Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hình thái giải phẫu ống tủy gần ngoài răng cối lớn thứ nhất hàm trên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.62 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

HÌNH THÁI GIẢI PHẪU ỐNG TỦY GẦN NGOÀI RĂNG CỐI LỚN
THỨ NHẤT HÀM TRÊN
Nguyễn Mai Duyên*, Huỳnh Hữu Thục Hiền**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm khảo sát hình thái ống tủy chân răng gần ngoài của răng cối lớn thứ nhất
hàm trên dựa vào hình ảnh conebeam CT.
Phương pháp: 90 răng cối lớn thứ nhất hàm trên của người Việt được thu thập, làm sạch và chụp CBCT.
Phân tích hình ảnh 3 chiều CBCT để xác định số ống tủy, phân loại hình thái ống tủy theo phân loại của Vertucci,
số lỗ chóp.
Kết quả: trong 90 răng trong mẫu nghiên cứu, 22 chân răng gần ngoài (24,4%) có một ống tủy, 61 (67,8%)
có hai ống tủy, 6 (6,7%) có ba ống tủy và chỉ có 1 chân (1,1%) có bốn ống tủy. Tỉ lệ các phân loại của Vertucci
như sau: loại I (24,4%), loại II (18,9%), loại III (2,2%), loại IV (26,7%), loại V (12,2%), loại VI (6,7%), loại VII
(1,1%) và loại khác ngoài phân loại Vertucci (7.8%). Hầu hết chân gần ngoài có một (47,8%) hay hai (50%) lỗ
chóp, chỉ có ít chân răng có ba lỗ chóp (2,2%).
Kết luận: Chân gần ngoài răng cối lớn thứ nhất hàm trên người Việt có đặc điểm giải phẫu đa dạng, và
thường có nhiều hơn một ống tủy.
Từ khóa: mesio-buccal canal, first maxillary molar, conebeam CT

ABSTRACT
CANAL CONFIGURATION IN THE MESIO-BUCCAL ROOT OF MAXILLARY FIRST MOLARS
Nguyen Mai Duyen, Huynh Huu Thuc Hien
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 76 - 81
Objective: The purpose of this study was to investigate the canal configuration in the mesio-buccal root of
maxillary first molars by analyzing the cone-beam computed tomographic (CBCT) images.
Methods: Ninety maxillary first molars among Vietnamese patients were collected, and then they were
cleaned and taken CBCT images. .Three-dimensional CBCT images were analyzed to determine the number of


root canals, the types of canal configurations according to Vertucci classification. The study also identified number
of foramina among the teeth.
Results. In 90 images, the study found 22 teeth (24.4%) with single canal, 61 ones (67.8%) having two
canals, 6 ones (6.7%) having three canals and only 1 (1.1%) with four canals. The frequency of Vertucci types
distributed as follows: type I (24.4%), type II (18.9%), type III (2.2%), type IV (26.7%), type V (12.2%), type VI
(6.7%), type VII (1.1%) and others (7.8%). Most of mesiobuccal roots had one (47.8%) or two (50%) foramina, a
few of roots had three foramina (2.2%).
Conclusions. The mesio-buccal roots of maxillary first molars among Vietnamese possessed a variety of
canal system types and often had more than one root canals.
Keywords: mesio-buccal root, maxillary first molar, cone-beam computed tomographic image

* Khóa BS RHM 2009-2015, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược TP.HCM
** Bộ môn Chữa răng – Nội nha, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Huỳnh Hữu Thục Hiền ĐT: 0903673767
Email:

76

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
MỞ ĐẦU
Răng cối lớn thứ nhất hàm trên mọc lúc
khoảng 6 tuổi, là răng có kích thước lớn nhất.
Thân răng có chiều ngoài trong lớn hơn chiều
gần xa, và có 4 múi chính theo kích thước giảm
dần là múi gần trong, gần ngoài, xa ngoài và xa
trong. Răng thường có 3 chân gần ngoài, xa
ngoài và trong. Burn (1984) đã cho rằng răng cối

lớn thứ nhất hàm trên là một răng có thể tích lớn
nhất và có giải phẫu chân răng và ống tủy phức
tạp nhất, có lẽ là răng sau được điều trị nhiều
nhất, được hiểu biết ít nhất(4). Mà sự phức tạp về
giải phẫu ống tủy của răng cối lớn thứ nhất hàm
trên chủ yếu là ở chân gần ngoài, các chân xa
ngoài và chân trong thường có dạng ống tủy loại
I (một ống tủy từ lỗ tủy đến lỗ chóp).
Nhiều nghiên cứu khảo sát hình thái ống tủy
ở chân gần ngoài răng cối lớn hàm trên với các
phương pháp khác nhau, đã ghi nhận các biến
thể giải phẫu rất đa dạng. Hình thể và kích
thước của chân gần ngoài răng cối lớn thứ nhất
hàm trên có thể giải thích được tại sao chân gần

Nghiên cứu Y học

ngoài thường có nhiều hơn một ống tủy, trong
khi chân xa ngoài thường chủ yếu có một ống
tủy. Kích thước ngoài trong của chân gần ngoài
lớn hơn nhiều so với kích thước ngoài trong của
chân xa ngoài.
Tỉ lệ các biến thể ống tủy ở chân gần ngoài
răng cối lớn thứ nhất hàm trên thay đổi tùy theo
dân số nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phân
bố các biến thể ống tủy. Tuy nhiên, hầu hết các
nghiên cứu đều ghi nhận tỉ lệ răng cối lớn thứ
nhất hàm trên có hơn 1 ống tủy nhiều hơn 50%,
cho thấy chân răng gần ngoài có một ống tủy

không phải là biến thể phổ biến.
Trong các nghiên cứu sử dụng phân loại ống
tủy của Vertucci, chủ yếu ghi nhận các dạng ống
tủy loại I, loại II và loại IV, các biến thể còn lại
không có hoặc rất ít. Tuy nhiên, các nghiên cứu
cho thấy các biến thể khác III, V, VI cũng có tỉ lệ
khá cao ở một số dân số, còn biến thể loại VII và
VIII tương đối ít gặp trong tất cả các nghiên cứu.
(xem bảng 1)

Bảng 1. Tỉ lệ phần trăm các biến thể ống tủy ở chân gần ngoài răng cối lớn thứ nhất hàm trên theo phân loại của
Vertucci trong các nghiên cứu in vitro.
Nghiên cứu Quốc gia
Pineda
(11)
1973
Peroca
(10)
1992
Vertucci
(14)
1984
Al Shalabi
(1)
2000
Caliskan
(5)
1995
Thomas
(13)

1993
Wasti
(15)
2001
(9)

Ng 2001

Weine
(16)
1999

Mexico

Chụp phim

Nhuộm hốc tủy,
làm trong răng
Nhuộm hốc tủy,
Mỹ
làm trong răng
Nhuộm hốc tủy,
Iceland
làm trong răng
Thổ Nhĩ Nhuộm hốc tủy,
Kỳ
làm trong răng
Chụp phim có
Úc
cản quang

Nhuộm hốc tủy,
Pakistan
làm trong răng
Nhuộm hốc tủy,
Miến điện
làm trong răng
Brazil

Nhật
(2)

Phương pháp
Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V Loại VI Loại VII Loại VIII Loại
N (răng)
nghiên cứu
(%)
(%)
(%)
(%)
(%)
(%)
(%)
(%) khác (%)

Alavi 2002

Thái

Shahi
(12)

2007

Iran

Chụp phim
Nhuộm hốc tủy,
làm trong răng
Nhuộm hốc tủy,
làm trong răng

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

262

39,3

12,2

-

23,7

12,8

12

-

-


-

120

75

17,5

-

7,5

-

-

-

-

-

100

45

37

-


18

-

-

-

-

-

82

19,5

15,9

-

36,6

6,1

17,1

2

1,2


-

100

34,4

41

-

11,5

1,6

11,5

-

-

-

216

26,4

19,9

27,3


1,9

12

12,5

-

-

-

30

33,3

23,3

-

23,3

13,3

6,8

-

-


-

90

30

25,6

1,1

33,3

6,7

-

-

-

3,3

293

42

24,2

-


30,4

3,4

-

-

-

-

52

32,7

17,3

1,9

44,2

1,9

-

-

-


1,9

137

38

24,1

-

24,1

9,5

4,4

-

-

-

77


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học
Nghiên cứu Quốc gia
Alrahabi

(3)
2015
Khraisat
(8)
2007

Phương pháp
Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V Loại VI Loại VII Loại VIII Loại
N (răng)
nghiên cứu
(%)
(%)
(%)
(%)
(%)
(%)
(%)
(%) khác (%)

Arab
Saudi

CBCT

100

29,4

47


11,8

11,8

-

-

-

-

-

Jordan

Nhuộm hốc tủy,
làm trong răng

100

22,7

27,8

2,1

35,1

1


7,2

3,1

-

1

Dù các nghiên cứu thực hiện trên nhiều dân
tộc khác nhau trên thế giới đều cho thấy tỉ lệ cao
có hai ống tủy ở chân gần ngoài răng cối lớn thứ
nhất hàm trên, nhưng sự phân bố các biến thể có
khác nhau giữa các dân tộc. Điều này thấy rõ
trong các nghiên cứu so sánh trực tiếp giữa các
nhóm chủng tộc. Nghiên cứu của Guo (2014)
thực hiện trên 5 nhóm chủng tộc khác nhau:
người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Á, người da
trắng, người Mỹ gốc Tây Ban Nha và nhóm
chủng tộc khác đã cho thấy có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê trong sự phân bố các biến thể
hình thái ống tủy theo chủng tộc. Tính chung thì
3 biến thể loại I, II, IV là thường gặp, trong đó
loại IV là thường gặp nhất. Nhưng người gốc Phi
chủ yếu là ống tủy loại IV và loại I với hơn phân
nữa là loại IV, người gốc Á có đa số là loại I, II và
IV với loại II ít gặp hơn so với loại I, còn người
gốc Tây Ban Nha cũng đa số là loại I,II, IV nhưng
loại I và II tương đương nhau(6).
Tuy tỉ lệ răng cối lớn thứ nhất hàm trên có

hơn một ống tủy là rất cao trong các nghiên cứu
in vitro, nhưng khả năng phát hiện và tạo dạng
ống tủy gần ngoài thứ hai trên lâm sàng còn
chưa cao. Khả năng phát hiện và tạo dạng ống
tủy gần ngoài thứ hai còn tùy thuộc nhiều yếu tố
như kiến thức, kinh nghiệm của nhà lâm sàng,
các phương tiện hỗ trợ thị giác như kính lúp,
hiển vi nội nha và các phương tiện hỗ trợ tìm
kiếm như dụng cụ siêu âm. Bên cạnh đó, các
nghiên cứu hình thái hốc tủy phát hiện và ghi
nhận các ống tủy, nhưng trên thực tế lâm sàng
có khi phát hiện được lỗ tủy của ống gần ngoài
thứ hai mà vẫn không thể đi vào, tạo dạng và
trám bít thích hợp. Ngoài ra, tỉ lệ phát hiện ống
tủy gần ngoài thứ hai trong điều trị nội nha lại
cao hơn so với điều trị nội nha lần đầu do trong
lần điều trị lại, người điều trị thường là bác sĩ có
kinh nghiệm hơn và thường cố gắng đi tìm ống

78

tủy gần ngoài thứ hai. Ibarrola (1997) đã phân
tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát hiện
ống tủy gần ngoài thứ hai là sự calci hóa lan tỏa
trong hốc tủy, sạn tủy, và những biến thể giải
phẫu. Bên cạnh đó, trong lần điều trị lại những
chất dơ, vụn ngà, xi măng trám bít không được
lấy sạch và dụng cụ gãy có thể ngăn cản việc
phát hiện ống tủy gần ngoài thứ hai. Ngoài ra,
tác giả còn lưu ý một yếu tố quan trọng dẫn đến

bỏ sót ống tủy gần ngoài thứ hai không điều trị,
kể cả trong lần điều trị lại là do không cố gắng
tìm, không ý thức được mức độ thường gặp của
ống tủy gần ngoài thứ hai ở răng cối lớn hàm
trên. Ibarrola đề nghị phải nhấn mạnh tần suất
và tính chất quan trọng liên quan đến kết quả
điều trị và tiên lượng của răng trong đào tạo nha
khoa để có được ấn tượng lâu dài(7).
Conebeam CT là một phương tiện chuẩn
đoán hình ảnh được phát triển và ứng dụng
rộng rãi trong nha khoa trong những năm gần
đây. Với lượng tia hạn chế, CBCT cung cấp
những hình ảnh 3D không xâm lấn và chính xác
cho phép nghiên cứu hệ thống ống tủy cả về
định tính và định lượng.
Vì vậy trong nghiên cứu in vitro này, chúng
tôi sử dụng conebeam CT để khảo sát đặc điểm
giải phẫu ống tủy chân răng gần ngoài răng cối
lớn thứ nhất hàm trên của người Việt.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu nghiên cứu: 90 răng cối lớn thứ nhất
hàm trên còn tương đối nguyên vẹn được nhổ
tại Khoa Răng Hàm Mặt ĐH Y dược TPHCM và
trung tâm Ung bướu TPHCM.

Tiêu chí chọn mẫu
Có đặc điểm giải phẫu thân và chân răng
phù hợp. Các răng được một giảng viên có kinh
nghiệm của phân môn Giải phẫu răng xác nhận

là răng cối lớn thứ nhất hàm trên.

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Răng không có điều trị nội nha.
Thân và chân răng không bị những tổn
thương (sâu răng, mòn răng, nứt) hay miếng
trám lớn ảnh hưởng đến hốc tủy.
Chân răng đã hình thành đủ, đã đóng chóp.
Chóp chân răng không bị tiêu ngót.
Răng sau khi thu thập được làm sạch, loại bỏ
mô tủy bằng cách ngâm trong NaOCl 5% trong
24 giờ, rửa lại và để khô tự nhiên, bảo quản đến
khi sử dụng. Các răng được được đặt trong
khuôn nhựa mô phỏng hình dạng cung răng để
chụp CBCT.
Phương tiện nghiên cứu: Máy CBCT Galileos
của hãng Sirona,Đức. Kích cỡ voxel là 0,15 mm,
Gray scale 12 bit. Hình ảnh được quan sát bằng
phần mềm SIDEXIS trên máy tính cá nhân với
độ phân giải màn hình là 1920×1080 pixels.
Quy trình quan sát ống tủy trên hình ảnh
CBCT: Chọn răng cần quan sát, di chuyển cửa sổ
quan sát về vị trí răng đó. Điều chỉnh 3 mặt
phẳng chuẩn trực theo chân răng cần quan sát.
Nếu chân răng cong, thay đổi mặt phẳng chuẩn
theo chiều hướng chân răng. Không hiển thị các
đường xác định mặt phẳng chuẩn trực, thay đổi

độ sáng tối (chỉnh hơi tối) và độ tương phản để
quan sát cho thuận tiện. Chân răng gần ngoài
được quan sát trên 3 mặt phẳng, từ buồng tủy
đến chóp và ngược lại. Xác định số ống tủy, số lỗ
chóp và xếp loại ống tủy gần ngoài theo phân
loại Vertucci (1984).
Phân loại ống tủy theo Vertucci gồm 8 loại(14):
Loại I: chỉ có một ống tủy từ buồng tủy đến
lỗ chóp chân răng.
Loại II: có hai ống tủy xuất phát từ buồng tủy
tạo thành hai ống tủy riêng biệt nhưng gặp nhau
ở gần chóp để tạo thành một ống tủy và ra khỏi
chân răng bằng một lỗ chóp.
Loại III: có một ống tủy xuất phát từ buồng
tủy nhưng sau đó chia hai và gặp nhau ở gần
chóp để tạo thành một ống tủy và ra khỏi chân
răng bằng một lỗ chóp.

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

Nghiên cứu Y học

Loại IV: có hai ống tủy riêng biệt kéo dài từ
buồng tủy tới chóp chân răng.
Loại V: một ống tủy xuất phát từ buồng tủy,
sau đó tách ra tạo thành hai ống tủy và đi khỏi
chân răng bằng hai lỗ chóp riêng biệt .
Loại VI: hai ống tủy xuất phát từ buồng tủy,
kết hợp lại thành một ống tủy và sau đó lại chia
hai ở chóp với hai lỗ chóp riêng biệt.

Loại VII: một ống tủy xuất phát từ buồng
tủy, chia hai sau đó kết hợp lại thành một ống
tủy và lại chia hai ở chóp với hai lỗ chóp
riêng biệt.
Loại VIII: có ba ống tủy riêng biệt kéo dài từ
buồng tủy đến chóp chân răng.
Dữ liệu thu nhận được quan sát bởi 2 quan
sát viên và chỉ ghi nhận khi 2 quan sát viên nhất
trí 100%. Từ mẫu nghiên cứu, chúng tôi lấy ngẫu
nhiên hình ảnh CBCT của 20 răng và thực hiện
quan sát lại các thông tin cần ghi nhận và tính
chỉ số Kappa giữa các lần quan sát. Chỉ số Kappa
trong nghiên cứu này là K = 1 (K ≥0,85 có nghĩa
quan sát viên có độ kiên định cao).
Các số liệu, dữ liệu thu thập được nhập vào
bằng phần mềm Excel 2007 và phân tích bằng
phần mềm SPSS for Windows 20.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Mẫu nghiên cứu gồm 90 răng cối lớn thứ
nhất hàm trên: 44 răng bên phải và 46 răng bên
trái. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi
chỉ khảo sát hình thái ống tủy của các chân răng
gần ngoài. Trong 90 chân gần ngoài, chỉ có 22
chân răng (24,4%) có một ống tủy, còn lại (76,6%)
là có hơn một ống tủy, chủ yếu là có hai ống tủy
(61 chân răng, 67,8%).
Bảng 2. Tần suất và tỉ lệ số ống tủy ở chân gần ngoài
răng cối lớn thứ nhất hàm trên
1

2
ống tủy ống tủy
n
(chân răng)
Tỷ lệ (%)

3
ống tủy

4
Tổng
ống tủy

22

61

6

1

90

24,4

67,8

6,7

1,1


100

79


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

Bảng 3. Tần suất và tỉ lệ các phân loại theo Vertucci
Phân loại
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
Phân loại khác
Tổng

n (chân răng)
22
17
2
24
11
6

1
0
7
90

Tỷ lệ (%)
24,4
18,9
2,2
26,7
12,2
6,7
1,1
0,0
7,8
100

Trong 90 răng của mẫu nghiên cứu, tần suất
và tỉ lệ các phân loại theo Vertucci như trong
bảng 3. Trong 8 phân loại, thì loại I và IV chiếm tỉ
lệ cao (khoảng 25%), loại II và V ít gặp hơn, loại
III và VII rất ít gặp, không có chân răng nào có
ống tủy loại VIII. Nhưng có 7 chân răng gần
ngoài có hệ thống ống tủy phức tạp nằm ngoài
phân loại của Vertucci, đó là các loại sau: 2-3-2-3,
2-3-2, 2-4-1-2, 1-2-3-2-3-2, 3-2-1, 3-2-1-2, 2-3-4-3.

Loại II

Loại V


Loại III

Loại VI

Loại IV

Loại VII

Hình 1. Hình ảnh CBCT một số chân gần ngoài răng
cối lớn thứ nhất hàm trên trong mẫu nghiên cứu
Bảng 4. Tần số và tỷ lệ số lỗ chóp ở chân răng gần
ngoài trên răng cối lớn thứ nhất hàm trên
n (chân răng)
Tỷ lệ (%)

80

1 lỗ chóp 2 lỗ chóp
43
45
47,8
50

3 lỗ chóp Tổng
2
90
2,2
100


Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng phân loại
ống tủy theo Vertucci (1984) với nhiều phân loại
có thể đánh giá được những răng có hình thái
ống tủy phức tạp. Từ kết quả nghiên cứu, có thể
thấy đặc điểm hình thái ống tủy gần ngoài răng
cối lớn thứ nhất hàm trên rất đa dạng và phức
tạp. Thậm chí có một số răng có hình thái ống
tủy phức tạp hơn ngoài 8 phân loại của Vertucci.
Khi so sánh tỉ lệ các phân loại của chân gần
ngoài răng cối lớn thứ nhất hàm trên người Việt
với chân gần ngoài các dân tộc khác, có thể thấy
chân gần ngoài răng cối lớn thứ nhất hàm trên
người Việt có đặc điểm riêng. Có cùng xu hướng
phân loại IV chiếm tỉ lệ cao của nhóm người
Mongoloid, tuy nhiên tỉ lệ phân loại IV ở người
Việt không cao nổi trội như các dân tộc
Mongoloid khác. Bên cạnh đó, tỉ lệ phân loại II ở
chân gần ngoài răng cối lớn thứ nhất hàm trên
người Việt (18,9%) cũng khá cao so với người
Trung quốc (14%) hay Ấn độ (5,5%). Tỉ lệ phân
loại V (12,2%) khá cao, cũng là đặc điểm khác lạ
so với các dân tộc châu Á khác. Tuy nhiên đây
chỉ là một nghiên cứu in vitro khảo sát giới hạn
một số răng đã nhổ, nên chưa thể phản ánh được
hết đặc điểm hình thái của chân gần ngoài răng
cối lớn hàm trên người Việt.
Hiểu biết về hình thái chân răng và hốc tủy
là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của
chẩn đoán và điều trị nội nha. Răng cối lớn thứ
nhất hàm trên là một răng thường được điều trị

nội nha nhất, kiến thức giải phẫu ống tủy chân
gần ngoài răng này vì thế có ý nghĩa quan trọng
khi yêu cầu bảo tồn chức năng răng ngày càng
cao. Chúng tôi mong muốn từ kết quả cụ thể của
nghiên cứu này đưa ra bằng chứng để các bác sĩ
RHM có cái nhìn chi tiết hơn về giải phẫu ống
tủy của một chân răng có tỉ lệ điều trị nội nha
thất bại cao nhất, luôn ghi nhớ chân răng gần
ngoài răng cối lớn thứ nhất hàm trên thường có
hai ống tủy.
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận
thấy conebeam CT là một phương pháp tốt để
khảo sát hình thái ống tủy theo ba chiều, điều
mà các kỹ thuật chụp phim trong miệng thông

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
thường không thể thực hiện được. Chất lượng
hình ảnh của phim conebeam CT đủ để quan sát
những biến thể có thể có của ống tủy phục vụ
cho điều trị nội nha lâm sàng và nghiên cứu hình
thái hốc tủy. Và chúng tôi cũng hy vọng
conebeam CT sẽ được ứng dụng ngày một rộng
rãi hơn trong lĩnh vực nội nha giúp cho công
việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên
trong thực hành nội nha, cũng cần chú ý nguy cơ
nhiễm xạ không cần thiết cho bệnh nhân, tuân
thủ nguyên tắc ALARA (as low as resonably

achievable). Do đó chỉ nên sử dụng conebeam
CT trong những trường hợp phim quanh chóp
không cung cấp đủ thông tin, hay ống tủy có
hình dạng bất thường gây khó khăn cho công
việc điều trị.

2.

3.

4.
5.

6.

7.

8.

9.

KẾT LUẬN
Qua khảo sát hình ảnh conebeam CT 90 chân
gần ngoài răng cối lớn thứ nhất hàm trên, chúng
tôi ghi nhận:
Phần lớn 67,8% có hai ống tủy, 24,4% có một
ống tủy, ít chân răng có ba ống tủy (6,7%) hay
bốn ống tủy (1,1%).

10.


11.

12.

Tỉ lệ các ống tủy theo phân loại Vertucci: loại
I (24,4%), loại II (18,9%), loại III (2,2%), loại IV
(26,7%), loại V (12,2%), loại VI (6,7%), loại VII
(1,1%), loại VIII (0,0%). Ngoài ra, có 7,8% chân
răng có hình thái ống tủy phức tạp ngoài phân
loại Vertucci.

13.

Tỉ lệ chân răng có hai lỗ chóp là 50%, có
một lỗ chóp là 47,8%, chỉ 2,2% chân răng có ba
lỗ chóp.

16.

14.
15.

Nghiên cứu Y học

Alavi AM, Opasanon A, Ng Y-L, Gulabivala K (2002). Root
and canal morphology of Thai maxillary molars. International
Endodontic Journal, 35, 478-485.
Alrahabi M, Zafar MS. (2015). Evaluation of root canal
morphology of maxillary molars using cone beam computed

tomography. Pak J Med Sci 31(2):426-430.
Burns R.C., Cohen S. (1984). Pathways of the pulp 3rd ed. Saint
Louis: The C.V. Mosby company, p.325.
Caliskan MK, Pehlivan Y, Sepetcioglu F, turkun M, Tuncer SS
(1995). Root canal morphology of human permanent teeth in a
Turkish population. Journal of Endodontics 21(4): 200-204.
Guo J, Vahidnia A, Sedghizadeh, Enciso R (2014). Evaluation
of root and canal morphology of maxillary permanent first
molars in a North American population by Con-beam
computed tomography. J Endod 40(5): 635-639.
Ibarrola JL., Knowles KI., Ludlow MO., McKinley B. (1997).
Factors affecting the negotiability of second mesiobuccal
canals in maxillary molars. J Endod 20(4): 236-238.
Khraisat A, Smadi L (2007). Canal configuration in the mesiobuccal root of maxillary first molar teeth of a Jordanian
population. Aust Endod J; 33: 13–17
Ng Y-L, Aung TH, Alavi A, Gulabivala K (2001). Root and
canal morphology of Burmese maxillary molars. International
Endodontic Journal,34,620–630.
Peroca J.D., Woelfel J.B., Sousa Neto M.D., 1991. “Morphologic
study of maxillary molar. Part 1: external anatomy”. Braz Dent
J 2(1): 45-50., 2004.
Pineda F, Kuttler Y (1972). Mesiodistal and buccolingual
roentgenographic investigation of 7.275 root canals. Oral Surg
Oral Med Oral Pathol, 33(1): 101-109.
Shahi S, Yavari HR, Rahimi S, Ahmadi A (2007). Root Canal
Configuration of Maxillary First Permanent Molars in an
Iranian Population. JODDD, Vol. 1, No. 1, 1-5.
Thomas R.P., Moule A.J., Bryant R., (1993). “Root canal
morphology of maxillary permanent first molar teeth at
various ages”. Int. End.J 26, 257-267.

Vertucci FJ (1984). Root canal anatomy of the human
permanent teeth. Oral Surg. 58: 589-599.
Wasti F, Shearer AC, Wilson NHF (2001). “Root canal systems
of the mandibular and maxillary first permanent molar teeth
of South Asian Pakistanis”. International Endodontic Journal,
34,263–266.
Weine FS, Hayami S, Hata G, Toda T (1999). Canal
configuration of the mesiobuccal root of the maxillary first
molar of a Japanese sub-population. Int Endod J. 32(2):79-87.

Chân gần ngoài răng cối lớn thứ nhất hàm
trên người Việt có đặc điểm giải phẫu đa dạng,
và thường có nhiều hơn một ống tủy.

Ngày nhận bài báo: 17/01/2016

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngày bài báo được đăng:

1.

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

15/02/2016

25/03/2016

Al Shalabi RM, Omer OE, Claffey N (2000). Root canal
anatomy of maxillary first and second permanent molars.

International Endodontic Journal, 33, 405-414.

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

81



×