Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam: luận văn thạc sĩ kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.93 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
***

TRỊNH THÀNH ĐÔ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HỮU HIỆU
CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI CÁC CÔNG TY KINH DOANH XĂNG DẦU
THUỘC TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đồng Nai, Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
***

TRỊNH THÀNH ĐÔ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HỮU HIỆU
CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI CÁC CÔNG TY KINH DOANH XĂNG DẦU
THUỘC TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS PHAN ĐỨC DŨNG

Đồng Nai, Năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại Trường Đại học Lạc Hồng, tác giả đã không ngừng nỗ
lực với sự hỗ trợ nhiệt tình từ nhiều phía đã giúp tác giả hoàn thành luận văn và đạt
được những kết quả nhất định. Trước hết, tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến
gia đình đã luôn đồng hành và động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tác
giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy/Cô trường Đại Học Lạc
Hồng đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu nhất trong suốt thời gian
học tập.
Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất nhất tới PGS.TS Phan Đức Dũng,
người đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình tác giả thực hiện luận văn của mình.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Công ty Xăng dầu Đồng Nai,
Lãnh đạo Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã tạo điều kiện hỗ trợ tác giả trong suốt thời
gian qua. Xin cảm ơn các anh chị với tư cách chuyên gia đã cùng tác giả xây dựng
bảng hỏi, thang đo cho phiếu khảo sát; xin cảm ơn các anh chị đồng nghiệp đã nhiệt
tình trả lời phiếu khảo sát nhờ đó giúp cho tác giả có được cơ sở dữ liệu để thực hiện
luận văn thạc sĩ của mình.
Một lần nữa xin cảm ơn sự làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả của Quý thầy/ Cô
khoa Sau đại học trường Đại học Lạc Hồng đã giúp tác giả hoàn thành chương trình
học.
Trân trọng cảm ơn!
Đồng Nai, ngày 06 tháng 11 năm 2018
Tác giả


Trịnh Thành Đô


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của Hệ thống
kiểm soát nội bộ tại các Công ty kinh doanh xăng dầu thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt
Nam” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện, được xuất phát từ tình hình thực tiễn
tại các Công ty kinh doanh xăng dầu thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, cùng với sự
hướng dẫn hỗ trợ tận tình từ PGS.TS Phan Đức Dũng. Các số liệu có nguồn gốc rõ
ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn. Số liệu thu thập
trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Đồng Nai, ngày 06 tháng 11 năm 2018
Tác giả

Trịnh Thành Đô


TÓM TẮT
Hiện nay với sự đa dạng của hình thức kinh doanh, mức độ tăng trưởng vốn với quy
mô và trình độ cao thông qua các thị trường vốn. Nhà đầu tư vốn đã và đang dần tách
rời khỏi vai trò quản lý doanh nghiệp. Do đó đòi hỏi cần có một HTKSNB vững mạnh
làm công cụ, làm cơ sở cho việc bảo đảm sự an toàn và hiệu quả của vốn đầu tư; kịp
thời nắm bắt hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cũng như đánh giá được hiệu quả
điều hành của người quản lý.
Tác giả làm công tác quản lý tại một Công ty kinh doanh xăng dầu thuộc Tập đoàn
Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), là một Công ty đại chúng được niêm yết trên sàn
HoSE và “được xếp vào loại Blue chip” của sàn. Với yêu cầu tính minh bạch của quản

lý nhà nước và đa sở hữu vốn, đồng thời người sở hữu không trực tiếp điều hành Tập
đoàn, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam phải thiết lập được HTKSNB có hiệu quả để đảm
bảo mục tiêu của Đại hội cổ đông được thực hiện một cách chắc chắn trên cơ sở tuân
thủ các quy định của pháp luật.
Đồng thời, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu Việt Nam có những đặc điểm
riêng như: kinh doanh có điều kiện; có sự can thiệp, quản lý sâu của nhà nước. Ngoài
những rủi do hoạt động, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu luôn chịu ảnh hưởng
lớn các rủi ro kinh doanh như chính sách sản phẩm thay thế, thuế, tỷ giá, qui hoạch…
cũng là đặc điểm riêng có của các Công ty kinh doanh xăng dầu nói chung trong đó có
các Công ty kinh doanh xăng dầu thuộc Tập Đoàn Xăng dầu Việt Nam. Các nghiên
cứu trước đó về HTKSNB trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau với các thành
phần, nhân tố cơ bản của KSNB trên nền tảng báo cáo COSO (2013), nhưng chưa có
công trình nghiên cứu đến các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong
các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thuộc Tập Đoàn Xăng dầu Việt Nam.
Xuất phát từ những luận cứ trên, với nền tảng báo cáo COSO (2013), các lý thuyết
liên quan và tổng hợp các nghiên cứu trước đó về KSNB, tác giả nghiên cứu nhằm
hiểu, nhận dạng và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu
hiệu của HTKSNB tại các Công ty kinh doanh xăng dầu thuộc Tập đoàn Xăng dầu
Việt Nam. Từ đó đưa ra những định hướng, kiến nghị nhằm tăng cường sự hữu hiệu
của HTKSNB tại các Công ty này.


Với kết quả nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp tổng hợp kết hợp nghiên
cứu định tính và phương pháp định lượng. Tác giả thu thập dữ liệu bằng các bảng hỏi,
sau đó số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 với một số
công cụ chủ yếu như: thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm định
độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích tương quan và
hồi quy tuyến tính.
Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho biết độ tin cậy của thang đo dùng để
đo lường các thành phần của năm nhóm nhân tố đều lớn hơn 0,6, nghĩa là thang đo

phù hợp với kiểm định mô hình lý thuyết của đề tài. Kết quả phân tích nhân tố EFA
trích thành 5 nhân tố hội tụ. Giá trị Eigenvalues đều lớn hơn 1 và độ biến thiên tích lũy
giải thích được 84,259% mức độ biến thiên các biến quan sát. Kết quả kiểm định mô
hình lý thuyết: có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB các Công
ty kinh doanh xăng dầu thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam bao gồm: Môi trường
kiểm soát, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát, Đánh giá rủi ro.
Các nhân tố đều ảnh hưởng thuận chiều đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB. Trong 5
nhân tố này thì nhân tố có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hữu hiệu của hệ thống
KSNB là Giám sát (β = 0,217), tiếp đến là thông tin truyền thông (β = 0,211), Hoạt
động kiểm soát (β = 0,203), Môi trường kiểm soát (β = 0,167), cuối cùng là đánh giá
rủi ro (β = 0,151). Vì vậy, các Công ty kinh doanh xăng dầu thuộc Tập đoàn Xăng dầu
Việt Nam muốn tăng cường sự hữu hiệu của hệ thống KSNB cần chú trọng hơn đến
các nhân tố nào có tác động mạnh, rõ rệt đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB, như
nhân tố Giám sát, Thông tin truyền thông, Hoạt động kiểm soát, Môi trường kiểm soát
và cuối cùng là Đánh giá rủi ro.
Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đưa ra những quan điểm định hướng tăng cường
sự hữu hiệu của HTKSNB trong điều kiện hiện nay, đồng thời đưa ra những kiến nghị
nhằm tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB tại các Công ty kinh doanh xăng dầu
thuộc Tập Đoàn Xăng dầu Việt Nam.


MỤC LỤC
Bìa chính
Bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục sơ đồ

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................3
3. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................4
4.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................4
4.2 Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................4
6. Những đóng góp của đề tài..........................................................................................5
7. Kết cấu của đề tài.........................................................................................................6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................7
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài .......................................................................................7
1.2 Các nghiên cứu trong nước........................................................................................8
1.3. Đánh giá các nghiên cứu có liên quan....................................................................12
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..............................................................................................13
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..........................14
2.1 Một số vấn đề chung về HTKSNB và sự hữu hiệu của HTKSNB .........................14
2.1.1 HTKSNB..........................................................................................................14
2.1.1.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ ......................................................................14
2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển HTKSNB ..............................................15
2.1.1.3 Lợi ích của HTKSNB ...............................................................................19
2.1.2 Sự hữu hiệu của HTKSNB...............................................................................20
2.1.2.1 Khái niệm sự hữu hiệu..............................................................................20
2.1.2.2 Sự hữu hiệu của HTKSNB .......................................................................20
2.1.2.3 Tiêu chí đánh giá sự hữu hiệu của HTKSNB ...........................................21
2.2 Các lý thuyết nền có liên quan đến HTKSNB.........................................................22
2.2.1 Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory) ...............................................................22


2.2.2 Lý thuyết bất định của các tổ chức (Contingency theory of Organizations) ...22

2.2.3 Lý thuyết về tâm lý học xã hội của tổ chức (Social psychology of
organization theory).......................................................................................................23
2.2.4 Lý thuyết thông tin hữu ích (Decision usefulness theory) ...............................24
2.3 Các yếu tố cấu thành HTKSNB trong doanh nghiệp ..............................................24
2.3.1 Môi trường kiểm soát .......................................................................................25
2.3.2 Đánh giá rủi ro .................................................................................................26
2.3.3 Thông tin và truyền thông ................................................................................29
2.3.4 Hoạt động kiểm soát.........................................................................................31
2.3.5 Hoạt động giám sát...........................................................................................34
2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu ...........................................36
2.4.1 Mô hình nghiên cứu .........................................................................................36
2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..............................................................................................39
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................40
3.1 Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu..................................................40
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................40
3.1.2 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................40
3.2 Xây dựng thang đo ..................................................................................................43
3.2.1 Thang đo nhân tố Môi trường kiểm soát..........................................................43
3.2.2 Thang đo nhân tố đánh giá rủi ro .....................................................................45
3.2.3 Thang đo nhân tố hoạt động kiểm soát ............................................................46
3.2.4 Thang đo nhân tố thông tin truyền thông .........................................................46
3.2.5 Thang đo nhân tố giám sát ...............................................................................47
3.2.6 Thang đo sự hữu hiệu của HTKSNB ...............................................................48
3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu................................................................................49
3.3.1 Thống kê mô tả.................................................................................................49
3.3.2 Đánh giá thang đo bằng Cronbach’s Alpha .....................................................49
3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA.....................................................................50
3.3.4 Phân tích hồi quy bội........................................................................................51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..............................................................................................53

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................54
4.1 Tổng quan về Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và các Công ty kinh doanh xăng
dầu thuộc Tập Đoàn Xăng dầu Viêt Nam .....................................................................54
4.2 Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hiện hữu của HTKSNB tại
các Công ty kinh doanh Xăng dầu thuộc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam ...............57


4.2.1 Kết quả thống kê mô tả ....................................................................................57
4.2.1.1 Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu ............................................................57
4.2.1.2 Kết quả thống kê mô tả các biến...............................................................59
4.2.2 Kết quả đánh giá thang đo Crobach’s Alpha ...................................................66
4.2.3 Kết quả phân tích khám phá EFA ....................................................................68
4.2.4 Kết quả phân tích hồi quy ................................................................................73
4.2.5 Kiểm định mô hình...........................................................................................74
4.2.5.1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến........................................................74
4.2.5.2 Kiểm định tương quan giữa các biến........................................................75
4.2.5.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình..........................................................76
4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................................77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ..............................................................................................80
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................81
5.1 Kết luận....................................................................................................................81
5.2 Quan điểm và định hướng tăng cường sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong
điều kiện hiện nay..........................................................................................................82
5.3 Những nội dung kiến nghị nhằm tăng cường sự hữu hiệu của hệ thống KSNB
Công ty kinh doanh xăng dầu thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.............................84
5.3.1 Về Hoạt động giám sát.....................................................................................85
5.3.2 Về Thông tin và truyền thông ..........................................................................86
5.3.3 Về Hoạt động kiểm soát ...................................................................................87
5.3.4 Về Môi trường kiểm soát .................................................................................87
5.3.5 Chính sách liên quan đến nhân tố đánh giá rủi ro............................................88

5.4 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.........................................89
5.4.1 Hạn chế của nghiên cứu ...................................................................................89
5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................................89
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ..............................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Ký hiệu

Tiếng Việt

BCTC
DGRR
GS
HĐQT
HDKS
HTKSNB
KSNB
MTKS
SHH
TĐXDVN
TTTT

Báo cáo tài chính
Đánh giá rủi ro
Giám sát
Hội đồng quản tri
Hoạt động kiểm soát

Hệ thống kiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộ
Môi trường kiểm soát
Sự hữu hiệu của HTKSNB
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
Thông tin truyền thông

Petrolimex


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Ký hiệu

Tiếng Anh

ANOVA
COBIT

Analysis of variance
Control Objectives for Information and
Related Technology

COSO
EFA
INTOSAI

Committee Of Sponsoring Organization
Exploratory Factor Analysis
International Organization of Supreme
Audit Institutions.

Kaiser – Meyer - Olkin
Statistical Package of the Social Sciences
Total Variance Explained
Variance inflation factor

KMO
SPSS
TVE
VIF
VSA


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu ......................................................................10
Bảng 2.1: Định nghĩa và đo lường các biến của các nghiên cứu trước ........................37
Bảng 3.1: Kết quả ý kiến chuyên gia về dấu các nhân tố ảnh hưởng ...........................41
Bảng 3.2: Mẫu nghiên cứu ...........................................................................................43
Bảng 3.3: Thang đo nhân tố Môi trường kiểm soát .....................................................44
Bảng 3.4: Thang đo nhân tố Đánh giá rủi ro ................................................................45
Bảng 3.5: Thang đo nhân tố Hoạt động kiểm soát .......................................................46
Bảng 3.6: Thang đo nhân tố Thông tin truyền thông ...................................................47
Bảng 3.7: Thang đo nhân tố Giám sát ..........................................................................48
Bảng 3.8: Thang đo sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ .................................49
Bảng 4.1: Kết quả SXKD hợp nhất toàn Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam .....................56
Bảng 4.2: Kết quả hoạt động Khối kinh doanh xăng dầu .............................................57
Bảng 4.3: Thống kê giới tính đối tượng khảo sát .........................................................58
Bảng 4.4: Thống kê độ tuổi đối tượng khảo sát ...........................................................58
Bảng 4.5: Thống kê mô tả các biến nhân tố Môi trường kiểm soát (MTKS) ..............59
Bảng 4.6: Thống kê mô tả các biến nhân tố Đánh giá rủi ro (DGRR) .........................60

Bảng 4.7: Thống kê mô tả các biến nhân tố Hoạt động kiểm soát (HDKS) ................61
Bảng 4.8: Thống kê mô tả các biến nhân tố Thông tin truyền thông (TTTT) ..............62
Bảng 4.9: Thống kê mô tả các biến nhân tố Giám sát (GS) .........................................63
Bảng 4.10: Thống kê mô tả các biến nhân tố Sự hữu hiệu của HTKSNB (SHH) .......64
Bảng 4.11: Kết quả thống kê mô tả các biến ................................................................65
Bảng 4.12: Kiểm tra độ tin cậy của các thang đo bằng Crobach’s Alpha ....................66
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's .....................................................68
Bảng 4.14: Kết quả phân tích nhân tố EFA của các biến độc lập ................................69
Bảng 4.15: Bảng tổng hợp thang đo các nhóm ............................................................70
Bảng 4.16: Kết quả rút trích nhân tố của nhân tố .........................................................71
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's cho biến SHH ..............................72
Bảng 4.18: Kết quả phân tích nhân tố EFA của các biến SHH ....................................72
Bảng 4.19: Kết quả rút trích nhân tố biến phụ thuộc ...................................................72
Bảng 4.20: Kết quả hồi quy ..........................................................................................73
Bảng 4.21: Hệ số VIF (Hệ số phóng đại phương sai) ...................................................74
Bảng 4.22: Hệ số tương quan Pearson .........................................................................75
Bảng 4.20: Hệ số R2 điều chỉnh ...................................................................................76
Bảng 4.21: ANOVA cho kiểm định F ..........................................................................76


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu kiểm soát nội bộ ..............................................................................21
Sơ đồ 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................36
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu ..................................................................................40
Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ...........................................55
Sơ đồ 4.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB của các Công ty
kinh doanh Xăng dầu thuộc Tập đoàn xăng dầu Việt Nam ..........................................77



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Luật kế toán (luật số 88/2015/QH13, Quốc Hội khóa 13, ban hành ngày 20/11/2015)
có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017, tại điều 39 của luật này yêu cầu: "Đơn vị kế toán
phải thiết lập HTKSNB trong đơn vị để bảo đảm các yêu cầu: Tài sản của đơn vị được
bảo đảm an toàn, tránh sử dụng sai mục đích, không hiệu quả; Các nghiệp vụ được phê
duyệt đúng thẩm quyền và được ghi chép đầy đủ làm cơ sở cho việc lập và trình bày
báo cáo tài chính trung thực, hợp lý".
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 315 (VSA, 2012, trang 1) nêu “KSNB là quy trình
do ban quản trị, ban giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế thực hiện và
duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong
việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động,
tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan”.
HTKSNB bộ đóng vai trò quan trọng, giúp cho các Ban giám đốc, Ban quản trị
giảm thiểu những sai sót rủi ro trong quản lý, giúp cho bộ máy hoạt động hữu hiệu và
hiệu quả hơn; HTKSNB giúp nhà lãnh đạo kiểm soát được cán bộ nhân viên trong vấn
đề tuân thủ kỷ cương, nội quy cơ quan, tuân thủ những quy tắc ứng xử, nắm bắt được
những hành vi đạo đức của cán bộ nhân viên. Điều quan trọng đó là KSNB giúp cho tổ
chức đơn vị đạt được mục tiêu của mình với sự tin cậy, trung thực của báo cáo tài
chính; sự đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động của các nguồn lực trên cơ sở tuân thủ
pháp luật và các quy định có liên quan. Với cách nhìn của Kiểm toán cho thấy KSNB
không chỉ tiếp cận ở góc độ cho việc quản lý, quản trị tài sản hoạt động hiệu quả hay
việc tạo lập cơ sở cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực hợp lý mà nó
là quy trình giúp cho tổ chức đơn vị đạt được mục tiêu của mình với sự tin cậy, trung
thực của báo cáo tài chính; sự đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động của các nguồn
lực trên cơ sở tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan.
Ở một góc nhìn khác cho thấy, với sự đa dạng của hình thức kinh doanh, với mức
độ tăng trưởng cao của nguồn vốn kinh doanh tại mỗi doanh nghiệp và nền kinh tế.

Đặc biệt với quá trình đẩy nhanh việc vốn hoá thị trường vốn của môi trường kinh
doanh tại Việt Nam, hiện nay, nhà đầu tư vốn đã và đang dần tách rời khỏi vai trò quản
lý doanh nghiệp. Chính vì vậy một HTKSNB vững mạnh đang là một nhu cầu bức
thiết, một công cụ tối ưu để xác định sự an toàn của nguồn vốn đầu tư, xác định hiệu


2

quả điều hành của Ban điều hành doanh nghiệp cũng như kịp thời nắm bắt hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp.
Tác giả làm công tác quản lý tại Công ty Xăng dầu Đồng Nai, một doanh nghiệp
thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là một công ty cổ phần kinh doanh
đa ngành nghề trong đó trục chính là vực xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu. Hiện nay
Petrolimex là một công ty đại chúng được niêm yết trên sàn HoSE và “được xếp vào
loại Blue chip” của sàn. Với yêu cầu tính minh bạch của kinh doanh xăng dầu, yêu cầu
tính hiệu quả đầu tư của chủ sở hữu. Hiện nay Nhà Nước (trách nhiệm quản lý vốn
Nhà nước thuộc Bộ Công Thương, Bộ Công thương ủy quyền đại diện vốn cho một số
thành viên Hội đồng quản trị Tập Đoàn) sở hữu gần 87% và sẽ tiếp tục giảm nhanh
trong một, hai năm tới. Dự kiến đến 2020 Nhà nước chỉ còn 49%; cổ đông chiến lược
là tập đoàn JX Nippon Oil & Energy Nhật Bản (JX) đang sở hữu 8%; các nhà đầu tư
khác hơn 5% vốn Petrolimex. Với yêu cầu tính minh bạch và đa sở hữu, đồng thời
người sở hữu không trực tiếp điều hành Tập đoàn yêu cầu Petrolimex phải thiết lập
được HTKSNB có hiệu quả để đảm bảo mục tiêu của Đại hội cổ đông được thực hiện
một cách chắc chắn trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.
Đồng thời, khi nghiên cứu đặc điểm của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
Việt Nam, tác giả thấy hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng có
những đặc điểm riêng biệt như: là một trong những ngành kinh doanh có điều kiện; có
sự can thiệp, quản lý sâu của nhà nước để phục vụ các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã
hội. Hoạt động quản lý của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chịu sự tác động mạnh
mẽ từ các cơ quan chức năng của nhà nước. Ngoài những rủi do hoạt động, các doanh

nghiệp kinh doanh xăng dầu luôn chịu ảnh hưởng lớn các rủi ro kinh doanh như chính
sách sản phẩm thay thế, thuế, tỷ giá, qui hoạch… cũng là đặc điểm riêng có của các
Công ty kinh doanh xăng dầu Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu về kiểm soát nội bộ tác giả nhận thấy có nhiều nghiên
cứu trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau với các thành phần, nhân tố của
KSNB như: môi trường kiểm soát; thông tin và truyền thông; đánh giá rủi ro; hoạt
động kiểm soát; giám sát...Nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào đánh giá tác
động của các nhân tố đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các doanh nghiệp kinh
doanh xăng dầu thuộc TĐXDVN. Vì vậy, việc nghiên cứu xác định và đo lường được
các nhân tố nội tại bên trong và các nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng đến sự hữu hiệu


3

của HTKSNB trong các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thuộc TĐXDVN, qua đó
nâng cao năng lực thiết lập mục tiêu; điều hành, lãnh đạo doanh nghiệp đạt được mục
tiêu của mình với sự tin cậy, trung thực của báo cáo tài chính; sự đảm bảo hiệu quả,
hiệu suất hoạt động của các nguồn lực trên cơ sở tuân thủ pháp luật và các quy định có
liên quan là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những nhu cầu và tính cấp thiết nêu trên, tác giả chọn đề tài: "Các
nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại các Công ty kinh doanh xăng
dầu thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại các Công ty
kinh doanh xăng dầu thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên, đề tài cần tập trung các mục tiêu cụ thể sau:
- Hiểu và nhận dạng các nhân tố nào tác động đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại các
Công ty kinh doanh xăng dầu thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam;

- Đề xuất mô hình nghiên cứu và kiểm định các nhân tố môi trường kiểm soát, đánh
giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông, giám sát tác động đến sự hữu
hiệu của HTKSNB tại các Công ty kinh doanh xăng dầu thuộc Tập đoàn Xăng dầu
Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu cụ thể đã đặt ra ở phần trên, các câu hỏi
nghiên cứu hình thành tương ứng như sau:
- Những nhân tố nào tác động đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại các Công ty kinh
doanh xăng dầu thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam?
- Những nhân tố này có ảnh hưởng như thế nào đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại
các Công ty kinh doanh xăng dầu thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam?


4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB
tại các Công ty kinh doanh xăng dầu thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: các Công ty kinh doanh xăng dầu thuộc Tập đoàn Xăng
dầu Việt Nam.
- Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu thực hiện khảo sát từ tháng 1 đến
tháng 6 năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Trong phương pháp này tác giả tham khảo
các tài liệu như sách, báo, tạp chí và các công trình nghiên cứu đã công bố về sự hữu
hiệu của HTKSNB.
+ Mục tiêu của nghiên cứu: Nhằm khám phá hiệu chỉnh bổ sung thang đo đã được

thiết lập sao cho phù hợp với đối tượng khảo sát tại các Công ty kinh doanh xăng dầu
thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
+ Đối tượng của nghiên cứu: Lựa chọn các chuyên gia (Lãnh đạo Ban kiểm soát,
các Ban thuộc Hội đồng quản trị Tập Đoàn; Ban giám đốc, kiểm soát viên,...); và các
cán bộ công nhân viên làm việc lâu năm tại các Công ty kinh doanh xăng dầu thuộc
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
+ Phương pháp thu thập dữ liệu: Tiến hành thảo luận trực tiếp theo bảng thảo luận
đã chuẩn bị trước. Câu hỏi thảo luận không có câu trả lời được hỏi trực tiếp để phản
ánh ý định của từng cá nhân giúp tác giả khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu
hiệu của HTKSNB tại các Công ty kinh doanh xăng dầu thuộc Tập đoàn Xăng dầu
Việt Nam nhằm kiểm chứng xem những đánh giá của họ có phù hợp với mô hình hay
không.
Sau khi phỏng vấn các chuyên gia, dựa trên dữ liệu thu thập được tiến hành hiệu
chỉnh bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi hiệu chỉnh này sẽ trao đổi với các đối tượng tham
gia một lần nữa. Quá trình nghiên cứu định tính kết thúc khi các câu hỏi thảo luận cho
kết quả lặp lại với các kết quả trước đó mà không tìm thấy sự thay đổi gì khác mới
chính thức sử dụng cho nghiên cứu định lượng.


5

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng đã
được xác định bằng phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu
định lượng như sau:
+ Mục tiêu của nghiên cứu: Nhằm kiểm định mô hình lý thuyết đề xuất thông qua
việc lượng hóa và đo lường các thông tin thu thập được bằng dữ liệu định lượng.
+ Cách thực hiện: Phương pháp định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi
chính thức để tiến hành thu thập dữ liệu định lượng, bảng câu hỏi sử dụng thang đo
Likert 05 điểm.
Tác giả sử dụng phần mềm SPSS (22.0) để xử lý dữ liệu bao gồm:

+ Thực hiện phân tích thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu.
+ Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’alpha.
+ Kiểm định sự hội tụ của thang đo và rút ra nhân tố khám phá EFA.
+ Phân tích nhân tố khám phá EFA: Xác định các nhân tố trích có “eigenvalues” lớn
hơn 1.0, KMO lớn hơn 0.5 và nhỏ hơn 1 và tỷ lệ phần trăm tổng phương sai trích được
của các nhân tố lớn hơn 50%.
+ Phân tích ma trận tương quan.
+ Phân tích hồi quy tuyến tính bội về mức độ phù hợp của mô hình các nhân tố ảnh
hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại các Công ty kinh doanh xăng dầu thuộc Tập
đoàn Xăng dầu Việt Nam.
- Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu.
6. Những đóng góp của đề tài
Việc thực hiện nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận cũng như
thực tiễn.
- Về lý luận, đề tài dựa trên cơ sở kế thừa kết quả của các tác giả trước khi nghiên
cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB, luận văn đã xác định các
nhân tố và chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của
HTKSNB tại các Công ty kinh doanh xăng dầu thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
- Về thực tiễn, luận văn này có ý nghĩa quan trọng đã xây dựng được mô hình các
nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại các Công ty kinh doanh xăng
dầu thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.


6

Kết quả của luận văn là cơ sở để Tập đoàn và các công ty xây dựng cơ chế chính
sách trong kiểm soát nội bộ tại các Công ty kinh doanh xăng dầu thuộc Tập đoàn Xăng
dầu Việt Nam.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung

luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Angella Amudo, Eno L. Inanga (2009), Evaluation of Internal Control Systems: A
Case Study from Uganda, International Research Journal of Finance and Economics,
27:125-144. Nghiên cứu này được thực hiện trên các nước thành viên khu vực của
Ngân hàng Phát triển châu Phi. Nghiên cứu đã phát triển một mô hình chuẩn trong
việc đánh giá HTKSNB trong các dự án khu vực công được Uganda tài trợ bởi Ngân
hàng Phát triển Châu Phi. Mô hình thực nghiệm được Amudo và Inanga phát triển dựa
vào khuôn khổ KSNB của COSO và COBIT. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu
HTKSNB bao gồm: (1) môi trường kiểm soát, (2) đánh giá rủi ro, (3) hệ thống thông
tin truyền thông, (4) các hoạt động kiểm soát, (5) giám sát, (6) công nghệ thông tin.
Sultana R and Haque M. E. (2011), Evaluation of Internal Control Structure:
Evidence from Six Listed Banks in Bangladesh, ASA University Review, Vol. 5
No.1. Nghiên cứu được thực hiện tại 6 ngân hàng tư nhân niêm yết ở Bangladesh, kết
quả cho rằng để xác định khả năng đảm bảo hoạt động của đơn vị phù hợp với mục
tiêu đề ra thì cần đánh giá cấu trúc kiểm soát nội bộ trong một đơn vị. Nghiên cứu phát
triển mô hình từ khuôn khổ về KSNB theo báo cáo COSO. Các yếu tố ảnh hưởng đến
sự hữu hiệu của HTKSNB bao gồm: (1) môi trường kiểm soát, (2) đánh giá rủi ro, (3)
hệ thống thông tin truyền thông, (4) các hoạt động kiểm soát, (5) giám sát.
Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng mô hình trên thực sự có ý nghĩa khi các biến

độc lập có mối quan hệ với từng mục tiêu kiểm soát của các ngân hàng, cụ thể từng
thành phần trong HTKSNB (biến độc lập) hoạt động tốt sẽ đảm bảo hợp lý các mục
tiêu kiểm soát và vì thế đảm bảo sự hữu hiệu của HTKSNB.
- C.T.Gamage., Kevin Low Lock., & AAJ Fernando (2014), Effectiveness of
internal control system in state commercial banks in Sri Lanka, International Journal
of Scientific Research and Innovative Technology, Vol. 1 No. 5: 25-44. Tác giả đã
nghiên cứu về sự hữu hiệu của HTKSNB trong ngân hàng thương mại tại Srilanka
Tác giả đã kết luận HTKSNB là một phần chính trong bất kỳ tổ chức nào. Kiểm
soát nội bộ là quá trình được thiết kế và chịu ảnh hưởng bởi những người lãnh đạo,
quản lý và các nhân viên khác để cung cấp sự đảm bảo hợp lý về việc đạt được các
mục tiêu của tổ chức liên quan đến độ tin cậy của báo cáo tài chính, hiệu quả hoạt
động, tuân thủ luật pháp và các quy định hiện hành.
Do đó, KSNB được thiết kế và vận hành để giải quyết các rủi ro kinh doanh đã xác
định có thể đe doạ đến việc đạt được bất kỳ mục tiêu của đơn vị.


8

Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các biến tác động đến sự hữu hiệu của
HTKSNB bao gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin truyền thông,
hoạt động kiểm soát, giám sát.
1.2 Các nghiên cứu trong nước
- Nguyễn Thị Lan Anh (2013), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn
hóa chất Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. Luận
án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm phân định các quan điểm khác
nhau về Hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) tại doanh nghiệp, từ đó xây dựng mô
hình tổ chức HTKSNB làm khung lý thuyết nghiên cứu HTKSNB tại Tập đoàn Hoá
chất Việt Nam gồm: Nội dung (chính sách kiểm soát, thủ tục kiểm soát); Các yếu tố
cấu thành (môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin, thủ tục kiểm soát); Mục tiêu của
HTKSNB (bảo vệ tài sản của đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của thông tin, đảm bảo việc

thực hiện chế độ pháp lý, bảo đảm hiệu quả hoạt động). Từ đó luận án đề xuất hoàn
thiện các yếu tố cấu thành HTKSNB gồm: môi trường kiểm soát (đặc thù quản lý, cơ
cấu tổ chức, chính sách nhân sự, công tác kế hoạch, bộ máy kiểm soát); Hệ thống
thông tin (hệ thống thông tin toàn tập đoàn, hệ thống thông tin kế toán); Thủ tục kiểm
soát (các nguyên tắc, các hoạt động cơ bản) và một số giải pháp khác. Đây cũng chính
là các giải pháp tăng cường sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong Tập đoàn
Hoá chất Việt Nam.
- Võ Thu Phụng (2016), Tác động của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát
nội bộ đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Luận án tiến sĩ
kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sử dụng kết hợp
phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng nhằm đo lường tác động
của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của Tập
đoàn Điện lực Việt Nam. Nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu thông qua việc gửi
265 phiếu khảo sát đến các nhà quản lý, các chuyên viêc thuộc EVN, kết quả EFA cho
thấy 15 nhân tố ban đầu chỉ còn 10 nhân tố tố bao gồm 49 biến đo lường. Các nhân tố
này phản ánh 5 yếu tố cấu thành HTKSNB gồm: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi
ro, Hoạt động kiểm soát, Truyền thông thông tin, Giám sát có ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, thể hiện sự hữu hiệu của hệ thống kiểm
soát nội bộ tại Tập đoàn.
- Trần Phước, Đỗ Thị Thu Thủy (2016), Các nhân tố tác động đến việc xây dựng
HTKSNB tại các Doanh nghiệp khởi nghiệp, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về
Khởi nghiệp (START-UP 2016) tại Đại học Nguyễn Tất Thành TP.HCM, ISBN:978-


9

604-67-0811-7, trang 49, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật. Nghiên cứu sử dụng phương
pháp nghiên cứu định lượng nhằm đo lường các yếu tố “Môi trường kinh doanh” tác
động đến các thành phần của HTKSNB và đo lường các yếu tố tác động đến sự “hữu
hiệu và hiệu quả” của HTKSNB. Thông qua đánh giá hệ số tin cậy Cronbach Alpha,

phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định lại thang đo bằng phân tích nhân tố
khẳng định (CFA) và đánh giá sự phù hợp của mô hình với bằng mô hình cấu trúc
tuyến tính (SEM). Kết quả cho thấy có 5 nhân tố tác động đến Môi trường kinh doanh
và sự hữu hiệu HTKSNB của doanh nghiệp khởi nghiệp bao gồm: quản lý rủi ro (RM),
hoạt động kiểm soát (CA), giám sát (SA), thông tin - truyền thông (IAC) và sự tuân
thủ các chuẩn mực chuyên môn (CSN).
- Nguyễn Ngọc Lý (2016), Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của
HTKSNB tại các Doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ Việt Nam, Luận
văn thạc sĩ Kinh tế, Trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Luận văn sử dụng
phương pháp nghiên cứu hỗn hợp định tính và định lượng, trong đó kết quả khám phá
của nghiên cứu định tính là cơ sở để xác định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự
hữu hiệu của HTKSNB và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tới sự hữu
hiệu của HTKSNB trong các Doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ Việt
Nam. Kết quả cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong
các Doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ Việt Nam bao gồm: Môi trường
kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát.
- Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2017), Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của
HTKSNB trong các Doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí
Minh, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Luận văn
sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp định tính và định lượng, trong đó kết quả
khám phá của nghiên cứu định tính là cơ sở để xác định mô hình các nhân tố ảnh
hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đó tới sự hữu hiệu của HTKSNB trong các Doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu
của HTKSNB trong các Doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí
Minh bao gồm: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông
tin truyền thông, Giám sát.
- Võ Ngọc Trang Đài (2017), Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ
thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Khách sạn Marriott International tại Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Đề tài đã trình bày



10

cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ (KSNB) và lựa chọn COSO 2013 làm nền tảng lý
thuyết cơ bản để nghiên cứu về KSNB. Với 34 câu hỏi được xây dựng theo thang đo
Likert 5 mức độ, tác giả ghi nhận, tổng hợp những ý kiến khách quan của đối tượng
khảo sát về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
tại các khách sạn thuộc sự quản lý của tập đoàn Marriott tại Việt Nam, làm cơ sở để
phân tích định lượng. Qua phân tích kết quả hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân
tố EFA dựa trên 29 biến quan sát của các biến độc lập đã trích thành năm nhân tố hội
tụ. Các giá trị Eigenvalues đều lớn hơn 1 và độ biến thiên tích lũy giải thích được
73.03% mức độ biến thiên của tập dữ liệu quan sát. Về kết quả kiểm định mô hình lý
thuyết đã đề ra, tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại tập đoàn khách sạn Marriott chịu
sự ảnh hưởng của năm nhân tố là: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động
kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Trong năm nhân tố, nhân tố Hoạt động
kiểm soát có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại tập
đoàn khách sạn Marriott (β=0.580), tiếp đến là nhân tố Đánh giá rủi ro (β=0.198), nhân
tố Giám sát (β=0.116), nhân tố Môi trường kiểm soát (β=0.090) và cuối cùng là nhân
tố Thông tin và truyền thông (β=0.088).
Từ các nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công bố trước đây, tác giả tiến hành
tổng hợp kết quả theo bảng sau:
Bảng 1.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu
STT

Tác giả

Đối tượng nghiên cứu

1


HTKSNB trong các dự
án khu vực công được
Amudo
&
Uganda tài trợ bởi
Inanga (2009
Ngân hàng Phát triển
Châu Phi (2003 -2007

2

Sultana R and HTKSNB trong 6 ngân
Haque M. E. hàng tư nhân niêm yết
(2011)
ở Bangladesh.

3

Gamage
& HTKSNB của 2 ngân
Kevin
Low hàng thương mại nhà

Các biến
- Biến phụ thuộc: Sự hữu hiệu của
HTKSNB.
- Biến độc lập: Môi trường kiểm soát,
đánh giá rủi ro, thông tin và truyền
thông, các hoạt động kiểm soát, giám

sát, công nghệ thông tin
- Biến điều tiết: ủy quyền, mối quan
hệ cộng tác.
- Biến phụ thuộc: Sự hữu hiệu của
HTKSNB.
- Biến độc lập: Môi trường kiểm soát,
đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin
truyền thông, các hoạt động kiểm soát,
giám sát.
- Biến phụ thuộc: Sự hữu hiệu của
HTKSNB


11

STT

4

5

6

7

8

9

Tác giả

Đối tượng nghiên cứu
Các biến
Lock
& nước và 64 chi nhánh - Biến độc lập: Môi trường kiểm soát,
Fernando
của các ngân hàng ở đánh giá rủi ro, thông tin và truyền
(2014)
Srilanka.
thông, các hoạt động kiểm soát, giám
sát.
Phân tích định tính các yếu tố cấu
Nguyễn
Thị
thành HTKSNB: môi trường kiểm
HTKSNB tại tập đoàn
Lan
Anh
soát; Hệ thống thông tin; Thủ tục kiểm
Dầu khí Việt Nam.
(2013)
soát nhằm tăng cường SHH của
HTKSNB.
- Biến phụ thuộc: hiệu quả hoạt động
EVN
Võ Thu Phụng HTKSNB tại Tập đoàn
- Biến độc lập: Môi trường kiểm soát,
(2016)
Điện lực Việt Nam
Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát,
Truyền thông thông tin, Giám sát

- Biến phụ thuộc: Sự hữu hiệu của
HTKSNB.
Trần Phước, HTKSNB trong các - Biến độc lập: Quản lý rủi ro, Hoạt
Đỗ Thị Thu Doanh nghiệp khởi động kiểm soát, Hoạt động giám sát,
Thủy (2016)
nghiệp.
Thông tin và truyền thông, Sự tuân
thủ các chuẩn mực, môi trường doanh
nghiệp.
- Biến phụ thuộc: Sự hữu hiệu của
HTKSNB trong các
HTKSNB.
Nguyễn Ngọc Doanh nghiệp kinh
- Biến độc lập: Môi trường kiểm soát,
Lý (2016)
doanh chuỗi cửa hàng
Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát,
bán lẻ Việt Nam.
Thông tin và truyền thông, Giám sát.
- Biến phụ thuộc: Sự hữu hiệu của
HTKSNB trong Doanh
Nguyễn
Thị
HTKSNB.
nghiệp sản xuất nhỏ và
Ánh Nguyệt
- Biến độc lập: Môi trường kiểm soát,
vừa tại Thành phố Hồ
(2017)
Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát,

Chí Minh
Thông tin truyền thông, Giám sát.
- Biến phụ thuộc: Sự hữu hiệu của
HTKSNB trong Tập

Ngọc
HTKSNB.
đoàn
Khách
sạn
Trang
Đài
- Biến độc lập: Môi trường kiểm soát,
Marriott International
(2017)
đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát,
tại Việt Nam
thông tin và truyền thông, giám sát.
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)


12

1.3. Đánh giá các nghiên cứu có liên quan
Sau quá trình tìm hiểu các nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề
tài, tác giả nhận định một số hạn chế tồn tại và khe hở trong nghiên cứu để tác giả có
thể khai thác như sau:
- Đối với nghiên cứu ngoài nước:
Một là, các công trình chủ yếu được tiến hành ở các quốc gia kém phát triển như:
Bangladesh, Srilanka ..., ít được nghiên cứu ở các quốc gia đang phát triển như ở Việt

Nam và nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hai là, các nghiên cứu chủ yếu tiến hành phân tích những tác động của HTKSNB
đến các khía cạnh như chất lượng Báo cáo tài chính, các khía cạnh quản lý của doanh
nghiệp, ngân hàng hay các khía cạnh khác... mà chưa có thực hiện nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt
động.
Ba là, các bài viết thực hiện nghiên cứu HTKSNB như là một khía cạnh của đề tài
nghiên cứu trên các khuôn mẫu báo cáo COSO (1992), INTOSAI (1992) hay BASEL ,
chưa thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về HTKSNB trên khuôn mẫu COSO (2013)
Ba điểm trên là khe hở quan trọng cho định hướng nghiên cứu của tác giả.
- Đối với nghiên cứu trong nước:
Các nghiên cứu chủ yếu được thực hiện ở các doanh nghiệp nhỏ hoặc ngân hàng
thương mại, chưa có nghiên cứu một cách đầy đủ nào về các nhân tố ảnh hưởng đến sự
hữu hiệu của HTKSNB ở cấp quy mô tập đoàn trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu,
một ngành nghề kinh doanh có điều kiện và chịu ảnh hưởng nhiều từ chính sách của
Nhà Nước.
Tóm lại, với tổng thể nghiên cứu trong và ngoài nước như trên, cùng với các nhận
xét vừa nêu, có thể thấy chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống các
nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB trên nền tảng COSO (2013) trong
lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Ngoài ra, tại các Công ty kinh doanh xăng dầu thuộc
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào về hệ thống KSNB
theo phương pháp định lượng. Do đó, về mặt thực tiễn, luận văn này sẽ là một tham
khảo hữu ích giúp các nhà quản lý tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và các Công ty
kinh doanh xăng dầu thuộc Tập đoàn xây dựng và vận hành HTKSNB ngày một hữu
hiệu, nhằm hạn chế các rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại
Công ty và toàn Tập đoàn.


×