Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao mức độ đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường cho các công trình xây dựng dân dụng tại thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 110 trang )

Trường Đại học Thủy lợi


                                           Luận văn Thạc 

LỜI CẢM ƠN
Trong   những   năm   tháng   được   học   tập   và   trao   dồi   kiến   thức   dưới   ngôi 
trường Đại học Thủy Lợi là niềm tự hào không chỉ của bản thân tôi mà còn 
là của cả toàn thể học viên trong nhà trường. Hai năm học Thạc sĩ vừa qua  
có lẽ là khoảng thời gian tuyệt vời và đáng nhớ nhất trong cuộc đời sinh viên 
của tôi. 
Niềm hạnh phúc và thành quả ngày hôm nay tôi có được là nhờ sự chỉ dạy, 
hương dân và giup đ
́
̃
́ ỡ nhiệt tình cua quý thây cô trong khoa, trong tr
̉
̀
ường, đã 
tạo điều kiện cho chúng em được học tập trong một môi trường thắm tình 
thầy ­ trò, bè bạn. Vơi long kinh yêu va biêt 
́ ̀
́
̀ ́ ơn sâu săc, tôi xin đ
́
ược bay to
̀ ̉ 
lời cam 
̉ ơn chân thanh, sâu s
̀
ắc nhất tơi quý th


́
ầy cô trong Ban Giám hiệu nhà 
trường và quý thầy cô trong Khoa Môi Trường, Khoa Công Trình….
Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân và lời cảm ơn chân thành nhất đến hai Người  
Thầy đó là: PGS.TS Bùi Quốc Lập và PGS.TS Nguyễn Trọng Tư đã tận 
tình chỉ bảo, hướng dẫn, đưa ra nhưng lời khuyên quý báo, tạo điều kiện tốt 
nhất cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề  tài đến khi hoàn thành luận 
văn tốt nghiệp này.
Tuy đã cố  gắn hết khả năng và vận dụng tất cả sự hiểu biết của mình để 
thực hiện luận văn, nhưng do đây là công trình nghiên cứu hoàn chỉnh đầu  
tay nên chắc chắn không thể  tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm, tôi mong 
nhận được những ý kiến, chỉ bảo của quý thầy cô để tôi có thể khắc phục  
và thực hiện tốt hơn trong các công việc, tác nghiệp thực tế  sau này. Đây  
cũng là bài học sau cùng của tôi ở bậc Thạc sĩ trước khi rời khỏi mái trường 
Đại học Thủy Lợi  thân yêu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!             

Học viên: Trương Minh Thiện                                                            Trang 1   


Trường Đại học Thủy lợi


                                           Luận văn Thạc 

                                                                       

LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của 

cá   nhân,   theo   đúng   quyết   định   giao   đề   tài   số   1285,   ngày   29/8/2014   của 
trường đại học Thủy lợi và được thực hiện dưới sự  hướng dẫn khoa học 
của PGS.TS Bùi Quốc Lập và PGS.TS Nguyễn Trọng Tư. 
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn 
này trung thực và chưa từng được công bố dưới mọi hình thức nào. Tôi xin 
chịu hoàn toàn trách nhiệm về vấn đề nghiên cứu của mình.
                                                                                            Học viên 
                                                                          

                                                                             Trương Minh Thiện

Học viên: Trương Minh Thiện                                                            Trang 2   


Trường Đại học Thủy lợi


                                           Luận văn Thạc 

MỤC LỤC

        DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH…………………...…..…………...
….9
DANH   MỤC   CÁC   BẢNG   BIỂU,   BIỂU   ĐỒ………..
……………….10
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..…………………………….…...11
MỞ ĐẦU…………...………………….……….…………….………...12

 CHƯƠNG 1                                                                                             
 

............................................................................................
    
 11
TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG 
 TRONG XÂY DỰNG DÂN DỤNG                                                              
 
.............................................................
    
 11
 CHƯƠNG 3                                                                                             
 
............................................................................................
    
 54
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ 
GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRONG 
 XÂY DỰNG DÂN DỤNG TẠI THÀNH PHỐ MỚI BÌNH DƯƠNG       
   54
......
    
Kết

 

Luận

 




 

Kiến 

Nghị……………………………………………….105
Tài

 

Liệu

 Kham 

Thảo…………………………………………………..106
Học viên: Trương Minh Thiện                                                            Trang 3   


Trường Đại học Thủy lợi


                                           Luận văn Thạc 

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
  Hình 1.1: Tập huấn về  bảo hộ  lao động công trường xây dựng dân  
dụng

tại

 


 

Bình  

Dương...................................................................................................18
 Hình 1.2: Bảo hộ  lao động hóa chất, phóng xạ  trên công trường xây  
dựng

 

dân

 

dụng

 

tại

 

Bình  

Dương.........................................................................19
Hình 2.1: Cơ  sở  đánh giá các yếu tố  trong môi trường xây dựng dân  
dụng.....................................................................................................................4
0
  Hình  3.1:Vụ   tường   sập   ở   công   trường   xây   dựng   tại   Bình  
Dương.............................................................................................................5

6
  Hình 3.2: Chung cư  Sora Gardens I, dự  án tại khu đô thị  Tokyu Bình  
Dương.................................................................................................................5
8
  Hình   3.3:Bụi   do   công   tác   đào   đắp,   vận   chuyển   đất   đá   tại   công  
trường..................................................................................................................5
9
 Hình 3.4: Hiện trạng ATLĐ tại hiện trường công trình tòa nhà hành  
chính....................................................................................................................6
2

Học viên: Trương Minh Thiện                                                            Trang 4   


Trường Đại học Thủy lợi
                                           Luận văn Thạc 

  Hình   3.5:Công   trình   Tòa   nhà   Hành   chính   tỉnh   Bình   Dương   năm  
2013....................................................................................................................62

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Các yếu tố  ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng dân  
dụng…………………………………………………………..……………...41
Bảng 3.1:  Bảng thống kê tình hình an toàn lao động trong xây dựng  
trong

 

4


 

năm

 

từ

 

2011÷2014…..

…………………………………………………...54
Biểu đồ 3.1­ Biểu đồ so sánh tình hình TNLĐ ngành xây dựng trong 04 
năm   từ   2011   đến   2014   trên   địa   bàn   tỉnh   Bình  
Dương.......................................54 

Học viên: Trương Minh Thiện                                                            Trang 5   


Trường Đại học Thủy lợi


                                           Luận văn Thạc 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Học viên: Trương Minh Thiện                                                            Trang 6   



Trường Đại học Thủy lợi

ST
T
1
2

                                           Luận văn Thạc 
Ký   hiệu 

Nội dung
viết tắt
An toàn lao động
ATLĐ
Vệ sinh lao động
VSLĐ
An  toàn  vệ   sinh  lao 

3
4
5
6
7
8

động
An toàn
Chất thải rắn
Vi sinh vật
Bảo hộ lao động

Kỹ   sư   tư   vấn   giám 

9
10
11
12
13
14

sát
Giám sát thi công
Tư vấn giám sát
Chủ đầu tư
Tai nạn lao động
Bệnh nghề nghiệp
Người lao động

ATVSLĐ
AT
CTR
VSV
BHLĐ
KSTVGS
GSTC
TVGS
CĐT
TNLĐ
BNN
NLĐ


Học viên: Trương Minh Thiện                                                            Trang 7   


Trường Đại học Thủy lợi


                                           Luận văn Thạc 

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bình Dương là một trong những tỉnh đi đầu về  tốc độ  đô thị  hóa của  
miền Đông Nam Bộ nói riêng và của cả nước nói chung; với 92 xã, phường, 
thị trấn của 9 huyện, thị, thành phố. Ngoài ra Bình Dương còn có ranh giới 
với các tỉnh trọng điểm phía Nam như: phía Bắc giáp Bình Phước, phía Tây 
giáp Tây Ninh, phía Đông giáp Đồng Nai và phía Nam giáp Thành phố  Hồ 
Chí Minh; Bình Dương có diện tích tự nhiên 2,694,43 km2, dân số 1.748.001 
người (01/04/2009), mật độ  dân số  649 người/ km2 ( theo niên giám thống 
kê tỉnh Bình Dương tháng 6/2013).
Cùng với tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa cao thì vấn đề cần được  
quan tâm nhất hiện nay là đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường để phục vụ 
cho nhu cầu xây dựng công trình đang diễn ra hằng ngày tại các công trường 
xây dựng trên địa bàn tỉnh càng trở  nên cấp thiết. Hiện nay, tại thành phố 
mới Bình Dường các công trường xây dựng với nhiều dự  án xây dựng nhà  
cao tầng nhằm mục đích định hướng phát triển Bình Dương thành Thành  
Phố  trực thuộc Trung  Ương trong những năm tới theo chủ  trương của  Ủy  
ban nhân dân tỉnh Bình Dương. Do đó tình trạng xây dựng, phát triển đô thị 
sẽ ngày một gia tăng và theo sau đó là nhu cầu đảm bảo an toàn, vệ sinh môi  
trường  là thực sự cần thiết.
Trước thực trạng này trong những năm qua cùng với sự giúp đỡ của địa 
phương, Chính Phủ và các tổ chức tài trợ của quốc tế, đến nay trên địa bàn 

tỉnh với những quy định kỹ  thuật an toàn và vệ  sinh môi trường cơ  bản đã  
đáp ứng kỹ thuật trong đánh giá chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn 
tỉnh. Tuy nhiên mức độ  đảm bảo an toàn và vệ  sinh môi trường vẫn còn 

Học viên: Trương Minh Thiện                                                            Trang 8   


Trường Đại học Thủy lợi
                                           Luận văn Thạc 

nhiều hạn chế, chỉ mới đáp  ứng tại các công trường lớn do nhà thầu nước 
ngoài quản lý xây dựng; bên cạnh đó còn rất nhiều công trường vẫn chưa 
đảm bảo yêu cầu an toàn và vệ sinh môi trường . 
  Nguyên nhân là do công nhân chưa quen với tập quán sử dụng bảo hộ 
lao động khi làm việc, nhà thầu và chủ  đầu tư  chưa thực sự quan tâm đến 
vấn đề an toàn và vệ sinh môi trường trong xây dựng dân dựng. Môi trường  
bị  ô nhiễm bởi nhiều yếu tố: bụi, không khí, nước và cả  tiếng  ồn…nếu 
khắc phục được các vấn đề này sẽ đảm bảo sức khỏe và tăng khả năng làm 
việc của công nhân tại công trường và tránh được rủi ro tai nạn  đi đáng kể.
Với ý nghĩa đó, đề tài:“Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất một  
số giải pháp nâng cao mức độ đảm bảo an toàn và vệ  sinh môi trường cho  
các công trình xây dựng dân dụng tại thành phố mới Bình Dương” đã được 
lựa chọn để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
­ Phân tích và đánh giá thực trạng mức độ an toàn, vệ sinh môi trường  
cho các công trình xây dựng dân dụng tại thành phố mới Bình Dương.
­ Đề  xuất một số  giải pháp đảm bảo an toàn, vệ  sinh môi trường cho  
các công trình xây dựng dân dụng tại thành phố mới Bình Dương.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn thực hiện trên cơ sở kết hợp nghiên cứu các tài liệu sẵn có về 

lý thuyết và thực tiễn về  tình hình đảm bảo an toàn, vệ  sinh môi trường 
trong xây dựng nói chung và cho các công trình xây dựng dân dụng tại thành 
phố mới Bình Dương nói riêng.
Để  thực hiện nghiên cứu đề  tài này, tác giả  luận văn sử  dụng các 
phương pháp sau:

Học viên: Trương Minh Thiện                                                            Trang 9   


Trường Đại học Thủy lợi

­ Phương pháp kế thừa;

                                           Luận văn Thạc 

­ Phương pháp phân tích, tổng hợp, thu thập thông tin;
4. Kết quả dự kiến đạt được
­ Phân tích và đánh giá thực trạng mức độ an toàn, vệ sinh môi trường  
cho các công trình xây dựng dân dụng tại thành phố mới Bình Dương.
­ Đề  xuất một số  giải pháp đảm bảo an toàn, vệ  sinh môi trường cho  
các công trình xây dựng dân dụng tại thành phố mới Bình Dương và một số 
giải pháp cụ thể ứng dụng cho công trình xây dựng tòa nhà hành chính Bình 
Dương.

Học viên: Trương Minh Thiện                                                            Trang 10 


Trường Đại học Thủy lợi



                                           Luận văn Thạc 

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG 
TRONG XÂY DỰNG DÂN DỤNG
1.1. Tổng quan về  an toàn và vệ  sinh môi trường trong xây dựng  
dân dụng.
1.1.1. Các khái niệm.
An toàn lao động (ATLĐ) trong thi công xây dựng công trình dân dụng  
là hệ thống các biện pháp về tổ chức và quản lý, điều hành trên công trường  
nhằm cải thiện điều kiện lao động và ngăn chặn tai nạn lao động trong thi 
công xây dựng dân dụng [4a].
An toàn lao động không tốt thì gây ra tai nạn lao động, vệ sinh lao động  
không tốt thì gây ra bệnh nghề nghiệp [4a].
Dưới góc độ pháp lý, an toàn lao động và vệ sinh lao động là tổng hợp  
những quy phạm pháp luật quy định các biện pháp bảo đảm an toàn lao động 
và vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, và 
cải thiện điều kiện lao động cho người lao động [4a].
An toàn lao động là chỉ việc ngăn ngừa sự  cố tai nạn xảy ra trong quá  
trình lao động, gây thương tích đối với cơ thể  hoặc gây tử vong cho người  
lao động [4b].
Vệ sinh lao động (VSLĐ) trong thi công xây dựng công trình dân dụng  
là chỉ việc ngăn ngừa bệnh tật do các chất độc hại tiếp xúc trong quá trình 
lao động gây ra đối với nội tạng hoặc gây tử vong cho người lao động [4b].
 Vệ  sinh môi trường trong xây dựng là tổng hợp các biện pháp nhằm  
giảm thiểu các tác động của môi trường: bụi, tiếng ồn, nước thải, chất thải  
rắn...ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động [4b]. 
Học viên: Trương Minh Thiện                                                            Trang 11 



Trường Đại học Thủy lợi
                                           Luận văn Thạc 

An toàn lao động và vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là những chế định của 
luật lao động bao gồm những quy phạm pháp luật quy định việc đảm bảo an  
toàn lao động, vệ  sinh lao động nhằm bảo vệ  tính mạng, sức khỏe của 
người lao động, đồng thời duy trì tốt khả  năng làm việc lâu dài của người  
lao động (4b).
1.1.2. Đặc điểm của an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong xây 
dựng dân dụng và các yếu tố ảnh hưởng.
1.1.2.1. Đặc điểm của an toàn lao động, vệ sinh môi trương trong xây 
dựng dân dụng.
a) Đặc điểm của an toàn lao động trong xây dựng dân dụng
Nguy cơ về an toàn là những mối nguy hiểm sắp xảy ra có thể  gây ra 
tai nạn chết người hoặc thương tật cho công nhân cũng như  làm hư  hỏng  
các thiết bị, máy móc thi công và kết cấu công trình. Đó không chỉ đơn thuần 
là do hậu quả  của việc thao tác sai quy trình mật mà còn có những yếu tố 
khác nhau như công nhân không được đào tạo, thiếu sự giám sát an toàn, thái  
độ làm việc chưa đúng mực, không có kế hoạch hoặc cả do sự chủ quan khi 
đã quá quen thuộc với những công việc hằng ngày mà quên mất sự  nguy 
hiểm của nó. 
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự thiếu an toàn đối với công 
nhân khi làm việc trực tiếp tại công trường xây dựng dân dụng. Công nhân 
phải đứng làm việc ở độ cao cả hàng trăm mét và thường thì họ sẽ bị chấn 
thương nặng hoặc có thể nghiêm trọng hơn là tử vong nếu như rơi từ độ cao 
đó xuống đất. Ngay cả  với việc được trang bị  đây đủ  mũ bảo hộ, ủng , áo  
bảo hộ cũng không thể đảm bảo an toàn nếu bị một con ốc rơi xuống trúng 
vào đầu từ tầng thứ 10 ­ 15.

Học viên: Trương Minh Thiện                                                            Trang 12 



Trường Đại học Thủy lợi
                                           Luận văn Thạc 

Vật liệu xây dựng dân dụng dễ cháy, lan tỏa rất nhanh và sức nóng rất 
dữ dội vì vậy sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu xảy ra cháy nổ ở công trường không 
chỉ ảnh hưởng đến vật chất mà có thể sẽ gây thương vong rất nhiều. Người  
ngoài sẽ lấy làm ngạc nhiên trước kích thước rất lớn của các loại xe tải 10  
tấn và máy xúc đất sâu 20 mét hoặc những loại máy móc lớn khác được  
dùng trong thi công công trình dân dụng. 
Tuy nhiên công nhân vận hành máy thường chú ý làm việc khác hoặc 
vận hành máy  móc một cách rất cẩu thả, không đúng quy trình. Tương tự 
như  vậy, thợ  điện cảnh báo cho con em mình hãy cẩn thận với những dây 
dẫn điện 115V/20A trong nhà, nhưng chính họ lại rất cẩu thả và không cẩn 
trọng khi sửa chữa các thiết bị  điện trong phạm vi  ảnh hưởng của đường  
dây cao thế  4.000V. Những mối nguy hiểm này thường tiềm  ẩn trong các 
ngành công nghiệp, nhưng đây chưa phải là nguy cơ  mất an toàn thật sự. 
Trong hầu hết các vụ  tai nạn, con người mới chính là nguyên nhân gây ra.  
Chúng ta sẽ xem xét lại vấn đề này trong các phần tiếp theo.
b) Đặc điểm của vệ sinh môi trường trong xây dựng dân dụng
Mãi cho đến gần đây, người ta mới quan tâm rằng trong ngành xây  
dựng dân dụng có rất nhiều công việc nặng nhọc, thiếu không khí trong lành 
và nếu nói theo cách hài hước là nơi tập luyện cho các vận động viên quốc 
gia để  rèn luyện sức khỏe cho họ  trong môi trường này. Mũ bảo hộ  được 
xem là công cụ bảo vệ an toàn chính cho công nhân và được sử dụng tương  
đối phổ biến. 
Tuy nhiên các dụng cụ bảo vệ đắt tiền khác như: tai nghe, khẩu trang 
và thiết bị  giảm xốc... thì lại không có sẳn hoặc công nhân không chịu sử 
dụng nếu được trang bị. Nếu không may tai nạn xảy ra thì sẽ  có rất nhiều  

người phải chết hoặc bị  thương vì thiếu những dụng cụ  bảo vệ  đó. Các 
Học viên: Trương Minh Thiện                                                            Trang 13 


Trường Đại học Thủy lợi
                                           Luận văn Thạc 

nguy cơ, yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của người công nhân trong ngành 
xây dựng dân dụng bao gồm: nhiệt độ  cao, phóng xạ, tiếng  ồn, bụi bẩn, 
rung động mạnh và các hóa chất độc hại... 

Hình 1.1: Tập huấn về bảo hộ lao động công trường xây dựng dân dụng tại
Bình Dương (nguồn: Báo Bình Dương)
Tuy nhiên mối nguy lớn nhất ở đây có thể là nhận thức kém của người 
lao động. Nếu tai nạn chưa xảy ra tức thì, người công nhân trực tiếp thường  
coi nhẹ  hậu quả  và có khi còn cho rằng “mình có thể  làm việc trong môi 
trường bụi bặm này thêm vài giờ nữa, sau đó chỉ cần tắm gội sạch sẽ là sẽ 
ổn ngay thôi mà” hoặc “chẳng  cần phải đeo tai nghe khi vào đường hầm  
làm việc vì mình sẽ hết ù tai khi ra khỏi đường hầm thôi” hoặc “ mình sẽ lái 
cỗ máy này cho đến 40 tuổi thôi, sau đó sẽ nghỉ hưu” hoặc trơi nóng quá và 
Học viên: Trương Minh Thiện                                                            Trang 14 


Trường Đại học Thủy lợi
                                           Luận văn Thạc 

mình cảm thấy hoa mắt chóng mặt, nhưng chỉ phải lái cỗ  máy này khoảng  
một giờ nữa thôi. Chẳng có lý do gì để ngừng lái máy và đi uống nước cả” 
và “mình đã làm việc  ở  nơi có chất amiăng này 20 năm nay rồi và cũng 
chẳng mắc một loại bệnh gì cả. Làm sao nó có thể  gây ung thư  được?”. 

Nhưng thực tế các hóa chất sẽ từ từ hủy hoại con người từ bên trong, đến  
khi phát hiện thì đã không còn cách chữa trị.

 
Hình 1.2: Bảo hộ lao động hóa chất, phóng xạ trên công trường xây dựng  
dân dụng tại Bình Dương (nguồn: Báo Bình Dương)
Ngày nay, người ta nhận thức rõ hơn những căn bệnh nghề nghiệp thật 
sự là vấn đề nghiêm trọng trong ngành xây dựng dân dụng. Có những khoản 
chi phí trực tiếp cho việc chữa trị và cũng có những khoản chi phí gián tiếp  
cho việc mất đi những công nhân lành nghề. Nhiều nguy cơ không chỉ  cần  
được nêu ra mà còn cần phải loại trừ. Chất amiăng là một trong số đó. Điều 
quan trọng là tất cả các công ty liên quan đến ngành xây dựng dân dụng vẫn 
chưa quan tâm đúng mức đến sức khỏe và các phương pháp làm giảm các 
mối nguy hại cho sức khỏe con người. Nếu như sự  quan tâm nhân đạo là  
chưa đủ, trách nhiệm pháp lý cần phải được chú trọng.

Học viên: Trương Minh Thiện                                                            Trang 15 


Trường Đại học Thủy lợi
                                           Luận văn Thạc 

1.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn và vệ sinh môi trường 
trong xây dựng dân dụng
Các yếu tố môi trường lao động: vi khí hậu, tiếng ồn và rung động, bức 
xạ và phóng xạ, chiếu sáng không hợp lý, bụi, các hoá chất độc, các yếu tố 
vi sinh vật có hại…
a) Vi khí hậu
Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian  
thu hẹp của nơi làm việc bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt 

và tốc độ  vận chuyển của không khí. Các yếu tố  này phải đảm bảo ở giới 
hạn nhất định, phù hợp với sinh lý của con người.
Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ làm suy nhược  
cơ  thể, làm tê liệt sự  vận động, do đó làm tăng mức độ  nguy hiểm khi sử 
dụng máy móc thiết bị....Nhiệt độ quá cao sẽ gây bệnh thần kinh, tim mạch, 
bệnh ngoài da, say nóng, say nắng, đục nhãn mắt nghề nghiệp. Nhiệt độ quá  
thấp sẽ  gây ra các bệnh về  hô hấp, bệnh thấp khớp, khô niêm mạc, cảm 
lạnh...
Độ   ẩm cao có thể  dẫn đến tăng độ  dẫn điện của vật cách điện, tăng  
nguy cơ nổ do bụi khí, cơ thể khó bài tiết qua mồ hôi.
Các yếu tố tốc độ gió, bức xạ nhiệt nếu cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn  
vệ  sinh cho phép đều ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây bệnh tật và giảm khả 
năng lao động của con người.
b) Tiếng ồn và rung sóc
Tiếng  ồn là âm thanh gây khó chịu cho con người, nó phát sinh do sự 
chuyển động của các chi tiết hoặc bộ phận của máy do va chạm. Rung sóc 
thường do các dụng cụ cầm tay bằng khí nén, do các động cơ nổ tạo ra.

Học viên: Trương Minh Thiện                                                            Trang 16 


Trường Đại học Thủy lợi
                                           Luận văn Thạc 

Làm việc trong điều kiện có tiếng ồn và rung sóc quá giới hạn cho phép  
dễ  gây các bệnh nghề  nghiệp như: điếc, viêm thần kinh thực vật, rối loạn  
cảm giác, rối loạn phát dục, tổn thương về xương khớp và các cơ hoặc làm 
giảm khả  năng tập trung trong lao động sản xuất, giảm khả  năng nhạy  
bén.... Người mệt mỏi, cáu gắt, buồn ngủ... Tiếp xúc với tiếng ồn lâu sẽ bị 
giảm thính lực, điếc nghề  nghiệp hoặc bệnh thần kinh. Tình trạng trên dễ 

dẫn đến tai nạn lao động.
c) Bức xạ và phóng xạ
Nguồn bức xạ: Mặt trời phát ra bức xạ hồng ngoại, tử ngoại. Lò thép 
hồ quang, hàn cắt kim loại, nắn đúc thép phát ra bức xạ tử ngoại.
Người ta có thể bị say nắng, giảm thị lực (do bức xạ hồng ngoại), đau  
đầu, chóng mặt, giảm thị lực, bỏng (do bức xạ tử ngoại) và dẫn đến tai nạn 
lao động, bệnh nghề nghiệp.
Phóng xạ: Là dạng đặc biệt của bức xạ. Tia phóng xạ  phát ra do sự 
biến đổi bên trong hạt nhân nguyên tử của một số nguyên tố và khả năng iôn 
hoá vật chất. Những nguyên tố đó gọi là nguyên tố phóng xạ.
Các tia phóng xạ gây tác hại đến cơ thể người lao động dưới dạng: gây  
nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính; rối loạn chức năng của thần kinh trung 
ương, nơi phóng xạ chiếu vào bị bỏng hoặc rộp đỏ, cơ quan tạo máu bị tổn 
thương gây thiếu máu, vô sinh, ung thư, tử vong.
d) Đặc điểm kỹ thuật chiếu sáng
Trong đời sống và lao động, con mắt người đòi hỏi điều kiện ánh sáng 
thích hợp. Chiếu sáng thích hợp sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi, tránh tai 
nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời tăng năng suất lao động.

Học viên: Trương Minh Thiện                                                            Trang 17 


Trường Đại học Thủy lợi
                                           Luận văn Thạc 

Các đơn vị đo lường ánh sáng thường được dùng: cường độ  ánh sáng, 
độ  rọi, độ  chói; máy đo ánh sáng chủ  yếu hiện nay được dùng là Luxmet. 
Nhu cầu ánh sáng đòi hỏi tùy thuộc vào công việc.
Khi cường độ  và kỹ  thuật chiếu sáng không đảm bảo tiêu chuẩn quy 
định, (thường là quá thấp) ngoài tác hại làm tăng phế phẩm, giảm năng suất  

lao động... về  mặt kỹ  thuật an toàn còn thấy rõ: khả  năng gây tai nạn lao  
động tăng lên do không nhìn rõ hoặc chưa đủ thời gian để mắt nhận biết sự 
vật (thiếu ánh sáng); do lóa mắt (ánh sáng chói quá).
e) Bụi
Bụi là tập hợp của nhiều hạt có kích thước nhỏ bé tồn tại trong không 
khí; nguy hiểm nhất là bụi có kích thước từ  0,5 ­ 5 micrômét; khi hít phải  
loại bụi này sẽ  có 70 ­ 80% lượng bụi đi vào phổi và làm tổn thương phổi  
hoặc gây bệnh bụi phổi.
Bụi có thể phân loại theo nguồn gốc phát sinh:
+ Bụi hữu cơ: nguồn gốc từ động vật, thực vật.
+ Bụi nhân tạo: nhựa, cao su...
+ Bụi kim loại: sắt, đồng ...
+ Bụi vô cơ: silic, amiăng ...
+ Mức độ nguy hiểm của bụi phụ thuộc vào tính chất lý học, hóa học 
của chúng.
Về mặt kỹ thuật an toàn, bụi có thể gây tác hại dưới các dạng:
+ Gây cháy hoặc nổ ở nơi có điều kiện thích hợp.
+ Gây biến đổi về sự cách điện: làm giảm khả năng cách điện của bộ 
phận cách điện, gây chập mạch...
+ Gây mài mòn thiết bị trước thời hạn.
Về mặt vệ sinh lao động, bụi gây tác hại dưới nhiều dạng:
Học viên: Trương Minh Thiện                                                            Trang 18 


Trường Đại học Thủy lợi
                                           Luận văn Thạc 

+ Tổn thương cơ quan hô hấp: xây sát, viêm kinh niên, tuỳ theo loại bụi 
có thể dẫn đến viêm phổi, ung thư phổi.
+ Bệnh ngoài da: bịt lỗ chân lông, lở loét, ghẻ...

+Tổn thương mắt.
Bệnh bụi phổi phổ biến hiện nay bao gồm:
+ Bệnh bụi phổi silic (Silicose) là do bụi silic, hiện nay ở nước ta có tỷ 
lệ rất cao chiếm khoảng 87% bệnh nghề nghiệp.
+ Bệnh bụi phổi Amiăng (Asbestose) do bụi Amiăng.
+ Bệnh bụi phổi than (Antracose) do bụi than.
+ Bệnh bụi phổi sắt (Siderose) do bụi sắt.
f) Các hóa chất độc
Hóa chất ngày càng được dùng nhiều trong sản xuất công nghiệp, nông 
nghiệp, xây dựng cơ bản.... như: Chì, Asen, Crôm, Benzen, rượu, các khí bụi 
(sox, nox, cox...), các dung dịch Axít, Bazơ, Kiềm, Muối..., các phế liệu, phế 
thải khó phân hủy.
Hóa chất độc có thể   ở  trong trạng thái rắn, lỏng, khí, bụi....tùy theo  
điều kiện nhiệt độ và áp suất.
Hóa chất độc có thể gây hại cho người lao động dưới các dạng:
+ Vết tích nghề nghiệp như mụn cóc, mụn chai, da biến màu...
+ Nhiễm độc cấp tính khi nồng độ chất độc cao.
+ Bệnh nghề  nghiệp: khi nồng độ  chất độc thấp dưới mức cho phép 
nhưng thời gian tiếp xúc với chất độc lâu đối với cơ thể suy yếu hoặc trên 
mức cho phép và mức đề kháng cơ thể yếu.
Hoá chất độc thường được phân loại thành các nhóm sau:
+ Nhóm 1: Chất gây bỏng kích thích da như Axít đặc, Kiềm...
+ Nhóm 2: Chất kích thích đường hô hấp như Clo, NH3, SO3,...
Học viên: Trương Minh Thiện                                                            Trang 19 


Trường Đại học Thủy lợi
                                           Luận văn Thạc 

+ Nhóm 3: Chất gây ngạt như CO2, CH4, CO...

+ Nhóm 4: Tác dụng lên hệ  thần kinh trung  ương như rượu C2H5OH, 
H2S, xăng...
+   Nhóm   5:   Chất   gây   độc   cho   hệ   thống   cơ   quan   của   cơ   thể   như:  
Hyđrôcacbon các loại (gây độc cho nhiều cơ  quan), benzen, phênol (hệ  tạo  
máu), Pb, AS (thiếu máu)....
Khi tiếp xúc với hóa chất độc, người lao động có thể bị nhiễm độc qua  
đường tiêu hóa, đường hô hấp hoặc qua da. Trong ba đường xâm nhập đó thì 
theo đường hô hấp là nguy hiểm nhất và chiếm tới 95% trường hợp nhiễm 
độc.
Chất độc thâm nhập vào cơ  thể  và tham gia các quá trình sinh hoá có 
thể  đổi thành chất không độc, nhưng cũng có thể  biến thành chất độc hơn 
như CH3OH thành Focmandehyt. Một số chất độc xâm nhập vào cơ thể còn 
tích đọng ở một số cơ quan như: Pb tích đọng ở xương...tới lúc có điều kiện  
thuận tiện chúng mới gây độc. Mặt khác chất độc cũng có thể được thải ra  
khỏi cơ thể qua da, hơi thở, nước tiểu, mồ hôi, qua sữa...tùy theo tính chất 
của mỗi loại hóa chất.
g) Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương trong lao động
Là những yếu tố điều kiện lao động xấu, là nguy cơ gây ra tai nạn lao  
động đối với người lao động, bao gồm:
* Các bộ phận truyền động và chuyển động
Những trục máy, bánh răng, dây đai chuyền và các loại cơ cấu truyền 
động khác; sự chuyển động của bản thân máy móc như: ô tô, máy trục, tàu 
biển, sà lan, đoàn tàu hỏa, đoàn goòng ... tạo nguy cơ cuốn, cán, kẹp, cắt..; 
Tai nạn gây ra có thể làm cho người lao động bị chấn thương hoặc chết.
* Nguồn nhiệt
Học viên: Trương Minh Thiện                                                            Trang 20 


Trường Đại học Thủy lợi
                                           Luận văn Thạc 


Ở các lò nung vật liệu, kim loại nóng chảy, nấu ăn...tạo nguy cơ bỏng, 
nguy cơ cháy nổ…
* Nguồn điện
Theo từng mức điện áp và cường độ dòng điện tạo nguy cơ điện giật, 
điện phóng, điện từ  trường, cháy do chập điện..; làm tê liệt hệ  thống hô  
hấp, tim mạch.
* Vật rơi, đổ, sập
Thường là hậu quả của trạng thái vật chất không bền vững, không ổn  
định gây ra như sập lò, vật rơi từ trên cao trong xây dựng; đá rơi, đá lăn trong 
khai thác đá, trong đào đường hầm; đổ  tường, đổ  cột điện, đổ  công trình 
trong xây lắp; cây đổ; đổ hàng hoá trong sắp xếp kho tàng....
* Vật văng bắn
Thường gặp là phoi của các máy gia công như: máy mài, máy tiện, đục 
kim loại; gỗ đánh lại ở các máy gia công gỗ; đá văng trong nổ mìn....
* Vật sắc nhọn
Thường gặp trong các ngành cơ  khí, các mảnh sắc nhọn của nguyên 
vật liệu khi gia công cơ khí. Ngoài ra còn có kim tiêm, dao mổ trong ngành y 
tế có thể gây tổn thương và bệnh nghề nghiệp, nghề thủ công…
* Nguy cơ nổ
Nổ  vật lý: Trong thực tế sản xuất có thể  nổ khi áp suất của môi chất 
trong các thiết bị chịu áp lực, các bình chứa khí nén, khí thiên nhiên hoá lỏng  
vượt quá giới hạn bền cho phép của vỏ  bình hoặc do thiết bị  bị  rạn nứt,  
phồng móp, bị ăn mòn do sử dụng lâu và không được kiểm định. Khi thiết bị 
nổ sẽ sinh công rất lớn làm phá vỡ các vật cản và gây tai nạn cho mọi người  
xung quanh.

Học viên: Trương Minh Thiện                                                            Trang 21 



Trường Đại học Thủy lợi
                                           Luận văn Thạc 

Nổ hóa học: Là sự biến đổi về mặt hóa học của các chất diễn ra trong  
một thời gian rất ngắn, với một tốc độ rất lớn tạo ra lượng sản phẩm cháy  
lớn, nhiệt độ rất cao và áp lực lớn làm hủy hoại các vật cản, gây tai nạn cho 
người trong phạm vi vùng nổ. Các chất có thể gây nổ hóa học bao gồm các 
khí cháy và bụi khi chúng hỗn hợp với không khí đạt đến một tỷ  lệ  nhất  
định kèm theo có mồi lửa thì sẽ  gây nổ. Mỗi loại khí cháy nổ  có thể  nổ 
được khi hỗn hợp với không khí đạt được một tỷ lệ nhất định. Khoảng giới  
hạn nổ của khí cháy với không khí càng rộng thì sự nguy hiểm về giới hạn  
nổ hóa học càng tăng.
Nổ  vật liệu nổ (nổ chất nổ): Sinh công rất lớn, đồng thời gây ra sóng  
xung kích trong không khí và gây chấn động trên bề  mặt đất trong phạm vi 
bán kính nhất định.
Nổ của kim loại nóng chảy: Khi rót kim loại lỏng vào khuôn bị ướt, khi 
thải xỉ..
h)  Những yếu tố cá nhân và hành vi
Công nhân: đào tạo, thói quen, niềm tin, ấn tượng, nền tảng học vấn và  
văn hóa, thái độ xã hội và các yếu tố thể chất khác.
Môi trường làm việc: thái độ và chính sách của người chủ và nhà quản 
lý, giám sát, quản đốc và các công nhân khác trong công trình.
i) Những yếu tố thể chất
Điều kiện công việc: nguy cơ  từ công việc cũng như  nguy cơ  về  sức  
khỏe do phương pháp cũng như vật liệu tại nơi làm việc.
Loại trừ nguy cơ  về máy móc: sử  dụng rào chắn, dụng cự  và thủ  tục  
để  bảo vệ  công nhân khỏi nhưng khu vực hoặc tình trạng nguy hiểm (các 
hầm bảo vệ, người canh gác, ..v..v..).

Học viên: Trương Minh Thiện                                                            Trang 22 



Trường Đại học Thủy lợi
                                           Luận văn Thạc 

Trang bị bảo vệ: sử dụng mũ bảo hộ lao động, kính an toàn, khẩu trang, 
tai nghe, dây an toàn, rào chắn hoặc những dụng cụ  khác để  bảo vệ  sức  
khỏe và giữ sự an toàn cho mọi người.
Tất cả những yếu tố trên là những điểm chính cho một chương trình an 
toàn hoàn chỉnh. Thường thì chi phí cho an toàn lao động chỉ  chú trọng vào  
yếu tố phương tiện vật chất. Điều này được nhấn mạnh trong hầu hết các 
báo cáo của Chính phủ, phương tiện thông tin đại chúng hay các tạp chí 
chuyên ngành. 
Tuy nhiên, kết quả từ các cuộc nghiên cứu chứng minh rằng 80% số vụ 
tai nạn là do các thao tác làm việc không an toàn và không phải chỉ do yếu tố 
môi trường không an toàn. Điều này cho thấy rằng cần nhấn mạnh khía 
cạnh cá nhân và hành vi hơn là chỉ chú trọng vào khía cạnh vật chất. Sự chú 
trọng không cân xứng vào mặt vật chất đã dẫn đến những kết quả đáng thất 
vọng của nhiều chương trình về an toàn, bao gồm cả những chương trình ở 
mức vĩ mô và vi mô.
Sự  nhấn mạnh về  yếu tố  vật chất lại có thể  liên quan mật thiết đến 
sức khỏe và sự an toàn. Một mặt, chỉ đến gần đây, các chương trình nghiên 
cứu mới nêu lên được hết tầm quan trọng của yếu tố con người. Mặt khác,  
các chương trình về  phương tiện vật chất thì dễ  hình dung và thực hiện 
hơn, đặc biệtđối với những người làm việc trong ngành kỹ thuật hoặc sản 
xuất. Cuối cùng là do khó khăn hơn để tiếp cận khía cạnh an toàn và vệ sinh  
môi trường lao động trong xây dựng dân dụng đến người lao động, đặc biệt 
là trong những ngành có doanh thu cao và dễ  thay đổi như  ngành xây dựng 
dân dụng. 
Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây trong ngành xây dựng dân dụng đã 

nêu ra những hướng dẫn rõ ràng và dễ áp dụng trong thực tế, hy vọng rằng  
Học viên: Trương Minh Thiện                                                            Trang 23 


Trường Đại học Thủy lợi
                                           Luận văn Thạc 

trong tương lai gần, chúng ta sẽ thấy những thay đổi, tiến bộ trong lĩnh vực  
an toàn và đảm bảo sức khỏe trong ngành xây dựng dân dụng. Điều quan 
trọng cần nhấn mạnh là cần phải phát triển cả về hành vi lẫn phương tiện 
vật chất theo một chương trình hiệu quả về an toàn, vệ sinh môi trường lao 
động trong xây dựng dân dụng.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong, ngoài nước và các vấn đề  cần 
quan tâm nghiên cứu trong luận văn.
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong, ngoài nước
1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong nước các nhà thầu, chủ đầu tư dựa vào các thể chế chính sách đã  
ban hành ở mục 2.4.1 để thực hiện chế độ ATVSLĐ  cho người công nhân 
trên công trường. Điều này cho thấy họ chỉ muốn thực thi pháp luật mà quên 
mất trách nhiệm của mình là phải đảm bảo an toàn và vệ  sinh môi trường 
trong xây dựng  cho công nhân bằng các biện pháp và chế   độ  tập huấn  
thường xuyên về  ATVSLĐ.
Hầu hết các đề tài chỉ miêu tả chung chung về hiện trạng ATVSLĐ và 
đưa ra những biện pháp trên lý thuyết, thiếu thực tế để có thể áp dụng rộng  
rãi đối với loại hình công trình xây dựng dân dụng.
Các sách: Cẩm nang Quản lý dự  án đầu tư  xây dựng, Quản lý dự  án  
trong giai đoạn xây dựng...chỉ  dành một chương nhỏ để  viết về  chuyên đề 
ATVSLĐ và cũng đề ra các biện pháp tổng quát cho tất cả các loại hình xây  
dựng mà không phải dành riêng một phần cho công trình xây dựng dân dụng. 
Đều đó có thể  thấy vấn đề  ATVSLĐ chưa thật sự  được quan tâm đúng 

nghĩa trong thực tế  ngành xây dựng nói chung và xây dựng dân dụng nói 

Học viên: Trương Minh Thiện                                                            Trang 24 


Trường Đại học Thủy lợi
                                           Luận văn Thạc 

riêng. Trong khi hằng ngày trên các công trường xây dựng rất nhiều công 
nhân có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động.
Trên hàng trăm công trường xây dựng, môi trường sống của công nhân 
chưa được đảm bảo, nếu không quan tâm và xử  trí hợp lý thì rất có thể 
những vấn đề tưởng chừng như nhỏ này sẽ nhanh chóng trở thành nan giải.  
Ví dụ  như  nước thải sinh hoạt của công nhân nếu không được xử  lý (đối  
với công trường 50 công nhân trở lên) trong thời gian thi công xây dựng công 
trình   dân   dụng   sẽ   dẫn   đến   việc   ô   nhiễm   môi   trường   nước,   không   khí,  
đất...ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm việc của công nhân.
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Ở  các nước phát triển như  Mỹ  và Châu Âu… vấn đề  ATVSLĐ rất 
được sự quan tâm và chú trọng của Chính quyền cũng như các nhà thầu, chủ 
đầu tư. Thực ra điểm mấu chốt để  họ  chú trọng đến ATVSLĐ chính là từ 
cách tư duy, suy nghĩ của các nhà đầu tư xây dựng, họ nghĩ rằng nếu muốn  
tận dụng tối đa sức lực cũng như  trí tuệ  của người lao động thì phải quan  
tâm đến việc thõa mãn nhu cầu của chính người công nhân của họ. Người  
lao động với chế  độ  đãi ngộ  tốt như: mức lương  ổn định, các chế  độ  bảo 
hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn.. sẽ không phải nghĩ ngợi quá nhiều vào các 
vấn đề cuộc sống, từ đó tâm trí thoải mái, họ có thể tận tâm cống hiến hết  
nình cho công việc... hiệu suất công việc tất nhiên sẽ tăng đó là đều mà các 
nhà đầu tư hướng tới.
a. Các điều ước quốc tế tác động đến các chính sách và bộ luật của các  

quốc gia 
 ILO (Tổ chức lao động quốc tế) và WHO (Tổ chức y tế thế giới) là hai 
tổ chức đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các chính phủ và khiến họ cũng đã có 
động thái trong công tác ATVSLĐ, đồng thời cả 2 tổ  chức cũng hoạt động 
Học viên: Trương Minh Thiện                                                            Trang 25 


×