Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu mối liên quan giữa tăng huyết áp và loãng xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.53 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA TĂNG HUYẾT ÁP
VÀ LOÃNG XƯƠNG
Lê Thị Huệ*, Hà Thị Kim Chi*

TÓM TẮT
Tăng huyết áp và loãng xương là hai bệnh phổ biến và là một trong những nguyên nhân gây tàn phế và tử
vong ở người cao tuổi. Ở Việt Nam nghiên cứu về mối liên quan giữa loãng xương và tăng huyết áp còn hạn chế.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ loãng xương trên bệnh nhân tăng huyết áp và mối liên quan giữa tăng huyết áp
với loãng xương. Xác định mối liên quan giữa tăng huyết áp và nguy cơ gãy xương trong 10 năm qua mô hình
FRAX.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh - chứng
Kết quả: Mẫu nghiên cứu 188 bệnh nhân gồm 2 nhóm tương đương nhau về tuổi, giới. Trong mỗi nhóm có
31 nam và 63 nữ. Tuổi trung bình của nhóm tăng huyết áp là 67 ± 8,5 tuổi, và nhóm không tăng huyết áp (nhóm
chứng) 66,34 ± 6,8 tuổi
Trong nhóm tăng huyết áp loãng xương chiếm tỷ lệ cao 63,8%. Mối liên quan giữa tăng huyết áp với tỷ lệ
loãng xương, T-score và mật độ xương ở hai nhóm tăng huyết áp và nhóm chứng khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p<0,05.Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ gây gãy xương, tính theo mô hình FRAX nhóm tăng huyết áp có
nguy cơ gãy xương cao hơn hẳn nhóm không tăng huyết áp.
Từ khoá: loãng xương, tăng huyết áp

ABSTRACT
RESEARCH ON THE RELATIONSHIP BETWEEN HYPERTENSION AND OSTEOPOROSIS
Le Thi Hue, Ha Thi Kim Chi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 38 - 43
Hypertension and osteoporosis are two common diseases, the incidence of which increases with aging and the
causes of disability and death in the elderly. In Vietnam, the study of the relationship between osteoporosis and
hypertension are limited.
Object: To find out the prevalence of osteoporosis in hypertension patients and the relationship between


hypertension and osteoporosis. To find out the relationship between hypertension and the risk of fracture in the ten
years FRAX models.
Subjects and Methods Study: Case – control
Results: The total 188 patients included two groups were similar in age, gender. Each of group has 31 male
and 63 female. The mean age of the group with hypertension: 67 ± 8.5 years and 66.34 ± 8.6 years with group no
hypertension (control group). The prevalence of osteoporosis in hypertensive group is 63.8%, and 42.6% in the
control group. The average values T-score in the hypertensive group -2.75 ± 1.13; in the control group -2.38 ±
0.98 the differences in two groups are statistically significant (p=0.016<0.05). The mean value of BMD in the
hypertensive group 0.516 ± 0.15g/cm², in the control group 0.65 ± 0.15 g/cm² and these differences are considered
statistically significant p=0.035< 0.05. Hypertension is a risk factor for fractures. In FRAX models, the prevalence
major osteoporotic and hip fracture in the group with hypertension is higher than control group with p < 0.05.
* Khoa Nội Cơ Xương Khớp Bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Bs. Hà Thị Kim Chi
ĐT: 0908230898
Email:

38

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

Keywords: hypertension, osteoporosis

ĐẶT VẤN ĐỀ
Loãng xương và tăng huyết áp là một trong
những nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử

vong ở người cao tuổi. Do tuổi thọ ngày càng
tăng hai bệnh này ngày càng tăng ở hầu hết các
nước trên thế giới(11).
Loãng xương là một bệnh lý của xương,
được đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương
kèm theo hư biến cấu trúc của xương, dẫn đến
tăng tính dễ gãy của xương(6). Loãng xương là
một hội chứng nội tiết được đặc trưng bởi hai
đặc điểm chính: giảm mật độ xương và hư hại
cấu trúc của xương. Loãng xương với hậu quả
nặng nề là gãy xương làm giảm chất lượng
cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh và trở
thành gánh nặng cho ngành y tế và ngân sách
nhà nước. Vì vậy phát hiện các yếu tố nguy cơ,
chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời giúp giảm
tỷ lệ gãy xương và cải thiện chất lượng sống
cho bệnh nhân.
Hàng năm trên thế giới có hơn 8,9 triệu
người gãy xương do loãng xương. Ước tính
loãng xương ảnh hưởng đến 200 triệu phụ nữ
trên thế giới (khoảng 1/10 phụ nữ tuổi 60, 1/5
tuổi 70, 2/5 phụ nữ tuổi 80, và 1/3 tuổi 90). Loãng
xương ảnh hưởng đến khoảng 75 triệu người
châu âu, Mỹ và Nhật Bản. Mỹ và châu âu chi trả
51% chi phí cho các ca gãy xương, số còn lại chủ
yếu ở Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á(7).
Các nghiên cứu loãng xương hiện nay đi sâu
vào xây dựng mô hình giải thích gãy xương,
trong đó loãng xương chỉ là một trong số những
nguyên nhân chính. Ngoài mật độ xương (BMD)

còn nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gãy xương
như: nguy cơ té ngã, tiền sử gãy xương, việc sử
dụng một số thuốc làm tổn hại tới sự chuyển hoá
của xương…Để nhận ra những bệnh nhân có
nguy cơ gãy xương và tử vong cao, nhiều mô
hình tiên lượng đã được nghiên cứu và đưa ra
ứng dụng trong thực tế lâm sàng như mô hình
FRAX của tổ chức y tế thế giới, mô hình Nguyen
của viện nghiên cứu Garvan, mô hình SOF, mô

hình QFracture. Trong đó mô hình FRAX được
sử dụng rộng rãi đánh giá nguy cơ gãy xương
trong mười năm dựa vào các yếu tố nguy cơ và
thông tin lâm sàng của bệnh nhân.
Tăng huyết áp là một bệnh tim mạch mạn
tính thường gặp chiếm tỷ lệ cao từ 20%-40% dân
số. Tỷ lệ tăng huyết áp ở phụ nữ thấp hơn ở nam
giới. Ước tính mỗi năm có khoảng 7,1 triệu
người chết do tăng huyết áp và chiếm 4,5% tỷ lệ
tử vong của tất cả các bệnh. Tăng huyết áp ảnh
hưởng tới khả năng lao động, xã hội và y tế, là
nguyên nhân gây tàn phế cho 64 triệu người
hàng năm(3). Tăng huyết áp nhẹ thường không
biểu hiện triệu chứng lâm sàng, hoặc được phát
hiện tình cờ, hoặc được phát hiện khi có biến
chứng. Hậu quả nặng nề của tăng huyết áp
không phải do chính bản thân bệnh mà do
những biến cố có liên quan đến tăng huyết áp
như đột quỵ não, xơ vữa động mạch, nhồi máu
cơ tim và các bệnh tim mạch khác(7).

Loãng xương và tăng huyết áp là hai bệnh
thường gặp ở người cao tuổi và thường cùng
tồn tại, tiếp tục ra tăng do dân số già và tác
động của lối sống. Chúng cùng có chung
những yếu tố nguy cơ như: tuổi cao, phụ nữ
mãn kinh sớm, hút thuốc, ít hoạt động thể
lực… Hơn nữa điều trị tăng huyết áp làm ảnh
hưởng đến mật độ khoáng của xương. Các
thuốc hạ huyết áp có thể tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp vào quá trình chuyển hoá, sức
mạnh và mật độ xương(10). Cơ chế về mối liên
quan giữa tăng huyết áp và loãng xương còn
chưa rõ ràng, các nghiên cứu chỉ ra rằng hệ
thống Renin-angiotensins (RAS) đóng vai trò
chính trong kiểm soát huyết áp và ảnh hưởng
đến mật độ xương. Angiotensins II tác động
trên cytokine RANKL và yếu tố tăng trưởng
nội mô mạch máu kích thích sự hình thành
huỷ cốt bào làm giảm mật độ xương(7). Đã có
nghiên cứu chứng minh rằng tăng huyết áp và
loãng xương liên quan qua hormon tuyến cận
giáp PTH. Tăng huyết áp làm tăng mức độ lưu
hành PTH trong máu, dẫn đến giảm tái hấp

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015

39


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

thu canxi ở xương, hậu quả giảm khối lượng
xương và chất lượng xương(8).

- Đánh giá nguy cơ gãy xương trong 10 năm
qua bảng câu hỏi FRAX (đính kèm phụ lục)

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về mối
liên quan giữa tăng huyết áp và loãng xương,
tuy nhiên ở Việt Nam những nghiên cứu về mối
liên quan giữa chúng còn hạn chế.

- Bệnh nhân tăng huyết áp: có tiền sử tăng
huyết áp đang diều trị thuốc thường xuyên hoặc
đo huyết áp lúc nghỉ ngơi hai lần cách nhau 15
phút huyết áp tâm thu >=140 và huyết áp tâm
trương >=90.

Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên
cứu “mối liên quan giữa tăng huyết áp với
loãng xương, và đánh giá nguy cơ gãy xương
theo mô hình FRAX” ở bệnh nhân lớn tuổi
điều trị tại khoa Nội Cơ Xương Khớp Bệnh
viện Thống Nhất.

- Bệnh nhân được đo mật độ xương vùng
cổ xương đùi bằng phương pháp DEXA. Đánh
giá tình trạng loãng xương qua chỉ số T-score

theo WHO.
Bình thường: T-score >-1.

Mục tiêu

Thiểu xương: T-score từ -1 đến -2,5.

1. Tỷ lệ loãng xương trên bệnh nhân tăng
huyết áp và mối liên quan giữa tăng huyết áp
với loãng xương

Loãng xương: T-score<-2,5.

2. Mối liên quan giữa tăng huyết áp và nguy
cơ gãy xương trong 10 năm qua mô hình FRAX

Loãng xương nặng: T-score <-2,5 kèm theo
gãy xương.

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU

* Ghi nhận: “loãng xương “ bao gồm loãng
xương và loãng xương nặng “không loãng
xương” bao gồm bình thường và thiếu xương.

Phương pháp nghiên cứu

Xử lý số liệu

Bệnh - chứng


Đối tượng:
- Nhóm bệnh: tất cả các bệnh nhân trên 40
tuổi có tăng huyết áp được điều trị nội trú tại
khoa Nội Cơ Xương Khớp từ tháng 8/1014 đến
tháng 6/2015.
- Nhóm chứng: các bệnh nhân không có tăng
huyết áp, có tuổi, giới và các chỉ số nhân trắc
tương đương với nhóm bệnh.

KẾT QUẢ
Đặc điểm bệnh nhân

+ Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân nằm liệt giường, bệnh nhân mắc
các bệnh, hoặc sử dụng các thuốc làm ảnh hưởng
đến mật độ xương như: cường giáp, đái tháo
đường, sử dụng corticoid…
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên
cứu

Thu thập số liệu
- Thăm khám bệnh nhân, ghi nhận tuổi, giới,
địa chỉ, cân nặng, chiều cao, BMI, tiền sử tăng
huyết áp, thời gian tăng huyết áp

40

Biến định lượng được trình bày dưới dạng
trung bình ± SD. Biến số định tính được trình

bày dưới dạng phần trăm. So sánh giữa hai hay
nhiều nhóm biến số định tính bằng phép kiểm
chi bình phương, biến định lượng bằng phép
kiểm T- test với độ tin cậy 95% (p< 0,05). Các
phân tích trên được thực hiện bằng phần mềm
SPSS 16.0.

Yếu tố
N
Tuổi
Giới
BMI
Loãng xương
Tscore
Mật độ xương
Thời gian THA

Nhóm bệnh
94
67 ± 8,5 tuổi
31 nam (33%),
63 nữ (67%)
23,66 ± 2,95 (kg/m²)

Nhóm chứng
94
66,34 ± 8,6 tuổi
31 nam (33%),
63 nữ (67%)
22,44 ± 2,73

(kg/m²)
60(63,8%)
40(42,6%)
-2,75 ±1,13
-2,38 ± 0,98
0,516 ± 0,15 (g/cm²) 0,65 ± 0,15 (g/cm²)
8,87

5,26 năm

Huyết áp tâm thu 140 ± 18,02 mmhg 120 ± 13,1mmhg
Huyết áp tâm
82,55 ± 8,91mmhg 73,51 ± 7,14mmhg
trương

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
Mối liên quan giữa tăng huyết áp với loãng
xương
Loãng xương
Không loãng
xương

Nhóm THA Nhóm không THA N P
60 (63,8%)
40 (42,6%)
1000,003
34 (36,2%)

54 (57,4%)
88

Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ mắc loãng xương
của nhóm tăng huyết áp (63,8%) cao hơn hẳn
nhóm không tăng huyết áp (42,6%) và sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,003< 0,05

Nghiên cứu Y học

Mối liên hệ giữa tăng huyết áp với chỉ số Tscore
Nhóm THA
X ± SD
T-score -2,75 ±1,13

Nhóm
không THA
X ± SD
-2,38 ± 0,98

Trung bình
P
cả 2 nhóm
X ± SD
-2,57 ± 1,07 0,016

Ta thấy T-score của nhóm tăng huyết áp thấp
hơn nhóm không tăng huyết áp có ý nghĩa thống
kê với P= 0,016<0,05.


Mối liên hệ giữa tăng huyết áp với mật độ xương

Mật độ xương (g/cm²)

Nhóm THA
X ± SD
0,516 ± 0,15

Nhóm không THA
X ± SD
0,65 ± 0,15

Trong nghiên cứu của chúng tôi mật độ
xương trung bình của nhóm tăng huyết áp
thấp hơn hẳn nhóm không tăng hyết áp 0,134

Trung bình cả 2 nhóm
X ± SD
0,583 ± 0,15

P
0,035

g/cm², sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
với p= 0,035.

Mối liên hệ giữa tăng huyết áp với nguy cơ gãy xương trong 10 năm
Nguy cơ gãy xương(%)
Nguy cơ gãy xương hông(%)


Nhóm THA
X ± SD
19,52± 13,26
11,43 ± 10,92

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy nguy cơ gãy
xương trong 10 năm của nhóm tăng huyết áp cao
hơn hẳn nhóm không có tăng huyết áp và sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05

BÀN LUẬN
Tỷ lệ loãng xương của nhóm nghiên cứu
Tăng huyết áp và loãng xương là hai bệnh
mạn tính chiếm tỷ lệ cao trong dân số và tăng
dần theo tuổi. Đời sống xã hội, nền kinh tế, y tế
ngày càng phát triển tuổi thọ của con người ngày
càng tăng, tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp và
loãng xương ngày càng tăng. Tỷ lệ loãng xương
ở hai nhóm nghiên cứu của chúng tôi đều cao
trên 40% có thể do nhóm nghiên cứu của chúng
tôi có tuổi khá cao (66,67 ± 8,536 tuổi). Tỷ lệ loãng
xương trung bình trong cả hai nhóm nghiên cứu
của chúng tôi là: 52,3% cao hơn so với nghiên
cứu của Châu Trần Phương Tuyến và cộng sự
là(2) 47,3% do đối tương nghiên cứu là nam giới
trên 50 tuổi. Tuy nhiên tỷ lệ loãng xương trong
nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với các
nghiên cứu khác. Trong nghiên cứu Nguyễn

Nhóm không THA

X ± SD
12,55 ± 12,58
3,24 ± 4,87

Trung bình cả 2 nhóm
X ± SD
14,53 ± 12,25
7,85 ± 7,36

P
0,000
0,000

Thái Hoà(4) khảo sát tỷ lệ và đặc điểm gãy xương
đốt sống trên bệnh nhân cao tuổi có giảm mật độ
xương,tỷ lệ loãng xương là 87,6%. Có thể giải
thích do trong nghiên cứu của chúng tôi khi lấy
mẫu loại trừ một số nguyên nhân gây loãng
xương thứ phát như nằm liệt giường, sử dụng
corticoid, đái tháo đường…

Mối liên quan giữa tăng huyết áp với loãng
xương, chỉ số T-score, mật độ xương
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ loãng
xương nhóm tăng huyết áp 63,8% cao hơn hẳn
nhóm không có tăng huyết áp là 42,68% và sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p= 0,03.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với
các nghiên cứu của Shuman Yang và cộng sự(10)
trong nghiên cứu loãng xương và gãy xương do

loãng xương liên quan với tăng huyết áp và các
thuốc điều trị tăng huyết áp. Điều này có thể giải
thích do bệnh nhân tăng huyết áp thường ít vận
động, ăn uống kiêng khem, dẫn đến thiếu hụt
canxi, vitamin D, vitamin K làm tăng nguy cơ
loãng xương. Hơn nữa về mặt sinh học gần đây

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015

41


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

phát
hiện
vai
trò
của
hệ
thống
RANKL/RANK/OPG trong việc điều phối quá
trình chu chuyển xương. OPG mRNA tìm thấy
trong một số mô như phổi, tim, thận, gan, ruột
não, tuyến yên và xương. RANKL mRNA được
tìm thấy trong xương và tuỷ xương, lách, gan.
Vai trò của OPG là ức chế tế bào huỷ xương, còn
vai trò cua RANKL là kích thích sự biệt hoá của

tế bào huỷ xương. Do đó OPG và RANKL kết
hợp thành một hệ thống kiểm soát quá trình tạo
nên các tế bào huỷ xương, kích hoạt quá trình
chu chuyển xương(1). Các nghiên cứu chỉ ra rằng
hệ thống Renin-angiotensins (RAS) đóng vai trò
chính trong kiểm soát huyết áp và ảnh hưởng
đến mật độ xương. Angiotensins II tác động trên
cytokine RANKL và yếu tố tăng trưởng nội mô
mạch máu kích thích sự hình thành huỷ cốt bào
làm giảm mật độ xương(11).
Trong nghiên cứu của chúng tôi T-score và
mật độ xương của nhóm tăng huyết áp thấp hơn
hẳn so với nhóm không có tăng huyết áp có ý
nghĩa thống kê với p< 0,05. Mật độ xương của
nhóm có tăng huyết áp (0,516 ±0,15 g/cm²) thấp
hơn so với nhóm không có tăng huyết áp (0,65 ±
0,15 g/cm²) là 0,134 g/cm². Thời gian tăng huyết
áp trung bình của nhóm nghiên cứu là 8,87 ± 5,26
năm, vậy trung bình mỗi năm nhóm tăng huyết
áp có mật độ xương giảm hơn so với nhóm
không tăng huyết áp là 0,015g/cm². Kết quả của
chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu cuả
Marina Rasic Popovic and Ivan Tasic trong
nghiên cứu mối liên hệ giữa tăng huyết áp và
loãng xương ở phụ nữ mãn kinh thì mỗi năm ở
nhóm có tăng huyết áp mật độ xương giảm
0,014g/cm² so với nhóm không tăng huyết áp.
Trong nghiên cứu của Yang và cộng sự(8) trên
1032 nam và 1701 nữ thì BMD trung bình trong
nhóm nghiên cứu của tác giả cao hơn nghiên

cứu của chúng tôi, BMD nhóm tăng huyết áp
0,79g/cm² và nhóm không tăng huyết áp
0,82g/cm² và sự khác biệt BMD giữa hai nhóm
cũng có ý nghĩa thống kê với p=0,02.
Thời gian tăng huyết áp trung bình trong
nhóm nghiên cứu của chúng tôi là 8,87 ± 5,26

42

năm, huyết áp tâm thu trung bình là 140 ± 18,02
mmHg, huyết áp tâm trương 82,55± 8,91MmHg.
Nhóm bệnh nhân tăng huyết áp trong nhóm
nghiên cứu của chúng tôi được kiểm soát huyết
áp tương đối tốt, tỷ lệ tuân thủ điều trị cao. Đã có
một số nghiên cứu chứng minh các thuốc điều trị
tăng huyết áp cũng tác động lên quá trình
chuyển hoá của xương, từ đó ảnh hưởng lên mật
độ khoáng của xương(8). Tăng huyết áp có thể
gây những rối loạn về chuyển hoá canxi, làm
tăng huy động canxi từ xương, và tăng bài tiết
canxi qua nước tiểu, dẫn đến giảm mật độ xương
và tăng nguy cơ loãng xương(10). Tuy nhiên ảnh
hưởng của thuốc diều trị tăng huyết áp tác động
lên xương vẫn còn chưa rõ ràng.

Mối liên quan giữa cao huyết áp và nguy
cơ gãy xương
Trong nghiên cứu của chúng tôi đánh giá
nguy cơ gãy xương theo mô hình FRAX. Kết quả
cho thấy nhóm có tăng huyết áp có nguy cơ gãy

xương trung bình (19,52% ±13,26%) và nguy cơ
gãy xương hông (11,43% ± 10,92%) trong 10 năm
cao hơn hẳn nhóm không tăng huyết áp có nguy
cơ gãy xương trung bình 12,55% ± 12,58%, và
nguy cơ gãy xương hông trong 10 năm thấp
3,24% ± 4,87% và sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với p< 0,05. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu
khác trên thế giới như của Vestergaard và cộng
sự(11). trong một nghiên cứu bệnh chứng bao gồm
126655 trường hợp gãy xương và 373962 trường
hợp chứng cùng tuổi, giới cho kết luận tăng
huyết áp làm gia tăng gãy xương lên 1,2 lần. Mặc
dù mối liên quan giữa tăng huyết áp và loãng
xương còn chưa rõ ràng, tăng huyết áp cũng
được coi là một yếu tố nguy cơ gây
gãy xương(4).

KẾT LUẬN
1. Tăng huyết áp và loãng xương là hai bệnh
phổ biến và là một trong những nguyên nhân
gây tàn phế và tử vong ở người cao tuổi.
2. Trong nhóm tăng huyết áp loãng xương
chiếm tỷ lệ cao 63,8%.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
3. Mối liên quan giữa tăng huyết áp với tỷ lệ

loãng xương, T-score và mật độ xương ở hai
nhóm tăng huyết áp và không tăng huyết áp có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê vối p<0,05.
4. Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ gây
gãy xương, tính theo mô hình FRAX nhóm tăng
huyết áp có nguy cơ gãy xương cao hơn hẳn
nhóm không tăng huyết áp.

Nghiên cứu Y học

*KHUYẾN NGHỊ
Trên những bệnh nhân tăng huyết áp nên
kiểm tra mật độ xương để đánh giá tình trạng
loãng xương và tính nguy cơ gãy xương để có
biện pháp phòng ngừa gãy xương và điều trị
sớm loãng xương cho bệnh nhân.

PHỤ LỤC
CÂU HỎI FRAX
TÊN
1, NĂM SINH

TUỔI

2, GIỚI
3, CÂN NẶNG (Kg)
4, CHIỀU CAO (Cm)
5, TIỀN SỬ GÃY XƯƠNG TRƯỚC ĐÓ

O có


O không

6, TIỀN SỬ CHA MẸ GÃY XƯƠNG

O có

O không

7, HÚT THUỐC

O có

O không

8, DÙNG CORTICOID

O có

O không

9, VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

O có

O không

10, LOÃNG XƯƠNG THỨ PHÁT

O có


O không

11, UỐNG RƯỢU

O có

O không

12, BMD CỔ XƯƠNG ĐÙI (g/cm2)

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

Châu Ngọc Hoa (2012). Tăng huyết áp. Trong: Châu Ngọc
Hoa (chủ biên). Bệnh học nội khoa. Nhà xuất bản Y học, tp Hồ
Chí Minh 2012. Tr49-56
Châu Trần Phương Tuyến, Lê Anh Thư, Nguyễn Đình Khoa
(2014). Tỷ lệ loãng xương và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân
nam trên 50 tuổi mắc bệnh lý cơ xương khớp. Tạp chí Nội khoa,

8(12) tháng 6/2014, tr 126-133
International Osteoporosis Foundation – IOF. Facts and
statistics about osteoporosis and its impact. Tạp chí loãng xương
15(11) 8/2014, Tr3-9.
Kanis JA, Johnell O, Oden A, Johansson H, McCloskey E
(2012). FRAX and assessment of fracture probability in men
and women from the UK. Osteoporos. Int. 385-397
Lê Anh Thư (2014). Các tiến bộ chính trong hiểu biết, tiên
lượng, chẩn đoán và điều trị loãng xương. Tạp chí loãng xương
24(5) 8/2014, HộI LOÃNG XƯƠNG TP Hồ CHÍ MINH.
Nguyễn Thái Hoà, Nguyễn Đình Khoa (2014). Khảo sát tỷ lệ
và đặc điểm gãy xương đốt sống trên bệnh nhân cao tuổi có
giảm mật độ xương. Tạp chí loãng xương 15(11) 8/2014, tr2128., hội loãng xương TP Hồ Chí Minh.

7.
8.

9.
10.

11.

Nguyễn Thị Ngọc Lan (2009). Bệnh học cơ xương khớp nội
khoa. Nhà xuất bản Y học Hà Nội 2009. tr 272-283
Shuman Yang, Tianying Wu (2014). Osteoporosis and
osteoporotic fracture: contribution of hypertension and antihypertension medications. Austin journal of clinical medicine.
225 – 236.
Vestergaard P, Rejnmark L, Mosekilde L. (2009). Hypertension
is a risk factor for fractures. Calcif tissue Int. 203 – 211.
Villar J, Repke J, Belizan J. (2011). Relationship of blood

pressure, calcium intake, and parathyroid hormone. Am J Clin
Nutr. 114 - 150
Yang S, NguyenND, Center JR, Eisman JA, Nguyen TV. (2013)
Association between hypertension and fragility fracture: a
longitudinal study. Osteoporosis international 2013: 1-7

Ngày nhận bài báo:

01/09/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

15/09/2015

Ngày bài báo được đăng:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015

05/10/2015

43



×