuyến tiền
liệt, (6) Khó khăn trong việc đọc hiểu thông tin
bằng văn bản.
Sau khi đã được sàng lọc, các BN đồng ý
tham gia nghiên cứu tự đọc và điền vào bảng
câu hỏi được soạn sẵn. Có tất cả 99 BN đủ tiêu
chí tham gia từ 01/03/2015 đến 31/08/2015.
Dùng phầm mềm thống kê SPSS 16.0 để xử
lý kết quả.

KẾT QUẢ
Có 99 BN từ 18 – 86 tuổi. Chủ yếu là độ tuổi
từ 76- 85 tuổi, chiếm khoảng 20%, chủ yếu chưa
có cắt tuyến tiền liệt ngã niệu đạo (TURP) 92%.
BN đang làm việc chiếm 55%, người về hưu
chiếm 25%. Tỉ lệ các triệu chứng lần lượt là tiểu
đêm 75%, tiểu gấp 47%, tiểu chậm 44%, tiểu rỉ
30%. Các triệu chứng thường đi kèm nhau, tiểu
đêm là triệu chứng đi kèm hằng định. Số bệnh
nhân có cùng lúc 4 triệu chứng là 40%. Triệu
chứng khó chịu nhất là tiểu đêm với 47% gây

Nghiên cứu Y học

phiền phức nhiều, tiếp theo lần lượt là tiểu gấp
37%, tiểu chậm 27%, tiểu rỉ 24%.
Bảng 1. Các nguyên nhân của tiểu đêm theo sự hiểu
biết của BN
Tuyến tiền liệt
Tâm lý

Bàng quang
Khác(Suy thận, ĐTĐ,…)
Không biết

N=99
48
14
30
10
28

%
48
14
30
10
28

Trước khi đến khám, 38% BN đã được
khám và điều trị trước đây nhưng chưa hài lòng
và mong muốn được điều trị tiếp theo. 48% BN
nghĩ rằng tiểu đêm là do tuyến tiền liệt. 18 %
BN dùng các loại thảo dược và thực phẩm chức
năng để điều trị tiểu đêm. Các BN đã cắt tuyến
tiền liệt ngã niệu đạo chỉ cải thiện triệu chứng
tiểu chậm, các triệu chứng khác vẫn còn nổi bật.
Bảng 2. Tỉ lệ cải thiện LUTS sau TURP
N=8 (%)
Cải thiện
Như cũ

Tệ hơn
Không có triệu
chứng trước đây

Tiểu
Tiểu
Tiểu rỉ
đêm
chậm
2 (24%) 2 (24%) 7 (88%) 4 (52%)
1 (12%) 5 (64%) 1 (12%) 1 (12%)
2 (24%) 1 (12%) 0 (0%) 2 (24%)

Tiểu gấp

3 (40%)

0 (0%)

0 (0%)

1 (12%)

BÀN LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy LUTS
không chỉ là vấn đề của người lớn tuổi. Mặc dù
đã điều trị trước đây nhưng bệnh nhân vẫn
muốn triệu chứng được cải thiện hơn nữa. Tiểu
đêm vẫn nổi lên như là một triệu chứng phổ
biến nhất và một số bệnh nhân lựa chọn các

phương pháp tự đều trị như thực phẩm chức
năng, thảo dược… và vấn đề nhận thức của
bệnh nhân về nguyên nhân của tiểu đêm cho
thấy phải giáo dục cho bệnh nhân hiểu thêm về
triệu chứng của cơ thể mình. TURP chỉ cải thiện
được các triệu chứng tắc nghẽn chứ không cải
thiện tất cả các triệu chứng.
Mặc hạn chế của nghiên cứu là không khảo
sát các điều trị cụ thể trước đó, chỉ khảo sát bốn
triệu chứng nổi bật nhất của LUTS, trong khi đó
có những bệnh nhân đến khám vì những triệu
chứng LUTS khác kèm theo, vì vậy hạn chế sự

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016

103


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

hiểu biết của chúng ta hơn về LUTS. Hơn nữa
chỉ dựa trên bảng câu hỏi tự đánh giá sẽ thiếu
chính xác do vấn đề chủ quan như: tiểu chậm,
tiểu đêm nhiều lần… Tuy nhiên với mục tiêu
lấy bệnh nhân làm trung tâm thì việc tìm hiểu
tâm tư, nguyện vọng điều trị cũng như độ than
phiền về từng triệu chứng riêng lẽ sẽ giúp
chúng ta có kế hoạch điều trị lâu dài cho bệnh

nhân dựa trên triệu chứng.

5.

6.

7.

KẾT LUẬN
BN đến khám vì LUTS thường có các triệu
chứng kết hợp, không chỉ ở những BN lớn tuổi.
Tiểu đêm là triệu chứng phổ biến nhất, và là
triệu chứng than phiền nhất. Các BN đã được
điều trị thường chưa hài lòng và mong muốn
được điều trị tiếp tục. Kết quả của nghiên cứu
cũng cho thấy cần giáo dục BN hiểu được
nguyên nhân của các triệu chứng đường Tiết
Niệu dưới.

8.

9.
10.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.


4.

104

Abrams P, Cardozo L, Fall M, et al (2003). The
standardisation of terminology in lower urinary tract
function: Report from the Standardisation Sub-committee
of the International Continence Society. Urology 61: 37-49.
Gannon K, Glover L, O'Neill M, et al (2005). Lower urinary
tract symptoms in men: self-perceptions and the concept of
bother. BJU Int, 96: 823-827.
Glover L, Gannon K, McLoughlin J, et al (2004). Men's
experiences of having lower urinary tract symptoms:
factors relating to bother, BJU Int, 94: 563-567.
Hamzah AA, Rahman MN, Daud MA, et al (2007). A
survey on lower urinary tract symptoms (LUTS) among
patients with benign prostatic hyperplasia (BPH) in

11.

12.

Hospital Universiti Sains Malaysia (HUSM). Malays J
Med Sci, 14: 67-71.
Homma
Y, Yamaguchi
O, Hayashi
K
(2006).

Neurogenic Bladder Society Committee, Epidemiologic
survey of lower urinary tract symptoms in Japan. Urology,
68: 560-564.
Hsieh CI, Lung AL, Chang LI, et al (2013). Prevalence,
associated factors, and relationship to quality of life of
lower urinary tract symptoms: a cross-sectional,
questionnaire survey of cancer patients. Int J Clin Pract,
67: 566-575.
Lee SH, Chung BH, Kim CS, et al (2012). Survey on
benign prostatic hyperplasia distribution and treatment
patterns for men with lower urinary tract symptoms
visiting urologists at general hospitals in Korea: a
prospective, noncontrolled, observational cohort study.
Urology, 79: 1379-1384.
Li MK, Garcia LA, Rosen R (2005). Lower urinary tract
symptoms and male sexual dysfunction in Asia: a survey
of ageing men from five Asian countries. BJU Int, 96: 13391354.
Liew LC, Tiong HY, Wong ML, et al (2006). A population
study of nocturia in Singapore. BJU Int, 97: 109-112.
Members of Committees (2010). Fourth International
Consultation on Incontinence. Fourth International
Consultation on Incontinence Recommendations of the
International Scientific Committee: Evaluation and
Treatment of Urinary Incontinence, Pelvic Organ Prolapse,
and Fecal Incontinence. Neurourol Urodyn, 29: 213-240.
National Institute for Health and Clinical Excellence
(NICE) (2010). National Clinical Guideline Centre for
Acute and Chronic Conditions, Lower urinary tract
symptoms, the management of lower urinary tract
symptoms in men in London (UK), 97: 5.

Ngai KH, Kwong AS, Wong AS, Tsui WW (2013).
Erectile dysfunction and lower urinary tract symptoms:
prevalence and risk factors in a Hong Kong primary care
setting. Hong Kong Med J. 19: 311-316.

Ngày nhận bài báo:

10/03/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

15/03/2016

Ngày bài báo được đăng:

25/03/2016

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 2016



×