Tải bản đầy đủ (.ppt) (49 trang)

Kế toán quỹ đầu tư phát triển địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.72 KB, 49 trang )

Chương 2
Tổ chức công tác kế toán tài chính tại
Quỹ đầu tư phát triển địa phương


Chương 2: Tổ chức công tác kế toán tài chính tại Quỹ
đầu tư phát triển địa phương (12 tiết lên lớp)
2.1. Đặc điểm hoạt động và tài chính của Quỹ đầu tư
phát triển địa phương (Sau đây gọi tắt là Quỹ) ảnh
hưởng đến công tác kế toán;
2.2. Tổ chức công tác kế toán tài chính của Quỹ
2.3. Phương pháp kế toán các hoạt động của Quỹ
2.4. Báo cáo tài chính của Quỹ
.


2.1. Đặc điểm hoạt động và tài chính của Quỹ
ảnh hưởng đến công tác kế toán
2.1.1. Khái niệm
Quỹ đầu tư phát triển địa phương là một tổ chức tài chính
Nhà nước của địa phương; thực hiện chức năng đầu tư tài
chính và đầu tư phát triển. Quỹ đầu tư phát triển địa phương
có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế
toán riêng, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà
nước và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại
Việt Nam.


2.1.2. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ
1. Tự chủ về tài chính, bảo toàn và phát
triển vốn, tự bù đắp chi phí và tự chịu


rủi ro.
2. Chịu trách nhiệm hữu hạn trong
phạm vi nguồn VCSH của Quỹ.


2.1.3.Phạm vi hoạt động
1.Huy động vốn trung, dài hạn;
2. Đầu tư: đầu tư trực tiếp; cho vay đầu tư; góp vốn thành lập
DN hoạt động trong các lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội;
3. Ủy thác cho vay đầu tư, thu hồi nợ; nhận uỷ thác quản lý
nguồn vốn đầu tư, cho vay đầu tư, thu hồi nợ, cấp phát vốn
đầu tư, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo uỷ
quyền của UBND.


Phạm vi hoạt động (tiếp tục)


"Đầu tư trực tiếp vào các dự án" là việc Quỹ sử
dụng vốn hoạt động của mình để đầu tư vào các dự
án; trong đó, Quỹ có thể trực tiếp quản lý dự án theo
quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây
dựng hoặc thuê ngoài.

• “Cho vay hợp vốn” là việc Quỹ và các tổ chức khác
cùng cho vay vốn đầu tư một dự án, trong đó Quỹ
hoặc một tổ chức khác đứng ra làm đầu mối phối
hợp và thực hiện cho vay.



2.1.4. Chế độ tài chính
1. Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào
ngày 31 tháng 12.
2. Khoản trích dự phòng rủi ro đối với hoạt động cho vay đầu
tư được hạch toán vào chi phí hoạt động của Quỹ
3. Quỹ thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi theo
quy định áp dụng cho DNNN.
4. Quỹ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với NSNN theo quy định
của pháp luật.


Phân phối kết quả hoạt động
a) Bù đắp các khoản lỗ luỹ kế
b) Trừ các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật thuộc trách nhiệm
của Quỹ
c) Trích 10% vào quỹ dự phòng TC; tối đa bằng 25% vốn điều lệ
của Quỹ;
d) Phần chênh lệch sau khi đã trích các khoản trên, được phân
chia:
- Trích quỹ đầu tư phát triển tối thiểu 30%;
- Trích tối đa 5% lập quỹ thưởng Ban quản lý điều hành Quỹ và
mức trích tối đa không quá 500 triệu đồng;
- Trích quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi tối đa không quá 03 tháng
lương thực hiện.;
- Phần chênh lệch còn lại được bổ sung vào quỹ ĐTPT


Sử dụng các quỹ
a) Quỹ dự phòng TC được dùng để bù đắp những tổn thất,


thiệt hại về tài sản, công nợ không đòi được xảy ra trong
hoạt động;
b) Quỹ ĐTPT được dùng để bổ sung vốn điều lệ;
c) Quỹ khen thưởng được dùng để thưởng định kỳ hoặc
đột xuất cho cán bộ, nhân viên;
d) Quỹ phúc lợi được dùng để chi cho các hoạt động, công
trình phúc lợi công cộng của cán bộ, nhân viên; phúc lợi
xã hội;
đ) Quỹ thưởng Ban quản lý điều hành được sử dụng để
thưởng cho Hội đồng quản lý và Ban Giám đốc Quỹ.


2.2. Tổ chức công tác kế toán
• 2.2.1. Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán
• 2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống TKKT
• 2.2.3. Tổ chức vận dụng hình thức kế toán và sổ kế toán;


Tổng quan kế toán Quỹ ĐTĐP
 Chế độ kế toán áp dụng:
- Thông tư 209/2015/TT – BTC ngày 28/12/2015 của Bộ TC, và
- TT 200/ 2014/TT – BTC ngày 22/12/2014 của Bộ TC


2.2.1. Chứng từ kế toán
 Quy định chung
(Xem Luật KT số 88/2015/QH 13);
 Danh mục CTKT;
 Biểu mẫu CTKT

(Xem TT 200 và TT 209)


2.2.2. Tài khoản kế toán
• 71 tài khoản chia thành 9 loại (Tương tự
TT 200);
• Các TK đặc thù (Xem danh mục TK)


Hình thức kế toán và sổ kế toán.
• Hình thức kế toán: Kế toán máy;
• Sổ kế toán: Tương tự như TT 200/2014/TT - BTC


Phương pháp kế toán
2.3.1. Kế toán tài sản (Vốn bằng tiền, các khoản đầu tư, phải
thu, TSCĐ), nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập khác và
chi phí khác: Tương tự như kế toán doanh nghiệp quy định
tại TT 200/2014
2.3.2. Kế toán các nghiệp vụ cho vay;
2.3.3. Kế toán nghiệp vụ huy động vốn;
2.3.4. Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả hoạt
động.


2.3.2. Kế toán các nghiệp vụ cho vay;
• Hoạt động cho vay: Cho vay trực tiếp; Cho vay hợp vốn; Ủy thác
cho vay.
• Đối tượng cho vay
- Các dự án về: giao thông; cấp nước; nhà ở khu đô thị, khu dân

cư; di chuyển sắp xếp lại các cơ sở sản xuất; xử lý rác thải của
các đô thị;
- Các dự án quan trọng do UBND cấp tỉnh quyết định.


Điều kiện cho vay
1. Đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;
2. Có phương án SX, KD có lãi và phương án bảo đảm trả được
nợ;
3. Có cam kết mua bảo hiểm đối với TS hình thành từ vốn vay
thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc tại một công ty bảo hiểm
được phép hoạt động tại Việt Nam;
4. Chủ đầu tư là các tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc các DN
thuộc mọi thành phần KT.


Kế toán cho vay
• Tài Khoản 1283 - “Cho vay”: Phản ánh số hiện có và tình hình
biến động tăng, giảm của các Khoản cho vay của Quỹ, bao
gồm: Quỹ trực tiếp cho vay, Quỹ ủy thác cho vay và Quỹ hợp
vốn cho vay.
• Tài Khoản 1283 - “Cho vay”, có 3 tài Khoản cấp 3 như sau:
+ Tài Khoản 12831 - “Quỹ trực tiếp cho vay”: Phản ánh tình
hình tăng, giảm và số hiện có của các Khoản do Quỹ trực tiếp
cho vay.
+ Tài Khoản 12832 - "Quỹ ủy thác cho vay’’: Phản ánh tình
hình tăng, giảm và số hiện có của các Khoản do Quỹ giao ủy
thác cho vay.
+ Tài Khoản 12833 - “Quỹ hợp vốn cho vay": Phản ánh tình
hình tăng, giảm và số hiện có của các Khoản Quỹ tham gia hợp

vốn cho vay.


Phương pháp kế toán Quỹ trực tiếp cho vay
• 1. Trường hợp Quỹ cho khách hàng vay nhận lãi trước:
- Khi Quỹ cho khách hàng vay từ vốn hoạt động, ghi:
Nợ TK 12831 (Số tiền gốc cho vay)
Có TK 3387 (Số tiền lãi nhận trước)
Có TK 112 (Số tiền thực tế cho vay).
- Định kỳ, tính và phân bổ số lãi cho vay nhận trước, ghi:
Nợ TK 3387 / Có TK 511(5111).
- Khi khoản cho vay đáo hạn được khách hàng vay thanh toán,
ghi: Nợ TK 112 / Có TK 12831.
Ví dụ:


Quỹ cho khách hàng vay nhận lãi sau
- Khi Quỹ cho khách hàng vay, ghi:
Nợ TK 12831 / Có TK 112.
- Định kỳ, tính và xác định số lãi cho vay phải thu từng kỳ, ghi:
Nợ TK 131 / Có TK 511 (5111)
- Khi thu được tiền lãi vay ghi:
Nợ TK 112 / Có TK 131 (1311).
- Khi khoản cho vay đáo hạn được khách hàng vay thanh toán,
ghi:
Nợ TK 112 (Số tiền gốc và lãi thu được)
Có TK 131 (1311) (Số lãi vay phải thu của các kỳ trước)
Có TK 511 (51121) (Số lãi của kỳ đáo hạn)
Có TK 12831 (Chi tiết số tiền gốc cho vay)



3. Khi khách hàng không trả được nợ đến hạn
Khoản nợ gốc trong hạn trở thành nợ quá hạn, kế toán
phải theo dõi chi tiết trong hệ thống quản trị, đồng thời
ghi giảm nợ lãi cho vay phải thu, ghi:
Nợ TK 511 (5111) (nợ lãi phải thu đã ghi nhận DT
trong cùng kỳ), hoặc
Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ (63112) (nếu
đã ghi nhận trong các kỳ trước được tính vào chi phí)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (1311).
• Ví dụ:


Kế toán Quỹ ủy thác và nhận ủy thác cho vay
1. Trường hợp Quỹ là bên giao ủy thác cho vay
a) Khi Quỹ đưa tiền cho bên nhận ủy thác, ghi:
Nợ TK 1341 (Chi tiết bên nhận ủy thác cho vay)/ Có TK 112
b) Khi Khoản giao ủy thác đã giải ngân cho đối tượng vay, ghi:
Nợ TK 12832 / Có TK 1341 (Bên nhận ủy thác cho vay).
c) Tiền lãi cho vay phải thu định kỳ, ghi:
Nợ TK 1311 (Chi tiết bên nhận ủy thác)/ Có TK 5111.
d) Định kỳ, phản ánh phí ủy thác cho vay phải trả, ghi:
Nợ TK 631 (6312) (Phí giao ủy thác cho vay)
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, hoặc
Có TK 331 (3311) (Chi tiết cho bên nhận ủy thác).
đ) Khi nhận lại vốn đưa đi ủy thác cho vay, ghi:
Nợ TK 112 (1121)/ Có TK 12832.
e) Khi khách hàng không trả được nợ gốc đến hạn theo Hợp đồng tín dụng (kế toán
như các trường hợp trên).



Quỹ là bên nhận ủy thác cho vay
- Khi Quỹ nhận tiền của bên giao ủy thác cho vay, ghi: Nợ TK 112/ Có TK 362.
- Khi Quỹ cho các đối tượng vay, ghi:
Nợ TK 362/ Có TK 112
Đồng thời, theo dõi số vốn nhận ủy thác đã cho vay ở ngoài BCĐKT
- Khi đối tượng đi vay thanh toán, ghi:
Nợ TK 112/ Có TK 33881
• b) Đối với phần nợ lãi phải trả bên giao ủy thác:
- Khi Quỹ nhận được tiền lãi cho vay, ghi:
Nợ TK 112 / Có TK 33881
- Khi Quỹ trả tiền lãi cho bên giao ủy thác, ghi: Nợ TK 33881 / Có TK 112
• c) Khi phát sinh DT phí nhận ủy thác cho vay, ghi:
Nợ TK 112, hoặc Nợ TK 1314 / Có TK 511 (5114).
• d) Khi Quỹ trả lại số tiền gốc và lãi cho bên giao ủy thác do đã thu hồi được của
đối tượng đi vay, ghi:
Nợ TK 33881 / Có TK 112.
• đ) Khi Quỹ trả lại số tiền vốn nhận ủy thác cho bên giao ủy thác, ghi:
Nợ TK 362 / Có TK 112.
• e) Khi bên giao ủy thác cho vay có quyết định xóa nợ gốc và nợ lãi cho vay => xóa
số nợ gốc và nợ lãi này đang theo dõi ngoài BCĐKT .
• Ví dụ:


Quỹ làm đầu mối hợp vốn cho vay
a) Khi nhận tiền của các bên tham gia, ghi:
Nợ TK 112 / Có TK 364
b) Khi Quỹ cho vay, ghi:
Nợ TK 12833 , Nợ TK 364/ Có TK 112
• Đồng thời, theo dõi số vốn nhận và đã cho vay ở ngoài BCĐKT

c) Khi trả lại vốn cho bên tham gia hợp vốn, ghi: Nợ TK 364 / Có TK 112
d) Kế toán tiền lãi cho vay phải thu của hợp đồng hợp vốn:
d1) Đối với phần lãi phải thu của Quỹ: Kế toán phản ánh tương tự như cho
vay vốn của quỹ .
d2) Đối với phần lãi phải thu hộ các bên tham gia hợp vốn:
- Trường hợp chưa thu được tiền lãi ngay: Kế toán theo dõi ngoài BCĐKT
- Khi thu được tiền lãi, ghi:
Nợ TK 112 / Có TK 33881
- Khi thanh toán tiền lãi cho các bên tham gia hợp vốn ghi bút toán đảo với
bút toán trên.
đ) Kế toán doanh thu phí quản lý hoạt động hợp vốn:
- Định kỳ, Quỹ ghi nhận doanh thu phí quản lý hoạt động hợp vốn, ghi:
Nợ TK 112 , hoặc Nợ TK 1314 / Có TK 511 (5114)


Quỹ làm đầu mối hợp vốn cho vay
- Khi Quỹ thu được tiền phí quản lý hoạt động hợp vốn:
Nợ TK 112/ Có TK 1314.
e) Khi Khoản cho vay đến kỳ đáo hạn được đối tượng đi vay thanh toán, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 12833 - Quỹ hợp vốn cho vay (Phần vốn của Quỹ)
Có TK 33881 - Phải trả HĐ nhận ủy thác, nhận hợp vốn
g) Khi Quỹ trả lại cho các bên tham gia hợp vốn nợ gốc đã thu hồi được của đối
tượng đi vay, ghi:
Nợ TK 33881/ Có TK 112
• h) Khi khách hàng không trả được nợ đến hạn theo Hợp đồng tín dụng,
Khoản nợ gốc trong hạn được phân loại thành nợ quá hạn. Quỹ phải thông
báo kịp thời với các bên tham gia hợp vốn:
• - Đối với phần nợ gốc và nợ lãi của Quỹ: kế toán phản ánh tương tự như
hướng dẫn cho vay trực tiếp.

• - Đối với phần nợ gốc và nợ lãi của các bên tham gia hợp vốn: Quỹ tiếp tục
theo dõi chi tiết ngoài BCĐKT.
• Ví dụ:


×