Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Báo cáo thường niên 2016: Công ty Cổ phần Xi măng Yên Bình (VCX)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.99 KB, 30 trang )

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2016
CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG YÊN BÌNH
(VCX)
Địa chỉ: Tổ 5 – Thị trấn Yên Bình – Huyện Yên Bình – Tỉnh Yên Bái
Điện thoại: 02163.886301 – Fax: 02163.886303
Website: http://www/ximangyenbinh.com/

Yên Bình, tháng 4 năm 2017


BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

2016

MỤC LỤC
I. Thông tin chung .............................................................................................................................. 2
1. Thông tin khái quát ....................................................................................................................... 2
2. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh .............................................................................................. 4
3. Thông tin về mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý ....................................... 5
4. Định hướng phát triển ................................................................................................................... 7
5. Các rủi ro ...................................................................................................................................... 7
II. Tình hình hoạt động trong năm: ................................................................................................ 10
1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh................................................................................... 10
2. Tổ chức và nhân sự: .................................................................................................................... 12
3. Tình hình đầu tư, tình hình thực hiện các dự án ......................................................................... 16
4. Tình hình tài chính ...................................................................................................................... 16
5. Cơ cấu cổ đông, thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu ................................................................. 18
III. Báo cáo và đánh giá của Ban Giám đốc (Ban Giám đốc báo cáo và đánh giá về tình hình
mọi mặt của công ty) ........................................................................................................................ 19
1. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ....................................................................... 19
2. Tình hình tài chính ...................................................................................................................... 20


3. Những cải tiến về cơ cấu tổ chức, chính sách, quản lý............................................................... 21
4. Kế hoạch phát triển trong tương lai: ........................................................................................... 22
5. Giải trình của Ban Giám đốc đối với ý kiến kiểm toán .............................................................. 23
IV. Đánh giá của Hội đồng quản trị về hoạt động của Công ty (đối với công ty cổ phần) ........ 23
1. Đánh giá của Hội đồng quản trị về các mặt hoạt động của Công ty, trong đó có đánh giá liên
quan đến trách nhiệm môi trường và xã hội ................................................................................... 23
2. Đánh giá của Hội đồng quản trị về hoạt động của Ban Giám đốc công ty................................. 23
3. Các kế hoạch, định hướng của Hội đồng quản trị ...................................................................... 24
V. Quản trị công ty ........................................................................................................................... 24
1. Hội đồng quản trị ........................................................................................................................ 24
2. Ban Kiểm soát ............................................................................................................................ 26
3. Các giao dịch, thù lao và các khoản lợi ích của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và Ban kiểm
soát ................................................................................................................................................. 28
VI. Báo cáo tài chính ........................................................................................................................ 29
1. Ý kiến kiểm toán......................................................................................................................... 29
2. Báo cáo tài chính được kiểm toán .............................................................................................. 29

Page 1 of 29


BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
I.

Thông tin chung

1.

Thông tin khái quát
- Tên giao dịch


2016

: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG YÊN BÌNH

- Giấy chứng nhận đăng ký : 1603000026 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái cấp lần
doanh nghiệp số
đầu ngày 20/06/2003 và thay đổi lần thứ 7 số 5200213597
ngày 31/03/2016
- Vốn điều lệ

: 265.300.000.000 đồng

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu

: 265.300.000.000 đồng

- Địa chỉ

: Tổ 5 - Thị trấn Yên Bình - Huyện Yên Bình - Yên Bái

- Số điện thoại

: 02163.886.301

- Số fax

: 02163.886.303

- Website


:

- Mã chứng khoán

: VCX

Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty Cổ phần Xi măng Yên Bình được thành lập ngày 20/06/2003 gồm 4 cổ đông sáng
lập: Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - VINACONEX (chiếm 55%
vốn điều lệ), Tổng công ty Xây dựng và Phát triển Hạ tầng - LICOGI (chiếm 15% vốn điều lệ),
Tổng công ty Cơ khí Xây dựng (chiếm 15% vốn điều lệ), Nhà máy Xi măng Yên Bái (chiếm 15%
vốn điều lệ).
Nhà máy Xi măng Yên Bình với công suất 910.000 tấn xi măng/năm được CTCP Xi măng Yên
Bình đầu tư xây dựng tại km 10, quốc lộ 70, thị trấn Yên Bình, Huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
Ngày 01/10/2008 nhà máy chính thức đi vào hoạt động, chuyển sang sản xuất kinh doanh.
Trong giai đoạn vừa sản xuất vừa hoàn thiện dây chuyền công nghệ công ty gặp phải rất nhiều khó
khăn. Chi phí đầu vào biến động lớn trong khi giá bán xi măng vẫn không thay đổi tương ứng. Mặt
khác, do nhà máy được xây dựng trên địa bàn miền núi nên việc vận chuyển sẽ có chi phí lớn hơn
nhiều so với miền xuôi.
Khó khăn là vậy, Xi măng Yên Bình vẫn cạnh tranh được với các nhà máy khác, đó là chất
lượng sản phẩm cũng luôn được nhà máy coi trọng, đưa lên hàng đầu. Để làm được điều đó, Xi
măng Yên Bình đã đầu tư công nghệ và thiết bị tiên tiến.
Đầu tháng 10 năm 2012 nhà máy đã đưa ra sản phẩm mới PCB 30. Hướng đi của các nhà lãnh
đạo CTCP Xi măng Yên Bình đã đúng khi mà sản phẩm mới ra thị trường tiêu thụ rất tốt. Nhờ mạng
lưới phân phối, tiêu thụ tốt, Xi măng Yên Bình đã được lựa chọn sử dụng trong các công tình lớn
nhỏ như: Thủy điện Huội Quang (Sơn La), Thủy điện Ngòi Hút cùng các thủy điện khác trên Lào
Cai, đường Láng – Hòa Lạc, Cao tốc Nội Bài – Lào Cai, Cầu Vĩnh Tuy…
Ngày 13/08/2010, Công ty Cổ phần Xi măng Yên Bình được UBCKNN công nhận là công ty
đại chúng.
Page 2 of 29



BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

2016

Ngày 18/12/2013, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký
chứng khoán số 29/2013/GCNCP-VSD cho cổ phiếu của Công ty Cổ phần xi măng Yên Bình với
mã chứng khoán VCX.
Ngày 21/01/2014, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đã ban hành quyết định số 24/QĐSGDHN về việc chấp thuận đăng ký giao dịch cổ phiếu của Công ty Cổ phần xi măng Yên Bình tại
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Tháng 7/2014, Công ty đã tiến hành tăng vốn điều lệ lên 265.300.000.000 đồng.

Page 3 of 29


BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

2016

Ngành nghề và địa bàn kinh doanh

2.

Ngành nghề kinh doanh:
TT
1
2

Bảng số 1: Ngành nghề kinh doanh của Công ty

Tên ngành
Sản xuất xi măng, vôi và thạch cao

Mã ngành
2394 (chính)

Chi tiết: Sản xuất xi măng
Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét

0810

Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
3

4

Chi tiết: Xây dựng các công trình: dân dụng, giao thông, thủy lợi,
thủy điện, công nghiệp, hạ tầng, cơ sở
Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan
Chi tiết: Kinh doanh khoảng sản: đá vôi, đất sét, đá đen, silic

4290

4661

5

Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa

5022


6

Cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng

77302

7

Cho thuê xe có động cơ

7710

8

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

4933

9

Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

4659

10

Bán buôn phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại

46697


11

Nhà trọ, phòng trọ và các cơ sở lưu trú tương tự

55104

12

Cung ứng lao động tạm thời

7820

13

Khai thác, chế biên, xuất nhập khẩu khoảng sản
Sản xuất vật liệu xây dựng

Ngành, nghề chưa
khớp mã với Hệ
thống ngành kinh tế
Việt Nam

(Nguồn: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty)
Địa bàn kinh doanh: Chủ yếu ở khu vực miền Bắc.

Page 4 of 29


BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN


2016

3.

Thông tin về mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý

3.1

Mô hình quản trị:
Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC
CƠ ĐIỆN, MỎ

PHÒNG CƠ ĐIỆN
MỎ

XƯỞNG ĐIỆN
NƯỚC

PHÓ GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT, CÔNG
NGHỆ


PHÓ GIÁM ĐỐC
TÀI CHÍNH, KINH
DOANH

PHÒNG TÀI
CHÍNH KẾ TOÁN

PHÒNG CÔNG
NGHỆ SẢN XUẤT

PHÒNG KINH TẾ
XÂY DỰNG

PHÒNG TỔ
CHỨC HÀNH
CHÍNH

XƯỞNG SẢN
XUẤT XI MĂNG

(Nguồn: Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình)

Page 5 of 29


BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

2016

Cơ cấu bộ máy quản lý:


3.2

Đại Hội đồng cổ đông:
Gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết và là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, quyết định
những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ Công ty cổ phần Xi măng
Yên Bình quy định.
Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quản lý của Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, số thành viên Hội đồng
quản trị do Đại hội đồng cổ đồng Công ty quyết định. Số thành viên Hội đồng quản trị tối thiểu là
năm (05) người và nhiều nhất là mười một (11) người. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị
không quá năm (05) năm.
Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến
mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát:
Có tối thiểu 03 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm kỳ như nhiệm kỳ Hội
đồng quản trị, trong đó có ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên. Trưởng ban
kiểm soát là người có chuyên môn về kế toán.
Ban giám đốc:
Là bộ máy điều hành hoạt động hàng ngày của công ty. Thành phần Ban giám đốc gồm
Giám đốc, các Phó giám đốc. Giám đốc có nhiệm vụ điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và
chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Kế toán trưởng:
Chịu trách nhiệm giúp Giám đốc quản lý, điều hành các hoạt động kế toán, tài chính của
Công ty; Tham mưu cho Giám đốc công ty về các Phương án tổ chức quản lý, tổ chức công tác kế
toán tài chính tại Công ty.
Các công ty con, công ty liên kết:

3.3


Công ty con:
Không có.
-

Công ty liên kết:
Tên Công ty: Công ty cổ phần Đá trắng Yên Bình:

Từ ngày 01/04/2016, Công ty cổ phần đá trắng Yên Bình (trước kia là Công ty cổ phần Đá
trắng Vinaconex) trở thành công ty con của Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình với số lượng cổ
phần đầu tư là 5.004.000 cổ phần, chiếm 76,98% vốn điều lệ.
Ngày 01/11/2016, Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình hoàn tất việc bán cổ phần tại Công ty
cổ phần Đá trắng Yên Bình, với số lượng cổ phần nắm giữ sau khi chuyển nhượng là 3.134.000 cổ
phần, chiếm 48,22% vốn điều lệ.
Ngày 22/12/2016, Công ty đã hoàn tất việc bán cổ phần tại Công ty cổ phần Đá trắng Yên
Bình, với số lượng cổ phần nắm giữ sau khi chuyển nhượng là 2.134.000 cổ phần, chiếm 32,83%

Page 6 of 29


BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

2016

vốn điều lệ. Do đó, trong năm 2016, Công ty cổ phần Đá trắng Yên Bình đã chuyển hình thức từ
công ty con sang công ty liên kết của Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình.
- Tỷ lệ sở hữu của VCX tại Công ty cổ phần Đá trắng Yên Bình: 32,83% vốn điều lệ;
- Công ty cổ phần Đá trắng Yên Bình được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 5200277488 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái cấp;
- Địa chỉ: Tổ 5, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái;
- Vốn điều lệ: 65.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Sáu mươi lăm tỷ đồng);

- Ngành nghề kinh doanh chính: Chế biến bột đá Cacbonat Canxi.
4.

Định hướng phát triển
Các mục tiêu chủ yếu của công ty:
Ổn định, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất đề ra;
Lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước;
Từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; tiết kiệm chi

phí;
- Khai thác, sử dụng giữ gìn tốt phương tiện vận chuyển xe cơ giới để tiết kiệm tối đa chi phí.
Rà soát xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp điều kiện sản xuất kinh doanh.
Chiến lược phát triển trung và dài hạn:
- Ổn định, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất đề ra;
- Từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; tiết kiệm chi
phí;
- Khai thác, sử dụng giữ gìn tốt phương tiện vận chuyển xe cơ giới để tiết kiệm tối đã chi phí.
Rà soát xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp điều kiện SXKD;
- Về trung hạn: Đa dạng hóa sản phẩm bằng cách nghiên cứu đưa thêm các sản phẩm mới ra
thị trường.
- Về dài hạn: Mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu xi măng trong khu vực.
Các mục tiêu phát triển bền vững (môi trường, xã hội và cộng đồng) và chương trình
chính liên quan đến ngắn hạn và trung hạn của Công ty
Nghiên cứu sử dụng các nguồn nguyên nhiên liệu thay thế không gây ô nhiễm môi trường,
tiếp tục sản xuất ổn định nhằm tạo công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn.
5.

Các rủi ro

5.1


Rủi ro kinh tế

Kể từ khi tiến hành đổi mới, mở cửa để hội nhập với thế giới với việc Việt Nam chính thức
trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và tham gia một loạt các Hiệp định
song phương, đa phương thì những biến động của nền kinh tế toàn cầu sẽ có ảnh hưởng không nhỏ
đến nền kinh tế Việt Nam.
Trong năm 2016, đà tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu đã chậm hơn so với mức kỳ vọng
do sự giảm sút của các nền kinh tế công nghiệp hóa lẫn các nước đang phát triển sống nhờ vào xuất
khẩu nguyên nhiên vật liệu. Việt Nam cũng không nằm ngoài ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là từ việc
đồng USD tăng giá trong gần nửa cuối năm 2016. Bên cạnh đó, vào tháng 4 năm 2016, Việt Nam bị
khủng hoảng môi sinh tại các tỉnh miền Trung và vùng Châu thổ Cửu Long bị hạn hán nghiêm
Page 7 of 29


BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

2016

trọng. Chính nạn ô nhiễm này cùng với thông tin TPP sẽ không được thông qua đã khiến giới đầu tư
nước ngoài ngần ngại khi đầu tư vào thị trường Việt Nam trong tương lai và dẫn đến dòng vốn bị rút
ròng.
Rủi ro lạm phát:
Lạm phát là một trong những yếu tố kinh tế vĩ mô quan trọng, có mối quan hệ mật thiết với
sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế phát triển thường đi đôi với lạm phát. Tuy
nhiên, lạm phát cao lại là nguy cơ gây bất ổn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, do đó tác động đến
hoạt động sản xuất kinh doanh và thị trường chứng khoán. Nhận thức rõ điều này, lạm phát luôn là
chỉ số được Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình theo dõi chặt chẽ để đưa ra các điều chỉnh kịp thời
đối với hoạt động của mình.
Rủi ro lãi suất:

Lãi suất là biến số kinh tế nhạy cảm, sự thay đổi của lãi suất sẽ tác động làm thay đổi hành vi
sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Năm 2017, các ngân hàng đều đang đứng trước áp lực tăng nhẹ lãi
suất bởi có khuynh hướng lạm phát sẽ tăng. Hiện nay, Công ty đang tìm cách giảm thiểu rủi ro lãi
suất này thông qua các biện pháp như: kiểm soát chặt chẽ công nợ phải thu, tối ưu hoá việc sử dụng
vốn, tăng vòng quay đồng tiền, ưu tiên thanh toán nợ trước hạn đối với các khoản vay có lãi suất
cao, đảo nợ, cơ cấu lại các khoản vay từ lãi suất cao xuống lãi suất thấp.
Rủi ro tỷ giá hối đoái:
Đối với những doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch và nắm giữ các trạng thái ngoại tệ
thì những biến động về tỷ giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh
nghiệp.
Để hạn chế về rủi ro tỷ giá, Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình thường xuyên phân tích,
đánh giá và lường trước sự biến động cũng như những tác động của rủi ro này để giảm thiểu sức ép
lên hoạt động sản xuất kinh doanh.
5.2

Rủi ro ngành xi măng

Trong công cuộc hội nhập này, mặc dù cũng có những tác động nhất định, đem đến cơ hội và
thách thức cho doanh nghiệp. Nhưng ngành xi măng có đặc thù là sản phẩm rất nặng, giá trị tiền/tấn
xi măng thấp, vận chuyển khó khăn do dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết, khí hậu, chi phí vận chuyển
cao… nên tiêu thụ nội địa là ưu tiên số 1 của tất cả các nước sản xuất xi măng.
Thị trường xi măng Việt Nam “cung” vượt quá “cầu” và khoảng nửa cuối năm 2017 và năm
2018 sẽ có nhiều dự án mới có công suất lớn đi vào vận hành, do đó mà cạnh tranh tiêu thụ sản
phẩm tại thị trường trong nước sẽ khó khăn hơn. Do xi măng là sản phẩm đồng thể, không chênh
lệch nhau nhiều nên dễ bị thay thế, sự co giãn của cầu theo giá cũng không đáng kể. Vì vậy, Công ty
cần chú trọng chiến lược quảng cáo và khuyến mãi để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thị trường trong nước tiêu thụ khó khăn, các doanh nghiệp đã tìm hướng xuất khẩu. Tuy
nhiên, thị trường xuất khẩu cũng gặp nhiều sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước láng giềng như Thái
Lan, Trung Quốc, mặc dù đã chấp nhận mức giá xuất khẩu giảm khoảng 8% - 13%. Cùng với đó là
chi phí xuất khẩu của các doanh nghiệp xi măng trong nước giai đoạn tới sẽ tăng thêm khoảng 4,5

USD/tấn clinker (theo giá FOB bình quân 30 USD/ tấn) và tăng 7,5 USD/ tấn xi măng (theo giá
Page 8 of 29


BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

2016

FOB bình quân 50 USD/ tấn) do những quy định mới. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp cần triển khai
các giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm phụ thuộc vào nguồn tài nguyên, nghiên cứu lắp đặt các
thiết bị thu hồi nhiệt khí thải để có thể tự cung cấp một phần năng lượng…
Ngoài ra, các hạn chế về hạ tầng như cầu đường, cảng biển... cũng là những điểm cản trở lưu
thông hàng hóa, góp phần đẩy chi phí vận chuyển lên cao, làm đội giá thành sản xuất xi măng.
5.3

Rủi ro biến động giá nguyên, nhiên vật liệu

Giá nguyên nhiên liệu tăng: Năm 2016, giá điện đã không tăng mà giá than đã tăng khoảng
7% từ cuối năm 2016 đã khiến áp lực tăng giá điện trong năm 2017 là rất lớn; từ đó sẽ ảnh hưởng
tiêu cực đến lợi nhuận của Công ty.
Chỉ số giá vật liệu xây dựng và giá điện tăng cao trong những năm tới trong khi giá bán xi
măng không tăng hoặc tăng không tương ứng, gây khó khăn trong việc tiêu thụ xi măng, hiệu quả
SXKD ngày càng giảm.
5.4

Rủi ro luật pháp

Sự hình thành của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), cùng khả năng hội nhập toàn diện khi
Việt Nam đàm phán thành công Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU là những tác động bên
ngoài vào môi trường kinh doanh. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung và Công ty nói

riêng phải nhận thức được những thông tin pháp lý, chính sách thỏa thuận cam kết quốc tế cũng như
những thay đổi dự kiến trong chính sách pháp luật quốc gia, để thích ứng kịp thời sự hội nhập, cạnh
tranh, phát triển.
Hoạt động của Công ty chịu sự điều chỉnh chủ yếu bởi Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế, Luật
Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, các quy định khác liên quan đến ngành nghề
hoạt động kinh doanh của Công ty. Pháp luật và các chính sách của Việt Nam thường xuyên có
những thay đổi để phù hợp với thực tiễn, phù hợp với thông lệ quốc tế. Hàng loạt các thay đổi về cơ
chế, chính sách pháp luật kinh doanh trọng yếu vừa qua và sắp tới cũng đòi hỏi Công ty phải có sự
thường xuyên phân công cán bộ theo dõi sát sao và cập nhật các quy định pháp luật mới có liên quan
đến ngành nghề, thị trường của mình nhằm đảm bảo hoạt động của Công ty thực hiện đúng theo
pháp luật và dự báo khả năng phải thay đổi để đáp ứng với các yêu cầu mới.
5.5

Rủi ro khác

Hoạt động kinh doanh của Công ty có thể chịu ảnh hưởng của những rủi ro khác như rủi ro
do hoả hoạn, thiên tai; rủi ro trong quá trình chào hàng, đàm phán và ký kết hợp đồng,... những rủi
ro này cũng có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
Ngoài ra, Công ty có thể gặp phải các rủi ro trong quá trình thi công như: Tai nạn lao động
hay các sự cố trong quá trình thi công. Để hạn chế tối đa thiệt hại, Công ty luôn tham gia đóng phí
bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên.

Page 9 of 29


BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

2016

II.


Tình hình hoạt động trong năm

1.

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

1.1

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm:
Bảng số 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 - 2016
Chỉ tiêu

Năm 2015

% so với năm
2015

Năm 2016

Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ

630.513.803.365

664.450.488.749

5,38

Doanh thu thuần


630.115.825.001

664.038.834.562

8,83

Lợi nhuận gộp

100.661.007.128

107.378.401.221

6,67

Lợi nhuận thuần

8.467.881.563

23.735.952.426

180,31

Lợi nhuận khác

2.964.617.109

179.149.777

-93,96


Lợi nhuận kế toán trước thuế

11.432.498.672

23.915.102.203

109,2

Lợi nhuận sau thuế

11.432.498.672

23.915.102.203

109,2

(Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2015, 2016 Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình)
Trong năm 2016, cả doanh thu và lợi nhuận của Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình đều tiếp
tục đà tăng trưởng mặc dù lợi nhuận khác của Công ty có giảm khá mạnh. Cụ thể, Doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 đạt 664,5 tỷ đồng, tăng 5,38% so với năm 2015 và Lợi nhuận
sau thuế năm 2016 đạt 23,92 tỷ đồng, tăng thêm khoảng 12,5 tỷ đồng so với năm 2015, tương đương
với 109,2% . Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2016 Công ty đã tích cực thúc đẩy bán hàng, tiết giảm
chi phí xuống mức tổi thiểu để nâng cao hiệu quả.
 Cơ cấu doanh thu:
Bảng số 3: Cơ cấu doanh thu của Công ty năm 2015 - 2016
Năm 2015

Chỉ tiêu


(đồng)

Tỷ
trọng
(%)

Năm 2016
(đồng)

Tỷ trọng
(%)

% so với
năm 2015

Doanh thu thuần từ
HĐSXKD

630.115.825.001

99,1

664.038.834.562

99,73

5,38%

Doanh thu hoạt động
tài chính


1.275.527.011

0,2

1.238.123.705

0,19

-2,93%

Thu nhập khác

4.465.720.543

0,7

556.445.006

0,08

-87,54%

635.857.072.555

100

665.833.403.273

100


4,71%

Tổng doanh thu

(Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2015, 2016 Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình)

Page 10 of 29


BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

2016

 Cơ cấu chi phí:
Bảng số 4: Cơ cấu chi phí của Công ty năm 2015 - 2016
Năm 2015

Chỉ tiêu

Tỷ trọng so
với DTT (%)

(đồng)

Năm 2016
(đồng)

Tỷ trọng so
với DTT (%)


Giá vốn hàng bán

529.454.817.873

83,27

556.660.433.341

83,83

Chi phí tài chính

80.488.719.411

12,66

69.506.794.265

10,47

Chi phí bán hàng

102.248.636

0,02

1.982.307.887

0,30


12.877.684.529

2,03

13.391.470.348

2,02

Chi phí khác

1.501.103.434

0,24

377.295.229

0,06

Tổng chi phí

624.424.573.883

98,22

641.918.301.070

96,67

Chi phí QLDN


(Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2015, 2016 Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình)
1.2

Tình hình thực hiện so với kế hoạch
Lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt 73% so với kế hoạch đề ra năm 2016 là 32,8 tỷ đồng.
Chỉ tiêu

ĐVT

Kế hoạch

Thực hiện

Tỷ lệ TH/KH
(%)

Ghi chú

1. Sản lượng sản xuất
- Xi măng

Tấn

850.000

722.996

85


- Clinke

Tấn

750.000

679.411

91

Tấn

944.392

829.385

88

2. Sản lượng tiêu thụ
- Xi măng, Clinke
3. Doanh thu trước thuế

Tỷ đồng

756,1

664,03

88


4. Khấu hao

Tỷ đồng

49,8

49,8

100

5. Chi phí sửa chữa lớn

Tỷ đồng

33,9

24,229

71

6. EBITDA

Tỷ đồng

139,7

141,8

102


7. Trả nợ gốc vay đầu tư

Tỷ đồng

61,0

61

100

8. Trả nợ lãi vay đầu tư

Tỷ đồng

40,2

40,475

101

9. Nộp NSNN

Tỷ đồng

30,0

29,7

99


10. Lợi nhuận sau thuế

Tỷ đồng

32,8

23,915

73

11. Thu nhập bình quân

Tr đồng

8,7

8,4

97

(Nguồn: Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình)

Page 11 of 29


BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
2.

Tổ chức và nhân sự


2.1

Danh sách ban điều hành

2016

Bảng số 5: Danh sách thành viên Ban Điều hành tính đến ngày 31/12/2016
Họ và tên

Chức vụ

1

Ông Mai Thế Loan

Giám đốc

2

Ông Lò Mạnh Cường

Phó giám đốc

3

Ông Mai Thanh Hải

Phó giám đốc

4


Ông Nguyễn Quang Huy

Phó giám đốc

5

Bà Nguyễn Thị Nguyệt

Kế toán trưởng

STT

 Lý lịch và tỷ lệ sở hữu cổ phần có quyền biểu quyết và các chứng khoán khác do công ty
phát hành của thành viên Ban Điều hành:
Họ và tên : Mai Thế Loan
-

Chức vụ tại Công ty: Giám đốc Công ty
Giới tính: Nam
Ngày tháng năm sinh: 19/05/1959
Số CMND : 012864060 ngày cấp: 13/04/2006 Nơi cấp: Công an TP Hà Nội.
Quốc tịch: Việt Nam
Dân tộc: Kinh
Số cổ phần đang nắm giữ: 0 cổ phần, chiếm 0% Vốn điều lệ

-

Quê quán: Xã Nga Nhân, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá
Địa chỉ thường trú: Số 215B, đường Âu Cơ, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội

Trình độ văn hóa: 10/10
Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế
Quá trình công tác:
Thời gian
Quá trình công tác

Từ 1982 đến 1984

: Thủ kho Công ty xi măng Bỉm Sơn

Từ 1985 đến 1993

: Phòng Tiêu thụ Công ty xi măng Bỉm Sơn

Từ 1994 đến 09/1997

: Trạm trưởng Chi nhánh Công ty xi măng Bỉm Sơn tại Ninh
Bình.

Từ 10/1997 đến 12/2008

: Giám đốc Chi nhánh Công ty xi măng Bút Sơn tại Hà Nội

Page 12 of 29


BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

2016


Từ 01/2009 đến nay

: Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Kinh doanh xi
măng Miền Bắc.

Từ 06/2010 đến nay

: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc tại Công ty cổ phần
xi măng Mai Sơn.

Từ 04/2011 đến 6/2016

: Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đá trắng
Vinaconex.

Từ 3/2011 đến nay

: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc tại Công ty cổ phần
xi măng Yên Bình.

Họ và tên : Lò Mạnh Cường
-

Chức vụ tại Công ty: Phó Giám đốc Công ty
Giới tính: Nam
Ngày tháng năm sinh: 22/05/1979
Số CMND : 060582102 Ngày cấp: 23/01/2015 Nơi cấp: CA tỉnh Yên Bái
Quốc tịch: Việt Nam

- Số cổ phần đang nắm giữ: 0 cổ phần.

- Dân tộc: Tày
- Quê quán: Xã Thượng Bằng La – Huyện Văn Chấn – Tỉnh Yên Bái
- Địa chỉ thường trú: Tổ 20, phường Đồng Tâm, TP Yên Bái, Tỉnh Yên Bái
- Trình độ văn hóa: 12/12
- Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Silicat
- Quá trình công tác:
Từ 08/2002 đến 09/2006
:
Nhân viên Phòng kỹ thuật – Công ty cổ phần Sứ
Từ 10/2006 đến 10/2007

:

Từ 11/2007 đến 04/2008

:

Từ 05/2008 đến 06/2011

:

Từ 07/2011 đến 04/2012

:

Từ 05/2012 đến nay
Từ 12/2015 đến nay

:
:


kỹ thuật Hoàng Liên Sơn
Nhân viên Phòng Cơ điện – Công ty cổ phần Xi
măng Yên Bình
Phó Phòng Điều hành trung tâm – Công ty cổ phần
Xi măng Yên Bình
Trưởng Phòng kỹ thuật sản xuất – Công ty cổ phần
Xi măng Yên Bình
Trợ lý Giám đốc – Phó Phòng công nghệ sản xuất
– Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình
Phó Giám đốc Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình
Uỷ viên HĐQT Công ty cổ phần Xi măng Yên
Bình
Page 13 of 29


BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

2016

Họ và tên : Mai Thanh Hải
- Chức vụ tại Công ty: Phó Giám đốc Công ty
- Giới tính: Nam
- Ngày tháng năm sinh: 02/03/1987
- Số CMND : 012864052, ngày cấp: 03/4/2006, nơi cấp: Công an TP Hà Nội.
- Quốc tịch: Việt Nam
- Số cổ phần đang nắm giữ: 0 cổ phần.
- Dân tộc: Kinh
- Quê quán: Xã Nga Nhân, huyện Nga Sơn – tỉnh Thanh Hoá
- Địa chỉ thường trú: 215 B - Đường Âu Cơ - Quảng An - Tây Hồ - Hà Nội.

- Trình độ văn hóa: 12/12
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân quản lý kinh doanh
- Quá trình công tác:
Từ 01/2010 đến 01/2012
:
Cán bộ thị trường – Công ty cổ phần kinh doanh xi
măng Miền Bắc
Từ 1/2012 đến 4/2016

:

Từ 02/2012 đến nay

:

Từ 11/2015 đến nay

:

Trưởng phòng Kinh tế xây dựng – Công ty cổ
phần Xi măng Yên Bình
Uỷ viên HĐQT – Công ty cổ phần Xi măng Yên
Bình
Phó Giám đốc kinh doanh – Công ty cổ phần Xi
măng Yên Bình

Họ và tên : Nguyễn Quang Huy
-

Chức vụ tại Công ty: Phó Giám đốc Công ty

Giới tính: Nam
Ngày tháng năm sinh: 18/09/1981
Số CMND : 060643066 Ngày cấp 19/7/2013 Nơi cấp CA tỉnh Yên Bái
Quốc tịch: Việt Nam
Số cổ phần đang nắm giữ: 5.180 cổ phần, chiếm 0,02% Vốn điều lệ
Dân tộc: Kinh

-

Quê quán: Xã Chuế Lưu – Huyện Hạ Hòa – Tỉnh Phú Thọ
Địa chỉ thường trú: Tổ 6 phường Minh Tân – Thành phố Yên Bái
Trình độ văn hóa: 12/12
Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Tự động hóa
Page 14 of 29


BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
- Quá trình công tác:
Từ 08/2004 đến 06/2005

:

Từ 06/2005 đến 02/2006

:

Từ 03/2006 đến 11/2008

:


Từ 11/2008 đến 10/2010

:

Từ 10/2010 đến 5/2012

:

Từ 05/2012 đến nay

:

2016

Kỹ sư Phòng Kỹ thuật công ty TNHH Yamaha
Việt Nam
Kỹ sư Phòng Thiết bị công ty TNHH Canon Việt
Nam
Kỹ sư Phòng Cơ điện Công ty cổ phần Xi măng
Yên Bình
Phó Quản đốc Xưởng điện – TĐH Công ty cổ
phần Xi măng Yên Bình
Trưởng Phòng cơ điện Công ty cổ phần Xi măng
Yên Bình
Phó Giám đốc phụ trách cơ điện Công ty cổ phần
Xi măng Yên Bình

Họ và tên : Nguyễn Thị Nguyệt
- Chức vụ tại Công ty: Kế toán trưởng
-


Giới tính: Nữ
Ngày tháng năm sinh: 03/02/1990
Số CMND : 173277191 Ngày cấp: 10/10/2007 Nơi cấp: CA tỉnh Thanh Hóa
Quốc tịch: Việt Nam
Số cổ phần đang nắm giữ: 0 cổ phần, chiếm 0 % Vốn điều lệ
Dân tộc: Kinh
Quê quán: Xã Nga Bạch, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Địa chỉ thường trú: Xã Thụy Tân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

- Trình độ văn hóa: 12/12
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế
- Quá trình công tác:
Từ 02/2013 đến 04/2013
:
Kế toán viên Công ty cổ phần Đá trắng Vinaconex
Từ 04/2013 đến 09/2013
:
Kế toán viên Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình
Từ 10/2013 đến 03/2014
:
Phó Phòng Kế toán Công ty cổ phần Xi măng Yên
Bình
Từ 04/2014 đến 03/2015
:
Phụ trách Kế toán Công ty cổ phần Xi măng Yên
Bình
Từ 04/2015 đến nay
:
Kế toán trưởng Công ty cổ phần Xi măng Yên

Bình
Từ 5/2016 đến nay

:

Phụ trách kế toán Công ty CP đá trắng Yên Bình
Page 15 of 29


BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
2.2

2016

Những thay đổi ban điều hành
Căn cứ theo Nghị quyết số 06/NQ-HĐQT ngày 29/03/2016, HĐQT đã thực hiện:

- Bổ nhiệm ông Mai Thế Loan – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình, giữ
chức Giám đốc Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình từ ngày 01/04/2016.
- Miễn nhiệm ông Nguyễn Văn Cương không còn đảm nhận chức vụ Ủy viên Hội đồng quản
trị, Giám đốc Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình từ ngày 01//04/2016 do chuyển công tác theo điều
động của Tổng Công ty cổ phần VINACONEX.
2.3
2.4

Số lượng cán bộ, nhân viên.
Số lượng cán bộ công nhân viên: 412 lao động
Tóm tắt chính sách và thay đổi trong chính sách đối với người lao động

- Hàng năm, người lao động được công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ, cấp phát thuốc

phòng bệnh, bảo hộ lao động,…
- Công ty luôn đảm bảo và tạo điều kiện để người lao đông tham gia, xây dựng và giám sát
việc thực hiện các quy chế, quy định nội bộ như quy chế thực hiện dân chủ, quy chế phân phối tiền
lương và thu nhập, quy chế thi đua khen thưởng,…
- Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với người lao động theo đúng Luật lao động và
Hợp đồng lao động đã ký.
Tình hình đầu tư, tình hình thực hiện các dự án

3.

a) Các khoản đầu tư lớn: Không có.
b) Công ty liên kết: Không có.
Tình hình tài chính

4.
a)

Tình hình tài chính:
Bảng số 6: Tình hình tài chính của Công ty
Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

(VNĐ)

(VNĐ)

% so với

năm 2015

Tổng giá trị tài sản

885.545.264.022

840.273.965.476

-5,11%

Doanh thu thuần

630.115.825.001

664.038.834.562

5,38%

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

8.467.881.563

23.735.952.426

180,31%

Lợi nhuận khác

2.964.617.109


179.149.777

-93,96

Lợi nhuận trước thuế

11.432.498.672

23.915.102.203

109,2%

Lợi nhuận sau thuế

11.432.498.672

23.915.102.203

109,2%

(Nguồn: BCTC đã kiểm toán năm 2015, năm 2016 của Công ty)
b) Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu:
Page 16 of 29


BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

2016

Bảng số 7: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

Các chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2015

Năm 2016

Hệ số thanh toán ngắn hạn:
(= TSLĐ/Nợ ngắn hạn)

Lần

0,53

0,52

Hệ số thanh toán nhanh:
(TSLĐ - Hàng tồn kho)
Nơ ̣ ngắ n ha ̣n

Lần

0,33

0,35

Hệ số Nợ/Tổng tài sản

%


0,89

0,85

Hệ số Nợ/Vốn chủ sở hữu

%

7,92

5,83

Vòng quay hàng tồn kho:
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho BQ

Lần

7,61

8,56

Doanh thu thuần/Tổng tài sản
Doanh thu thuầ n
Tổ ng tài sản BQ

Lần

0,71


0,77

Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần

%

1,81

3,60

Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu BQ

%

11,52

19,44

Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản BQ

%

1,29

2,85

%

1,34


3,57

1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động

4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Hệ số Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh/Doanh thu thuần

(Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2015, năm 2016 của CTCP Xi măng Yên Bình)

Page 17 of 29


BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

2016

Cơ cấu cổ đông, thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu

5.
a)
b)

Cổ phần:

Tổng số cổ phần và loại cổ phần đang lưu hành: 26.530.000 cổ phần.
Toàn bộ số lượng cổ phần là cổ phần phổ thông và chuyển nhượng tự do.
Cơ cấu cổ đông:
Bảng số 8: Cơ cấu cổ đông tại thời điểm 31/12/2016

Stt

Nội dung

Số lượng cổ
đông

Số CP sở hữu

Tỷ lệ

I

Cổ đông Nhà nước

0

0

0,00%

II

Cổ đông Tổ chức


5

16.422.180

61,90%

1

Trong nước

5

16.422.180

61,90%

2

Nước ngoài

0

0

0%

II

Cổ đông cá nhân


800

10.107.820

38,10%

1

Trong nước

798

10.087.620

38,02%

2

Nước ngoài

2

20.200

0,08%

Tổng cộng

805


26.530.000

100,00%

(Nguồn: Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình)
Bảng số 9: Danh sách cổ đông nắm giữ từ 5% trở lên tại thời điểm 31/12/2016
STT

Tên cổ đông

1

Công ty cổ
phần Kinh
doanh xi
măng miền
Bắc

2

Mã Đề Thuấn

Số CMT/Hộ
chiếu/Giấy
CNĐKDN

Địa chỉ

Số lượng cổ
phần sở hữu


Tỷ lệ % trên
vốn điều lệ
thực góp

0102147298

Tầng 3 tòa nhà
CT1 chung cư
Ngô Thì Nhậm,
phường Hà Cầu,
Hà Đông, Hà Nội

14.551.716

54,85

038087000131

CT1, Ngô Thì
Nhậm, Hà Đông,
Hà Nội

4.056.000

15,29

18.607.716

70,14


Tổng

Page 18 of 29


BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

2016
(Nguồn: Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình)

c) Tình hình thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu:
Vốn đầu tư của chủ sở hữu không thay đổi trong năm 2016.
d) Giao dịch cổ phiếu quỹ: Không.
e) Các chứng khoán khác: Không.
III. Báo cáo và đánh giá của Ban Giám đốc (Ban Giám đốc báo cáo và đánh giá về tình hình
mọi mặt của công ty)
1.

Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

1.1

Những thuận lợi, khó khăn của Công ty năm 2016:

Về thuận lợi:
- Công ty luôn nhận được sự hỗ trợ từ các cổ đông lớn, đặc biệt là cổ đông Công ty cổ phần
kinh doanh xi măng Miền Bắc trong công tác quản lý, quản trị doanh nghiệp, tài chính, cung cấp
nguyên vật liệu.
- Chất lượng xi măng NORCEM YÊN BÌNH ổn định, tạo được uy tín đối với người tiêu dùng.

- Cơ cấu tổ chức của Công ty được sắp xếp ngày càng hợp lý theo hướng tinh gọn, hiệu quả.
Đội ngũ CBCNV đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn,
kinh nghiệm trong điều hành sản xuất và quản lý.
Về khó khăn:
- Nhà máy đã đi vào sản xuất được gần 10 năm, các thiết bị trong dây chuyền sản xuất đã
xuống cấp cần phải sửa chữa và thay thế nhiều thiết bị quan trọng dẫn đến thời gian dừng lò để sửa
chữa tăng hơn so với kế hoạch.
- Từ đầu năm 2016 có thêm một số nhà máy xi măng đi vào hoạt động phần nào gây ra xáo
trộn và áp lực thêm cho thị trường xi măng vốn đã trong tình trạng cung vượt cầu. Các sản phẩm của
Công ty ngày càng phải cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm cùng loại trên thị trường đặc biệt là
các nhà máy xi măng lân cận.
- Thị trường xuất khẩu clinke vốn là giải pháp để giảm lượng hàng tồn kho chưa phát huy
được hiệu quả do chưa tìm kiếm được thị trường mới. Mặt khác, do chính sách thuế mới của Nhà
nước việc xuất khẩu clinke gặp nhiều khó khăn, tăng chi phí cho doanh nghiệp.
- Bên cạnh đó, chính sách cân trọng tải của Chính phủ cũng làm giảm sản lượng tiêu thụ và
làm tăng chi phí sản xuất do tăng chi phí vận tải; nguồn nhiên liệu than chất lượng tốt trong nước
thiếu hụt gây khó khăn cho việc nhập than.
1.2

Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2016:
Bảng số 10: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015- 2016
Chỉ tiêu

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ

Page 19 of 29

Năm 2016


Năm 2015

(Đồng)

(Đồng)

664.450.488.749

630.513.805.365

411.654.187

397.978.364


BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

2016

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
vụ

664.038.834.562

630.115.825.001

Giá vốn hàng bán

556.660.433.341


529.454.817.873

Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ

107.378.401.221

100.661.007.128

1.238.123.705

1.275.527.011

Chi phí tài chính

69.506.794.265

80.488.719.411

Chi phí bán hàng

1.982.307.887

102.248.636

Chi phí quản lý doanh nghiệp

13.391.470.348

12.877.684.529


Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

23.735.952.426

8.467.881.563

Thu nhập khác

556.445.006

4.465.720.543

Chi phí khác

377.295.229

1.501.103.434

Lợi nhuận khác

179.149.777

2.964.617.109

23.915.102.203

11.432.498.672

-


-

23.915.102.203

11.432.498.672

Doanh thu hoạt động tài chính

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Chi phí thuế TNDN hiện hành
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

(Nguồn: BCTC đã kiểm toán năm 2015, năm 2016 của Công ty)
Tình hình tài chính

2.
a)

Tình hình tài sản:
Bảng số 11: Tình hình tài sản của Công ty tính đến thời điểm ngày 31/12/2016
TÀI SẢN

Năm 2016

Năm 2015

(Đồng)

(Đồng)


A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
IV. Hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
I. Các khoản phải thu dài hạn
II. Tài sản cố định
Page 20 of 29

183.789.588.462

188.561.431.400

765.228.878

787.945.503

-

-

122.395.269.191

118.021.553.712

60.551.957.059

69.570.863.410


77.133.334

181.068.775

656.484.377.014

696.983.832.622

63.200.000

63.200.000

631.823.962.177

684.014.466.066


BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
TÀI SẢN

2016
Năm 2016

Năm 2015

(Đồng)

(Đồng)


1. TSCĐ hữu hình

627.007.894.485

678.764.802.986

4.816.067.692

5.249.663.080

III. Bất động sản đầu tư

5.614.637.978

-

IV. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

2.918.615.659

5.624.000.459

V. Đầu tư tài chính dài hạn

5.589.713.783

1.509.699.393

10.474.247.417


5.772.466.704

840.273.965.476

885.545.264.022

2. TSCĐ vô hình

VI. Tài sản dài hạn khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN

(Nguồn: BCTC đã kiểm toán năm 2015, năm 2016 của Công ty)
Trong năm 2016, Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình có bất động sản đầu tư là Khu nhà ở
tập thể công nhân viên, chuyển sang từ Tài sản cố định hữu hình.
b) Tình hình nợ phải trả:
Bảng số 12: Tình hình nợ phải trả của Công ty năm 2015 - 2016
NỢ PHẢI TRẢ

Năm 2016

Năm 2015

(Đồng)

(Đồng)

A. NỢ PHẢI TRẢ

717.249.998.551


786.298.735.782

I. Nợ ngắn hạn

353.816.729.270

355.833.219.631

1. Phải trả người bán ngắn hạn

36.337.036.705

89.263.542.379

2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn

39.619.838.619

106.378.000

3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

4.944.123.008

3.332.291.323

4. Phải trả người lao động

6.322.495.528


6.588.828.778

5. Chi phí phải trả ngắn hạn

2.287.689.100

2.132.597.501

6. Phải trả ngắn hạn khác

2.312.198.554

2.799.111.096

7. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn

261.993.347.756

251.610.470.554

II. Nợ dài hạn

363.433.269.281

430.465.516.151

363.433.269.281

430.465.516.151


1. Vay và nợ dài hạn

(Nguồn: BCTC đã kiểm toán năm 2015, năm 2016 của Công ty)
Những cải tiến về cơ cấu tổ chức, chính sách, quản lý
- Năm 2016, công ty đã kiện toàn bộ máy tổ chức theo hướng tinh gọn và hiệu quả, bố trí lại
một số nhân sự ở các phòng ban phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh và quy mô của công ty.
3.

Page 21 of 29


BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

2016

- Theo công văn số 270/CV-XMYB ngày 01/11/2016, Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình đã
thông báo thay đổi mô hình công ty là: không có công ty con và đơn vị kế toán trực thuộc và thay
đổi loại báo cáo tài chính công bố thông tin là báo cáo tài chính riêng của công ty.
4.

Kế hoạch phát triển trong tương lai

4.1

Những điều kiện thực tế ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017:

Năm 2017 được dự báo vẫn là một năm tiếp tục khó khăn đối với các đơn vị sản xuất xi
măng, áp lực tiêu thụ còn lớn hơn do nguồn cung thị trường tăng thêm, xuất khẩu tiếp đà tụt dốc cả
về lượng và giá, trong khi dự báo nhu cầu xi măng nội địa chỉ tăng nhẹ. Với những dự báo như trên,
Ban Giám đốc đã đưa ra những giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất đạt 100% công suất thiết

kế và tiêu thụ toàn bộ sản phẩm, với các chỉ tiêu chính như sau:
Chỉ tiêu

ĐVT

Ghi chú

Kế hoạch

1. Sản lượng sản xuất
- Xi măng

Tấn

850.000

- Clinke

Tấn

750.000

Tấn

970.000

2. Sản lượng tiêu thụ

- Xi măng, Clinke
3. Doanh thu trước thuế


Tỷ đồng

731,2

4. Khấu hao

Tỷ đồng

49,8

5. Chi phí sửa chữa lớn

Tỷ đồng

22,7

6. EBITDA

Tỷ đồng

135,1

7. Trả nợ gốc vay đầu tư

Tỷ đồng

67

8. Trả nợ lãi vay đầu tư


Tỷ đồng

37,3

9. Nộp NSNN

Tỷ đồng

30

10. Lợi nhuận sau thuế

Tỷ đồng

30,8

11. Thu nhập bình quân

Tr đồng

8,5

4.2

Các giải pháp thực hiện:

- Tăng cường công tác bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên đối với toàn bộ các thiết bị trong
dây chuyền sản xuất, kết hợp với tăng cường công tác quản lý, vận hành thiết bị.
- Tăng cường quản lý chất lượng clinke để tăng tỷ lệ pha phụ gia vào xi măng, giảm tỷ lệ pha

clinke, giảm lượng tiêu tốn đá vôi, đất sét và than. Bên cạnh đó, cũng đẩy mạnh sử dụng phế thải
công nghiệp đặc biệt là thay một phần thạch cao tự nhiên bằng việc sử dụng thạch cao nhân tạo.
- Duy trì thường xuyên công tác giám sát, quản lý chất lượng để đảm bảo 100% sản phẩm ra
thị trường đạt yêu cầu chất lượng, đặc biệt là duy trì chất lượng theo yêu cầu của khách hàng để cấp
xi măng cho các trạm trộn khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Page 22 of 29


BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

2016

- Triển khai đầu tư hệ thống tận dụng nhiệt khí thải từ lò nung clinke để phát điện nhằm tiết
kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Kết hợp chặt chẽ với các đơn vị bao tiêu để đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ, tiếp tục tìm
5.

Giải trình của Ban Giám đốc đối với ý kiến kiểm toán
Không có.

6.

Báo cáo đánh giá liên quan đến trách nhiệm về môi trường và xã hội của công ty
a) Đánh giá liên quan đến các chỉ tiêu môi trường (tiêu thụ nước, năng lượng, phát thải...)

Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình đang ngày càng
cải thiện các hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ, đảm bảo các chỉ tiêu môi trường (tiêu thụ
nước, năng lượng, phát thải,...) hợp lý, phù hợp với tiêu chuẩn cho phép, góp phần gìn giữ sự xanh –
sạch – đẹp trên địa bàn.
b) Đánh giá liên quan đến vấn đề người lao động

Người lao động tại Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình được đảm bảo mức thu nhập phù hợp
với mặt bằng chung của xã hội, được trang bị thiết bị làm việc đầy đủ, hiện đại, được đóng các loại
bảm hiểm đầy đủ. Bên cạnh đó, Công ty cần triển khai trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi, kịp thời
khen thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công việc.
c) Đánh giá liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng địa phương
Trong năm qua, Công ty đã hoàn thành tốt trách nhiệm với cộng đồng địa phương như việc
giảm thiểu tối đa tình trạng ô nhiễm không khí do quá trình sản xuất thành phẩm, tích cực tham gia
các hoạt động đền ơn đáp nghĩa trên địa bàn,…
IV.

Đánh giá của Hội đồng quản trị về hoạt động của Công ty

1.
Đánh giá của Hội đồng quản trị về các mặt hoạt động của Công ty, trong đó có đánh giá
liên quan đến trách nhiệm môi trường và xã hội
Trong năm 2016, đà tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu đã chậm hơn so với mức kỳ vọng
do sự giảm sút của các nền kinh tế công nghiệp hóa lẫn các nước đang phát triển sống nhờ vào xuất
khẩu nguyên nhiên vật liệu. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam cả năm đạt 6,2% - lần đầu tiên trong 4
năm qua đã ghi nhận sự sụt giảm trong kinh tế Việt Nam. Hiện tổng công suất các nhà máy xi măng
trong nước đạt trên 80 triệu tấn/năm nhưng mức tiêu thụ chỉ khoảng 75 triệu tấn/năm. Trong khi đó,
năm năm tới, công suất thiết kế của ngành xi măng Việt Nam sẽ tiếp tục tăng, đạt 100 triệu tấn/năm.
Đối với Công ty việc thực hiện các mục tiêu doanh thu lợi nhuận đã đề ra cho năm 2016 là vô
cùng khó khăn. Hội đồng quản trị, Ban điều hành đã đề ra nhiều giải pháp thực hiện gắn liền với
mục tiêu phát triể n tâ ̣p trung, phát triển bền vững để đạt tối đa kế hoạch đề ra.
2.

Đánh giá của Hội đồng quản trị về hoạt động của Ban Giám đốc Công ty

Những việc đã làm được:
- Đã tuân thủ và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật hiện hành, Điều lệ Công ty,

Nghị quyết ĐHĐCĐ, Nghị quyết của HĐQT.
- Luôn thể hiện trách nhiệm cao, thường xuyên bám sát công việc, chỉ đạo sát sao, kịp thời cụ
thể, quyết liệt; giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Page 23 of 29


BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

2016

- Đã ban hành các định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, khoán cho từng đơn vị bộ phận;
quyết liệt thực hiện các biện pháp quản lý nhằm giảm định mức tiêu hao.
- Chủ động đưa ra các giải pháp phù hợp với từng giai đoạn, điều kiện cụ thể. Phát huy mọi
tiềm lực sức mạnh của CBCNV để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
Những hạn chế cần khắc phục:
- Cần làm tốt hơn công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý.
- Các chỉ tiêu chính như: sản xuất, tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận chưa đạt kế hoạch Đại hội
đồng cổ đông đặt ra. Việc không đạt các chỉ tiêu như trên, Ban Điều hành đã phân tích, báo cáo Đại
hội chi tiết trong báo cáo của Ban Điều hành.
Với kết quả sản xuất kinh doanh năm 2016 đạt được như trên, HĐQT đánh giá Ban điều
hành dưới sự chỉ đạo của Giám đốc đã hoàn thành nhiệm vụ năm 2016 được HĐQT giao.
Các kế hoạch, định hướng của Hội đồng quản trị

3.

Năm 2017 được dự báo là năm bắt đầu dư thừa nguồn cung xi măng, do đó áp lực cạnh tranh
nội địa tiếp tục gia tăng. Theo thống kê của Hiệp hội xi măng (XM) Việt Nam, tính đến năm 2016
tổng công suất thiết kế ngành XM đạt gần 88 triệu tấn. Dự kiến, sang năm 2017, sản lượng xi măng
Việt Nam sẽ đạt khoảng 80 triệu tấn, tiêu thụ nội địa ước đạt 60-65 triệu tấn. Bên cạnh đó Công ty
có những thuận lợi cơ bản như Thương hiệu Xi măng Yên Bình có uy tín trên thị trường; đội ngũ

lãnh đạo, cán bộ công nhân lao động có tinh thần trách nhiệm cao và có tinh thần đoàn kết, gắn bó
trong công việc.
Với những thuận lợi và khó khăn như trên Hội đồng quản trị sẽ quyết tâm chỉ đạo hoàn thành
kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017 như sau:
- Chỉ đạo sát sao hơn nữa đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Tiếp tục giám sát, tăng cường trong khâu tiêu thụ sản phẩm nhằm cân bằng giữa sản lượng
sản xuất ra và tiêu thụ sản phẩm.
- Nâng cao và ổn định chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường.
- Duy trì Nhà máy hoạt động ổn định đạt năng suất theo kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Cân đối giữa nguồn thu và chi để đáp ứng đủ nhu cầu vốn phục vụ sản xuất.
- Tăng cường công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường, cải thiện, chăm lo, nâng cao điều
kiện làm việc, trình độ cho người lao động.
- Cân đối và chủ động trả nợ theo tiến độ đã cam kết với các tổ chức tín dụng cho vay vốn đầu
tư xây dựng nhà máy.
V.

Quản trị công ty

1.

Hội đồng quản trị
Thành viên và cơ cấu của Hội đồng quản trị:

a)

Bảng số 13: Thành viên của Hội đồng quản trị
Họ và tên

Chức vụ


1

Ông Mai Thế Loan

Chủ tịch HĐQT

2

Ông Mai Thanh Hải

Thành viên HĐQT

STT

Page 24 of 29


×