Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Nghiên cứu thành phần các loài ong mật (hymenoptera apidae) ở tỉnh lạng sơn và cao bằng (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

=====
=

PHẠM THỊ PHƯƠNG TRANG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN CÁC LOÀI
ONG MẬT (HYMENOPTERA: APIDAE)
Ở TỈNH LẠNG SƠN VÀ CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Động vật học

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện và tiến hành nghiên cứu đề tài tại viện
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, cũng như học tập ở trường em đã nhận được
sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của anh chị công tác tại phòng Sinh thái
côn trùng, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, các thầy cô giáo trong khoa
Sinh – KTNN – trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, cùng với sự động viên
khích lệ của gia đình và bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý
báu này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Thị
Phương Liên và CN. Trần Thị Ngát, công tác tại Phòng Sinh thái côn trùng,
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Do điều kiện về thời gian và năng lực bản thân còn hạn chế nên trong


quá trình hoàn thành khóa luận còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được
sự góp ý chân thành của thầy cô cùng các bạn để đề tài của tôi được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày..... tháng..... năm 2017
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Phương Trang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Khóa luận này là công trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.
Nguyễn Thị Phương Liên.
Các số liệu, những nghiên cứu được trình bày trong khóa luận này
trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày..... tháng..... năm 2017
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Phương Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.......................................................... 2
4. Điểm mới....................................................................................................... 3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1. Giới thiệu tổng quan về đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu. .......................... 3
1.2 Tình hình nghiên cứu về họ Ong mật (Hymenoptera: Apidae) trong và
ngoài nước ......................................................................................................... 9
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về họ Ong mật (Hymenoptera: Apidae) trên thế
giới..................................................................................................................... 9
1.2.2 Tình hình nghiên cứu về họ Ong mật (hymenoptera: Apidae) ở Việt
Nam ................................................................................................................. 11
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................................ 12
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu............................................................. 12
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 12
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 12
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 13
2.4.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa ................................................... 13
2.4.2. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm........................... 13
2.5. Xử lý và phân tích số liệu ........................................................................ 14
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................. 15
3.1 Thành phần và số lượng các loài ong mật thuộc họ Ong mật
(Hymenoptera: Apidae) ở tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng.................................. 15


3.1.1. Thành phần các loài ong mật thuộc họ Ong mật (Hymenoptera: Apidae)
ở tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng ......................................................................... 15
3.1.2. Số lượng các loài ong mật thuộc họ Ong mật (Hymenoptera: Apidae) ở
tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng ............................................................................ 16
3.2. Sự phân bố và thích nghi của các loài ong mật (Hymenoptera: Apidae) ở
tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng ............................................................................ 18
3.3. Mô tả các loài ong mật thuộc họ Ong mật Apidae lần đầu tiên được ghi
nhận ở miền bắc .............................................................................................. 20

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 26
1. Kết luận ....................................................................................................... 26
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 27
PHỤ LỤC
CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Cấu tạo phần đầu của ong mật thuộc họ Ong mật Apidae ............... 7
Hình 2.2: Phần ngực và phần phụ ngực của ong mật thuộc họ Ong mật
Apidae………………………………………………………………………9
Hình 2.3. Phần bụng của loài ong mật thuộc họ Ong mật Apidae.................... 9
Hình 3.1. Một số hình ảnh về loài Amegilla himalajensis .............................. 21
Hình 3.2. Một số hình ảnh về loài Ceratina cognata...................................... 22
Hình 3.3. Một số hình ảnh về loài Ceratina nigrolateralis ............................ 23
Hình 3.4. Một số hình ảnh về loài Ceratina smaragdula ............................... 24
Hình 3.5. Một số hình ảnh về loài Xylocopa phalothorax .............................. 25


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thành phần các loài ong mật thuộc họ Ong mật Apidae ở tỉnh
Lạng Sơn và Cao Bằng.................................................................................... 15
Bảng 3. 2. Số lương các loài ong mật thuộc họ Ong mật Apidae ở tỉnh Lạng
Sơn và Cao Bằng............................................................................................. 17


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Họ ong mật (Hymenoptera: Apidae) là nhóm côn trùng có tổ chức sống

xã hội rất cao, có sự phân chia đẳng cấp trong một đàn, mỗi cá thể thực hiện
một nhiệm vụ chuyên biệt. Ong mật là họ đa dạng nhất về thành phần loài
trong tổng họ ong mật Apidea (Michener, 2007) [16]. Hiện nay, trên thế giới,
họ ong mật có trên 5800 loài đã được mô tả (Ascher and Pickering, 2016) [5].
Ong mật là một trong những trợ thủ đắc lực nhất cho nền nông nghiệp trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Ong mật là những loài thụ phấn cho nhiều loài cây trồng như: ngô, lúa,
vải, nhãn, táo,…. Nhờ quá trình thụ phấn của ong mật, năng suất cây trồng
tăng lên gấp bội lần so với việc thụ phấn đơn thuần bằng gió. Quá trình thụ
phấn tốt sẽ làm sản lượng cũng như chất lượng của sản phẩm từ cây trồng
tăng lên, chẳng hạn như số quả nhiều hơn, quả to hơn, chín nhanh hơn và
ngon hơn,....
Một số loài ong mật như Apis cerana Fabricius và Apis mellifera
Linnaeus còn cung cấp các sản phẩm rất tốt cho sức khỏe con người và có giá
trị kinh tế cao như mật ong, sáp ong, sữa ong chúa,…. Hơn nữa, ong mật lại là
một mắt xích quan trọng trong chuỗi và lưới thức ăn. Bởi nếu một loài ong bị
biến mất đồng nghĩa với việc một loài thực vật được thụ phấn bởi loài đó
cũng sẽ dần dần mất đi trong tương lai không xa. Khi đó, chuỗi và lưới thức
ăn dễ có khả năng bị phá vỡ. Do đó, chúng còn đóng vai trò hết sức quan
trọng trong cân bằng hệ sinh thái.
Lạng Sơn và Cao Bằng là hai tỉnh thuộc miền Bắc Việt Nam nhưng có
địa hình và hệ sinh thái không giống nhau.
o

Lạng Sơn là một tỉnh ở vùng Đông Bắc Việt nam, có tọa độ từ 20 27’o

o

o


22 19’ vĩ Bắc và từ 106 06’-107 21’ kinh Đông. Đồi núi chiếm hơn 80% diện
1


tích cả tỉnh. Dạng địa hình phổ biến là núi thấp và đồi. Khí hậu của Lạng Sơn
thể hiện rõ nét khí hậu cận nhiệt đới ẩm của miền Bắc Việt Nam. Lạng Sơn là
khu vực có diện tích rừng và thảm thực vật giàu có, có tính đa dạng cao và
đây cũng là nơi chứa đựng sự phong phú của các loài côn trùng nói chung và
các loài thuộc họ ong mật Apidae nói riêng.
Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, có tọa độ từ 23°07' 22°21' vĩ bắc, từ 105°16' - 106°50' kinh đông. Cao Bằng là cao nguyên đá vôi
xen lẫn núi đất. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Ở đây, khí hậu
cận nhiệt đới ẩm, địa hình đón gió nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các đợt
không khí lạnh từ phương bắc. Vì Cao Bằng nằm trong vùng có khí hậu cận
nhiệt đới ẩm, đất đai khí hậu ở đây thuận lợi cho các loài động thực vật sinh
trưởng phát triển, nên quần thể sinh vật rừng nói chung và họ ong mật Apidae
nói riêng cũng rất phong phú.
Như vậy, để có cái nhìn rõ nét hơn về khu hệ ong mật họ Apidae, chúng
tôi chọn Cao Bằng và Lạng Sơn là các điểm nghiên cứu nhằm đưa ra dẫn liệu
về sự sai khác thành phần của các loài ong mật ở hai địa điểm này.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định thực hiện đề tài: “
Nghiên cứu thành phần các loài ong mật (Hymenoptera: Apidae) ở tỉnh
Lạng Sơn và Cao Bằng”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học, xây dựng lòng say
mê tìm tòi, khám phá khoa học tạo tiền đề cho việc nghiên cứu và giảng dạy
sau này.
- Xác định thành phần loài, đặc trưng phân bố của các loài ong thuộc
họ Ong Mật (Hymenoptera: Apidae) và so sánh sự đa dạng của chúng trên
những sinh cảnh khác nhau ở tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn



- Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu nhằm góp phần bổ sung những dẫn liệu về thành phần, sự
phân bố của các loài ong mật (Hymenoptera: Apidae) ở tỉnh Lạng Sơn và Cao
Bằng.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài góp phần làm rõ tính đa dạng của các loài ong mật tại tỉnh Lạng
Sơn và Cao Bằng, tạo cơ sở cho việc đề xuất liên quan đến việc bảo tồn, sử
dụng cũng như phát triển bền vững đa dạng sinh học của các loài ong mật ở
các khu vực này.
4. Điểm mới
Đây là nghiên cứu đầu tiên về thành phần các loài các loài ong mật
Apidae ở Lạng Sơn và Cao Bằng.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu tổng quan về đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu.


Ong là côn trùng thuộc bộ cánh màng, chúng sống theo đàn có sự phân
chia đẳng cấp xã hội và phân công công việc rõ ràng. Trong đàn nhiều nhất có
khi tới 25.000- 50.000 con và gồm ong chúa, ong thợ, ong đực. Môi trường
sống của chúng rất đa dạng chủ yếu sống trong các tổ ở hốc cây, kẽ đá, bụi
rậm, trong rừng.
Các loài thuộc họ Ong Mật Apidae lấy phấn hoa và dịch mật làm thức
ăn. Từ khái niệm này cho thấy ong đi kiếm ăn phải tiếp xúc với hoa để thu
hoạch phấn hoa và dịch mật do hoa tiết ra. Trong lúc kiếm ăn như vậy, chúng
chuyển hạt phấn bám trên cơ thể từ nhị hoa đến đầu nhụy. Quá trình chuyển
hạt phấn như vậy gọi là quá trình thụ phấn. Nhờ ong thụ phấn mà quá trình
đậu quả và hạt tăng lên. Để lấy đầy diều mật hay hai giỏ phấn hoa, ong phải

thăm 100-150 bông hoa. Như vậy, trong mỗi ngày, ong có thể thăm lên tới
40-60 triệu bông hoa. Qua thụ phấn bằng ong, người ta thấy năng suất của cây
lấy quả và lấy hạt tăng lên 20-30%, có khi lên tới 50% (Phạm Hồng Thái,
2014) [4].
Họ ong mật là họ đa dạng nhất trong tổng họ Apidea (Michener, 2007)
[16]. Theo Ascher và Pickering (2015), họ ong mật có hơn 5800 loài đã được
mô tả trên thế giới, thuộc 3 phân họ phân họ Apinae, Nomadinae và
Xylocopinae [5]. Trong số các đối tượng thụ phấn thì ong mật là đối tượng
thụ phấn hiệu quả nhất do chúng có một số đặc tính như: cơ thể có nhiều lông
cho phép hạt phấn dễ dàng dính vào, rất chung thủy với hoa, thời gian tiếp
xúc trên hoa lâu, thao tác tỉ mỉ khi tiếp xúc hoa, duy trì số lượng cá thể cao,
thích nghi với các vùng khí hậu và tiểu khí hậu khác khau. Với các đặc tính
trên, ong mật đã đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái
và trở thành vật chỉ thị đánh giá môi trường (Fabumi, 2004).
Ong mật có cấu tạo cơ thể giống như các côn trùng khác, gồm 3 phần:
đầu-ngực-bụng.


Phần đầu gồm: Phần đầu mang đôi râu, mắt kép, mắt đơn (1 mắt đơn
trước, 2 mắt đơn sau), ngoài ra còn có cơ quan miệng. Đầu được chia thành
các phần: trán, phần tiếp phía trên đỉnh đầu, sau nó gọi là phần chẩm. Ở phía
dưới trán khoảng từ mắt tới chân kìm là mảnh gốc môi và tiếp đó là cơ quan
miệng.Hai bên đầu phía duới mắt kép là phần má. Râu là đôi có nhiều đốt dài
tạo thành, chức năng là cơ quan cảm giác. Râu nằm ở 2 bên trán, nằm giữa 2
mắt kép và trong hố râu. Râu có cấu tạo gồm 3 phần: gốc râu, đốt cuống, đốt
chuyển, đốt roi. Gốc râu nối với hố râu, giúp vận động của râu được linh hoạt
Phần ngực gồm 3 đốt: Ngực trước, ngực giữa, ngực sau. Mỗi đốt ngực
có tấm lưng và tấm bụng (mảnh bên). Mỗi đốt ngực mang 1đôi chân, ngực
giữa và sau mang 2 đôi cánh. Chân gồm có 5 đốt: đốt háng, chuyển, đùi, ống
và bàn. Đốt ống thường có 2 gai gọi là gai đốt ống. Đốt bàn thường có 5 đốt

đốt thứ nhất dài hơn các đốt còn lại, đốt cuối thường có 2 vuốt và ở giữa có
tấm đệm vuốt. Cánh gắn với phần ngực ở gốc cánh, ong thường có 2 đôi cánh
chia thành cánh trước, cánh sau và kiểu cánh là cánh màng.
Hệ gân cánh:
R: Radial D: Discoidal cell
M: Mediellan cell B: Brachial cell
Sm: Submedian cell A: Anellan cell
Cu: Cubitellan cell
Phần bụng: gồm có 7 đốt (từ đốt 2 đến đốt 6 chứa tuyến sáp). Phần
bụng phân đốt, các đốt gồm tấm lưng bụng và tấm mảnh bụng ở dưới. Ở đốt
cuối cùng có ngòi đốt là cơ quan bảo vệ và tấn công của ong.
Ong mật (Hymenoptera: Apidae) là một trong nhóm côn trùng có tổ
chức xã hội rất cao, có sự phân công lao động rõ ràng trong một đàn, trong đó
các cá nhân thực hiện nhiệm vụ cụ thể. Trong đàn ong có 3 cấp ong: ong
chúa, ong đực, ong thợ.


Ong chúa là con cái duy nhất có cơ quan sinh sản phát triển hoàn chỉnh
để giao phối với ong đực. Có nhiệm vụ là đẻ trứng, tiết pheremone để điều
hòa các hoạt động của đàn, để báo hiệu rằng ong chúa vẫn đang tồn tại trong
đàn, và để ngăn cản sự phát triển buồng trứng của ong thợ.
Ong thợ là con cái phát triển không hoàn chỉnh, chỉ có từ 4-10 ống dẫn
trứng, không có túi trữ tinh và không có khả năng giao phối với con đực. Ong
thợ phải làm tất cả các công việc trong đàn như làm vệ sinh lỗ tổ, tiết sữa nuôi
ấu trùng tuổi nhỏ, tuổi lớn, nuôi chúa, thu hoạch mật, phấn và chế biến thức
ăn, xây và bảo vệ tổ, điều hòa nhiệt độ, độ ẩm trong tổ.
Ong đực nở ra từ trứng không thụ tinh. Nó có nhiệm vụ vô cùng quan
trọng là giao phối cho ong chúa tơ và sau khi giao phối chúng sẽ chết và chỉ
giao phối 1 lần.
Một vài đặc điểm cấu tạo của loài ong mật thuộc họ Ong mật Apidae



Hình 2.1. Cấu tạo phần đầu của ong mật thuộc họ Ong mật Apidae (A:
Đầu nhìn từ mặt trước, B: đầu nhìn từ mặt nghiêng, C: Râu)


8


Hình 2.2: Phần ngực và phần phụ ngực của ong mật thuộc họ Ong Mật
Apidae

Hình 2.3. Phần bụng của loài ong mật thuộc họ Ong mật Apidae
1.2 Tình hình nghiên cứu về họ Ong mật (Hymenoptera: Apidae) trong
và ngoài nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về họ Ong mật (Hymenoptera: Apidae) trên
thế giới
Trên thế giới, nghiên cứu về các loài ong mật thuộc họ Apidae đã được
tiến hành từ thời cổ đại (Michener, 2007) [16]. Theo thống kê của Ascher và
Pickering (2016) [5] về danh sách các loài ong mật, ghi nhận hơn 5800 loài

9


thuộc 216 giống, 35 tộc của 3 phân họ Apinae, Xylocopinae và Nomadinae
trên toàn thế giới. Trong đó, phân họ Apinae có hơn 3600 loài, chiếm số
lượng loài nhiều nhất trong họ Apidae, tiếp sau là phân họ Nomadinae có hơn
1200 loài và phân họ Xylocopinae có khoảng gần 1000 loài đã được mô tả.
Ong mật được chia thành 2 nhóm là ong có ngòi đốt và ong không có
ngòi đốt (Michener, 2007) [16]. Ong không có ngòi đốt đa dạng hơn so với

ong có ngòi đốt. Ong không có ngòi đốt có 40 loài (Sakagami and Khoo,
1987) [19], trong khi đó ong có ngòi đốt chỉ có 9 loài (Oldroyd and Wongsiri,
2004) [18]. Trong 9 loài này, có tới 8 loài phân bố ở khu vực châu Á, chỉ có 1
loài phân bố ở Châu Âu và Châu Phi (Oldroyd and Wongsiri, 2004). Tuy
nhiên, theo nghiên cứu mới đây nhất, trên thế giới hiện có 8 loài thuộc giống
Apis. Trong đó, loài Apis mellifera phân bố rộng khắp thế giới, loài Apis
florea phân bố ở cả châu Á và châu Phi, các loài còn lại phân bố chủ yếu ở
châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á (Ascher and Pickering, 2016) [5].
Qua phân tích quá trình phát sinh loài, Alexander đã xác định giống Apis
được chia thành 3 nhóm: Nhóm 1 là các loài có kích thước nhỏ gồm Apis
florea, Apis andreniformis, nhóm 2 là các loài có kích thước lớn gồm Apis
dorsata, Apis laborisa, nhóm 3 là nhóm có kích thước trung bình gồm Apis
mellifera, Apis cerana, Apis koschevnikovi và Apis nigrocinacta (Michener,
2007) [16].
Leiftinck (1956) đã tu chỉnh lại giống Amegilla và ghi nhận 4 loài mới
thuộc giống này cho khu hệ Đông Phương, một số các loài thuộc giống
Amegilla ở Hàn Quốc được tu chỉnh lại và một loài mới đã được mô tả bởi
Lieftinck (1975), Engel (2007) đã mô tả một loài mới Amegilla của nhóm
zonata ở Malaixia và Thái Lan [7, 12, 15].

10


Bốn mươi loài thuộc giống Thyreus được ghi nhận ở Đông Á và
Australia (Lieftinck, 1962) [13], một loài mới của giống Thyreus được mô tả
ở phía bắc Cameroon (Engel, 2014) [8].
Các loài thuộc giống Ceratina ở phương Đông đã bước đầu được tu
chỉnh lại (Vecht, 1952) [20]. Phân giống Ceratinidia thuộc giống Ceratina ở
Thái Lan đã được tu chỉnh năm 2012 (Warrit et al.) [21].
1.2.2 Tình hình nghiên cứu về họ Ong mật (hymenoptera: Apidae) ở Việt

Nam
Ong mật (Hymenoptera: Apidae) là họ đa dạng nhất về thành phần loài
trong tổng họ ong mật Apoidea [5, 16]. Tuy nhiên, nghiên cứu về các loài ong
mật thuộc họ Apidae ở Việt Nam còn rất hạn chế. Chỉ vài năm trở lại đây, khu
hệ Apidae ở Việt Nam mới có một số ít các tác giả trong và ngoài nước quan
tâm. Năm 2008, nghiên cứu về họ ong mật Apidae ở nước ta ghi nhận 41 loài
thuộc 11 giống [1]. Năm 2010, một loài mới thuộc giống Bombus được phát
hiện tại khu bảo tồn thiên nhiên Copia thuộc tỉnh Lạng Sơn [2]. Đến năm
2011, nghiên cứu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Sơn ghi nhận 9 loài thuộc
6 giống, trong đó có 8 loài được định tên đến loài và 1 loài mới chỉ định tên
đến giống [3]. Năm 2012, 35 loài thuộc 10 giống được ghi nhận ở vùng Bắc
Bộ và Bắc Trung Bộ [10]. Theo thống kê mới nhất về số lượng các loài ong
mật đến năm 2016, 47 loài thuộc 16 giống được ghi nhận trên toàn lãnh thổ
nước ta [5]; và gần đây, một loài thuộc giống Elaphropoda được ghi nhận bổ
sung cho khu hệ ong mật ở Việt Nam [17].

11


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Các loài ong mật thuộc họ Ong mật
(Hymenoptera: Apidae) có phân bố ở Lạng Sơn và Cao Bằng.
- Vật liệu nghiên cứu: Mẫu vật thu thập ngoài thực địa được lưu trữ tại
phòng Sinh thái côn trùng, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017
- Địa điểm: Tỉnh Lạng Sơn (huyện Hữu Lũng, huyện Lộc Bình, thành
phố Lạng Sơn) và Cao Bằng (huyện Nguyên Bình).

Hữu Lũng là huyện nằm ở phía Tây - Nam của tỉnh Lạng Sơn, có toạ độ
o

o

o

o

địa lý từ 21 23’ đến 21 45’ vĩ độ Bắc, từ 106 10’ đến 106 32’ kinh độ Đông.
Lộc Bình là huyện nằm ở phía đông tỉnh Lạng Sơn, phía bắc giáp huyện
Cao Lộc, phía tây là huyện Chi Lăng, phía nam là Bắc Giang, phía đông nam
giáp huyện Đình Lập, phía đông bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc).
Thành phố Lạng Sơn là tỉnh lỵ của tỉnh Lạng Sơn, có diện tích khoảng
79 km². Thành phố nằm bên quốc lộ 1A, cách biên giới Việt Nam - Trung
Quốc 18 km; cách Hữu Nghị quan 15 km và Đồng Đăng 13 km về phía đông
bắc.
Nguyên Bình là một huyện thuộc tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Nguyên
Bình là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Cao Bằng, cách Thành phố Cao
Bằng 45 km về phía tây theo đường Quốc lộ 34, có tọa độ địa lý từ 22º 29'
đến 22º 48' vĩ bắc, 105º 43' 42" đến 106º 10' 28" kinh đông .
2.3. Nội dung nghiên cứu.
12


- Điều tra khảo sát thành phần các loài ong mật họ Ong mật Apidae ở Lạng
Sơn và Cao Bằng.
- So sánh thành phần các loài ong mật ở tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng
- Mô tả một số loài ghi nhận mới ở các điểm nghiên cứu.
2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa
- Vợt tay: Vợt lưới gồm vòng vải vợt có đường kính 35cm và 40 cm và cán
vợt có độ dài khác nhau (2,3,5,6 m) sẽ được dùng để thu bắt các loài ong mật
thuộc họ Ong mật Apidae.
- Thu bắt tổ: là phương pháp rất hiệu quả không chỉ để tích lũy mẫu ong
trưởng thành, ấu trùng mà còn để thu thập thông tin về tập tính và đặc điểm
sinh học của loài nhằm cung cấp các dữ liệu có giá trị trong phân loại cũng
như các nghiên cứu phát sinh loài.
Ngoài ra, để điều tra thành phần bổ sung của loài ong tại các điểm nghiên
cứu, phương pháp thu bắt tự do sẽ được sử dụng cho các mục đích thu thập
càng nhiều loài càng tốt.
2.4.2. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
- Phương pháp lên tiêu bản mẫu: Mẫu vật thu thập về một phần lưu giữ trong
cồn, một phần cắm ghim, sấy khô và đựng trong các hộp gỗ chứa naphtalin
chống mối mọt. Mẫu vật được lưu trữ tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh
vật.
- Phương pháp quan sát mẫu vật: Hình thái ngoài của các cá thể trưởng thành
và màu sắc được quan sát trên mẫu cắm ghim bằng kính lúp soi nổi có tay
vẽ. Hình minh họa được thực hiện với sự trợ giúp của tay vẽ nối trực tiếp với
kính lúp. Ảnh minh họa được chụp dưới kính lúp điện tử Leica EZ4HD 3.0
MegaPixel với phần mềm LAS EZ 2.0.0

13


Việc định tên các loài ong mật phân họ Apidae được dựa theo Bigham
(1897), Lieftinck (1944, 1966), Michener (2007), Ascher và Pickering (2016).
Ngoài ra, việc định loại tên các loài còn nhờ sự giúp đỡ của TS. Nguyễn Thị
Phương Liên và CN Trần Thị Ngát.
2.5. Xử lý và phân tích số liệu

- Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft office excel
2010.

14


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thành phần và số lượng các loài ong mật thuộc họ Ong mật
(Hymenoptera: Apidae) ở tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng
3.1.1. Thành phần các loài ong mật thuộc họ Ong mật (Hymenoptera:
Apidae) ở tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng
Các loài ong mật thuộc họ Ong mật Apidae thu thập được ở tỉnh Lạng
Sơn và Cao Bằng được thống kê trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thành phần các loài ong mật thuộc họ Ong mật Apidae ở tỉnh
Lạng Sơn và Cao Bằng
Số Lượng
STT

Đơn vị phân loại

Cao

Lạng

Bằng

Sơn

Phân họ Apinae
1


Apis cerana Fabricius, 1793

+

+

2

Apis dorsata Fabricius, 1793

+

+

3

Apis florea Fabricius, 1787

-

+

4

Amegilla zonata Linnaeus, 1758

+

+


5**

Amegilla himalajensis (Radoszkowski,

+

-

+

+

+

-

-

+

1882)
6

Bombus sp.

7*

Thyreus himalayensis (Radoszkowski,
1882)


8

Thyreus massuri (Radoszkowski, 1893)
Phân họ Xylocopinae

9**

Ceratina smaragdula (Fabricius, 1787)

-

+

10**

Ceratina cognata Smith , 1879

-

+

15


11**

Ceratina nigrolateralis Cockerell, 1916

-


+

12

Ceratina sp.

+

+

13*

Xylocopa bryorum (Fabricius, 1775)

+

-

14*

Xylocopa dejeanii Lepeletier, 1841

+

-

15*

Xylocopa latipes (Drury, 1773)


+

-

16**

Xylocopa phalothorax Lepeletier, 1841

-

+

17*

Xylocopa ruficornis Fabricius, 1804

+

-

Ghi chú: (+) xuất hiện; (-) không xuất hiện.
* Lần đầu tiên được ghi nhận tại điểm nghiên cứu.
** Lần đầu tên được ghi nhận ở miền Bắc.
Từ kết quả phân tích mẫu vật thu được cho thấy có 17 loài thuộc 6
giống của 2 phân họ các loài ong mật thuộc họ Apidae được ghi nhận tại
hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, trong đó phân họ Apinae có 8 loài thuộc 4
giống và phân họ Xylocopinae có 9 loài thuộc 2 giống. Trong 17 loài được ghi
nhận tại các điểm nghiên cứu, có 15 dạng loài đã được định tên đến loài, còn
2 dạng loài mới chỉ định tên đến giống.

Trong 17 loài thống kê ở bảng trên, năm loài Apis cerana, A. dorsata,
Amegilla zonata, Bombus sp.1 và Ceratna sp.1 cùng được ghi nhận ở cả 2
điểm nghiên cứu. Trong khi đó, sáu loài Amegilla himalajensis, Thyreus
himalayensis, Xylocopa bryorum, X. dejeanii, X. latipes và X. rufcornis chỉ
được ghi nhận ở tỉnh Cao Bằng và không thu được bất kỳ cá thể nào thuộc các
loài này ở tỉnh Lạng Sơn. Sáu loài Apis florea, Thyreus massuri, Ceratina
cognata, C. nigrolateralis, C. smaragdula và Xylocopa phalothorax chỉ bắt
gặp ở tỉnh Lạng Sơn mà không ghi nhận được ở tỉnh Cao Bằng trong suốt thời
gian nghiên cứu.
3.1.2. Số lượng các loài ong mật thuộc họ Ong mật (Hymenoptera: Apidae)
ở tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng
16


Bảng 3. 2. Số lương các loài ong mật thuộc họ Ong mật Apidae ở 2 tỉnh
Lạng Sơn và Cao Bằng
STT

Giống

1

Số Loài

Tỷ lệ %

LS

CB


LS

CB

Apis

3

2

27.27

18.18

2

Amegilla

1

2

9.09

18.18

3

Bombus


1

1

9.09

9.09

4

Thyreus

1

1

9.09

9.09

5

Ceratina

4

1

36.36


9.09

6

Xycolopa

1

4

9.09

36.36

11

11

100

100

Tổng

Ghi chú: CB: Cao Bằng; LS: Lạng Sơn
Từ kết quả bảng 3.2 cho thấy tại Cao Bằng, 11 loài thuộc 6 giống được
ghi nhận, trong đó giống Xylocopa có 4 loài, chiếm 36,36% tổng số loài thu
được và vượt trội hơn so với các giống còn lại, tiếp đến là giống Apis và
Amegilla mỗi giống thu được 2 loài, cùng chiếm 18,18% và 3 giống còn lại là
Bombus, Thyreus và Ceratina mỗi giống chỉ có duy nhất một loài, cùng chiếm

9,09% tổng số loài ghi nhận được ở điểm nghiên cứu này. Trong tổng số 11
loài ghi nhận tại điểm nghiên cứu này, loài Amegilla himalajensis là ghi nhận
mới cho khu hệ phía Bắc nước ta, do các nghiên cứu trước đây mới chỉ ghi
nhận được loài này tại tỉnh Nghệ An thuộc miền Trung [1]. Trên thế giới, loài
Thyreus himalayensis và Xylocopa latipes khá phổ biến ở Châu Á, đặc biệt là
Nam Á và Đông Nam Á [5]. Ở Việt Nam, vùng phân bố của hai loài này trải
dài từ bắc vào nam [1, 5, 10]. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một nghiên
cứu nào ghi nhận chúng tại tỉnh Cao Bằng. Nghiên cứu gần đây về khu hệ
17


Apidae ở nước ta cho thấy, loài Xylocopa bryorum mới chỉ được ghi nhận ở
tỉnh Hòa Bình [5]. Trong nghiên cứu này, Xylocopa bryorum lần đầu tiên
được bắt gặp tại tỉnh Cao Bằng. Đặc biệt, ở các nghiên cứu trước, loài
Xylocopa ruficornis Fabricius, 1804 được ghi nhận dưới tên Xylocopa vertcalis
Lepeletier, 1841 ở các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai, Tây
Ninh, Kiên Giang [1] nhưng chưa từng được ghi nhận tại Cao Bằng. Hơn nữa,
trên thế giới, loài Xylocopa ruficornis có phân bố khá hẹp, mới chỉ được tìm
thấy ở Ấn Độ và Sri Lanka [5].
Tại Lạng Sơn, 11 loài thuộc 6 giống cũng được ghi nhận, nhưng thành
phần các loài ong mật ở từng giống hoàn toàn không giống với tỉnh Cao
Bằng. Giống Ceratina gồm 4 loài, chiếm 33,33% tổng số loài thu được và
vượt trội hơn hẳn các giống khác, tiếp đến là giống Apis có 3 loài, chiếm 25%
và 4 giống còn lại là Amegilla, Bombus, Thyreus và Xylocopa, mỗi giống chỉ
thu được 1 loài, cùng chiếm tỉ lệ 8,33%. Trong thành phần các loài ghi nhận
được tại tỉnh Lạng Sơn, bốn loài Ceratina cognata, C. nigrolateralis, C.
smaragdula và Xylocopa phalothorax là những ghi nhận mới cho khu hệ
Apidae ở phía Bắc Việt Nam, trong các nghiên cứu trước đây chỉ tm thấy bốn
loài này ở các tỉnh miền Trung [5].
Nguyên nhân dẫn đến sự sai khác về thành phần loài giữa các điểm

nghiên cứu có thể do một số yếu tố như: địa hình không đồng nhất, độ cao
chênh lệch nhau, khí hậu cũng như thành phần các loại cây trồng,…. không
giống nhau ở hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận được các loài
thuộc giống Ceratina đặc biệt ưa thích hoa của loài cây xuyến chi (Bidens
pilosa) thuộc họ Cúc (Asteraceae).
3.2. Sự phân bố và thích nghi của các loài ong mật (Hymenoptera:
18


×