Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đánh giá độ tin cậy của nghiệm pháp Watzke-Allen trong phát hiện lô hoàng điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.87 KB, 8 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA NGHIỆM PHÁP WATZKE-ALLEN
TRONG PHÁT HIỆN LÔ HOÀNG ĐIỂM
Võ Ngọc Bích Minh*, Lê Minh Thông*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá độ tin cậy của nghiệm pháp Watzke-Allen trong việc chẩn đoán bệnh lý lỗ hoàng điểm,
dựa trên tiêu chuẩn vàng là máy chụp cắt lớp võng mạc OCT, để cung cấp thêm một phương tiện chẩn đoán cho
các bác sĩ, ở nơi không có đầy đủ phương tiện chẩn đoán hiện đại, áp dụng trên lâm sàng.
Phương pháp: Nghiêm cứu tiến cứu, cắt ngang mô tả có phân tích. Gồm 78 mắt (75 bệnh nhân) với 40
mắt nhóm lỗ hoàng điểm và 38 mắt nhóm bệnh lý hoàng điểm khác.
Kết quả: Theo tiêu chuẩn dương tính 1 bệnh nhân quan sát thấy khe sáng bị khuyết hoàn toàn ở giữa,
nghiệm pháp có độ nhạy 25,0%, độ đặc hiệu 92,1% và độ chính xác 57,7%. Theo tiêu chuẩn dương tính 2 bệnh
nhân quan sát thấy khe sáng bị khuyết hoàn toàn hoặc thu hẹp ở giữa, nghiệm pháp có độ nhạy 70%, độ đặc hiệu
81,6% và độ chính xác 75,6%. Tiêu chuẩn sau được chọn là tiêu chuẩn chính để xác định kết quả nghiệm pháp
với: giá trị tiên đoán dương 80%, giá trị tiên đoán âm 72,1%, tỉ số dự báo khả năng dương tính 3,8, tỉ số dự báo
khả năng âm tính 0,37.
Kết luận: Có thể sử dụng nghiệm pháp Watzke-Allen như một phương tiện hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý lỗ
hoàng điểm ở các cơ sở lâm sàng không đủ khả năng trang bị máy chụp cắt lớp võng mạc OCT.
Từ khóa: Lỗ hoàng điểm, giả lỗ hoàng điểm, lỗ hoàng điểm dạng phiến, nghiệm pháp WatzkeAllen, độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán, tỉ số dự báo khả năng.

ABSTRACT
EVALUATION THE RELIABILITY OF WATZKE-ALLEN TEST IN MACULAR HOLE DIAGNOSIS
Vo Ngoc Bich Minh, Le Minh Thong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 134 - 141
Purpose: To evaluate the reliability of Watzke-Allen test in macular hole diagnosis based on OCT, the gold
standard for diagnostic macular diseases, in order to provide useful clinical test for eye clinics in rural areas,
where unaffordable to equip OCT machine.


Methods: Cross sectional and prospective study, included 78 eye (75 patients): 40 eyes with macular hole
and 38 eyes with other macular disease, misdiagnosed macular hole on clinical.
Results: If the positive Watzke-Allen test is defined as patient observing a complete break of slit beam, the
sensitivity is 25.0%, the specificity is 92.1% and the accuracy is 57.7%. If the positive Watzke-Allen test is
defined as patient observing a break or thinning, the sensitivity is 70.0%, the specificity is 81.6% and the
accuracy is 75.6%. The last criterion is chosen for identifying macular hole on clinical with positive predictive
value 80%, negative predictive value 72.1%, positive likelihood ratio 3.8 and negative likelihood ratio 0.37.
Conclusions: The results of the study show that Watzke-Allen test can be applied at eye clinics in rural
areas, in order to increase the accurate of macular hole diagnosis.
Keywords: Macular hole, macular pseudohole, lamellar macular hole, Watzke-Allen test, sensitivity,
specificity, predictive value, likelihood ratio
* Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
*Bộ môn Mắt trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: BS. Võ Ngọc Bích Minh
ĐT: 01694175789
Email:

134

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lỗ hoàng điểm là một bệnh lý của võng mạc
đặc trưng bởi tình trạng mất liên tục về cấu trúc
giải phẫu của võng mạc ở vùng hoàng điểm(6, 7,8).
Trước đây lỗ hoàng điểm được xem là một bệnh
lý không thể điều trị được, nhưng từ năm 1991
khi tác giả Kelly và Neil báo cáo hiệu quả của

phẫu thuật cắt dịch kính trong điều trị lỗ hoàng
điểm đã đưa vai trò của việc chẩn đoán và điều
trị lỗ hoàng điểm lên một vị trí mới(12). Ngày
nay, mặc dù với sự ra đời của máy chụp cắt lớp
võng mạc cố kết quang học OCT (Optical
Coherence Tomography) giúp cho quá trình
chẩn đoán và theo dõi bệnh lý lỗ hoàng điểm
chính xác hơn(8,10) nhưng không phải cơ sở lâm
sàng nào cũng đủ khả năng để trang bị phương
tiện chẩn đoán này. Trong khi đó, nghiệm pháp
Watzke-Allen(13,18) là một nghiệm pháp lâm sàng
không xâm lấn, được thực hiện bằng cách chiếu
một khe sáng từ đèn sinh hiển vi qua kính soi
đáy mắt gián tiếp lên vùng lỗ hoàng điểm rồi
ghi nhận kết quả theo nhận định của bệnh
nhân. Nghiệm pháp này đã được chứng minh là
có giá trị trong việc chẩn đoán bệnh lý lỗ hoàng
điểm, giúp phân biệt lỗ hoàng điểm với các
trường hợp bệnh lý khác trên lâm sàng như giả
lỗ hoàng điểm hay lỗ dạng phiến(13,16,18,19). Trên
thế giới đã có các nghiên cứu khảo sát vai trò
của nghiệm pháp Watzke-Allen trong bệnh lý lỗ
hoàng điểm(13,16,18,19). Còn ở Việt Nam cho đến
nay vẫn chưa có nghiên cứu khảo sát về giá trị
của nghiệm pháp Watzke-Allen. Do đó, nghiên
cứu này được tiến hành nhằm mục đích “Đánh
giá độ tin cậy của nghiệm pháp Watzke-Allen trong
việc chẩn đoán bệnh lý lỗ hoàng điểm”, dựa vào tiêu
chuẩn vàng là chụp cắt lớp võng mạc OCT. Để
từ đó cung cấp thêm một phương tiện chẩn

đoán có giá trị cho các bác sĩ lâm sàng ứng
dụng, đặc biệt ở những nơi không có đủ khả
năng trang bị máy chụp cắt lớp võng mạc OCT.

Mục tiêu nghiên cứu
Xác định độ tin cậy của nghiệm pháp
Watzke-Allen trong chẩn đoán lỗ hoàng điểm

Nghiên cứu Y học

thông qua các số đo: độ nhạy, độ đặc hiệu, giá
trị tiên đoán, tỉ số dự báo khả năng và độ phù
hợp so với nghiệm pháp Amsler.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Dân số chọn mẫu
Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh lý lỗ
hoàng điểm trên lâm sàng được gửi đến khoa
chẩn đoán hình bệnh viện Mắt thành phố Hồ
Chí Minh để chụp cắt lớp võng mạc OCT trong
thời gian từ tháng 7/2013 đến tháng 9/2014.

Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu và
có khả năng hợp tác tốt.
Bệnh nhân được chẩn đoán nghi ngờ bệnh
lý lỗ hoàng điểm trên lâm sàng.
Bệnh nhân không bị đục các môi trường
trong suốt, có thể khám đáy mắt và thực hiện
nghiệm pháp Watzke-Allen.

Kết quả chụp OCT chất lượng hình ảnh tốt.

Tiêu chuẩn loại trừ
Các trường hợp lỗ hoàng điểm do chấn
thương.
Các trường hợp kèm theo bệnh lý khác như
tổn thương thần kinh thị, teo gai thị, lõm gai
trong bệnh lý glô-côm hay bệnh lý võng mạc
tăng sinh giai đoạn nặng ...
Bệnh nhân có tiền phòng quá nông, chống
chỉ định nhỏ giãn đồng tử.

Cỡ mẫu
Ở Việt Nam chưa có tài liệu nghiên cứu xác
định tỷ lệ mắc của bệnh lý lỗ hoàng điểm trong
cộng đồng. Theo y văn trên thế giới thì tỷ lệ mắc
của bệnh lý lỗ hoàng điểm là khoảng 0,3%(1).
Cỡ mẫu được tính theo độ đặc hiệu mong
muốn là 95%: với FP (False Positive) là dương
tính giả và TN (True Negative) là âm tính thật.
Giá trị FP+TN được tính theo độ đặc hiệu là 95%
như sau: FP + TN =

=

= 74

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016

135



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

Số lượng cỡ mẫu cần thiết dựa vào độ đặc
hiệu mong muốn là: nsp =

=

= 74

Như vậy tính theo độ đặc hiệu mong muốn
cỡ mẫu tối thiểu cần 74 mắt. Trong thời gian
nghiên cứu chúng tôi chọn được 78 mắt thỏa các
tiêu chuẩn chọn mẫu.

Phương pháp nghiên cứu
Các bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng là
bệnh lý lỗ hoàng điểm thỏa tiêu chuẩn vào mẫu
sẽ được hỏi bệnh sử, ghi nhận thị lực, kiểm tra
với bảng Amsler sau đó nhỏ giãn đồng tử rồi
khám đáy mắt bằng đèn kinh hiển vi kết hợp
với kính Volk 90D superfield. Bệnh nhân sẽ
được giải thích cách ghi nhận kết quả của
nghiệm pháp Watzke-Allen dựa theo hình mẫu
đã được in sẵn. Sau đó nghiệm pháp sẽ được
thực hiện như sau: chiếu một khe sáng hẹp từ


Hướng dọc

đèn sinh hiểu vi, qua kính soi đáy mắt gián tiếp,
vào vùng tổn thương ở trung tâm hoàng điểm
theo hướng dọc và hướng ngang, với khe sáng
có độ rộng tùy thuộc vào kích thước lỗ hoặc tổn
thương, khe sáng được chỉnh sao cho hai cạnh
bên của khe sáng nằm sát với hai bờ bên của tổn
thương, còn độ dài khe sáng được chỉnh sao cho
có thể đi ngang qua toàn bộ vùng tổn thương
khoảng 1-2mm ở mỗi phía. Ở mỗi hướng dọc và
ngang bệnh nhân có thể quan sát thấy một
trong 3 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Thấy toàn bộ khe sáng.
Trường hợp 2: Thấy khe săng bị thu hẹp lại
ở giữa.
Trường hợp 3: Thấy khe sáng bị khuyết
hoàn toàn ở giữa.

Hướng ngang

Hình 1: Cách thực hiện và ghi nhận kết quả của nghiệm pháp Watzke-Allen.
Sau khi khám và thực hiện nghiệm pháp
Watzke-Allen, bệnh nhân được hướng dẫn đến
phòng chụp OCT, dựa theo kết quả OCT bệnh
nhân sẽ được phân vào nhóm bệnh lý lỗ hoàng
điểm (phân theo giai đoạn lỗ hoàng điểm của
Gass(7)) hoặc phân vào nhóm bệnh lý vùng
hoàng điểm khác (gây chẩn đoán nhầm với
bệnh lý lỗ hoàng điểm trên lâm sàng).


136

KẾT QUẢ
Trong thời gian nghiên cứu có 78 mắt thỏa
các tiêu chuẩn được chọn vào mẫu (37 mắt phải
và 41 mắt trái) của 75 bệnh nhân, với 3 bệnh
nhân bị cả 2 mắt. Trong đó, dựa trên tiêu chuẩn
vàng là kết quả chụp cắt lớp võng mạc OCT có
40 mắt được phân vào nhóm lỗ hoàng điểm
nguyên phát và 38 mắt được phân vào nhóm
bệnh lý hoàng điểm khác.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

Các đặc điểm nền

Kết quả nghiệm pháp Watzke-Allen

Về tuổi trung bình chung của bệnh nhân
trong mẫu nghiên cứu là 60,9 ± 6,8. Khi so sánh
tuổi trung bình giữa nhóm lỗ hoàng điểm (61,56
± 1,18) và nhóm bệnh lý hoàng điểm khác (60,53
± 1,04) cho thấy không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê, với kiểm định phi t cho giá trị

trung bình của hai mẫu độc lập (p=0,556). Về tỉ
lệ giới tính chung trong nghiên cứu là 30 nam:
45 nữ. Trong đó, nhóm lỗ hoàng điểm là 14
nam: 23 nữ không có sự khác biệt với nhóm
bệnh lý hoàng điểm khác là 16 nam: 22 nữ (Chibình phương p=0,706).

Bảng 1: Bảng mô tả kết quả của nghiệm pháp
Watzke-Allen

Phân loại thị lực thập phân cho thấy có sự
khác biệt về sự phân bố giữa hai nhóm (Chibình phương, p là 0,002). Trong đó, nhóm lỗ
hoàng điểm chỉ có 20% mắt có thị lực từ 3/10 trở
lên, trong khi đó nhóm bệnh lý hoàng điểm
khác có đến 52,6% mắt có thị lực trên 3/10. Sử
dụng thị lực logMAR để so sánh cho thấy thị
lực logMAR trung bình trong nhóm lỗ hoàng
điểm (0,94±0,33) xấu hơn có ý nghĩa thống kê so
với nhóm các bệnh lý hoàng điểm khác
(0,64±0,37) với kiểm định t và p <0,0001.

Đặc điểm khảo sát trên OCT
Nhóm lỗ hoàng điểm
Gồm 40 mắt, trong đó không có trường hợp
lỗ hoàng điểm giai đoạn 1 nào được quan sát
thấy. Giai đoạn 2 được quan sát thấy với tần số
thấp nhất với 4 mắt (chiếm 10%), giai đoạn 3 có
14 mắt (chiếm 35%) và giai đoạn 4 được quan
sát thấy nhiều nhất 22 mắt (chiếm 55%).
Nhóm bệnh lý hoàng điểm khác
Gồm 38 mắt, trong đó có 4 nhóm bệnh lý

thường gây chẩn đoán nhầm với lỗ hoàng
điểm trên lâm sàng, nhiều nhất là giả lỗ
hoàng điểm (15 mắt, chiếm 39,5%) và lỗ
hoàng điểm dạng phiến (14 mắt, chiếm
36,8%), ít nhất là phù hoàng điểm dạng nang
(5 mắt, chiếm 13,2%) và nang trong võng mạc
vùng hoàng điểm (4 mắt, chiếm 10,5%).

Kết quả nghiệm pháp
Khe sáng bình
thường
Hướng Khe sáng thu hẹp
dọc
ở giữa
Khe sáng khuyết
hoàn toàn ở giữa
Khe sáng bình
thường
Hướng Khe sáng thu hẹp
ngang
ở giữa
Khe sáng khuyết
hoàn toàn ở giữa
p*

Nhóm
lỗ hoàng
điểm

Nhóm

bệnh lý
hoàng
điểm khác

p*

12 (30%) 31 (81,6%)
18 (45%) 4 (10,5%) <0,001
10 (25%)

3 (7,9%)

9 (22,5%) 31 (81,6%)
23
(57,5%)

4 (10,5%) <0,001

8 (20%)

3 (7,9%)

0,532

1,0

*Kiểm định Chi bình thương

Kết quả nghiệm pháp Watzke-Allen theo
hướng dọc và ngang cho thấy tỉ lệ hình ảnh

khe sáng bất thường trong nhóm lỗ hoàng
điểm nhiều hơn có ý nghĩa thống kê so với
nhóm bệnh lý hoàng điểm khác (Chi-bình
phương với các giá trị p<0,001). Tuy nhiên, khi
so sánh kết quả thu được giữa hướng dọc và
hướng ngang trong nhóm lỗ hoàng điểm cho
thấy không có sự khác biệt (Chi bình phương
với p là 0,532). Còn trong nhóm bệnh lý hoàng
điểm khác kết quả ở hai hướng là như nhau.
Do đó, kết quả của nghiệm pháp theo hướng
dọc, tương ứng với hướng khe sáng thường
được sử dụng để thăm khám trên lâm sàng,
được sử dụng như kết quả chính để phân tích
các số đo của nghiệm pháp.

Độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác
Có hai tiêu chuẩn xác định kết quả dương
tính của nghiệm pháp: tiêu chuẩn 1 xác định
nghiệm pháp dương tính khi bệnh nhân quan
sát thấy khe sáng khuyết hoàn toàn ở giữa và
tiêu chuẩn 2 xác định nghiệm pháp dương tính
khi bệnh nhân quan sát thấy khe sáng khuyết
hoàn toàn hoặc chỉ thu hẹp ở giữa.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016

137


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016


Nghiên cứu Y học

Bảng 2: Bảng mô tả mối liên hệ giữa kết quả của
nghiệm pháp và tình trạng bệnh.
Kết quả trên OCT
Nhóm lỗ Nhóm bệnh lý Tổng
hoàng
hoàng điểm
điểm
khác
Kết quả Dương tính
10
3
13
theo tiêu
30
35
65
chuẩn 1 Âm tính
Tổng
40
38
78
Kết quả Dương tính
28
7
35
theo tiêu
12

31
43
chuẩn 2 Âm tính
Tổng
40
38
78

Dựa theo tiêu chuẩn 1 các số đo của nghiệm
pháp Watzke-Allen tính được như sau: độ nhạy
25,0%, độ đặc hiệu 92,1% và độ chính xác của
nghiệm pháp 57,7%. Với tiêu chuẩn 1, độ chính
xác của nghiệm pháp chỉ đạt 57,7% nghĩa là chỉ
có 57,7% khả năng nghiệm pháp Watzke-Allen
gắn đúng kết quả dương tính cho mắt có bệnh
lý lỗ hoàng điểm và gắn đúng kết quả âm tính
cho các bệnh lý hoàng điểm khác gây chẩn đoán
nhầm với lỗ hoàng điểm trên lâm sàng.
Dựa vào tiêu chuẩn 2 các số đo của nghiệm
pháp Watzke-Allen là như sau: độ nhạy 70%, độ
đặc hiệu 81,6% và độ chính xác của nghiệm
pháp 75,6%. Với tiêu chuẩn 2, độ chính xác của
nghiệm pháp đạt 75,6%, nghĩa là có 75,6% khả
năng nghiệm pháp Watzke-Allen gắn đúng kết
quả dương tính cho mắt có bệnh lý lỗ hoàng
điểm và gắn đúng kết quả âm tính cho mắt bị
các bệnh lý hoàng điểm khác.
Tiêu chuẩn dương tính 2 cho thấy giá trị của
nghiệm pháp Watzke-Allen phù hợp hơn trong
việc chẩn đoán bệnh lý lỗ hoàng điểm so với

tiêu chuẩn 1. Mặc dù độ đặc hiệu của nghiệm
pháp giảm từ 92,1% xuống còn 81,% nhưng độ
nhạy lại tăng từ 25% lên 70%. Bên cạnh đó độ
chính xác của nghiệm pháp cũng tăng lên
75,6%. Do đó, tiêu chuẩn 2 là được chọn là tiêu
chuẩn chính để xác định kết quả nghiệm pháp
dương tính.

Giá trị tiên đoán và tỉ số dự báo khả năng
Giá trị tiên đoán là số đo giúp xác định một
mắt thật sự có lỗ hoàng điểm hay không dựa

138

trên các kết quả của nghiệm pháp. Trong đó, giá
trị tiên đoán dương là xác suất thật sự có bệnh ở
một mắt có kết quả nghiệm pháp dương tính: =
=
= 80%
Kết quả này có nghĩa là trong 35 mắt có kết
quả nghiệm pháp Watzke-Allen dương tính thì
có đến 80% mắt thật sự có bệnh lý lỗ hoàng
điểm. Còn giá trị tiên đoán âm là xác suất thật
sự không có bệnh trên một mắt có kết quả
nghiệm
pháp
âm
tính:
=
=

= 72,1%
Kết quả này có nghĩa là với 31 mắt có kết
quả nghiệm pháp Watzke-Allen âm tính thì có
đến 72,1% mắt là không có bệnh lý lỗ hoàng
điểm. Các kết quả trên cho thấy nghiệm pháp
Watzke-Allen có giá trị tiên đoán dương tốt hơn
là giá trị tiên đoán âm.
Tỉ số dự báo khả năng diễn tả khả năng của
nghiệm pháp Watzke-Allen tìm thấy ở mắt
bệnh cao hơn (hoặc thấp hơn) bao nhiêu lần so
với khả năng nghiệm pháp tìm thấy ở mắt
không bệnh. Trong đó ,tỉ số dự báo khả năng
dương
tính:=
=
= 3,8
Tỉ số dự báo khả năng âm tính:=
=

=

0,37
Như vậy khả năng tìm thấy nghiệm pháp
dương tính ở mắt có lỗ hoàng điểm cao gấp 3,8
lần so với mắt bị các bệnh lý hoàng điểm khác.
Bên cạnh đó khả năng tìm thấy nghiệm pháp
âm tính ở mắt có lỗ hoàng điểm chỉ bằng 0,37
lần so với mắt bị bệnh lý hoàng điểm khác.

BÀN LUẬN

Tuổi trung bình của bệnh nhân trong
nhóm lỗ hoàng điểm 61,46 ± 1,18 tương đồng

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
với nghiên cứu của các tác giả Saito(14) 64,3 ±
6,5 và Trần Văn Hà(17) 58,1 ± 15,4. Sự phân bố
giới tính ở nhóm lỗ hoàng điểm trong nghiên
cứu phù hợp với mô tả trong y văn là nữ giới
chiếm nhiều hơn nam giới(1) và kết quả này
tương đồng với kết quả tìm được trong
nghiên cứu của các tác giả khác trên thế
giới(13,14,16) và Việt Nam(17).
Thị lực logMAR trung bình cho thấy
nhóm lỗ hoàng điểm thấp hơn nhiều so với
nhóm bệnh lý hoàng điểm khác (0,94 ± 0,33 so
với 0,64 ± 0,37) (kiểm định t với p <0,001). Sự
khác biệt về thị lực giữa hai nhóm là do trong
nhóm lỗ hoàng điểm, vùng hoàng điểm trung
tâm bị mất liên tục do các tế bào thần kinh
võng mạc bị tách nhau ra và di chuyển ly tâm
đến một vị trí mới trên võng mạc. Chính sự
thay đổi về cấu trúc giải phẫu này làm cho
vùng trung tâm hoàng điểm không có sự hiện

Nghiên cứu Y học

diện của các tế bào thần kinh võng mạc để

cảm nhận ánh sáng, do đó thị lực trung tâm
của bệnh nhân bị giảm nhiều(3,5,6). Còn nhóm
bệnh lý hoàng điểm khác sự thay đổi cấu trúc
giải phẫu vùng hoàng điểm có tính chất khác.
Các trường hợp lỗ hoàng điểm dạng phiến
hay giả lỗ hoàng điểm mặc dù có sự tổn
thương ở võng mạc trung tâm nhưng lớp tế
bào nón và que ở lớp ngoài vẫn còn tương đối
nguyên vẹn, nên thị lực còn khá tốt và ổn
định(4,9,11), điều đó giải thích cho sự khác biệt
về thị lực trung tâm giữa hai nhóm trong
nghiên cứu.
Tương tự như tác giả Watzke và Allen(18) và
tác giả Martinez(13) chúng tôi sử dụng kết quả
của nghiệm pháp Watzke-Allen theo hướng
dọc, tương ứng với hướng khe sáng thường
được sử dụng để thăm khám trên lâm sàng, để
phân tích các kết quả của nghiệm pháp.

Bảng 3: So sánh kết quả của nghiệm pháp Watzke-Allen giữa các nghiên cứu.
Kết quả nghiệm pháp trên nhóm lỗ hoàng điểm
Thu hẹp ở giữa
Khuyết hoàn toàn ở giữa
Bình thường
Khác
Tổng

So sánh kết quả của tác giả Martinez(13) cho
thấy số trường hợp quan sát thấy khe sáng bị
khuyết hoàn toàn ở giữa nhiều hơn so với số

trường hợp quan sát thấy khe sáng bị thu hẹp ở
giữa, điều này ngược lại với nghiên cứu của
chúng tôi. Sự khác biệt này có thể liên quan đến
mẫu của hai nghiên cứu(13): Thứ nhất cỡ mẫu
của tác giả Martinez nhỏ hơn so với chúng tôi
(16 mắt so với 40 mắt) và thứ hai tác giả
Martinez phân loại bệnh dựa theo chẩn đoán
lâm sàng với các trường hợp ở giai đoạn muộn
có biểu hiện lâm sàng điển hình của lỗ hoàng
điểm (do tại thời điểm đó máy chụp cắt lớp
võng mạc OCT chưa được sử dụng rộng rãi),
nên chức năng của các tế bào cảm thụ ánh sáng
bị tổn thương nhiều, đó có thể là lý do hầu hết
bệnh nhân ghi nhận có bất thường khi kiểm tra
với nghiệm pháp và tấn số mắt quan sát thấy

Tác giả Martinez
4
12
0
0
16

Tác giả Tanner
29
10
1
40

Võ Ngọc Bích Minh

18
10
12
0
40

khe sáng bị khuyết hoàn toàn ở giữa cao. Mặc
khác khi so sánh với kết quả của tác giả Tanner
(sử dụng máy OCT làm tiêu chuẩn chọn
bệnh(16), chúng tôi nhận thấy kết quả trong
nghiên cứu khá tương đồng. Tuy nhiên trong
nghiên cứu của tác giả Tanner chỉ nhằm mục
đích khảo sát các trường hợp lỗ hoàng điểm có
bất thường khi thực hiện nghiệm pháp WatzkeAllen, nên tác giả không báo cáo các trường hợp
nghiệm pháp bình thường.
Như vậy, kết quả của tác giả Tanner(16) và
chúng tôi cho thấy mặc dù lỗ hoàng điểm đặc
trưng bởi tình trạng mất liên tục về cấu trúc giải
phẫu của võng mạc vùng hoàng điểm, với sự
vắng mặt của các tế bào cảm thụ ánh sáng,
nhưng khi chiếu một khe sáng vào trung tâm lỗ
bệnh nhân vẫn ghi nhận tình trạng khe sáng bị
thu hẹp ở giữa nhiều hơn là bị khuyết hoàn toàn

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016

139


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016


Nghiên cứu Y học

ở giữa. Tác giả Saito(14) và Tanne(16) đã giải thích
điều này là do khi chiếu khe sáng vào trung tâm
lỗ các tế bào cảm thụ ánh sáng ở bờ lỗ vẫn bị
kính thích, và bản chất của các tế bào này chính
là các tế bào cảm thụ ánh sáng ở vùng trung tâm
hoàng điểm dịch chuyển ra (giả thuyết của Gass
năm 1995(7)) do đó khi bị kích thích chúng vẫn
truyền tín hiệu lên não. Bên cạnh đó bản thân
mỗi tế bào cảm thụ ánh sáng không có khả năng
định vị vị trí trên võng mạc, nên khi tín hiệu
truyền lên não vẫn được phân tích như hình
ảnh thấy được từ vùng trung tâm. Do đó, đa số
bệnh nhân sẽ quan sát thấy khe sáng bình
thường hoặc thu hẹp ở giữa, chứ không phải lúc
nào cũng quan sát thấy khe sáng khuyết hoàn
toàn ở giữa.
Đối với các trường hợp khe sáng bị khuyết
hoàn toàn ở giữa, tác giả Tanner(16) cho rằng có
thể do thời gian mắc lỗ hoàng điểm kéo dài dẫn
đến các tế bào võng mạc cảm thụ ở vùng bờ lỗ
bị thoái hóa dần và mất chức năng, nên không
còn bị kích thích bởi ánh sáng và bệnh nhân
quan sát thấy ám điểm thật sự.
Bảng 4: So sánh các giá trị của nghiệm pháp
Watzke-Allen với tác giả Martinez.
Các giá trị của nghiệm
pháp

Độ nhạy
Tiêu chuẩn Độ đặc hiệu
1
Độ chính
xác
Độ nhạy
Tiêu chuẩn Độ đặc hiệu
2
Độ chính
xác

Tác giả
Martinez
75%
100%

Võ Ngọc Bích
Minh
25%
92,1%

86,6%

57,7%

100%
86%

70%
81,6%


93,3%

75,6%

Về độ nhạy, kết quả của tác giả Martinez(13)
lại có độ nhạy cao hơn so với chúng tôi trong cả
hai tiêu chuẩn: tiêu chuẩn 1 là 75% so với 35%
và tiêu chuẩn 2 là 100% so với 70%. Điều này có
thể được lý giải là do tác giả Martinez dựa vào
lâm sàng để chẩn đoán và không có tiêu chuẩn
vàng để so sánh, nên các bệnh nhân được chọn
vào trong nghiên cứu của tác giả thường ở giai
đoạn muộn với biểu hiện lâm sàng điển hình và
rõ ràng do đó khi khảo sát bằng nghiệm pháp

140

Watzke-Allen tỉ lệ bệnh nhân phát hiện bất
thường cao hơn dẫn đến độ nhạy của nghiệm
pháp cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi.
Như vậy, theo tác giả Martinez thì kết quả trong
tiêu chuẩn 1 và 2 không có sự khác biệt quá
đáng kể nhưng theo nghiên cứu của chúng tôi
thì kết quả giữa 2 tiêu chuẩn này lại có sự khác
biệt, trong đó các kết quả thu được dựa theo
tiêu chuẩn 2 lại hợp lý hơn so với tiêu chuẩn 1
trong việc ứng dụng trên lâm sàng.
Độ nhạy của một nghiệm pháp cho biết xác
suất những mắt có bệnh sẽ có kết quả nghiệm

pháp dương tính. Độ nhạy chỉ chú trọng vào
nhứng mắt có bệnh mà không cho chúng ta biết
xác suất những mắt không bệnh sẽ có kết
nghiệm pháp dương tính như thế nào. Tương
tự như vậy, độ đặc hiệu của một nghiệm pháp
cho biết xác suất những mắt không mang bệnh
sẽ có kết quả nghiệm pháp âm tính. Độ đặc hiệu
thì chỉ chú trọng vào những mắt không có bệnh
mà không cho chúng ta biết xác suất những mắt
mang bệnh sẽ có nghiệm pháp âm tính như thế
nào(2,15). Các số đo về giá trị tiên đoán và tỉ số dự
báo khả năng giúp xác trả lời các câu hỏi này.
Dựa theo tiêu chuẩn 2 chúng tôi tính được
nghiệm pháp có giá trị tiên đoán dương là 80%:
tương ứng một mắt có kết quả nghiệm pháp
dương tính sẽ có 80% khả năng mắc bệnh lý lỗ
hoàng điểm. Còn giá trị tiên đoán âm của
nghiệm pháp là 72,1%: Tương ứng một mắt có
kết quả nghiệm pháp âm tính sẽ có 72,1% khả
năng không mắc bệnh lý lỗ hoàng điểm. Như
vậy với kết quả âm tính vẫn có đến 27,9% khả
năng mắc bệnh lý lỗ hoàng điểm. Tỉ số dự báo
khả năng dương tính của nghiệm pháp là 3,8
như vậy nếu một mắt có bệnh lý lỗ hoàng điểm
thì kết quả dương tính trên mắt đó sẽ cao gấp
3,8 lần so với mắt bị các bệnh lý hoàng điểm
khác. Tỉ số dự báo khả năng âm tính của
nghiệm pháp Watzke-Allen là 0,37 như vậy nếu
một mắt có bệnh lý lỗ hoàng điểm kết quả
nghiệm pháp âm tính ở mắt đó chỉ bằng 0,37 lần

so với mắt bị bệnh lý hoàng điểm khác. Giá trị
tiên đoán và tỉ số dự báo khả năng, cho thấy giá

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
trị thực sự của nghiệm pháp, cung cấp thêm
thông tin để đánh giá kết quả của nghiệm pháp
Watzke-Allen khi ứng dụng thực tế trên lâm
sàng.

KẾT LUẬN
Với những kết quả thu được, chúng tôi
nhận thấy nghiệm pháp Watzke-Allen có giá trị
nhất định trong việc xác định bệnh lý lỗ hoàng
điểm, nên có thể được áp dụng tại ở các cơ sở
lâm sàng thuộc các khu vực tỉnh thành, nơi
không có đầy đủ phương tiện chẩn đoán hiện
đại, để có thêm phương tiện hỗ trợ chẩn đoán
bệnh lý lỗ hoàng điểm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.


5.
6.
7.

Aaberg TM (1970). "Macular holes: a review". Surv
Ophthalmol 15: pp.139–162.
Akobeng AK (2007). "Understanding diagnostic tests 1:
sensitivity, specificity and predictive values." Acta paediatrica
96(3): pp.338-341.
Chew EY, Sperduto RD, Hiller R, et al (1999). "Clinical course
of macular holes: the Eye Disease Case-Control Study". Arch
Ophthalmol 117: pp.242-246.
Duke-Elder S & Dobree JH (1967). "System of
Ophthalmology.Vol. X. Diseases of the Retina". London:
Henry Kimpton. pp.878.
Ezra E (2001). "Idiopathic full thickness macular hole: natural
history and pathogenesis". Br J Ophthalmol 85: pp.102–108.
Gass JD (1988). "Idiopathic senile macular hole. Its early
stages and pathogenesis." Arch Ophthalmol 106: pp.629–639.
Gass JD (1995). "Reappraisal of biomicroscopic classification
of stages of development of a macular hole" . Am J Ophthalmol
119: pp.752–759.

8.

9.

10.
11.
12.


13.

14.

15.
16.

17.

18.

19.

Nghiên cứu Y học

Gaudric A, et al (1999). "Macular hole formation: new data
provided by optical coherence tomography." Archives of
ophthalmology 117(6): pp.744-751.
Haouchine B, et al (2004). "Diagnosis of macular pseudoholes
and lamellar macular holes by optical coherence
tomography." American journal of ophthalmology 138(5):
pp.732-739.
Hee MR, et al (1995). "Optical coherence tomography of
macular holes." Ophthalmology 102(5): pp.748-756.
Ho AC, David RG, and Stuart LF (1998). "Macular hole."
Survey of ophthalmology 42(5): pp.393-416.
Kelly NE, and Robert TW (1991). "Vitreous surgery for
idiopathic macular holes: results of a pilot study." Archives of
ophthalmology 109(5): pp.654-659.

Martinez J, et al (1994). "Differentiating macular holes from
macular pseudoholes." American journal of ophthalmology
117(6): pp.762-767.
Saito Y, et al. (2000). "The visual performance and
metamorphopsia of patients with macular holes." Archives of
ophthalmology 118(1): pp.41-46.
Tăng Kim Hồng (2013). "Dịch tễ học trong nghiên cứu khoa
học". Nhà xuất bản Hồng Đức, xuất bản lần thứ 1: tr 92-98.
Tanner V, and Thomas HW (2000). "Watzke-Allen slit beam
test in macular holes confirmed by optical coherence
tomography." Archives of ophthalmology 118(8): pp.1059-1063.
Trần Văn Hà và cộng sự (2011). "Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng và hình ảnh chụp cắt lớp võng mạc của lỗ hoàng điểm".
Nhãn khoa Việt Nam, số 24, tr 39-43.
Watzke RC, and Lee A (1969). "Subjective slitbeam sign for
macular disease." American journal of ophthalmology 68(3): 449453.
Yamakiri K, and Taiji S (2012). "Early diagnosis of macular
hole closure of a gas-filled eye with watzke–allen slit beam
test and spectral domain optical coherence tomography."
Retina 32(4): pp.767-772.

Ngày nhận bài báo:

25/11/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

03/12/2016

Ngày bài báo được đăng:


15/04/2016

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016

141



×