Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đề tài Quá trình ra quyết định quản lý - Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.19 KB, 10 trang )

Quá trình ra quyết định quản lý – Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam

Tình huống đặt ra
Chị Nga là một kiểm toán viên của phòng nghiệp vụ kiểm toán tài chính (phòng  
nghiệp vụ 1), công ty TNHH Kiểm toán và Định Giá Việt Nam (VAE). Chị bắt đầu  
làm việc cho VAE từ tháng 04/2007. Đây là một nhân viên có trình độ chuyên môn và  
ngoại ngữ  cao. Hơn nữa, chị  lại chịu khó học hỏi và làm việc nhiệt tình, giàu trách 
nhiệm nên kỹ  năng làm việc của chị  ngày càng tiến bộ  hơn. Nhờ  có sự  năng động, 
chị  Nga đã tạo dựng được rất nhiều mối quan hệ với những tổ chức, cá nhân kinh 
doanh trong nhiều ngành nghề khác nhau và mang lại cho VAE rất nhiều khách hàng  
mới cũng như  tăng cường uy tín với khách hàng cũ. Với những phẩm chất nghề 
nghiệp của mình, chị Nga đã nhanh chóng khẳng định được tầm quan trọng của bản 
thân trong công ty. 
Năm 2010, chị  Nga được cấp chứng chỉ  kiểm toán viên hành nghề  Việt Nam. 
Đây là một bước ngoặt rất quan trọng đối với chị, tạo thuận lợi rất nhiều cho chị 
phát triển sự  nghiệp. Đến đầu năm 2011, chị  Nga được giao trách nhiệm làm nhóm  
trưởng của một nhóm nhân viên trong phòng nghiệp vụ  kiểm toán tài chính. Bên 
cạnh đó, với trình độ  ngoại ngữ  của mình, chị  còn giao thêm công việc dịch các tài  
liệu quan trọng, đặc biệt là các chuẩn mực kiểm toán nước ngoài.
Tuy nhiên, trong suốt một năm sau đó, mức lương của chị  vẫn không hề  thay  
đổi so với trước năm 2011 (12 triệu đồng/tháng), dù chị đã từng đề nghị lên ban giám  
đốc. 
Chính vì vậy, đầu năm 2012 chị đã gặp riêng giám đốc công ty VAE và đề xuất  
về  việc cho chị  được nghỉ  việc để  có thể  tìm được những cơ  hội khác tốt hơn cho  
chị phát triển sự nghiệp. Giám đốc đã đã từ chối đề nghị của chị Nga và xem xét các 
phương án tăng lương cho chị Nga. Nhưng thực tế, vài tháng sau đó, mức lương của  
chị  được tăng không đáng kể. Tháng 05/2012, chị  đã đề  nghị  được nghỉ  việc thêm  
một lần nữa nhưng giám đốc vẫn từ  chối và vẫn trì hoãn việc thay đổi mức lương  
cho chị.

1




Quá trình ra quyết định quản lý – Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam

Cuối cùng, tháng 09/2012, chị  quyết định làm đơn xin nghỉ  việc và nộp cho 
Giám đốc điều hành, cũng là người phụ trách quản lý nhân sự của công ty. Các giám 
đốc buộc phải giải quyết vấn đề này một cách triệt để.

A. Phân tích vấn đề và xác định mục tiêu của quyết định
1. Phát hiện vấn đề 
Một nữ nhân viên của VAE (chị Nga) nộp đơn xin nghỉ việc vào tháng 09 năm 
2012 với lý do không thỏa mãn với mức lương mà công ty trả cho mình. Việc này 
khiến giám đốc công ty phải suy nghĩ rất cẩn thận vì đây là một nhân viên “chủ 
chốt” của công ty. Với trình độ và kinh nghiệm của mình, khi rời khỏi VAE để 
chuyển đến làm việc cho những công ty khác, chị Nga có thể được trả mức lương 
khởi điểm khoảng 30 triệu đồng/tháng và làm việc ở một vị trí cao hơn. Trong khi 
thực tế, mức lương của chị hiện là 12 triệu đồng/tháng. 

2. Chẩn đoán nguyên nhân và đánh giá tác động của vấn đề


Vấn đề xuất hiện từ bao giờ? 
Ngay từ những tháng đầu năm 2012, chị Nga đã bày tỏ ý định xin thôi việc  

với giám đốc điều hành một số lần. Sau những lần đó, giám đốc điều hành đã 
hứa hẹn sẽ  xem xét nâng mức lương của chị,   nhưng thực sự  lương của chị 
tăng không đáng kể, cũng không có thêm những mức thưởng khác như giám đốc 
đã nói.




Vấn đề do đâu mà ra?
Với lý do mà chị  Nga đưa ra khi nộp đơn xin nghỉ  việc, có thể  nhận thấy  

nguyên nhân quan trọng nhất của vấn đề  chính là sự  đãi ngộ  của công ty chưa 
đáp ứng được kì vọng của một nhân viên giỏi như chị.

2


Quá trình ra quyết định quản lý – Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam

Do đặc thù công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, khả năng chịu áp lực  
tốt, đối mặt với nhiều khó khăn phát sinh trong quá trình lao động, thường 
xuyên phải đi công tác… lại làm thêm công việc dịch các chuẩn mực nước  
ngoài nên chị  Nga đòi hỏi công ty phải trả  cho mình một mức lương cao hơn  
mức lương hiện tại kèm với chế độ đãi ngộ tốt hơn để chị tiếp tục có động lực 
làm việc hiệu quả. Bên cạnh đó, chị  Nga là người đã gắn bó cống hiến cho 
VAE trong thời gian dài và khẳng định được năng lực của bản thân. Nhưng đến  
giờ  chị  vẫn chưa có sự  thăng tiến nào đáng kể. Những lý do trên đã khiến chị 
muốn nghỉ việc ở VAE và tìm một công ty mới có chế độ đãi ngộ tốt hơn.
Ngoài ra, cũng có thể còn có một số nguyên nhân khác cần xem xét như:
Môi trường làm việc của công ty còn gò bó, làm tăng áp lực và giảm sự 
tâm huyết của nhân viên với công việc. 
Công ty thiếu sự khen thưởng và khích lệ kịp thời khi nhân viên làm tốt 
công việc.
Công ty chưa tạo điều kiện tốt nhất để  các nhân viên có cơ  hội phát  
huy tối đa năng lực của bản thân.
Có một số sự bất công về mức lương của nhân viên vào công ty trước  
(dù chưa có chứng chỉ hành nghề) so với nhân viên vào sau (nhưng đã có 

chứng chỉ hành nghề)



Vấn đề liên quan đến ai?
Ngoài chị  Nga là người trực tiếp liên quan tới vấn đề, còn có những cá 

nhân/phòng ban liên quan như:
Giám đốc điều hành của VAE: ông là người chịu trách nhiệm xét duyệt 
đơn xin nghỉ việc của chị Nga. 

3


Quá trình ra quyết định quản lý – Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam

Phòng hành chính tổng hợp: nơi lưu trữ  các giấy tờ  hợp đồng, bảo  
hiểm và tiền lương của chị Nga. 
Phòng nghiệp vụ  1 nơi chị đang công tác: Chị  Nga là người đảm nhận  
những công việc rất quan trọng trong phòng. Việc chị rời khỏi công ty sẽ 
khiến công việc của phòng nghiệp vụ ít nhiều bị ảnh hưởng.



Chị Nga có ảnh hưởng thế nào đến công ty?
Chị Nga là một trong những kiểm toán viên giỏi, đóng góp rất lớn cho công 
ty:
Chị là một nhân viên đã có chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề, có trình  
độ chuyên môn cao, đứng trong hàng ngũ tạo nên uy tín của công ty.
Chị  có trình độ  ngoại ngữ  cao, rất thuận lợi khi làm việc với khách 

hàng nước ngoài và các văn bản bằng tiếng Anh.
Chị  đã làm việc khá lâu  ở  VAE, có nhiều kinh nghiệm và hiểu rõ về 
công ty.
Chị làm việc rất có trách nhiệm, đạt hiệu quả cao.
VAE thu hút khách hàng chủ yếu qua những mối quan hệ quen biết, qua  
sự giới thiệu của giám đốc và các nhân viên. Chị Nga là một trong những 
người mang lại cho VAE nhiều khách hàng nhất. 
Hơn nữa, nữ nhân viên này chưa lập gia đình, có thể đảm nhận những  
công tác xa và sẵn sàng làm thêm giờ.
Với những thế mạnh kể trên của mình, nếu chị Nga rời đi thì đó sẽ là một  

tổn thất khá lớn cho toàn bộ công ty. 

3. Quyết định giải quyết vấn đề

4


Quá trình ra quyết định quản lý – Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam


Giám đốc công ty VAE xét thấy việc chị Nga không hài lòng với sự đãi ngộ 
của công ty là chính đáng và có cơ sở. 



Việc chị Nga ở lại hay rời khỏi VAE có ảnh hưởng lớn đến công ty.




Vấn đề  đang được đặt ra tự  nó không thể  giải quyết mà cần có sự  cân  
nhắc, suy xét kĩ càng của giám đốc công ty.



Vấn đề nhân lực có kinh nghiệm, có trình độ (đặc biệt là có chứng chỉ hành 
nghề) là vấn đề  có thể  nói là quan trọng nhất đối với các công ty kiểm  
toán.

Chính vì những lý do như vậy, giám đốc công ty quyết định cần phải trực tiếp 
giải quyết vấn đề một cách triệt để

4. Mục tiêu của quyết định và lựa chọn tiêu chí đánh giá
Giám đốc công ty VAE cần đưa ra một quyết định hợp lý để đảm bảo được sự 
ổn định trong công việc của phòng nghiệp vụ  1 cũng như  của toàn bộ  công ty, hạn  
chế  sự  gia tăng về  chi phí giải quyết. Quyết định mà giám đốc sẽ  đưa ra cần phải 
hướng về lợi ích của công ty và làm hài lòng các nhân viên của mình.
Dựa trên mục tiêu đó, giám đốc công ty đã lựa chọn các tiêu chí đánh giá trước  
khi đưa ra những phương án để giải quyết vấn đề:
Chi phí thực hiện
Mức độ phức tạp
Ảnh hưởng thế nào đến các nhân viên khác
Ảnh hưởng thế nào đến công ty
Việc đề ra và đánh giá các phương án quyết định sẽ được dựa trên những tiêu 
chí đó và hướng đến mục tiêu của quyết định.

5


Quá trình ra quyết định quản lý – Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam


B. Xây dựng các phương án quyết định
Để đưa ra được các phương án tối ưu nhất và đánh giá các phương án đó, giám 
đốc điều hành VAE đã có cuộc nói chuyện riêng với Tổng giám đốc và trưởng phòng 
nghiệp vụ  1. Sau khi xem xét và bàn bạc, họ  đã đưa ra  hai phương án cụ  thể  như 
sau:
­ Tăng mức tiền lương cho chị Nga, đồng thời có thể xem xét đưa chị lên một vị trí  
cao hơn.
­ Thưởng cho nhân viên nếu làm việc hiệu quả
­ Tạo lập một môi trường làm việc thoải mái, thân thiện để  giảm áp lực công  
việc cho nhân viên

­ Đồng ý cho chị Nga nghỉ việc.
­ Nhanh chóng tuyển nhân viên mới thích hợp cho vị trí trống với mức lương vừa  
phải.
­ Khích lệ  tinh thần của các nhân viên khác để  tránh gây hoang mang cho họ  do  
việc nhân viên rời khỏi công ty để lại

Bên cạnh đó, giám đốc VAE cũng đề ra giải pháp tình thế trong trường hợp đã 
cố gắng nhưng không giữ được chị Nga ở lại, đồng thời những ứng viên có trình độ 
và kinh nghiệm lại yêu cầu một mức lương quá cao nếu vào làm việc cho công ty. 
Khi trường hợp này xảy ra, giám đốc công ty quyết định sẽ nhận lao động trẻ, năng  
động, khả năng tiếp thu và tiến bộ tốt. Sau đó sẽ tập trung đào tạo nghiệp vụ cho họ 
trong một khoảng thời gian nhất định.

6


Quá trình ra quyết định quản lý – Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam


Trong khi đào tạo nhân viên mới, công việc do chị Nga để lại sẽ tạm thời được 
bàn giao cho một số nhân viên khác trong phòng. Tuy nhiên, khi phải gánh vác thêm 
một khối lượng công việc lớn như vậy, các nhân viên có thể sẽ không hài lòng và dễ 
gặp phải căng thẳng trong công việc. Vì vậy, các giám đốc, trưởng phòng trong VAE 
sẽ  phải tìm cách để  động viên tinh thần của họ, đồng thời phải có chế  độ  thưởng  
phù hợp cho các nhân viên đó. Nếu cần sẽ  điều động một vài nhân viên có kinh  
nghiệm từ các phòng nghiệp vụ khác cùng chia sẻ.
Ngoài ra, giám đốc công ty còn đề ra một  giải pháp lâm thời cho vấn đề, đó là: 
kéo dài thời gian trước khi đưa ra quyết định bằng cách hoãn thời gian giải quyết  
đơn xin nghỉ việc của chị Nga sau chuyến đi công tác tới văn phòng đại diện ở thành  
phố  Hồ  Chí Minh. Mục đích của giải pháp này là để  có cơ  hội tìm hiểu kĩ về  thị 
trường lao động, xét xem liệu có thể  tìm được một nhân viên có năng lực thay thế 
cho vị  trí của chị  Nga với một mức lương vừa phải hay không. Hơn nữa, giám đốc  
VAE cũng muốn kéo dài thêm thời gian để phân tích và đánh giá kĩ càng về tác động 
của từng phương án nói trên theo những tiêu chí đánh giá đã đề ra trước đó.

C. Đánh giá và lựa chọn phương án tối ưu
1. Đánh giá các ảnh hưởng của mỗi phương án quyết định
Như  đã nói  ở  trên, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, giám đốc VAE đã  
thực hiện một giải pháp lâm thời để tìm hiểu thị trường lao động một cách kĩ càng. 
Và cuối cùng giám đốc đã nhận thấy rằng: khó có thể tìm được một nhân viên giàu 
năng lực và kinh nghiệm như chị Nga với một mức lương thấp hơn mức chị Nga yêu 
cầu (30 triệu đồng/tháng). Sau khi đã xem xét kĩ càng như vậy, giám đốc VAE có thể 
dự  báo được những  ảnh hưởng của hai phương án đã đề  ra và đánh giá những ảnh 
hưởng đó dựa trên những tiêu chí đã đặt ra từ trước. Cụ thể như sau:

7


Quá trình ra quyết định quản lý – Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam


Phương án

Tiêu chí

Thuyết phục chị Nga ở lại

Đồng ý để chị Nga rời khỏi  
công ty

Chi phí
thực hiện

­   Phải   tăng   tiền   lương   cho 
­   Tốn   kém   chi   phí   đào   tạo 
chị  thêm một lượng đáng kể 
nhân viên mới
và lâu dài

Mức độ
phức tạp

­   Tuyển   dụng,   đào   tạo   nhân 
viên   và   phân   công   công   việc 
trong thời gian nhân viên mới 
được đào tạo là một quá trình 
khá phức tạp

­ Đơn giản hơn


Ảnh hưởng  ­Giữ   được   một   lượng   lớn 
đến tổ 
khách  hàng
chức
­Đảm   bảo   hoạt   động   của 
công ty ổn định, không bị xáo 
trộn

­   Lượng   khách   hàng   có   thể 
giảm đáng kể
­ Hoạt động của công ty sẽ bị 
xáo   trộn   trong   quá   trình   tìm 
nhân viên mới. Hơn nữa, sau 
khi   đào   tạo   nhân   viên   mới, 
việc nhân viên đó làm việc có 
hiệu   quả   như   chị   Nga   hay 

8


Quá trình ra quyết định quản lý – Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam

­ Chị Nga đã nhiều lần có ý 
muốn nghỉ việc. Nếu giữ chị 
Nga lại, tinh thần làm việc 
của chị có thể bị ảnh hưởng

không cũng không được đảm 
bảo
­   Nếu   chị   chuyển   sang   làm 

việc cho những đối thủ  cạnh 
tranh của VAE thì đó cũng là 
một điều bất lợi cho VAE 

­ Tránh gây hoang mang cho 
Ảnh hưởng  các nhân viên khác
đến những  ­ Có thể  gây ra sự  bất bình 
nhân viên  nếu  lương  của  chị   Nga  quá 
khác
chênh   lệch   so   với   những 
nhân viên khác

­ Có thể  khiến các nhân viên 
khác,   đặc   biệt   là   nhân   viên 
cùng   phòng   với   chị   Nga   trở 
nên hoang mang khi một nhân 
viên “chủ  chốt” rời khỏi công 
ty

2. Lựa chọn phương án quyết định
Dựa trên những đánh giá cụ thể nêu trên, giám đốc VAE nhận thấy phương án 
thuyết phục nhân viên này ở lại làm việc cho công ty  sẽ phù hợp hơn vì nó đáp ứng 
sát với mục tiêu của quyết định hơn, đảm bảo tính  ổn định cho sự  phát triển của  
công ty, tránh những xáo trộn phức tạp, đồng thời chi phí thực hiện không quá lớn.
Để thuyết phục chị Nga tiếp tục làm việc cho công ty, giám đốc đề nghị  thăng  
chức cho chị lên làm trợ lý giám đốc làm việc trong ban kiểm soát, công việc chính là  
soát xét báo cáo, đào tạo nhân viên mới, trợ giúp giám đốc trong quan hệ với các đối 
tác nước ngoài và nghiên cứu các chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Với trình độ, kỹ 
năng và kinh nghiệm dày dặn của mình, chị Nga có thể đảm nhận tốt vị trí này. Cùng  
với đó, ông cũng đề xuất tăng lương cho chị lên 25 triệu đồng/tháng ngay trong tháng 

tiếp theo. Sau đó mức lương sẽ tiếp tục tăng dần cũng như  kèm theo những chế độ 
khen thưởng xứng đáng nếu chị tiếp tục làm việc có hiệu quả. 
Theo sự suy xét của giám đốc VAE, việc đưa chị Nga lên vị trí trợ lý giảm đốc 
vừa mang lại cho chị những cơ hội để phát huy hết năng lực của bản thân, vừa mang 

9


Quá trình ra quyết định quản lý – Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam

lại cho chị  một động lực lớn về  tinh thần lao động. Hơn thế  nữa, nếu vẫn để  chị 
Nga ở vị trí như ban đầu, và tăng lương cho chị lên một mức quá cao so với các nhân  
viên cùng cấp bậc thì có thể sẽ gây bất mãn cho họ. Vì vậy, thăng chức cũng là một 
giải pháp để hạn chế sự bất mãn đó.
Về lâu dài, công ty cũng cần có những sự thay đổi tích cực hơn trong sự đãi ngộ 
với những nhân viên giỏi. Bên cạnh đó, cần tạo lập một môi trường làm việc thân 
thiện hơn; thiết kế thời gian làm việc linh động; tạo điều kiện cho nhân viên có cơ 
hội để  học tập cũng như  thể  hiện năng lực của bản thân. Với những thay đổi như 
vậy, chắc chắn nhân viên của công ty sẽ tâm huyết với công việc hơn và muốn được  
cống hiến nhiều hơn cho công ty./.

10



×