KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ DỆT CHIẾU ĐỊNH YÊN
PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
SV: Phan Mạnh Nhân, Phạm Thị Mỹ Duyên, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh – lớp ĐHVNH17
GVHD: ThS. Lê Thị Thanh Yến
Tóm Tắt
Trong suốt chặng đường lịch sử dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã để lại một kho
tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đồ sộ, phong phú. Trong kho tàng di sản quý báu đó
có các làng nghề truyền thống Việt Nam và ở Đồng Tháp nổi bật nhất là làng nghề dệt chiếu
Định Yên.Trong phạm vi trình bày, bài viết nêu lên thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho
việc bảo tồn và phát triển làng nghề dệt chiếu Định Yên nhằm phục vụ cho hoạt động du lịch
tại Đồng Tháp nói riêng và du lịch ĐBSCL nói chung.
Từ khóa: Định Yên, Dệt chiếu, Chợ ma, Làng nghề dệt chiếu.
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một đất nước có nhiều nghề thủ công truyền thống gắn liền với lịch sử dân tộc.
Các làng nghề hình thành, tồn tại, trải qua nhiều thăng trầm và phát triển cho đến tận bây giờ.
Những làng nghề đã chứng tỏ được sức sống bền bỉ của mình góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa
của cha ông chúng ta để lại và tạo điều kiện cho xã hội phát triển. Các làng nghề truyền thống
Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo việc làm cho người lao động nông thôn, tận
dụng một cách triệt để các yếu tố về vốn, lao động, kỹ thuật của từng hộ gia đình, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn ngày càng hợp lý hơn và góp phần xây dựng nông thôn
mới. Sản phẩm của những làng nghề truyền thống là sự kết hợp giữa văn hóa và trình độ kĩ
thuật của người làm nghề tạo nên. Những sản phẩm có độ thẩm mỹ cao, kết tinh tài hoa qua
nhiều thế hệ. Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế cho người dân mà còn phản ánh sinh động
lối sống và ước vọng của người lao động, thấm đẫm tâm hồn người Việt Nam đồng thời gìn giữ
truyền thống từ đời này sang đời khác.
Định Yên là một xã nông thôn thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Người dân nơi đây
sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp và nghề dệt chiếu truyền thống. Nói đến Định
Yên là người ta nghĩ đến làng nghề dệt chiếu truyền thống, đây là một nét văn hóa đặc trưng
của địa phương. Tháng 9 năm 2013, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã chính thức công nhận
làng nghề dệt chiếu Định Yên là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nghề dệt chiếu Định Yên
có thể đã hình thành từ hơn 100 năm nay và được truyền từ đời này sang đời khác.
Đến nay, nghề dệt chiếu vẫn tồn tại trong mỗi gia đình bởi nó mang lại thu nhập ổn định
cho người dân trong lúc nông nhàn, góp phần xóa đói giảm nghèo địa phương đáng kể. Đối với
người dân Đồng Tháp nói riêng và ĐBSCL nói chung, làng nghề dệt chiếu Định Yên là một Di
sản văn hóa phi vật thể quý giá của cộng đồng cần được trân trọng, gìn giữ và phát huy.
Tuy nhiên, khi xã hội ngày nay đang ngày càng phát triển đã kéo theo những đổi thay về
suy nghĩ và nhận thức, nghề dệt chiếu đang bị thu hẹp và làng nghề dệt chiếu Định Yên đang
đứng trước nguy cơ bị mai một dần. Chính vì thế, cùng với niềm tự hào thì vấn đề bảo tồn và
phát huy giá trị của làng nghề dệt chiếu Định Yên đang trở thành nhiệm vụ quan trọng của địa
phương và khu vực trong việc khai thác các giá trị của làng nghề vào phục vụ hoạt động du lịch
hiện nay.
2. Nội dung
2.1. Giới thiệu khái quát về làng nghề dệt chiếu Định Yên
Theo quốc lộ 80 từ thành phố Sa Đéc đi gần 30km là đến mép huyện Lấp Vò gối đầu lên
bắc Vàm Cống. Qua thị trấn có tên nghe rất lạ độ 3km rẽ trái về phía sông Hậu đi thêm 10km
đường ruộng là đến với làng chiếu Định Yên. Mỗi khi đi qua đây, đến đoạn đường nào mà thấy
những sợi lác đủ màu sắc phơi đầy hai bên lối đi thì đoạn đường đó đã thuộc địa phận xã Định
Yên. Chiếu nằm la liệt trước ngõ là “tín hiệu mở đường” cho vùng đất đầu sông cuối bãi này.
Cũng bắt đầu từ đây, tiếng khung dệt kêu lách cách đều đều từ đầu thôn đến cuối xóm nghe rất
vui tai, rộn rã.
Trang 122
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH
Theo thống kê của chính quyền địa phương, nghề dệt chiếu tập trung ở 4 ấp: An Bình, An
Khương, An Lợi A và An Lợi B. Các ấp này có tới 70% hộ dân theo nghề làm chiếu. Chiếu
Định Yên có hai loại chính: một loại chiếu trơn không nhuộm màu và một loại chiếu bông có
nhuộm màu. Riêng chiếu con cò và chiếu cưới thì được in hoa trang trí lộng lẫy và cầu kỳ hơn.
Qua bàn tay khéo léo của người thợ dệt, hàng năm các hộ dân nơi đây đã cho ra đời hàng triệu
sản phẩm chiếu có hoa văn rực rỡ, mịn màng và bền chắc. Sản phẩm chiếu Định Yên có rất
nhiều chủng loại, kích cỡ, mẫu mã đa dạng và phong phú, gồm chiếu bông vuông hình con cờ,
chiếu bông động phòng hoa chúc, chiếu Trà Niên, chiếu trắng, chiếu hoa văn, chiếu vảy ốc,
chiếu cổ.
Khi nhắc đến làng chiếu Định Yên là phải nhắc đến chợ “ma” ở nơi đây. Vì họp vào ban
đêm nên người dân nơi đây gọi là chợ “ma”. Mỗi phiên chợ có cả trăm ghe thuyền thương hồ
buôn chiếu từ nhiều nơi đổ về lấy hàng. Trong ánh sáng lung linh, mờ ảo của những ngọn đèn
chong leo lét, thuyền ghe thương hồ cắm sào đậu san sát dưới bến sông.
Thời điểm hưng thịnh và phát triển nhất của làng chiếu Định Yên là vào những năm 80 của
thế kỷ 20. Thời kỳ đó chiếu Định Yên đã theo xe lửa, tàu thủy xuất khẩu sang các nước Đông
Âu, Liên Xô cũ, Campuchia, Thái Lan… Làng nghề dệt chiếu Định Yên ngày đó rất nhộn nhịp,
hàng làm ra không đủ bán, tạo nguồn lao động và thu nhập đáng kể cho người dân trong vùng.
Tiếng máy dệt lách cách là nhịp thở hàng ngày của làng chiếu Định Yên rộn ràng tới tận
đêm khuya. Bộ mặt nông thôn Định Yên càng thêm tươi trẻ bởi sắc màu rực rỡ của những đôi
chiếu hoa mang lại. Manh chiếu, chiếc chiếu, đôi chiếu từ xa xưa đã gắn liền với đời sống người
Việt. Hơn thế, nó đã trở thành biểu tượng cho tình cảnh, tình cảm của bản thân, gia đình.
Chính những giá trị vật chất và tinh thần vô cùng đặc sắc này mà trong tháng 9 năm 2013,
người dân Định Yên nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung vinh dự đón nhận một tin vui đó
là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã chính thức công nhận làng nghề dệt chiếu Định Yên là
Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
2.2. Thực trạng của việc bảo tồn và phát triển làng nghề dệt chiếu Định Yên phục vụ hoạt
động du lịch
Nghề dệt chiếu ở Định Yên được hình thành và phát triển từ hơn 100 năm. Hiện có hơn
3.000 hộ tham gia sản xuất thường xuyên, thời vụ trong hoạt động liên quan đến nghề dệt chiếu.
Mỗi năm, các hộ sản xuất ở đây làm ra hàng triệu sản phẩm tiêu thụ khắp vùng đồng bằng sông
Cửu Long, miền Đông Nam bộ và Campuchia.
Nghề dệt chiếu đã đem lại bức tranh tươi sáng cho cuộc sống người dân Định Yên, tạo ra
nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình, giải quyết việc làm, giúp ổn định về mặt kinh tế,
góp phần nâng cao đời sống của bà con nông thôn. Tuy thăng trầm, vất vả nhưng người dân
Định Yên với nghề cha truyền con nối vẫn một lòng nuôi dưỡng, theo đuổi để nghề dệt chiếu
nơi đây trở thành làng nghề truyền thống có hơn trăm năm tồn tại và phát triển này.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội và nhu cầu tiêu thụ về chiếu không còn mạnh
như trước, đặc biệt là sau thị trường Liên Xô và Đông Âu không còn tiêu thụ mặt hàng chiếu
nữa, nghề dệt chiếu bị thu hẹp lại, các tổ hợp sản xuất chiếu bị giải thể chỉ còn các hộ gia đình
sản xuất nhỏ lẻ. Mặt khác những khó khăn về nguyên liệu và giá thành sản xuất cũng ảnh hưởng
không nhỏ nghề thủ công truyền thống này. Trước nguy cơ làng nghề bị mai một, tỉnh Đồng
Tháp đã có nhiều chương trình hỗ trợ thiết thực như: hỗ trợ vốn vay mua máy dệt, vay giải
quyết việc làm …để giúp các gia đình khôi phục và duy trì lại sản xuất.
Đến Định Yên hôm nay, chúng ta sẽ không còn thấy không khí nhộn nhịp của “chợ ma”
trên bến dưới thuyền ngày nào. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống giao thông nông thôn đã
được đầu tư khá hoàn chỉnh, các phương tiện chuyên chở như xe đạp, xe máy, xe tải có thể đi
sâu vào tận thôn, xóm để thu mua trực tiếp sản phẩm một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Trong những năm gần đây, chiếu cói Định Yên phải chật vật cạnh tranh với các sản phẩm
chiếu nhựa, chiếu tre, chiếu gỗ...nhưng người dân Định Yên đã biết tìm hướng đi mới để giữ
vững thương hiệu của mình. Đến Định Yên hôm nay, chúng ta cũng sẽ không còn được thấy
nhiều người ngồi đan chiếu bên đường nữa mà thay vào đó là máy móc, công nghệ tiên tiến. Số
lượng chiếu làm ra ngày một nhiều, sản phẩm mẫu mã đẹp, chất lượng so với dệt truyền thống
Trang 123
KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019
không thua kém là mấy. 01 người thợ có thể điều khiển 01 máy dệt chiếu, mỗi ngày làm được
hơn chục chiếc, thu nhập được gần 200 ngàn đồng trở lên.
Nhằm khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa – lịch sử của làng chiếu Định Yên, tỉnh
Đồng Tháp đang xây dựng Đề án quy hoạch, khôi phục chợ chiếu Định Yên với quy mô hiện
đại trên diện tích 1,5 ha; trong đó, nhà lồng chợ và sân có diện tích khoảng 3.000m2. Xây dựng
chợ chiếu Định Yên là nơi không chỉ để người dân trong làng nghề buôn bán sản phẩm mà còn
nhằm tái hiện lại nét văn hóa truyền thống của chợ chiếu Định Yên ngày xưa (chợ đêm - chợ
ma) để phục vụ khách du lịch.
Song song đó các cấp chính quyền cũng hỗ trợ cho người dân vay vốn sản xuất, theo ước
tính khoảng 20 tỷ đồng. Từ nguồn vốn được vay người dân sử dụng để mua nguyên liệu, máy
dệt chiếu công nghiệp để ổn định kinh tế gia đình. Ngoài ra, để phát triển bền vững làng nghề,
chính quyền địa phương còn đầu tư xây dựng chợ đầu mối tạo điều kiện cho việc mua bán chiếu
thành phẩm và nguyên vật liệu, hợp tác xã cũng được hình thành để người dân làng nghề có
một nơi chia sẻ kinh nghiệm cũng như là kỹ thuật với nhau. Hệ thống cầu đường ngày càng
khang trang, giờ đây vận chuyển chiếu dễ dàng không còn dùng xuồng hay ghe chở chiếu trên
kênh, sông,.. như ngày xưa nữa. Bên cạnh đó địa phương cũng đang huy hoạch nguồn nguyên
liệu vùng nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của làng nghề, tránh tình trạng phải phụ
thuộc vào nguyên liệu của các tỉnh khác.
2.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề dệt chiếu Định Yên
phục vụ hoạt động du lịch
Trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở hiện nay, việc kế thừa truyền thống văn
hóa dân tộc là rất cần thiết. Do đó, việc bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị của các làng nghề
truyền thống nhằm phục vụ cho hoạt động du lịch là một vấn đề quan trọng và cấp bách hiện
nay. Với những giá trị mà làng nghề chiếu Định Yên mang lại cho đời sống xã hội của người
dân Định Yên nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung, để bảo tồn và phát triển làng nghề dệt
chiếu Định Yên nhằm phục vụ hoạt động du lịch chúng ta cần phải làm gì?
1. Cần quan tâm đến các công tác bảo vệ, trùng tu các di tích lịch sử văn hóa có trong địa
phận làng nghề như Đình Định Yên, chùa An Phước,... nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa của làng
nghề tạo sức hút với khách du lịch.
2. Tăng cường công tác quảng bá hình ảnh làng nghề cho du khách trong và ngoài nước
biết đến niều hơn thông qua mạng xã hội, báo đài,... liên kết làng chiếu với các điểm du lịch
trong và ngoài tỉnh.
3. Giáo dục ý thức cộng đồng dân cư làng nghề có văn hóa giao tiếp với khách du lịch. Mở
các lớp tập huấn ngắn hạn tại làng nghề nhằm trang bị cho cán bộ địa phương và nhân dân làng
nghề những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong hoạt động du lịch.
4. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế cho khách du lịch khi đến với làng Chiếu, Ví
dụ như dệt chiếu, nhuộm lác, phơi chiếu… Phục dựng lại chợ ma vào những ngày cố định hàng
tuần hoặc hàng tháng để du khách có thể trải nghiệm được không khí mua bán của làng chiếu
ngày xưa.
5. Xây dựng các những điểm dừng chân để khách du lịch có thể nghỉ ngơi sau khi trải
nghiệm làng mà khỏi phải đi xa làng Chiếu như Homestay Huỳnh Gia.
6. Gia công đồ thủ công được làm từ lác để làm quà lưu niệm về cho du khách ví dụ như
hình những con vật, các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày. Mở các sạp bán hàng lưu niệm có thể
bán chiếu thành phẩm cho khách du lịch cũng có thể bán ngay tại nhà.
7. Xây dựng cảnh quan môi trường của làng nghề sạch đẹp, gọn gàng. Các công đoạn sản
xuất tại làng nghề phải được bố trí và có phương pháp xử lý để không ảnh hưởng đến môi
trường chung để tạo thiện cảm với khách tham quan xây dựng bối cảnh background để thu hút
các bạn trẻ đến khám phá tìm hiểu và chụp hình.
8. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã
hội, đặc biệt là thế hệ trẻ đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, nghệ
thuật đờn ca tài tử Nam bộ nói riêng.
Trang 124
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH
9. Có chính sách đãi ngộ, khen thưởng và phong tặng danh hiệu vinh dự nhà nước cho các
nghệ nhân dệt chiếu có nhiều đóng góp xuất sắc trong việc bảo vệ và phát huy giá trị làng nghề
truyền thống.
3. Kết Luận
Với những giá trị đặc sắc và vô tận, làng nghề dệt chiếu Định Yên đã góp phần quan trọng
trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa đặc sắc của tỉnh Đồng Tháp nói riêng
và ĐBSCL nói chung. Việc bảo tồn và phát huy những giá trị nổi bật của làng nghề dệt chiếu
Định Yên không chỉ cần sự cố gắng nỗ lực từ phía chính quyền, các tổ chức xã hội mà còn ở
cộng đồng dân cư trong mối liên hệ mật thiết với văn hóa Nam bộ. Thiết nghĩ, nếu có những
giải pháp đồng bộ từ các cấp cùng với sự tâm huyết và quyết tâm của những người yêu thích
đôi chiếu Định Yên, hy vọng việc bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống này sẽ có những
bước chuyển mới trong tương lai không xa./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]- Đỗ Thị Ngọc Bích Tuyền Em (2016), Làng nghề dệt chiếu Định Yên huyện Lấp Vò tỉnh
Đồng Tháp, Trường Đại Học Quốc Gia, Thành Phố Hồ Chí Minh.
[2] - Văn Khương, Làng chiếu Định Yên- di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Cổng thông tin
điện tử Đồng Tháp.
/>hap/sitalangnghetruyenthong/201310-lang+chieu+dinh+yen+-+di+san+van+hoa+phi+vat+the
[3]- Lê Anh (2017), Làng chiếu Định Yên Đồng Tháp, tạp chí Heritage
Trang 125