Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Ứng dụng thương mại điện tử B2B tại các doanh nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.37 KB, 1 trang )

1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thế kỷ 21 hứa hẹn nền văn minh nhân loại sẽ bước vào thời kỳ cực thịnh
với các giá trị tinh hoa của thế giới được phát triển tối đa và nền kinh tế thế
giới sẽ phát triển mạnh mẽ ở mọi châu lục dưới tác động tích cực của cuộc
cách mạng internet mang ý nghĩa lịch sử to lớn. Internet đến với Việt Nam có
phần chậm hơn so với các quốc gia phát triển trước những năm 2005 nhưng lại
có tốc độ phát triển nhanh chóng ngay sau đó nên đã đóng vai trò quan trọng
trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thực tế
cho thấy, Internet đã làm thay đổi một phần quan trọng trong tập quán kinh
doanh của doanh nghiệp đó là sử dụng internet để giao dịch mua bán và hình
thức này ngày càng trở nên phổ biến hơn cũng như hiệu quả kinh tế mang lại
cho các doanh nghiệp cũng được khẳng định có xu hướng tốt hơn. Cộng đồng
các doanh nghiệp Việt Nam đã nắm bắt được xu hướng ứng dụng thương mại
điện tử (TMĐT) nói chung và TMĐT giữa các doanh nghiệp (B2B) nói riêng
nên đã có những thành công nhất định trong việc khai thác TMĐT để phát
triển sản xuất kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong
nước và quốc tế.
Giao dịch TMĐT B2B là một hình thức khá mới mẻ nhưng lại hứa hẹn
phát triển bùng nổ sớm ở Việt Nam do đó buộc các doanh nghiệp cần nắm bắt
xu thế mới này để có những chính sách, chiến lược phù hợp cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình. Hiện nay, việc ứng dụng hình thức này ở các doanh
nghiệp Việt Nam chủ yếu mang tính tự phát chưa có những nghiên cứu chuyên
sâu để phân tích và khuyến nghị cho các doanh nghiệp ứng dụng. Do đó, nghiên
cứu ý nghĩa, vai trò của TMĐT B2B có thể mang lại lợi thế cạnh tranh cho các
doanh nghiệp cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo
điều kiện thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng TMĐT
B2B tại Việt Nam.
Việc ra đời của sàn giao dịch vnemart.com vào tháng 4 năm 2003 của
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và sau đó là ecvn.com của Bộ
Công thương cho thấy các cơ quan Chính phủ đã có sự định hướng đúng đắn và


hỗ trợ hợp lý giúp các doanh nghiệp tiếp cận với TMĐT B2B này. Bên cạnh
những sàn giao dịch B2B được hỗ trợ bởi các cơ quan Chính phủ, đó là sự xuất
hiện nhiều sàn của các doanh nghiệp tư nhân lập nên như: gophatdat.com;
vietoffer.com; maxib2b.com... với số lượng các doanh nghiệp tham gia tăng
nhanh. Tuy nhiên, trái ngược với những mong đợi của các sàn giao dịch TMĐT
B2B và các doanh nghiệp đăng ký tham gia, cho đến nay ứng dụng TMĐT B2B
tại Việt Nam lại trong tình trạng “không tiến triển” và thậm chí là có những
bước thụt lùi về số lượng, chất lượng – nghĩa là hiệu suất ứng dụng suy
giảm.Tình trạng các sàn giao dịch không truy cập được như gophatdat.com;



×