Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Luận án tiến sĩ Quan hệ quốc tế: Tác động của truyền thông tới chính trị quốc tế những năm đầu thế kỷ 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 185 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

LÝ THỊ HẢI YẾN

TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG TỚI
CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21
(TRƯỜNG HỢP MẠNG INTERNET VÀ
TRUYỀN HÌNH TIN TỨC TOÀN CẦU)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
Mã số: 9310206

Hà Nội, tháng 1 năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

LÝ THỊ HẢI YẾN

TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG TỚI
CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21
(TRƯỜNG HỢP MẠNG INTERNET VÀ
TRUYỀN HÌNH TIN TỨC TOÀN CẦU)



Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 9310206

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ SƠN HẢI

Hà Nội, tháng 1 năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn và chưa từng
được công bố ở đâu.Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về nội dung trong Luận án.

Nghiên cứu sinh

Lý Thị Hải Yến


LỜI CẢM ƠN
Công trình nghiên cứu này sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự hỗ
trợ động viên của các thầy cô giáo, của bạn bè và gia đình thân yêu của tôi.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy hướng dẫn,
PGS.TS Đỗ Sơn Hải – người đã đồng hành cùng tôi từ những ngày đầu tiên
hình thành ý tưởng, cho đến hôm nay, ý tưởng đó đã được triển khai hoàn
chỉnh trong công trình Luận án trên 150 trang này.
Cảm ơn Giáo sư Arnaud Mercier – Đại học Paris II, người đã cho tôi
những gợi ý sắc sảo để tôi triển khai Luận án, cũng như tiếp thêm cho tôi
niềm tin về sự thành công trong hướng nghiên cứu này. Tôi xin trân trọng

cảm ơn những hướng dẫn rất khoa học và sâu sắc mà PGS.TS Dương Văn
Quảng, nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao dành cho tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Học viện Ngoại giao, Khoa đào tạo Sau đại
học, cảm ơn Tiến sĩ Đỗ Thị Thanh Bình và các thầy cô đã giảng dạy trong
chương trình đào tạoTiến sĩ. Tôi không có điều kiện để nhắc đến tất cả các
thầy cô, nhưng trong trái tim tôi luôn nhớ tới tất cả mọi người. Bởi vì chính ở
khóa học Tiến sĩ này, tôi đã trải qua đầy đủ sự thú vị và khó khăn, đã cho tôi
được làm việc với những chuyên gia đầu ngành trong ngành học này.
Xin cảm ơn bạn bè đã luôn chia sẻ những khi tôi muốn bỏ cuộc.
Cuối cùng, cảm ơn gia đình nhỏ của tôi, cảm ơn người bạn đời yêu quý
đã thấu hiểu và chia sẻ với tôi mọi nỗi mệt mỏi và gian nan trên hành trình
tìm kiếm tri thức. Cảm ơn các con thương yêu đã luôn ngoan và ủng hộ để tôi
hoàn thành luận án này. Lời cảm ơn đặc biệt tôi muốn dành cho mẹ tôi, vì
những hy sinh vô bờ bến của bà để tôi có ngày hôm nay.
Hà Nội tháng 1 năm 2019
NCS. Lý Thị Hải Yến


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
Số TT

Từ viết tắt

Tên Tiếng Việt

1

TTQT


Truyền thông quốc tế

2

MXH

Mạng xã hội

3

TTĐC

Truyền thông đại chúng

4

QHQT

Quan hệ quốc tế

5

CTQT

Chính trị quốc tế

6

XHCN


Xã hội chủ nghĩa

7

TBCN

Tư bản chủ nghĩa

8

PTTT

Phương tiện truyền thông

Tiếng Anh
Số TT

Từ viết tắt

Tên Tiếng Việt

1

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia đông Nam Á

2

USD


Đô la Mỹ

3

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

4

UNHCR

Cao ủy Liên hợp quốc về người tỵ nạn

5

CPTTP

6

TTP

Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái
Bình Dương


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ, TRUYỀN
THÔNG ĐẦU THẾ KỶ 21 VÀ CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA
TRUYỀN THÔNG TỚI CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ .................................... 23
1.1. Chính trị quốc tế đầu thế kỷ 21....................................................... 23
1.1.1. Khái niệm ................................................................................... 23
1.1.2. Những xu thế lớn trong chính trị quốc tế đầu thế kỷ 21 .............. 25
1.1.3. Những vấn đề nổi lên trong CTQT đương đại ............................. 30
1.2. Khái quát về Truyền thông ............................................................. 33
1.2.1. Khái niệm ................................................................................... 33
1.2.2. Phương tiện Internet và Truyền hình tin tức toàn cầu .................. 37
1.2.2.1. Phương tiện truyền thông Internet .......................................... 37
1.2.2.2. Truyền hình tin tức ................................................................. 41
1.3. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về tác động của truyền thông tới
CTQT ...................................................................................................... 48
1.3.1. Cơ sở lý thuyết............................................................................ 48
1.3.1.1. Quan điểm của Thuyết tự do .................................................. 49
1.3.1.2. Quan điểm của Thuyết Kiến tạo ............................................. 51
1.3.1.3. Quan điểm của Thuyết Thiết lập chương trình nghị sự ........... 52
1.3.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................ 55
1.3.3. Khung phân tích tác động của truyền thông tới CTQT ................ 62
1.3.3.1. Ba cấp độ phân tích: hệ thống, quốc gia và cá nhân .............. 63
1.3.3.2. Về các khía cạnh tác động ...................................................... 64
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 67
CHƯƠNG 2: CÁC KHÍA CẠNH TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN HÌNH VÀ
INTERNET TỚI CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ ĐẦU THẾ KỶ 21 ................. 70


2.1. Tác động tới dư luận toàn cầu ........................................................ 71
2.1.1. Tạo ra chương trình nghị sự toàn cầu .......................................... 72

2.1.2. Tạo ra kết nối sức mạnh cộng đồng............................................. 76
2.1.3. Gây ra sự chia rẽ ngày càng sâu sắc ............................................ 79
2.2. Tác động gia tăng sức mạnh mềm quốc gia, và thúc đẩy các phong
trào dân chủ ............................................................................................ 82
2.2.1. Gia tăng sức mạnh mềm quốc gia ............................................... 82
2.2.2. Tác động vào các phong trào dân chủ ......................................... 87
2.3. Tác động tới chính sách đối ngoại và hoạt động ngoại giao .......... 89
2.3.1. Tác động tới chính sách đối ngoại............................................... 90
2.3.2. Tác động tới hoạt động ngoại giao .............................................. 94
2.4. Tác động vào cá nhân có ảnh hưởng .............................................. 97
2.4.1. Tác động tới quan sát và nghiên cứu QHQT ............................... 97
2.4.2. Tác động tới hoạt động của các nhà Lãnh đạo........................... 101
2.5. Một số trường hợp cụ thể .............................................................. 103
2.5.1. Sự kiện 11/9 và cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo cực đoan 104
2.5.1.1. Tóm tắt sự kiện tấn công tòa tháp đôi New York 11/9/2001 .. 104
2.5.1.2. Đánh giá tác động ................................................................ 104
2.5.2. Cuộc khủng hoảng tranh biếm họa về nhà tiên tri Muhammad.. 111
2.5.2.1. Tóm tắt sự kiện ..................................................................... 111
2.5.2.2. Đánh giá tác động ................................................................ 112
2.5.3. Trường hợp Cách mạng Mùa Xuân Ả rập 2011 ........................ 116
2.5.3.1. Tóm tắt sự kiện ..................................................................... 116
2.5.3.2. Đánh giá tác động ................................................................ 116
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................... 121


CHƯƠNG 3: DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG ĐỐI VỚI
CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ TRONG 10 NĂM TỚI VÀ ĐỀ XUẤT THAM
KHẢO CHO VIỆT NAM ........................................................................ 124
3.1. Tác động của truyền thông tới CTQT trong 10 năm tới ................. 124
3.1.1. Một số dự báo ........................................................................... 124

3.1.1.1. Truyền thông và sự tranh giành ảnh hướng quốc gia trong đời
sống CTQT: ...................................................................................... 124
3.1.2.2. Truyền thông và an ninh toàn cầu: ....................................... 126
3.1.1.3. Truyền thông và nhận thức lệch lạc về các xã hội ................ 128
3.1.1.4. Truyền thông và quá trình giao tiếp với hệ thống chính trị: . 130
3.1.2. Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ............................ 132
3.2. Một số đề xuất tham khảo cho Việt Nam ..................................... 137
3.2.1. Thực trạng tác động của truyền thông quốc tế tới Việt Nam ..... 137
3.2.1.1. Thực trạng phát triển ........................................................... 137
3.2.1.2. Tác động tới đời sống chính trị - xã hội Việt Nam ................ 143
3.2.2. Các đề xuất tham khảo cụ thể ................................................... 148
3.2.2.1. Xây dựng chiến lược truyền thong chính trị ra quốc tế ......... 148
3.2.2.2. Tranh thủ công luận quốc tế ................................................. 150
3.2.2.3. Cần có chính sách phù hợp về sử dụng và quản lý MXH ...... 151
3.2.2.4. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ................................... 152
3.2.2.5. Truyền thông xây dựng hình ảnh các chính trị gia ............ 153
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................... 154
KẾT LUẬN ............................................................................................... 156
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ................................ 160
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 162


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Quá trình toàn cầu hóa với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học
công nghệ đã khiến cho thế giới như thu nhỏ lại, nhưng mọi diễn biến xảy ra lại
rất khó lường, cũng như không dễ gì để phân tích, dự báo. Thế giới đầu thế kỷ
21 là ly cocktail kỳ lạ của sự tiếp nối và thay đổi [28, tr.13], trong đó những sự

kiện bất ngờ trên thế giới được phản ánh liên tục trên truyền thông càng khiến
chúng ta đặt ra câu hỏi rồi điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trong nền chính trị đương
đại toàn cầu này. Trong diễn biến đó, truyền thông không chỉ tham gia như là
người quan sát, mà còn như một nhân tố can dự trực tiếp vào các sự kiện chính
trị quốc tế (CTQT). Nếu như sự kiện kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ 2 năm
1945, truyền thông quan sát và đưa tin về sự kiện sau đó, thì trong những sự
kiện chính trị đầu thế kỷ 21 (như chiến tranh vùng Vịnh, vụ ném bom vào tòa
tháp đôi của Mỹ, chiến tranh Afghanistan, các cuộc can thiệp quân sự của Mỹ
vào Lybia…), truyền thông đã tham dự trực tiếp vào toàn bộ quá trình diễn ra
sự kiện đó.
Sự can dự của truyền thông vào các hoạt động chính trị - ngoại giao, làm
cho các vấn đề chính trị - ngoại giao vốn chỉ có một số người nhất định được
biết trở thành công khai hóa cho toàn nhân loại. Những cuộc điện đàm bí mật
được bóc trần dưới sự phân tích mổ xẻ của truyền thông, như vụ rò rỉ các tin
tức mà Wikileaks phát tán trên mạng, rồi được các phóng viên đem ra phân
tích để đăng tải lại trên báo chí, làm chính trường Mỹ xáo trộn với những tin
tức tuyệt mật của Lầu năm góc bị phơi bày trước công luận toàn cầu. Quan hệ
giữa các quốc gia cũng có thể bắt nguồn từ những tranh cãi trong việc sử dụng
truyền thông như sự kiện căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc về việc sử dụng
Google.Thậm chí, truyền thông còn được sử dụng như là một bằng chứng
pháp lý để một quốc gia ra lệnh sử dụng vũ lực tấn công vào một quốc gia
khác, như cuộc tấn công quân sự của Mỹ vào Syria tháng 4/2018. Mỹ đã sử
dụng những hình ảnh được lan truyền trên mạng cho là ghi lại một cuộc tấn


2

công bằng vũ khí hóa học của Chính phủ Sirya vào dân thường để làm bằng
chứng thực hiện các cuộc ném bom vào quốc gia này. Trước đó, cuộc nổi dậy
ở Mùa Xuân Ả rập ( cuối năm 2010) cũng bắt nguồn từ những bức ảnh đăng

trên MXH.
Điều đó không chỉ giúp cho công chúng toàn cầu tiếp cận thông tin
nhanh nhất, thậm chí ngay lập tức cùng với thời gian thực của sự kiện, mà còn
khiến cho truyền thông có một vai trò rất quan trọng trong việc tác động vào
các vấn đề đang diễn ra. Những thay đổi lớn trong truyền thông và CTQT các
năm qua đã giúp hình thành một mô hình mới cho chính trị, ngoại giao quốc
tế, được biết đến như là nền “ngoại giao truyền thông -Telediplomacy” [65].
Những thực tế đó chứng tỏ rằng, dưới sức lan tỏa của mạng Internet, và
truyền hình tin tức toàn cầu, thông tin về mọi mặt của đời sống quốc tế luôn
được đưa tin nhanh chóng,với tin tức và hình ảnh được truyền đi gần như
đồng thời với thời gian sự kiện xảy ra, tạo ra áp lực buộc phải đưa ra các
quyết định nhanh hơn cho các chính phủ.Truyền thông chuyển từ vị trí quan
sát và đưa tin, sang việc can dự trực tiếp vào những sự kiện diễn ra trên toàn
cầu, tạo thành dòng thác của những sự kiện trong đời sống CTQT. Dòng thác
sự kiện ấy đang cho thấy một sự tái cấu trúc mang tính cách mạng của CTQT,
khi “các quốc gia trên thế giới đang tiến lại gần nhau trong truyền thông và
thương mại, sản sinh ra một thị trường toàn cầu hóa, nhưng cũng vẽ ra một
bức tranh phân rã kém tươi sáng hơn” [50, tr.11].
Chính sự ra đời và phát triển của công nghệ Internet đã thúc đẩy cho
truyền hình và các phương tiện truyền thông trực tuyết trở thành những công
cụ tiên phong trong việc thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, thế giới trở nên
phẳng trong một ngôi làng toàn cầu, nhưng cũng phân rã và kém gắn kết hơn.
Điều đó đặt ra các câu hỏi cần sự lý giải thỏa đáng về vai trò và mức độ
tác động của truyền thông tới CTQT. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam, hầu
như chưa có một công trình nghiên cứu nào về chủ đề này.


3

Xuất phát từ đòi hỏi cả về thực tiễn và lý thuyết trong nghiên cứu truyền

thông và chính trị quốc tế, NCS đã chọn đề tài: Tác động của truyền thông tới
chính trị quốc tế những năm đầu thế kỷ 21 (trường hợp mạng Internet và
truyền hình tin tức toàn cầu) để làm đề tài nghiên cứu Luận án Tiến sĩ ngành
QHQT tại Học viện Ngoại giao Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các công trình đã nghiên cứu về truyền thông và chính trị quốc tế có khá
nhiều cách tiếp cận khác nhau.Trong phần này, NCS chia các công trình đã có
theo lĩnh vực về chính trị quốc tế, sau đó đến truyền thông.Trong mỗi phần,
NCS cũng điểm đến các tài liệu tiếng Việt trước, sau đó đến tiếng nước ngoài.
2.1. Nghiên cứu về chính trị quốc tế
Nghiên cứu về Chính trị quốc tế, có thể kể đến một số công trình tiêu
biểu như:
Cuốn Vài suy ngẫm về thế giới trong thế kỷ 20 và 21 của tác giả Hồ Vũ
(2000)2, NXB Chính trị quốc gia. Cuốn sách phác họa lại toàn cảnh thế giới
trong thế kỷ 20 và đưa ra dự báo về thế giới trong thế kỷ 21. Ngay từ năm
2000, tác giả đã cho rằng thế giới ảo trên mạng Internet (cyber world) sẽ
“phát huy mạnh mẽ vai trò khi gắn với vô tuyến truyền hình kỹ thuật số” [22,
tr.30]. Trong cuốn sách khác có tên là Quan hệ quốc tế những năm đầu thế kỷ
21: Vấn đề, sự kiện và quan điểm của PGS.TS Trình Mưu – TS Vũ Quang
Vinh, NXB Lý luận Chính trị 2005, các tác giả nêu khái quát về tình hình
quan hệ quốc tế những năm đầu thế kỷ 21, phân tích các sự kiện quốc tế mới
nổi lên như vấn đề khủng bố, những điểm nóng trên thế giới.Từ đó tác giả
phân tích về chính sách đối ngoại và hội nhập của Việt Nam trong điều kiện
quốc tế hiện nay. Sách Quyền lực trong quan hệ quốc tế: Lịch sử và vấn đề,
tác giả Hoàng Khắc Nam, NXB Văn hóa Thông tin năm 2011, bên cạnh việc
hệ thống hóa các khái niệm và phân loại quyền lực trong QHQT, phân tích
2

Bút danh của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan.



4

các thành tố của quyền lực, tác giả đã phân tích về vai trò của quyền lực trong
quan hệ quốc tế ngày nay. Trong đó, tác giả coi công luận (gồm thông tin,
quan điểm, giá trị) như là một thành tố trong hệ giá trị tinh thần của quyền
lực. Tác giả kết luận rằng “công luận quốc tế có thể làm tăng hoặc giảm uy tín
quốc tế của một quốc gia, góp phần làm thay đổi nhận thức và chính sách đối
ngoại quốc gia, tạo ra sức ép làm thay đổi chính sách, giúp quốc gia tranh thủ
sự ủng hộ quốc tế. Do đó, “Công luận là một yếu tố buộc quốc gia phải tính
đến trong chính sách và hành vi đối ngoại của mình.”[33, tr.172].
Sách Một số vấn đề chính trị quốc tế hiện nay, PGS.TS Nguyễn Hoàng
Giáp, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật 2012, đề cập đến những vấn đề thời sự
của nền CTQT và nền chính trị ở một số quốc gia, vai trò của các chủ thể trong
nền CTQT. Giáo trình Đại cương về Chính trị quốc tế, Ngô Phương Nghị,
Nguyễn Thanh Tùng, Đào Ngọc Tuấn, NXB Chính trị quốc gia 2015, điểm lại
những vấn đề cơ bản nhất của quan hệ quốc tế, trong đó coi truyền thông như là
một “vấn đề chính trị học thứ cấp” [40, tr.74]. Nhóm tác giả cho rằng, cuộc
cách mạng công nghệ thông tin đang tác động rất lớn đến đời sống CTQT, và
TTĐC đang là vũ đài của đời sống thế giới, bản thân nó đã trở thành một nhân
tố quan trọng nhất trong đời sống ấy.Tuy vậy, đây mới chỉ là những nhận định
riêng lẻ. Để hiểu nó một cách thấu đáo, cần có những phân tích sâu hơn.
Cuốn Nhập môn xung đột quốc tế: các vấn đề lý thuyết và lịch sử của
Giáo sư Joseph Nye, bản dịch của Đỗ Thị Thủy, Học viện Ngoại giao 2012,
khẳng định thế giới ngày nay cũng phát sinh nhiều vấn đề phức tạp hơn như
vũ khí hạt nhân hay các vấn đề khí hậu. Đặc biệt, tác giả dành hẳn một
chương để nói về cách mạng thông tin và sự phân tán quyền lực trong nền
chính trị thế giới thế kỷ 21. Tác giả khẳng định cuộc cách mạng công nghệ
thông tin đang làm thay đổi CTQT khi quyền lực không còn là địa hạt duy
nhất của các chính phủ mà còn có cả các tác nhân khác đến từ các tổ chức và

cá nhân trên toàn cầu.Tuy nhiên, tác giả lại chưa làm rõ những tác nhân đó


5

(trong đó có truyền thông) sẽ tác động như thế nào đến nền chính trị “có
những điều bất biến qua thời gian” nhưng cũng có những nhân tố mới của đầu
thế kỷ 21 như chính tác giả khẳng định.
Cuốn Chính trị thế giới: Quan hệ quốc tế và toàn cầu hóa trong thế kỷ
21 (World Politics: International Relations and Globalisation in the 21st
Century), của Jeffrey Haynes, Peter Hough, Shahin Malik, Lloyd Pettifo,
NXB Routlege, N.Y 2013. Cuốn sách trình bày các vấn đề CTQT một cách hệ
thống, từ định nghĩa, bối cảnh, lý thuyết trong QHQT, hợp tác quốc tế và khu
vực, và những vấn đề đặt ra như chiến tranh và hòa bình, các vấn đề toàn cầu
và tương lai của nền chính trị thế giới thế kỷ 21. Tuy không trực tiếp đề cập
đến vấn đề truyền thông có tác động gì tới CTQT, nhưng cuốn sách đã giúp
cho việc xác định các nội dung nghiên cứu CTQT, và những lý thuyết cần
thiết để phân tích vấn đề mà Nghiên cứu sinh (NCS) tìm hiểu.
Nhìn chung, nhóm các công trình nghiên cứu về CTQT đã giải quyết
những vấn đề về khái niệm, phạm trù, thành tố, đặc điểm của nền CTQT
đương đại. Hầu như các công trình trên đều có nhắc đến vai trò của nhân tố
truyền thông trong CTQT nhưng chưa phân tích sâu về sự tương tác giữa
truyền thông với CTQT. Tuy vậy, nhóm các công trình này đã củng cố cho tác
giả luận án những cơ sở lý thuyết về CTQT, làm nền tảng cho phần nghiên
cứu cơ sở lý thuyết trong chương 1 của Luận án này.
2.2. Nghiên cứu về truyền thông
Có khá nhiều sách, bài báo khoa học đã đề cập về vai trò của truyền
thông tới chính trị ở cả trong và ngoài nước. Ở Việt Nam, nghiên cứu về
TTĐC được chú ý muộn hơn ở các nước, và các công trình cũng phần nhiều
tập trung vào các vấn đề cơ bản của truyền thông để giảng dạy tại các trường

đại học chuyên ngành. Các hướng nghiên cứu nổi bật là: nghiên cứu về vai
trò, chức năng, nhiệm vụ của truyền thông nói chung và báo chí nói riêng; về
báo chí TTQT hoặc bàn về báo chí, MXH và những tác động của nó tới đời
sống xã hội nói chung và dư luận xã hội Việt Nam nói riêng. Cụ thể như sau:


6

Tác giả Tạ Ngọc Tấn trong cuốn Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị
Quốc gia năm 2001, đã nêu lên những vấn đề cơ bản của truyền thông trong thế
giới hiện đại, gồm: vấn đề toàn cầu hóa TTĐC, các điều kiện chi phối quá trình
này, sự phát triển không đều của TTĐC trên thế giới. Tác giả đưa ra những
nhận định liên quan đến vấn đề mâu thuẫn chức năng của hệ thống TTĐC, mâu
thuẫn giữa hai khuynh hướng văn hóa nhất thể và bản sắc, mâu thuẫn giữa chức
năng giáo dục và kinh doanh. Công trình này chưa đề cập trực tiếp đến mối
quan hệ giữa truyền thông và CTQT.
Cuốn Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nguyễn Văn Dững,
NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật 2006, khái quát về lý thuyết truyền thông
nói chung và truyền thông đại chúng (TTĐC) nói riêng. Tác giả đưa ra các mô
hình truyền thông, phân biệt các cấp độ truyền thông, và vai trò của chúng
trong các hoạt động truyền thông khác nhau, như truyền thông vận động,
truyền thông thay đổi hành vi.Cuốn sách này nhấn mạnh đến vai trò của
TTĐC trong xã hội nói chung và khẳng định rằng, trong các xã hội khác nhau
thì chức năng của truyền thông cũng sẽ khác nhau. Điều đó cho thấy, truyền
thông có mối liên hệ chặt chẽ với chính trị, chính trị và truyền thông có sự chi
phối và tương tác lẫn nhau, nên xã hội - chính trị theo thể chế nào thì sẽ có
một nền truyền thông tương ứng. Cũng trong một công trình khác của tác giả,
cuốn Báo chí truyền thông hiện đại, NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2011, tác
giả khẳng định “TTĐC là một lực lượng rất quan trọng trong việc tham gia
giải quyết các vấn đề chính trị - xã hội hàng ngày, trên phạm vi quốc gia,

quốc tế và khu vực” [16, tr.12]. PGS.TS. Nguyễn Văn Dững cũng cho rằng,
mục đích chính trị, tính định hướng của truyền thông rất tự giác và rõ ràng,
đồng thời trích dẫn quan điểm của V.Lenin, rằng mục đích cuối cùng của
truyền thông vẫn là thu phục những “bạn đồng minh” (về chính trị) [16,tr.15].
Tuy nhiên, tác giả lại chú ý đến vai trò của truyền thông đối với văn hóa (như
sự đô hộ về văn hóa của các cường quốc tới các quốc gia khác) hơn tác động
của truyền thông tới các vấn đề CTQT đương đại.


7

Một cuốn sách khác có tên Giáo trình Lý thuyết truyền thông, tác giả
Lương Khắc Hiếu, NXB Chính trị Quốc gia 2013, khái quát về một số lý
thuyết truyền thông, các mục đích truyền thông, từ truyền thông vận động đến
truyền thông thay đổi hành vi, cách thức lập kế hoạch truyền thông và quá
trình đánh giá, giám sát các hoạt động này. Nhìn chung, ngoài Chương 1 khái
quát vế lý thuyết, cuốn sách nghiêng về việc hướng dẫn các kỹ năng xây dựng
các hoạt động truyền thông hơn là khảo sát, đánh giá về chức năng nhiệm vụ,
vai trò cũng như ảnh hưởng của truyền thông tới chính trị - xã hội.
Sách Báo in Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới, tác giả Dương Xuân Sơn,
NXB Đại học quốc gia 2013, khái quát hoạt động của báo in Việt Nam thời
kỳ Đổi mới dưới góc độ báo chí học và khoa học chính trị. Cuốn sách nêu bật
vai trò to lớn của báo in trong nền chính trị, kinh tế và xã hội Việt Nam kể từ
sau năm 1986, đóng góp mạnh mẽ vào quá trình phát triển của Việt Nam.
Công trình nghiên cứu cấp Nhà nước 2013-2015 sau nghiệm thu được
xuất bản thành sách Đổi mới thông tin đối ngoại trong thời kỳ hội nhập quốc
tế ở Việt Nam của PGS.TS Nguyễn Hữu Cát, NXB Lý luận chính trị 2015, hệ
thống hóa vấn đề thông tin đối ngoại, thực trạng thông tin đối ngoại từ những
năm đầu thế kỷ 21 và đề xuất các giải pháp tăng cường thông tin đối ngoại
đến năm 2020. Tác giả dự báo về tình hình thế giới trong các năm tiếp theo,

cho rằng các nước sẽ tranh thủ mọi khả năng để gia tăng sức mạnh mềm và
ảnh hưởng trên chính trường quốc tế, trong đó sử dụng thông tin đối ngoại sẽ
vẫn là một công cụ hữu ích.Từ dự báo đó, nhóm tác đưa ra các biện pháp
nhằm tăng cường công tác thông tin đối ngoại. Trong công trình này, tác giả
đã đánh giá về tác động của tình hình kinh tế, chính trị xã hội đến thông tin
đối ngoại Việt Nam, nhưng chiều tác động ngược trở lại thì chưa.
Về các công trình nghiên cứu về báo chí truyền thông quốc tế được xuất
bản tại Việt Nam, tác giả Đặng Thị Thu Hương năm 2013 trong cuốn Báo chí
các nước ASEAN, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, đề cập đến quá trình hình
thành và phát triển của báo chí các nước ASEAN và sự tương đồng, khác biệt


8

giữa các nền báo chí trong khu vực này kể từ khi ra đời cho đến nay.Tác giả
chưa đề cập đến mối quan hệ giữa truyền thông và ảnh hưởng của truyền
thông tới các nước trong khu vực và trên thế giới. Một cuốn khác là sách
Truyền thông quốc tế của Vũ Thanh Vân, NXB Chính trị Quốc gia 2014 trình
bày tóm tắt sự hình thành và phát triển của báo chí thế giới và truyền thông
trong bối cảnh toàn cầu hóa thông tin, sự vận hành của truyền thông toàn cầu
dưới góc độ kinh doanh, cũng như quản lý của nhà nước đối với báo chí.Tác
giả cũng chưa đề cập đến việc đánh giá tác động của truyền thông tới bối
cảnh, xã hội – CTQT. Ở khía cạnh này, tác giả Định Thị Thúy Hằng đã rất
công phu khi phân tích các xu hướng báo chí, sự tác động của nó tới các giai
đoạn khác nhau trong lịch sử dưới góc nhìn chính trị trong cuốn Báo chí Thế
giới Xu hướng phát triển, NXB Thông tấn 2006. Tiến sĩ Đinh Thị Thúy Hằng
đã khảo sát báo chí giai đoạn Chiến tranh Lạnh và kết luận rằng các phe
(TBCN và XHCN) khi đưa tin trên truyền thông luôn bảo vệ cho quan điểm
chính trị của mình, và tuyên truyền tư tưởng vào công chúng phía bên kia.
Một cuốn khác có cách tiếp cận gắn với quan hệ chính trị hơn, có thể kể

đến là cuốn Truyền thông quốc tế: Lý luận và thực tiễn của Nguyễn Thị Hồng
Nam và nhóm tác giả, NXB Thông tấn 2015. Nhóm tác giả tiếp cận truyền
thông quốc tế từ góc nhìn của “dòng chảy thông tin toàn cầu”. Đề cập tới các
lý thuyết tiếp cận trong TTQT, cuốn sách gợi mở cho tác giả Luận án những
hướng tiếp cận lý thuyết khi phân tích tác động của truyền thông tới CTQT
giai đoạn từ 1945 đến năm 2000, vì thế những diễn tiến mới của CTQT chưa
được chú ý đến. Ngoài ra cũng có thể kể đến một số cuốn như: Giáo trình
Truyền thông quốc tế của Lê Thanh Bình (2013), Phạm Thái Việt (2015) của
Học Viện Ngoại giao cũng nêu lên vai trò đối với chính trị của TTQT.
Nhóm các công trình nghiên cứu về báo chí, MXH và tác động tới đời
sống, có thể kể đến cuốn Phản biện xã hội của báo chí Việt Nam qua một số
sự kiện nổi bật của Phan Văn Kiền, NXB Thông tin và Truyền thông 2015.
Cuốn sách đề cập một cách khá toàn diện đến vấn đề phản biện xã hội trên


9

báo chí Việt Nam thông qua phân tích loạt bài về một số sự kiện nổi bật trên
báo chí từ 2005 đến 2015. Tác giả khẳng định tác động mạnh mẽ của dư luận
xã hội đến các vấn đề chính sách, nhưng trong một số trường hợp nó chưa
thực sự phát huy được hết sức mạnh của dư luận xã hội. Tác giả kết luận rằng
tính chất diễn đàn công của báo chí truyền thông ở Việt Nam vẫn chưa được
thể hiện rõ và triệt để như bản chất mà nó phải có. Các vấn đề dư luận cũng
mới được quan tâm đến trong phạm vi các vấn đề đối nội, của Việt Nam, chứ
chưa quan tâm đến phạm vi rộng ra thế giới.
Khoảng năm năm trở lại đây, tại Việt Nam cũng xuất hiện một số sách
viết về Internet và MXH được dịch từ nước ngoài hoặc của tác giả Việt Nam.
Có thể kể đến như cuốn Hiệu ứng Facebook và cuộc cách mạng toàn cầu của
MXH, của David Kirkpatrick do Alphabooks phát hành năm 2013. Không chỉ
khái quát lại quá trình ra đời của MXH lớn nhất toàn cầu này, tác giả cuốn

sách còn cho rằng MXH có thể tạo ra hiệu ứng để thay đổi thể chế, và ghi
nhận đây là tác động mạnh mẽ của MXH tới chính trị. Đây là một nhận định
đáng lưu ý khi nghiên cứu về vai trò của MXH, tuy nhiên vẫn cần được chứng
minh đầy đủ hơn để khẳng định quan điểm này. Một tác phẩm khác là cuốn
Báo chí và Mạng xã hội của tác giả Đỗ Chí Nghĩa (chủ biên), NXB Chính trị
quốc gia năm 2015, đề cập đến mối quan hệ giữa báo chí chính thống và
MXH. Tác giả cho rằng, báo chí giữ một vai trò đặc biệt đối với xã hội và góp
phần định hướng dư luận xã hội theo chiều hướng tiến bộ. Do đó, việc sử
dụng thông tin của báo chí cần tận dụng tối đa những tiện ích của mạng
Internet, của thông tin trên MXH để bảo vệ quan điểm đúng đắn, đấu tranh
hiệu quả với các luận điểm sai lầm, đi ngược lại lợi ích dân tộc và cộng đồng.
Những năm cuối thế kỷ 20, khi làn sóng tự do thương mại và toàn cầu
hóa dưới tác động của Internet trở nên rõ ràng hơn, cũng là lúc xuất hiện hàng
loạt các công trình nghiên cứu mối quan hệ giữa truyền thông và toàn cầu.
Những câu hỏi như “toàn cầu hóa thúc đẩy quá trình phát triển của truyền
thông quốc tế, hay ngược lại truyền thông quốc tế thúc đẩy quá trình toàn cầu


10

hóa” được đặt ra. Có thể tìm thấy câu trả lời Từ hướng tiếp cận dưới góc độ
kinh tế - chính trị và phát triển của tác giả Daya KishanThussu trong cuốn
International Communication: Continuity and Change, NXB Arnold, London
năm 2000, tái bản các năm 2003, 2006. Cuốn sách đề cập đến mối quan hệ
giữa truyền thông và dòng chảy tự do thông tin tự do, đến quá trình hiện đại
hóa, và sự phụ thuộc về văn hóa do tác động của truyền thông.Tác giả này
khẳng định truyền thông có vai trò to lớn đối với sự phát triển của các quốc
gia, và truyền thông của các quốc gia phát triển – quốc gia nắm trong tay các
phương tiện truyền thông sẽ tác động tới các quốc gia đang phát triển. Ngoài
ra, tác giả cũng cho rằng truyền thông là một công cụ tuyên truyền của hai

phe TBCN) và XHCN trong cuộc Chiến tranh Lạnh. Công trình này gợi mở
về cách tiếp cận, đánh giá tác động của truyền thông ở phạm vi quốc tế cho
quá trình nghiên cứu của Luận án này.
2.3. Nghiên cứu tác động của truyền thông tới chính trị quốc tế
Việc nghiên cứu tác động của truyền thông tới CTQT được chú ý đặc biệt
trên thế giới từ sau năm 2000 tới nay. Khởi nguồn cho những quan tâm này hầu
như đều bắt nguồn từ các nhà nghiên cứu chính trị. Chính điều đó cũng cho
thấy, truyền thông là một nhân tố không thể không chú ý trong mối quan hệ với
CTQT.Tác

giả

Philip Taylor,

trong cuốn Global Communications:

International Affairs and the Media Since 1945 (Truyền thông toàn cầu: Các
vấn đề quốc tế và Phương tiện truyền thông từ năm 1945), NXB Routledge
2003, đã phân tích bản chất, vai trò và tác động của truyền thông trong môi
trường quốc tế từ sau năm 1945. Ông cũng đặc biệt nhấn mạnh cách thức
truyền thông tương tác với chính sách đối ngoại, qua các nghiên cứu trường
hợp, gồm chiến tranh vùng Vịnh năm 1990 và chiến tranh Việt Nam, đưa ra
các phân tích chi tiết về hai cuộc chiến và ảnh hưởng của truyền thông tới
chính sách các nước. Đây là nghiên cứu quan trọng, đánh dấu vai trò của truyền
thông nhìn nhận ở mức độ ảnh hưởng tới quan hệ giữa các quốc gia.


11

Cuốn sách Media Power in Politics (Quyền lực của truyền thông trong

chính trị) của Doris Graber tái bản đến lần thứ 6 năm 2009 (xuất bản lần đầu
năm 1993) tập hợp các bài nghiên cứu của nhiều học giả nổi tiếng trong lĩnh
vực truyền thông và QHQT. Cuốn sách đánh giá ảnh hưởng, mối quan hệ của
truyền thông và chính trị thông qua 6 nội dung chính: a/Xem xét ảnh hưởng của
truyền thông tới chính trị nói chung; b/Định dạng chương trình nghị sự chính
trị và dư luận xã hội; c/ Ảnh hưởng tới kết quả bầu cử, d/Kiểm soát quyền lực
truyền thông: các nhân tố chính trị và báo chí; e/Hướng dẫn chính sách công; f/
Điều chỉnh và thao túng hiệu quả truyền thông. Nghiên cứu này khẳng định
việc đưa tin của truyền thông có tác động vào tất cả các quá trình nêu trên, tuy
vậy các phân tích đều tập trung đánh giá ở phạm vi chính trị trong nước chứ
chưa bàn trực tiếp đến tác động tới CTQT. NCS đã tham khảo phương thức
đánh giá về tác động của truyền thông ở các khía cạnh được nêu trên, để đánh
giá dưới góc độ toàn cầu.
Trong cuốn Propaganda and Democracy: The American Experience of
Media and Mass Persuasion (Tuyên truyền và Dân chủ: Kinh nghiệm của Mỹ
trong việc thuyết phục truyền thông và công chúng), NXB Cambridge
University Press 2005, tác giả J.Michael Sproule đặt câu hỏi liệu các tiêu
chuẩn thực hành của các ngành công nghiệp truyền thông, chẳng hạn như
quảng cáo và quan hệ công chúng, có hạn chế khả năng của người dân trong
việc thu thập đủ thông tin tin cậy để tham gia một cách thực chất vào các hoạt
động chính trị -xã hội hay không. Nghiên cứu này xem xét các trường phái tư
tưởng khác nhau, lý giải về sự đóng góp và ảnh hưởng của tuyên truyền trong
một xã hội dân chủ ở phạm vi quốc gia.
Xuất bản năm 2005, cuốn Thế giới phẳng của nhà báo – nhà nghiên cứu
CTQT Thomas L.Friedman đã trở thành một hiện tượng vào thời gian đó. Tác
giả cho rằng, thế giới hiện nay không chỉ toàn cầu hóa mà còn thu nhỏ lại theo
xu hướng siêu phẳng. Một trong những nhân tố làm cho thế giới ngày càng trở
nên nhỏ bé, đó là sự ra đời của mạng Internet với hệ thống các trang web thế hệ



12

3.0 tạo cho quá trình cung cấp thông tin trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn bao
giờ hết cho cả nhà cung cấp và người tìm kiếm thông tin. Friedman cho rằng,
mạng Internet đang làm thay đổi thế giới. Nó không chỉ cung cấp thông tin, mà
còn tạo cho công chúng môi trường rộng mở để bàn luận và tụ họp về những
vấn đề quan tâm, từ vấn đề cá nhân cho tới những vấn đề mang tính toàn cầu.
Theo Friedman, chính bộ ba: những người chơi mới, trên một sân chơi mới,
phát triển những quy trình và tập quán mới - là lực lượng quan trọng ảnh hưởng
đến việc định hình nền kinh tế và chính trị toàn cầu những năm đầu của thế kỷ
21. Tuy nhiên, do bao quát nhiều vấn đề khác nhau, nên cuốn sách cũng không
chuyên sâu bàn về tác động của truyền thông tới CTQT.
Cuốn Political Communication (Truyền thông chính trị) của Steven Foster
do Edinburgh University Press xuất bản năm 2010. Đúng như tên gọi của nó,
cuốn sách hoàn toàn đề cập đến việc nghiên cứu truyền thông chính trị. Nội
dung sách được chia thành hai phần: Phần thứ nhất tập trung vào bối cảnh xã
hội, phân tích chi tiết về các quá trình thông tin chính trị hiện nay, cũng như tác
động của các đảng phái, nhóm gây ảnh hưởng tới Chính phủ (ở Mỹ, Anh.)
Phần thứ hai nghiên cứu về mối quan hệ giữa cách thức truyền thông và chính
trị thông qua việc đưa tin về các vấn đề lớn trong xã hội như hiến pháp, tự do
ngôn luận, tự do thông tin, quyền riêng tư và quyền con người. Các tác giả cho
rằng các chính phủ như Anh và Mỹ đã có những hoạt động thao túng và kiểm
soát các PTTT, qua đó, gián tiếp khẳng định truyền thông có ảnh hưởng tới các
quyết định chính trị ở các quốc gia này.
Cũng trong năm 2010, Cuốn Public Policy and the Mass Media: The
Interplay of Mass Communication and Political Decision Making (Chính sách
công và các phương tiện truyền thông: Sự tương tác giữa TTĐC và việc ra
quyết định chính trị) của tác giả Sigrid Koch-Baumgarten, Katrin Voltmer
được NXB Routledge xuất bản. Từ những phân tích chặt chẽ của mình, tác
giả khẳng định rằng, TTĐC ngày càng có vai trò trung tâm trong đời sống

chính trị hiện đại, vượt ra ngoài chức năng truyền thống của nó, vốn được


13

định vị là nhân tố trung gian giữa chính phủ và công dân.Tác giả cũng chỉ ra
những mức độ và hoàn cảnh, điều kiện để các phương tiện truyền thông tác
động, ảnh hưởng đến chính sách.Tác giả khảo sát trường hợp truyền thông
Tây Âu và Mỹ, qua đó đánh giá tác động của nó tới các xã hội kể trên.
Những năm gần đây, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh nhiều hơn đến ảnh
hưởng của quá trình toàn cầu hóa truyền thông tới QHQT.Trong bài báo
Global Communication and International Relations:Changing Paradigms
and Policies, The International Journal of Peace Studies 2, No1, tác giả Majid
Tehranian cung cấp hai nội dung chính: a) đánh giá toàn cảnh về tác động
của truyền thông toàn cầu tới QHQT trên bình diện lý thuyết, quân sự, ngoại
giao, kinh tế, khoa học, giáo dục và các lĩnh vực văn hóa; b), đề xuất các biện
pháp trong từng lĩnh vực góp phần vào sự phát triển và nghiên cứu các chính
sách trong tương lai. Bài báo có mức độ bao quát vấn đề, nhưng chính vì thế
mà chưa thực sự phân tích sâu tác động của truyền thông tới các khía cạnh
khác nhau trong nền chính trị đương đại.
Cuốn Global Information and World communication: New frontier in
Internatioanl Relations (Thông tin toàn cầu và truyền thông quốc tế: Hàng rào
mới trong quan hệ quốc tế) của Hamid Mowlana, Sage Publishing 2013 cho rằng
truyền thông như là một hàng rào mới trong quan hệ quốc tế. Từ 4 hướng tiếp
cận TTQT khác nhau: Tiếp cận nhân văn (người dân với người dân); Tuyên
truyền; Quyền lực kinh tế; và Quyền lực chính trị, tác giả phân tích về sự chuyển
dịch của CTQT dưới tác động của truyền thông, đặc biệt dưới ảnh hưởng của
phát thanh và truyền hình. Tuy nhiên, dù xuất bản ở những năm đầu thập kỷ thứ
2 của thế kỷ 21, nhưng cuốn này lại chưa bàn đến ảnh hưởng của Internet tới
CTQT, do đó các đánh giá cũng vì thế mà chưa thực sự toàn diện.

Các nghiên cứu trường hợp về truyền hình và truyền thông Internet:
Nghiên cứu trường hợp được các học giả sử dụng khá nhiều để đánh giá ảnh
hưởng của truyền thông tới chính trị.Trong đó, nghiên cứu trường hợp mạng
truyền hình toàn cầu và Internet nổi lên như một xu hướng vào những năm


14

cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. Các tác giả Robert S.Fortner trong cuốn
“International Communication – History, conflict and Control of the Global
Metropolis (Truyên thông quốc tế - Lịch sử, sự xung đột và kiểm soát của
trung tâm toàn cầu) do Wadsworth Pub Co. Belmont xuất bản năm 1993 đã đề
cập đến vai trò của truyền thông trong chính trị toàn cầu bằng việc nghiên cứu
trường hợp như các kênh truyền hình (CNN, BBC, đài Jose Marti), hệ thống
thông tin liên lạc vệ tinh và tin tức. Tác giả nhận định rằng ngôi làng toàn cầu
có lẽ chưa bao giờ trở nên gần gũi như vậy và chính điều đó đã tác động sâu
sắc đến đời sống kinh tế, chính trị của các quốc gia trên thế giới.
Trong xã hội thông tin, các phương tiện truyền thông mới như MXH đã
có ảnh hưởng rất lớn, một số nhà nghiên cứu cho rằng MXH thậm chí sẽ lấn
sân vai trò của truyền thông truyền thông. Bài báo Social Networks and
Political Participation (MXH và Sự tham gia của chính trị) Annual Review of
Political Science, No.16 năm 2013 của Campbell khẳng định, với sự kết nối
thuận tiện của Internet, các MXH như Facebook, Twitter, LinkdIn… đã tạo điều
kiện cho các cá nhân tham gia nhiều hơn vào chính trị, cả trên không gian mạng
và đời thực. Tuy vậy, phản biện lại những nghiên cứu có phần khuyếch trương
vai trò ảnh hưởng phương tiện truyền thông mới, thì tác giả Christopher Walker
và Robert W. trong bài báo Breaking the News: The Role of State-run Media, do
(Kiểm soát tin tức: Vai trò của truyền thông nhà nước) do tạp chí Journal of
Democracy, số 25 phát hành tháng 1/2014, cho rằng truyền thông nhà nước vẫn
có vai trò rất lớn trong xã hội, trong đó có truyền hình vì đó là “nơi mọi con

mắt đều hướng vào”. Ông khẳng định rằng, cho đến nay, dù các phương tiện
truyền thông trở nên rất đa dạng nhưng trong phần lớn các xã hội, truyền hình
vẫn là nguồn chính để mọi người tìm kiếm thông tin, vì thế đến nay truyền hình
vẫn không có đối thủ cạnh tranh thực sự. Bên cạnh đó, truyền hình và Internet có
sự tác động tương hỗ, tuy nhiên cũng còn phải rất lâu nữa các phương tiện truyền
thông xã hội trên nền Internet mới có khả năng thách thức vai trò chủ đạo của
truyền hình. Cùng ủng hộ quan điểm này, một loạt các bài viết về Hiệu ứng


15

CNN (CNN effect, hay còn được gọi dưới các tên khác như Nhân tố CNN
(CNN factor) hay “tổ hợp CNN” (CNN complex) đã lập luận về khả năng ảnh
hưởng và đóng khung nhận thức của truyền hình đối với công chúng. Cụ thể,
bài báo Hiệu ứng CNN: Công cuộc tìm kiếm một lý thuyết truyền thông về
quan hệ quốc tế, đăng trên tạp chí Political Communication, số. 22 năm 2005
của Etyan Gilboa thông qua việc nghiên cứu thực nghiệm so sánh kết hợp kế
thừa các lý thuyết trước đó đã đặt ra vấn đề “có hay không một mô hình lý
thuyết truyền thông về quan hệ quốc tế, khi mà vốn cho rằng những mạng như
CNN và BBC World đã trở thành một nhân tố quyết định đối với các quyết
sách và kết quả của các sự kiện tầm cỡ quốc tế. Bài báo kết luận sự ảnh hưởng
của “hiệu ứng CNN”3 đến mức độ nào vẫn còn là điều đang gây tranh cãi. Vì
thế, ông đề xuất một lộ trình nghiên cứu tiếp theo về các hiệu ứng khác nhau
của mạng lưới truyền hình toàn cầu. Đặc biệt, tác giả cho rằng, việc nghiên
cứu kết hợp những lý thuyết của ngành truyền thông và QHQT có thể sẽ
mang đến những kết luận thuyết phục hơn. Điều đó khuyến khích các nhà
nghiên cứu chính trị quan tâm hơn đến nhân tố truyền thông.
Tóm lại, qua lịch sử nghiên cứu vấn đề, NCS nhận thấy các công trình
đã nghiên cứu các nội dung sau:
- Thứ nhất, các công trình đánh giá về vai trò của truyền thông tới chính

trị ở trên thế giới có rất nhiều khác biệt. Các học giả đều thừa nhận truyền
thông là công cụ cho các tham vọng chính trị, trong đó, truyền thông có vai
trò trung gian, hay nhân tố quan sát của hoạt động chính trị trong các giai
đoạn đã qua (trước và trong Chiến tranh Lạnh); Còn những năm đầu thế kỷ
21, một số học giả cho rằng truyền thông đã trở thành tác nhân tham gia trực
tiếp vào nền CTQT, một số lại vẫn coi đó là công cụ, nhưng cũng không nêu
rõ vậy vai trò công cụ của truyền thông có thay đổi hay chuyển dịch trong bối
cảnh chính trị của thế kỷ 21 hay không.

3

Một cách để nói về hiệu ứng của tin tức truyền hình toàn cầu


16

- Thứ hai, các học giả thống nhất về quan điểm khi công nhận vai trò tác
động tới dư luận của truyền thông, coi truyền thông là yếu tố có ảnh hưởng tới
dư luận xã hội, từ đó tác động tới chính trị trong phạm vi chính trị quốc nội;
- Thứ ba, dưới góc độ đánh giá trường hợp, các học giả đều thừa nhận
vai trò của truyền hình và Internet đối với chính trị. Các công trình cũng cho
rằng, vai trò của truyền thông sẽ thay đổi trong các bối cảnh chính trị khác
nhau, nhất là sang thế kỷ 21, bối cảnh chính trị thế giới có những thay đổi
phức tạp và nhanh chóng, các nhân tố mới nổi lên, sự tương tác giữa truyền
thông và chính trị ngày càng gia tăng dưới tác động của các phương tiện
truyền thông mới, có nền tảng từ Internet.
- Thứ tư, về cách tiếp cận nghiên cứu: hầu hết các công trình đều có các
tiếp cận khá riêng lẻ, đơn ngành: hoặc là các nghiên cứu về truyền thông,
hoặc là nghiên cứu tiếp cận từ ngành chính trị;
- Thứ năm, ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa

truyền thông và CTQT, dù là tiếp cận từ góc độ truyền thông hay quan hệ quốc
tế; Trong khi đó, trên thế giới, các nghiên cứu về tác động của truyền thông với
chính trị cũng mới đánh giá ở các nghiên cứu trường hợp, sau đó khái quát lên.
Chưa có một công trình nào tiếp cận liên ngành từ cấp độ phân tích hệ thống đối
với vai trò của truyền thông tới CTQT những năm đầu thế kỷ 21.
Tóm lại, ngày nay, truyền không không chỉ phản ánh các sự kiện diễn ra
trên toàn cầu, mà còn tham gia trực tiếp vào diễn biến của các sự kiện quốc tế.
Qua việc phản ánh và can dự đó, chúng tác động như thế nào tới dư luận và
CTQT trong những năm đầu thế kỷ 21 là điều chưa được trình bày đầy đủ
trong các công trình trước đó. Đây là phần thiếu vắng mà Luận án sẽ nghiên
cứu bổ sung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của Luận án là chỉ ra tác động của truyền thông
tới chính trị quốc tế đầu thế kỷ 21, trên cơ sở đó dự báo xu hướng tác động


17

của truyền thông trong thập kỷ tiếp theo và đề xuất một số gợi ý tham khảo
cho Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu, Luận án có những nhiệm vụ cụ thể
sau đây:
 Khái quát về nền chính trị quốc tế và truyền thông đầu thế kỷ 21.
 Trình bày cơ sở lý thuyết và thực tiễn về mối quan hệ, tác động của truyền
thông tới chính trị quốc tế.
 Nêu và phân tích các khía cạnh tác động của truyền thông tới CTQT
đầu thế kỷ 21 qua việc quan sát, đánh giá tác động của hai phương tiện truyền
hình tin tức và Internet.

 Dựa trên các phân tích đánh giá đó, dự báo về tác động của truyền
thông tới chính trị quốc tế trong một thập kỷ tiếp theo, và đề xuất một số bài
học tham khảo cho Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu trên, Luận án sẽ tập trung trả lời các câu hỏi
nghiên cứu sau:
 Chính trị quốc tế và truyền thông đã có những phát triển, thay đổi ra
sao trong những năm đầu thế kỷ 21?
 Qua nghiên cứu đánh giá hai phương tiện Internet và truyền hình tin tức
toàn cầu cho thấy truyền thông đã tác động đến nền chính trị quốc tế đầu thế
kỷ 21 như thế nào?
 Trong một thập kỷ tiếp theo, tác động của truyền thông tới CTQT sẽ đi
theo xu hướng nào?
 Trong bối cảnh đó, những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam là gì?
4. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là tác động của truyền thông tới
CTQT trong những năm đầu thế kỷ 21.


×