Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Tổng quan về kế toán các tổ chức tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.13 KB, 24 trang )

Chương 1: Tổng quan về kế toán các tổ
chức tài chính
1.1. Đặc điểm thị trường tài chính ở Việt Nam
- Khái niệm;
- Chức năng;
- Cấu trúc;
1.2. Đặc điểm hoạt động của các TCTC
-Khái niệm các TCTC;
-Chức năng các TCTC
- Phân loại các TCTC;
- Đặc điểm hoạt động của các TCTC
1.3. Tổng quan về kế toán của các tổ chức tài chính
- Yêu cầu và nhiệm vụ kế toán của các tổ chức tài chính
- Nguyên tắc kế toán của các tổ chức tài chính;
- Nội dung kế toán các TCTC Việt Nam


1.1. Đặc điểm thị trường tài chính ở Việt Nam

1.1.1. Khái niệm;
1.1.2. Chức năng;
1.1.3. Cấu trúc;


1.1.1. Khái niệm TTTC Việt Nam.
• Thị trường tài chính là nơi phát hành, mua,
bán, trao đổi và chuyển nhượng các công cụ
tài chính theo các quy tắc, luật lệ đã được ấn
định.
• “Thị trường tài chính là nơi diễn ra sự luân
chuyển vốn từ những người có vốn nhàn rỗi


tới người thiếu vốn”.


1.1.2. Chức năng của thị trường tài chính.
• Kết nối những người tạm thời thừa và thiếu vốn lại
với nhau
• Kích thích tiết kiệm và đầu tư.
• Giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, không chỉ
đối với người có tiền đầu tư mà còn cả với người vay
tiền để đầu tư.
• Làm gia tăng tính thanh khoản cho các tài sản tài
chính.
• Ngoài ra, thị trường tài chính còn có chức năng định
giá tài sản tài chính


1.1.3. Cấu trúc của thị trường tài chính
• Các thị trường tài chính có thể được phân loại
như sau:
- Thị trường thô sơ và thị trường vi tính hoá;
- Thị trường thường trực và thị trường huy
động;
- Thị trường tiền tệ và thị trường vốn;
- Thị trường chứng khoán đã đăng ký và thị
trường lưu lượng chứng khoán.


1.2. Đặc điểm hoạt động của các TCTC

1.2.1. Khái niệm các TCTC;

1.2.2. Chức năng các TCTC
1.2.3. Phân loại các TCTC;
1.2.4. Đặc điểm hoạt động của các TCTC


1.2.1. Khái niệm tổ chức tài chính
• Tổ chức tài chính là tổ chức có chức năng cung cấp các 
dịch vụ tài chính cho các khách hàng hoặc các thành viên. Dịch
vụ tài chính quan trọng nhất mà các tổ chức tài chính cung cấp
là hoạt động như các trung gian tài chính.
• Theo định nghĩa rộng, có ba loại hình tổ chức tài chính chủ yếu:
- Các tổ chức tài chính chấp nhận tiền gửi và cho vay, bao gồm
các ngân hàng, quỹ tín dụng, quỹ thế chấp, các công ty quản lý
các tài sản ủy thác hay vốn đầu tư (trust company), quỹ nhà ở
 (building society).
- Các công ty bảo hiểm và các quỹ hưu trí
- Các công ty môi giới chứng khoán, quỹ đầu tư ủy thác.


1.2.2. Chức năng của các TTTC
1. Chức năng tạo vốn
• Các trung gian TC huy động vốn nhàn rỗi trong nền KT hình
thành các quỹ tiền tệ tập trung. Bằng cách trả lãi suất, các trung
gian tài chính đem lại lợi ích cho người có tiền tiết kiệm và đồng
thời cũng làm lợi cho chính mình trong giai đoạn cung ứng vốn.
2. Chức năng cung ứng vốn
• Trong nền KTTT, người cần vốn là các DN, các tổ chức KD trong
và ngoài nước. Tổ chức tài chính trung gian sẽ đáp ứng đầy đủ, kịp
thời nhu cầu vốn và nhận được một khoản lợi nhất định thông qua
việc cho vay với lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất các tổ chức này

trả cho người tiết kiệm.
3. Chức năng kiểm soát
• Các tổ chức trung gian sẽ kiểm soát nhằm giảm tới mức tối thiểu
sự rủi ro bằng cách thường xuyên hoặc định kỳ kiểm soát trước
khi cho vay, trong và sau khi cho các doanh nghiệpvay vốn.


1.2.3. Phân loại các TCTC
1. Phân loại theo chủ thể vốn:
- TCTC nhà nước;
- TCTC tư nhân;
2. Phân loại theo tính chất hoạt động:
- TTTC hoạt động theo mô hình DN, vì mục đích lợi nhuận;
- TCTC hoạt động theo mô hình SN không vì mục đích lợi
nhuận;
3. Phân loại theo chức năng:
- TCTC hoạt động thuôc TT tiền tệ: Các NHTM, Quỹ TDND;
- TCTC hoạt động trong thị trường vốn: Các công ty môi giới
CK, Công ty QL quỹ ĐT,..
- TCTC hoạt động trong TT BH: Công ty BH, Quỹ hưu trí,…
4. Phân loại theo các tiêu thức khác


1.2.4. Đặc điểm hoạt động của các TCTC
• Hoạt độngcó tính xã hội cao, ảnh hưởng đến
nhiều đối tượng và tác động trực tiếp đến CS
tài khóa của NN;
• Hoạt động theo những quy định và nguyên tắc
chặt chẽ cho mỗi lĩnh vực hoạt động, như: Thị
trường tiền tệ, TT vốn; TT bảo hiểm;

• Giao dịch diễn ra dưới hình thức giá trị (Tiền
tệ);


1.3. Tổng quan về kế toán của các TTTC
1.3.1. Yêu cầu và nhiệm vụ kế toán của các TCTC
Yêu cầu kế toán của các tổ chức tài chính;
Nhiệm vụ kế toán TCTC
1.3.2. Nguyên tắc kế toán của các tổ chức tài chính;
1.3.3.Đặc điểm kế toán các TCTC
Đặc điểm chung về KT của các TCTC
Nội dung kế toán các TCTC Việt Nam


1.3.1.1 Yêu cầu cơ bản đối với kế toán
- Trung thực:
- Khách quan.
- Đầy đủ.
- Kịp thời.
- Dễ hiểu.
- Có thể so sánh.


1.3.1.2. Nhiệm vụ kế toán
1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng
và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán
và chế độ kế toán.
2. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ
thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng
tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn

ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế
toán.
3. Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất
các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định
kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
4. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của
pháp luật.


1.3.2. Các nguyên tắc kế toán
-

Cơ sở dồn tích
Hoạt động liên tục:
Giá gốc:
Phù hợp:
Nhất quán:
Thận trọng:
Trọng yếu:
Tôn trọng bản chất hơn hình thức


1.

Nguyên tắc giá gốc

Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo
giá gốc. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài
sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên
theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định

lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị
hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính.
Ví dụ: ????


2. Cơ sở dồn tích:
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của DN liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn
vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát
sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương
đương tiền. BCTC lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của DN trong
quá khứ, hiện tại và tương lai.
Ví dụ: Ngày 15/5/2017, công ty A mua 1máy điều hòa cây, đã nhận và trang bị ngay cho
phòng kế toán với giá mua gồm cả 10% thuế GTGT là 55.000.000đ chưa thanh toán
tiền.
Kế toán ghi sổ: Nợ TK 211: 50.000.000đ
Nợ TK 133: 5.000.000đ
Có TK 331:
55.000.000đ 


3. Hoạt động liên tục
BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là DN đang hoạt động liên tục và sẽ
tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là
DN không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải
thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với
giả định hoạt động liên tục thì BCTC phải lập trên một cơ sở khác và phải
giải thích cơ sở đã sử dụng để lập BCTC.
Ví dụ: Lập BCTC cho năm TC kết thúc vào ngày 31/12/201X của chỉ tiêu TSCĐVH
Chỉ tiêu


Số cuối năm

Số đầu năm

TSCĐVH

1.000.000.000

850.000.000

- Nguyên giá

1.500.000.000

1.300.000.000

- Giá trị hao mòn lũy kế

(500.000.000)

(450.000.000)


4. Nhất quán
Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải
được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường
hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì
phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần
thuyết minh báo cáo tài chính.
Ví dụ: Năm N công ty ABC tính giá trị hàng tồn kho theo PP

BQGQ cả kỳ dự trữ, nhưng đến năm N+1, do sáp nhập CTY ABC
trở thành công ty con của Tập đoàn Bia, nước giải khát HN, vì vậy
để tiện cxho việc hợp nhất BCTC, tập đoàn yêu cầu tất cả các công
ty con đều thống nhất áp dụng PP tính giá trị hàng tồn kho theo PP
NT – XT => khi trình bày BCTC năm N+1, Cty ABC phải thuyết
minh lý do thay đổi và ảnh hưởng đến KQHĐKD trên Bản thuyết
minh BCTC riêng.


5. Phù hợp
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù
hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh
thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương
ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí
của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ
trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến
doanh thu của kỳ đó.


6. Thận trọng

Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết
để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không
chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
a) Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá
lớn;
b) Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các
khoản thu nhập;
c) Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ

phải trả và chi phí;
d) Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng
chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn
chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả
năng phát sinh chi phí.


7. Trọng yếu
Thông tin được coi là trọng yếu trong trường
hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác
của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể
báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết
định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài
chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và
tính chất của thông tin hoặc các sai sót được
đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng
yếu của thông tin phải được xem xét trên cả
phương diện định lượng và định tính.


8. Tôn trọng bản chất hơn hình thức
Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải bảo đảm
phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn là hình
thức, tên gọi của giao dịch.
Ví dụ: Trong tháng 10/2016, Tạp chí kế toán của VAA
đã xuất hóa đơn và thu tiền bán Tạp chí kế toán và
kiểm toán cho năm 2017: 3.600.000đ bằng tiền mặt
(Không có thuế GTGT).
* Kế toán ghi nhận sổ KT năm 2016: Nợ TK 111/ Có
TK 131 và trình bày trên BCĐKT năm 2016: Chỉ

tiêu Phải trả người bán ngắn hạn (Mã 311);
* Kế toán ghi nhận sổ KT năm 2017: Nợ TK 131/ Có
TK 511 (Theo từng tháng)


1.3.3.1. Đặc điểm kế toán TCTC
• Mỗi lĩnh vực, loại hình đơn vị có một CĐKT
riêng;
• Chế độ kế toán xây dựng dựa trên nguyên tắc
kết hợp giữa chức năng và bản chất của các
hoạt động;
• Chế độ kế toán có tính hội nhập cao với các
nước khu vực và quốc tế


1.3.3.2. Nội dung kế toán của các TCTC





-

Chứng từ kế toán;
Sổ kế toán;
Tài khoản kế toán;
Báo cáo TC;
Nội dung các phần hành kế toán:
Kế toán vốn bằng tiền;
Kế toán các loại TS (Vật tư văn phòng & TSCĐ);

Kế toán các khoản ĐTTC;
Kế toán các khoản phải thu & TS khác;
Kế toán TN & CP; xác định KQHĐKD;
Kế toán các khoản phải trả và phải nộp nhà nước.;
Kế toán vốn chủ sỡ hữu.



×