Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu mật độ xương, tỷ lệ loãng xương ở đối tượng thừa cân, béo phì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.22 KB, 7 trang )

t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019

NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ XƯƠNG, TỶ LỆ LOÃNG XƯƠNG
Ở ĐỐI TƯỢNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ
Đào Quốc Việt1; Nguyễn Tiến Bình2; Nguyễn Thị Phi Nga3
TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định mật độ xương, tỷ lệ loãng xương ở đối tượng thừa cân béo phì. Đối tượng và
phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 341 trường hợp có BMI ≥ 23 so sánh với nhóm
chứng 129 người có 18 ≤ BMI < 23. Kết quả:
- Giá trị trung bình của mật độ xương cổ xương đùi (toàn bộ, vùng cổ chính danh) và xương
2
2
2
cột sống thắt lưng ở nhóm nghiên cứu (0,97 ± 0,15 g/cm ; 0,91 ± 0,15 g/cm và 1,15 ± 0,22 g/cm )
2
2
2
cao hơn nhóm chứng (0,88 ± 0,13 g/cm ; 0,83 ± 0,12 g/cm và 1,06 ± 0,18 g/cm ).
- Tỷ lệ giảm mật độ xương, loãng xương vị trí cổ xương đùi (toàn bộ, vùng cổ chính danh)
và xương cột sống thắt lưng ở nhóm nghiên cứu (12,3%; 25,5% và 31,7%) thấp hơn nhóm
chứng (27,9%; 45,7% và 48,8%).
- Z-score trung bình ở nhóm nghiên cứu (0,94 ± 0,99; 0,72 ± 0,96; 0,46 ± 1,32) cao hơn
nhóm chứng (0,39 ± 1,0; 0,27 ± 0,91; 0,03 ± 1,33).
- Z-score trung bình tại vị trí cổ xương đùi ở người có mật độ xương bình thường của nhóm
nghiên cứu (1,19 ± 0,78; 1,11 ± 0,75) cao hơn nhóm chứng (0,81 ± 0,82; 0,83 ± 0,75).
- Tỷ lệ giảm mật độ xương và loãng xương cổ xương đùi (total, neck), xương cột sống
thắt lưng ở nhóm có BMI 23 - 24,9 (21,5%; 41,9%; 45,2%) cao hơn nhóm BMI ≥ 25 (8,9%;
19,4%; 26,6%).
Kết luận: ở người thừa cân béo phì, mật độ xương cao hơn, trong khi tỷ lệ loãng xương thấp
hơn so với người có BMI bình thường.
* Từ khóa: Mật độ xương; Loãng xương; Thừa cân.



ĐẶT VẤN ĐỀ
Béo phì và loãng xương (LX) là hai
bệnh có cơ chế bệnh sinh phức tạp
nhưng có nhiều điểm chung về cơ chế.
Cả hai bệnh có mối liên quan chặt chẽ với
nhau vì tế bào mô đệm xương tủy trung
mô là tiền chất chung cho cả nguyên bào

xương và tế bào mỡ. Quá trình lão hóa
có thể thay đổi thành phần của tủy xương
bằng tế bào mỡ ngày càng tăng, làm tăng
hoạt động tế bào hủy xương và giảm hoạt
động tế tào tạo xương, dẫn đến bệnh LX
[2]. Ước tính có > 600 triệu người lớn bị
béo phì và > 200 triệu người trên toàn thế
giới bị LX [3].

1. Ban Bảo vệ Chăm sóc Sức khỏe cán bộ tỉnh Hòa Bình
2. Học viện Quân y
3. Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi: Đào Quốc Việt ()
Ngày nhận bài: 13/08/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/09/2019
Ngày bài báo được đăng: 18/11/2019

71


T¹P CHÝ Y - HäC QU¢N Sù Sè 9-2019
Nghiên cứu về mối liên quan giữa mật

độ xương (MĐX) và thừa cân, béo phì
được các nhà khoa học quan tâm, tuy
nhiên kết quả còn những điểm khác nhau
[1, 4]. Lượng chất béo trong cơ thể, là
một trong những chỉ số quan trọng nhất
của bệnh béo phì, có nhiều bằng chứng
chỉ ra khối lượng chất béo có thể tác
dụng có lợi trên xương. Ngược lại, một số
nghiên cứu cho thấy khi khối lượng chất
béo tăng quá mức không thể bảo vệ
chống lại bệnh LX hay gãy xương do LX
[6]. Khác biệt trong thiết kế nghiên cứu,
cấu trúc mẫu và việc lựa chọn các biến số
có thể dẫn đến kết quả không phù hợp
hoặc mâu thuẫn. Mặc dù chưa có đồng
thuận rõ ràng về tác động của chất béo
trên xương, một số giải thích cơ học
được đề xuất để hỗ trợ giải thích các hiện
tượng quan sát được về mối quan hệ
giữa chất béo và xương. Thừa cân, béo
phì và LX có liên quan đến nhau [7].
Cho đến nay, nhiều nghiên cứu về MĐX
trên đối tượng có bệnh lý khác nhau,
nhưng hầu hết các nghiên cứu mới chỉ tập
trung vào mối liên quan giữa MĐX - BMI,
đây chỉ là biến quan sát phụ, chưa phải
là mục tiêu chính ở đối tượng thừa cân,
béo phì. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài
nhằm: Nghiên cứu mật độ xương, tỷ lệ
loãng xương ở đối tượng thừa cân béo phì.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu trên 470 đối tượng, gồm
2 nhóm:
- Nhóm nghiên cứu: 341 đối tượng thuộc
diện quản lý của Ban Bảo vệ, Chăm sóc
sức khỏe tỉnh Hòa Bình, được xác định
72

thừa cân, béo phì theo tiêu chuẩn của
WHO qua khám sức khỏe định kỳ tại
phòng khám và quản lý sức khỏe cán bộ
tỉnh Hòa Bình.
- Nhóm chứng: 129 đối tượng thuộc
diện quản lý của Ban Bảo vệ, Chăm sóc
sức khỏe tỉnh Hòa Bình, được xác định
có trọng lượng cơ thể trong giới hạn bình
thường theo tiêu chuẩn của WHO qua
khám sức khỏe định kỳ tại phòng khám
và quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh Hòa Bình.
- Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ
2015 đến 2019.
* Tiêu chuẩn chọn nhóm nghiên cứu:
- BMI ≥ 23.
- Độ tuổi: ≥ 40.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn chọn nhóm chứng:
- Người có BMI trong giới hạn bình
thường (18 < BMI < 23).

- Độ tuổi: ≥ 40.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ cho cả 2 nhóm:
- Các trường hợp đang điều trị hormon
thay thế.
- Phụ nữ đã cắt bỏ buồng trứng.
- Tiền sử và hiện tại dùng corticoid
kéo dài.
- Các đối tượng có kèm bệnh lý nội
khoa cấp tính.
- Mắc các bệnh lý như ung thư di căn
xương, bệnh thận mạn, bệnh lý gan mật tiêu hóa, bệnh tuyến giáp, tuyến cận giáp,
đái tháo đường, hoặc đang sử dụng
thuốc và các chế phẩm thuốc có ảnh
hưởng tới chuyển hoá xương.
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu.


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019
2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang,
có so sánh đối chứng.
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu tính
tỷ lệ trong nghiên cứu mô tả:
n=

Zα/2 2 x p (1-p)

d2
Trong đó: Zα/2 = 1,96 (độ tin cậy 95%);

d: sai số mong muốn, lựa chọn d = 0,05;
p: ước đoán tỷ lệ LX.
Chúng tôi sử dụng tỷ lệ ước đoán theo
nghiên cứu của Salamat M.R và CS
(2013) [8]. Lựa chọn p = 0,84. Thay số
vào công thức, tính được n (tối thiểu) là
207 trường hợp.
Trong thực tế qua đợt khám sức khỏe
định kỳ năm 2017, chúng tôi đã lựa chọn
được 341 trường hợp đủ điều kiện đưa
vào nhóm nghiên cứu.
Cũng trong khoảng thời gian này,
chúng tôi lựa chọn được 129 trường hợp
đủ điều kiện đưa vào nhóm chứng.

- Đo MĐX theo phương pháp DEXA
bằng máy DEXXUM T (Hãng Osteosys,
Hàn Quốc) tại phòng khám và quản lý
sức khỏe cán bộ tỉnh Hòa Bình.
+ Cổ xương đùi: đo vùng cổ chính danh
xương đùi (neck), vùng mấu chuyển lớn
(troch), vùng liên mấu chuyển (inter),
tam giác Ward (Ward’s) theo đúng khuyến
cáo quy chuẩn của WHO. Kết quả đo
MĐX cổ xương đùi được xác định bằng
2 phương pháp:
Trung bình cộng của các chỉ số vùng
đo (total).
Giá trị đo vùng cổ chính danh xương
đùi (neck).

MĐX hiển thị bằng chỉ số T-score và
Z-score.
+ Cột sống thắt lưng: đo từ vùng L1 đến
L4. Kết quả cuối cùng tính bằng trung bình
cộng các chỉ số vùng đo. MĐX hiển thị
bằng chỉ số T-score và Z-score.
- Phương pháp xử lý số liệu: bằng
phần mềm SPSS 20.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Trung bình MĐX của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng.
Nhóm nghiên cứu
(n = 341)

Nhóm chứng
(n = 129)

p

MĐX (toàn bộ)

0,97 ± 0,15

0,88 ± 0,13

< 0,001

MĐX (vùng cổ)

0,91 ± 0,15


0,83 ± 0,12

< 0,001

MĐX L1

1,09 ± 0,21

1,00 ± 0,16

< 0,001

MĐX L2

1,14 ± 0,21

1,04 ± 0,18

< 0,001

MĐX L3

1,18 ± 0,23

1,09 ± 0,22

< 0,001

MĐX L4


1,20 ± 0,24

1,09 ± 0,24

< 0,001

MĐX L1-L4

1,15 ± 0,22

1,06 ± 0,18

< 0,001

Chỉ tiêu
Cổ xương đùi

Cột sống thắt lưng

Giá trị trung bình MĐX cổ xương đùi và xương cột sống thắt lưng ở nhóm nghiên
cứu cao hơn nhóm chứng (p < 0,001).
73


T¹P CHÝ Y - HäC QU¢N Sù Sè 9-2019
Bảng 2: Tỷ lệ giảm MĐX, LX.
Nhóm nghiên cứu
Tỷ lệ loãng xương


Nhóm nghiên cứu
(n = 341)

Nhóm chứng
(n = 129)

n

%

n

%

T-score
(toàn bộ)

Bình thường

299

87,7

93

72,1

Giảm MĐX, LX

42


12,3

36

27,9

T-score
(vùng cổ)

Bình thường

254

74,5

70

54,3

Giảm MĐX, LX

87

25,5

59

45,7


Bình thường

233

63,3

66

51,2

Giảm MĐX, LX

108

31,7

63

48,8

Cổ xương đùi

Cột sống thắt lưng

p

< 0,001

< 0,001


< 0,05

Tỷ lệ giảm MĐX, LX ở nhóm nghiên cứu đều thấp hơn nhóm chứng ở cả 2 vị trí cổ
xương đùi và cột sống thắt lưng (p < 0,05).
Bảng 3: Đặc điểm chỉ số Z-score.
Nhóm nghiên cứu

Nhóm chứng

p

Cột sống thắt lưng

0,46 ± 1,32

0,03 ± 1,33

< 0,01

Cổ xương đùi (toàn bộ)

0,94 ± 0,99

0,39 ± 1,0

< 0,001

*

Cổ xương đùi (vùng cổ)


0,72 ± 0,96

0,27 ± 0,91

< 0,001

*

Cột sống thắt lưng

-0,89 ± 0,69

-0,97 ± 0,92

> 0,05

*

Cổ xương đùi (toàn bộ)

-0,7 ± 0,56

-0,68 ± 0,53

> 0,05

*

Cổ xương đùi (vùng cổ)


-0,39 ± 0,5

-0,41 ± 0,54

> 0,05

*

Cột sống thắt lưng

1,19 ± 0,96

1,02 ± 0,84

> 0,05

Cổ xương đùi (toàn bộ)

1,19 ± 0,78

0,81 ± 0,82

< 0,001

Cổ xương đùi (vùng cổ)

1,11 ± 0,75

0,83 ± 0,75


< 0,01

Đặc điểm

Trung bình Z-score

Trung bình Z-score ở
người giảm MĐX, LX

Trung bình Z-score ở
người MĐX bình thường

*

*

(*: Kiểm định Mann - Whiney)
- Z-score trung bình ở nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm chứng (p < 0,05).
- Z-score trung bình tại vị trí cổ xương đùi ở người có MĐX, LX bình thường của
nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm chứng (p < 0,05).
Bảng 4: Một số điểm cắt của Z-score.
Giá trị cut-of
Cổ xương đùi

Nhóm nghiên cứu (n, %) Nhóm chứng (n, %)

p

Z-score (toàn bộ) < -1


11 (3,4%)

8 (6,2%)

> 0,05

Z-score (vùng cổ) < -1

8 (2,4%)

7 (5,4%)

> 0,05

44 (14,2%)

26 (20,5%)

> 0,05

17 (5,5%)

14 (11%)

< 0,05

7 (2,3%)

6 (4,7%)


> 0,05

Z-score < -1
Cột sống thắt lưng Z-score (toàn bộ) < -1,5
Z-score (toàn bộ) < -2

Tại vị trí cột sống thắt lưng, với cut-off Z-score < -1,5 ở nhóm thừa cân, béo phì (5,5%)
thấp hơn so với nhóm chứng (11%) (p < 0,05).
74


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019
Bảng 5: Mối liên quan giữa giảm MĐX, LX với BMI.
BMI từ 23 - 24,9
(n = 93)

Chỉ tiêu

T-score
(toàn bộ)
Cổ xương đùi
T-score
(vùng cổ)
Cột sống thắt lưng

BMI ≥ 25
(n = 248)

p


n

%

n

%

Bình thường

73

78,5

226

91,1

Giảm MĐX, LX

20

21,5

22

8,9

Bình thường


54

58,1

200

80,6

Giảm MĐX LX

39

41,9

48

19,4

Bình thường

51

54,8

182

73,4

Giảm MĐX, LX


42

45,2

66

26,6

< 0,05

< 0,05

< 0,05

Tỷ lệ giảm MĐX và LX cổ xương đùi, xương cột sống thắt lưng ở nhóm thừa cân
cao hơn nhóm béo phì (p < 0,05).
BÀN LUẬN
Béo phì và LX là hai bệnh có cơ chế
bệnh sinh phức tạp với nguyên nhân gây
bệnh đa yếu tố, trong đó có yếu tố di
truyền, môi trường và khả năng tương tác
giữa béo phì và LX. Trước đây người ta
cho rằng bệnh béo phì và LX là hai bệnh
không liên quan, nhưng các nghiên cứu
gần đây đã chỉ ra cả hai bệnh này có cùng
một số yếu tố di truyền và môi trường [6].
Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị
trung bình MĐX ở cổ xương đùi (cả theo
2 phương pháp toàn bộ và vùng cổ) và

xương cột sống thắt lưng (ở các đốt sống
riêng lẻ từ L 1-L 4 và giá trị trung bình cả
4 đoạn đốt sống) ở nhóm thừa cân béo phì
cao hơn nhóm cân nặng bình thường
(p < 0,001) (bảng 1). Khi đối chiếu với
tiêu chuẩn của WHO về chẩn đoán LX,
tỷ lệ giảm MĐX và LX ở nhóm nghiên cứu
đều thấp hơn nhóm chứng ở cả 2 vị trí cổ
xương đùi và cột sống thắt lưng (p < 0,05)
(bảng 2). Bên cạnh đó, khi đánh giá giá trị
Z-score (bảng 3), chúng tôi nhận thấy:

- Z-score trung bình ở nhóm nghiên
cứu cao hơn nhóm chứng (p < 0,05).
- Z-score trung bình tại vị trí cổ xương
đùi ở người có MĐX bình thường của
nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm chứng
(p < 0,05).
Thống kê tỷ lệ giá trị cut-off khác nhau
của Z-score để so sánh giữa hai nhóm,
chúng tôi nhận thấy tại vị trí cột sống thắt
lưng, với cut-off Z-score < -1,5 ở nhóm
thừa cân, béo phì (5,5%) thấp hơn so với
nhóm chứng (11%) (p < 0,05). Từ định
nghĩa chỉ số Z-score cho thấy bản chất
của Z-score là phản ánh MĐX của đối
tượng nghiên cứu đã hiệu chỉnh theo tuổi
và tình trạng mãn kinh ở phụ nữ. Vì vậy,
chỉ số Z-score càng thấp, giá trị càng âm
nhiều, phản ánh đối tượng đang có chu

chuyển xương nhanh, mất xương nhanh
và nhiều hơn những đối tượng khác cùng
độ tuổi và giới.
- MĐX ở cổ xương đùi và xương cột
sống thắt lưng cao nhất ở nhóm có BMI
≥ 30 và thấp nhất ở nhóm có BMI từ 23 - 24,9,
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
75


T¹P CHÝ Y - HäC QU¢N Sù Sè 9-2019
Kết quả của chúng tôi phù hợp với
nghiên cứu của một số tác giả và ủng hộ
giả thuyết thừa cân béo phì có ảnh hưởng
tích cực đến MĐX và tỷ lệ LX.
Nghiên cứu của Rexhepi S và CS
(2015) [7] cho thấy ở phụ nữ tiền mãn
kinh, có sự khác biệt về giá trị MĐX LX
giữa các nhóm BMI khác nhau (p = 0,023).
Jiang Y và CS (2017) [9] nghiên cứu
58 người Trung Quốc từ 50 - 89 tuổi thấy
MĐX tăng ở tất cả các vị trí khi chỉ số BMI
tăng (tất cả p < 0,01). Phân tích hồi quy
đa biến cho thấy tăng BMI là yếu tố bảo
vệ cho MĐX.
Chan M.Y và CS (2014) [10] theo dõi trên
2.199 phụ nữ và 1.351 nam giới ≥ 60 tuổi.
Trong phân tích đơn biến, BMI có liên
quan với giảm nguy cơ gãy xương ở phụ
nữ ([HR 0,92; 95%CI: 0,85 - 0,99) và ở

nam giới (HR 0,77; 95%CI: 0,67 - 0,88).
Lý giải cho giả thuyết thừa cân béo phì
ảnh hưởng tích cực lên xương có nhiều
luận điểm được đưa ra.
Luận điểm đầu tiên: khi trọng lượng cơ
thể tăng lên làm tải trọng lên xương tăng
lên, do đó khối lượng xương sẽ tăng lên
để thích ứng với tải trọng lớn hơn. Bên
cạnh đó, các tế bào mỡ là nguồn quan
trọng để sản xuất estrogen ở phụ nữ sau
mãn kinh, estrogen được biết có tác dụng
ức chế tái hấp thu xương của hủy cốt
bào. Khi các mô mỡ và BMI tăng ở phụ
nữ sau mãn kinh, kết quả làm tăng sản
xuất estrogen, ức chế tế bào hủy xương,
tăng khối lượng xương. Trong nghiên cứu
EPIC, phụ nữ mãn kinh sớm với chỉ số
BMI thấp được chứng minh có chỉ số
MĐX thấp hơn gần 12% và có nguy cơ
mất xương gấp 2 lần sau 2 năm theo dõi
khi so sánh với phụ nữ có chỉ số BMI cao.
76

Điều này chỉ ra chỉ số BMI thấp là một
yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh
LX, do đó là nguyên nhân nền gây giảm
khối lượng xương và mất xương nhanh
[4].
Tuổi và giới tính: thay đổi nồng độ
hormon sinh dục làm tăng nguy cơ phát

triển cả béo phì và LX. Đặc biệt, những
thay đổi liên quan đến tuổi, thành phần cơ
thể, yếu tố chuyển hóa, lượng hormon
sau thời kỳ mãn kinh, kèm theo suy giảm
hoạt động thể chất, tất cả đều có thể là
cơ chế dẫn đến tăng cân, đặc trưng bởi
tăng khối lượng chất béo và giảm khối
lượng nạc. Nhiều chứng cứ đã hỗ trợ mối
quan hệ chặt chẽ giữa mô mỡ và bộ
xương [3].
Phan Thanh Trà Mi và CS (2016) [4]
nghiên cứu trên 397 nam giới tại 3 quận
thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả
cho thấy tỷ lệ LX của nam giới tại 3 quận
là 23,68%. Một số yếu tố liên quan đến
tình trạng LX của nam giới: tuổi cao, trình
độ học vấn thấp, nghề nghiệp, BMI thấp,
tiền sử gãy xương, sử dụng glucocorticoid,
thái độ về dự phòng bệnh LX.
Tuy nhiên, có những nghiên cứu khác
chứng minh thừa cân, béo phì ảnh hưởng
không tốt đến MĐX. Phân tích nguy cơ
LX theo mức độ béo phì, Neglia C và CS
(2016) [5] nhận thấy nguy cơ LX tăng lên
theo mức độ béo phì. Tương tự, kết quả
của Kang D.H và CS (2015) [4], Ripka
W.L và CS (2016) [6] đều ghi nhận MĐX
giảm theo mức độ béo phì (p < 0,01).
Để bảo vệ cho quan điểm này, các tác
giả cho rằng ở BN béo phì, nồng độ lipid

cao trong máu có tác dụng trực tiếp làm
giảm MĐX.


t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2019
Kết quả nghiên cứu trong và ngoài
nước cho thấy béo phì và LX là hai bệnh
có cơ chế bệnh sinh phức tạp với nguyên
nhân gây bệnh đa yếu tố, trong đó có yếu
tố di truyền, môi trường và khả năng
tương tác giữa béo phì và LX. Cả hai
bệnh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, vì
tế bào mô đệm xương tủy trung mô là tiền
chất chung cho cả nguyên bào xương và
tế bào mỡ. Quá trình lão hóa có thể thay
đổi thành phần của tủy xương bằng tế bào
mỡ ngày càng tăng, làm tăng hoạt động
tế bào hủy xương và giảm hoạt động tế
tào tạo xương, dẫn đến bệnh LX [6].
KẾT LUẬN
Ở người thừa cân béo phì, MĐX cao
hơn, trong khi tỷ lệ LX thấp hơn so với
người có BMI bình thường.

4. Kang D.H, Guo L.F, Guo T et al.
Association of body composition with bone
mineral density in northern Chinese men by
different criteria for obesity. J Endocrinol
Invest. 2015, 38 (3), pp.323-331.
5. Neglia C, Argentiero A, Chitano G et al.

Diabetes and obesity as independent risk
factors for osteoporosis: Updated results from
the ROIS/EMEROS Registry in a population
of five thousand post-menopausal women
living in a region characterized by heavy
environmental pressure. J Environ Res Public
Health. 2016, 13 (11).
6. Ripka W.L, Modesto J.D, Ulbricht L et al.
Obesity impact evaluated from fat percentage
in bone mineral density of male adolescents.
PLoS One. 2016, 11 (9), p.e0163470.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

7. Rexhepi S, Bahtiri E, Rexhepi M et al.
Association of body weight and body mass
index with bone mineral density in women and
men from Kosovo. Mater Sociomed. 2015, 27
(4), pp.259-262.

1. Phan Thanh Trà Mi, Nguyễn Trung Hoà,
Nguyễn Văn Tập. Các yếu tố liên quan đến
tình trạng LX của nam giới từ 45 tuổi trở
lên tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015.
Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2016,
20 (1).

8. Salamat M.R, Salamat A.H, Abedi I et al.
Relationship between weight, body mass
index, and bone mineral density in men

referred for dual-energy X-ray absorptiometry
Scan in Isfahan, Iran. J Osteoporos. 2013,
p. Article ID 205963.

2. Cao J.J. Effects of obesity on bone
metabolism. J Orthop Surg Res. 2011, 6, p.30.

9. Jiang Y, Zhang Y, Jin M et al. Agedrelated changes in body composition and
association between body composition with
bone mass density by body mass index in
Chinese han men over 50-year-old. PLoS
One. 2017, 10 (6), p. e0130400.

3. Hernlund E, Svedbom A, Ivergard M et al.
Osteoporosis in the European Union: Medical
management, epidemiology and economic
burden. A report prepared in collaboration with
the International Osteoporosis Foundation (IOF)
and the European Federation of Pharmaceutical
Industry Associations (EFPIA). Arch Osteoporos.
2013, 8, p.136.

10. Chan M.Y, Frost S.A, Center J.R et al.
Relationship between body mass index and
fracture risk is mediated by bone mineral density.
Miner Res. 2012, 29 (11), pp.2327- 2335.

77




×