Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến biến động tài nguyên nước trên các lưu vực sông Nhuệ - Đáy thuộc thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 83 trang )

Lêi c¶m ¬n
Sự  dạy dỗ  tận tình của các Thầy, Cô trong bộ  môn Thuỷ  
văn của Khoa Khí tượng ­ Thuỷ  văn và Hải Dương học trong 2  
năm qua cùng các đồng nghiệp trong Viện Khoa học Khí tượng  
Thuỷ văn và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường và ở khoa  
Khí tượng Thủy văn và Hải dương học đã tạo điều kiện cho tôi  
hoàn thành luận văn này. 
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ  vô cùng quý báu  
đó của các Thầy, Cô, các bạn đồng nghiệp và đặc biệt là PGS.TS  
Nguyễn Thanh Sơn, người hướng dẫn khoa học đã giúp đỡ  tôi  
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm  ơn PGS.TS Lã Thanh Hà và toàn thể  
cán bộ  Trung tâm Nghiên cứu Thủy văn và Tài nguyên nước ­  
Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường, những người  
đã tâm huyết tạo mọi điều kiện để tác giả có thể hoàn thành luận  
văn một cách tốt nhất.
Tác giả xin cảm ơn nhóm thực hiện Đề tài QGTĐ.10.06 đã  
cung cấp những tài liệu     quý giá giúp học viên trong quá trình  
thực hiện luận văn.
Trong thời gian thực hiện luận văn, tác giả còn nhận được  
rất nhiều sự giúp đỡ trong các lĩnh vực khác nhau kể cả trong và  
ngoài chuyên môn mà ở đây không thể kể ra hết được. Tác giả xin  
chân thành bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm  ơn gia đình, bạn bè và  
đặc biệt là các bạn học viên khóa 2008­2010 đã tận tình trao đổi,  
đóng góp và động viên tôi rất nhiều để  giúp đỡ  tôi hoàn thành  
được luận văn này.
Hà Nội, tháng 12/2010

         


               Tác giả
                        


       Văn Thị Hằng

2


MỞ ĐẦU
Lưu vực sông Nhuệ  ­ Đáy trải dài từ  200 đến 21020' vĩ độ  Bắc; 1050 đến 
106030' kinh độ  Đông. Sông Nhuệ  và sông Đáy là hai con sông rất quan trọng  
trong việc tưới tiêu và điều hoà nước cho một số tỉnh phía Bắc. Lưu vực của hai 
con sông này đi qua các tỉnh và thành phố: Hoà Bình, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định 
và Ninh Bình. 
Trong những năm gần đây, tài nguyên nước trên sông Nhuệ ­ sông Đáy thay  
đổi rất rõ rệt cả về chất và lượng nước, điều này ảnh hưởng xấu đến tình hình  
kinh tế, xã hội và môi trường sống trong khu vực mà hai con sông này đi qua. Bên  
cạnh đó, sông Nhuệ  và sông Đáy lại có tầm  ảnh hưởng rất quan trọng đối với  
các tỉnh phía Bắc nằm trong lưu vực, đặc biệt các tỉnh ở dưới hạ lưu. 
 Mặt khác, dưới tác động của biến đổi khí hậu, đã được tính toán, trong  
khoảng 50 năm qua, nhiệt độ  trung bình năm đã tăng khoảng 0,5 ­ 0,7 oC, mực 
nước biển đã dâng khoảng 20cm. Biến đổi khí hậu tác động làm cho các thiên tai,  
đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Biến đổi khí hậu có thể  tác động 
đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế ­ xã 
hội trong tương lai.
Việc tính toán được tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước là  
một  vấn  đề  cấp  thiết  đặt ra  cho các  nhà  quản  lý  tài nguyên  nước.  Do  vậy, 
“Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến biến động tài nguyên nước  
trên các lưu vực sông Nhuệ  ­ Đáy thuộc thành phố  Hà Nội” là một đề  tài có 

tính khoa học và thực tiễn nhằm góp phần giải quyết bài toán trên đối với các  
nhà quản lý tài nguyên nước trên địa bàn Thủ  đô để  đưa ra được những quyết 
định chiến lược phát triển đúng đắn.
Cấu trúc, nội dung của    luận văn gồm 3 chương, không kể  mở  đầu, kết 
luận, tài liệu tham khảo và phụ   lục.
Mở   đầu   (tính   cấp   thiết,   mục   tiêu,   nghiên   cứu,   phương   hướng   giải 
quyết,...)
Chương 1. Tổng quan lưu vực nghiên cứu
Chương 2. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan 
Chương 3.     Mô phỏng  ảnh hưởng của biến đối khí hậu tới tài nguyên 
3


nước.
       Kết luận và kiến nghị

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN LƯU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LƯU VỰC SÔNG NHUỆ ­ ĐÁY 
1.1.1 Vị trí địa lý
Lưu vực sông Đáy­ Nhuệ  nằm  ở  hữu ngạn sông Hồng trong phạm vi từ 
200 đến 21020' vĩ độ Bắc và từ 1050 đến 106030' kinh độ Đông, với tổng diện tích 
tự  nhiên là 7665 km2, bao gồm một phần Thủ đô Hà Nội, Hoà Bình, Hà Nội, Hà 
Nam, Nam Định, Ninh Bình. Giới hạn của lưu vực như sau: 
-


Phía Bắc và Đông Bắc được bao bởi đê sông Hồng từ ngã ba Trung 

Hà tới cửa Ba Lạt với tổng chiều dài khoảng 242 km.
-

Phía Tây Bắc giáp sông Đà từ  Ngòi Lát tới Trung Hà với chiều dài 

khoảng 33 km.
-

Phía Tây và Tây Nam là đường phân lưu giữa lưu vực sông Hồng và  

lưu vực sông Mã bởi dãy núi Ba Vì, Cúc Phương – Tam Điệp, kết thúc tại núi  
Mai An Tiêm (nơi có sông Tống gặp sông Cầu Hội) và tiếp theo là sông Càn dài 
10 km rồi đổ ra biển tại cửa Càn.
-

Phía Đông và Đông Nam là biển Đông có chiều dài khoảng 95 km từ 

cửa Ba Lạt tới cửa Càn.
 Sông bắt nguồn từ cống Liên Mạc (21005’27” vĩ độ Bắc, 105046’12” kinh 
độ Đông) lấy nước từ  sông Hồng trong địa phận huyện Từ  Liêm (thành phố Hà 
Nội) và điểm kết thúc là cống Phủ  Lý khi hợp lưu với sông Đáy gần thành phố 
Phủ Lý (20032’42” vĩ độ Bắc, 105054’32” kinh độ Đông). 
­ Lưu vực sông Nhuệ  dài 74 km tính từ  nguồn là cống Liên Mạc về  đến  
cống Phủ Lý (Hà Nam). Trên địa phận Hà Nội sông có chiều dài 61.5km. Độ rộng  
trung bình của sông là 30­40m. Sông chảy ngoằn ngoèo theo hướng Bắc­Nam  ở 
phần thượng nguồn và theo hướng Tây Bắc ­ Đông Nam ở trung lưu và hạ lưu.
­ Sông Đáy là một chi lưu l ớn n ằm bên hữu ngạn của sông Hồng, diện  
tích lưu vực kho ảng 6595km 2, chiều dài sông chính khoảng 247km (tính từ 

cửa Hát Môn đến cửa Đáy trướ c khi đổ  ra biển Đông). Sông Đáy chả y qua  
5


đị a phận các tỉnh Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình và Nam Đị nh. Tọa độ  đị a lý: 
20033’ đến 21019’ vĩ độ Bắc và 105017’ đến 105050’ kinh độ Đông. [5,7]

6


1.1.2   Địa hình, địa mạo
Nằm trên vùng châu thổ sông Hồng, khu vực nghiên cứu nằm trải dài theo 
phương vĩ tuyến, chịu ảnh hưởng của nhiều đới cấu trúc địa chất khác nhau, 
khiến cho địa hình có sự phân hoá tương phản thể hiện rõ nét theo hướng Tây­
Đông và hướng Bắc­Nam. Xét về mặt cấu trúc ngang đi từ Tây sang Đông có thể 
chia địa hình khu vực nghiên cứu thành vùng chính như sau:

7


Hình 1.1. Bản đồ lưu vực hệ thống sông   Nhuệ­ Đáy
a) Vùng đồi núi
Địa hình núi phân bố   ở  phía Tây và Tây Nam và chiếm khoảng 30% diện  
tích, có hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam ra biển và thấp dần từ Tây  
sang Đông. Phần lớn là các dãy núi thấp có độ  cao trung bình 400 ­ 600m được 
cấu tạo bởi các đá trầm tích lục nguyên, cacbonat; chỉ một vài khối núi có độ cao  
trên 1.000m được cấu tạo bởi đá trầm tích phun trào như  khối núi Ba Vì có đỉnh 
cao 1.296m, khối núi Viên Nam có đỉnh cao 1.031m và cấu tạo bởi đá xâm nhập 
granit như khối núi Đồi Thơi (Kim Bôi ­ Hoà Bình) có đỉnh cao 1.198m. Địa hình  
núi trong khu vực cũng có sự  phân dị  và mang những đặc trưng hình thái khác 

nhau.
Địa hình đồi được tách ra với địa hình núi và đồng bằng bởi độ  chênh cao 
<100m, độ phân cắt sâu từ 15 ­ 100m. Trong phạm vi lưu vực sông Đáy­Nhuệ địa  
hình đồi chỉ  chiếm khoảng 10% diện tích có độ  cao phần lớn dưới 200m, phân  
bố  chuyển tiếp từ  vùng núi xuồng đồng bằng. Theo đặc điểm hình thái, có thể 
chia thành 2 khu vực: vùng đồi phía Bắc và vùng đồi phía Nam.
b) Vùng đồng bằng
Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 60% lãnh thổ, địa hình khá bằng 
phẳng có độ cao < 20 m và thấp dần từ Tây sang Đông, từ Tây Bắc xuống Đông 
Nam. Bề mặt đồng bằng lại bị chia cắt bởi hệ thống sông và kênh mương chằng  
chịt. Có thể chia đồng bằng thành 4 khu vực có đặc điểm khác nhau: vùng đồng  
bằng phía Bắc, vùng đồng bằng trung tâm, vùng đồng bằng phía Nam, vùng đồng  
bằng thung lũng. Bề  mặt lưu vực có hướng dốc thay đổi, đầu nguồn hệ  thống  
sông hướng Bắc­ Nam; trung và hạ nguồn: hướng Tây Bắc­ Đông Nam. Thượng  
lưu hệ thống sông uốn khúc, quanh co, hẹp và dốc, nhiều thác ghềnh, nước chảy  
xiết, là nguy cơ tạo nên các hiện tượng xói lở, lũ quét...Trung lưu và hạ lưu lòng  
sông được mở  rộng, dòng sông chảy chậm, khả  năng thoát nước kém dẫn đến 
tình trạng ngập lũ mỗi khi xuất hiện mưa lớn.[5,7]
1.1.3. Địa chất thổ nhưỡng
a) Địa chất
Vùng đồi núi:. Các dãy núi có độ cao từ 400 – 600 m được cấu tạo bởi đá 

8


trầm tích lục nguyên, cacbonat. Một vài khối núi cao trên 1000m được cấu tạo 
bởi đá trầm tích phun trào như  khối núi Ba Vì, khối núi Viên Nam. Khu vực  
huyện Mỹ Đức là vùng núi đá vôi có nhiều hang động và hiện tượng karst mạnh.
Vùng đồng bằng.  cCó cấu tạo chủ  yếu là đất phù sa, địa chất của vùng 
đồng bằng chủ yếu là nền mềm, các lớp đất thường gặp là đất thịt các loại, đất 

sét và cát pha, xen kẽ có các lớp cát mịn, cát chảy hoặc bùn. Các lỗ khoan thăm dò 
địa chất và các giếng khoan khai thác nước ngầm cho thấy cấu tạo địa chất từ 
trên xuống dưới gồm các lớp sau: sét pha và đất sét lẫn cát dày 2 ÷ 16 m; bùn hữu  
cơ – bùn cát dày 1,3 ÷ 6 m (10m); tầng cát đá cuội, đá dăm hạt to dày 50 ÷ 90m.
b) Thổ nhưỡng
Do nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên đất trong khu vực 
chủ yếu là đất phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Đáy bồi đắp nên. Mặc dù  
được bao bọc bởi các đê sông Hồng, sông Đáy song hầu như hàng năm phần lớn  
diện tích đất canh tác ít nhiều đều được tưới bằng nước phù sa lấy từ  các cống  
tự  chảy hoặc các trạm bơm. Quá trình bồi tụ, hình thành và phát triển của các 
nhóm đất ở từng khu vực khác nhau đã tạo nên sự đa dạng về loại hình đất trong  
hệ  thống. Song nhìn chung chúng đều là loại đất ít chua và chua có hàm lượng  
mùn và các chất dinh dưỡng ở mức độ trung bình đến nghèo. Những khu vực cao  
ven sông Hồng, sông Đáy đất có thành phần cơ giới nhẹ chủ yếu là đất cát hoặc 
pha cát khá chua và nghèo chất dinh dưỡng. Các vũng trũng ven sông Nhuệ, Duy  
Tiên, Châu Giang đất có thành phần cơ  giới nặng hơn chủ  yếu là loại đất thịt 
nặng và sét nhẹ ít chua và giàu các chất dinh dưỡng hơn. Khu vực nghiên cứu có 
5 loại đất: đất phù sa, đất xám có tầng loang, đất phù sa glây, đất xám feralit và 
đất glây chua.
Đất phù sa chiếm diện tích lớn nhất của toàn bộ  lưu vực, tập trung chủ 
yếu  ở  phía Đông, phía Bắc và Đông Bắc. Đất phù sa thích hợp cho trồng cây 
nông nghiệp như  lúa nước, hoa màu. Phía Tây là nơi tập trung nhiều đất xám 
feralit thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày, cây ăn quả.[8]
1.1.4. Thảm thực vật
Hiện nay rừng đầu nguồn đang bị khai thác, tàn phá nghiêm trọng làm giảm 
diện tích rừng tự nhiên và đa dạng sinh học bị giảm sút [8].
­ Do lưu vực sông Nhuệ ­ Đáy có địa hình đa dạng, với các vùng đồi, núi và 
9



2/3 diện tích là đồng bằng, nên trên lưu vực có nhiều hệ sinh thái khác nhau như 
rừng trên núi đất, núi đá vôi, các hệ  sinh thái thủy vực nước ngọt, các vùng đất 
ngập nước.
­ Phần lớn lưu vực là những vùng đồng bằng đã bị  khai phá từ  lâu đời. 
Nhưng với một phần là diện tích rừng núi thuộc các khu rừng đặc rụng như Cúc 
Phương, Ba Vì, khu bảo vệ  cảnh quan Hương Sơn, Hoa Lư, Vân Long, ngập 
nước mặn với thế giới sinh vật trong lưu vực vô cùng phong phú, đa dạng.  Tính 
đến năm 2002 toàn lưu vực có khoảng 16770ha rừng, trong đó diện tích rừng tự 
nhiên 3922ha, diện tích rừng trồng 12484ha. Hệ sinh thái tự  nhiên trong lưu vực 
sông Nhuệ ­ sông Đáy gồm:
• Hệ sinh thái rừng kín cây lá rộng 
• Hệ sinh thái trảng cây bụi, cỏ trên núi đất
• Hệ sinh thái rừng kín thường xanh cây lá rộng nhiệt đới trên núi đá vôi
• Hệ sinh thái trảng cây bụi, trảng cỏ trên núi đá vôi
1.1.5 Khí hậu
Khu vực nghiên cứu có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ­ kiểu khí hậu chung  
của vùng đồng bằng Bắc Bộ ­ với mỗi năm có một mùa đông lạnh và khô; một 
mùa hè nóng, ẩm và mưa nhiều. Giữa hai mùa này có sự chuyển giao về khí hậu,  
điển hình là tháng IV và tháng X nên có thể coi khí hậu ở đây có 4 mùa. 
Bức xạ mặt trời là nguồn nhiệt chính tạo nên nhiệt độ không khí và nhiệt 
độ đất. Phân bố bức xạ  trong năm liên quan đến tiến trình năm của độ  cao mặt 
trời và thời gian chiếu sáng trong ngày. Tổng lượng bức xạ hàng năm ở khu vực 
nghiên cứu cỡ 122,8 kcal/cm2/năm. Bức xạ cực đại thường xảy ra vào tháng VII  
(15,2 kcal/cm2/tháng) và cực tiểu thường xảy ra vào tháng II (5,2 kcal/cm2/tháng). 
Số giờ nắng hàng năm đạt dao động trong khoảng từ 1300 đến 1700 giờ.
Nhiệt độ  không khí cao nhất tuyệt đối tới 42,8oC, thấp nhất tuyệt đối chỉ 
2,7oC, trung bình năm dao động trong khoảng 23   24oC. Trong những năm gần 
đây, do ảnh hưởng chung của sự biến đổi khí hậu toàn cầu, nhiệt độ  không khí 
có xu hướng tăng cao nên nền nhiệt độ không khí trung bình năm của những năm 
gần đây cũng tăng lên (như năm 1998 là 25,1oC). 

Mùa có mưa phùn (tháng III và IV hàng năm) là thời kỳ   ẩm  ướt nhất còn  
10


nửa đầu mùa đông (tháng XII và tháng I hàng năm), do ảnh hưởng gió mùa Đông  
Bắc khô hanh nên là thời kỳ khô nhất của năm. 
Độ   ẩm không khí trong khu vực nghiên cứu khá lớn, trung bình năm dao  
động trong khoảng 84   86%. Diễn biến của lượng bốc hơi phụ thuộc vào diễn 
biến của nhiệt độ  và độ   ẩm không khí. Lượng bốc hơi tháng bình quân nhiều 
năm dao động trong khoảng 60     100 mm. Tháng có lượng bốc hơi lớn nhất 
trong năm là tháng VII, tới 98 mm. Thời kỳ khô hanh đầu mùa đông cũng là thời  
kỳ có lượng bốc hơi lớn, trung bình dao động trong khoảng 90   95 mm. 
Tốc độ gió ở khu vực không lớn lắm.Tốc độ gió trung bình của tháng lớn  
nhất (tháng IV) cũng chỉ  khoảng 2,5m/s còn của tháng nhỏ  nhất (tháng I) rất  
thấp, chỉ  1,5m/s. Tuy nhiên, tốc độ  gió mạnh nhất có thể  đạt tới trên 40 m/s.  
Bảng 1.2 thể hiện tốc độ gió mạnh đo được tại trạm Láng ứng với các xác suất 
xuất hiện khác nhau. Hướng gió luôn thay đổi theo thời gian trong năm nhưng  
chủ đạo là các hướng Đông Nam và Đông Bắc.
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng mưa trung bình của đồng bằng Bắc 
Bộ. Lượng mưa năm bình quân nhiều năm ở đây đạt khoảng 1650 mm. Mỗi năm 
trung bình có khoảng trên dưới 150 ngày có mưa. Lượng mưa phân phối rất 
không đều theo thời gian trong năm. Một năm hình thành hai mùa mưa và khô rất 
rõ rệt. 
Mùa mưa thường kéo dài 5 tháng, từ tháng V đến tháng X với tổng lượng  
mưa chiếm tới xấp xỉ 83% tổng lượng mưa năm. Tháng mưa nhiều nhất thường  
là VII hoặc VIII với lượng mưa chiếm tới trên 18% tổng lượng mưa năm. Ba 
tháng liên tục có mưa lớn nhất trong năm là VII, VIII, IX. Tổng lượng mưa của 
ba tháng này chiếm tới trên 49% tổng lượng mưa năm. 
Mùa khô thường kéo dài 7 tháng, từ  tháng XI đến tháng IV năm sau với 
tổng lượng mưa chỉ  chiếm khoảng 17% lượng mưa của cả năm. Tháng ít mưa  

nhất thường là tháng XII hoặc tháng I với lượng mưa chỉ  chiếm trên dưới 1%  
tổng lượng mưa năm. Ba tháng liên tục mưa ít nhất là các tháng XII, I và II. Tổng 
lượng mưa của ba tháng này chỉ chiếm khoảng 4,2% tổng lượng mưa năm [8]. 
1.1.6 Thủy văn 
 Lưu vực sông Nhuệ ­ Đáy gồm 2 nhánh chính là sông Đáy và Nhuệ, ngoài 
ra có rất nhiều các chi lưu như: sông Tích, sông Bùi, sông Thanh Hà. 
11


Tại điểm giao nhau giữa sông Đáy và sông Hồng thuộc địa phận thành phố 
Hà Nội có 2 công trình kiểm soát lũ trên sông Đáy, điều tiết dòng chảy từ sông Hồng  
vào. Khi đập Đáy đóng, phần thượng lưu là một sông chết do không có nước nuôi  
lòng.
Sông Tích có chiều dài 91 km, bắt nguồn từ  vùng đồi núi Ba Vì, đổ  vào  
sông Đáy tại Ba Thá. Dòng chảy năm của sông Tích và sông Đáy đo tại trạm Ba  
Thá là 1,35 tỉ m3, chiếm 4,7% tổng lượng dòng chảy năm tại cửa ra lưu vực.
Sông Thanh Hà bắt nguồn từ dãy núi đá vôi gần Kim Bôi – Hòa Bình, chảy  
vào vùng đồng bằng từ ngã ba Đông Chiêm ra đến Đục Khê, được ngăn cách giữa 
cánh đồng và núi bởi kênh Mỹ Hà, đưa nước chảy thẳng vào sông Đáy. Diện tích 
lưu vực là 271 km2, sông dài 40 km, chiều rộng trung bình lưu vực 9 km [5].
Chế độ thủy văn lưu vực sông Đáy không những chịu  ảnh hưởng của các 
yếu tố mặt đệm trên bề mặt lưu vực, các yếu tố khí hậu mà còn phụ  thuộc vào 
chế độ dòng chảy của nước sông Hồng và các sông khác. Vì thế mà chế độ thủy  
văn  ở  đây rất phức tạp và có sự  khác nhau nhất định giữa các đoạn sông. Dòng  
chảy trên lưu vực sông phân bố  không đều theo không gian và thời gian. Theo 
không gian, dòng chảy lớn nhất là ở núi Ba Vì, phần hữu ngạn lưu vực có dòng  
chảy lớn hơn phần tả ngạn. Sự phân bố theo thời gian thể hiện rõ nét thông qua  
phân phối dòng chảy trong năm. Phân phối dòng chảy năm phụ thuộc vào sự phân 
phối theo mùa của lượng mưa năm nên dòng chảy trong năm cũng phân phối 
không đều và thể hiện hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng  

V đến tháng X chiếm 80­85% lượng mưa cả  năm . Mùa khô từ  tháng XI đến  
tháng IV năm sau.
Lượng nước mùa lũ  ở  hầu hết các sông chiếm từ  70­ 80% lượng nước 
năm. Trong mùa cạn, mực nước và lưu lượng nước nhỏ. Lượng dòng chảy trong  
7 tháng mùa cạn chỉ chiếm khoảng 20­ 25% lượng dòng chảy cả năm. Ngoài các 
nhánh sông lớn chi phối chế độ thủy văn trên hệ thống, sông Đáy còn nhận nước 
từ   các   sông   tiêu,   sông   tưới   qua   các   cống   La   Khê,   Ngoại   Độ…Các   sông   này 
thường phải đóng lại khi có phân lũ trong thời gian dài, ngắn tùy thuộc vào thời  
gian lũ. Sông Đáy có vị trí rất quan trọng, nó vừa là đường thoát nước chính của  
sông Hồng, vừa là đường tiêu lũ của bản thân lưu vực sông Đáy [7].
1.2. ĐẶC ĐIỂM     ĐỊA LÝ TỰ  NHIÊN LƯU VỰC SÔNG NHUỆ  ĐÁY TRÊN 
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
12


Trên địa bàn thành phố Hà Nội lưu vực sông Đáy trên địa bàn thành phố Hà 
Nội có diện tích là 1900km2, lưu vực sông Nhuệ  có diện tích khoảng 653km 2. 
Giới hạn của lưu vực sông Nhuệ­Đáy trên địa bàn Hà Nội như  sau: phía Bắc và 
phía Đông được bao bởi đê sông Hồng kể từ ngã ba Trung Hà tới cửa Ba Lạt với  
chiều dài khoảng 242 km, phía Tây Bắc giáp sông Đà từ  Ngòi Lát tới Trung Hà 
với chiều dài khoảng 33 km, phía Tây giáp Hòa Bình, phía Nam giáp Hà Nam. 
Xét về  mặt cấu trúc ngang đi từ  Tây sang Đông có thể  chia địa hình khu 
vực nghiên cứu thành vùng chính như sau:
a) Vùng đồi núi.  Địa hình núi phân bố   ở  phía Tây và Tây Nam, chiếm 
khoảng 30% diện tích, có hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam ra biển  
và thấp dần từ Tây sang Đông. Địa hình đồi núi được tách ra với địa hình núi và  
đồng bằng độ  chênh cao <100m, độ  phân cắt sâu từ  15­100m. Trong phạm vi  
lưu vực sông Nhuệ­Đáy, địa hình đồi chiếm khoảng 10% diện tích có độ  cao  
dưới 200m. 


13


Hình 1.2. Bản đồ lưu vực hệ thống sông   Nhuệ­ Đáy khu vực Hà Nội
b) Vùng đồng bằng. Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 60% lãnh 
thổ, địa hình khá bằng phẳng có độ  cao < 20m và thấp dần từ  Tây sang Đông,  
từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Hướng chảy của sông Nhuệ ­ Đáy luôn thay đổi:  
14


thượng   nguồn   hướng   Bắc­Nam;   trung   lưu   và   hạ   lưu   hướng   Tây   Bắc­Đông 
Nam. Thượng lưu sông Nhuệ  ­ Đáy uốn khúc quanh co, hẹp và dốc, nhiều thác  
ghềnh, nước chảy xiết là nguy cơ tạo ra các hiện tượng xói lở, lũ quét... 
Lưu vực sông Nhuệ­Đáy được cấu thành bởi  các đá biến chất, trầm tích, 
trầm tích phun trào, các đá xâm nhập và trầm tích bở rời tuổi từ Protezozoi đến  
hiện đại. Dựa vào thành phần thạch học, các thông số địa chất thuỷ văn và đặc  
điểm thuỷ  động lực,... có thể  phân chia vùng nghiên cứu thành 7 tầng chứa  
nước. Lưu vực sông Nhuệ  ­ Đáy gồm có các nhóm đất chính: Nhóm đất mặn;  
phù sa; xám; vàng đỏ; đất xói mòn trơ sỏi đá...
Do lưu vực sông Đáy­Nhuệ có địa hình đa dạng, với các vùng đồi, núi và  
2/3 diện tích là đồng bằng, nên trên lưu vực có nhiều hệ  sinh thái khác nhau 
như rừng trên núi đất, núi đá vôi, các hệ sinh thái thủy vực nước ngọt, các vùng 
đất ngập nước. Hiện nay rừng đầu nguồn lưu vực sông đang bị  tàn phá nghiêm  
trọng. Diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp đáng kể. Theo số liệu khảo sát gần đây  
nhất, diện tích rừng trên lưu vực thuộc địa bàn Hà Nội chiếm 160.84km 2 (chiếm 
6.36% diện tích lưu vực trên địa bàn Hà Nội), trong đó có 55.2km2 là rừng dự trữ; 
105.64km2 là rừng dày­nghèo [8].
Khí hậu lưu vực sông Nhuệ­Đáy khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ 
với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông 
lạnh,   mưa   ít.   Lượng   mưa   phân   bố   không   đồng   đều,   trung   bình   hàng   năm 

1.800mm. Hữu ngạn của lưu vực mưa khá lớn (X > 1800mm), nhất là vùng đồi núi  
phía Tây (X >2000mm). Trung tâm mưa lớn nhất ở thượng nguồn sông Tích thuộc 
núi Ba Vì (X=2200­4000mm).  Ph ầ n  t ả  ng ạn l ưu  vự c  l ư ợng  mưa   tươ ng   đối 
nh ỏ   (X=1500­1800mm),   nhỏ   nhất   ở   th ượng   nguồn   sông   Đáy,   sông   Nhuệ 
(X=1500mm), và lại tăng dần ra phía biển (1800­2000mm). 
Khu vực ô trũng đầm lầy về  mùa mưa, thường xuyên bị  úng ngập, đặc  
biệt những khu vực nằm trong vùng phân lũ của sông Đáy, bởi vậy mỗi khi có  
báo động III hoặc phân lũ thì bị ngập nước ở độ sâu từ 1­ 4m.   
Trên toàn lưu vực, mùa mưa bắt đầu từ tháng IV­V và kết thúc vào tháng X­
XI, tập trung tới 70­90% lượng mưa cả năm.

15


Bảng 1.1. : Lượng mưa bình quân năm lưu vực sông Nhuệ ­ Đáy 
từ 1971­1997
STT

Tên trạm

Lượng mưa bình quân năm (mm)

1

Sơn Tây

1809

2


Ba Vì

2068

3

Ba Thá

2019

4

Vân Đình

1699

5

Hà Đông

1595

6

Xuân Mai

1807

7


Hà Nội

1656

Chế  độ  nhiệt phân hoá khá rõ rệt theo đai cao trong khu vực nghiên cứu. 
Nhiệt độ trung bình năm ở vùng thấp đạt từ 25 ­ 27oC, ở vùng đồi núi phía Tây và 
Tây Bắc nhiệt độ trung bình năm xấp xỉ 24oC. 
Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng năm là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ 
không khí trung bình hàng năm từ  15­240C. Mùa đông gió có hướng thịnh hành là 
Đông Bắc, tần suất đạt 60 ­ 70%. Một số nơi do ảnh hưởng của địa hình, hướng gió 
đổi thành Tây Bắc và Bắc, tần suất đạt 25 ­ 40%. Mùa hè các tháng V, VI, VII  
hướng gió ổn định, thịnh hành là Đông và Đông Nam, tần suất đạt khoảng 60 ­ 70%. 
Tháng VIII hướng gió phân tán, hướng thịnh hành nhất cũng chỉ  đạt tần suất 20 ­  
25%. Các tháng chuyển tiếp hướng gió không  ổn định, tần suất hướng thay đổi  
trung bình từ 10 ­ 15%.
Bốc hơi là một trong những thành phần chính của cán cân nhiệt và cán cân 
nước. Lượng bốc hơi từ bề mặt trải trên lưu vực chủ yếu quyết định bởi tiềm năng  
nhiệt và ẩm. Do đó, sự phân bố của lượng bốc hơi năm phụ thuộc vào sự phân bố 
không gian của nhiệt và ẩm. Ngoài yếu tố mưa, yếu tố bốc hơi từ bề mặt lưu vực  
cũng tham gia trực tiếp vào cán cân nước, ảnh hưởng rõ rệt tới sự hình thành dòng 
chảy. Do nền nhiệt độ trên lưu vực cao làm cho quá trình bốc hơi trên lưu vực diễn  
ra đều khá lớn. Lượng bốc năm dao động trong khoảng 900­1000mm. Do chịu ảnh  
hưởng của biển độ ẩm tương đối trung bình hàng năm của lưu vực là 75­80%, lớn  
nhất vào đầu mùa mưa, và thấp nhất trong mùa khô.
Mạng lưới sông ngòi khu vực nghiên cứu tương đối phát triển, mật độ 
lưới sông đạt 0,7 ­ 1,2km/km2. Lưu vực có dạng dài, hình nan quạt, gồm các sông  
16


chính:

Sông Đáy nguyên là một phân lưu lớn đầu tiên  ở hữu ngạn sông Hồng, bắt  
đầu từ cửa Hát Môn chảy theo hướng Đông Bắc ­ Tây Nam. Nhưng đến năm 1937, 
sau khi xây dựng xong đập Đáy nước sông Hồng không thường xuyên vào sông Đáy 
qua cửa đập Đáy trừ những năm phân lũ, vì vậy phần đầu nguồn sông (từ km 0 đến  
Ba Thá dài 71km) sông Đáy coi như đoạn sông chết. Lượng nước để nuôi sông Đáy 
chủ yếu là do các sông nhánh, quan trọng nhất là sông Tích. 
Sông Nhuệ lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc để tưới cho hệ thống 
thủy nông Đan Hoài. Sông Nhuệ  còn tiêu nư ớc cho thành phố  Hà Nội, thị  xã Hà 
Đông và chảy vào sông Đáy tại thành phố  Phủ  Lý . Nước sông Tô Lịch thường 
xuyên xả vào sông Nhuệ với lưu lượng trung bình từ 11­17m 3/s, lưu lượng cực đại 
đạt 30m3/s. Các sông chính trong lưu vực: sông Nhuệ, sông Thanh Hà, sông Tích, 
sông Bùi và Sông Tô Lịch là nhánh chính của sông Nhuệ, nhận nước từ sông Lừ,  
Kim Ngưu, Sét [9]   
1.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ ­ XàHỘI 
a) Phân bố dân cư 
Dân số  trên lưu vực sông Nhuệ  ­ sông Đáy trên lưu vực nghiên cứu  ước 
tính đến năm 2009 là 10,77 triệu người, mật độ  trung bình đạt 1405 người/km2, 
cao gấp 5,5 lần so với bình quân chung của cả  nước (252 người/km 2). Đặc biệt 
là thủ đô Hà Nội, nơi tập trung đông dân nhất, tổng số dân của Hà Nội tính đến 
1/4/2009 là 6472200 người, mật độ  dân số  trung bình là 1979 người/ km 2  . Mật 
độ dân số đông nhất thuộc quận Đống Đa lên tới 35341 người/km2. 
Kết quả  điều tra dân số  4/2009 cho thấy, nguồn nhân lực lao động của  
toàn lưu vực tăng nhanh, đặc biệt là  ở  thành thị. Cho đến năm 2009 tốc độ  tăng  
của lực lượng lao động đạt 2,5%/năm, ở thành thị  tốc độ tăng của lực lượng lao  
động là 5,7%, trong khi đó vùng nông thôn chỉ đạt 1,75%. 
Tốc độ  tăng lao động nhanh không phù hợp với tốc độ  tăng trưởng của 
nền kinh tế, nên số người thất nghiệp và thiếu việc làm ở đây khá cao, tác động 
xấu đến môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. 
Sự phân bố nguồn nhân lực và tốc độ tăng trưởng nguồn nhân lực giữa các  
vùng, các địa phương cũng rất khác nhau, không tương ứng với nguồn tài nguyên 

thiên nhiên như đất, nước, rừng và khoảng sản cũng như không phù hợp với tốc  
17


độ  tăng của nền kinh tế. Điều đó dẫn đến những luồng di chuyển dân cư  lao  
động từ  vùng này sang vùng khác, cũng là nguyên nhân gây mâu thuẫn, xung đột  
trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên trong vấn đề tìm kiếm việc làm. 
Bảng 1.2: Tình hình phát triển dân số giai đoạn 1990­2009 (1000 
người)
Năm

1990

1995

2000

2003

2009

Toàn vùng

8143,9

8888,2

9510,5

9934,6


10813.7

Hà Nội

2119,1

2431,0

2739,2

3007,0

Hà Tây

2116,7

2299,0

2414,1

2479,4

Hà Nam

722,3

763,7

795,5


814,9

785,0

Nam Định

1715,9

1820,5

1904,1

1935,0

1825,7

Ninh Bình

792,1

855,5

889,8

906,0

898,5

Hoà Bình


677,8

718,5

767,8

792,3

832,5

Tỉnh

6472

b)Tình hình phát triển kinh tế
Lưu vực sông Nhuệ  ­ sông Đáy là khu vực có nền kinh tế  ­ xã hội phát  
triển liên tục từ  rất lâu đời, cho đến ngày nay đây vẫn là một vùng kinh tế  ­ xã 
hội phát triển nhất đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra, vùng còn có nhiều thị  trấn,  
huyện lỵ  với qui mô dân số  mỗi thị  trấn, huyện lỵ  khoảng 3000 ­ 5000 người.  
Những năm qua các cơ  sở  hạ  tầng của các khu đô thị  đang phát triển mạnh, 
nhưng chưa được đầu tư  thích đáng và chưa đáp  ứng được nhu cầu phất triển.  
Trong tương lai định hướng phát triển đô thị vùng được bố trí theo cụm hay theo  
chùm. [8]
1.4. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
a) Lưu vực sông Đáy
Lưu vực sông Đáy trên địa bàn thành phố Hà Nội với chiều dài 114 km. 
Các chi lưu của sông Đáy: sông Tích, sông Bùi, sông Thanh Hà. Mùa lũ kéo dài từ 
tháng 6 đến tháng 9, lượng dòng chảy chiếm 70 – 80% tổng lượng dòng chảy 
năm.

Bảng 1.3: Tài nguyên nước mặt trên lưu vực sông Đáy
Tần suất 

Tài nguyên nước mặt ( tỷ m3)
18

Tổng (tỷ m3)


xuất hiện
50%
75%
80%
95%

Sản sinh trên 
lưu vực
6,88
4,75
3,74
2,16

Sông Đào
22,2
20,5
17,4
15,8

Sông Ninh Cơ
6,94

36,02
6,41
31,66
5,44
26,58
4,94
22,9
Nguồn: Cục quản lý tài nguyên nước

Bảng trên   cho thấy tần suất xuất hiện của lượng nước tự sản sinh trong  
lưu vực và lượng nước được chuyển từ sông Hồng qua sông Đào, sông Ninh Cơ, 
hai con sông cung cấp nước chính cho phía hạ lưu sông Đáy. 
Trong mùa mưa, mực nước và lưu lượng các sông suối lớn thay đổi nhanh, 
tốc độ dòng chảy đạt từ 2­ 3 m/s, biên độ mực nước trong từng con lũ thường 4­  
5 m. Mực nước và lưu lượng lớn nhất năm có có khả năng xuất hiện trong tháng 
VII, VIII, hoặc IX, nhưng phổ biến vào tháng VIII. Phân phối dòng chảy năm lưu  
vực sông Đáy được trình bày trong bảng (1.4) [5].
Bảng 1.4:  Phân phối dòng chảy năm các trạm thuộc lưu vực sông Đáy
Tháng

Sông Bùi
Q (m /s)
Tỷ lệ %
0 ,313
2 ,38
0 ,255
1 ,94
0 ,205
1 ,56
0 ,27

2 ,05
0 ,544
4 ,13
1 ,04
7 ,9
1 ,62
12 ,3
2 ,52
19 ,1
3 ,31
25 ,1
1 ,79
13 ,6
0 ,911
6 ,92
0 ,388
2 ,95
2 ,06
78 ,1
0 ,41
21 ,9
1 ,1
100
3

I
II
III
IV
V

VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Mùa lũ
Mùa cạn
Năm

Sông Tích
Q (m3/s)
Tỷ lệ %
8 ,27
2 ,35
8 ,49
2 ,42
7 ,22
2 ,05
13 ,4
3 ,81
24 ,5
6 ,97
33 ,6
9 ,36
34 ,4
9 ,79
56 ,5
16 ,1

77 ,1
21 ,9
46 ,8
13 ,3
22 ,8
6 ,49
18 ,3
5 ,21
49 ,7
70 ,7
14 ,7
29 ,3
28 ,5
100

Sông Đáy
Q (m /s) Tỷ lệ %
12 ,1
1 ,93
2 ,8
2 ,04
11 ,5
1 ,84
18 ,2
2 ,91
34 ,2
5 ,47
55 ,4
8 ,85
81 ,8

13 ,1
135
21 ,6
145
23 ,2
74 ,4
11 ,9
32 ,8
5 ,24
12 ,5
2
98 ,3
78 ,6
19 ,2
21 ,4
52 ,9
100
3

Nguồn: Cục Bảo Vệ Môi Trường 2006
b) Lưu vực sông Nhuệ
Sông Nhuệ  là một con sông nhỏ  dài 74 km, nhận nước từ  sông Hồng và 
19


lượng mưa trên toàn lưu vực khống chế  của sông Nhuệ  cuối cùng đổ  vào  sông 
Đáy qua cống Lương Cổ ở  khu vực thành phố Phủ  Lý. Về  mùa kiệt cống Liên 
Mạc luôn mở để lấy nước sông Hồng vào sông Nhuệ, còn về mùa lũ chỉ mở khi  
mực nước sông Hồng dưới báo động cấp I và trong đồng có nhu cầu cấp nước.  
Cống Lương Cổ về mùa lũ luôn luôn mở để tiêu nước và chỉ đóng lại khi có phân 

lũ qua đập Đáy. Nước sông Tô Lịch thường xuyên xả vào sông Nhuệ với lưu lượng  
trung bình từ 11­17m3/s, lưu lượng cực đại đạt 30m3/s .
c) Tình trạng ô nhiễm nước trên lưu vực
Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế ­ xã hội diễn ra rất  
mạnh đem lại nhiều lợi ích to lớn cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, ngoài 
những lợi ích mang lại, thì tình trạng ô nhiễm do những mặt trái của các hoạt  
động trên gây ra đang  ở  mức báo động. Môi trường nói chung và môi trường 
nước nói riêng trong khu vực đang bị ô nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến 
sức khoẻ người lao động cũng như người dân sống quanh vùng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, hầu hết là do việc  
xả  thải vào môi trường không đảm bảo tiêu chuẩn và quy trình gây nên tình  
trạng mất cân bằng, dẫn đến ô nhiễm. Các nguồn gây ô nhiễm đó chủ  yếu là 
do các hoạt động: nước thải từ  sinh hoạt và đô thị; từ  công nghiệp; từ  các làng 
nghề  và tiểu thủ  công nghiệp; từ  nông nghiệp, thuỷ  sản và từ  các nguồn khác 
(bệnh viện, dịch vụ).
Theo   thống   kê   của   Trung   tâm   quan   trắc   môi   trường   (Tổng   cục   môi 
trường), mỗi ngày sông Nhuệ  ­ Đáy phải gánh       trên 2,5 triệu m3 nước thải từ 
sản xuất nông nghiệp. Sản xuất Công nghiệp 610000 m3/ngày, nước thải sinh 
hoạt       630 m3/ngày, nước thải bệnh viện 15500m3/ ngày... chưa kể  đến nước 
thải của hoạt động du lịch, hoạt động sản xuất của làng nghề...
Hiện nay, chất lượng nước sông Nhuệ  ­ Đáy đang bị  ô nhiễm,        nhiều 
đoạn bị  ô nhiễm       tới mức báo động. Theo       một số  kết quả  phân tích       nước 
sông Nhuệ  ­ Đáy gần đây, chất lượng nước sông đang bị  ô nhiễm nặng, vượt  
tiêu chuẩn cho phép hàng chục lần .Mẫu nước sông Nhuệ lấy tại Cầu Hà Đông 
cho thấy, hàm lượng ô xy hòa tan có trong nước thấp hơn quy chuẩn tới 7 lần, 
hàm lượng chất hữu cơ  vượt tiêu chuẩn 10 lần, NH4 vượt quy chuẩn 35 .  , 6 
lần....

20



Ở sông Đáy, mức độ ô nhiễm mang tính cục bộ, trong đó nặng nề nhất là 
đoạn  cầu Hồng (Phủ   l  Lý,  Hà  Nam­ hợp  lưu sông Nhuệ,   Đáy  và  sông Châu 
Giang). Tại đây, nước sông bị  ô nhiễm       hữu cơ  cao. Các thông số  như  BOD5, 
COD, các hợp chất Nitơ  và Coliform đều không đạt tiêu chuẩn cho phép. Tình  
trạng này diễn ra tương tự như tại đoạn hợp lưu của sông Hoàng Long đổ  vào  
sông Đáy (cầu  cẩu  Gián Khẩu­ Gia Viễn – Ninh Bình). [9]

21


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
2.1. CÁC KỊCH BẢN BIẾN DỔI KHÍ HẬU 
Biến đổi khí hậu, theo cách sử dụng của IPCC, chỉ sự biến đổi trong trạng  
thái khí hậu nhận biết được thông qua những thay đổi về giá trị  trung bình hoặc  
tính chất của nó diễn ra trong một thời đoạn dài hàng thập kỷ hoặc hơn thế. Nó 
chỉ  ra bất cứ  thay đổi nào của khí hậu theo thời gian cho dù là do biến đổi tự 
nhiên hay do tác động của con người [1,2].
Theo số liệu quan sát cho thấy xu thế chung từ cuối thế kỷ XIX đến nay,  
nhiệt độ trung bình không khí và đại dương toàn cầu tăng lên. Kết quả đo đạc và  
nghiên cứu cho thấy thập kỷ 1990 là thập kỷ  nóng nhất trong thiên niên kỷ  vừa  
qua (IPCC, 2001). Từ  1995­2006 có đến 11 năm nằm trong số  12 năm nhiệt độ 
lớn nhất theo số liệu đo đạc nhiệt độ toàn cầu từ  1850. Nhiệt độ trong 100 năm 
1906­2005 tăng 0.,74 (0.,56­0.,92) lớn hơn so với giai đoạn 100 năm 1901­2000 
(0.,6 ­ 0.,4:0.,8). Xu hướng trong 50 năm từ  1956­2005 ((0.,13[0.,10 to 0.,16]°C) 
gần gấp đôi so với giai đoạn 100 năm từ  1906 đến 2005. Nhiệt độ  tăng lên cao 
hơn ở các vĩ độ cao ở Bắc bán cầu: nhiệt độ ở  Bắc bán cầu trung bình tăng gần 
gấp đôi của toàn cầu trong giai đoạn 100 năm qua. Nhiệt độ   ở  đất liền tăng  
nhanh hơn đại dương. Theo quan sát từ 1961 thì nhiệt độ đại dương tăng ở cả độ 

sâu ít nhất là 3000 m. Đại dương đã chiếm 80% lượng nhiệt của hệ  thống khí 
hậu.Theo kết quả phân tích từ khinh khí cầu và vệ tinh thì tốc độ nóng lên ở giữa 
tầng đối lưu và thấp hơn giống với tốc độ của nhiệt độ bề mặt [3,4].
Hiện tượng mưa cũng biến động đáng kể, lượng mưa tăng đáng kể  trong 
giai đoạn từ  1900 đến 2005  ở  các nước nằm  ở  phía Tây của Bắc và Nam Mỹ,  
Châu Âu, Bắc và Trung tâm Châu Á. Trong khi đó nó giảm  ở  Sahel, Địa Trung  
Hải, Bắc Phi và Nam Châu Á. Tương  ứng với sự  nóng lên toàn cầu, mực nước  
trung bình đại dương cũng tăng lên do bằng tan và sự  giãn nở  nhiệt đại dương. 
Mực nước biển tăng với tốc độ  trung bình 1.,8 [1.,3 ­ 2.,3] mm một năm trong 
giai đoạn 1961­2003. Tốc độ  là 3.,1 [2.,4 ­ 3.,8] mm trong giai đoạn 1993­2003. 
Cùng với xu thế  tăng nhiệt độ  toàn cầu là sự  phân bố  dị  thường của nhiệt độ. 
Trên các đại lục  ở Bắc Bán Cầu, trong những năm gần đây xuất hiện hàng loạt 
kỷ lục về nhiệt độ cao và thấp.[1­4]

22


a) Biểu hiện của Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Theo các kết quả phân tích các số liệu khí hậu cho thấy các yếu tố của khí 
hậu tại Việt Nam những năm trước đây có những đặc điểm dưới đây [2].
Nhiệt độ: Trong 50 năm qua (  1958 – 2007), nhiệt độ  trung bình  ở  Việt 
Nam tăng lên khoảng 0.,50C đến 0.,70C. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt 
độ  mùa hè và nhiệt độ   ở  các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn  ở  các vùng  
khí hậu phía Nam (hình 2.1 a). Nhiệt độ  trung bình năm của 4 thập kỷ  gần đây  
(1961 – 2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ  trước đó ( 1931 – 1960). 
Nhiệt độ  trung bình năm của thập kỷ  1991 – 2000      ở  Hà Nội, Đà Nẵng, thành 
phố  Hồ  Chí Minh đểu cao hơn trung bình của thập kỷ  1931 – 1940 lần lượt là  
0,8; 0,4 và 0,60C. Năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở cả 3 nơi trên đều cao hơn 
trung bình của thập kỷ 1931 – 1940 là 0,8 – 1,30C và cao hơn thập kỷ 1991 – 2000 
là 0,4 – 0,50C. 


Hình 2.1:. Diễn biến của nhiệt độ (a) và lượng mưa (b) ở Việt Nam 50 năm 
qua
Lượng mưa: Trên từng địa điểm cụ  thể, xu thế  biến đổi của lượng mưa 
23


trung bình năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1991 – 2000) không rõ rệt theo các thời 
kỳ và trên các vùng khác nhau: có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống. 
Lượng mưa giảm  ở  các vùng khí hậu phía Bắc và tăng lên  ở  các vùng khí hậu 
phía Nam (hình 3.1 b). Tính trung bình trong cả  nước, lượng mưa trong 50 năm 
qua (1958 – 2007) đã giảm khoảng 2%. 
Không khí lạnh: Số  đợt không khí lạnh  ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi 
rõ rệt trong   2 thập kỷ qua. Tuy nhiên, các biểu hiện dị thường lại thường xuất  
hiện mà đợt gần đây nhất là đợt không khí lạnh kéo dài 38 ngày trong tháng 1  
đến tháng 2 
năm 2008 ở Bắc Bộ.
Bão: Những năm gần đây, bão có cường độ  mạnh xuất hiện nhiều hơn.  
Quỹ  đạo của bão có nhiều dịch chuyển dần về  phía Nam và mùa bão kết thúc 
muộn hơn, nhiều cơn bão có đường đi dị thường hơn.
Mưa phùn: Số ngày mưa phùn trung bình năm ở Hà Nội giảm dần từ thập 
kỷ 1981 – 1990 và chỉ còn một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây.
Mực nước biển: Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc ven biển Việt  
Nam cho thấy tốc độ  dâng lên của mực nước biển trung bình  ở  Việt Nam hiện  
nay là khoảng 3mm/năm (1993 ­ 2008), tương đương tốc độ  trung bình trên thế 
giới. Trong 50 năm qua, mực nước biển tại Hòn Dấu dâng lên khoảng 20cm.

Hình 2.2: Diễn biến mực nước biển tại trạm hải văn Hòn Dấu
b) Cơ sở xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu
Theo ban Liên chính phủ  về  biến đổi khí hậu (IPCC), kịch bản biến đổi  


24


khí hậu là bức tranh toàn cảnh của khí   hậu trong tương lai dựa trên một tập hợp 
các mối quan hệ  khí hậu, được xây dựng để  sử  dụng trong nghiên cứu những 
hậu quả của biến đổi khí hậu do con người gây ra và thường được dùng như  là 
đầu vào các mô hình đánh giá tác động. Hiện nay có nhiều quốc gia, nhiều khu  
vực xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu với quy mô khu vực, quốc gia và các 
vùng khí hậu   hoặc phạm vi nhỏ hơn. Về khung thời gian, hầu hết các kịch bản 
biến đổi khí hậu thường được xây dựng cho từng thập kỷ của thế kỷ 21.
Biến đổi khí hậu hiện nay cũng như  trong thế  kỷ  21 phụ  thuộc chủ  yếu  
vào mức độ phát thải khí nhà kính, tức là phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế ­ xã 
hội. Vì vậy, các kịch bản biến đổi khí hậu được xây dựng dựa trên các kich bản  
phát triển kinh tế ­ xã hội toàn cầu. Con người đã phát thải quá mức khí nhà kính 
vào khí quyển từ  các hoạt động khác nhau như  công nghiệp, nông nghiệp, giao 
thông vận tài, phá rừng,… Do đó, cơ sở  xác định các kịch bản phát thải khí nhà 
kính là :
Sự phát triển kinh tế ở quy mô toàn cầu
Dân số thế giới và mức độ tiêu dùng
Chuẩn mực sống và lối sống
Tiêu thụ năng lượng và tài nguyên năng lượng
Chuyển giao công nghệ
Sử dụng đất

Trong Báo cáo đặc biệt về các kịch bản phát thải khí nhà kính năm 2000, 
IPCC đã đưa ra 40 kịch bản, phản ánh khá đa dạng khả  năng phát thải khí nhà 
kính trong thế  kỷ  21. Các kịch bản phát thải này được tổ  hợp thành 4 kịch bản 
gốc là A1, A2, B1 và B2 với các đặc điểm chính sau:
Kịch bản gốc A1: Kinh tế thế giới phát triển nhanh; dân số thế giới 

tăng đạt đỉnh vào năm 2050 và sau đó giảm dần; truyền bá nhanh chóng và hiệu 
quả công nghệ mới; thế giới có sự tương đồng về thu nhập và cách sống, có sự 
tương đồng giữa các khu vực, giao lưu mạnh mẽ về văn hóa và xã hội toàn cầu. 
Họ  kịch bản A1 được chia thành 3 nhóm dựa vào theo mức độ  phát triển của  

25


×