Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Liên kết không gian du lịch phía tây đồng bằng sông Cửu Long - Hiện trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (963.81 KB, 17 trang )

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH

KỶ YẾU HỘI THẢO

LIÊN KẾT KHÔNG GIAN DU LỊCH PHÍA TÂY
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Th.S Phạm Thị Hồng Cúc * - Th.S Phan Thị Hồng Dung 

TÓM TẮT
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm du lịch
quốc gia với các sản phẩm du lịch đa dạng và mang tính đặc thù của vùng sinh
thái sông nước và biển đảo. Tuy vậy, phát triển du lịch tại Vùng ĐBSCL hiện
vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh vốn có của Vùng. Vì thế, theo
Quyết định về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng ĐBSCL
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính Phủ ban hành năm
2016 1 đã khẳng định vị trí quan trọng của Vùng đối với ngành du lịch Việt
Nam, từng bước nâng cao vị trí, vai trò du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội
của Vùng, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống người dân, góp phần quảng bá
hình ảnh vùng ĐBSCL với cả nước và quốc tế. Cũng theo quyết định này,
không gian phát triển của Vùng được chia thành 2 không gian chính: không
gian du lịch phía Tây (bao gồm thành phố Cần Thơ và các tỉnh: An Giang, Kiên
Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau) và không gian
du lịch phía Đông (bao gồm các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh
Long và Trà Vinh) dựa trên đặc điểm địa lý lãnh thổ đặc thù và các định hướng
chiến lược phát triển chính của quốc gia và mô hình phát triển vùng.
Bài viết tập trung tìm hiểu các vấn đề về hiện trạng liên kết không gian
trong phát triển du lịch tại khu vực phía Tây của Vùng ĐBSCL dựa trên cơ sở
lý thuyết về liên kết vùng, trung tâm du lịch và các sản phẩm du lịch đặc thù
trong phát triển du lịch. Từ đó, đề tài đưa ra các giải pháp nhằm phát huy tối đa
lợi thế và tiềm năng của của việc liên kết không gian trong việc phát triển du


lịch - cụm phía Tây - vùng đồng bằng sông Cửu Long, góp phần nâng cao hiệu
quả hơn nữa trong việc liên kết phát triển du lịch tại vùng.
Từ khóa: liên kết vùng, cụm du lịch phía Tây ĐBSCL, sản phẩm du lịch
*

Bộ môn Du lịch - Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM



Bộ môn Du lịch - Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM

1

/>
phat-trien-du-lich-vung-dong-bang-song-Cuu-Long-den-2020-2016-330910.aspx

87


đặc thù.

1. Vấn đề về liên kết và phát triển trong du lịch
Du lịch với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên
vùng và mang tính xã hội hóa cao nên sự phát triển của ngành du lịch không chỉ
nằm trong khuôn khổ một tỉnh mà luôn phải vươn ra khỏi phạm vi hành chính
của một địa phương, một quốc gia hay một khu vực. Tại Việt Nam, những năm
gần đây có một số nghiên cứu hướng đến việc phát triển vùng và liên vùng nói
chung, song những luận cứ để phân tích cụ thể các chính sách liên kết và phát
triển liên vùng trong ngành du lịch vẫn đang cần sự thống nhất.
Lý luận về liên kết vùng, trên thế giới có rất nhiều quan điểm phân định

về vùng lãnh thổ phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu của TS. Nguyễn Văn
Huân 1 - Phòng nghiên cứu phát triển kinh tế vùng, Viện Kinh tế Việt Nam cho
thấy, quan điểm cực tăng trưởng (tiêu biểu Gustav Ranis, Strauss, Hall) lưu ý
đến tính chất tăng trưởng kinh tế của các vùng có lợi thế so sánh có thể tiến
hành công nghiệp hóa nhanh, làm nền tảng cho quá trình công nghiệp hóa trên
toàn bộ nền kinh tế. Trong các cực tăng trưởng này tập trung các ngành công
nghiệp mũi nhọn và các ngành bổ trợ, các hoạt động dịch vụ phục vụ cho phát
triển công nghiệp với một hạ tầng phát triển có thể kết nối với các cảng biển,
các đầu mối giao thông.
Một số trường phái khác quan niệm vùng thiên về cấu trúc kinh tế, có
nghĩa là bố trí cơ cấu kinh tế trên một không gian lãnh thổ nhất định. Quan
điểm này thiên lệch về cơ cấu kinh tế, mặc dù chiến lược cơ cấu vùng là hết sức
quan trọng trong phân bố lãnh thổ phát triển. Nhưng một chiến lược kinh tế hợp
lý sẽ được vận hành có hiệu quả còn phải tính đến các yếu tố địa chính trị, các
nhóm xã hội, thể chế vận hành vùng v.v...
Còn theo báo cáo Phát triển Thế giới 2009 với tiêu đề Tái định dạng Địa
kinh tế 2, báo cáo đã đưa ra một cách tiếp cận mới nhằm định dạng lại khung
tranh luận trong chính sách phát triển vùng về đô thị hoá, phát triển lãnh thổ và
hội nhập vùng. Trong đó nhấn mạnh ba khía cạnh của phát triển vùng bao gồm
Liên kết vùng - Từ lý luận đến thực tiễn - TS. Nguyễn Văn Huân
( />1

huc%20tien_Nguyen%20Van%20Huan.pdf)
2

Ngân hàng Thế giới (2009), Tái định dạng địa kinh tế, Nxb Văn hoá Thông tin - Hà Nội

88



PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH

KỶ YẾU HỘI THẢO

mật độ, khoảng cách, sự chia cắt cùng một số các lực tác động khác.
Tại Việt Nam, theo quan điểm của TS. Trần Du lịch 1, nếu không liên kết
phát triển du lịch, để địa phương nào cũng tự phát sẽ “phá” tiềm năng, không
tạo ra được sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh cao.
Trong khi đó, PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Trung
ương lại cho rằng, nếu không có chiến lược liên kết phát triển du lịch thì tài
nguyên sẽ bị khai thác đến… hoang tàn. Từ đó, các chất liệu để phục vụ cho
việc khai thác và phát triển trong ngành du lịch sẽ dần cạn kiệt.
Với PGS.TS Bùi Tất Thắng 2, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, mỗi một vùng (bất kể quy mô và hình thức như thế nào)
đều có một số đặc điểm chung, nổi trội hơn so với các vùng khác. Liên kết
vùng không chỉ bù đắp những khoảng trống, thiếu hụt nguồn lực giữa các vùng
mà còn làm gia tăng tính lợi ích nhờ hiệu quả kinh tế theo quy mô. Vì thế, một
cách tự nhiên, để phát triển sản xuất, đặc biệt là trong kinh tế thị trường, các
vùng tất yếu có nhu cầu liên kết (cả nội vùng lẫn liên vùng).
Đặc điểm chung của liên kết vùng
Để tiến hành phân định vùng, cần lưu ý một số yếu tố sau đây:
- Một lãnh thổ có các điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý tương đồng nhau Vị trí kinh tế và trình độ phát triển kinh tế tương hợp.
- Đặc trưng của các nguồn lực phát triển tương đồng nhau.
- Các quan hệ kinh tế của các nhóm xã hội, của các doanh nghiệp, của các
đơn vị hành chính v.v… có tác dụng thúc đẩy phát triển hay kìm hãm sự phát
triển của các vùng phụ cận.
- Đặc trưng khác biệt của vùng so với các vùng khác. Hay nói cách khác là
lợi thế so sánh của vùng và mỗi địa phương trong vùng.
Nguyên tắc liên kết vùng

Từ đó, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra các nguyên tắc về liên kết vùng 3

1

/>2
3

/>Liên kết vùng - Từ lý luận đến thực tiễn - TS. Nguyễn Văn Huân

( ly%20luan%20den%20t
huc%20tien_Nguyen%20Van%20Huan.pdf)

89


phải đảm bảo 3 yếu tố:
- Phân bố lãnh thổ các ngành và phân bố vùng phải dựa trên các lợi thế so
sánh mà có thể làm cho tổng chi phí sản xuất và phân phối sản phẩm đến thị
trường thấp nhất.
- Sự song hành sử dụng nguyên liệu cho nhiều nơi sẽ làm giảm hiệu suất
sử dụng nguồn lợi và làm mất đi các lực liên kết vùng. Do vậy, nguyên tắc tối
ưu hóa sử dụng nguồn lợi được nêu lên như là chỉ tiêu quan trọng cần được lưu
ý khi phân bố lãnh thổ phát triển.
- Hiệu quả quy mô. Các chi phí trên một đơn vị sản phẩm sẽ giảm khi sản
lượng gia tăng. Vì thế, việc lựa chọn quy mô hợp lý phải dựa trên sự phân tích
chi tiết cầu thị trường trong và ngoài nước, phân tích các mối liên kết giữa các
nhà máy cùng loại sản phẩm.
Các hình thức liên kết vùng
Có 4 hình thức liên kết vùng chính:
- Liên kết giữa các chủ thể vĩ mô (bao gồm liên kết dọc (phân cấp trung

ương, chính quyền địa phương; bộ với các sở chuyên ngành)…và liên kết ngang
(các bộ chuyên ngành, liên kết giữa các địa phương với nhau)).
- Liên kết các chủ thể vĩ mô (liên kết giao dịch thuần túy thị trường giữa
doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp và hộ gia đình…).
- Liên kết cụm/ mạng lưới vùng hay còn gọi là liên kết nông thôn đô thị
(liên kết để giải quyết các vướng mắc hay đối lập, khác biệt giữa nông thôn và
đô thị).
- Liên kết mang tính chất lãnh thổ (liên kết các cực hay trung tâm phát
triển với các phần còn lại của vùng.
Vùng du lịch - Trung tâm du lịch
Đối với ngành địa lý du lịch, vùng du lịch là một hệ thống lớn bao gồm
nhiều hệ thống nhỏ tương ứng với hệ thống lãnh thổ du lịch. Hệ thống này được
hình thành bởi 5 phân hệ chính: phân hệ khách du lịch, phân hệ tài nguyên,
phân hệ công trình kỹ thuật, phân hệ đội ngũ cán bộ phục vụ và phân hệ cơ
quan điều khiển. Trong phát triển du lịch, mỗi vùng du lịch phải có một cực đủ
mạnh để thu hút các khu vực xung quanh vào lãnh thổ của vùng mà các nhà
nghiên cứu thường dùng khái niệm “trung tâm du lịch” để diễn đạt cho các lãnh
thổ đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút du khách và thúc đẩy sự phát

90


PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH

KỶ YẾU HỘI THẢO

triển du lịch của cả vùng hoặc quốc gia trong việc khai thác và phát triển du
lịch. Cụ thể, theo M.Buchvarov, ông phân chia lãnh thổ du lịch thành các cấp:
điểm du lịch - trung tâm du lịch - tiểu vùng du lịch - á vùng du lịch - vùng du

lịch 1.
Ngoài ra, trung tâm du lịch không chỉ bao gồm các điểm du lịch với mật
tập trung cao, mà còn có các cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối
chất lượng, để phục vụ cho nhu cầu của du khách.
Sản phẩm du lịch đặc thù
Bên cạnh các yếu tố về liên kết vùng trong du lịch, yếu tố về trung tâm
du lịch thì sản phẩm du lịch đặc thù sẽ tạo nên tính hấp dẫn và đặc trưng cho
một điểm đến. Theo PGS.TS Phạm Trung Lương: “Sản phẩm du lịch đặc thù là
sản phẩm có những đặc tính độc đáo và duy nhất, nguyên bản và đại diện về tài
nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn cho một lãnh thổ/ điểm đến du lịch với
những dịch vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu/ mong đợi của du khách mà còn
tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo”.
Từ đây, có thể nhận thấy, phát triển “sản phẩm du lịch đặc thù” không
phải là yếu tố duy nhất quyết định đến sự hấp dẫn du lịch của một điểm đến hay
một địa phương, nhưng “sản phẩm du lịch đặc thù” có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong việc thu hút và lựa chọn sử dụng sản phẩm độc đáo và không mang
tính trùng lắp của du khách với địa phương có những sản phẩm du lịch đặc thù
đặc sắc.
Những phân tích trên cho thấy, liên kết vùng chính là một trong những
giải pháp phát triển du lịch hiệu quả khi biên giới du lịch giữa các địa phương
đã không còn hiện hữu, thay vào đó là một điểm đến chung và thống nhất với
sự đa dạng và đặc sắc của sản phẩm du lịch đặc trưng dựa trên lợi thế riêng biệt
của từng địa phương hay vùng miền. Thêm vào đó, mỗi địa phương có những
thế mạnh về vị trí địa lý, nguồn lực phát triển và tiềm năng du lịch. Vì vậy, cần
kết nối các chuỗi giá trị này để tạo nên những sản phẩm du lịch đa dạng và độc
đáo hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của du khách.

1

Nguyễn Minh Tuệ (2013), Địa lý du lịch Việt Nam, Nxb. Giáo Dục


91


2. Khái quát về các tỉnh phía Tây ĐBSCL và hiện trạng phát triển du
lịch của vùng liên kết phía Tây
2.1 Khái quát về các tỉnh phía Tây ĐBSCL
Theo quyết định 492/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 về phê duyệt đề án thành
lập vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, đến ngày 30/7/2009 Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và Cà Mau
đã ký kết chương trình hợp tác phát triển du lịch.
Tính đến năm 2018, vùng liên kết phía Tây có 7 tỉnh (thêm 2 tỉnh Hậu
Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu). Diện tích của vùng là 23.978 km 2 , chiếm 59,1%
diện tích vùng ĐBSCL. Dân số hơn 9 triệu (năm 2017) chiếm 52,4% dân số.
Về tài nguyên du lịch của vùng liên kết phía Tây có hệ sinh thái đa dạng
với cảnh quan sông nước miệt vườn đặc trưng của vùng ĐBSCL (Cần Thơ, Hậu
Giang), hệ sinh thái đồi núi tại An Giang, hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Cà
Mau và đặc biệt là hệ sinh thái biển đảo nổi tiếng tại Phú Quốc, tỉnh Kiên
Giang. Có thể nói, so với các tỉnh khác trong khu vực thì vùng liên kết này có
tài nguyên tự nhiên đa dạng hơn để có thể phát triển các loại hình du lịch như
du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch nông thôn…
Bên cạnh đó, vùng có hệ thống tài nguyên nhân văn độc đáo với các giá
trị văn hóa của người Kinh, Khmer, Hoa và Chăm với những phong tục tập
quán, tôn giáo và tín ngưỡng cùng với nghệ thuật dân gian truyền thống của
văn hóa bản địa, góp phần tạo thêm màu sắc đa dạng cho phát triển các hoạt
động du lịch văn hóa trong vùng so với tỉnh khác trong khu vực.
2.2 Hiện trạng phát triển du lịch của vùng liên kết phía Tây
2.2.1 Sản phẩm du lịch
Trong bản thỏa thuận liên kết, các tỉnh đang từng bước nghiên cứu và
xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù của cho địa phương mình. Theo đó, các

tỉnh đã đưa ra hướng phát triển sản phẩm du lịch của địa phương cùng với việc
trao đổi thông tin và đưa vào chương trình liên kết chung nhằm quảng bá và
thu hút khách du lịch.
Thành phố Cần Thơ: Với lợi thế là trung tâm đô thị loại 1 - Cần Thơ
được đánh giá là trung tâm du lịch của không gian du lịch phía Tây - vùng
ĐBSCL. Cần Thơ có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển cùng với hệ sinh thái
sông nước với chợ nổi Cái Răng và Phong Điền đã giúp cho Thành phố phát

92


PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH

KỶ YẾU HỘI THẢO

triển du lịch sông nước miệt vườn và du lịch MICE. Bên cạnh đó, đây còn là
điểm trung chuyển chính cho vùng. Hiện nay, Cần Thơ đang triển khai dự án
“Bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng”, “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
đường sông”.
Hậu Giang: Là tỉnh mới so với các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL. Tuy
vậy, với tiềm năng phát triển du lịch sông nước và các di tích lịch sử cách
mạng như khu trù mật Vị Thanh – Hỏa Lựu, Căn cứ tỉnh ủy Cần Thơ, di tích
chiến thắng Tầm Vu… Hậu Giang đang từng bước xây dựng nên các sản phẩm
du lịch đặc thù mang tính địa phương trong việc thu hút du khách.
Sóc Trăng: Nét đặc sắc của tỉnh Sóc Trăng tạo nên sự khác biệt của sản
phẩm du lịch Sóc Trăng so với các tỉnh thành khác là văn hóa tín ngưỡng và
các công trình kiến trúc độc đáo của dân tộc Khmer. Bên cạnh đó, với 72km
đường bờ biển và 50km chiều dài của sông Hậu Giang đã giúp cho Sóc Trăng
có thể khai thác đa dạng hơn các sản phẩm trong hoạt động du lịch. Đặc biệt,

tuyến cao tốc Trần Đề đi Côn Đảo vừa được vận hành vào tháng 7/2017 đã
giúp cho tỉnh có những bước phát triển trong việc khai thác du lịch.
An Giang: Với thế mạnh là địa phương có nguồn tài nguyên du lịch tự
nhiên và văn hóa đặc sắc trong vùng, An Giang đẩy mạnh phát triển du lịch
tâm linh, tín ngưỡng và văn hóa bản địa gắn liền với văn hóa Chăm. Ngoài ra,
tỉnh còn đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái kết hợp mua sắm ở chợ, cửa
khẩu và các làng nghề. Bên cạnh đó, sở hữu vùng sinh thái tự nhiên độc đáo,
An Giang tập trung khai thác du lịch mùa nước nổi với các tuyến rừng tràm
Trà Sư; Vàm Nao huyện Phú Tân; Búng Bình Thiên huyện An Phú kết hợp với
ẩm thực đồng quê đã giúp cho An Giang phát triển những sản phẩm du lịch
vừa đa dạng vừa độc đáo.
Kiên Giang: Với 200km chiều dài bờ biển và 145 hòn đảo lớn nhỏ, trong
đó Phú Quốc là đảo lớn nhất Việt Nam, Kiên Giang đã và đang tập trung khai
thác các sản phẩm du lịch liên gắn liền với biển đảo. Việc khai thác và đưa vào
hệ thống cáp treo tại khu giải trí Hòn Thơm cùng với khu thiên nhiên bán
hoang dã Safari đã tạo cho Kiên Giang nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng so
với vùng. Bên cạnh đó, Kiên Giang cũng có tiềm năng phát triển du lịch nhân
văn với các làng nghề như nước mắm, hồ tiêu, rượu sim, ngọc trai góp phần
thêm đa dạng sản phẩm của tỉnh.
Bạc Liêu: Cho đến thời điểm hiện tại, Bạc Liêu đã và đang nhận được sự

93


quan tâm và đầu tư phát triển du lịch kể từ sau sự kiện “đờn ca tài tử” được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (2013). Về tự
nhiên, Bạc Liêu có hệ sinh thái rừng ngập mặn trải dài theo 56km đường bờ
biển, hệ thống sân chim, vườn chim; về văn hóa, Bạc Liêu nổi tiếng với khu
lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu; các giai thoại, hiện vật về nhân vật “Công
tử Bạc Liêu”; những ngôi chùa cổ và độc đáo (Thành Hoàng Cổ Miếu, chùa

Xiêm Cán…); nhà thờ (Tắc Sậy); nhà máy điện gió…đã tạo điểm nhấn đặc thù
của của du lịch Bạc Liêu so với các tỉnh khác.
Cà Mau: Vị trí địa lý đặc biệt với 3 mặt giáp biển có 254 km đường bờ
biển và hệ thống rừng ngập mặn đã tạo cho Cà Mau sản phẩm du lịch đặc trưng
so với các tỉnh khác trong vùng về cảnh quan thiên nhiên. Thiên nhiên ban tặng
cho vùng này nhiều cảnh quan đẹp như Vườn quốc gia Mũi Cà Mau được
UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyễn thế giới (2009), Vườn quốc gia U
Minh Hạ, cụm đảo Hòn Khoai, đã tạo sức hút du lịch với khách du lịch. Bên
cạnh đó, Cà Mau cũng có nhiều di tích lịch sử như Căn cứ Xẻo Đước, Lung Lá
Nhà Thể…
Dựa trên việc xác định các ưu thế về tài nguyên du lịch và sản phẩm du
lịch chuyên biệt của từng địa phương, sẽ tạo điều kiện cho công tác định hướng
và phát huy các sản phẩm du lịch đặc trưng cho toàn cụm thông qua liên kết
không gian và xây dựng các tuyến điểm du lịch đặc thù. Hiện nay, vùng liên kết
phía Tây đang phát triển tuyến “ĐBSCL - một điểm đến, bốn địa phương”, với
slogan du lịch là “an toàn, thân thiện và chất lượng”. Vùng còn liên kết với
TPHCM trong việc phát triển các sản phẩm du lịch và liên kết khai thác một số
tuyến như TPHCM - Cần Thơ - Sóc Trăng - Hà Tiên - Bạc Liêu - Cà Mau;
TPHCM - An Giang; TPHCM - Phú Quốc.

94


PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH

KỶ YẾU HỘI THẢO

Sơ đồ: Không gian du lịch phía Tây - ĐBSCL 1
2.2.2. Hiện trạng hoạt động du lịch

Số lượng và doanh thu du lịch: Năm 2017, hoạt động du lịch có bước
phát triển khá, các địa phương trong Cụm đã tập trung triển khai nhiều giải
pháp mới, tích cực tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện, xúc tiến, quảng bá,
đào tạo nguồn nhân lực và liên kết hợp tác… để thúc đẩy du lịch phát triển.
Kết quả, tổng lượt khách đến tham quan du lịch tại các địa phương trong Cụm
đạt 25.520.803 lượt khách, tăng 19% so cùng kỳ năm 2016, chiếm 73,2% trong
tổng lượt khách du lịch đến ĐBSCL. Trong đó, khách quốc tế đạt 1.256.278
lượt, tăng 14,7% so với cùng kỳ, chiếm 44% trong tổng số khách quốc tế đến
ĐBSCL. Doanh thu đạt trên 13.695 tỷ đồng, tăng 27,2% so với cùng kỳ, chiếm
79,6% trong tổng doanh thu du lịch Vùng ĐBSCL (xem số liệu Bảng 1). Theo
đó, 3 tỉnh trong Cụm có tổng lượt khách tham quan cao nhất là TP. Cần Thơ,
An Giang và Kiên Giang (xem biểu đồ 1).

1

ThS. Trần Duy Minh - Bộ môn Du lịch, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP.HCM

95


Biểu đồ 1: Số lượng khách du lịch ở các tỉnh phía Tây ĐBSCL năm
2017

1

8,000,000
7,000,000

6,000,000
5,000,000

4,000,000
3,000,000
2,000,000
1,000,000
-

Tp.Cần Thơ

An Giang

Kiên Giang

Tổng lượt khách (Lượt)

Cà Mau

Bạ c Li êu

Hậ u Giang

Khách trong nước (Lượt)

Sóc Trăng

Khách quốc tế (Lượt)

Năm 2017
Tổng lượt khách
Địa
phương


TT

(Lượt)

Khách quốc tế

So cùng
kỳ 2016
(%)

(Lượt)

So
cùng
kỳ
2016
(%)

Khách trong
nước
So
cùng
(Lượt)
kỳ
2016
(%)

Doanh thu
(Triệu

đồng)

So
cùng
kỳ
2016
(%)

1

Cần Thơ

7,539,221

140.9

677,171

114.7

6,862,050

144.2

2,897,943

158.7

2


An Giang
Kiên
Giang

7,300,000

112.3

75,000

107.1

7,225,000

112.4

3,700,000

115.6

6,079,179

107.8

368,207

5,710,972

107.2


4,582,375

124.8

4

Cà Mau

1,240,000

116.0

25,000

1,215,000

116.1

636,000

130.3

5

Bạc Liêu

1,500,000

121.0


40,000

108.1
105.3

1,460,000

121.5

1,200,000

114.3

6

Hậu Giang

332,000

141.3

10,938

138.2

321,062

141.4

121,287


170.2

7

Sóc Trăng

1,530,403

108.1

59,962

107.1

1,470,441

108.2

557,092

121.0

CỤM

25,520,803

119.0

1,256,278


119.2

13,694,697.0

127.2

Chiếm (%)

73.2

3

ĐBSCL

34,877,247

114.7

118.9

24,264,525

44.0
118.7

75.8

2,855,692


111.1

32,021,555

79.6
119.4

17,194,912

Bảng 1: Số lượng và doanh thu của vùng du lịch phía Tây ĐBSCL năm 2017 2

1

Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang

2

Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang

96

126.5


PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH

KỶ YẾU HỘI THẢO

So với Cụm phía Đông, Cụm du lịch phía Tây ĐBSCL có sức hút về

lượng khách du lịch lớn trong vùng, chiếm 73,2% lượng khách đến ĐBSCL và
chiếm 79,6% doanh thu cả vùng. Có thế nói, Cụm liên kết du lịch phía Tây có
tiềm lực phát triển du lịch và được quan tâm của các tỉnh trong việc xây dựng
sản phẩm và đầu tư phát triển du lịch.
Về chính sách quản lý và đầu tư: Hoạt động liên kết phát triển vùng du
lịch phía Tây ĐBSCL dựa trên chủ trương của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
(VHTT&DL) và đơn vị thực hiện là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của tỉnh
thực hiện. Việc quản lý mỗi năm sẽ được các tỉnh luân phiên làm Cụm trưởng.
Năm 2017, Sở Du lịch Kiên Giang làm Cụm trưởng nhưng đến năm 2018 bàn
giao lại cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phụ trách. Định kỳ
hàng quý, các tỉnh trong Cụm trao đổi thông tin với nhau thông qua các báo cáo
tình hình hoạt động du lịch của mỗi tỉnh/thành phố thông qua Cụm trưởng.
Các tỉnh cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc sử dụng
những công cụ xúc tiến quảng bá ít tốn kém mà hiệu quả như website, trang
thông tin, cổng thông tin điện tử của địa phương, các trang mạng xã hội để
quảng bá hình ảnh du lịch của Cụm. Tuy nhiên, hiện nay Cụm chưa tạo được
website của cụm mà phần lớn quảng bá thông ba website của từng tỉnh trong
Cụm. Bên cạnh đó, Cụm còn phối hợp tổ chức đón các đoàn Farmtrip, Freshtrip
đến khảo sát tại các địa phương trong Cụm để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của
địa phương cũng như của Cụm đến với các hãng lữ hành.
Bên cạnh đó, các tỉnh cùng tham gia các chương trình/sự kiện/lễ hội... do
các địa phương trong Cụm tổ chức. Qua đó tạo mối liên hệ, gắn bó mật thiết,
vừa chia sẻ vừa tạo điều kiện để hợp tác trên các nội dung khác khi có điều
kiện. Cụ thể là sự kiện, lễ hội: Tháng Du lịch tỉnh An Giang, Lễ hội Bánh dân
gian Nam Bộ lần VI/2017 tại Tp. Cần Thơ và nhiều sự kiện văn hóa, du lịch, lễ
hội khác... Thông qua những sự kiện này, hình ảnh du lịch địa phương được
quảng bá đến du khách. Ngoài ra, vào ngày 23/08/2016 Cụm đã ký kết bản thỏa
thuận hợp tác phát triển du lịch với TPHCM về tăng cường trao đổi về hợp tác
phát triển sản phẩm du lịch, hợp tác xúc tiến quảng bá du lịch và trong lĩnh vực
đào tạo nguồn nhân lực.

Về đào tạo nguồn nhân lực: Năm 2017, các địa phương trong Cụm đã tổ
chức được 21 lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho người lao

97


động phục vụ trong ngành du lịch, thu hút 887 học viên tham gia 1, góp phần
nâng cao tay nghề cho lao động đang trực tiếp phục vụ khách du lịch. Các địa
phương trong Cụm còn tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng do các đơn vị
thuộc Bộ VHTT&DL tổ chức nhằm nâng cao năng lực quản lý cho từng địa
phương.
Tính từ 2010 đến nay, sau khi triển khai liên kết du lịch của các tỉnh cụm
phía Tây ĐBSCL, cụm có những bước tiến phát triển du lịch và giải quyết được
một số vấn đề về kinh tế và văn hóa xã hội.
2.3 Một số nhận xét
Thuận lợi
Về sản phẩm du lịch: Các tỉnh trong cụm thống nhất về chương trình và
nội dung liên kết phát triển du lịch với phương châm “sử dụng sản phẩm, dịch
vụ của nhau”. Qua đó, các tỉnh xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đặc
thù để từ đó có giải pháp phát triển sản phẩm du lịch phù hợp cho từng địa
phương, từng tỉnh. “ĐBSCL - một điểm đến, bốn địa phương” là sản phẩm đầu
tiên của vùng thể hiện liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh. Điều quan trọng
là thông qua việc liên kết này, các tỉnh trong Cụm đã xây dựng cho mình sản
phẩm du lịch đặc thù riêng để từ đó có chiến lược phát triển và liên kết hợp tác
trong hoạt động du lịch.
Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch: Chất lượng hiệu quả các hoạt
động du lịch từng bước được nâng lên, nhất là công tác tuyên truyền quảng bá
trong du lịch; công tác liên kết, hợp tác phát triển du lịch được đẩy mạnh, huy
động được nhiều ban, ngành và doanh nghiệp tham gia. Các tỉnh, thành trong
Cụm đã tạo được mối quan hệ chặt chẽ hơn trong công tác quản lý nhà nước

cũng như công tác xúc tiến, quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực du lịch…
Tham dự các sự kiện chung: Vào năm 2017, các tỉnh, thành trong Cụm
đã tiếp tục cùng nhau tham gia gian hàng chung tại Hội chợ du lịch quốc tế
VITM tại Hà Nội, cũng như cùng nhau tham gia các sự kiện văn hoá, du lịch ở
các địa phương khác. Qua đó khẳng định được tinh thần liên kết, hợp tác cùng
phát triển du lịch của các tỉnh, thành trong Cụm; mở ra cơ hội cho các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch trong Cụm nhằm quảng bá, nối kết tour, tuyến; tạo

1

Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2017 - Chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch

Cụm phía Tây ĐBSCL

98


PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH

KỶ YẾU HỘI THẢO

sức cạnh tranh trên thị trường kinh doanh du lịch, góp phần tạo ra liên kết vùng
chặt chẽ đưa ngành du lịch phát triển.
Tiếng nói chung trong hương hướng hoạt động du lịch: Các tỉnh, thành
trong Cụm luôn gắn kết trong hoạt động phápt triển du lịch, chia sẻ kinh
nghiệm và có tiếng nói chung trong các hoạt động. Đồng thời đã tạo được sự
thống nhất, đồng thuận cao trong việc thực hiện các hoạt động phát triển du
lịch, là cầu nối giữa các doanh nghiệp du lịch trong Cụm. Ngoài ra, các địa
phương trong Cụm đã kết nối, khuyến khích các doanh nghiệp “sử dụng sản

phẩm của nhau”, không ngừng nâng chất lượng sản phẩm du lịch, tạo sản phẩm
mới, chú trọng chất lượng nguồn nhân lực du lịch để phục vụ tốt hơ n nhu cầu
khách du lịch.
Hạn chế
Sản phẩm du lịch: Từ năm 2010, khi bắt đầu việc hợp tác liên kết giữa
các vùng phía Tây đến nay, Cụm tập trung xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù
của từng tỉnh và chưa xây dựng các tuyến du lịch đặc thù cho các tỉnh liên kế t.
Sản phẩm “ĐBSCL - một điểm đến, bốn địa phương” chỉ tập trung phát triển 4
tỉnh Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau. Tính đến nay, Cụm chưa đưa
thêm sản phẩm nào về tuyến du lịch khác có sự tham gia của các tỉnh khác
ngoài 4 tỉnh trên.
Vấn đề quản lý và chiến lược phát triển sản phẩm du lịch: Việc quy định
mỗi năm đại diện làm Cụm trưởng sẽ tạo ra khó khăn quản lý nhất là trong việc
quản lý chiến lược dài hạn cho toàn Cụm. Với quy định 1 tỉnh quản lý việc liên
kết du lịch toàn Cụm trong vòng một năm được xem là khoảng thời gian quá ít
cho việc phát triển du lịch cung của toàn Cụm. Được biết sau khi kết thúc 1
năm quản lý, Cụm trưởng sẽ báo cáo những thuận lợi và khó khăn cùng phương
hướng hoạt động, sau đó bàn giao hồ sơ lại cho Cụm trưởng nhiệm kỳ ti ếp theo.
Ngoài ra, toàn Cụm vẫn chưa tổ chức được các buổi gặp gỡ, các cuộc Hội nghị
hay toạ đàm để cùng nhau chia sẻ về hoạt động thanh tra, kiểm tra; quản lý lữ
hành, hướng dẫn viên, quản lý điểm đến, thống kê du lịch... mặc dù đây là nội
dung rất thiết thực trong hoạt động quản lý nhà nước của các địa phương. Theo
PGS.TS Phạm Trung Lương - Viện phó Viện nghiên cứu phát triển du lịch, ông
cho rằng “Những sản phẩm du lịch đặc thù của vùng ĐBSCL đã được khai thác
nhưng hiện mới ở gốc độ địa phương, chứ không phải góc nhìn toàn vùng. Vấn
đề liên kết giữa các vùng cùng đã đặt ra từ lâu, nhưng không có “nhạc trưởng”

99



dẫn đến tình trạng khai thác sản phẩm du lịch chồng chéo lên nhau. Bây giờ
cần điều chỉnh lại, địa phương phát huy thế mạnh và liên kết các thế mạn h để
tạo ra sản phẩm chung, sản phẩm cả vùng”.
Hợp tác kinh doanh du lịch: Các đơn vị kinh doanh du lịch tại các địa
phương tuy có tiến hành ký kết hợp tác, nhưng hiệu quả còn thấp, chưa thật sự
tạo được sức bật mới cho hoạt động du lịch do chỉ quan tâm đế n hiệu quả kinh
tế trước mắt mà chưa tập trung đến chiến lược lâu dài. Trên tinh thần hợp tác
đó, các tỉnh cũng đã có những trao đổi và hỗ trợ lẫn nhau nhưng hiệu quả kinh
doanh du lịch cũng chỉ tập trung vào các tỉnh có điều kiện phát triển du lịch
như Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang.
Vấn đề hợp tác về xúc tiến, kêu gọi đầu tư và xây dựng sản phẩm du lịch
đặc trưng: Sự liên kết trong công tác xúc tiến quảng bá cho toàn Cụm chưa thật
sự đồng bộ. Nguyên do bởi sự yếu kém trong cơ cấu tổ chức, thiếu kinh phí và
định hướng thị trường... Công tác kêu gọi đầu tư tại một số tỉnh, thành trong
Cụm vẫn còn nhiều khó khăn vì chưa tìm được các nhà đầu tư phù hợp với điều
kiện phát triển du lịch của địa phương nói riêng và Cụm nói chung. Bên cạnh
đó, việc Cụm chưa có website liên kết và quảng bá du lịch chung cũng làm ảnh
hưởng đến quá trình xúc tiến và kêu gọi đầu tư cho toàn Cụm.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực: Việc đào tạo cho người lao động trực
tiếp làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch và cả cán bộ làm công t ác quản
lý nhà nước tại các địa phương còn khó khăn do thiếu kinh phí. Chất lượng đào
tạo nhất là đào tạo ngắn hạn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của
ngành, đa số nặng về lý thuyết thiếu kiến thức thực tế. Hiện trên địa bàn Cụm,
riêng Cần Thơ có trường đào tạo chuyên môn về du lịch, việc đào tạo nguồn
nhân lực cũng còn mang tính ngắn hạn, phần lớn lao động du lịch làm việc dựa
vào kinh nghiệm cá nhân.
Hợp tác để tạo ra một sự kiện du lịch chung: Để nâng cao vị thế du lịch,
Cụm cần xây dựng và phát triển một sự kiện du lịch đặc trưng cho toàn Vùng.
Tuy vậy, các địa phương có những chương trình, kế hoạch phát triển du lịch
khác nhau; cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý khác nhau nên việc cùng nhau tổ

chức sự kiện chung gặp nhiều trở ngại. Ngoài ra, việc các địa phương cùng
nhau tham gia một sự kiện du lịch chung như Ngày hội Du lịch TP.HCM, Hội
chợ du lịch quốc tế VITM, ITE... còn chưa mang tính nhất quán. Có tỉnh thì cấp
kinh phí để du lịch địa phương mình có điều kiện tham dự, nhưng cũng có địa

100


PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH

KỶ YẾU HỘI THẢO

phương không có. Và tham gia các sự kiện trên, phần lớn cũng tập trung vào
các tỉnh có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật tương
đối hoàn thiện (Cần Thơ và An Giang…).

3. Giải pháp và kết luận
Vùng liên kết du lịch phía Tây ĐBSCL có nhiều thuận lợi về sự đa dạng
tài nguyên du lịch và quan trọng là sự đồng thuận trong quá trình liên kết hợp
tác giữa các tỉnh trong việc phát triển du lịch. Tuy nhiên, Cụm liên kết phía
Tây cũng có nhiều khó khăn như đã phân tích trên, từ đó, nhóm nghiên cứu
đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch của Cụm.
Thứ nhất về sản phẩm du lịch, các tỉnh cần xây dựng sản phẩm đặc thù
của tỉnh vì hiện nay sản phẩm du lịch giữa các tỉnh vẫn còn mang tính tương
đồng. Bên cạnh sản phẩm chung của tỉnh là “ĐBSCL - một điểm đến, bốn địa
phương”, Cụm cần xây dựng thêm các tuyến du lịch mới có sự tham gia của
các tỉnh còn lại như là tuyến chủ đạo. Bên cạnh đó, Cụm có thể liên kết các
sản phẩm du lịch theo hướng trong Cụm như hướng Đông và hướng Tây giữa
các tỉnh có vị trí địa lý gần nhau.

Thứ hai là về chính sách quản lý, việc liên kết giữa các tỉnh với nhau
quan trọng nhất là vấn đề quản lý, Cụm nên xây dựng chiến lược dài hạn, trung
hạn, ngắn hạn và chương trình hành động cho từng giai đoạn vì hiện nay các
giải pháp còn chung chung. Để làm được việc này thiết nghĩ việc bầu ra Cụm
trưởng rất quan trọng và nên kéo dài thời gian quản lý (thay vì nhiệm kỳ 1 năm
như hiện tại) để thuận lợi cho công tác quản lý dài hạn và trung hạn. Ban quản
lý nên thành lập bởi sự tham gia của đại diện một số tỉnh thay vì mỗi năm một
tỉnh quản lý như hiện nay.
Thứ ba là nguồn nhân lực, Cụm cần triển khai đào tạo tránh việc “nhà
nhà làm du lịch, người người làm du lịch” dẫn đến việc cạnh tranh không lành
mạnh. Trên cơ sở đó, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao,
có tay nghề vững. Một trong những điểm mạnh của ĐBSCL là phát triển du
lịch cộng đồng nên Cụm cần thường xuyên tổ chức tập huấn cho dân địa
phương về sự tham gia trong phát triển du lịch, bảo vệ môi trường và chú ý
đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thứ tư là đầu tư về công tác quảng bá, hiện Cụm chưa xây dựng một

101


kênh quảng bá hình ảnh chung mà phần lớn các tỉnh liên kết tự trang bị các
website riêng của địa phương mình. Vì thế, việc quảng bá chưa đồng nhất và
cũng chưa phát huy tính liên kết giữa các tỉnh trong các hoạt động sản phẩm
du lịch cũng như công tác quản lý. Cụm cần xây dựng một website riêng của
cụm để cùng quản lý và vừa quảng bá hình ảnh, hoạt động du lịch của Cụm
trong và ngoài nước.
Tóm lại, Cụm liên kết du lịch phía Tây ĐBSCL đã đạt những thành tựu
bước đầu trong công tác liên kết theo chủ trương của Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch chiếm hơn 70% số lượng khách của cả vùng cùng với doanh thu càng
ngày tăng đã giúp cho các tỉnh có nhiều phát triển về kinh tế, và trên hế t là sự

hợp tác, liên kết giữa các tỉnh. Tuy nhiên, để phát triển bền vững về du lịch nói
riêng và các ngành nói chung, các tỉnh liên kết cần xây dựng chiến lược phát
triển cho Cụm để từ đó có những hoạt động du lịch phù hợp và tạo sức mạnh
liên kết của vùng so với các vùng khác. Điều đáng lo ngại là hoạt động liên kết
chỉ mang tính hình thức là thông qua các cuộc họp định kỳ, các báo cáo hàng
quý, vì thế các tỉnh cần thống nhất và đưa ra chương trình liên kết cụ thể cho
cả Cụm. Ngoài ra, mỗi tỉnh cũng cần xây dựng chương trình hành động riêng
của địa phương mình dựa trên kế hoạch chung của Cụm./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngân hàng Thế giới (2009), Tái định dạng địa kinh tế, Nxb. Văn
hoá Thông tin - Hà Nội
2. Nguyễn Minh Tuệ (2013), Địa lý du lịch Việt Nam, Nxb. Giáo Dục
3. Phạm Trung Lương (2007), Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù,
nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau, Bản thỏa thuận hợp tác
phát triển du lịch giữa TPHCM với tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần
Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng giai đoạn 2016 - 2020, ngày 23
thang 08 năm 2016.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau, Báo cáo kết quả triển
khai thực hiện thỏa thuận chương trình hợp tác, bản ghi nhớ hợp tác (số
263/BC-SVHTTDL), ngày 7 tháng 7 năm 2017.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau, Dự hội nghị tổng kết
chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch cụm phía Tây và kí kết ghi
nhớ hợp tác phát triển du lịch các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL (số

102


PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH

KỶ YẾU HỘI THẢO

813/SVHTTDL-DL), ngày 3 tháng 4 năm 2018.
7. Sở Du lịch Kiên Giang, Báo cáo sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm
và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017 - Chương trình liên kết,
hợp tác phát triển du lịch Cụm phía Tây ĐBSCL, tháng 8 năm 2017.
8. Sở Du lịch Kiên Giang, Báo cáo Tổng kết hoạt động năm 2017 Chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch Cụm phía Tây ĐBSCL,
tháng 3 năm 2018
9. Sở Du lịch Kiên Giang, Kế hoạch thực hiện Chương trình liên kết,
hợp tác phát triển du lịch Cụm phía Tây vùng Đồng Bằng sông Cửu Long
năm 2017, năm 2017.
10. Sở Du lịch Kiên Giang, Kết quả hoạt động du lịch các tỉnh, thành
cụm phía Tây ĐBSCL, năm 2017.
Website:
11. />12. />ng_Tu%20ly%20luan%20den%20thuc%20tien_Nguyen%20Van%20Huan.p
df
13. />14. />cleId/1094/default.aspx

103



×