Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện quê nội của võ quảng (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.54 KB, 94 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

HOÀNG THỊ HƯƠNG

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
TRUYỆN QUÊ NỘI CỦA VÕ QUẢNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

Người hướng dẫn khoa học:

Th.S ĐỖ THỊ HUYỀN TRANG

HÀ NỘI – NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: Giá trị nội dung và nghệ thuật
truyện Quê nội của Võ Quảng được thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô giáo
– Th.S Đỗ Thị Huyền Trang. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
và sâu sắc tới cô Đỗ Thị Huyền Trang, người đã trực tiếp hưỡng dẫn, tận tình
chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, các thầy cô giáo
trong khoa Giáo dục Tiểu học, và tập thể lớp K39E- GDTH đã động viên giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Do thời gian có hạn cũng như sự hạn chế của bản thân, khóa luận
không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô và các bạn đóng góp ý
kiến.
Vĩnh Phúc, ngày tháng năm 2017


Tác giả

Hoàng Thị Hương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của cô giáo – Th.S Đỗ Thị Huyền Trang.
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu của khóa luận chưa từng
được công bố ở bất kỳ một khóa luận nào, một công trình nghiên cứu nào.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả

Hoàng Thị Hương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 7
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.............................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 8
6. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 8
NỘI DUNG
Chương 1. GIÁ TRỊ NỘI DUNG TRUYỆN QUÊ NỘI CỦA VÕ QUẢNG
........................................................................................................................... 9
1.1. Bức tranh quê hương trong hoài niệm của tác giả ..................................... 9
1.1.1. Hiện thực cuộc sống làng Hòa Phước trước Cách mạng tháng Tám...... 9

1.1.2. Sự đổi thay của quê hương tác giả sau cách mạng tháng Tám ............. 15
1.2. Tuổi thơ sinh động trong Quê nội ............................................................ 25
Chương 2. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRUYỆN QUÊ NỘI CỦA VÕ
QUẢNG .......................................................................................................... 31
2.1. Nghệ thuật miêu tả ................................................................................... 31
2.1.1. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ............................................................. 31
2.1.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật ................................................................. 35
2.2. Không gian và thời gian nghệ thuật ......................................................... 45
2.2.1. Không gian nghệ thuật .......................................................................... 45
2.2.2. Thời gian nghệ thuật ............................................................................. 48
2.3. Nghệ thuật sử dụng các chi tiết hài hước, dí dỏm.................................... 49
KẾT LUẬN .................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 57


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Văn học thiếu nhi là một bộ phận quan trọng trong nền văn học của mỗi
dân tộc và nhân loại. Nó có vai trò to lớn trong việc làm phong phú thêm đời
sống tinh thần trẻ thơ, góp phần bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của các em. Bên
cạnh đó, văn học thiếu nhi còn đánh thức vẻ đẹp của ước mơ, khát vọng và cả
những hoài niệm trong sáng nhất của mỗi con người, là hành trang cho các em
trong suốt cuộc đời. Văn học thiếu nhi nói chung và truyện viết cho thiếu nhi
nói riêng ở nước ta xuất hiện từ rất sớm, từ thập kỉ 40 của thế kỉ XX với một
số tác phẩm tiêu biểu nhưng phải đến những năm 45 mới thực sự phát triển
một cách mạnh mẽ với đội ngũ sáng tác đông đảo, nhiều tác phẩm với nội
dung phong phú, sâu sắc và đạt tới kết tinh nghệ thuật. Nền văn học có những
thành tựu như vậy, ta không thể không kể đến công sức của những lớp người
khai sơn phá thạch đầu tiên, trong đó có nhà văn Võ Quảng.

Võ Quảng đến với văn học có thể nói là khá muộn, ba bảy tuổi mới bắt
đầu sự nghiệp sáng tác, thế nhưng phải nói rằng ông đã đến là ở lại luôn. Ông
sáng tác miệt mài và chăm chỉ như chú ong thợ cần mẫn. Gần nửa thế kỉ sáng
tác ông đã để lại cho nền văn học Việt Nam nói chung và văn học thiếu nhi
nói riêng một gia tài giàu có với rất nhiều những sáng tác ở các thể loại như
thơ, truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết và kịch. Những sáng tác của ông
không chỉ được các bạn nhỏ rất yêu thích và đón đợi mà cả những bạn đọc đã
lớn tuổi vẫn rất yêu chuộng. Những trang văn của Võ Quảng được coi như
một công trình sư phạm thực thụ, một công trình sư phạm mang đậm chất Võ
Quảng với lời văn ngắn gọn, súc tích, giàu tính triết lí và tình yêu con trẻ. Võ
Quảng viết cho trẻ em bằng niềm say mê và sự hứng thú của người cha, người

1


ông rất mực hiền từ và nhân hậu, với giọng kể ấm áp, pha chút hóm hỉnh, có
lúc lại rủ rỉ tâm tình kể cho các em những câu chuyện hấp dẫn, thú vị, về
những bài học tốt... Những câu chuyện tưởng như nhỏ bé ấy lại mang trong
nó một tình cảm yêu thương thật lớn lao. Chính những câu chuyện ấy đã hun
đúc tâm hồn non trẻ của các em sau này trưởng thành sẽ trở thành những con
người sống nhân hậu, biết yêu thương chăm sóc người khác, trân trọng cái
đẹp. Ông có nhiều tác phẩm hay, phong phú về đề tài và thể loại. Mỗi tác
phẩm của ông là một món ăn tinh thần bổ ích, bồi dưỡng tâm hồn thiếu nhi
vươn tới cái đẹp. Đặc biệt trong đó, mảng văn xuôi với tiểu thuyết Quê nội đã
in đậm dấu ấn về văn phong Võ Quảng trong lòng các độc giả. Các sáng tác
của Võ Quảng thực sự hấp dẫn vì nó vừa thể hiện tính cách, tâm hồn, tình
cảm của thiếu nhi vừa thể hiện bản sắc của một vùng quê rất cụ thể trong bối
cảnh lịch sử của đất nước một thời. Ở đó, các em tìm thấy trong chính mình
sự ngô nghê, hiếu động, dí dỏm, điều gì đó quen thuộc và tình bạn đầy thân
thương. Quê nội là tiểu thuyết ưu tú trong hành trình sáng tác của Võ Quảng.

Truyện có nội dung hấp dẫn, sinh động, gần gũi cuộc sống đời thường và tâm
lí trẻ thơ; nghệ thuật độc đáo, mang dấu ấn và phong cách riêng của tác giả.
Tác giả Võ Quảng đã có rất nhiều cống hiến cho nền văn học nước nhà
và đặc biệt là văn học thiếu nhi. Bên cạnh đó, tôi hi vọng việc nghiên cứu về
các tác phẩm của ông nói chung và giá trị nội dung, nghệ thuật trong Quê nội
nói riêng sẽ tôn vinh thêm tài năng và sự cống hiến của ông đối với nền văn
học thiếu nhi Việt Nam. Việc tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật trong Quê
nội có ý nghĩa rất lớn đối với chúng tôi trong việc học tập, trau dồi kiến thức
văn học khi còn là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường. Đồng thời nó còn có ý
nghĩa thiết thực bổ ích trong việc giảng dạy của một giáo viên trong tương lai.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2


Có thể nói rằng, từ khi tác phẩm đầu tay (tập thơ Gà mái hoa) ra đời
năm 1957 cho đến suốt hơn bốn mươi năm cầm bút, Võ Quảng là một trong
những nhà văn hiếm hoi ở nước ta chuyên viết và viết thành công những tác
phẩm văn học cho thiếu nhi nên được rất nhiều các đồng nghiệp và giới
nghiên cứu, phê bình quan tâm.
Ngay từ năm 1983, Nhà xuất bản Kim Đồng trong tập sách Bàn về văn
học thiếu nhi bao gồm bài viết của nhiều tác giả, sau phần I: Thơ viết cho các
em, công trình đã dành hẳn phần II, với 18 bài viết về Tác phẩm của Võ
Quảng, với sự đóng góp của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình. Tiêu
biểu như: Nguyễn Kiên với Một tấm lòng vì tuổi thơ, Vân Hồng với Võ
Quảng và tiểu thuyết Quê nội - Tảng sáng, Đoàn Giỏi với Tác phẩm và con
người Võ Quảng, Vài cảm nghĩ khi đọc thơ Võ Quảng của Phạm Hổ, Vũ Tú
Nam với Tài năng miêu tả của Võ Quảng, Vân Thanh khẳng định vị trí Võ
Quảng và văn học thiếu nhi, Phạm Hoàng Gia với Quê nội và mấy đặc trưng
tâm lý thiếu nhi, Võ Quảng với Quê nội của Xuân Tùng, Phong Thu với Một

thời niên thiếu trong văn Võ Quảng, Vũ Ngọc Bình với Vài cảm nghĩ về văn
thơ Võ Quảng, và Phong Lê đi Vào thế giới thu nhỏ trong Quê nội và Tảng
sáng của Võ Quảng...
Đặc biệt, công trình Võ Quảng - Con người, tác phẩm, do bà Phương
Thảo (người vợ hiền của Võ Quảng, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu,
dịch thuật văn học) biên soạn, Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành tháng 3 năm
2008, đã tập hợp khá đầy đủ các bài viết giúp người đọc hình dung về cuộc
đời và sự nghiệp của Võ Quảng.
Trong cuốn Truyện viết cho thiếu nhi dưới chế độ mới, Vân Thanh đã
dành hẳn một phần trong chương 3 của cuốn sách để biểu dương Võ Quảng
như một đại diện tiêu biểu nhất lúc bấy giờ, chuyên sáng tác cho thiếu nhi
cùng với Nguyễn Huy Tưởng và Tô Hoài. Ở đó, tác giả đã có cái nhìn tổng

3


lược về toàn bộ chặng đường sáng tác của Võ Quảng, từ những tác phẩm thơ
đến những sáng tác văn xuôi của ông. Vân Thanh nhận định về thành công
trong sáng tác của Võ Quảng là do nhà văn “nắm chắc được phương hướng
giáo dục của Đảng, am hiểu cuộc sống và tâm lý thiếu nhi, biết dày công lao
động nghệ thuật, không bao giờ chịu bằng lòng với mình, luôn cố gắng đi tìm
một cách viết độc đáo” [10, tr.160].
Ở bài viết Tác phẩm và con người Võ Quảng, Đoàn Giỏi nhấn mạnh
về tính nhân đạo, tinh thần nhân văn cao đẹp trong sáng tác của Võ Quảng.
Đó chính là tình yêu con người, tình yêu thiên nhiên và ý thức trách nhiệm
của việc giáo dục trẻ thơ bằng văn học. Đoàn Giỏi đã nhận định: “Võ Quảng
rất có ý thức về tính giáo dục và tinh thần sư phạm trên từng trang văn. Cách
chọn từ ngữ ở mỗi câu, mỗi mẩu đối thoại đều có sự cân nhắc, nghiên cứu,
chọn lọc. Tác giả tỏ ra rất có trách nhiệm đối với việc giáo dục các em”
[11, tr.581].

Nhà nghiên cứu Phong Lê đã viết trong lời bình cho Tuyển tập Võ
Quảng: “Trên con đường chưa phải rộng rãi lắm của văn học thiếu nhi Việt
Nam thế kỉ XX, Võ Quảng là hình ảnh một bộ hành chung thủy trong một
cuộc đi vẫn còn là vắng vẻ và vất vả. Vất vả, vắng vẻ nhưng ông vẫn là người
trong số hiếm hoi, gắn nối văn mạch dân tộc và khơi tiếp cho nó một dòng
chảy mới sau năm 1945” [3, tr.366].
Nhà văn Nguyễn Kiên trong Một tấm lòng vì tuổi thơ (1983) dường như
đã phát hiện ra nét nổi bật của ngòi bút Võ Quảng: “Chúng ta có một Võ
Quảng thơ và một Võ Quảng văn xuôi, và thường trên những trang sách hay
nhất của anh, cái chất thơ và chất văn xuôi của Võ Quảng dẫn nhập vào nhau,
hỗ trợ nhau, tạo nên một vẻ đẹp riêng Võ Quảng” [13, tr.24].
Nhà phê bình văn học Phong Lê, Vân Thanh sau khi đọc Quê nội và
Tảng sáng đã viết: “Phải với tài năng và tâm lòng Võ Quảng mới thực hiện

4


được một chiến công lớn lao và bất ngờ như thế... Còn đó chất thơ, chất trữ
tình nồng hậu và tiếng cười vui hóm toát ra từ những trang văn. Còn đó tình
yêu con trẻ của ông, yêu hết mình và trọn đời. Và với tình yêu đó, ông đã để
lại cho nhiều thế hệ trẻ bao hành trang về tinh thần quý giá, nó làm giàu có
tâm hồn mỗi con người” [13, tr.23].
Sau đó, liên tiếp trong ba bài viết: Võ Quảng- tuổi 80 (năm 2000), Võ
Quảng cả một đời văn cho thiếu nhi (năm 2005) và Tết này, tôi lại viết về
ông: Nhà văn Võ Quảng (năm 2007), giáo sư Phong Lê không chỉ khắc họa
chân dung, không chỉ nhìn lại quá trình và thành tựu đóng góp của nhà văn
Võ Quảng cho mảng sáng tác văn học thiếu nhi nói chung mà ông còn phát
hiện thêm những nét đặc sắc của hình tượng hai nhân vật Cục và Cù Lao. Là
người của Hòa Phước, nhưng cả hai vẫn có sự sống riêng, vẫn có sức lan tỏa
của những nhân vật điển hình. Từ đó, cũng như nhiều người khác, giáo sư

Phong Lê đã khẳng định đó là “một bộ truyện nổi tiếng” vì với Quê nội và
Tảng sáng, Võ Quảng “đã bổ sung thêm vào danh mục bảo tàng văn chương
hiện đại một cái tên riêng là Hòa Phước...”
Trong bài viết Về thơ và con người Võ Quảng, Tô Hoài đã viết: “Một
truyện dài viết cho các em. Đã có nhiều truyện dài viết cho các em. Có truyện
dài cả bộ, nhưng theo tôi, truyện viết cẩn thận, công phu, có giá trị giáo dục
và hay hãy còn hiếm. Quê nội là một trong những truyện hiếm ấy”. Hay “Mặt
khác, với đặc điểm sách cho lứa tuổi, Quê nội có tính tư tưởng và giáo dục
sâu đậm, rõ ràng là một tác phẩm trước nhất viết cho bạn đọc thiếu nhi. Tôi
yêu, qua Quê nội thấy được một vùng quê tươi đẹp lạ lùng, có con sông xanh
chảy qua, hai bên bờ san sát những làng mạc và đồng bãi phì nhiêu, những
người lao động thật đáng quý mến và cả đất nước hồi ấy đương vùng lên trong
những ngày đầu của Cách mạng tháng Tám. Những hình ảnh ấy đọng lại trong
người đọc. Đất nước, quê hương thương mến. Hai bên bờ sông Thu Bồn đã
được chứng kiến những ngày Cách mạng tháng Tám rực rỡ...” [3, tr.287].

5


Nhà văn Nguyễn Tuân khi viết giới thiệu cuốn Tảng sáng đã thú nhận:
“Mới nghe nhan đề quyển sách tôi cứ tưởng là một tập thơ của Võ Quảng” và
Nguyễn Tuân còn tâm sự: “Riêng phần tôi, ngoài truyện Tảng sáng ra tôi lại
thích truyện Quê nội” [12, tr.230].
Nhà thơ Vũ Ngọc Bình cho rằng: “Quê nội có thể xem như bài thơ văn
xuôi”. Những ý kiến nhận xét đó cho chúng ta thấy Quê nội là một bộ tiểu
thuyết thành công viết về đề tài quê hương, cách mạng nhưng lại rất giàu chất
thơ.
Một ý kiến nhận xét rất hay của của tác giả Hương Mai đăng trên Tạp
chí Nhà văn: “Nếu trong văn học người lớn có các nhân vật mà bạn đọc khi
đọc rồi không thể quên như Xuân Tóc Đỏ của Vũ Trọng Phụng, Chí Phèo của

Nam Cao, kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan... thì trong văn học thiếu nhi
cũng có những nhân vật được bạn đọc nhớ như chú Dế Mèn của nhà văn Tô
Hoài, Cục và Cù Lao của Võ Quảng, Văn Ngan tướng công của Vũ Tú Nam,
chú Đất Nung của Nguyễn Kiên. Nhưng điều đặc biệt hơn là trong các nhân
vật được các em yêu thích và nhớ đó thì đôi bạn Cục và Cù Lao của Võ
Quảng là các nhân vật điển hình của cuộc sống hiện thực sinh động chứ
không phải là các nhân vật đồng thoại” [6, tr.49].
Vương Trí Nhàn nhận ra: “Chất hài hước trong Quê nội và Tảng sáng
của Võ Quảng gắn liền với hai nhân vật chính của tập sách là Cục và Cù Lao
và tập thể các bạn nhỏ tuổi ở Hòa Phước” [7, tr.141].
Đi sâu hơn vào thế giới nghệ thuật, nhà văn Vũ Tú Nam nhận xét văn
miêu tả của Võ Quảng như sau: “Văn miêu tả của anh gọn, động, rất gần với
thơ” [7, tr.121].
Lã Thị Bắc Lý đã nhắc đến Tính nhạc trong văn xuôi khi nói về tiểu
thuyết Quê nội: “Văn xuôi của Võ Quảng rất giàu nhạc điệu. Đọc văn của
ông, ta thấy chất thơ trong từng câu, từng chữ” [5, tr.40].

6


Theo nhà nhơ Thanh Quế: “Để viết Quê nội và Tảng sáng, Võ Quảng
đã phải chuẩn bị trên 10 năm. Ông đã huy động tất cả tuổi thơ của mình, một
tuổi thơ đầy sống động và gần như được lưu giữ nguyên vẹn trong ký ức. Ông
đã dày công làm đề cương, ghi chép các sự kiện, phong cảnh, nhân vật với
tính cách và lời ăn tiếng nói cùng những câu ca dao, những phong tục địa
phương…”. Có lẽ vì vậy mà ngay sau khi ra đời, Quê nội đã có sức ảnh
hưởng không nhỏ tới bạn đọc Việt Nam cũng như bạn đọc thế giới, đặc biệt là
người Pháp qua bản dịch của Alice Kahn [14].
Những tác phẩm thơ văn của ông đã được dịch ra nhiều tiếng như Nga,
Đức, Pháp, Bungari...Nhà văn Alice Kahn người dịch Quê nội sang tiếng

Pháp đã viết: “Khi giới thiệu quyển truyện Quê nội người ta bảo tôi: “Đây là
một loại Tom Sawyer của Việt Nam. Đã từ rất lâu tôi rất thích quyển sách
Tom Sawyer với nhân vật Hucklebery Finn. Nhưng sau khi làm quen với tác
phẩm của Võ Quảng tôi cảm thấy mình còn thích các nhân vật Cục và Cù Lao
hơn” [9, tr.20]. Ai cũng biết Tom Sawyer là kiệt tác văn học của nhà văn Mỹ
Măc Tuen. Như vậy thật vinh dự biết bao cho văn học Việt Nam khi nhà văn
Pháp Alice Kahn thông qua sự so sánh này đã đặt Quê nội lên tầm kiệt tác.
Qua nghiên cứu, khảo sát tài liệu, chúng tôi nhận thấy rằng đã có nhiều
bài viết, công trình nghiên cứu về nhà văn Võ Quảng cũng như tiểu thuyết
Quê nội của ông. Song chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách tổng
thể khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Quê nội. Kế
thừa những ý kiến trên của các nhà nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu
đề tài: Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện Quê nội của Võ Quảng.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về giá trị nội dung và nghệ thuật truyện Quê nội của
Võ Quảng, từ đó rút ra bài học bổ ích cho công tác giảng dạy sau này.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

7


Đề tài đi sâu nghiên cứu truyện Quê nội của Võ Quảng ở các khía cạnh
giá trị nội dung và nghệ thuật.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các sáng tác của Võ Quảng khá phong phú với nhiều thể loại (tiểu
thuyết, truyện ngắn, thơ, truyện đồng thoại,…). Với mục đích và khuôn khổ
của đề tài khóa luận tập trung chủ yếu vào khảo sát hai tập truyện Quê nội và
Tảng sáng in chung trong một bộ sách: Quê nội, Nhà xuất bản Kim Đồng
(2010).

5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp
nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung được
chia làm 2 chương:
Chương 1: Giá trị nội dung truyện Quê nội của Võ Quảng
Chương 2: Giá trị nghệ thuật truyện Quê nội của Võ Quảng

8


NỘI DUNG
Chương 1
GIÁ TRỊ NỘI DUNG TRUYỆN QUÊ NỘI CỦA VÕ QUẢNG
1.1. Bức tranh quê hương trong hoài niệm của tác giả
Tô Hoài đã viết: “Một nhà thơ đã dùng lối tiểu thuyết viết lại những kỉ
niệm đối với quê hương. Trong văn học Việt Nam, chúng ta đã được đọc
những tác phẩm hay như thế: Chiếc cáng xanh của Lưu Trọng Lư, Phấn thông
Vàng trong tập truyện ngắn của Xuân Diệu. Nhưng Quê nội của nhà thơ Võ
Quảng có vẻ đẹp cao rộng hơn” [1, tr.363]. Võ Quảng vẽ nên bức tranh quê
hương trong hoài niệm của mình sinh động và sâu sắc như thế qua Quê nội.
Võ Quảng dẫn ta vào bức tranh sinh hoạt của một làng quê có tên Hòa Phước
bên ven sông Thu Bồn giữa những ngày sôi nổi trong và sau cách mạng tháng
Tám năm 1945. Ông từng tâm sự với bạn đọc: “Nói chung nhiều chuyện tôi
viết là những câu chuyện ở quê tôi. Ở đó tôi từng sống 25 năm. Truyện
Quê nội in năm 1973. Một số người quê tôi đã trở thành những nhân vật trong

truyện. Ngay cả những tên họ có thật, tôi cũng đưa nguyên xi vào truyện” [13,
tr.27].
1.1.1. Hiện thực cuộc sống làng Hòa Phước trước Cách mạng tháng Tám
Từ những năm 60, Võ Quảng đã bắt đầu ghi chép, dự định sáng tác một
tiểu thuyết về quê hương Hòa Phước của ông. Đến năm 1973, Quê nội được
xuất bản và tiếp đến, năm 1976 là sự ra đời của Tảng sáng. Ông đã mất 15
năm để viết chưa đầy 400 trang sách. Về bộ sách này, trong sổ tay sáng tác
của ông có ghi: Chủ đề: “Bừng lên một làng”. Ông coi đó là “mặt trời” và các
nhân vật là “hành tinh” hoạt động xung quanh nó, tạo nên đường dây cốt
truyện. Trong bộ sách này, điều mà Võ Quảng muốn nói với các em chính là
tình yêu quê hương bao giờ cũng gắn với tình yêu cách mạng: càng yêu quê
hương thì càng thêm yêu cách mạng; và càng gắn bó với cách mạng thì càng
thêm yêu quê hương.
9


Phong Lê nhận ra ở Quê nội của Võ Quảng: “Một giọng điệu trầm
buồn, và đôi khi như có gì hiu hắt nữa, cứ bám riết, và hằn lên nơi phía bên
kia bóng tối chế độ cũ, mà bản lề là Cách mạng tháng Tám năm 1945. Và từ
đó mà tỏa rộng và loang dần ra một niềm vui, một bâng khuâng, và đôi khi
như rạo rực của một cuộc đổi đời diễn ra từ mùa thu năm ấy” [2, tr.89]. Trước
Cách mạng tháng Tám, người dân Hòa Phước phải sống một cuộc sống khổ
cực, sống trong không khí u ám, sợ hãi. Có chú Hai Quân vì “cực chẳng đã”
phải bỏ quê hương ra đi. Sau bao năm lưu lạc xứ người, đến khi Cách mạng
tháng Tám thành công mới tìm đường về quê, nhận lại họ hàng ruột thịt cùng
với con trai tên là Cù Lao. Trước cách mạng tháng Tám, chú Hai Quân bị bọn
cường hào, lí trưởng áp bức, đánh trói, quát mắng dã man lâu dần chú trở
thành một con người khác: “Mọi vật đâu đó vẫn y nguyên. Nhưng trong lòng
chú Hai đã có gì rạn vỡ. Chú không còn cái vui làm lụng để nuôi vợ nuôi con.
Chú dửng dưng với nụ cười của bé gái. Thím Hai nói động gì là chú nổi lên

quát mắng. Cuộc sống chung quanh trở nên bức bối” [8, tr.38]. Cũng từ đó,
cái ý nghĩ bỏ làng ra đi cứ bám riết lấy chú và cuối cùng chú quyết định bỏ
làng ra đi: “Chú Hai hóa lầm lì” [8, tr.39]. Trước khi ra đi, chú sửa lại mái nhà
cho khỏi dột, sửa lại vành nôi cho con bé. Khung cảnh lúc chú Hai ra đi cũng
trở nên u ám lạ thường: “Chú Hai khe khẽ ngồi dậy, chú cột mo cơm trên cây
đòn xóc, đẩy cửa bước ra. Bên ngoài, trời tối như mực. Trên trời không một vì
sao. Vài con đom đóm kéo những vệt sáng nhì nhằng. Cơn mưa đã tạnh,
nhưng tiếng động cứ vang lại từ xa. Chú Hai ra khỏi làng. Chú vừa đi vừa
chạy. Đi đâu chú cũng chưa biết, chỉ biết cần xa làng, xa cuộc sống chung
quanh cái đã” [8, tr.39]. Cảnh vật hiện lên tối tăm, mịt mờ như dự báo con
đường phía trước chú đi có biết bao chông gai, khó khăn. Ấy vậy mà chú vẫn
đi, băng rừng mà đi, “vừa đi vừa chạy” cũng không định hướng được là mình
sẽ đi đâu, đi như thế nào. Rồi vì đói rét và mưa gió đã làm chú Hai kiệt sức,

10


chân tay tê cóng đi, ngất đi. May mắn thay chú Hai được ông già sống trên
núi cứu về. Sau đó, theo lời khuyên của ông chú Hai đã quyết định ở lại cùng
ông, ở lại mưu sinh trên vùng đó. Ông già cho biết tên ông là Tùng Sơn. Tới
đây, Võ Quảng cho độc giả biết thêm một nhân vật mới cũng phải bỏ quê ra
đi vì nghẹt thở với cuộc sống của chế độ xã hội trước cách mạng. Chúng ta
biết được rằng có rất nhiều lí do khiến họ phải bỏ làng ra đi. Chú Hai thì vì bị
đánh đập, còn có những người vì học giỏi, thông minh, được vị nể cũng phải
bỏ quê lên núi sống. Tưởng chừng lí do đó là vô lí nhưng thực chất trong xã
hội lúc bấy giờ nó lại là có lí. Ông Tùng Sơn là người tinh thông sử sách, thi
đỗ tam trường, thuộc làu sách sử, còn thuộc vô số bài thơ cổ. Thế nhưng,
trước cách mạng, cái tài như ông đâu được trọng dụng. Có lần trò chuyện với
chú Hai Quân, “Bác Tùng Sơn như ôn lại chuyện cũ:
- Tôi như nghẹt thở! Đến đâu cũng gặp những trò chướng tai gai mắt.

Nhân tâm thay đổi, thế sự đảo điên. Bọn tiểu nhân gặp thời đắc chí lên mặt. Kẻ
quân tử bị tai họa gông cùm. Bọn gian nịnh vinh thân phì gia. Người nghĩa sĩ
mắc vòng hoạn nạn. Hứa Do ngày xưa vì nghe một lời vô đạo phải ra suối rửa
tai. Bá Thi, Thúc Tề phải lên núi ăn rau mà sống...” [8, tr.44]. Qua các chi tiết
trên, tác giả vẽ ra những số phận rất cụ thể, chân thực, điển hình cho số phận,
cho cuộc đời của người dân nói chung thời kì trước cách mạng tháng Tám.
Trong không khí cách mạng đang sôi sục khắp nơi, người ta càng thấm
thía nỗi khổ nhục của những ngày bị áp bức, bóc lột trước cách mạng. Con
người nghẹt thở vì phải sống dưới trăm nghìn cái sợ: sợ vua quan, sợ địa chủ,
sợ ma quỷ, thần thánh và sợ đói. Giống như một chuyến tàu ngược về quá khứ
của hơn 40 năm về trước, tác phẩm phản ánh tâm trạng phấn khởi có phần hơi
ngây thơ của dân làng, lòng tin của họ vào tương lai đất nước, mặc dù chính
họ là những con người phải gánh chịu bao nỗi đau xót nảy sinh từ cuộc chiến
tranh xâm lược của thực dân Pháp. Trong truyện, người Pháp hiện lên là kẻ áp

11


bức, là những kẻ thù. Tác giả không hề nhào nặn lại lịch sử, nhưng ở đây
trong mọi thể hiện đều có mức độ.
Trong trăn ngàn nỗi sợ ấy, nỗi sợ ghê gớm nhất là sợ đói: “Từ lúc cha
sinh mẹ đẻ cho đến lúc chết, người ta chỉ có lo một việc, đó là lo đói. Lo
ngày, lo đêm, dồn hết sức mình vào đó, thế mà vẫn đói. Năm nào cũng đói.
Tróc nã cho được miếng ăn thật là khốn khổ. Làng ta bỏ đi tha phương cầu
thực cũng nhiều. Ban đầu có người đánh thư về nhà, nhưng sau không còn
thấy tăm hơi đâu nữa” [8, tr.76], và rồi thảm hại nhất là “trẻ em chết đói
người cứ đen lại”... Chi tiết này gợi con người ta nhớ tới nạn đói khủng khiếp
năm Ất Dậu khi đó, người chết như rạ, khiến hơn hai triệu đồng bào ta chết
đói. Người dân Hòa Phước cũng vậy, cũng sợ cái đói, cái đói ám ảnh bám riết
cuộc sống của họ. Biết bao nhiêu người, mỗi người một lí do đã phải bỏ làng

ra đi. Và cũng biết bao nhiêu người bị dồn vào con đường lưu manh hóa, túng
quá phải làm càn. Ví như ông Bảy Hóa lúc thì nổi tiếng về nghề trèo tường
khoét vách, khi thì hành nghề thầy cúng bịp bợm...Khi chú Hai hỏi ông làm
nghề chi ông kể: “Một trăm thứ nghề. Bá nghệ là bá láp. Gặp chi làm nấy.
Bán thuốc cao, giữ chó, giặt quần áo, làm thuốc nam, cúng phù thủy. Khi đói
đầu gối hay bò, cái chân hay chạy, cái giò hay đi là vậy!” [8, tr.73].
Qua chi tiết trên, Võ Quảng đưa ta về những chuỗi ngày đen tối của
ông Bảy Hóa. Đó là những ngày đói, vợ ông mất vì bệnh tật, đứa con trai đi
làm rồi cũng biệt tích. Còn mình ông bươn trải đủ mọi nghề. Câu văn “Bán
thuốc cao, giữ chó, giặt quần áo, làm thuốc nam, cúng phù thủy” ta có thể
hình dung sự vất vả của ông. Cái nghèo, cái đói khiến con người ta phải bươn
trải. Có những nghề nghe như không phải là nghề như: giữ chó, giặt quần áo,
cúng phù thủy. Tuy nhiên, qua đó ta thấy được sự linh hoạt trong cuộc sống
của ông Bảy Hóa. Trước cái đói cái nghèo ông vật lộn để kiếm sống.

12


Hay: “Chú Hai hỏi:
- Thế ai bày ông cúng phù thủy?
- Cái đói nó bày. Chủ nhà tôi ở bị đau thắt chỗ bụng. Lão tin là bị động
mả động mồ, cần có thầy cúng. Tôi tìm việc không ra, liền tự nhận là thầy
cúng vào loại cao tay ấn. Tôi bắt chủ nhà sắm bút mực, giấy đỏ, giấy vàng.
Tôi vẽ nguệch ngoạc những đầu trâu mặt ngựa. vẽ người ta mới khó, vẽ ma
quỷ có khó chi đâu! Khi lễ vật đã bày lên bàn, tôi bắt chủ nhà nằm phục
xuống đất. Tôi nổi thét: “Áy phà! Áy phà! Úm ba la!” xong đó, tôi nổi lên ê a:
“Này ta đến cửa Nam phương có chàng Ba Long Vương. Này ta đến cửa Bắc
phương, có chàng Tư Long Vương...” Hết ê a, tôi nổi lên hú gọi toàn những
tiếng rất bí hiểm “Úm! Ôi! Đà ha, ma ha, tác, tác!” Cũng may! Sau đó, chủ
nhà đỡ đau. Nhiều người khác mời cúng. Nghề dạy nghề, tôi học thêm những

bài tấu, bài nhương. Tôi học vẽ bùa, làm đồ mã. Sau đó tôi để râu. Một bộ râu
dài rất cần cho ông thầy cúng. Bộ râu dài làm cho tôi có cốt tiên cốt Phật, trị
được bọn quỷ dữ.” [8, tr.74]. Ông Bảy Hóa vì cái đói, vì túng quá nên mới đi
vào con đường làm ăn như vậy, nhưng khi Cách mạng thành công ông đã thay
đổi, ông cắt râu, tự giác tham gia tự vệ. Ông chính là nhân vật điển hình tiêu
biểu cho sự giác ngộ cách mạng. Ông còn thuật lại những chuyện xảy ra trong
làng khi chú Hai đi vắng cho chú nghe. Chuyện mất mùa, nạn đói, chuyện
Tây dựng nhà máy ươm cây trong tổng, chuyện quan trên bắt dựng vong lâu
và vào làng bắt cộng sản, chuyện đốt nhà, trộm trâu. Nhưng chuyện đói kém
là chuyện ông nhớ nhất, nhiều người phải đi tha phương cầu thực.
Con người Hòa Phước sau sợ đói là sợ ma: “Ma đủ loại. Ma dìm người
xuống nước. Ma le cõng người nhét giữa bụi tre. Ma trơi chập choạng. Ma
đuốc lập lòe. Ma đậu, ma xó, ma hời, ma trâu, ma lợn... Riêng quanh vườn đã
có mười loại cô hồn như ta thường vái. Còn quỷ thì chỗ nào không có. Hòa
Phước có hai bãi tha ma đầy ma quỷ. Chỗ cây cao bóng mát đều có ma quỷ.

13


Hỏi ở đây có nhà nào không cúng, không vái, vái ma, vái quỷ” [8, tr.76].
Thực chất đâu có con ma quỷ nào, chính là cái bầu không khí u ám, nghẹt thở
của chế độ cũ khiến họ sợ như thế. Những con “ma” ở đó chỉ có thể là bọn
cường hào, địa chủ ở địa phương và bọn thực dân Pháp xâm lược. Độc giả
cảm thấy rùng rợn mỗi khi đọc chi tiết ấy lên và càng thương xót cho cuộc
đời, số phận của họ nhiều hơn.
Thông qua câu chuyện của ông Bảy Hóa, Võ Quảng cho ta thấy một
mảng tối mà ở đó con người nhỏ bé chịu sự đày đọa của cái nghèo, cái đói,
cái bệnh dịch của cướp bóc, của cái dốt. Con người trở nên yếu đuối, mê
muội. Họ sợ cả những cái tưởng như là thứ vô hình như sợ đói và đặc biệt là
sợ ma. Ta thấy có đủ các loại ma, nào ma trâu, ma lợn, ma xó,... Ngay cả đến

các bệnh dịch họ cũng cho đó là một loại ma - ma đậu. Qua chi tiết này, ta có
thể thấy được sự khủng hoảng của những người dân trong những ngày đói
khổ. Họ tin có ma, họ tin rằng cúng bái có thể giúp họ níu giữ lại cuộc sống
bình yên.
Ông bà Hiến cũng vì quá khổ cực, bần cùng mà trở thành một con
người khác nhưng thực chất họ đều là người có những phẩm chất tốt đẹp.
Theo Cù Lao biết thì “xưa kia bà Hiến rất đẹp. Bà cũng giỏi nghề canh cửi vá
may”. Trước đây “nhiều lần bà muốn chết”. Thằng Cù Lao hỏi bà Hiến:
“-Thế còn ông Hiến đánh bà thế nào? – Ông cột tao vào chân giường,
đánh nổi lằn khắp mình mẩy. Trước kia ông rất hiền lành, ăn ở phải đạo. Sau
đó bỏ làng đi. Ông nói sẽ mang tiền về làm tòa ngang dãy dọc. Nhưng ông về
với một hình ma tướng cóc. Tao phải nuôi cho đến khi ông chết” [8, tr.82-83].
Chi tiết: “Tôi và ông Bốn Rị ở cùng làng, tôi ở đầu xóm trên, ông ở
xóm giữa. Thỉnh thoảng, tôi đi qua nhà, nhưng chưa bao giờ ghé lại. Nhà ông
có bức rèm tre che trước cửa, đằng sau có bóng người thập thò. Có tiếng cốc,
cốc như mõ khua và tiếng kêu ăng ẳng. Nhưng cái làm tôi rợn nhất là tiếng hú

14


của chó bị cắt tiết. Tiếng hú vang dội, đâm thủng màn sương, át tiếng gọi
đò và tếng gàu khua ở các giếng nước. Mỗi khi tiếng rú vang lên, lũ chó
trong làng nổi lên sủa rộ” [8, tr.220]. Qua lời kể của Cục ta thấy hiện lên
hình ảnh số phận ông Bốn Rị sống trong tăm tối, bị xa lánh, cô đơn, cả làng
Hòa Phước không ai muốn lại gần ông thời kì trước Cách mạng. Và nơi ông ở
cũng được che phủ bởi một màn sương kì ảo. Tác giả đã khéo léo lựa chọn
những những hình ảnh miêu tả gợi lên sự bí ẩn, đáng sợ của ngôi nhà. Đó là
hình ảnh “bức rèm tre che trước cửa”, “có bóng người thập thò” phía đằng
sau. Và đặc biệt là sự xuất hiện của âm thanh, đó những âm thanh rùng rợn
lốc cốc như mõ khua và tiếng kêu ăng ẳng. Sự rùng rợn không chỉ xuất phát

từ vẻ bên ngoài của ngôi nhà mà còn ở âm thanh...
Có thể nói, Võ Quãng đã tái hiện nên một bức tranh sinh động về hiện
thực sống sống Hòa Phước trước Cách mạng. Qua đó làm bộc lộ nên phẩm
chất, cuộc đời, số phận của nhân vật một cách cụ thể, sâu sắc. Từ đó, tác giả
muốn giúp bạn đọc không chỉ mở rộng tầm hiểu biết về một thời kì lịch sử đã
qua của dân tộc, mà còn vun đắp tnh cảm, các phẩm chất tốt đẹp của
thiếu nhi thế hệ trước.
1.1.2. Sự đổi thay của quê hương tác giả sau cách mạng tháng
Tám
Làng Hòa Phước cũng như khắp mọi miền quê trên đất nước đều được
thay da đổi thịt nhờ cách mạng thành công. Cách mạng cũng nối liền mọi
miền của đất nước, từ rừng núi đến hải đảo đều là một nhà. Con người
như
được hồi sinh trở lại. Người dân từ kiếp người nô lệ, bị kìm kẹp đã được
trở lại làm người, tự do. Nhờ có cách mạng mà tất cả lại được sum họp, mọi
mối dây tnh cảm yêu thương lại được gắn kết, không gì có thể bị chia cắt.

15


Một sự đổi đời, một sự hồi sinh mới đã diễn ra trên khắp mọi vùng, mọi
miền của đất
nước. Trong Quê nội hình ảnh quê hương Hòa Phước cũng được mở ra một
bầu không khí mới với hàng loạt sự đổi thay, tiến bộ.

16


1.1.2.1. Sự đổi thay của làng quê Hòa Phước sau Cách mạng
Cách mạng tháng Tám thành công mở ra một thời đại mới trong lịch sử

dân tộc ta, chấm dứt hàng ngàn năm chế độ phong kiến và giật tung
xiềng xích hơn tám mươi năm đô hộ của thực dân Pháp để bắt đầu kỉ
nguyên độc lập và dân chủ, đi lên chủ nghĩa xã hội của nước Việt Nam.
Cách mạng đã đem lại những biến đổi kì diệu cho con người Việt Nam nói
chung và người dân làng Hòa Phước nói riêng. Hoài Thanh nhận thấy: “Cảnh
tưng bừng của cả dân tộc Việt Nam đang trỗi dậy. Tôi cảm thấy khắp nơi ở
xung quanh tôi và trong lòng tôi một cuộc tái sinh màu nhiệm” [4, tr.17]. Cả
thiên nhiên, bến
nước, cây đa, đình chùa, miếu mạo cũng theo con người mà tái sinh, biến
đổi, đến cả những chú gà trong làng cũng đua nhau nổi gáy, khoe nhau
những bộ lông đủ sắc màu. Chòm Đa Lí, trước là hang ổ của lũ ma Cụt Đầu,
quỷ Năm Nanh nay là bãi tập của dân quân. Còn chị Ba cắt tóc ngắn, cạo răng
đen, bỏ yếm thao khăn điều,...vào tự vệ, cũng như ông Bảy Hóa cắt tóc, cạo
râu, dọn bàn thờ, xé tranh thập điện, từ bỏ nghề thầy cúng để làm Việt Minh.
Thay đổi nhiều nhất là bà Hiến.
Điển hình là chị Ba có sự thay đổi lớn: “Chị đang đưa tay vuốt tóc. Chị
Ba vừa cắt tóc ngắn. Các chị thanh nữ làng tôi, sau Tổng khởi nghĩa đều cắt
tóc ngắn, nói là để cắt đứt với phong kiến. Chị Ba cầm đèn bước lên trên nhà
vứt cái yếm thao và khăn ăn trầu đem nhét vào gói mẹ tôi. Chị nói với mẹ là
chị không dùng những thứ lạc hậu đó nữa. Chị đã mua thuốc cạo hết
răng đen” [8, tr.12]. Những chi tết cắt tóc ngắn, cạo răng đen, bỏ yếm
thao khăn
điều của chị Ba cũng như các chị con gái làng Hòa Phước thể hiện một tư
tưởng tến bộ, các chị dám mạnh dạn rũ bỏ đi cái lạc hậu, cái cũ của xã hội
phong kiến đi. Chị Ba còn tham gia tập luyện trong đội tự vệ dưới sự chỉ huy
17


của chú Năm Mùi. Sau ngày Tổng khởi nghĩa, hình ảnh chị Ba hiện lên là một
người tến bộ, năng động, tch cực tham gia các phong trào kháng chiến kiến

quốc.

18


Ông Bảy Hóa, bà Hiến, ông Bốn Rị là lớp nhân vật được Võ Quảng xây
dựng điển hình cho một lớp người đã phải sống cuộc đời khổ cực trước cách
mạng, nhưng sau cách mạng họ hoàn toàn được thay đổi. Đầu tiên là ông
Bảy Hóa, trước Cách mạng tháng Tám vì cái đói, cái khổ ông phải làm trăm
thứ nghề, trong đó có những nghề không được xem nghề: giữ chó, giặt quần
áo, hay cái nghề thầy cúng bịp bợm. Trên ban thờ nhà ông nào là thờ Thập
Diện Diêm Vương, nào là các bức tranh: tranh vẽ hai con quỷ mắt trắng nanh
dài đang dìm một người có tội vào vạc dầu đang sôi trên bếp lửa; tranh vẽ
cảnh một con quỷ đầy lông lá đè cổ một người đang giãy giụa, một con quỷ
khác một cái cưa cưa người bị tội ra làm hai;... Ông Bảy Hóa vì cái đói, cái khổ
nên mới đi vào con đường làm ăn như vậy, nhưng khi Cách mạng thành công
ông đã thay đổi, ông cắt râu, dẹp ban thờ Thập Điện, tự giác tham gia tự vệ.
Suy nghĩ và hành động của ông Bảy Hóa thay đổi hẳn, ông nói với chú Hai: “
Tôi nghĩ phải gặp anh Sáu hoặc hỏi thằng Bốn Linh nhận một công tác. Bữa
nay, mình đứng ngoài, thấy khó khó...” [8, tr.75].
Tiếp đến là bà Hiến. Trước cách mạng, bà nghèo nhất làng, sống trong
túp lều ghép bằng hai mảnh tranh, bà đói khát vật vờ chẳng ai để ý, nay bỗng
trở thành người được ủy ban xã và cả làng quan tâm, giúp đỡ làm nhà, cử
thầy đến dạy học chữ quốc ngữ. Ta không thể không nhắc tới số phận ông
Bốn Rị. Tác giả tập trung khai thác sự thay đổi của con người trước và sau
Cách mạng tháng Tám. Đó là sự thay đổi về định kiến. Theo lời kể của Cục:
“Làng tôi trước kia có ông Bốn Rị làm nghề thịt chó, ông ăn thịt chó, lại còn
giết chó lấy thịt đem đi bán. Lũ chó bị ông giết biến thành ma chó quay lại
báo thù. Ông Bốn sống thui thủi một mình. Mọi người tin ở ông toát ra
một mùi thịt chó rất lợm. Tôi và lũ chăn trâu trong làng khi gặp ông Bốn Rị

liền tránh xa ra một bên. Khi ông vừa đi qua, chúng tôi ù té bỏ chạy, vừa đi
19


vừa khạc nhổ: Ôi! Hôi lắm! Hôi lắm!” [8, tr.208]. Điều thay đổi nhiều nhất là
những định kiến

20


trong xã hội. Tiêu biểu nhất là mùi hôi trên người ông Bốn Rị, đó không phải
mùi hôi của con người mà nó là cái mùi hôi của định kiến. “Mọi người tin ở
ông toát ra một mùi thịt chó rất lợm” đến nỗi ông vừa đi qua là cả những
đứa trẻ chăn trâu cũng phải bỏ chạy. Tất nhiên sau cách mạng định kiến đó
đã dần thay đổi và mất đi, người ta không còn hắt hủi ông Bốn Rị nữa mà
còn đến dạy chữ cho ông. Thậm chí cả đội tự vệ cũng ăn thịt chó, Cù Lao và
Cục còn
thường xuyên tới nhà ông Bốn, đã có khi thử ăn món thịt chó ông nấu và còn
giúp đỡ ông việc băm thịt chó: “Thằng Cù Lao cho biết cả đội tự vệ cũng có
ăn thịt chó. Thỉnh thoảng, ông Bốn Rị mang một nồi bún với thịt đem
thết toàn đội ở chòm đa Lí” [8, tr.224]. Cục cũng vậy, trước kia luôn tránh xa
ông Bốn, luôn nôn ọe khi nhắc tới món thịt chó, thậm chí cậu bé cùng với
đám trẻ chăn trâu còn tung đất vào đầu ông thì nay Cục cũng đã thử ăn thịt
chó của ông: “tôi cầm kẹp bánh cắn một miếng. Thịt chó xào nghe thơm
thơm chẳng khác gì thịt lợn. Tôi nhai vài cái, thịt với bánh đa rơi vào bụng.
Tôi tưởng thịt chó đã trèo lên cổ lộn ra, nhưng nó vẫn nằm yên trong bụng”
[8, tr.231].
Qua đoạn hội thoại giữa Cục và Cù Lao, ta thấy thật dí dỏm, hài hước.
Hai cậu bé hiện lên thật chân thực. Từ đó, Võ Quảng làm nổi bật lên sự đổi
thay, tiến bộ của con người Hòa Phước sau cách mạng từ suy nghĩ tới hành

động, việc làm rất cụ thể. Ta thấy, từ cảnh vật tới con người, cả Hòa Phước là
một xã hội thu nhỏ sống động luôn luôn chuyển biến, với những con người
không kém tươi mát, đa dạng, ngộ ngĩnh mà lành mạnh, hồn nhiên và
kiên
cường. Từng ngày, từng giờ, họ vươn tới cái cao, cái đẹp một cách tự
nhiên
như có phép lạ.
21


×